Trang

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

FEBRUARY 01, 2016 : MONDAY OF THE FOURTH WEEK IN ORDINARY TIME

Monday of the Fourth Week in Ordinary Time
Lectionary: 323

An informant came to David with the report,
“The children of Israel have transferred their loyalty to Absalom.”
At this, David said to all his servants
who were with him in Jerusalem:
“Up! Let us take flight, or none of us will escape from Absalom.
Leave quickly, lest he hurry and overtake us,
then visit disaster upon us and put the city to the sword.”

As David went up the Mount of Olives, he wept without ceasing.
His head was covered, and he was walking barefoot.
All those who were with him also had their heads covered
and were weeping as they went.

As David was approaching Bahurim,
a man named Shimei, the son of Gera
of the same clan as Saul’s family,
was coming out of the place, cursing as he came.
He threw stones at David and at all the king’s officers,
even though all the soldiers, including the royal guard,
were on David’s right and on his left.
Shimei was saying as he cursed:
“Away, away, you murderous and wicked man!
The LORD has requited you for all the bloodshed in the family of Saul,
in whose stead you became king,
and the LORD has given over the kingdom to your son Absalom.
And now you suffer ruin because you are a murderer.”
Abishai, son of Zeruiah, said to the king:
“Why should this dead dog curse my lord the king?
Let me go over, please, and lop off his head.”
But the king replied: “What business is it of mine or of yours,
sons of Zeruiah, that he curses?
Suppose the LORD has told him to curse David;
who then will dare to say, ‘Why are you doing this?’”
Then the king said to Abishai and to all his servants:
“If my own son, who came forth from my loins, is seeking my life,
how much more might this Benjaminite do so?
Let him alone and let him curse, for the LORD has told him to.
Perhaps the LORD will look upon my affliction
and make it up to me with benefits
for the curses he is uttering this day.”
David and his men continued on the road,
while Shimei kept abreast of them on the hillside,
all the while cursing and throwing stones and dirt as he went.
Responsorial PsalmPS 3:2-3, 4-5, 6-7
R. (8a) Lord, rise up and save me.
O LORD, how many are my adversaries!
Many rise up against me!
Many are saying of me,
“There is no salvation for him in God.”
R. Lord, rise up and save me.
But you, O LORD, are my shield;
my glory, you lift up my head!
When I call out to the LORD,
he answers me from his holy mountain.
R. Lord, rise up and save me.
When I lie down in sleep,
I wake again, for the LORD sustains me.
I fear not the myriads of people
arrayed against me on every side.
R. Lord, rise up and save me.

Alleluia LK 7:16
R. Alleluia, alleluia.
A great prophet has arisen in our midst
and God has visited his people.
R. Alleluia, alleluia.
GospelMK 5:1-20
Jesus and his disciples came to the other side of the sea,
to the territory of the Gerasenes.
When he got out of the boat,
at once a man from the tombs who had an unclean spirit met him.
The man had been dwelling among the tombs,
and no one could restrain him any longer, even with a chain.
In fact, he had frequently been bound with shackles and chains,
but the chains had been pulled apart by him and the shackles smashed,
and no one was strong enough to subdue him.
Night and day among the tombs and on the hillsides
he was always crying out and bruising himself with stones.
Catching sight of Jesus from a distance,
he ran up and prostrated himself before him,
crying out in a loud voice,
“What have you to do with me, Jesus, Son of the Most High God?
I adjure you by God, do not torment me!”
(He had been saying to him, “Unclean spirit, come out of the man!”)
He asked him, “What is your name?”
He replied, “Legion is my name. There are many of us.”
And he pleaded earnestly with him
not to drive them away from that territory.

Now a large herd of swine was feeding there on the hillside.
And they pleaded with him,
“Send us into the swine. Let us enter them.”
And he let them, and the unclean spirits came out and entered the swine.
The herd of about two thousand rushed down a steep bank into the sea,
where they were drowned.
The swineherds ran away and reported the incident in the town
and throughout the countryside.
And people came out to see what had happened.
As they approached Jesus,
they caught sight of the man who had been possessed by Legion,
sitting there clothed and in his right mind.
And they were seized with fear.
Those who witnessed the incident explained to them what had happened
to the possessed man and to the swine.
Then they began to beg him to leave their district.
As he was getting into the boat,
the man who had been possessed pleaded to remain with him.
But Jesus would not permit him but told him instead,
“Go home to your family and announce to them
all that the Lord in his pity has done for you.”
Then the man went off and began to proclaim in the Decapolis
what Jesus had done for him; and all were amazed.


Meditation: "Tell them  how much the Lord has done for you"
Do you ever feel driven by forces beyond your strength? A man driven mad by the evil force of a legion found refuge in the one person who could set him free. A legion is no small force - but an army more than 5,000 strong! For the people of Palestine, hemmed in by occupied forces, a legion, whether spiritual or human, struck terror! Legions at their wildest committed unmentionable atrocities.Our age has also witnessed untold crimes and mass destruction at the hands of possessed rulers and their armies. 
What is more remarkable - the destructive force of this driven and possessed man - or the bended knee at Jesus' feet imploring mercy and release? God's word reminds us that no destructive force can keep anyone from the peace and safety which God offers to those who seek his help. A thousand may fall at your side, ten thousand at your right hand; but it will not come near you. ..Because you have made the Lord your refuge, the Most High your habitation (Psalm 91:7,9).
Jesus took pity on the man who was overtaken by a legion of evil spirits. The destructive force of these demons is evident for all who can see as they flee and destroy a herd of swine. After Jesus freed the demoniac the whole city came out to meet him. No one had demonstrated such power and authority against the forces of Satan as Jesus did. They feared Jesus as a result and begged him to leave them. Why would they not want Jesus to stay? Perhaps the price for such liberation from the power of evil and sin was more than they wanted to pay. Jesus is ready and willing to free us from anything that binds us and that keeps us from the love of God. Are you willing to part with anything that might keep you from his love and saving grace?
"Lord Jesus, unbind me that I may love you wholly and walk in the freedom of your way of life and holiness. May there be nothing which keeps me from the joy of living in your presence."
Daily Quote from the early church fathersThe God-Man beheld, by Gregory of Nazianzus (330 - 390 AD)
"Yes, he is recognized by demons (Luke 4:33-34, Mark 1:23-24), drives out demons (Matthew 8:16, Mark 1:34), drowns deep a legion of spirits (Matthew 8:32; Mark 5:9,13; Luke 8:30,33) and sees the prince of demons falling like lightning (Luke 10:18). He is stoned, yet not hit (John 8:59; 10:31,39); he prays yet he hears prayer (Matthew 8:13; Mark 1:35). He weeps (John 11:35), yet he puts an end to weeping (Luke 7:13; 8:522; 23:28). He asks where Lazarus is (John 11:34) - he was man; yet he raises Lazarus (John 11:43-44) - he was God." (excerpt from ORATION 29, ON THE SON 20)

MONDAY, FEBRUARY 1, MARK 5:1-20
Weekday

(2 Samuel 15:13-14, 30, 16:5-13; Psalm 3)

KEY VERSE: "Go home to your family and announce to them all that the Lord in his pity has done for you" (v 19).
TO KNOW: Jesus demonstrated the power of his word by calming the stormy sea with a simple command (Mk 4: 35-41). In the expulsion of the "unclean spirit," Jesus again showed the power of his word. In the pagan territory of the Gerasa ("Gadera" in Mt 8:28), Jesus encountered a man who was troubled in body and spirit. The demons showed their power in the superhuman strength of the man they possessed, They recognized Jesus as their enemy, and they tried to overpower him by invoking the divine name. Jesus was more powerful than the demons, and, with a word, he commanded the evil spirits to depart from the man. Jesus then sent the "legions" of demons (a pun on the Roman military) into a herd of swine, which were regarded as unclean by the Jews. The animals threw themselves into the turbulent sea. The people were seized with fear at this display of power, and they begged Jesus to leave the territory. In contrast, the healed man pleaded to be a disciple. Although Jesus usually restrained people from revealing his miraculous cures, he sent the man home to bear witness to his family.
TO LOVE: In this Year of Mercy, how have I given testimony of God's mercy toward me?
TO SERVE: Lord Jesus, remove any evil that has power over my life.

Monday 1 February 2016

Mon 1st. 2 Samuel 15:13-14, 30; 16:5-13. Lord, rise up and save me—Ps 3:2-8. Mark 5:1-20. 


It can be hard to believe in possession today due to our medical and psychological knowledge. 

Nevertheless many people are bound with unseen chains and are forced to live among lifeless places, which rob them of dignity and freedom. Perhaps I recognise areas in my life where I feel chained and lifeless. Like the demoniac in today’s Gospel do I recognise Jesus as the source of liberation in my life?

MINUTE MEDITATIONS 
Acknowledging Christ
Eye contact is more than a polite gesture - it is a simple yet meaningful acknowledgement of Christ in the other.


February 1
St. Ansgar
(801-865)

The “apostle of the north” (Scandinavia) had enough frustrations to become a saint—and he did. He became a Benedictine at Corbie, France, where he had been educated. Three years later, when the king of Denmark became a convert, Ansgar went to that country for three years of missionary work, without noticeable success. Sweden asked for Christian missionaries, and he went there, suffering capture by pirates and other hardships on the way. Fewer than two years later, he was recalled, to become abbot of New Corbie (Corvey) and bishop of Hamburg. The pope made him legate for the Scandinavian missions. Funds for the northern apostolate stopped with Emperor Louis’s death. After 13 years’ work in Hamburg, Ansgar saw it burned to the ground by invading Northmen; Sweden and Denmark returned to paganism.
He directed new apostolic activities in the North, traveling to Denmark and being instrumental in the conversion of another king. By the strange device of casting lots, the king of Sweden allowed the Christian missionaries to return.
Ansgar’s biographers remark that he was an extraordinary preacher, a humble and ascetical priest. He was devoted to the poor and the sick, imitating the Lord in washing their feet and waiting on them at table. He died peacefully at Bremen, Germany, without achieving his wish to be a martyr.
Sweden became pagan again after his death, and remained so until the coming of missionaries two centuries later.


Story:


One of his followers was bragging about all the miracles the saint had wrought. Ansgar rebuked him by saying, "If I were worthy of such a favor from my God, I would ask that he grant me this one miracle: that by his grace he would make of me a good man."

Comment:

History records what people do, rather than what they are. Yet the courage and perseverance of men and women like Ansgar can only come from a solid base of union with the original courageous and persevering Missionary. Ansgar’s life is another reminder that God writes straight with crooked lines. Christ takes care of the effects of the apostolate in his own way; he is first concerned about the purity of the apostles themselves.
Patron Saint of:

Denmark

LECTIO DIVINA: MARK 5,1-20
Lectio Divina: 
 Monday, February 1, 2016
Ordinary Time

1) Opening prayer
Lord our God,
help us to love you with all our hearts
and to love all men as you love them.
We ask this through our Lord Jesus Christ, your Son,
who lives and reigns with you and the Holy Spirit,
on God, for ever and ever. Amen.

2) Gospel Reading - Mark 5, 1-20
They reached the territory of the Gerasenes on the other side of the lake, and when he disembarked, a man with an unclean spirit at once came out from the tombs towards him. The man lived in the tombs and no one could secure him any more, even with a chain, because he had often been secured with fetters and chains but had snapped the chains and broken the fetters, and no one had the strength to control him. All night and all day, among the tombs and in the mountains, he would howl and gash himself with stones.
Catching sight of Jesus from a distance, he ran up and fell at his feet and shouted at the top of his voice, 'What do you want with me, Jesus, son of the Most High God? In God's name do not torture me!' For Jesus had been saying to him, 'Come out of the man, unclean spirit.' Then he asked, 'What is your name?' He answered, 'My name is Legion, for there are many of us.' And he begged him earnestly not to send them out of the district.
Now on the mountainside there was a great herd of pigs feeding, and the unclean spirits begged him, 'Send us to the pigs, let us go into them.' So he gave them leave. With that, the unclean spirits came out and went into the pigs, and the herd of about two thousand pigs charged down the cliff into the lake, and there they were drowned.
The men looking after them ran off and told their story in the city and in the country round about; and the people came to see what had really happened. They came to Jesus and saw the demoniac sitting there -- the man who had had the legion in him -- properly dressed and in his full senses, and they were afraid. And those who had witnessed it reported what had happened to the demoniac and what had become of the pigs. Then they began to implore Jesus to leave their neighbourhood.
As he was getting into the boat, the man who had been possessed begged to be allowed to stay with him. Jesus would not let him but said to him, 'Go home to your people and tell them all that the Lord in his mercy has done for you.' So the man went off and proceeded to proclaim in the Decapolis all that Jesus had done for him. And everyone was amazed.

3) Reflection
• In today’s Gospel, we meditate on a long text on the expulsion of a devil which was called Legion and which oppressed and tortured a person. Today there are many people who use the texts of the Gospel which speak of the expulsion of the devils or impure spirits in order to frighten others. This is a sin! Mark does the opposite. As we will see, he associates the action of power of evil to four things: a) With the cemetery, the place of the dead. Death which kills life! b) With the pork which was considered an unclean animal. The impurity which separates from God! c) With the sea, which was considered as a symbol of the chaos which existed before creation. Chaos which destroys nature . d) with the word Legion, a name given to the army of the Roman Empire. The empire which oppresses and exploits people. Well, Jesus overcomes the power of evil in these four points. The victory of Jesus had a very great outreach for the community of the years 70’s, the time in which Mark wrote his Gospel. These communities lived being persecuted by the Roman Legions, the ideology of which manipulated the popular beliefs concerning the devils in order to frighten people and to obtain submission from them.
• The power of evil oppresses, ill-treats and alienates persons. The initial verses describe the situation of the people before the arrival of Jesus. In the way of describing the behaviour of the possessed person, Mark associates the power of evil to the cemetery and to death. It is a power without any purpose, threatening, without control and destructor which makes everybody afraid. It deprives the person of conscience, of self control and of autonomy.
• In the presence of Jesus the power of evil disintegrates itself, and breaks into fragments. In the way of describing the first contact between Jesus and the possessed man, Mark stresses the total lack of proportion that exists! The power which at the beginning seemed to be very strong, melts and is broken, fragmented before Jesus. The man falls on his knees, asks not to be expelled from that district and finally says its name is Legion. With this name, Mark associates the power of evil with the political and military power of the Roman Empire which dominated the world through itsLegions. 
• The power of evil is impure and has no autonomy nor consistency. The devil has no power in its movements. He only manages to enter into the pigs with the permission of Jesus! Once he has entered into the pigs, they charged down the cliff into the sea. There were 2000! According to the people the pig was a symbol of impurity, the impurity which prevented the human being to enter into relationship with God and to feel accepted by Him. The sea was the symbol of chaos which existed before creation and which according to the belief of the time, threatened life. This episode of the pigs which threw themselves into the sea is strange and difficult to understand, but the message is sufficiently clear: before Jesus the power of evil has no autonomy nor consistency. The one who believes in Jesus has already overcome the power of evil and should not be afraid, should have no fear!
• The reaction of the people of the place. On the advice of the herdsmen who took care of the pigs, the people of the place ran to see the man who had been liberated from the power of evil, now “in his full senses”. But the Legion entered the pigs! And for this reason they ask Jesus to leave. For them, in fact, the pigs were more important than the human person who had just returned to be himself. The same thing happens today: the neo-liberal system gives very little importance to persons. What is important for it is gain!
• To announce the Good News means to announce “what the Lord has done for you!”. The man who was liberated wanted to “follow Jesus”, but Jesus tells him: “Go home to your people and tell them all that the Lord in his mercy has done for you”. Mark addressed this phrase of Jesus to the communities and to all of us. For the majority of us “to follow Jesus” means: “Go to your house, to your people, announce to them what the Lord has done for you!”

4) Personal questions
• Which point of this text pleased or struck you the most? Why?
• The man who was cured wanted to follow Jesus. But he should remain at home and tell everybody what Jesus has done for him. What has Jesus done for you which can be told to others?

5) Concluding Prayer
Yahweh, what quantities of good things
you have in store for those who fear you,
and bestow on those who make you their refuge,
for all humanity to see. (Ps 31,19)


01-02-2016 : THỨ HAI - TUẦN IV THƯỜNG NIÊN

01/02/2016
Thứ Hai tuần 4 thường niên.


Bài Ðọc I (Năm II): 2 Sm 15, 13-14. 30; 16, 5-13a
"Chúng ta hãy trốn khỏi Absalon. Hãy để Sêmê nguyền rủa theo lệnh của Chúa".
Trích sách Samuel quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, có kẻ đến báo tin cho Ðavít rằng: "Toàn dân Israel hết lòng theo Absalon. Ðavít liền nói cùng các cận thần của ông ở Giêrusalem rằng: "Hãy chỗi dậy, chúng ta trốn đi, vì chúng ta không sao thoát khỏi tay Absalon. Các ngươi hãy ra mau đi, kẻo nó đến bắt chúng ta, gây tai hại cho chúng ta và dùng gươm giết hết dân thành". Ðavít trèo lên núi Cây Dầu, ông vừa leo vừa khóc lóc, đi chân không, đầu phủ khăn. Toàn dân theo ông cũng trùm đầu, vừa leo vừa khóc. Vậy vua Ðavít đến Bahumrim. Và này xuất hiện một người thuộc dòng họ Saolê, tên là Sêmê, con ông Giêra. Anh ta vừa đi vừa nguyền rủa, rồi ném đá Ðavít và những cận vệ của vua. Toàn thể dân chúng và tất cả binh sĩ đều đi hai bên tả hữu nhà vua. Vậy Sêmê nguyền rủa nhà vua rằng: "Hỡi kẻ khát máu, người của Bêlial, xéo đi, xéo đi! Chúa đã đổ trên đầu ngươi tất cả máu của nhà Saolê mà ngươi đã tiếm vị. Thiên Chúa đã trao vương quốc vào tay Absalon, con ngươi. Này tai hoạ hành hạ ngươi, vì ngươi là một tên khát máu". Bấy giờ Abisai con trai của Sarvia, tâu vua rằng: "Cớ sao thằng chó chết này nguyền rủa đức vua tôi? Ðể tôi đi lấy đầu nó". Vua phán rằng: "Hỡi con của Sarvia, Ta với khanh có liên hệ gì đâu? Cứ để mặc nó nguyền rủa. Vì Chúa bảo nó: 'Hãy nguyền rủa Ðavít', ai dám hỏi nó: 'Tại sao ngươi hành động như vậy?'" Và Ðavít nói với Abisai và toàn thể các cận vệ rằng: "Kìa, con trai bởi lòng ta sinh ra, mà còn tìm giết ta, phương chi con của Giêmini đây. Hãy để nó nguyền rủa theo lệnh Chúa. Biết đâu Chúa sẽ nhìn thấy nỗi khổ tâm của ta, và hôm nay, Người sẽ đổi lời dữ ra hạnh phúc cho ta". Ðavít và các cận vệ của ông cứ tiếp tục đi.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 3, 2-3. 4-5. 6-7
Ðáp: Lạy Chúa! Xin Chúa đứng lên, xin cứu vớt con! (c. 8).
Xướng: 1) Thân lạy Chúa, nhiều thay người bách hại con, nhiều thay người nổi dậy chống con. Về con, nhiều kẻ thốt ra lời: "Hết trông hắn được Chúa trời cứu độ". - Ðáp.
2) Nhưng, lạy Chúa, Chúa là thuẫn hộ thân con, là vinh quang con, Chúa cho con ngẩng đầu lên. Con lên tiếng kêu cầu tới Chúa, và Chúa đã nghe con từ núi thánh của Ngài. - Ðáp.
3) Con nằm xuống và đã ngủ ngon, rồi thức khoẻ vì Chúa đỡ nâng con. Con không kinh hãi ức triệu người ở chung quanh đồn trú hại con. Lạy Chúa! Xin Chúa đứng lên, xin cứu vớt con! - Ðáp.


Alleluia: Tv 129, 5
Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 5, 1-20
"Hỡi thần ô uế, hãy ra khỏi người này".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu và các môn đệ sang bờ biển bên kia, đến địa hạt Giêrasa. Chúa Giêsu vừa ở thuyền lên, thì một người bị quỷ ô uế ám từ các mồ mả ra gặp Người. Người đó vẫn ở trong các mồ mả mà không ai có thể trói nổi, dù dùng cả đến dây xích, vì nhiều lần người ta đã trói anh ta, gông cùm xiềng xích lại, nhưng anh ta đã bẻ gãy xiềng xích, phá gông cùm, và không ai có thể trị nổi anh ta. Suốt ngày đêm anh ta ở trong mồ mả và trong núi, kêu la và lấy đá rạch mình mẩy. Thấy Chúa Giêsu ở đàng xa, anh ta chạy đến sụp lạy Người và kêu lớn tiếng rằng: "Hỡi ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, ông với tôi có liên hệ gì đâu? Vì danh Thiên Chúa, tôi van ông, xin chớ hành hạ tôi". Nhưng Chúa Giêsu bảo nó rằng: "Hỡi thần ô uế, hãy ra khỏi người này". Và Người hỏi nó: "Tên ngươi là gì?" Nó thưa: "Tên tôi là cơ binh, vì chúng tôi đông lắm". Và nó nài xin Người đừng trục xuất nó ra khỏi miền ấy.
Gần đó, có một đàn heo đông đảo đang ăn trên núi, những thần ô uế liền xin Chúa Giêsu rằng: "Hãy cho chúng tôi đến nhập vào đàn heo". Và Chúa Giêsu liền cho phép. Các thần ô uế liền xuất ra và nhập vào đàn heo, rồi cả đàn chừng hai ngàn con lao mình xuống biển và chết đuối. Những kẻ chăn heo chạy trốn và loan tin đó trong thành phố và các trại. Người ta liền đến xem việc gì vừa xảy ra. Họ tới bên Chúa Giêsu, nhìn thấy kẻ trước kia bị quỷ ám ngồi đó, mặc quần áo và trí khôn tỉnh táo, và họ kinh hoảng. Những người đã được chứng kiến thuật lại cho họ nghe mọi sự đã xảy ra như thế nào đối với người bị quỷ ám và đàn heo. Họ liền xin Chúa Giêsu rời khỏi ranh giới họ. Khi Người xuống thuyền, kẻ trước kia bị quỷ ám xin theo Người. Nhưng người không cho mà rằng: "Con hãy về nhà với thân quyến, và loan truyền cho họ biết những gì Thiên Chúa đã làm cho con và đã thương con". Người đó liền đi và bắt đầu tuyên xưng trong miền thập tỉnh, tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm cho anh ta, và mọi người đều thán phục.
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Số Phận Của Chúa Giêsu
Người Do thái thời Chúa Giêsu có một cái nhìn rất miệt thị đối với dân ngoại, họ xem dân ngoại là những kẻ sống dưới ách nô lệ của ma quỷ, do đó cũng cư trú trong những vùng nhơ bẩn chẳng kém gì bãi tha ma. Nhưng đối với Chúa Giêsu, ranh giới giữa Do thái và dân ngoại không còn nữa. Ngài không chỉ đến với dân Do thái, mà cả với dân ngoại nữa. Chính cho dân ngoại mà Chúa Giêsu cũng mang ơn cứu độ đến, và ơn cứu độ ấy được thánh Marcô mô tả bằng những hình ảnh rất sống động: Chúa Giêsu trục xuất cả một đạo binh ma quỉ ra khỏi người bị quỉ ám, nguyên một bầy heo lao mình xuống biển. Tin Mừng được loan báo cho dân ngoại qua miệng người vừa được chữa lành.
Thế nhưng, sự thành công của Chúa Giêsu dưới cái nhìn của Marcô thật là yếu ớt. Dường như tất cả những người mà Ngài tìm đến đều có thái độ dè dặt đối với Ngài. Chỉ có ma quỉ là kẻ duy nhất biết rõ Ngài là ai nhưng chẳng bao giờ có thể hoán cải được nữa. Các luật sĩ và biệt phái thì càng lúc càng tỏ ra chai lỳ, bà con thân thuộc thì chỉ nhìn về Ngài với những tính toán vụ lợi, đám đông dân chúng thì không nhận ra được ý nghĩa đích thực của sứ mệnh thiên sai của Ngài, còn dân ngoại thì nài nỉ Ngài quay trở lại quê hương Ngài để họ khỏi phải mang họa vào thân, và khi Chúa Giêsu chiến thắng được ma quỉ, thì đó cũng là lúc loài người tẩy chay Ngài. Trong một tình thế bi đát như vậy, cái chết trên Thập giá là chuyện tất yếu đối với Chúa Giêsu. Trong cái nhìn của Marcô, mỗi cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người đương thời của Ngài là một tiên báo vê cuộc tử nạn của Ngài, Ngài là một con người triền miên bị khước từ.
Suy nghĩ về số phận của Chúa Giêsu, chúng ta cũng được mời gọi nhìn lại thân phận của người Kitô hữu chúng ta trong trần thế. Là môn đệ Chúa Giêsu, là chấp nhận lội ngược dòng. Không thể đi theo Chúa Giêsu mà lại sống theo triết lý: người ta sao, tôi vậy. Làm chứng cho Ðấng đã từng bị khước từ, người Kitô hữu bị khước từ đã đành, mà ngay cả khi phục vụ một cách vô vụ lợi, họ cũng không hẳn được người đời thương mến. Nói như thánh Phaolô: bổ khuyết những gì còn thiếu trong cuộc Tử nạn của Chúa Giêsu, đó là số phận của người Kitô hữu trong trần thế này.
Nguyện xin Chúa ban thêm can đảm và sức mạnh, để chúng ta kiên trì trong mọi khô đau vì Danh Ngài.
Veritas Asia



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần 4 TN
Bài đọc: II Sam 15:13-14, 30, 16:5-13a; Mk 5:1-20.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Gian nan thử luyện đức tin.
Cuộc đời con người là bãi chiến trường chống lại ba kẻ thù: ma quỉ, thế gian, và xác thịt. Để chống lại ba kẻ thù nặng ký này, con người cần luyện tập để có một đức tin vững mạnh nơi Thiên Chúa. Để luyện tập đức tin, con người cần có những gian nan thử thách, bắt đầu từ những thử thách nhỏ, dần dần tới chỗ to lớn hơn. Nếu phải đương đầu ngay với thử thách to lớn, con người sẽ ngã quị ngay.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh việc thử luyện đức tin. Trong Bài đọc I, năm chẵn, David phải đương đầu với rất nhiều thử thách trong gia đình cũng như ngoài xã hội sau khi phạm tội; nhưng ông vẫn kiên nhẫn tỏ lòng ăn năn sám hối. Ông hy vọng Thiên Chúa sẽ đoái thương nhìn tới và tha thứ tội lỗi cho ông. Trong Phúc Âm, một người hầu như đã hoàn toàn bị điều khiển bởi quyền lực của quỉ thần, được Chúa Giêsu chữa lành. Sau khi đã được giải thoát, anh muốn đi theo làm môn đệ Chúa; nhưng Ngài truyền cho anh ở lại địa phương, và loan truyền cho dân chúng biết những gì Ngài đã làm cho anh.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
2/ Bài đọc I (năm chẵn): "Lòng người Israel đã theo Absalom."
2.1/ Những nỗi khổ của vua David: Truyền thống Đông phương tin thứ tự của việc cai trị bắt đầu từ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nếu con người chưa tu thân, họ không thể tề gia, trị quốc hay bình thiên hạ. Trường hợp của vua David là một ví dụ cho tiến trình này.
(1) Bị dằn vặt vì tội lỗi: Trong một giây phút yếu lòng, David đã để cho tình dục thống trị và đã ăn nằm với bà Batsheba. Từ tội này kéo qua tội khác, ông đã phạm tội giết Uriah, chồng bà Batsheba để chạy tội và đoạt vợ người, bằng cách truyền cho Joab gởi Uriah ra tuyến đầu mà không có đủ sức mạnh hậu thuẫn để ông phải tử thương. Tất cả những việc làm mờ ám của David không thoát khỏi con mắt Thiên Chúa, Đấng nhìn thấu tâm can; Ngài sai ngôn sứ Nathan đến phơi bày tội lỗi của David. Tuy Ngài hứa sẽ tha tội; nhưng David phải chịu mọi hình phạt.
(2) Xáo trộn gia đình: Vì đã mang tội ngoại tình, David không thể phân xử công minh khi con vua là Amnon hãm hiếp em cùng cha khác mẹ của mình là Tamar, em ruột của Absalom. Khi thấy vua cha không làm gì cả, Absalom tức giận nên đã bày mưu giết Amnon. Từ đó, mối hận thù giữa hai cha con ngày càng thêm nặng. Trong trình thuật hôm nay, David phải chạy trốn Absalom, vì nghe tin "lòng người Israel đã theo Absalom."
(3) Xáo trộn quốc gia: Từ xáo trộn gia đình dẫn tới xáo trộn quốc gia. Vua David bảo toàn thể triều thần ở với vua tại Jerusalem: "Đứng lên! Chúng ta chạy trốn đi, vì chúng ta sẽ không thoát được Absalom. Đi cho mau, kẻo chẳng mấy chốc nó đuổi kịp chúng ta, giáng tai hoạ xuống chúng ta và dùng lưỡi gươm giết dân thành." Vua David lên dốc Cây Olive, vừa lên vừa khóc, đầu trùm khăn, chân đi đất, và toàn dân đi với vua ai cũng đầu trùm khăn, vừa lên vừa khóc.
2.2/ Chỉ có David là người hiểu rõ lý do của tất cả sự việc.
(1) Vua David bị Shimei nguyền rủa: Khi vua David chạy trốn đến Bahurim, có một người tên là Shimea, con ông Gera, thuộc cùng một thị tộc với nhà Saul. Y vừa đi ra vừa nguyền rủa và ném đá vào vua David và tất cả bề tôi vua, mặc dầu có toàn thể quân đội và toàn thể các dũng sĩ ở bên phải và bên trái vua. Shimea nguyền rủa vua David: "Cút đi, cút đi, tên khát máu, thằng vô lại! Đức Chúa đã đổ xuống đầu mày tất cả máu của nhà Saul, người đã bị mày chiếm ngôi, và Đức Chúa đã trao vương quyền vào tay Absalom, con mày. Và này, mày phải tai hoạ, vì mày là tên khát máu!"
(2) David biết bàn tay Thiên Chúa trong những việc đang xảy ra: Thấy sự việc xảy ra, ông Abishai thưa với vua: "Tại sao thằng chó chết này dám nguyền rủa đức vua là chúa thượng tôi? Xin cho tôi qua chặt đầu nó!" David trả lời: "Chuyện của ta can gì đến các ngươi, Nếu nó nguyền rủa và nếu Đức Chúa bảo nó: "Hãy nguyền rủa David," thì ai dám hỏi: "Tại sao mày làm như thế?" Rồi vua David nói với ông Abishai và tất cả bề tôi: "Này con trai ta, do chính ta sinh ra mà còn tìm hại mạng sống ta, huống chi là tên Benjamin này! Cứ để nó nguyền rủa, nếu Đức Chúa đã bảo nó. May ra Đức Chúa sẽ đoái nhìn đến nỗi khổ cực của ta và Đức Chúa sẽ trả lại cho ta hạnh phúc, thay vì lời nguyền rủa của nó hôm nay."
3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu giải thoát một người khỏi làm nô lệ cho quỉ thần.
3.1/ Người bị quỉ ám sống trong nghĩa trang: Gerasa là Kursi ngày nay, nằm phía bên kia của Biển Hồ. Vùng này có rất nhiều núi đá, thích hợp cho việc chôn cất người chết. Hiện nay, còn rất nhiều dấu vết của mồ mả. Như đã đề cập đến trong bài trước, nghĩa trang là chỗ ở của quỉ thần, và đêm tối là thời gian hoạt động của họ. Khi Chúa Giêsu đã dùng quyền năng để truyền cho sóng biển phải im lặng để sang tới vùng đất của dân Gerasa; người lại dùng quyền năng để giải thoát một người khỏi làm nô lệ cho quỉ thần.
3.2/ Chúa Giêsu đương đầu với quyền lực của quỉ thần: Cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và thần ô uế cho chúng ta thấy quyền lực của quỉ thần trên con người. Có lúc người bị quỉ ám xưng mình là tôi: "Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi!" Có lúc, anh xưng mình là chúng tôi: “Tên tôi là đạo binh, vì chúng tôi đông lắm.” Một đạo binh của quân đội Rôma có khỏang 6,000 binh lính; điều này xác định con người có thể bị giam giữ bởi rất nhiều quỉ thần. Việc quỉ thần xin cho nhập vào đàn heo có khỏang chừng 2,000 con cũng là một bằng chứng cho thấy số đông của quỉ thần.
3.3/ Chúa Giêsu đương đầu với cám dỗ của thế gian: Với một phép lạ như thế, một người chờ đợi dân làng sẽ mừng vui và mời Chúa Giêsu ở lại với họ; nhưng phản ứng của dân Gerasa hoàn toàn ngược lại. Họ không muốn thay đổi vì đã quá quen với quỉ thần: “Họ đến cùng Đức Giêsu và thấy kẻ bị quỷ ám ngồi đó, ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo, chính người này đã bị đạo binh quỷ nhập vào. Họ phát sợ.” Thay vì phải sợ quyền lực của quỉ thần, họ sợ Người có quyền lực trên quỉ thần! Họ coi của cải vật chất hơn linh hồn con người: Họ không muốn phải hy sinh của cải vật chất, cho dù cứu được một mạng người. Họ lên tiếng nài xin Người rời khỏi vùng đất của họ.

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Đức tin là quà tặng quí giá Thiên Chúa ban để giúp chúng ta chiến đấu chống lại ba thù. Nếu không có đức tin, chúng ta không thể đứng vững trước những gian nan của cuộc đời.
- Để có một đức tin vững mạnh, chúng ta cần luyện tập. Gian nan không thể thiếu để giúp chúng ta luyện tập đức tin.
- Tội lỗi không chỉ mang đến những đau khổ cho cá nhân; nhưng còn làm thiệt hại đến gia đình, quốc gia và xã hội.
- Chúng ta cần luyện tập đức tin mỗi ngày và bắt đầu bằng vượt qua những gian nan thử thách nhỏ. Nếu không chịu luyện tập, chúng ta không thể nào đương đầu với gian nan thử thách lớn sẽ đến trong cuộc đời.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP

01/02/16 THỨ HAI TUẦN 4 TN
Mc 5,1-20


Suy niệm: Mọi người đều được mời gọi sống ơn Chúa kêu gọi mình. Người thì sống đời độc thân, người thì sống đời tu trì, đa số thì sống đời gia đình. Tuy rằng hình thức đời sống có khác nhau, nhưng tất cả mọi đời sống đều cùng chung một mục tiêu như Chúa Giê-su đã nói, đó là phải ‘mang lại hoa trái’. Tin Mừng hôm nay thuật lại, người bị quỷ ám được Chúa chữa lành ước muốn được ở với Chúa như các tông đồ, muốn đi theo Chúa trên từng cây số trong vùng Pa-lét-tin, muốn ‘đi phượt’ với Chúa đến vùng thôn quê ra vùng thành thị như một người ‘không có nơi gối đầu’, không phải bằng xe máy, mà bằng đôi chân trần. Nhưng anh bất ngờ khi nghe Chúa nói với anh, “về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh”. Anh khám phá ra rằng, để sinh hoa trái thiêng liêng, điều cốt yếu không phải khăng khăng làm điều anh muốn, mà là tìm điều Chúa muốn. Và điều Chúa muốn anh thực hiện là chia sẻ kinh nghiệm về lòng Chúa thương xót cho người trong gia đình của mình. Một khi anh chia sẻ kinh nghiệm đức tin như thế, anh đã đã sinh hoa trái thiêng liêng trong gia đình của anh rồi.
Mời Bạn: Nhiều người đang quên mất bổn phận về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm. Bạn quyết tâm gì khi nghe lời Chúa hôm nay?
Sống Lời Chúa: Kể cho người thân trong gia đình nghe một kinh nghiệm Chúa yêu thương bạn hay gia đình bạn.
Cầu nguyện: Đọc kinh Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Tên tôi là đạo binh 

Suy nim:
Trừ quỷ là việc Đức Giêsu vẫn hay làm. 
Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện Ngài trừ quỷ ở vùng đất dân Ngoại. 
Tài kể chuyện của Máccô được thể hiện rõ nét qua bài Tin Mừng này. 
Hiếm khi có câu chuyện sống động và ly kỳ đến thế!
Đức Giêsu và các môn đệ vượt biển để đến vùng đất Ghêrasa. 
Vừa ra khỏi thuyền thì gặp ngay người bị ám bởi thần ô uế. 
Anh sống ở nơi mồ mả, nơi thường được coi  là chỗ ở của quỷ ma. 
Anh mạnh ghê gớm đến nỗi không xiềng xích nào có thể kiềm chế được. 
Sống cô độc, đe dọa người khác, tự hành hạ và làm hại chính bản thân, 
đó là thân phận bi đát mà anh không sao thoát khỏi (cc. 3-5). 
Rõ ràng anh hoàn toàn bị quỷ dữ chiếm đoạt, chẳng còn chút tự do. 
Nhưng lạ thay, chính anh lại chạy đến với Đức Giêsu để gặp Ngài. 
Quỷ dữ nơi anh biết rõ Đức Giêsu là ai, là Con Thiên Chúa Tối Cao. 
Nhưng cái biết đó lại khiến nó phải run sợ xin Ngài đừng hành hạ (c. 7).
Quỷ dữ biết danh tánh của Đức Giêsu, nhưng không chế ngự được Ngài. 
Bây giờ Ngài bắt nó phải khai danh tánh của nó, trước khi Ngài hành động. 
Hóa ra đây không phải là một quỷ, mà là một lũ quỷ đông đảo (c. 9). 
Đạo binh quỷ này khẩn khoản xin Đức Giêsu một ơn, 
đó là chỉ đuổi chúng ra khỏi người này, chứ đừng đuổi ra khỏi vùng này, 
vì chúng hy vọng sẽ tìm được một con mồi khác (c. 10). 
Đạo binh thần ô uế xin được nhập vào đàn heo vốn bị coi là ô uế. 
Sự đồng ý của Đức Giêsu khiến toàn bộ những gì ô uế bị hủy diệt. 
Ngài đã thanh tẩy chẳng những anh bị quỷ ám, mà cả vùng anh ở nữa.
Khi người bị quỷ ám được tự do, anh ấy trở nên khác xưa. 
Anh ngồi đó, ăn mặc hẳn hoi, trí khôn tỉnh táo (c. 15). 
Người dân trong vùng khiếp sợ nên xin Đức Giêsu đi khỏi đất của họ. 
Chỉ có anh vừa được trừ quỷ là xin ở với Ngài như môn đệ (c. 18). 
Nhưng ơn gọi làm môn đệ phải đến từ Thầy Giêsu. 
Ngài khuyên anh nên về nhà, ở lại vùng đất của mình, 
để loan báo mọi điều Chúa đã làm cho anh và thương xót anh (c. 19). 
Anh đã vâng lời và trở nên người loan báo về Đức Giêsu nơi dân Ngoại. 
Đối với anh, Đức Giêsu chính là Chúa.
Thế giới chúng ta sống thì văn minh hơn, khoa học hơn, hạnh phúc hơn, 
nhưng vẫn không thiếu cảnh những người sống như bị ám, như bị ma nhập. 
Có những người sống trong cô độc và trở nên nguy hiểm cho tha nhân. 
Có những kẻ tự giết mình từng ngày trước khi tự tử. 
Tru tréo và lấy đá rạch mình không phải là chuyện hiếm (c. 5). 
Ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo 
là niềm mơ ước của biết bao gia đình có người thân bị bệnh. 
Bệnh tâm thần là căn bệnh mà ít nhiều chúng ta đều dễ mắc. 
Lắm khi con người thấy bó tay, không tự mình giải thoát mình được. 
Xin Chúa Giêsu tiếp tục trừ quỷ cho chúng ta, cho vùng đất chúng ta sống. 
Xin Ngài tiếp tục tẩy trừ sự ô uế đang thao túng ở lòng con người.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
ai trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.
Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự :
tự do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim,
tự do trước những thành kiến của trí tuệ.
Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,
để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,
để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,
khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,
khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng,
để chúng con được tự do bay cao.
 

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG HAI
Sức Mạnh Giấu Ẩn Trong Sự Bất Lực
Thiên Chúa hiện diện ở giữa mọi nền văn hóa của con người, bởi vì Ngài hiện diện nơi chính con người – là tạo vật mà Ngài đã dựng nên theo hình ảnh Ngài. Thiên Chúa không ngừng hiện diện nơi những ai – bằng kinh nghiệm và bằng cảm hứng của mình – đóng góp vào việc hình thành những giá trị, những tập tục và những cơ chế làm nên di sản văn hóa của toàn thế giới này.
Nhưng vị Vua Vinh Hiển còn muốn đi vào trong những nền văn hóa này bằng một cách thế trọn vẹn hơn nữa. Ngài muốn đi vào trong cung lòng của bất cứ ai sẵn sàng mở rộng để đón nhận Ngài: “Hỡi cửa đền, hãy cất cao lên! Cao lên nữa, hỡi cửa đền cổ kính, để Đức Vua vinh hiển ngự vào!” Trong biến cố dâng Đức Giêsu vào đền thờ, Thiên Chúa đã vào đền thánh của Ngài trong tư cách là “Vua Vinh Hiển”.
Nhưng – “Đức Vua vinh hiển đó là ai?” (Tv 24, 7 – 8). Lễ Dâng Chúa Giê-su Vào Đền Thờ trao cho chúng ta câu trả lời. Chúng ta nhìn ngắm Maria và Giu-se ẵm một hài nhi vào đền thờ Giê-ru-sa-lem. Hôm ấy là bốn mươi ngày sau biến cố hài nhi chào đời.
Và hai người đã trình diện hài nhi cho các tư tế trong đền thờ để chu toàn lề luật. Nhưng, với thái độ tuân phục ấy, hai người đang chu toàn một cái gì đó còn hơn cả lề luật. Mọi sấm ngôn thuở xưa giờ đây đang được hiện thực trọn vẹn, vì Maria và Giu-se đang mang vào đền thờ “ánh sáng của mọi dân tộc.”
Thiên Chúa đi vào đền thánh không phải trong tư cách của một đấng quyền lực mạnh mẽ, nhưng là trong dáng dấp của một em bé trên đôi cánh tay mẹ mình. Vua Vinh Hiển không đến trong uy phong lẫm liệt của nhân loại, không rình rang đình đám ồn ào. Ngài không gây giật gân, khiếp hãi. Ngài vào đền thờ vẫn với cung cách như khi Ngài vào thế giới: là một bé thơ. Ngài vào đền thờ trong lặng lẽ, nghèo hèn, và hiện diện với Ngài là những kẻ nghèo hèn và những người khôn ngoan.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


01 Tháng Hai
Rừng Mắm
Trong một chuyện ngắn mang tựa đề "Rừng Mắm", cố văn sĩ Bình Nguyên Lộc đã giải thích về ích lời của cây mắm qua mẩu đối thoại sau đây giữa hai ông cháu:
- Cây mắm sao con không nghe nói đến bao giờ?
- Con không nghe nói vì cây mắm không dùng được để làm gì hết, cho đến làm củi chụm lửa cũng không được nữa là.
- Vậy trời sinh nó làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sinh ra hằng hà sa số như là cỏ vậy?
Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước, phù sa là đất bùn mềm lũn và không bao giờ thành đất thịt để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một mai kia, cây mắm sẽ ngã rạp, giống tràm sẽ nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được. Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, Ông cụ vịn vai nó nói tiếp: "Ông với tía, má con là cây mắm, chân giam trong bùn. Ðời con là tràm, chân vẫn còn lắm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. Ðời cây mắm tuy vô ích nhưng không uổng đâu con".
Mỗi lần nhìn lại thời gian đã qua, chúng ta thường tự hỏi: "Tôi đã làm gì được cho tôi, cho quê hương, cho Giáo Hội?". Ý nghĩ về sự vô tích sự của mình có thể tạo nên trong tâm hồn chúng ta mỗi chua xót, đắng cay, thất vọng.
Chúng ta hãy nhìn lại của đất phù sa và cây mắm trong câu chuyện trên đây. Cần phải có cây mắm, đất phù sa mới trở thành đất thịt, để rồi từ đó cây tràm và các laọi câu khác mới có thể mọc lên.
Mỗi một người sinh ra trên cõi đời này, dù tàn tật, dù dốt nát và xấu xa đến đâu, cũng có thể là một thứ cây mắm, cây tràm để cho đất đai trở thành màu mỡ, nhờ đó những cây ăn trái mới có thể vươn lên.
Ước gì ý nghĩa ấy giúp chúng ta có một cái nhìn lạc quan hơn về quá khứ, về chính bản thân của chúng ta. Trong Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, mỗi người đều có một chỗ đứng trong lịch sử nhân loại và đều có một giá trị bổ túc cho những thiếu sót của người khác.
Với ý nghĩ ấy, còn tâm tình nào xứng hợp hơn trong giây phút này cho bằng tri ân, cảm mến đối với Thiên Chúa Tình Yêu? Cảm tạ Ngài đã tạo dựng nên chúng ta, cảm tạ ngài đã ban chúng ta được phục vụ Ngài, cảm tạ Ngài đã cho chúng ta được hữu dụng trong Tình Yêu Quan Phòng của ngài.
(Lẽ Sống)


SỐNG LỜI CHÚA MỖI NGÀY
NĂM THÁNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Thứ Hai, 1 tháng 2 – Tuần IV Thường Niên
2 Sa-mu-en 15,13-14.30;16,5-13a · Thánh Vịnh 3,2-3.4-5.6-7
Mác-cô 5,1-20

Bỏ Lỡ Ân Sủng

Những người chứng kiến đã kể lại cho họ nghe việc đã xảy ra thế nào cho người bị quỷ ám và chuyện bầy heo. Bấy giờ họ lên tiếng nài xin Người rời khỏi vùng đất của họ. Mác-cô 5,16-17

          Chỗ tôi ở có một mỏ đá rất nổi tiếng. Cách đây không lâu, tôi đến đó tham dự một lễ hội được tổ chức hằng năm. Và để chuẩn bị cho lễ hội, các nghệ nhân điêu khắc đã dành cả tuần để đục đẽo một tảng đá.
          Một nghệ nhân đã giải thích cho chúng tôi cách ông dành thời gian để đục đẽo một hình nút thắt rất phức tạp. Để tạo được cái nút thắt đó, ông đã phải nghiên cứu một cách tỉ mỉ và hầu như phải biết « lắng nghe » nó và học cách làm việc với nó. Vì nếu ông chỉ áp đặt ý tưởng của mình lên tảng đá thì ông có nguy cơ phá hủy nó hoàn toàn.
          Dân vùng Ghêrasa đã cảm nghiệm được ân sủng của Thiên Chúa qua việc một người đàn ông bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần được Chúa Giêsu chữa lành, nhưng rồi họ đã không đón nhận ân sủng đó,có lẽ vì họ không muốn chăng. Họ có cách suy nghĩ riêng của họ, nhưng Chúa Giêsu đã không làm theo cách ấy, nên họ quay lưng lại với Người.
          Tôi tự hỏi mình… có giây phút nào đó tôi đã bỏ lỡ ân sủng và ơn chữa lành của Thiên Chúa khi chỉ biết nhìn cuộc đời như là một cơ hội để sống cho riêng mình, thay vì sống hết mình cho giây phút hiện tại ?

Amy Welborn


HỌC HỎI NĂM THÁNH
Dung Nhan Lòng Thương Xót – Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Hỏi 94 : Trong Năm Thánh này, chúng ta hướng về Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót, và sống dưới cái nhìn đầy từ ái của ngài để có thể khám phá lại điều gì ?

Đáp 94 : Chúng ta có thể khám phá lại niềm vui được Thiên Chúa yêu thương.

CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa Giêsu, xin mở lòng con ra trước sự hiện diện của Chúa nơi đây và ngay lúc này để con không ngừng ca tụng tình yêu và quyền năng Chúa.
Quyết tâm : Sống trọn vẹn giây phút hiện tại với tâm tình tạ ơn.


(nguồn trích : Sống Lời Chúa số 2 – Mùa Thường Niên 1 của Tgp. Sài Gòn)