Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

DECEMBER 01, 2012 : SATURDAY OF THE THIRTY-FOURTH WEEK IN ORDINARY TIME


Saturday of the Thirty-fourth Week in Ordinary Time
Lectionary: 508

Reading 1 Rv 22:1-7
John said:
An angel showed me the river of life-giving water,
sparkling like crystal, flowing from the throne of God
and of the Lamb down the middle of the street,
On either side of the river grew the tree of life
that produces fruit twelve times a year, once each month;
the leaves of the trees serve as medicine for the nations.
Nothing accursed will be found anymore.
The throne of God and of the Lamb will be in it,
and his servants will worship him.
They will look upon his face, and his name will be on their foreheads.
Night will be no more, nor will they need light from lamp or sun,
for the Lord God shall give them light,
and they shall reign forever and ever.

And he said to me, "These words are trustworthy and true,
and the Lord, the God of prophetic spirits,
sent his angel to show his servants what must happen soon."
"Behold, I am coming soon."
Blessed is the one who keeps the prophetic message of this book.
Responsorial Psalm Ps 95:1-2, 3-5, 6-7ab
R. (1 Cor 16: 22b, see Rev. 22: 20c) Marana tha! Come, Lord Jesus!
Come, let us sing joyfully to the LORD;
let us acclaim the Rock of our salvation.
Let us come into his presence with thanksgiving;
let us joyfully sing psalms to him.
R. Marana tha! Come, Lord Jesus!
For the LORD is a great God,
and a great king above all gods;
In his hands are the depths of the earth,
and the tops of the mountains are his.
His is the sea, for he has made it,
and the dry land, which his hands have formed.
R. Marana tha! Come, Lord Jesus!
Come, let us bow down in worship;
let us kneel before the LORD who made us.
For he is our God,
and we are the people he shepherds, the flock he guides.
R. Marana tha! Come, Lord Jesus!
Gospel Lk 21:34-36
Jesus said to his disciples:
"Beware that your hearts do not become drowsy
from carousing and drunkenness
and the anxieties of daily life,
and that day catch you by surprise like a trap.
For that day will assault everyone
who lives on the face of the earth.
Be vigilant at all times
and pray that you have the strength
to escape the tribulations that are imminent
and to stand before the Son of Man."
www.usccb.org


Meditation:"Don't let your heart be weighed down"

Is there anything holding you back from the joy and freedom which the Lord offers to those who seek him? God wants our hearts for him alone and for his kingdom of peace, joy, and righteousness (Romans 14:17). But our hearts can be weighed down by many different things, with cares and anxieties, and with harmful addictions and sinful habits such as greed, gluttony, drugs, and drunkenness. Jesus, our Lord and Master, offers us true freedom – freedom from the power of sin and wasted life, and freedom from our unruly desires and disordered passions – such as making food, drink or anything else our master rather than our servant. The Lord Jesus wants our hearts to be ruled by one thing only – his love and truth which enables us to choose whatever is good and to reject whatever is evil and harmful for us.
The Lord Jesus also warns us of the temptation to slacken off – to become spiritually indifferent or inattentive to God's word and guidance for our lives. We can fall asleep spiritually if we allow other things to distract us from the reality of God and his kingdom. It is very easy to get caught up in the things of the present moment or to be weighed down with anxious cares and concerns. The Lord knows our struggles, weaknesses, and shortcomings. And he assures us that we do not need to carry our burdens alone nor struggle without his help. He is always very present and ready to give us whatever guidance and help we need to fight temptation and to stay the course which he has set for us. But there is one thing he doesn't tolerate: indifference, an attitude of not caring, and doing nothing! The Lord wants us to cast our anxieties on him and to trust in his guidance and help. Do you seek the Lord and his strength?
Until the Lord Jesus comes again we can expect that there will  be troubles, trials, and temptations in this age. Our adversary the devil does not rest in his many attempts to lure us away from God and his will for our lives. If he cannot succeed in getting us to renounce our faith in Christ, he will try, little by little, to distract us from pursuing the things of God, especially prayer and listening to God's Word in Scripture. Ask the Lord Jesus to rekindle in you the fire of his love and the joyful hope of seeing him face to face when he returns again.
"Lord Jesus, rouse my spirit to the truth that this world is passing away. Give me a lively faith, a joyful hope, and a fervent love to see you face to face when you return in glory."
www.dailyscripture.net

Ready or Not?
Saturday of the Thirty-Fourth Week in Ordinary Time

Father Edward Hopkins, LC
Luke 21:34-36

Jesus said to his disciples: "Beware that your hearts do not become drowsy from carousing and drunkenness and the anxieties of daily life, and that day catch you by surprise like a trap. For that day will assault everyone who lives on the face of the earth. Be vigilant at all times and pray that you have the strength to escape the tribulations that are imminent and to stand before the Son of Man."
Introductory Prayer: Dear Jesus, I believe in you and in the Kingdom you are building in and through me. I believe in the value of my sacrifice and struggles united to yours. I hope to arrive to heaven when you say it is time. I wish to spend myself for those I should love the most.

Petition: Rouse my heart, Lord, to live in you!

1. Drowsy Hearts: Our life is a time of preparation, not only for an eternal friendship with God, but for the “assault” of the “tribulations” that must come first. The spiritual battle is real, whether or not we are aware of it, whether or not we want it. We fight each day and in many ways, but the battle is ultimately won in the depths of our hearts. All that puts our hearts to sleep and gives us a false sense of security must be avoided. I may not “carouse and get drunk” in the typical fashion, but do I wander about seeking satisfaction from the world? Am I superficial in my judgments? Do I become so engrossed and absorbed in material matters, works and worries that I am unable to pursue my spiritual life and vocation with a clear and focused attention?
2. That Day: It seems that none of us will escape the trial of that last day. For some it will be sudden and painful, for others it will be prolonged and difficult. But we are all mortal creatures. The great saints all lived with their end in mind. Death was a healthy meditation that moved them to live the present day to the full. Death is the door to my real life. The anticipation of that day need not rob us of joy; rather, it must call us to love. How I live this day determines how I will live “that day” and the everlasting day of eternal life with God. How do I want to live that day?
3. Vigilance and Prayer: This is how Jesus invited his closest friends, the apostles, to live “that day” of his Passion: “Watch and pray that you may not enter into temptation” (Matthew 26:41). The final words of the Our Father must find resonance with how we live. Vigilance requires awareness not only of the enemies and threats that surround us, but also of the weaknesses within us. These elements are at work each day, and so we must be on guard each day to check their influence. This must be the simple and serene priority in our life. But it must always lead us to Christ, to stand before him sincerely and trustingly in prayer. Prayer and vigilance lead to each other. If we do not make prayer the air we breathe, we will suffocate in a polluted world. How much importance am I giving to my habits and life of prayer?
Conversation with Christ: Grant me, dear Jesus, a sense of urgency. Wake me up from any drowsiness or spiritual carelessness. Allow me to see both the threats and opportunities for my life of grace. Keep before my eyes the real meaning of my life and the limited time I have to conquer and to grow in love.

Resolution:I will pray today for the soul in purgatory who was most distracted or least prepared for “that day” of his death.
www.regnumchristi.com

SATURDAY, DECEMBER 1
LUKE 21:34-36
(Revelation 22:1-7; Psalm 95)
KEY VERSE: "For that day will assault everyone who lives on the face of the earth" (v 35).
READING: Jesus often used the title "Son of Man" to describe his role as the humble servant of God who would be exalted through his death and resurrection. This was a reference to the Book of Daniel in which the "Son of Man" ascended to the throne of God to receive everlasting "dominion, glory, and kingship" (Dn 7:13-14). Jesus told his disciples not to be fearful of the cosmic events that would precede his arrival, but to be ever watchful for his return. He warned them not to indulge in carnal cravings and worldly anxieties that would dull their longing for that great day. He exhorted them to pray for the strength to endure the coming trials, and to be vigilant of his arrival (Greek,parousia).
REFLECTING: In what ways am I preparing myself for Christ's coming in Advent?
PRAYING: Lord Jesus, help me to live in faith as I await your glorious return.

OPTIONAL MEMORIAL OF THE BLESSED VIRGIN MARY

Chapter V of the Directory on Popular Piety and the Liturgy, issued by the Holy See in December 2001, describes the Church's traditional dedication of Saturday to the Virgin Mary. "Saturdays stand out among those days dedicated to the Virgin Mary. These are designated as memorials of the Blessed Virgin Mary" (218). The chapter also describes the importance of Mary, the Mother of Jesus, in Catholic devotional life, including the Liturgy, and includes reflections on popular devotions to Mary, her feast days, and the Rosary. See the complete document on Vatican web site (www.vatican.va) Directory on Popular Piety and the Liturgy.
www.daily-word-of-life.com

Maranatha! Come, Lord Jesus!

'Stay awake: praying at all times.’
Lord, it seems impossible to say yes to all the demands that are made upon me. My heart is strong with desire to help, but my time and energy are limited.

Some things need to be done right away: before they are complete there are more things! Everything seems important. Things start to go wrong, and I begin to wonder. Have I lost sight of what really is important. Please give me the discernment to be able to judge the more important, to be able to say yes to you.

www.churchresources.info

December 1
Blessed Charles de Foucauld
1858-1916

Born into an aristocratic family in Strasbourg, France, Charles was orphaned at the age of six, raised by his devout grandfather, rejected the Catholic faith during high school and joined the French army. Inheriting a great deal of money from his grandfather, Charles went to Algeria with his regiment, but not without his mistress, Mimi. 
When he refused to give her up, he was dismissed from the army. Later he reenlisted in Algeria after he had left Mimi. He resigned from the army when he was refused permission to make a scientific exploration of nearby Morocco. With the help of a Jewish rabbi, Charles disguised himself as a Jew and in 1883 began a one-year exploration that he recorded in a book that was well received. 
Inspired by the Jews and Muslims whom he met, when he returned to France he resumed the practice of his Catholic faith in 1886. He joined a Trappist monastery in Ardeche, France, and later transferred to one in Akbes, Syria. He left them and in 1897 began to work as gardener and sacristan for the Poor Clares nuns in Nazareth and later in Jerusalem. He returned to France and was ordained a priest in 1901. 
Later that year he returned to Beni-Abbes, Morocco, intending to found a monastic religious community in North Africa, offering hospitality to Christians, Muslims, Jews or people with no religion. He lived a peaceful, hidden life but attracted no companions. 
A former army comrade invited him to live among the Tuareg people in Algeria. Charles learned their language enough to write a Tuareg-French and French-Taureg dictionary and to translate the Gospels into Tuareg. In 1905 he came to Tamanrasset, where he lived the rest of his life. His two-volume collection of Tuareg poetry was published after his death. 
In early 1909 he visited France and established an association of laypeople who pledged to live by the Gospels. His return to Tamanrasset was welcomed by the Tuareg. In 1915 he wrote to Louis Massignon: “The love of God, the love for one’s neighbor…All religion is found there…How to get to that point? Not in a day since it is perfection itself: it is the goal we must always aim for, which we must unceasingly try to reach and that we will only attain in heaven.”   
The outbreak of World War I led to attacks on the French in Algeria. Seized in a raid by another tribe, Charles and two French soldiers coming to visit him were shot to death on December 1, 1916.
Five religious congregations, associations and spiritual institutes (Little Brothers of Jesus, Little Sisters of the Sacred Heart, Little Sisters of Jesus, Little Brothers of the Gospel and Little Sisters of the Gospel) draw inspiration from the peaceful, largely hidden yet hospitable life that characterized Charles. He was beatified on November 13, 2005.


Comment:

The life of Charles de Foucauld was eventually centered on God and was animated by prayer and humble service, which he hoped would draw Muslims to Christ. Those who are inspired by his example, no matter where they live, seek to live their faith humbly yet with deep religious conviction.
Quote:

In his homily at the beatification Mass, Cardinal José Saraiva Martins noted that Charles chose as his motto, "Iesus Caritas, Jesus Love." In 1916 Charles wrote: "There is, I believe, a word from the Gospel that has a more profound impression on me nor has transformed my life more than this: 'Whatever you do for the least of my brothers, you do for me.' If we reflect that these words are those from the uncreated Truth, those from the mouth of He who said, 'This is my body...this is my blood,' what forces dives us to seek and to love Jesus in these 'least ones, these sinners, these poor ones.'"
www.americancatholic.org

St. Eligius


Feastday: December 1
Patron of metalworkers

Eligius (also known as Eloi) was born around 590 near Limoges in France. He became an extremely skillful metalsmith and was appointed master of the mint under King Clotaire II of Paris. Eligius developed a close friendship with the King and his reputation as an outstanding metalsmith became widespread. With his fame came fortune. Eligius was very generous to the poor, ransomed many slaves, and built several churches and a monastery at Solignac. He also erected a major convent in Paris with property he received from Clotaire's son, King Dagobert I. In 629, Eligius was appointed Dagobert's first counselor. Later, on a mission for Dagobert, he persuaded the Breton King Judicael, to accept the authority of Dagobert. Eligius later fulfilled his desire to serve God as a priest, after being ordained in 640. Then he was made bishop of Noyon and Tournai. His apostolic zeal led him to preach in Flanders, especially Antwerp, Ghent, and Courtai where he made many converts. Eligius died on December 1, around 660, at Noyon. He is the patron of metalworkers and his feast day is December 1. The use of one's talents and wealth for the welfare of humanity is a very true reflection of the image of God. In the case of St. Eligius, he was so well liked that he attracted many to Christ. His example should encourage us to be generous in spirit and kind and happy in demeanor.

www.catholic.org

LECTIO: LUKE 21,34-36

 

Lectio: 
 Saturday, December 1, 2012  
Ordinary Time

1) Opening prayer
Lord,
increase our eagerness to do your will
and help us to know the saving power of your love.
You live and reign with the Father and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.

2) Gospel reading - Luke 21,34-36
Jesus said to his disciples: 'Watch yourselves, or your hearts will be coarsened by debauchery and drunkenness and the cares of life, and that day will come upon you unexpectedly, like a trap. For it will come down on all those living on the face of the earth.
Stay awake, praying at all times for the strength to survive all that is going to happen, and to hold your ground before the Son of man.'

3) Reflection
• We are reaching the end of the long Apocalyptic Discourse and also getting to the end of the ecclesiastical year. Jesus gives a last piece of advice, inviting us to watch (Lk 21, 34-35) and to pray (Lk 21, 36).
• Luke 21, 34-35: Attention not to lose the critical conscience. “Watch yourselves or your hearts will be coarsened by debauchery and drunkenness and the cares of life, and that day will come upon you unexpectedly, like a trap; for it will come down on all those living on the face of the earth”. Jesus had already given a similar advice when they asked him about the coming of the Kingdom (Lk 17, 20-21). He answers that the coming of the Kingdom will arrive like lightening; unexpectedly, without previous warning. Persons must be attentive and prepared always (Lk 17, 22-27). When the wait is very long, there is the risk of not being attentive and of not paying attention to the events of life “the hearts become coarsened by debauchery and drunkenness and the cares of life”. Today there are many distractions which render us insensitive and the propaganda can even pervert in us the sense of life. Being far away from the suffering of so many people in the world, we are not aware of the injustices which are committed.
• Luke 21, 36: Prayer, the source of a critical conscience and of hope. “Stay awake, praying at all times for the strength to survive all that is going to happen, and to hold your ground before the Son of Man”. Constant prayer is quite an important means so as not to lose the presence of spirit. We must deepen in our hearts the knowledge, the awareness of God’s presence among us and, in this way, he gives us the strength and the light to bear the bad days and to increase our hope.
• Summary of the Apocalyptic Discourse (Lk 21, 5-36). We have spent five days, from Tuesday to Saturday, meditating on and deepening the sense of the Apocalyptic Discourse for our life. All the three Synoptic Gospels have this Discourse of Jesus, each one in his own way. Let us try to see closely the version which the Gospel of Luke offers us. Here we give a brief summary of what we have been able to meditate during these five days.
The whole of the Apocalyptic Discourse is an attempt to help the persecuted communities to place themselves in the general overall plan of God and in this way have hope and courage to continue on the way. In the case of the Apocalyptic Discourse of the Gospel of Luke, the persecuted communities were living in the year 85. Jesus speaks in the year 33. His discourse describes the stages or the signs of the realization of God’s plan. In all, there are eight signs and periods of time of Jesus up to our time. Reading and interpreting his life in the light of the signs given by Jesus, the communities discovered at what level the execution of the plan was found. The first seven signs had taken place already. They all belonged to the past. And especially in the 6th and 7th signs (persecution and destruction of Jerusalem) the communities found the image or the mirror of that which was happening in their present time. The following are the seven signs:
Introduction to the discourse (Lk 21, 5-7)
1st sign: the false Messiahs (Lk 21, 8);
2nd sign: war and revolutions (Lk 21, 9);
3rd sign: nations which fight against other nations, a kingdom against another kingdom (Lk 21, 10);
4th sign: earthquakes in different places (Lk 21, 11);
5th sign: hunger, plagues and signs in the sky (Lk 21, 11);
6th sign: persecution of Christians and mission that they have to carry out (Lk 21, 12-19) + Mission
7th sign: destruction of Jerusalem (Lk 21, 20-24)
Arriving at this 7th sign the communities conclude: “We are in the 6th and 7th signs. And this is the more important question: “How much is lacking for the end?” Anyone who is persecuted does not want to know or hear about a distant future. But he wants to know if he will be alive the following day or if he will have the strength to bear the persecution up to the following day. The response to this disturbing question comes in the eighth sign.
8th sign: changes in the sun and the moon (Lk 21, 25-26) they announce the coming of the Son of Man (Lk 21, 27-28).
Conclusion: little is lacking, all is according to God’s plan, and all is like birth pangs. God is with us. It is possible to bear all this. Let us try to give witness of our faith in the Good News of Jesus
At the end, Jesus confirms everything with his authority (Lk 21, 29-33).

4) Personal questions
• Jesus asks that we watch so as not to allow ourselves to be surprised by facts or events. How do I live this advice of Jesus?
•The last warning of Jesus, at the end of the ecclesiastical year is this one: Watch and pray at all times. How do I put into practice in my life this advice of Jesus?

5) Concluding prayer
For Yahweh is a great God,
a king greater than all the gods.
In his power are the depths of the earth,
the peaks of the mountains are his;
the sea belongs to him, for he made it,
and the dry land, moulded by his hands. (Ps 95,3-5)
www.ocarm.org

01-12-2012 : THỨ BẢY TUẦN XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN


Thứ Bảy sau Chúa Nhật 34 Quanh Năm

Bài Ðọc I: (Năm II) Kh 22, 1-7
"Sẽ không còn đêm tối nữa, Thiên Chúa sẽ soi sáng cho họ".
Trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan Tông đồ.
Thiên thần Chúa chỉ cho tôi là Gioan, thấy sông nước hằng sống, sáng ngời như thuỷ tinh, từ toà Thiên Chúa và Con Chiên chảy ra. Ở giữa công trường thành phố và hai bên sông, có cây sự sống sinh hoa kết quả mười hai mùa, mỗi tháng một mùa, và lá cây thì dùng cứu chữa các dân ngoại lành đã. Sẽ không còn lời nguyền rủa nào nữa. Toà Thiên Chúa và Con Chiên sẽ dựng lên trong thành ấy, các tôi tớ Người sẽ phụng thờ Người. Họ sẽ chiêm ngắm tôn nhan Người, và khắc tên Người trên trán họ. Cũng không còn đêm tối nữa: họ không cần đến ánh sáng đèn đuốc hay ánh sáng mặt trời nữa: vì Chúa là Thiên Chúa sẽ soi sáng cho họ, và họ sẽ thống trị muôn đời.
Thiên thần lại bảo tôi rằng: "Những lời này rất trung trực và chân thật. Chúa là Thiên Chúa thần trí các tiên tri, đã sai thiên thần Người đến chỉ cho các tôi tớ Người biết những sự sắp phải xảy đến. Và đây tôi vội vã tiến đến. Phúc cho kẻ vâng giữ các lời ghi trong sách này".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 94, 1-2. 3-5. 6-7
Ðáp: Ma-ra-na-tha! Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến! (1 Cr 16, 22b và Kh 21, 20b)
Xướng: 1) Hãy tới, chúng ta hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hô Ðá Tảng cứu độ của Ta! Hãy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi, chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người. - Ðáp.
2) Vì Chúa là Thiên Chúa cao sang, là Ðại Ðế siêu việt chư chúa tể. Ở nơi tay Người những vực sâu của địa cầu, là của Người những chỏm núi cao. Bể khơi là của Người: vì chính Người tạo tác, và đất khô do tay Người đúc nắn ra. - Ðáp.
3) Hãy tiến lên, cúc cung bái và sụp lại, hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Ðấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người. - Ðáp.

* * *

Alleluia: Lc 21, 36
Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể xứng đáng đứng vững trước mặt Con Người. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 21, 34-36
"Các con hãy tỉnh thức, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề bởi chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!"
Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu báo trước một điều bất ngờ. Ngày Con Người quang lâm và mỗi người sẽ ra trình diện. Ngày đó là ngày nào? Không ai biết được, vì chỉ có Cha mới biết. Tuy nhiên, vẫn có một điều không bất ngờ. Ðiều ta biết chắc chắn là sẽ có ngày đó cho tất cả mọi người. Ngày đó cần phải có để mọi người được thỏa mãn. Người khôn ngoan đích thực sẽ chọn ngày đó là một ngày an vui hạnh phúc. Còn người khờ dại thì ngày đó lại là ngày báo oán.
Chúng ta khôn hay dại? Chọn ngày tươi sáng hay u tối? Hãy cùng quyền tự do mà định đoạt.

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, hôm nay là ngày cuối năm phụng vụ. Giáo Hội, Mẹ chúng con nhắc nhớ cho chúng con một điều thật quan trọng mà chúng con lại thường hay quên. Ngày Chúa quang lâm, cũng là ngày kết thúc cuộc đời chúng con ở đời này. Chúng con sẽ bước vào cuộc sống mới, cuộc sống vĩnh cửu và không thay đổi. Có thể chúng con sẽ hạnh phúc muôn đời, mà cũng có thể sầu khổ muôn đời.
Xin cho chúng con biết khôn ngoan chọn lựa, và sống sao cho xứng đáng với tình thương của Cha, của Chúa đã dành cho chúng con trong suốt cuộc đời. Amen.
 (Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)

Tỉnh Thức Cầu Nguyện
(Lc 21,34-36)
Suy Niệm:
Tỉnh Thức Cầu Nguyện
Kết thúc diễn từ về ngày tận thế, Chúa Giêsu đưa ra hai thái độ sống cụ thể trong khi chờ ngày của Chúa. Thứ nhất là thái độ sống thanh thoát: "Các con phải đề phòng, chớ để lòng mình đắm say tửu sắc, đa mang sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu các con, vì ngày ấy sẽ ập tới mọi dân cư trên khắp mặt đất". Nói khác đi, Chúa muốn chúng ta sống sứ điệp và giá trị Tin Mừng, không để mình bị mê hoặc chạy theo các chủ trương duy vật, hưởng thụ, qua lo thu tích của cải như một bảo đảm an toàn cho cuộc sống mà lãng quên những nhu cầu tâm linh và các giá trị siêu việt của cuộc sống.
Ðể khỏi rơi vào tình trạng thiếu chuẩn bị trong ngày của Chúa, Chúa Giêsu nêu ra điều kiện tiên quyết, đó là tỉnh thức và cầu nguyện: "Các con phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có đủ sức thoát khỏi những điều sắp xẩy đến và đứng vững trước mặt Con Người". Cầu nguyện là nhìn nhận Chúa là tất cả, là đặt thánh ý Chúa trên hết. Ðồng thời, cầu nguyện là nhận biết mình yếu đuối và cậy trông vào ơn Chúa. Nhờ cầu nguyện, chúng ta sẽ có thái độ tỉnh thức trong đời sống thường ngày, sẽ nhạy bén với tiếng gọi của Chúa qua những biến cố cuộc sống để luôn tìm đẹp lòng Chúa.
Ngày mai chúng ta không biết sẽ ra sao, ngày cuối đời lại càng mù tịt. Xin Chúa cho chúng ta biết sống từng giây phút hiện tại, sao cho luôn được Chúa chúc lành và được tình thương Chúa che chở, để ngày Chúa đến sẽ là ngày hạnh phúc cho chúng ta.

(Veritas Asia)

Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 34 TN2
Bài đọc: Rev 22:1-7; Lk 21:34-36.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Chuẩn bị cho hạnh phúc mai sau

Việc gì chúng ta làm cũng cần phải chuẩn bị: việc càng quan trọng đòi sự chuẩn bị phải lâu dài và kỹ càng hơn. Ví dụ: chuyện kết hôn là chuyện trăm năm, nó đòi con người phải chuẩn bị và suy xét kỹ càng xem có thể chung sống với nhau suốt đời không? Việc chung hưởng hạnh phúc mai sau với Thiên Chúa là việc còn quan trọng hơn cả chuyện trăm năm, vì nó là chuyện đời đời, nên việc chuẩn bị phải kéo dài cả đời và kỹ càng hơn nữa.
Các Bài đọc hôm nay đều hướng lòng chúng ta về cuộc sống đời sau. Bài đọc I cho chúng ta nhìn thấy trước hạnh phúc và vinh quang muôn đời chúng ta sẽ được hưởng. Những điều này phải trở thành động lực thúc đẩy chúng ta chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng vượt qua mọi bắt bớ và gian khổ để làm chứng cho Thiên Chúa. Phúc Âm đề phòng chúng ta đừng để sự lười biếng và các cám dỗ của thế gian làm lòng chúng ta ra nặng nề, khiến chúng ta không còn hăng hái chuẩn bị cho Ngày ra gặp Thiên Chúa. Để có thể giữ lòng hăng hái, chúng ta cần để cho Lời Chúa thấm nhập tâm hồn và dành thời giờ để cầu nguyện với Chúa.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Những điểm son của cuộc sống đời sau

1.1/ Cuộc sống trường sinh bất tử: Tác giả mô tả Thành Giêrusalem trên trời là nơi ở của cuộc sống thần linh với 2 điểm nổi bật:
(1) Nước trường sinh: “Rồi thiên thần chỉ cho tôi thấy một con sông có Nước Trường Sinh, sáng chói như pha lê, chảy ra từ ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên.” Thiên Chúa và Con Chiên thay thế Đền Thờ trở thành nguồn duy nhất (Rev 7:17) của Nước Trường Sinh. Truyền thống Cựu Ước và Tân Ước đã nhiều lần đề cập đến Nước này: (Jn 4:14, Psa 46:4, Jer 2:13, Joe 3:18, Zech 14:8).
(2) Cây Sự Sống: “Ở giữa quảng trường của thành, giữa hai nhánh sông, có cây Sự Sống: sinh trái mười hai lần, mỗi tháng một lần; lá cây dùng làm thuốc chữa lành các dân ngoại.” Cây Sự Sống đã được tác giả đề cập tới trong (Rev 2:7), và cũng được đề cập đến trong Eze 47:12. Cây Sự Sống ở đây phải được dùng ở số ít để chỉ “lọai cây mang sự sống,” và có nguồn gốc từ ban đầu của lịch sử con người (Gen 2:9, 3:22). Lá của Cây Sự Sống có khả năng chữa lành các bệnh tật; con người sẽ không phải đau khổ do bệnh tật gây nên nữa.

1.2/ Thiên Chúa sẽ cai trị và ở với dân mãi mãi: Cuộc sống liên kết mật thiết với Thiên Chúa được tác giả mô tả bằng 2 cách: tiêu cực (tội và hình phạt) và tích cực (sống bên Chúa mãi):
(1) Sẽ không còn đêm tối và những lời nguyền rủa: Sẽ không còn cám dỗ làm dịp cho con người phạm tội; và vì thế, con người sẽ không còn bị luận phạt bởi Thiên Chúa. Nói cách khác, tội lỗi không còn thống trị con người nữa, và con người trở nên thực sự thánh thiện.
(2) Con người sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa trực tiếp, mặt đối mặt. Đây là một đặc ân cao quí, mà ngay cả Môsê cũng không được khi còn sống trên đời này: “Ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên sẽ đặt trong Thành, và các tôi tớ Người sẽ thờ phượng Người. Họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ.” Truyền thống Cựu Ước tin: không ai trên đời có thể nhìn thấy Thiên Chúa mà còn sống. Đặc ân “nhìn thấy Thiên Chúa như Ngài là” đã được Sách Thánh Vịnh đề cập tới (Psa 17:15, 42:2).

1.3/ Những thị kiến này được xác tín bởi thiên thần là những lời chân thật: Thiên thần nói với tôi: "Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật; và Đức Chúa là Thiên Chúa ban Thánh Thần linh hứng cho các ngôn sứ, đã sai thiên thần của Người đến tỏ cho các tôi tớ Người biết những việc sắp phải xảy đến." Bằng việc bảo đảm Sách được sự linh hứng của Thánh Thần, Gioan tự nhận mình theo truyền thống của các tiên tri: ông nói những gì Thiên Chúa muốn ông nói. Sau cùng, tiếng nói vọng xuống từ Trời: "Đây, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến! Phúc thay kẻ tuân giữ các sấm ngôn trong sách này!" Tiếng nói này là của Đức Kitô, Con Chiên của Thiên Chúa. Ngài cho biết Ngày Phán Xét đã gần kề (Rev 2:16, 3:11, 22:12, 20).

2/ Phúc Âm: Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.
2.1/ Những cám dỗ của thế gian: Chúa Giêsu cảnh cáo các môn đệ 2 điều có thể làm các ông xao lãng việc chuẩn bị cho Ngày Phán Xét:
(1) Vì chè chén say sưa: Ăn quá độ làm thân xác con người ra nặng nề và chỉ muốn ngủ. Một thân xác ù lỳ như thế sẽ không có nghị lực làm bất cứ việc gì. Uống quá độ làm con người say xỉn và con người không còn trí khôn sáng suốt để làm theo những điều hay lẽ phải. Con người phải ăn uống điều độ mới có thể giữ cho tinh thần minh mẫn nhận ra và làm những gì Chúa dạy.
(2) Vì lo lắng sự đời: Con người không thể làm tôi hai chủ: cả Thiên Chúa lẫn tiền bạc. Dĩ nhiên con người phải biết lo lắng làm việc bao lâu còn sống trong thế gian để có phương tiện sinh sống, nhưng không được dành hết thời giờ để lo lắng sự đời. Chúa Giêsu đã từng khuyên dân chúng: “Đừng làm việc để kiếm cho mình những lương thực sẽ hư nát, nhưng cho lương thực sẽ đem lại cuộc sống đời đời” (Jn 6:27).
Nếu không biết chuẩn bị sẵn sàng, “Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, và Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất.” Lúc ấy, có muốn vùng vẫy thóat ra cũng muộn rồi.

2.2/ Sự quan trọng của việc cầu nguyện: Chúa Giêsu ý thức được tầm quan trọng của việc cầu nguyện. Ngài đã nhiều lần cầu nguyện với Chúa Cha, và đã từng dạy các môn đệ cầu nguyện. Một lần nữa, Ngài khuyên các ông điều phải làm trong khi chuẩn bị cho Ngày Tận Thế: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn: hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.” Cầu nguyện còn làm tăng trưởng mối liên hệ giữa con người và Thiên Chúa. Khi mối liên hệ càng mật thiết bao nhiêu, con người càng hăng hái nhiệt thành cho Ngày Chúa đến.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta cần học hỏi để biết về cuộc sống tương lai đời đời với Thiên Chúa, vì “vô tri bất mộ.” Những hấp dẫn của cuộc sống bất tử sẽ là động lực thúc đẩy chúng ta chuẩn bị ngay từ đời này.
- Nếu không, những lười biếng và cám dỗ của cuộc sống thế gian sẽ làm lòng trí chúng ta ra nặng nề, không còn tấm lòng nhiệt thành đi đón Chúa, và chúng ta sẽ hối hận khi Ngày ấy tới.
- Để giữ lòng nhiệt thành và hăng hái chuẩn bị, chúng ta cần để cho Lời Chúa thấm nhập và làm chủ cuộc đời. Một nếp sống cầu nguyện mật thiết với Thiên Chúa không thể thiếu vì nó sẽ giúp chúng ta khao khát được gặp người chúng ta yêu thương và quí mến. 

HẾT NĂM PHỤNG VỤ B VÀ NĂM CHẴN
NGÀY MAI SẼ BẮT ĐẦU NĂM PHỤNG VỤ C VÀ NĂM LẺ

Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP

Thứ Bảy tuần 34 thường niên
Sứ điệp: Không ai có thể biết trước ngày tận cùng của cuộc đời. Vậy người Kitô hữu cần luôn tỉnh thức và cầu nguyện, luôn trong tư thế sẵn sàng đón nhận phút giây đó.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy con sẵn sàng đón nhận ngày cánh chung. Ngày cánh chung đến vào lúc chẳng ai ngờ, có thể là ngày mai, hay năm tới, cũng có thể là sau khi con đã nhắm mắt xuôi tay. Để chuẩn bị biến cố bất ngờ ấy, con chỉ còn cách là luôn sẵn sàng, luôn thức tỉnh và cầu nguyện.
Cuộc sống hôm nay dễ khiến con sa đà mê muội. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và các sản phẩm của nó đã tạo ra một lối sống xô bồ, chạy đua hưởng các tiện nghi. Người ta lo toan cho có được những lạc thú, dù có phải trả giá bằng sự cực nhọc vất vả, bằng sự bận rộn kéo dài. Giữa cảnh người người đôn đáo làm lụng sắm sửa, mấy ai đủ tỉnh thức để nghĩ tới ngày tận thế hoặc nghĩ tới nấm mồ của mình. Con mê muội cũng vì con ít cầu nguyện, ít vào nơi thanh vắng với Chúa. Mặc dù con không thể chạy một mạch thẳng tới nấm mồ của mình, nhưng cái chết lại có thể đến với con bất kể giờ phút nào. Phúc cho con nếu đó là lúc con đang tỉnh thức và cầu nguyện.
Lạy Chúa, con tha thiết xin Chúa gìn giữ con luôn ở trong tình yêu Chúa. Xin đừng để sóng đời lôi cuốn con đi, đừng để con lìa xa Chúa, quên cả ngày trở về với Chúa là nguồn cội của con. Xin Chúa thương cứu con trong giờ lâm tử. Amen.
Ghi nhớ : "Các con hãy tỉnh thức, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến".
www.phatdiem.org

01/12/12 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 34 TN
Lc 21,34-36

ĐỪNG CHÈ CHÉN SAY SƯA
"Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời" (Lc 21,34).
Suy niệm: Ngày cuối năm Phụng Vụ, một chu kỳ khép lại với sứ điệp Tin Mừng nói về thời chung cuộc kèm theo tiếng gọi tỉnh thức và lời cảnh báo rất cụ thể: đừng để lòng mình “ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời”. Ngày hôm nay, lời này của Chúa vẫn nóng hổi – không chỉ vì sứ điệp của Chúa hẳn nhiên luôn còn nguyên tính mới mẻ, mà còn vì hình ảnh “chè chén say sưa” Chúa dùng ở đây chính là một trong những hình ảnh vẫn đập vào mắt chúng ta hằng ngày từ đầu đường đến cuối chợ, từ thành thị đến thôn quê. Báo Lao Động, ngày 7.11.2012, đưa tin: Việt Nam là nước tiêu thụ bia số một ASEAN; trong năm 2011 dân Việt Nam uống hết 2,6 tỉ lít bia, chưa kể rượu, vượt xa hai nước xếp hạng tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Quả là bức tranh buồn cho đất nước này và – dĩ nhiên – cho Giáo hội tại đất nước này.
Mời Bạn : nghĩ đến những cảnh “chè chén say sưa” “thường ngày ở huyện” đó – mà bạn có phải là một thành phần trong các cảnh đó không? Thay vì tăng thêm tình thân thì ngược lại biết bao hệ luỵ tệ hại nối tiếp sau các cuộc nhậu như thế. Là môn đệ của Chúa Giêsu, hẳn chúng ta sẽ chọn làm theo lời Ngài, không thể rập theo đám đông được.
Sống Lời Chúa: Hôm nay và trong suốt Mùa Vọng sắp tới, tôi quyết tâm tiết chế rượu bia nói riêng và việc tiêu xài hưởng thụ nói chung.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy con chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa. Xin Chúa giúp con biết tiết chế trong ăn uống và trong mọi hình thức hưởng thụ khác, để lòng con luôn thanh thản, vui sống trong Chúa.
www.5phutloichua.net
Phải đề phòng
Để chuẩn bị cho cái chung cục, thì phải sống đều đặn cái hàng ngày. Làm sao để khi Con Người là Đức Giêsu trở lại trên mây trời, Ngài thấy chúng ta đang ở tư thế đứng thẳng, không phải xấu hổ cúi...
Suy nim:
Tháng 9-2009, Tổng thống Nga Medvedev
gọi nạn nghiện rượu là quốc nạn.
Mỗi năm tính bình quân mỗi người dân uống khoảng 18 lít,
gấp đôi lượng rượu được coi là nguy hiểm cho sức khỏe.
Nửa số người Nga chết giữa khoảng 15-54 tuổi là do hậu quả của rượu.
Trẻ em và phụ nữ cũng nghiện.
Tuổi thọ trung bình của đàn ông chỉ còn là 59.
Vì nhiều người chết nên dân số Nga sụt giảm mỗi năm.
Làm gì để cai nghiện cho hơn hai triệu người Nga,
đó là chuyện nhức đầu cho các nhà lãnh đạo.
Nhưng tại sao người ta lại bị nặng nề bởi rượu Vodka?
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc chúng ta
về những thứ nặng nề đè trên trái tim người Kitô hữu.
Trong khi chờ đợi Chúa đến vào thời điểm không đoán trước được,
chúng ta có thể bị vướng vào những thú vui buông thả.
Sống bừa bãi, phóng túng, nhậu nhẹt, say sưa,
đó vẫn là cám dỗ muôn thuở của thân xác.
Chỉ cần đi một vòng thành phố hay các vùng quê vào ban đêm,
chúng ta thấy ngay cả một thế giới của ăn uống, hưởng thụ.
Nhưng trái tim con người còn có thể trở nên nặng nề
bởi những lo âu trần thế (x. Lc 8, 14).
Làm sao nhà cửa có thêm tiện nghi? làm sao thêm lương và lên chức?
Những nỗi lo toan về cuộc sống vật chất vắt kiệt con người,
khiến con người không còn khả năng mở ra trước Chúa và tha nhân.
Con người giàu lên, nhưng lại thấy mình bất hạnh và gia đình đổ vỡ.
Mỗi năm ba mươi ngàn người chết vì tự tử ở Nhật.
Trái tim nặng nề nên nhiều người mắc bệnh tim mạch.
Trái tim bị kéo xuống cái thực dụng tầm thường ở trên mặt đất,
nên con người bị còng xuống, không ngước lên được điều trên cao.
Ngày Chúa đến như một bất ngờ, như một cái bẫy sập xuống,
không phải chỉ trên người Do Thái,
nhưng trên mọi dân cư ở khắp mặt địa cầu (c. 35).
Cả thế giới phải chịu phán xét chẳng trừ ai.
Bởi đó thái độ cần có mỗi ngày của người môn đệ
là luôn luôn thức tỉnh và cầu nguyện,
để có sức mà thoát khỏi mọi điều sắp xảy ra (c. 36).
Để chuẩn bị cho cái chung cục, thì phải sống đều đặn cái hàng ngày.
Làm sao để khi Con Người là Đức Giêsu trở lại trên mây trời,
Ngài thấy chúng ta đang ở tư thế đứng thẳng,
không phải xấu hổ cúi đầu, không bị ràng buộc bởi đam mê,
nhưng vui sướng vì mình đã không uổng công chờ đợi.
Có những lo âu vẫn chi phối tôi làm tôi nặng lòng.
Có những mê đắm kéo ghì tôi xuống và bắt tôi làm nô lệ.
Mùa Vọng sắp đến mời tôi tỉnh thức và cầu nguyện, để đứng lên.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào...
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

"Các con hãy tỉnh thức, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến".
Nền văn hóa của sự chết
Hòa Lan đã dấn sâu hơn vào nền văn hóa của sự chết. Ngày 28/11/2000, quốc hội Hòa Lan đã chính thức thông qua luật mới cho phép các bác sĩ được trợ giúp những bệnh nhân nan y tự tử. Với luật này, Hòa Lan là nước đi tiên phong trong nền văn hóa của sự chết, tuy chưa chính thức ban hành luật cho phép các bác sĩ trợ giúp những bệnh nhân nan y tự tử.
Ngày nay, nhiều nước công nghiệp tiên tiến cũng đang ngày càng bị nhận chìm trong điều thường được gọi là văn hóa của sự chết. Trong khuôn khổ của ngày Năm Thánh dành cho các giáo dân tham gia truyền giáo diễn ra tại Vatican vào tháng 12/2000, một hội nghị về những khó khăn trong cuộc sống chứng nhân giữa đời đã được tổ chức. Nhân dịp này, bà Mêrian Clindon, giáo sư luật học tại đại học Harvard, Hoa Kỳ, và từng được cử làm trưởng đoàn Toà Thánh tham dự diễn đàn phụ nữ tại Bắc Kinh vào năm 1995, đã trình bày cho hội nghị về nền văn hóa chết chóc đang lan rộng trong xã hội Hoa Kỳ. Bà Clindon nói rằng một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất trong nền văn hóa sự chết là con người không còn màng đến các giá trị đạo đức nữa. Quan hệ gia đình ngày càng mong manh. Tình mẫu tử bị khinh miệt. Trẻ con dành ít giờ cho cha mẹ và anh chị em hơn là màn ảnh truyền hình. So với đám đông thầm lặng, nền văn hóa sự chết lại được thịnh hành hơn trong những thành phần ưu tú và lãnh đạo trong xã hội.
Ðặc trưng của nền văn hóa của sự chết ấy là sự phát triển tràn lan của chủ nghĩa duy vật, duy hưởng thụ, duy khoái lạc và tục hóa.
Tựu trung, luật cho phép các bác sĩ trợ giúp những bệnh nhân nan y tự tử là thể hiện cuối cùng của trào lưu khước từ sự sống, chối bỏ ý nghĩa của sự sống. Thật thế, sở dĩ con người có ý tìm đến cái chết là bởi vì họ không còn nhìn thấy giá trị và ý nghĩa của sự sống nữa. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ của Ngài hãy tỉnh thức để không chạy theo nền văn hoá của sự chết ấy. Lời kêu gọi của Chúa Giêsu được đưa ra liền sau khi Ngài loan báo về ngày tận thế. Chúa Giêsu loan báo về ngày thế tận không phải để đe dọa con người, mà trái lại mời gọi con người mặc lấy thái độ tỉnh thức và tin tưởng phó thác. Ngày thế tận không phải là một biến cố khiến cho con người phải sợ hãi hay thất vọng, mà trái lại là điểm đến tất yếu của lịch sử. Ngày thế tận không phải là tận cùng của lịch sử. Trong ý nghĩa toàn bộ của lịch sử ấy, cuộc sống con người có ý nghĩa và mọi biến cố trong cuộc sống con người đều có ý nghĩa. Niềm vui, nỗi khổ, thành công, thất bại, giàu sang, nghèo hèn, sức khỏe, bệnh tật, tất cả đều có ý nghĩa và giá trị của nó. Nhận ra ý nghĩa của tất cả mọi sự trong cuộc sống, cũng có nghĩa là tuyên xưng rằng Chúa là Chúa tể của lịch sử, và như vậy, thái độ phù hợp nhất là sống mọi biến cố với tâm tình thương yêu và phó thác. Trong một xã hội chối bỏ mọi giá trị đạo đức, cuộc sống con người có niềm tin phải là một chứng tá về những giá trị vĩnh cửu. Trong một xã hội thiếu niềm tin, cuộc sống của người tín hữu phải là một ngọn đèn pha mang lại tia sáng của tin yêu và hy vọng. Trong một xã hội vắng bóng tình yêu, cuộc sống của người môn đệ Chúa Kitô phải chiếu ngời hân hoan và quảng đại. Ðó là thách đố đang được đặt ra cho chúng ta hôm nay.
Nguyện xin Chúa củng cố niềm hy vọng của chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

Tỉnh thức thật
“Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì ngày ấy ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người,” (Lc. 21, 34-36)
Ở câu 31 thánh Lu-ca đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tỉnh thức vì nước trời gần rồi, Ngài lấy lại đề tài này vì lý do ngày phán xét đến đột ngột, nên đừng để mình mê ngủ. Lời khuyên tỉnh thức, sẵn sàng là một khía cạnh cốt yếu trong sứ điệp của Đức Giêsu. Giáo hội thời đầu đã nắm bắt rất kỹ tầm quan trọng của lời cảnh giác này, câu sau đây của thánh Phao-lô có thể soi sáng cho tâm trí chúng ta hiểu rõ vấn đề này: “Theo Thần khí hướng dẫn, anh em hãy cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh và hãy tỉnh thức trong mọi lúc với mọi nhẫn nại chờ đợi” (Ep. 6, 18). Những cuộc canh thức đóng một vai trò lớn lao trong phụng vụ như thánh Phao-lô còn chứng tỏ: “Anh em hãy kiên trì cầu nguyện, hãy tỉnh thức cầu nguyện và tạ ơn” (Col. 4, 2). Chuẩn bị như vậy để theo Đức Kitô tiến lên mừng lễ Phục sinh.
Những cuộc canh thức đó diễn tả đúng tư tưởng của Đức Giêsu về chủ đề tỉnh thức, vì lúc đó vấn đề luôn luôn được chú trọng là cầu nguyện mỗi khi chiều đến, vì Tin mừng luôn luôn nhắc nhở: “Chiều đến Đức Giêsu vào nơi thanh vắng cầu nguyện”. Loại canh thức này của Đức Kitô không phải như thứ canh gác của người lính canh coi chừng kẻ phục kích, cũng không phải như võ sĩ luôn luôn sẵn sàng tránh những cú đấm bất ngờ, cũng không phải như con mèo rình bắt chuột. Sự canh thức của chúng ta cũng không phải thứ âm mưu quỷ quyệt của trận chiến giữa ta với Thiên Chúa. Nếu thế thì khốn cho chúng ta.
Từ ngữ tỉnh thức diễn tả chính xác phải theo tư tưởng của Đức Giêsu, tỉnh thức có nghĩa là chăm chú có ý tứ, có ý thức, như đầy tớ khôn ngoan và trung tín, chăm chú làm việc để khi chủ về bất cứ giờ nào trong đêm khuya, nó biết chuẩn bị trước những điều cần, những gì chủ muốn, nó không để thiếu thứ gì cho chủ, người mà nó yêu mến kính trọng. Tỉnh thức như thế cũng giống như bà mẹ rất quan tâm trông coi săn sóc nhà cửa với tâm tình yêu mến, để không một cái gì ở ngoài tầm tay âu yếm của bà. Gia đình sẽ không túng thiếu cái gì, dù có bất ngờ xảy đến.
Nước Thiên Chúa hiện diện trong mỗi biến cố của lịch sử cứu độ, nó không tỏ ra nơi những tiếng sụp đổ ầm ầm của những tai họa kinh hoàng, nó đi qua nhẹ nhàng vô cảm đối với những ai không lo đề phòng. Sau hết, ngôn ngữ thật của tỉnh thức mà Chúa đòi hỏi các môn đệ, đó không phải là thứ ngôn ngữ khá tinh tế sao?
RC.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 12
1 THÁNG MƯỜI HAI
Hãy Tỉnh Thức
Các bài đọc phụng vụ khích lệ tất cả con cái Giáo Hội nắm vững chân lý Mùa Vọng: Thiên Chúa đang đến gần! Nó cho chúng ta biết mình phải đáp trả thế nào trước sự đến này, một sự đến vừa gần vừa xa. Con người cần nâng tâm hồn mình lên, như Thánh Vịnh đáp ca mời gọi chúng ta: “Lạy Chúa, này con nâng hồn lên tới Chúa!” (Tv 25,1).
Nâng hồn lên nghĩa là gì? Trước hết nó có nghĩa là học biết đường lối của Thiên Chúa. “Xin dẫn con đi trong chân lý của Ngài và dạy bảo con” (Tv 25, 5). Tác giả Thánh Vịnh biết rằng Thiên Chúa “chỉ đường cho các tội nhân, Ngài hướng dẫn kẻ khiêm nhường đi trên đường công chính” (Tv 25,8-9).
Bằng cách này, Thiên Chúa cho thấy “giao ước của Ngài” (Tv 25,14). Xuyên qua giao ước này, các ý định của Thiên Chúa về con người được bộc lộ rõ cho mọi người. Để có thể hoàn thành các ý định này cho con người, Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài: “Mọi đường lối Chúa đều yêu thương và thành tín” (Tv 25,10).
Như vậy, Thánh Vịnh đáp ca mạc khải cho chúng ta tiếng gọi căn bản của Mùa Vọng, tiếng gọi mà Giáo Hội tìm thấy trong lời Chúa nói với mọi người: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có đủ sức đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36).
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Kh 22, 1-7; Lc 21, 34-36.

LỜI SUY NIỆM: “Phải tỉnh thức và cầu nguyện” Đây là Lời Chúa kêu mời tất cả mọi con người. Riêng với người Ki-tô hữu Giáo Hội đặc biệt kêu mời vào ngày cuối cùng của năm phụng vụ, như là một tâm niệm suốt đời của mỗi ngươi. Biết rằng trong cuộc sống của mỗi người trong thời đại này, cần có rất nhiều phương tiện để đem lại những tiên ích cho đời sống. Muốn tạo ra những phương tiện đó; con người phải đầu tư rất nhiều sức lực, tài năng và thời gian vào đó, họ luôn ở trong trạng thái lo lắng và tính toán; làm cho tâm hồn và trí tuệ của họ quên đi đời sống tâm linh. Nhưng đối với người Ki-tô hữu chúng ta còn có phần sống đời sau; chúng ta phải biết dầu tư vào đó nữa, đó là phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn để đủ sức đứng vững trước mặt Con Người.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
01 Tháng Mười Hai
Mang Nặng Ðẻ Ðau
Trong tờ thông tin liên lạc của một giáo xứ nọ, người ta đọc thấy ở trang bìa của số ra tháng 12 như sau: Mùa Vọng là mùa của thai nghén...
Có lẽ chỉ có những người đàn bà đã hơn một lần kinh qua thời kỳ thai nghén và sinh nở mới có thể giúp chúng ta hiểu được thế nào là 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau... Trong 9 tháng 10 ngày, ngoài những nôn mửa không ngừng, người đàn bà mang thai thường phải trải qua nhiều tâm trạng khác nhau của vui buồn lẫn lộn...
Vui vì sự sống và niềm hi vọng đang lớn dần trong tâm hồn và thể xác của mình, người đàn bà mang thai cũng lo sợ vì những bất ngờ không lường trước được. Những đột biến trong người cũng khiến cho người đàn bà mang thai cảm nhận được sự mỏng dòn, yếu đuối của con người. Tất cả mọi cử động, chế độ dinh dưỡng đều được cân nhắc cẩn thận để không phương hại đến bào thai... Có nên tiếp tục đi nhanh như trước kia không? Có được hút một điếu thuốc như trước không? Có nên dùng càfê không? Có nên dùng một chút bia rượu không? Có nên thức khuya không?... Tất cả đều được cân nhắc từng li từng tí.
Bào thai càng lớn dần, niềm vui và nỗi lo lắng cũng tăng thêm... Và khi đến ngày nở nhụy khai hoa, như chúa Giêsu đã nhận xét, niềm vui của người đàn bà khỏa lấp được tất cả những chờ đợi trong khi mang thai và những đớn đau trong khi sinh con.
Sự chào đời của hài nhi không những mang lại niềm vui, nhưng cũng đảo lộn cuộc sống trong gia đình. Ðứa bé đã trở thành trung tâm của cuộc sống gia đình. Giờ giấc  thay đổi, nhịp sống cũng thay đổi. Và có lẽ cái nhìn cũng đổi mới với mọi người trong nhà.
Mùa Vọng là mùa của thai nghén... Do tiếng "Thưa, xin vâng!" đáp trả của Ðức Tin, chúng ta cũng cưu mang chính Chúa. Như người đàn bà có thể cảm nhận được sự tăng trưởng của bào thai, chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự hiển diện mỗi lúc một thêm thân mật và gần gũi của Chúa trong tâm hồn chúng ta.
Cũng như người đàn bà mang thai có thể nhận ra sự mỏng dòn yếu đuối của mình, với sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn, chúng ta cũng cảm nhận sâu sắc hơn những bất toàn, khiếm khuyết và tội lỗi của chúng ta. Ý thức ấy càng mời gọi chúng ta bước đi trong từng cố gắng vươn cao hơn. Cũng như người đàn bà mang thai cân nhắc từng đường đi nước bước, từng cách ăn mặc đi đứng, người cưu mang Chúa cũng tập trung tất cả suy tư, hành động, cư xử của mình vào chính Chúa. Lẽ sống là động lực của người có niềm tin chính là Chúa... Bào thai càng lớn lên thì sự quên mình của người mẹ càng gia tăng. Người cưu mang Chúa cũng thế. Thánh Gioan Tẩy Giả đã diễn tả đúng đòi hỏi ấy khi Ngài nói về chúa Giêsu: "Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại"... Càng quên mình, người tín hữu Kitô càng cảm nhận được sự hiện diện của Chúa trong tâm hồn. Ðó là định luật của đời sống Ðức Tin. Chính khi quên mình, người Kitô cảm nhận được sự hiện diện của Chúa và càng gặp được chính mình...
Mùa Vọng là mùa của thai nghén: chúng ta hãy chuẩn bị cho Chúa Giêsu một máng cỏ trong tâm hồn chúng ta. Cũng như người đàn bà quên mình vì không biết bao nhiêu chuẩn bị cho con, chúng ta cũng hãy hưởng trọn cuộc sống của chúng ta về với Chúa Giêsu. Hãy để cho Ngài lớn lên bằng những nhỏ lại của chúng ta: nhỏ lại trong tham vọng, nhỏ lại trong những ước muốn  bất chính, nhỏ lại trong những đố kỵ, ghen ghét, ích kỷ, nhỏ lại trong muôn vàn những đớn hèn, nhỏ nhặt trong cuộc sống... Và rồi, với Chúa ngự trị trong ta, tình mến sẽ lớn mãi trong trái tim.
(Lẽ Sống)
Ngày 01 tháng 12
THÁNH EDSMOND CAMPION
DÒNG CHÚA GIÊSU TỬ ĐẠO

Trong số các vị tử đạo chính dưới thời cấm đạo của Nữ Hoàng Êlizabett, chúng ta phải kể đến cha Edsmond Campion thuộc dòng Chúa Giêsu. Ngài là một người có học thức và phong độ, đã khéo biết quy hướng tính hào hoa phong nhã đó vào việc phục vụ Thiên Chúa và đồng bào ngài, đến nỗi ngài đã phải vì sứ vụ để làm sáng tỏ một vấn đề còn đang tranh luận thời đó.
Thân phụ ngài là chủ một nhà sách ở Luân đôn, sinh hạ ngài năm 1540. Thấy trí khôn Campion rất thông minh, nghiệp đoàn các người bán tạp hóa đã bằng lòng cấp học bổng cho cậu theo học đến cùng. Campion học rất xuất sắc nên còn được giải thưởng do các học đường Luân đôn trao tặng. Khi Nữ hoàng Maria Tudor vào đế đô, chính Campion đã được cử đọc bài chúc từ mừng Nữ hoàng.
Nghiệp đoàn các người buôn bán thực phẩm còn gửi ngài theo học tại đại học đường Oxford. Năm 1561, Campion đậu tú tài mỹ thuật. Ngài có một nền học nhân bản và có tài hùng biện và thực là một bậc kỳ tài trong thành phố này, vì thế, thanh niên rất ngưỡng mộ ngài. Nhưng trong khi đó, Campion vẫn để tâm chuyên chú văn chương La tinh, Hy lạp và chăm chỉ học môn Giáo phụ.
Thời Êlizabeth cầm quyền, Anh giáo được nhận làm quốc giáo và Nữ hoàng là giáo chủ tối cao. Các Giám mục, linh mục buộc phải phủ nhận quyền tối cao của Giáo hoàng Rôma và phải thề vâng phục nữ hoàng cả trong những vấn đề thuộc phạm vi tôn giáo. Tưởng có thể chấp nhận được lời tuyên thệ đó, lại nữa, theo lời Giám mục Gloucester khuyên, Campion đã chịu chức Phó tế theo giáo hội Êlizabeth.
Thấy Grêgôriô Matinô, bạn Campion, mời ngài đi Douai, nghiệp đoàn những người bán tạp hóa sợ ngài lại trở về quy phục Đức Giáo Hoàng Rôma. Nhưng rồi Campion lại bỏ Oxford đi Ái Nhĩ Lan, nơi đây người ta đang có dự định chấn hưng lại đại học đường ở Dublin. Tại đây, ngài đã viết một thiên tiểu luận về sinh viên nhan đề là “De Juvene academico” trong đó ngài phô bày tất cả sự thật về tính tình của người Ái Nhĩ Lan.
Càng ngày Campion càng hối hận vì đã theo giáo hội Êlizabeth, và càng khó xử hơn nhất là sau khi Đức Piô V đã ban bố sắc lệnh lên án Êlizabeth. Nhưng sau ngài đã nhất quyết trở lại.
Năm 1571, ngài cải trang và trở về Anh, gặp đúng lúc người ta hành quyết chân phước Gioan Storey. Ngài vào đại chủng viện ở Douai tiếp tục học triết lý kinh viện và viết nhiều thư tranh luận với lối văn Anh đơn sơ dễ hiểu. Bất chợt ngài xin đi Rôma để được nhập vào một dòng ngài trìu mến: Dòng Chúa Giêsu. Năm 1573, bề trên gửi ngài tới nhà tập tại Braun bên Bôhême. Nơi đây đạo công giáo bị khủng hoảng vì lạc thuyết của Huss. Nhờ quảng đại, ngài đã sửa chữa lại được phần nào thiệt hại do Wiclip người đồng hương của ngài gây nên. Ở Praha, ngài đảm nhiệm nhiều công việc, nhất là dạy tu từ và triết học Aristốt. Đức Tổng Giám mục thành Praha truyền chức linh mục cho ngài năm 1579.
Thấy kết quả các tu sĩ dòng Tên thu được ở Trung âu, Allen, người Oxford, là sáng lập viên trường trung học Anh ở Douai, đồng thời là linh hồn của đạo quân những người Anh xuất ngoại vì đức tin, xin Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XII phái ngài về Anh quốc. Campion và Robert Persons là những người đầu tiên được phái đi. Mùa thu năm 1580, cha Campion cùng với một toán 14 người từ bỏ Rôma. Đến Milanô, các ngài có ghé qua nhà thánh Carôlô Bôrrômêô để lĩnh nhận những ý kiến khôn ngoan về việc truyền giáo. Cha Campion cải trang làm một người nô bộc, nhưng không thu được kết quả vì vị cựu giáo chủ Thệ phản không muốn tranh luận với một người nô bộc và đã lịch sự bỏ đi. Persons về nước đầu tiên, giả trang làm một quân nhân từ Hòa Lan đến, còn cha Campion lúc ấy tự xưng là thợ kim hoàn đi theo Persons. Các ngài có trọng trách làm dịu lại sắc lệnh của Đức Piô V đã lên án tuyệt thông cho Êlizabeth và những người theo bà, bằng cách giải thích rằng người công giáo Anh có thể tùng phục nữ hoàng trong những vấn đề trần thế. Phong trào công giáo tiến hành vì thế được phát động: giáo dân chuẩn bị môi trường, các linh mục sẽ đến hoàn tất, đồng thời xa lánh mọi hành vi chính trị. Một hội từ thiện được thành lập có nhiệm vụ giúp đỡ các vị thừa sai. Đang khi đó không may có tin đồn đại rằng một phái đoàn của Đức Giáo Hoàng xúi giục người Ái Nhĩ Lan làm loạn đã gây thiệt hại lớn cho các ngài. Cha Campion bị bắt ngày 25.6.1580, rồi lại được tha, nhưng không thể sống ở Luân đôn được nữa, vì chính quyền vẫn luôn luôn theo dõi hành vi của ngài. Một hôm, ngài đang có việc phải nói truyện với một thiếu nữ gần một hồ nước thì chính quyền đến bất chợt mà ngài không biết. Ngài liền giả đò mắng nhiếc thiếu nữ kia và bị cô đẩy xuống hồ. Thấy vậy, không nhịn được cười, họ liền bỏ đi, nhờ thế ngài thoát nạn.
Để đánh tan lời đồn đại cho rằng các tu sĩ dòng Tên làm chính trị, cha Campion đã đệ trình lên chính quyền Anh quốc lúc đó một bản thỉnh nguyện với những lời lẽ khiêm tốn và đầy tính quảng đại như sau: “Bao bàn tay vô tội hằng ngày vẫn giơ lên trời cầu nguyện cho các ngài. Các sinh viên Anh quốc ở hải ngoại đang cố tập luyện nhân đức và trau dồi kiến thức đã quyết định không bao giờ bỏ các ngài, nhưng hằng cầu cho các ngài được phúc trời và nếu cần sẵn sàng chết vì những oán hờn của các ngài. Xin các ngài hiểu cho rằng chúng tôi đã thành lập một hội đoàn không phải để chiến đấu bằng gươm giáo, nhưng để sẵn sàng vui chịu những thánh giá các ngài đặt trên vai chúng tôi mà không hề ngã lòng cầu cho các ngài trở lại, cho dù chỉ còn một người để chịu đựng. Chúng tôi đã nhìn thấy những hao tổn của việc đã bắt đầu, nhưng vì là việc của Chúa nên không thể bỏ giở được. Đó là đường lối gieo mầm đức tin và phục hưng đức tin.
Ngày 27.6.1581, các sinh viên Oxford đến dự hội thường niên tại nhà thờ Đức Maria; tất cả đều bỡ ngỡ thấy 400 tập sách nhỏ do Campion viết bằng La ngữ, trình bày 10 điều biện hộ cho đức tin của mình. Ai nấy đều nhận rằng: phải có can đảm và khôn ngoan biết bao mới soạn thảo, in và phân phát được như thế.
Bị một người bỏ đạo tên là Georges Élot phản bội, ngày kia cha Campion đã bị bắt. Sau lúc bắt cha, tên cáo gian Élot nói với ngài: “Tôi chắc cha ghét công việc tôi đã làm lắm?” – “Không, tôi sẵn sàng tha thứ cho anh. Thật vậy, để chứng tỏ tôi sẽ nâng chén này để chúc sức khỏe cho anh. Nếu anh ăn năn, tôi sẽ làm phép giải tội cho, mà anh cũng nhớ phải làm việc đền tội tử tế đấy nhé”.
Cha bị điệu về Tháp Luân-đôn. Người ta viết trên mũ ngài mấy dòng chữ tố cáo tội cha: “Campion, thầy dòng Tên phản loạn”. Người ta giam ngài suốt ba ngày tại Pette Aise là nơi không thể đứng cũng không thể nằm, rồi khuyên ngài bỏ đạo thì sẽ được trọng thưởng. Người ta tra khảo rồi công bố ngài đã phản bội các đồng bạn, đã bội giáo, và còn buộc cho ngài nhiều tội khác. Cha Campion cố gắng cùng với các bạn giơ tay lên để phản đối và biện bạch cho sự vô tội của mình. Nhưng vì bị hành hình dữ quá, ngài không còn đủ sức, khiến các bạn phải giúp ngài giơ tay lên. Sau những lời lẽ phân trần biện bạch, cha sung sướng bày tỏ niềm hân hoan được chết vì Chúa Kitô. Tuy sức lực đã kiệt quệ, nhưng cha cũng cố gắng cất cao lời tạ ơn Thiên Chúa: “Te Deum laudamus”. Cùng lúc ấy, Élot đến xin cha che chở hắn khỏi bị các người công giáo tấn công. Cha nhờ một bá tước người Đức bao dung y tại nhà ông yên ổn. Nhưng Élot vẫn không trở lại công giáo.
Ngày 01.12.1581, là ngày kết thúc cuộc đời của Campion và các bạn ngài. Như để thông cảm với cha, cảnh trời hôm đó cũng có vẻ ảm đạm khác thường vì lất phất mưa. Người ta đặt cha nằm trên một cái phên buộc vào đuôi hai con ngựa, rồi đánh cho hai con vật phóng như bay trên đường. Đến New Gate, cha cố vươn người lên một chút để chào một tượng Đức Mẹ ở đó. Đến Tiburn, gần Hyde Park, ở đó cha bị xử giảo; trước khi bị xử, cha to tiếng đọc đoạn thư thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô: “Bị nộp làm trò cười cho thiên thần và người ta, chúng tôi là những kẻ điên vì Chúa Kitô...” (1Co 4,9-10).
Thấy các nhà quý phái cho ngài là người phản bội, một lần nữa ngài phân phô: “Nếu chỉ vì tôi theo đạo công giáo mà các ngài ghép tôi tội phản bội thì tôi xin nhận. Và tôi cũng chỉ có tội đó mà thôi”. Rồi ngài nói ngài sẵn sàng tha thứ cho những ai kết án ngài và khiêm tốn xin những người mà vì sơ xuất cha đã làm mất lòng họ.
Một mục sư Anh giáo muốn hướng dẫn ngài cầu nguyện, ngài từ chối và nói: thưa ông, ông với tôi không cùng một tôn giáo. Tôi xin ông hãy cầu nguyện một mình ông. Tôi không cản trở ai cầu nguyện, nhưng tôi ao ước cầu nguyện và đọc kinh Tin kính với những người cùng chung một đức tin với tôi! Và ngài còn cầu nguyện cho nữ hoàng Êlizabeth được an bình thịnh trị. Rồi người ta chờ cho ngài tắt thở đoạn mới phanh thây ngài. Một tia máu của ngài vọt vào tay áo của Henry Walpole, một văn sĩ trẻ trung tên tuổi và cũng là một vị tử đạo tương lai. Cha Campion được phong chân phước năm 1886 và được kính nhớ trong các địa phận Anh quốc, Tiệp khắc và trong toàn thể dòng Tên.
www.tinmung.net
Thứ Bẩy 1-12
Thánh Mary Joseph Rosello 
(1811-1880) 

T
hánh Mary Joseph sinh ở làng ven biển Albissola, nước Ý, trong một gia đình Công Giáo đông con. Ngay từ khi còn nhỏ, ngài đã có ý định đi tu, nhưng dù lòng khao khát ấy mãnh liệt đến đâu đi nữa, ngài đã bị từ chối chỉ vì quá nghèo, không có của hồi môn. Ðôi vợ chồng đạo đức nhưng hiếm muộn mà ngài giúp việc trong bảy năm, lẽ ra đã có thể giúp ngài thể hiện giấc mơ ấy, nhưng họ không muốn làm như vậy chỉ vì quá yêu quý thánh nữ và họ muốn nhận ngài làm con nuôi.
Nhưng Thiên Chúa Quan Phòng đã can thiệp qua vị giám mục địa phương, là người biết đến tài dạy giáo lý của thánh nữ, nên đã cung cấp cho ngài và các cô dạy giáo lý một ngôi nhà để làm lớp học. Từ một khởi đầu khiêm tốn ấy đã phát triển thành tu hội Nữ Tử của Ðấng Nhân Hậu vào năm 1837.
Vài năm sau, nhóm phụ nữ đạo đức ấy tuyên khấn, và Mary Joseph làm bề trên của tu hội ấy trong 40 năm, ngài đặt cộng đoàn dưới sự bảo trợ của Ðức Mẹ Từ Bi và Thánh Giuse. Câu nói thời danh của thánh nữ là, "Ðôi tay để làm việc, trái tim để dâng cho Chúa."
Ngài muốn cảm nghiệm cay đắng của ngài khi còn nhỏ sẽ không cản trở các thiếu nữ muốn dâng mình cho Chúa. Do đó, bất cứ thiếu nữ nào cũng được nhận vào cộng đoàn của ngài mà không cần của hồi môn.
Các nữ tu nào bị đau yếu đều cảm nhận sự chăm sóc đặc biệt của ngài, như được bày tỏ trong lời nói sau đây: "Qua sự kiên nhẫn, sự đau khổ và lời cầu nguyện của họ, toàn thể cộng đoàn này đã sống còn cho đến ngày nay, nhờ bởi họ luôn luôn tìm kiếm và đạt được những ơn sủng cho chúng ta từ Cha Nhân Lành."
Sơ Mary Joseph từ trần vào tháng Mười Hai năm 1880 và được phong thánh năm 1949.
www.nguoitinhuu.com