Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

JUNE 01, 2013 : MEMORIAL OF SAINT JUSTIN, MARTYR

Memorial of Saint Justin, Martyr 
Lectionary: 352


Reading 1SIR 51:12 CD-20

I thank the LORD and I praise him;
I bless the name of the LORD.
When I was young and innocent,
I sought wisdom openly in my prayer
I prayed for her before the temple,
and I will seek her until the end,
and she flourished as a grape soon ripe.
My heart delighted in her,
My feet kept to the level path
because from earliest youth I was familiar with her.
In the short time I paid heed,
I met with great instruction.
Since in this way I have profited,
I will give my teacher grateful praise.
I became resolutely devoted to her—
the good I persistently strove for.
My soul was tormented in seeking her, 
My hand opened her gate
and I came to know her secrets.
I directed my soul to her,
and in cleanness I attained to her.

Responsorial PsalmPS 19:8, 9, 10, 11

R. (9ab) The precepts of the Lord give joy to the heart.
The law of the LORD is perfect,
refreshing the soul.
The decree of the LORD is trustworthy,
giving wisdom to the simple.
R. The precepts of the Lord give joy to the heart.
The precepts of the LORD are right,
rejoicing the heart.
The command of the LORD is clear,
enlightening the eye.
R. The precepts of the Lord give joy to the heart.
The fear of the LORD is pure,
enduring forever;
The ordinances of the LORD are true,
all of them just.
R. The precepts of the Lord give joy to the heart.
They are more precious than gold,
than a heap of purest gold;
Sweeter also than syrup
or honey from the comb.
R. The precepts of the Lord give joy to the heart.

GospelMK 11:27-33

Jesus and his disciples returned once more to Jerusalem.
As he was walking in the temple area,
the chief priests, the scribes, and the elders
approached him and said to him,
“By what authority are you doing these things?
Or who gave you this authority to do them?”
Jesus said to them, “I shall ask you one question.
Answer me, and I will tell you by what authority I do these things. 
Was John’s baptism of heavenly or of human origin? Answer me.”
They discussed this among themselves and said,
“If we say, ‘Of heavenly origin,’ he will say,
‘Then why did you not believe him?’
But shall we say, ‘Of human origin’?”–
they feared the crowd,
for they all thought John really was a prophet.
So they said to Jesus in reply, “We do not know.”
Then Jesus said to them,
“Neither shall I tell you by what authority I do these things.”


Meditation: "Who gave you this authority?"
 Do you accept the authority of God’s word and submit to it with trust and obedience? Many religious leaders took offense at Jesus because they could not accept his authority. After Jesus had dramatically cleansed the temple of the traders and money-changers the Jewish leaders question Jesus to trap him. If he says his authority is divine they will charge him with blasphemy. If he has done this on his own authority they might well arrest him as a mad zealot before he could do more damage. Jesus, seeing through their trap, poses a question to them and makes their answer a condition for his answer. Did they accept the work of John the Baptist as divine or human? If they accepted John’s work as divine, they would be compelled to accept Jesus as the Messiah. They dodged the question because they were unwilling to face the truth. They did not accept the Baptist and they would not accept Jesus as their Messiah. Jesus told his disciples that “the truth will make you free” (John 8:31). Do you know the joy and freedom of living according to God's word of truth?
 “Lord Jesus, your word is life and truth. Instruct my heart that I may grow in the knowledge of your truth and live according to your word”.
www.dailyscripture.net

From Heaven or Earth?
Memorial of Saint Justin, martyr


Father John Doyle, LC

Mark 11:27-33
Jesus and his disciples returned once more to Jerusalem. As he was walking in the Temple, the chief priests, the scribes, and the elders came to him and said, "By what authority are you doing these things? Who gave you this authority to do them?" Jesus said to them, "I will ask you one question; answer me, and I will tell you by what authority I do these things. Did the baptism of John come from heaven, or was it of human origin? Answer me." They argued with one another, "If we say, ´From heaven,´ he will say, ´Why then did you not believe him?´ But shall we say, ´Of human origin´?” - they were afraid of the crowd, for all regarded John as truly a prophet. So they answered Jesus, "We do not know." And Jesus said to them, "Neither will I tell you by what authority I am doing these things."
Introductory Prayer:Once again, Lord, I come to you to pray. Even though I cannot see you, I trust that you are present and want very much to instruct me in your teachings. In the same way you demonstrate your love for me by spending this time with me, I want to express my love for you by dedicating this time to you with a spirit of faith, confidence and attention. Here I am, Lord, to listen to you and respond with love.
Petition:Jesus, grant me true sincerity and uprightness of life.
1. The Day After: It was the day after Jesus had caused an uproar in the Temple at Jerusalem, the like of which had not been seen for a long time. Jesus had overturned the moneychangers’ tables and driven out the animals. Anyone else would surely have landed in prison, but this was Christ, and his hour had not yet come. Still the chief priests and scribes are looking for an explanation –– or better an excuse –– to accuse Jesus. He shrewdly answers their inquiry with a question that they cannot answer for fear of revealing their insincerity before the crowds. How this insincerity on the part of the scribes and Pharisees offended Our Lord! He would not speak to them plainly because their purpose was to twist his words. Do I detest insincerity as well? Do I find traces of dishonesty in my own life? Am I more concerned about what others think or about what Christ thinks?
2. Why Did You Not Believe in Him? Jesus did not say these words, but they knew he could have. Their troubled consciences were aware it would have been a fitting accusation. Why had they not believed in the precursor of the Lord? Was it not for the same reasons that they would not believe in the Lord himself? John the Baptist had called them on their insincerity. They went to receive his baptism of repentance, but they did not really mean to amend their lives. Would Jesus have to reproach me for any insincerity? Do I ever go to receive the sacrament of penance without a real desire to change my life? Or do I avoid confession altogether because I really don’t see anything in my behavior that needs to change?
3. We Do Not Know: This is certainly not the first or the last time that ignorance is pleaded to avoid the consequences of the truth, but this kind of ignorance is clearly culpable. The speakers were not uneducated men, but rather the leaders of God’s people, responsible for guiding them along the way of God’s covenant. While it was generally accepted that John the Baptist had been a great prophet who stirred sinners to repentance with his preaching and example of austerity, the Jewish authorities were unwilling to accept that anyone besides themselves could claim any authority in God’s name. Truly they did know, but they were unwilling to accept the truth. Do I ever lean on ignorance in plowing forward with some action that I’m not sure is quite right?
Conversation with Christ: Lord Jesus, at times I know what your will for me is, but it costs me greatly to put it into practice. Sometimes I am too worried about what others think and say, or I am afraid of the consequences. Grant me a spirit of sincerity and strength always to accept and follow your will.
Resolution:I will arrive a little early to Mass tomorrow in order to spend a few quiet moments with Our Lord asking for the grace of always being sincere and upright in my actions.
www.regnumchristi.org
SATURDAY, JUNE 1

MARK 11:27-33

(Sirach 51:12cd-20; Psalm 19)
KEY VERSE: "Neither shall I tell you by what authority I do these things" (v 33).
READING: The prophet Malachi foretold the arrival of God's messenger who would purify the Temple restoring it as a suitable place of worship (Mal 3:1-3). When Jesus cleansed the Temple making it a "house of prayer for all peoples" (v 17), he incurred the wrath of the religious leaders. They demanded to know by whose authority he was acting. Jesus counter-questioned his adversaries asking them whether John's baptism was of divine or human origin. Because of John's popularity, the religious leaders feared that they might antagonize the people. Since they refused to answer Jesus, he did not respond to their question.
REFLECTING: Do I pray for both secular and religious authorities? 
PRAYING: Lord Jesus, help me to obey your authority in all matters of faith and morals.

Memorial of Justin, martyr

Justin was born around 100 in Samaria of pagan Greek parents. He was brought up with a good education in rhetoric, poetry, and history. He studied various schools of philosophy in Alexandria and Ephesus, joining himself first to Stoicism, then Pythagoreanism, and then Platonism, looking for answers to his questions. While at Ephesus, he was impressed by the steadfastness of the Christian martyrs. Justin became a Christian, but he continued to wear the cloak that was characteristic of the teacher of philosophy. He opened a school of Christian philosophy and there he engaged the Cynic philosopher Crescens in debate, and soon after was arrested on the charge of practicing an unauthorized religion. He refused to renounce Christianity, and was put to death by beheading along with six of his students, one of them a woman. A record of the trial, probably authentic, is known as The Acts of Justin the Martyr. The earliest explanation we have of the Eucharistis from St. Justin: 
On Sunday we have a common assembly of all our members, whether they live in the city or the outlying districts. The recollections of the apostles or the writings of the prophets are read, as long as there is time. When the reader has finished, the president of the assembly speaks to us; he urges everyone to imitate the examples of virtue we have heard in the readings. Then we all stand up together and pray. On the conclusion of our prayer, bread and wine and water are brought forward. The president offers prayers and gives thanks to the best of his ability, and the people give assent by saying, �Amen�. The Eucharist is distributed, everyone present communicates, and the deacons take it to those who are absent. We hold our common assembly on Sunday because it is the first day of the week, the day on which God put darkness and chaos to flight and created the world, and because on that same day our savior Jesus Christ rose from the dead. (First Apology of St. Justin Martyr)
www.daily-word-of-life.com

The precepts of the Lord give joy to the heart.
‘What authority have you for acting like this?’
Jesus did not ask for any authorisation to teach in the Temple. He acted freely as a prophet. Since the priests were in charge of maintaining the faith, it was normal for them to check whether Jesus was a real prophet. But were they really concerned about truth? Were they ready to recognise that Jesus had come from God?

Apparently they only thought of defending what was acceptable to them and, before even listening to Jesus, they held him to be subversive. That is why Jesus asked them about John the Baptist. John’s preaching was the most important happening in the previous two years: the priests should have taken a stand with regard to him and his message.
 www.churchresources.info
June 1
St. Justin
(d. 165)

Justin never ended his quest for religious truth even when he converted to Christianity after years of studying various pagan philosophies.
As a young man, he was principally attracted to the school of Plato. However, he found that the Christian religion answered the great questions about life and existence better than the philosophers.
Upon his conversion he continued to wear the philosopher's mantle, and became the first Christian philosopher. He combined the Christian religion with the best elements in Greek philosophy. In his view, philosophy was a pedagogue of Christ, an educator that was to lead one to Christ.
Justin is known as an apologist, one who defends in writing the Christian religion against the attacks and misunderstandings of the pagans. Two of his so-called apologies have come down to us; they are addressed to the Roman emperor and to the Senate.
For his staunch adherence to the Christian religion, Justin was beheaded in Rome in 165.


Comment:

As patron of philosophers, Justin may inspire us to use our natural powers (especially our power to know and understand) in the service of Christ and to build up the Christian life within us. Since we are prone to error, especially in reference to the deep questions concerning life and existence, we should also be willing to correct and check our natural thinking in light of religious truth. Thus we will be able to say with the learned saints of the Church: I believe in order to understand, and I understand in order to believe.
Quote:

"Philosophy is the knowledge of that which exists, and a clear understanding of the truth; and happiness is the reward of such knowledge and understanding" (Justin, Dialogue with Trypho, 3).
www.americancatholic.org

LECTIO: MARK 11,27-33

Lectio: 
 Saturday, June 1, 2013  

 Prayer
 Lord, Father of goodness and mercy, You has sent your Son Jesus from heaven to reveal to us the authority and the sweetness of your love. Send us your Holy Spirit as He descended upon Christ on the baptism in the Jordan River, and the heavens open with your voice of salvation: "You are my Son, my beloved," may our hearts not discuss, nor close, but in full confidence that they can welcome your light and embracement of the Father, now and forever. Amen.

Reading
Jesus and his disciples returned once more to Jerusalem.
As he was walking in the temple area,
the chief priests, the scribes, and the elders
approached him and said to him,
“By what authority are you doing these things?
Or who gave you this authority to do them?”
Jesus said to them, “I shall ask you one question.
Answer me, and I will tell you by what authority I do these things. 
Was John’s baptism of heavenly or of human origin? Answer me.”
They discussed this among themselves and said,
“If we say, ‘Of heavenly origin,’ he will say,
‘Then why did you not believe him?’
But shall we say, ‘Of human origin’?”–
they feared the crowd,
for they all thought John really was a prophet.
So they said to Jesus in reply, “We do not know.”
Then Jesus said to them,
“Neither shall I tell you by what authority I do these things.”

Meditation

* "By what authority?". The word "authority" is central to this short passage and contains the secret of the faith journey and spiritual growth that we can fulfill, if we let ourselves be guided by the Word, in meditation of this Gospel. The provocative question addressed to Jesus by the scribes and chief priests makes us understand that how distance there is between him and them and that is why there can be no answer. For the priests and scribes "Authority" is "power," "strength", "dominion", "capable of enforcing laws and judge." But Jesus 'authority' is another thing; in Hebrew this word authority is from a root of the word that also means "similar to." In fact, Jesus makes it clear in the place that he was walking (v. 27) and that would lead us to understand that “authority” is similarity with the Father, the relationship of love with him, as between Father and son. It is no coincidence that he immediately appoints the baptism of John.
* "The baptism of John ...." Jesus leads us now clearly at the starting point, the source, where we really find ourselves in the encounter with God in the banks of the River Jordan, where he was baptized, is also prepared our place, because, like him, go down into the water, the fire of love and allow ourselves to mark with the seal of the Holy Spirit, let us reach out, gather and visit with these words: "You are my Son, the beloved" (Mk 11). Jesus tells us that there is no other authority, or other greatness or riches than this.
* "From heaven or from human origin?". We want to be with God or with men, or we want follow God or men, or we want to enter into the light of the Open Skies (Mark 1, 10) or remain in the darkness of our loneliness?
* "Answer me." It 's beautiful word of Jesus, repeated forcefully twice (vv. 29 and 30). He calls for a clear choice, a clear decision, sincere, authentic and profound. The verb "answer", in Greek means to express the attitude, the ability to distinguish, to separate things well. The Lord wants to invite us to enter into the deepest part of ourselves to let go through his words and so, in this strong relationship with Him, learning more and more to pull ourselves out of important decisions of our lives or even in our days.
But there is something more to this word so simple and so beautiful. The Hebrew root expresses at the same time, the response, but also the misery, poverty, grief, humility. That is, there can be no real answer, if not humility, if not listening. Jesus is asking the priests and scribes, but to us, to enter into this dimension of life, this attitude of the soul: to humble before Him, recognizing our poverty, our need for him, because only this may be the real answer to his questions.
* They argued among themselves. "Another important verb that helps us to understand a little bit more about our inner world. This discussion is in fact a "talk through" as we sense from a literal translation of the Greek word used by Mark. These people in this passage are broken inside, are crossed by an injury, are not all in one piece in front of Jesus talking to each other, bringing together a number of reasons and considerations, instead of entering into that relationship and in that dialogue with the Father which was inaugurated with the baptism of Jesus, they remain outside, at a distance, as the son of the parable, who refuses to join in the feast of love (cf. Lk 15, 28). They also do not believe in the Word of God, once again repeated: "You are my Son, my beloved, in you I am well pleased" (Mk 1, 11) and continue to seek and desire the virtue of ' authority and power rather than the weakness of love.
Questions for Reflection
* The Lord teaches me his authority, even in my life, not domination, oppression or force but is love, and the ability to be alike, to be near. I would like to accept this authority of Jesus in my life, I would truly enter into this relationship of resemblance with him, am I ready to take the steps of this choice? Am I determined to follow this through?
* Maybe, approaching this Gospel, I did not expect to come back to the episode of Baptism and the experience so fundamental and source of the relationship with God the Father. Instead, once again, the Lord wanted to reveal his love so immense, that does not shrink in any effort, any obstacles just to reach me. Is my heart, right now, before him? Can I hear the voice of the Father speaks to me and calls me "son", saying my name? Can I accept this statement of love? Do I trust him, believe him, and I give myself to Him? Do I choose heaven or still the earth?
* I cannot think out of this meditation without having given my answer. Jesus asks me specifically, that "Answer me" is also addressed to me today. I learned that there can be no one to answer without a real hearing and listening that can only come from true humility ... Do I want to take these steps? Or just want to continue to respond with my own convictions, my old ways of thinking and feeling, from my conceit and self-sufficiency?
* One last thing. Looking inside of my heart, do I feel being 'too divided, as enemies of Jesus? Is there any wound in me that not allow me to be whole Christian, or a friend of Christ, or his disciple? What's in my life that I am broken, which separates me from him?
Final Prayer
The law of the LORD is perfect, refreshing the soul.
The decree of the LORD is trustworthy, giving wisdom to the simple.
The precepts of the LORD are right, rejoicing the heart.
The command of the LORD is clear, enlightening the eye.
The fear of the LORD is pure, enduring forever.
The statutes of the LORD are true, all of them just;
More desirable than gold, than a hoard of purest gold,
Sweeter also than honey or drippings from the comb.
www.ocarm.org



01-06-2013 : THỨ BẢY TUẦN VIII MÙA THƯỜNG NIÊN

Thứ Bảy Ngày 01/06/2013
Tuần VIII Thường Niên – Năm C


BÀI ĐỌC I: Hc 51, 17-27 (Hl 12-20)
"Tôi sẽ tôn vinh Đấng ban cho tôi sự khôn ngoan".

Trích sách Huấn Ca.
Tôi tuyên xưng, ca ngợi và chúc tụng danh Chúa.
Khi tôi còn trẻ, trước khi tôi đi đó đây, tôi đã công khai tìm kiếm sự khôn ngoan trong khi cầu nguyện. Trước đền thờ, tôi đã xin sự khôn ngoan, và tôi sẽ còn tìm nó cho đến ngày cuối đời tôi. Trước tinh hoa của sự khôn ngoan, như chùm nho hồng, tâm hồn tôi vui sướng: chân tôi bước đi trên đường ngay chính. Từ buổi thanh xuân, tôi đã tìm kiếm nó. Tôi đã lắng tai và nghe tiếng nó. Tôi đã tìm thấy trong tôi sự khôn ngoan cao cả, và nhờ nó tôi đã được tiến triển nhiều. Tôi sẽ tôn vinh Đấng ban cho tôi sự khôn ngoan, vì tôi đã suy niệm để đem nó ra thực hành, tôi đã hăng say làm điều lành và tôi không hổ thẹn. Cùng với sự khôn ngoan, linh hồn tôi đã chiến đấu, và khi hành động, tôi được thêm vững chắc. Tôi đã giơ hai tay lên cao, và đã than khóc, vì đã không biết đến nó. Tôi đã hướng tâm hồn tôi về nó, và tôi đã tìm được nó với tâm hồn trong sạch. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 18, 8. 9. 10. 11
Đáp: Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can (c. 9a).

1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt.  .
2) Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt.  .
3) Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán quyết của Chúa chân thực, công minh hết thảy.  .
4) Những điều đó đáng chuộng hơn vàng, hơn cả vàng ròng, ngọt hơn mật và hơn cả mật chảy tự tàng ong.  .

ALLELUIA: Gc 1, 18

Alleluia, alleluia! - Do ý định của Thiên Chúa, Người đã sinh chúng ta bằng lời sự thật, để chúng ta nên như của đầu mùa các tạo vật. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mc 11, 27-33
"Ông lấy quyền nào làm sự đó?"

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ lại đến Giêrusalem. Và trong khi Chúa Giêsu đi lại trong đền thờ, thì những trưởng tế, luật sĩ và kỳ lão đến hỏi Người: "Ông lấy quyền nào mà làm sự đó? Và ai đã ban quyền cho ông để làm như vậy?" Chúa Giêsu đáp: "Tôi sẽ hỏi các ông một câu thôi, hãy trả lời cho Tôi thì Tôi sẽ bảo cho các ông hay Tôi lấy quyền nào mà làm việc đó: Phép rửa của Gioan bởi trời hay bởi người ta? Hãy trả lời Tôi đi". Họ liền bàn riêng với nhau rằng: "Nếu chúng ta trả lời 'Bởi trời', ông ấy sẽ nói: 'Vậy sao các ông không tin Người?' Nhưng nếu chúng ta nói 'Bởi người ta', chúng ta sợ dân chúng, vì mọi người đều coi Gioan thật là một tiên tri. Vậy họ thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Chúng tôi không biết". Và Chúa Giêsu bảo họ: "Vậy thì tôi cũng không nói cho các ông biết bởi quyền phép nào Tôi làm sự đó". Đó là lời Chúa.



SUY NIỆM : Chất vấn về quyền
Theo Tin Mừng Marcô, Chúa Giêsu đã bắt đầu tranh luận với những người Do thái không tin khi Chúa Giêsu lên Yêrusalem lần cuối cùng. Bầu không khí đối đầu giữa Chúa và các vị lãnh đạo Do thái khởi sự với biến cố Chúa đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Ðền Thờ. Ngày hôm sau, khi Chúa và các môn đệ trở lại Ðền Thờ, các Thượng tế, Luật sĩ và Kỳ mục đến chất vấn Chúa: "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy?". Tin Mừng hôm nay ghi lại cuộc tranh luận đầu tiên trong năm cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và các vị lãnh đạo Do thái, trước khi Chúa Giêsu bước vào cuộc tử nạn của Ngài.
Tinh thần chân thành và đối thoại vốn là tinh thần của Phúc Âm. Là con người hiếu hòa, Chúa Giêsu cũng tỏ ra chân thành và thích đối thoại. Tuy nhiên, khi những người đối thoại với Ngài tỏ ra gian manh, thì Chúa Giêsu lại giữ thái độ yên lặng, như khi Ngài đứng trước Caipha, Hêrôđê, Philatô. Nhưng trường hợp những kẻ đối thoại bắt bẻ điều gì, thì Chúa lại chứng tỏ sự trổi vượt của Ngài. Ngài cũng đáp lại bằng một phương thế khác, khi những người đối thoại muốn gây áp lực để buộc Chúa phải trả lời, như khi họ hỏi Chúa có nên nộp thuế cho hoàng đế Cesar không, hoặc có nên ném đá người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tính không?
Hôm nay, chúng ta chứng kiến một cảnh đối ngoại, nhưng thật ra đó chỉ là một cách gài bẫy để bắt bẻ Chúa: "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy?" Chúa Giêsu nhận thấy thái độ không thành thật của họ nên Ngài hỏi vặn lại: "Phép rửa của Gioan là do Trời hay do người ta?". Cách thức trả lời của những kẻ chống đối Chúa cho thấy họ đã tìm ra giải đáp cho câu hỏi họ đặt ra. Họ không thể chối cãi sự kiện phép rửa của Gioan là từ Trời, do quyền của một vị Tiên tri. So sánh phép rửa của Gioan với những việc làm và những phép lạ của Chúa Giêsu mà họ đã chứng kiến, thì chắc chắn những phép lạ của Chúa hơn phép rửa của Gioan. Do đó, theo lý luận nghiêm chỉnh và thành thật, những kẻ chống đối Chúa phải biết Chúa đã lấy quyền từ đâu để làm các điều ấy.
Như thế, câu hỏi của Chúa Giêsu: "Phép rửa của Gioan là do Trời hay do người ta?" là câu hỏi để đánh thức lương tâm và kêu gọi đến sự thành thật nơi những kẻ chống đối Ngài. Chỉ những ai chấp nhận đi theo con đường sự thật với lòng chân thành, người đó mới vào được Nước Chúa và được cứu rỗi. Ðể có thể vào Nước Chúa, những kẻ chất vấn Chúa trong Tin Mừng hôm nay, cần phải canh tân đời sống, cần phải có lòng chân thành, lương tâm ngay chính và tinh thần phục thiện.
Chúng ta hãy nhìn về cuộc sống của mình và xét xem chúng ta đã sống thế nào? Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta nhận biết sự thật, khiêm tốn đón nhận và sống sự thật của Chúa cho đến cùng.

(Veritas Asia)


Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 8 TN1, Năm Lẻ

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Khôn ngoan là luôn biết và sống theo sự thật.

Khôn ngoan là một nhân đức trong bảy hồng ân của Chúa Thánh Thần ban cho con người khi họ chịu bí-tích Rửa Tội và Thêm Sức. Giống như tất cả các nhân đức, khôn ngoan được ví như hạt giống có đầy đủ tiềm năng, con người phải luyện tập thì nhân đức mới phát triển được; nếu không chịu luyện tập, con người có thể mất nó. Nhân đức khôn ngoan giúp con người nhận ra các sự thật của Thiên Chúa và mau mắn thi hành.

Các bài đọc hôm nay tập trung trong nhân đức khôn ngoan: làm sao để tìm được và thi hành khôn ngoan. Trong bài đọc I, tác giả Sách Huấn Ca cho độc giả những cái nhìn rất thâm sâu về Đức Khôn Ngoan: nó là một tiến trình của cả đời người, con người phải cầu nguyện mới có, con người phải thực hành những gì học được, giữ luật Thiên Chúa, và nhất là phải biết giữ tâm hồn trong sạch mới sở hữu được Đức Khôn Ngoan. Trong Phúc Âm, các thượng tế, kinh sư và kỳ mục đến chất vấn Chúa Giêsu lý do tại sao Người đánh đuổi các con buôn ra khỏi Đền Thờ. Chúa đặt cho họ một câu hỏi để thử xem họ có thành thật muốn đi tìm sự thật không; nhưng khi thấu hiểu thâm tâm gian dối của họ, Ngài không trả lời cho họ biết sự thật.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Khi giữ mình trong sạch, tôi tìm được đức khôn ngoan.

1.1/ Kiên trung tìm kiếm Đức Khôn Ngoan: Vì khôn ngoan đến từ Thiên Chúa, chứ không đến từ con người; vì vậy, để có được khôn ngoan, con người phải thành tâm cầu nguyện, thì Thiên Chúa mới ban cho con người. Tác giả nói về kinh nghiệm của mình như sau: “Thời còn trẻ, trước khi bôn ba đây đó, tôi đã công nhiên tìm kiếm đức khôn ngoan khi dâng lời cầu nguyện.”

Đức Khôn Ngoan không được ban cho con người một lúc, nhưng là tiến trình của cả đời người; vì thế, con người phải học hỏi hàng ngày. Tác giả nói: “Tôi dõi theo đức khôn ngoan từ thuở còn thanh xuân... và cho đến mãn đời, tôi vẫn tìm kiếm đức khôn ngoan.”

1.2/ Cách thức học khôn ngoan: Để hấp thụ được Đức Khôn Ngoan, tác giả cho độc giả những lời khuyên quan trọng.

(1) Lắng nghe nhiều hơn nói: “Chỉ lắng tai một chút mà tôi đã hấp thụ được, và tìm thấy cho bản thân một giáo huấn dồi dào.” Điều này dễ hiểu, vì khi nghe là con người hấp thụ vào; còn khi nói là lúc con người cho đi. Nếu một người hay nói, làm sao họ có thể hấp thụ được khôn ngoan của người khác?

(2) Quyết tâm sống theo những gì Đức Khôn Ngoan dạy: “Vì tôi đã cương quyết sống theo đức khôn ngoan, tôi hăng say tìm điều thiện và sẽ không xấu hổ thẹn thùng.” Để sinh ích cho bản thân, một người không chỉ cần biết Đức Khôn Ngoan, nhưng còn phải thực hành nó nữa. Khi thực hành, con người có thể phải vượt qua xấu hổ, dèm pha, và truy tố của người không biết Đức Khôn Ngoan.

(3) Thực hành Lề Luật: “Trong đức khôn ngoan, hồn tôi đã phấn đấu, và chuyên cần tuân giữ Lề Luật.” Điều này hiển nhiên vì Lề Luật đến từ Thiên Chúa, nguồn gốc của mọi khôn ngoan. Vì con người không biết tất cả, nên Thiên Chúa thân hành ban cho con người Thập Giới qua Moses, để giúp con người biết sống thế nào mang lại hạnh phúc.

(4) Giữ mình trong sạch: “Tôi đã hướng lòng về đức khôn ngoan, và khi giữ mình trong sạch, tôi tìm được đức khôn ngoan.” Trong Tân Ước, Chúa Giêsu dạy: “Phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được chiêm ngưỡng Thiên Chúa” (Phúc thứ 6). Thánh Augustino và Thomas Aquinas cũng dạy điều này, và cho nhân đức trong sạch rất cần thiết trong hành trình đi tìm khôn ngoan và nhìn thấy Thiên Chúa. Người không trong sạch sẽ không được chiêm ngắm Thiên Chúa, Đấng khôn ngoan và rất mực thánh thiện.

2/ Phúc Âm: Con người có bổn phận phải thi hành sự thật.

2.1/ Chúa Giêsu không sợ đương đầu với quyền lực của Thượng Hội Đồng: Trình thuật này tiếp tục trình thuật Chúa Giêsu vào Đền Thờ Jerusalem để đánh đuổi những kẻ đang mua bán và đổi tiền trong Đền Thờ, vì họ biến nhà cầu nguyện của Cha Ngài thành hang trộm cướp. Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục trong Đền Thờ rất tức giận với Ngài, vì Ngài đã động tới nồi cơm và quyền lợi của họ. Nhiều người trong bọn họ hay gia đình họ có những quầy hàng trong Đền Thờ, và những người buôn bán phải trả tiền thuê cho họ.

Lẽ ra họ phải vui mừng khi thấy Đền Thờ được Chúa Giêsu trả lại sự thánh thiện cho việc thờ phượng; nhưng họ đâu để ý đến điều đó, mà chỉ để ý đến những mối lợi vật chất, nên họ đến cùng Người và hỏi: "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy?" Một lý do nữa là tự ái họ bị tổn thương, vì Chúa Giêsu là người duy nhất dám đương đầu với thế lực của họ. Dân chúng không ai dám chống lại họ, vì biết sẽ bị khoác trên đầu tội phạm thượng và bị ném đá chết.

2.2/ Chúa Giêsu không dạy sự thật cho những người khinh thường sự thật. Trước khi trả lời câu hỏi của họ, Chúa thách thức họ dám nói sự thật bằng việc đặt với họ một câu hỏi: Phép rửa của Gioan bởi đâu? do Trời hay do người ta?

Họ có đủ khôn ngoan để nhận ra sự thật; nhưng không dám nói thật. Họ bàn với nhau: “Nếu mình nói: "Do Trời," thì ông ấy sẽ vặn lại: "Thế sao các ông lại không tin ông ấy?” Nhưng chẳng lẽ mình nói: "Do người ta?" Họ sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gioan thật là một ngôn sứ. Họ mới trả lời Đức Giêsu: "Chúng tôi không biết."

Đức Giêsu liền bảo họ: "Tôi cũng vậy, tôi cũng không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy." Ngài biết chẳng ích lợi gì để giảng giải sự thật cho những con người gian dối, không dám nói thật, chứ chưa nói tới việc thi hành sự thật. Họ chỉ thờ phượng Thiên Chúa bằng môi bằng miệng, họ nhân danh Thiên Chúa và lợi dụng niềm tin của những con người ngây thơ chất phác để kiếm lợi nhuận vật chất.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Đức Khôn Ngoan đến từ Thiên Chúa. Ngài chỉ ban nó cho những ai thành tâm cầu nguyện và kiên trì học hỏi. Vì thế, chúng ta phải cầu nguyện trước khi bắt đầu học hỏi Đức Khôn Ngoan.

- Học khôn ngoan là tiến trình dài cả cuộc đời, chứ không phải chỉ trong ít phút cuối tuần hay tham dự vài lớp căn bản. Vì thế, chúng ta cần phải học Đức Khôn Ngoan suốt đời và trong mọi biến cố của cuộc đời.

- Để sở hữu Đức Khôn Ngoan, chúng ta không phải chỉ học để biết, nhưng còn phải tìm dịp thi hành trong cuộc đời thì mới sinh ích lợi. Một người chỉ biết mà không thi hành, họ sẽ dần dần mất luôn những điều họ đã học được.


Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP


HẠT GIỐNG NẨY MẦM
- MÙA QUANH NĂM –
- TUẦN 8 -
"Có những hạt rơi vào đất tốt.
Chúng mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả :
hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi,
hạt thì được một trăm" (Mc 4,8)

Thứ Bảy :

Mc 11,27-33

A. Hạt giống...
1. Việc Chúa Giêsu đánh đuổi những người buôn bán trong đền thờ đã khiến các trưởng tế, luật sĩ và kỳ lão nổi giận. Họ đến chất vấn Ngài : "Ông lấy quyền nào mà làm sự đó ?"
2. Chúa Giêsu không tự đưa ra câu trả lời, nhưng hỏi ngược lại họ về nguồn gốc phép rửa của Gioan tẩy giả. Không phải Ngài tránh né vấn đề, nhưng đây là cách Ngài khuyến khích họ suy nghĩ : nếu họ đừng có thành kiến nhưng biết sáng suốt nhận định thì họ sẽ thấy rõ sứ mạng của Gioan là bởi trời, và sứ mạng cùng quyền năng của Chúa Giêsu cũng bởi trời.
3. Nhưng vì muốn bám chặt vào thành kiến nên họ đã không chịu suy nghĩ.

B.... nẩy mầm.
1. Thành kiến là ngục tù giam hãm con người. Thành kiến làm cho người ta phán đoán sai lệch "Thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng" ; "Đã thương quả ấu cũng tròn, không thương bồ hòn cũng méo". Tôi có thành kiến không ? Thành kiến với ai ? Thành kiến chuyện gì ?
2. Chúa cũng thích đối thoại với tôi. Nhưng nếu Ngài bảo "Hãy trả lời Ta đi" mà tôi tránh né "Con không biết", thì Ngài cũng lại nói "Vậy thì Ta cũng không nói cho con biết". Xin cho con biết lắng nghe những câu Chúa chất vấn con. Xin cho con cảm đảm trả lời thành thật. Và xin cho con được biết Chúa muốn dạy con làm gì.
3. Có một nhà thiên văn nọ sáng chế được một viễn vọng kính. Đêm nọ ông bỗng phát hiện một con rồng trên mặt trăng. Ông chạy khắp thành phố mời bạn bè đến xem khám phá của ông. Mọi người xem đều tấm tắc khen ngợi tài năng của ông. Nhưng trong đám đông hiếu kỳ, có một nhà thiên văn học kỳ cựu cũng đến để tìm hiểu thực hư. Vừa đưa mắt nhìn vào viễn vọng kính, ông mỉm cười một cách bí ẩn rồi mở ống kính ra, cho mọi người thấy có một con ruồi đã chết cứng trong đó. Thì ra con rồng trên mặt trăng không là gì khác hơn là con ruồi nằm trong ống kính.
Chúng ta dễ có khuynh hướng nhìn người khác qua lăng kính những thành kiến có sẵn.
4. "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy ?" (Mc 11,28)
Các thượng tế và ký lục đã chất vấn Chúa Giêsu như thế, khi Người xua đuổi những kẻ buôn bán trong đền thờ.
Tôi cũng là đền thờ của Chúa nhưng tội lỗi đã làm ô uế đến thời ấy. Tôi cũng hỏi Chúa câu trên khi Ngài yêu cầu tôi đánh đổ những thành kiến, xua đuổi các tật xấu và ý nghĩ xấu xa...
Chúa Giêsu muốn con người hiểu rằng Ngài có quyền đòi hỏi mọi người phải tôn trọng đền thờ Cha Ngài.
Tại sao tôi lại chất vấn quyền của Chúa nhỉ ?
Lạy Chúa, xin cho con đừng tra hỏi Ngài nhưng biết khẳng định quyền của Ngài trên đời sống hàng ngày của con. (Hosanna)
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI – Gp.Cần Thơ

01/06/13 THỨ BẢY ĐẦU THÁNG TUẦN 8 TN
Th. Giúttinô, tử đạo
Mc 11,27-33

CÓ QUYỀN HAY KHÔNG CÓ QUYỀN ?
“Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy, hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy?” (Mc 11,28)
Suy niệm: Những người trong giới lãnh đạo tôn giáo của Do Thái chất vấn Chúa Giêsu về việc mới xảy ra trước đó: Ngài xua đuổi những người buôn bán ra khỏi Đền Thờ, với lời xác quyết: “Nào đã chẳng có lời chép rằng Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!”
Đây là sự căng thẳng giữa hai khía cạnh cơ chế  đặc sủng của tôn giáo. Cơ chế –tức đặc tính tổ chức, phẩm trật, quyền bính trong Giáo hội– là điều cần thiết. Nhưng nó chỉ cần thiết để phục vụ cho đặc sủng của Giáo hội, tức Giáo hội hiểu là chứng nhân của Tin Mừng tình yêu và cứu độ. Tách khỏi mục đích này, cơ chế Giáo hội sẽ mất ý nghĩa. Và đó là sự mỉa mai bộc lộ nơi lời chất vấn thẩm quyền Đức Giêsu, một “thường dân” không có chức tước gì trong Do thái giáo thời ấy. Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý rằng Giáo hội không phải là một tổ chức, một bộ máy, một hệ thống văn phòng…, mà trước hết là một câu chuyện tình yêu!
Mời Bạn quan tâm đến sức sống thực sự của Giáo hội, đó là sống với Chúa và với tha nhân bằng tình yêu tự hiến. Ta đừng quên rằng Giáo hội vững mạnh không vì vẻ ‘hoành tráng’ bên ngoài, mà là ở đời sống chứng tá yêu thương.
Sống Lời Chúa: Dù bạn chỉ là một giáo dân ‘trơn’, cuộc canh tân đời sống Giáo hội vẫn có thể bắt đầu từ bạn đó!
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa bị chất vấn vì đã ngăn chặn việc Nhà Thiên Chúa biến thành “sào huyệt của bọn cướp”, xin giúp con luôn biết yêu mến và góp phần thăng tiến sức sống thâm sâu của Giáo hội. Amen.

Chúng tôi không biết
Làm thế nào để chúng ta không tìm cách tránh né sự thật, dù chấp nhận sự thật đòi chúng ta phải thay đổi tận căn và trả giá? Làm thế nào để chúng ta can đảm nhận mình sai để lại bắt đầu? 


Suy nim:
“Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy
hay ai đã cho ông quyền làm các điều ấy?” (c. 28).
Ba giới chức cao nhất của Do Thái giáo
đã đặt câu hỏi như vậy với Đức Giêsu khi Ngài đi đi lại lại
trong Đền Thờ Giêrusalem vào những ngày cuối đời.
Ông lấy quyền nào mà dám đuổi những kẻ buôn bán ở đây?
Ông lấy quyền nào mà lật bàn của những người đổi tiền,
và xô đổ ghế của những người bán bồ câu? (c. 15).
Tất cả những người làm chuyện buôn bán
đều nhằm phục vụ cho nhu cầu tế tự của Đền Thờ.
Nếu không cho buôn bán ở đây thì người dân lấy gì mà dâng cúng?
Có phải ông định phá hoại các sinh hoạt ở Đền Thờ không?
Tại sao ông dám nói nơi Thánh này đã trở nên hang ổ của bọn cướp ?
Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục muốn giết Đức Giêsu (c. 18).
Họ nghiêm chỉnh đến gặp Ngài và đòi Ngài phải trả lời câu hỏi của họ.
Họ muốn biết người nào đã cho Đức Giêsu quyền đó.
Đức Giêsu dùng phương pháp của các rabbi,
trả lời một câu hỏi bằng cách đặt ngược một câu hỏi khác.
“Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi.
Các ông trả lời đi, rồi tôi sẽ nói cho các ông biết
tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy” (c. 29).
Ngài đặt cho họ câu hỏi về nguồn gốc của phép rửa bởi Gioan:
“Phép rửa của ông Gioan là do Thiên Chúa hay do loài người?” (c. 30).
Câu hỏi tưởng như đơn giản này lập tức đưa họ vào thế kẹt.
Nếu trả lời phép rửa của Gioan là bởi Thiên Chúa
thì họ sẽ bị tố cáo vì đã không tin vào lời giảng của Gioan.
Hơn nữa khi tin vào Gioan, họ cũng phải tin vào Đức Giêsu,
Đấng đã được Gioan hết lòng khiêm cung làm chứng.
Nếu trả lời phép rửa của Gioan là bởi loài người
thì họ sẽ vấp phải sự chống đối từ phía dân chúng,
vì họ tin Gioan là một vị ngôn sứ đích thực.
Như thế câu hỏi của Đức Giêsu đã đưa họ vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Câu hỏi của Ngài dồn họ vào thế phải trả lời:
“Chúng tôi không biết.” (c. 33).
Có thật họ không biết hay chỉ là né tránh sự thật?
Họ đã không tin Gioan, vì sợ tin Gioan sẽ phải tin cả Giêsu nữa.
Nhưng họ lại sợ không dám nói ra điều đó cho dân chúng biết.
Nỗi sợ bị mất uy tín, mất chỗ đứng, khiến họ trở nên câm lặng.
Câu hỏi của Đức Giê su đòi họ trở về với lòng mình
để tự tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của họ: “Ông lấy quyền nào?”
Quyền của Đức Giêsu là quyền năng của Thánh Thần Thiên Chúa.
Làm thế nào để chúng ta thoát khỏi thành kiến và nỗi sợ hãi
để có được sự tự do khi trao đổi với nhau?
Làm thế nào để chúng ta không tìm cách tránh né sự thật,
dù chấp nhận sự thật đòi chúng ta phải thay đổi tận căn và trả giá?
Làm thế nào để chúng ta can đảm nhận mình sai để lại bắt đầu?
Cầu nguyn:

Lạy Cha,
xin dạy chúng con biết cộng tác với nhau
trong việc xây dựng Nước Trời ở trần gian.

Xin cho chúng con đến với nhau
không chút thành kiến,
và tin tưởng vào thiện chí của nhau.

Khi cộng tác với nhau,
xin cho chúng con cảm thấy Cha hiện diện,
nhờ đó chúng con vượt qua
những tự ái nhỏ nhen,
những tham vọng ích kỷ
và những định kiến cằn cỗi.

Ước gì chúng con dám từ bỏ mình,
để tìm kiếm chân lý
ở mọi nơi và mọi người,
nhất là nơi những ai khác quan điểm.

Lạy Cha,
xin sai Thánh Thần đến trên chúng con,
để chúng con biết lắng nghe nhau bằng quả tim,
và hiểu nhau ngay trong những dị biệt.

Nhờ sống mầu nhiệm cộng tác,
xin cho chúng con được triển nở không ngừng
và Thánh Ý Cha được thể hiện trên mặt đất. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Suy niệm Mc 11,27-33
Trong cuộc sống ngày nay, việc nhận ra được chân lý đã là khó, nói chi sống theo chân lý quả là không dễ chút nào.
Xin Chúa cho chúng ta có được đôi tai sâu lắng như Đức Maria, để chúng ta cũng có thể nhận ra lời chân lý từ Chúa. Và xin cho chúng ta có được sức mạnh nội tâm như Đức Maria, để can đảm sống theo lời chân lý của Chúa dạy.
Khi thấy đời sống độc thân-khiến tịnh của các linh mục, anh em chính quyền hay thắc mắc và đặt câu hỏi:
Làm sao các vị ấy có thể sống khiết tịnh được?
Nếu là người có thiện chí, thì lời giải thích của ta sẽ làm cho họ hiểu và dễ chấp nhận. Ngược lại, họ hỏi để đã kích, bôi nhọ, hạ bệ thì dù cho giải thích thề nào đi nữa thì cũng như không.
Sau khi Chúa đánh đuổi những người buôn bán, đổi tiền ra khỏi đền thờ. Các thượng tế, kinh sư và đầu mục thấy khó chịu muốn nhổ bỏ "cái gai Giêsu" ra khỏi mắt họ. Chính vì thế họ họp lại với nhau, bàn luận cách thế để hạ bệ Ngài. Sau cuộc hội thảo, họ tóm kết lại thành hai câu hỏi để gài bẫy đẩy Chúa Giêsu vào con đường chết, đó là:
1.“Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy?
2. Ai đã cho ông quyền đó để ông làm các điều ấy?”
Hai Câu hỏi trên không phải vì thiện chí muốn tìm hiểu sự thật, nhưng là để gài bẫy hạ bệ và tiêu diệt Đức Giêsu. Điều này không chỉ xảy ra một lần trong tin mừng mà ít nhất là ba lần.
Trước những câu hỏi nhằm tìm cách gài bẫy như thế này, Chúa Giêsu không hề trả lời trực tiếp? Vì nếu trả lời quyền ấy là do từ trời là sẽ lọt vào khung phạm luật cao nhất của thời bấy giờ. Còn nếu trả lời không biết, thì sẽ  đánh mất niềm tin của dân chúng. Đàng nào cũng nguy.
Nhưng “võ quít dày có móng tay nhọn”. Thay vì trả lời trực tiếp, Chúa đảo ngược tình thế nhằm đưa họ về chính cõi lòng, để tự vấn lương tâm bằng cách đặt câu hỏi ngược lại: “Tôi xin hỏi các ông một điều, nếu các ông trả lời đúng thì tôi sẽ nói cho các ông biết, tôi lấy quyền ai mà làm việc đó. Vậy phép rửa của ông Gioan bởi Thiên Chúa hay bởi loài người?.”
Nếu họ trả lời phép rửa của Gioan bởi trời. Tại sao không tin Chúa? vì chính Gioan làm chứng và loan báo về Đấng Cứu Thế là do Thiên Chúa sai đến và có uy quyền Thiên Chúa. Còn nếu trả lời là do bởi người ta, thì sẽ gặp phản ứng của dân chúng, vì họ tin ông Gioan là ngôn sứ bởi trời đến để loan báo về Đấng Cứu Thế. Đàng nào cũng không được, nên họ chọn cách an toàn nhất là: “chúng tôi không biết” cho xong chuyện. Dù biết rõ nhưng phải dối lòng.
Xin cho chúng ta biết chân thành tìm kiếm sự thật đích thực. Đừng bao giờ vì quyền lợi hay thành kiến mà đóng chặt cửa lòng phủ nhận chân lý.
Xin cho chúng ta biết can đảm sống thành thật trong lời nói, ý tưởng và việc làm nhất là can đảm làm chứng cho chân lý.
Xin cho chúng ta cũng biết khiêm tốn nhận ra quyền năng Chúa hành động trong thế giới này và luôn tin tưởng vào uy quyền của Chúa. Amen.
Lm. Seoka
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng Sáu

1 THÁNG SÁU

Hơi Thở Sự Sống

Bản văn Thánh Kinh trong Sách Sáng Thế cho phép chúng ta hiểu rõ rằng con người – được tạo thành như thế – khác hẳn với toàn thể thế giới hữu hình, nhất là khác hẳn với thế giới động vật. Chính “hơi thở sự sống” đã làm cho con người có thể biết các động vật, có thể đặt tên cho chúng – và có thể nhận ra mình khác với chúng (St 2, 18 – 20).

Mặc dù trình thuật Gia-vít về cuộc tạo dựng con người không nói đến “linh hồn”, ta vẫn dễ dàng nhận ra từ trình thuật này rằng sự sống con người là một sự sống siêu việt trên sự sống thuần túy chất thể của động vật, rằng sự sống vượt quá vật chất để vươn tới chiều kích tinh thần. Đây chính là nền tảng cốt yếu của “hình ảnh Thiên Chúa” mà bản văn Sáng Thế 1, 27 nói về.

- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình

Thánh Justinô, tử đạo
Hc 51,12-20; Mc 11, 27-33


LỜI SUY NIỆM: Trong câu chuyện các thượng tế, kinh sư và các kỳ mục chất vấn Đức Chúa Giêsu về thẩm quyền của Ngài, khi Ngài xua đuổi những con buôn ra khỏi Đền Thờ, cũng như Ngài giảng dạy dân chúng trong Đền Thờ. Chúa Giêsu đã đặt lại câu hỏi về phép Rửa của Gioan, nhưng những kẻ chất vấn đã tính toán, và cuối cùng, họ chọn sự im lặng, để che đậy cái tâm không thành thật của mình. Bởi vì Công việc của Chúa Giêsu đã đụng chạm đến vị thế và quyền lợi vật chất của họ. Qua câu chuyện này Chúa Giêsu mời gọi chúng ta phải biết quan tâm đến chân lý và sự thật, đồng thời luôn phải tự xét mình đã có đủ điều kiện, đủ thiện tâm, thiện chí để chất vấn người anh em? Chất vấn là để giúp cho mình hiểu đủ và hiểu đúng; đồng thời tôn trọng, nâng cao người anh em lên hơn mình.

Mạnh Phương


Gương Thánh nhân

Ngày 01-06

Thánh GIUSTINÔ
Tử Đạo (+165)


Thánh Giustinô tử đạo sinh tại Nablus, Samaria ở vào đầu thế kỷ thứ II. Sinh trưởng trong một gia đình ngoại giáo, nhưng Ngài luôn nuôi dưỡng nhiệt tình tìm kiếm Thiên Chúa chân thật. Với nhiệt tình này, Ngài đã tiếp xúc với mọi triết thuyết đương thời và không thoả mãn được các đòi hỏi của trí khôn.
Trong tác phẩm "Đối thoại với Tryphon" (Dialogus cum Tryphone), chính thánh Giustinô kể lại cuộc tìm kiếm của mình : - Trước hết, Ngài tin tưởng vào một người theo phái khắc kỷ. Những người này chẳng dạy gì về Thiên Chúa. Ông ta nói rằng sư hiểu biết ấy không cần thiết gì. Sau đó, Ngài đến với một người theo thuyết của Aristote. Ông này đòi thù lao quá cao, khiến sinh viên trẻ là Giustinô phẫn uất: người ta không rao bán triết học.
Một người theo lý thuyết của Pythagore hỏi Ngài : - Anh đã học âm nhạc, thiên văn và địa lý chưa ? Bởi vì để chiêm ngưỡng điều góp phần tạo nên hạnh phúc cần phải biết học giải thoát tâm hồn khỏi các đối tượng hữu hình để có thể tiếp nhận được những đối tượng trong trí khôn và cho phép thấy được sự thiện mỹ nội tại.
Giustinô chưa biết gì về những môn học, nhưng lại thấy mình bị thúc bách tìm kiếm Thiên Chúa hơn. Ngài gặp một người theo phái Platon Ngài nói: - Sau nhiều đàm luận, tôi hiểu được những điều vô hình ở mức độ cao hơn. Việc chiêm ngưỡng thế giới tư tưởng chấp cánh cho tinh thần của tôi.
Dầu vậy, không có gì làm cho Ngài thỏa mãn được cơn khát chân lý. Tại Ephesô, Giustinô gặp một cụ già đầy khôn ngoan. Ông trách Ngài đã thích lý sự về từ ngữ hơn sự kiện. Ông đã cho Ngài một lời khuyên cao cả là hãy tìm đọc kinh thánh: phải vượt qua những giới hạn của trí khôn, phải đi xa trong thời gian hơn các triết gia, phải nghe các tiên tri là những người nói bởi Chúa Thánh Thần, nhất là phải cầu nguyện vì: - Không ai có thể thấy hay nghe được những điều này nếu Thiên Chúa và đức Kitô không cho họ hiểu biết.
Theo lời khuyên này, Giustinô đã khám phá ra Kitô giáo bảo đảm hơn triết học nhiều. Từ đấy đức tin là qui luật xử thế và sự thánh thiện lý tưỏng của Ngài, Ngài mở một trường học tại Rôma và sống đời tông đồ đích danh. - Tôi sẽ nói sự thật, không một đắn đo sợ sệt, cả vào lúc bị phân thay thành trăm mảnh.
Gương mẫu của các thánh tử đạo đánh động ngài rất nhiều : - Thấy họ kiên vững trước cái chết, tôi thầm nói rằng: họ không thể sống trong sự dữ và ham mê các khoái lạc được nữa.
Ngài sẽ tìm được ở đâu sự thăng hoa cuộc sống lớn lao hơn là trong Kitô giáo ? Bởi vậy Ngài đã tìm mở rộng môi trường hoạt động ra ngoài ranh giới lớp học và những cuộc tranh luận, bằng việc viết nhiều tác phẩm để phổ biến tư tưởng tôn giáo. Ngày nay chúng ta chỉ còn giữ lại được hai cuốn: Đối Thoại Với Tryphone, và Hộ Giáo. Nhưng với hai tác phẩm ấy, thánh Giustinô cũng tỏ ra là một nhà minh giáo có thế giá được thế kỷ thứ II và là người đã phác họa ra nền thần học Kitô giáo.
Từ một đức tin vững chắc vào các chân lý Kitô giáo. Thánh Giustinô đã không ngần ngại tìm hết khả năng trổi vượt của trí khôn để hai lần viết thơ can ngăn các bạo vương. Lần thứ nhất vào năm 138. Ngài viết cho Antonin Le Pieux và lần thứ hai cho Marcô Aurelio. Cả hai lần Ngài cố gắng chỉ dẫn đến kết quả là bị kết án tử hình.
Giustinô và các bạn bị dẫn tới trước mặt tổng trấn Rusticus, một người theo triết thuyết Khắc Kỷ. Ngài lớn tiếng tuyên xưng đức tin. - Không ai có lương tri mà lại bỏ rơi chân lý để theo sự lầm lạc cả.
Thánh nhân từ chối không chịu tố giác nơi các kitô hữu hội họp. Sau cùng Ngài và các bạn bi đánh đòn rồi bị chém đầu. Tài liệu còn ghi lai nhiều chân lý mà thánh nhân đã phát biểu trong cuộc đối thoại với Rustisus, chẳng hạn: - Mọi nguyên tắc chính đáng mà các triết gia và các nhà lập luật khám phá được và trình bày cũng phải nhớ ở điều mà Ngôi lời đã diễn tả một phần.
Ngài còn nói : - Không ai tin Socrate đến độ chết vì điều ông ta dạy. Chính vì những lý do khác hẳn với lãnh vực văn chương mà bao nhiêu giáo phụ đã lấy máu mình để ký nhận các công trình của các Ngài, chính tình yêu Thiên Chúa nhập lòng các Ngài.

(daminhvn.net)


01 Tháng Sáu

Con Người Khờ Khạo

Một cuốn phim Pháp với tựa đề "Gigot", đã kể lại cuộc đời cao thượng nhưng vô cùng đáng thương của một người câm tên là Gigot. Ðúng như cái tên có thể gợi lên, Gigot là một người khờ khạo nhưng có một tâm hồn cao quí. Ngày ngày anh quét đường, kiếm từng đồng xu nhỏ để mua những mẩu bánh mì vụn sống qua ngày. Nơi trú ngụ của anh là một cầu thang bẩn thỉu nằm bên dưới một ngôi nhà. Những người bạn duy nhất của anh là các chú chó và một con mèo hoang. Hằng ngày, từ tiệm bánh mì đi ra, anh đều mang theo thức ăn cho chúng. Anh đi đâu, chúng quấn quít bên người đến đó... Những con thú thương anh như một người bạn, nhưng những người đồng bào của anh chỉ nhìn anh như trò đùa. Mỗi khi cần có một trận cười, người ta gọi Gigot đến cho anh uống rượu để anh có thể nhảy múa trong cơn say và làm trò hề cho họ.
Một đêm nọ, sau khi say túy lúy và làm đủ trò hề cho thiên hạ cười, Gigot đi ngã ngiêng về nhà giữa cơn mưa. Anh bắt gặp một người đàn bà và một đứa con gái nhỏ đang nằm co ro trong góc hè phố, mình mẩy ướt như chuột lột. Anh dìu hai mẹ con người đàn bà về nhà mình và dọn chỗ cho họ qua đêm. Trong những ngày kế tiếp, anh tìm đủ mọi cách để làm cho người đàn bà được hạnh phúc và cô bé được vui cười. Anh đưa cô bé đến nhà thờ và dùng thứ ngôn ngữ câm của mình để nói với nó về Chúa Giêsu... Một hôm, người mẹ muốn đi nơi khác vì không chịu nổi cảnh thiếu thốn trong căn nhà của anh. Người câm không biết làm gì hơn là đành phải đến hiệu bánh mì quen để đánh cắp một số tiền. Với số tiền ấy, anh có thể sắm sửa tươm tất cho hai mẹ con người đàn bà...
Thế nhưng, một hôm, khi thức giấc, anh không còn thấy người đàn bà trong căn gác của mình nữa. Anh đưa cô bé vào sâu trong cầu thang và làm trò đùa cho nó cười. Vô tình, căn gác đổ nát sụp xuống trên anh và đứa bé. Anh vừa mang đứa bé đến nhà thờ để xin cha sở chạy chữa, thì người ta cũng phát giác ra sự mất tích của nó... Người ta tri hô lên anh là thủ phạm bắt cóc đứa bé. Cuộc săn đuổi đã làm anh trượt té xuống một dòng sông... Một chiếc phà chạy qua. Chiếc mũ của anh trồi lên. Mọi người tưởng rằng anh đã chết chìm giữa dòng sông... Sự cảm thông và thương tiếc bỗng bừng dậy, người ta lấy chiếc mũ của anh, đặt lên một chiếc quan tài và cử hành nghi lễ tống táng. Người người sụt sùi khóc. Bao nhiêu bài điếu văn được đọc lên để ôn lại tấm lòng cao thượng của người quá cố... Nhưng từ một chòm cây trong nghĩa địa, Gigot lắng nghe tất cả, anh bật thành tiếng khóc, khóc vì sự cảm thông quá muộn màng của người đồng loại, mà có lẽ cũng khóc khi nghĩ đến thân phận của anh.

Hôm nay chúng ta bước vào tháng dành riêng để tôn kính Trái Tim Chúa Giêsu.... Có riêng một tháng để nhắc nhớ cho con người về Tình Yêu của Thiên Chúa, bởi lẽ con người không hiểu mà cũng dễ quên tình yêu của Thiên Chúa...
Thiên Chúa cũng giống như một người tình câm. Ngài làm mọi sự và tìm đủ mọi cách để cho con người hiểu được Tình Yêu của Ngài. Không còn ngôn ngữ nào nữa, Thiên Chúa đành phải dùng chính cái chết, bởi lẽ không có tình yêu nào trọng đại cho bằng mối tình của người chết vì người mình yêu...
"Chúng sẽ nhìn xem Ðấng chúng sẽ đâm thâu qua". Qua cái chết của Ðức Kitô trên thập giá, con người mới có thể thấy được tình yêu của Thiên Chúa đối với mình. Cái chết là ngôn ngữ cuối cùng của Tình Yêu. Mối tình câm lặng nhất đã được bày tỏ...


(Lẽ Sống)

1-6

Thánh Justin Tử Ðạo

(c. 165)

T
hánh Justin là một giáo dân và triết gia Kitô Giáo đầu tiên đã có những sáng tác vĩ đại bảo vệ đức tin Kitô Giáo. Nhờ các văn bản ấy, chúng ta biết về cuộc đời ngài.
Thánh Justin sinh ở Flavia Neapolis, Samaria khoảng năm 100, cha mẹ ngài là người ngoại giáo, gốc Hy Lạp. Ngài được giáo dục kỹ lưỡng và đặc biệt yêu thích khoa hùng biện, thi ca và sử học. Khi còn trai trẻ, ngài bị thu hút bởi triết thuyết Plato. Tuy nhiên, ngài nhận thấy chỉ có Kitô Giáo mới trả lời được những thắc mắc lớn lao về đời sống và sự hiện hữu.
Qua những tài liệu Kitô Giáo cũng như việc quan sát các gương anh hùng tử đạo, Thánh Justin đã trở lại Kitô Giáo khi ngài 30 tuổi. Ngài tiếp tục mặc áo choàng của các triết gia thời bấy giờ, và trở nên triết gia Kitô Giáo đầu tiên. Ngài tổng hợp Kitô Giáo với các yếu tính đặc sắc nhất trong triết lý Hy lạp. Theo quan điểm của ngài, triết lý là một nhà mô phạm của Ðức Kitô, một nhà giáo dục dẫn đưa người ta đến với Ðức Kitô.
Thánh Justin nổi tiếng là một người biện giáo thời bấy giờ. Ngài đi đây đó và tranh luận với các người ngoại giáo, lạc giáo và Do Thái Giáo. Khi người Kitô tiếp tục bị bách hại bởi nhà cầm quyền, ngài đã công khai bảo vệ Kitô Giáo qua lời giảng dạy cũng như văn bản. Trong các sáng tác của ngài, hiện nay chúng ta vẫn còn giữ được hai bản văn gửi cho hoàng đế Rôma và cho Thượng Viện.
Sau cùng ngài bị bắt và bị đưa ra trước quan tổng trấn Rôma là Rusticus. Khi được yêu cầu thờ cúng tà thần, Thánh Justin trả lời, "Người có suy nghĩ đúng đắn không vì sự giả trá mà chối bỏ sự thật." 
Thánh Justin bị chém đầu ở Rôma năm 165.

Lời Bàn

Là quan thầy các triết gia, Thánh Justin khích động chúng ta hãy dùng các sức mạnh tự nhiên (nhất là sức mạnh của sự hiểu biết) để phục vụ Ðức Kitô, và để hình thành đời sống Kitô Giáo trong nội tâm chúng ta. Vì con người dễ bị sai lầm, nhất là đối với các vấn đề sâu xa của đời sống và sự hiện hữu, chúng ta cũng phải sẵn sàng sửa đổi và kiểm soát lại tư duy chúng ta trong sự soi dẫn của chân lý Kitô Giáo. Do đó, chúng ta mới có thể nói như các thánh nhân uyên bác của Giáo Hội: Tôi tin để có thể hiểu, và tôi hiểu để có thể tin.

Lời Trích

"Triết lý là sự am tường những gì hiện hữu, và là sự hiểu biết rõ ràng về chân lý; và hạnh phúc là phần thưởng của sự am tường và sự hiểu biết đó" (Thánh Justin, Ðối Thoại Với Trypho, 3)