Trang

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Nhận định của một chuyên viên giáo luật giáo dân về trường hợp điển hình cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn phần đời rước lễ

Nhn đnh ca mt chuyên viên giáo lut giáo dân v trường hp đin hình cho phép người Công Giáo ly d tái hôn phn đi rước l
Vũ Văn An1/13/2017



Đọc trường hợp điển hình do Linh Mục Paul Keller trình bầy về trường hợp có thể cho người Công Giáo ly dị tái hôn phần đời rước lễ, nhà giáo luật học giáo dân Edward Peters, kiểm trình viên của toà tối cao Vatican, đã có bài nhận định đăng trên blog “In the Light of the Law” của ông. Chúng tôi xin được lược dịch dưới đây:

Bài tiểu luận của (Cha) Keller có thực sự là cách nên đọc Niềm Vui Yêu Thương không?

Xin lỗi vì chiều dài của bài này. Sửa chữa các sai lầm bao giờ cũng cần nhiều thì giờ hơn là tạo ra chúng. Trong tiểu luận của Cha Paul Keller đăng trên Crux, “Case study in communion for the divorced/remarried”, chúng ta đương đầu với nhiều sai lầm.

Tiểu luận của (Cha) Keller minh hoạ gần như hoàn hảo việc các mục tử, khi đọc Niềm Vui Yêu Thương của Đức Phanxicô theo nghĩa tổng quan, bạch thoại của nó (chứ không theo kiểu luật sư luôn phân tích cú pháp một số cụm từ gây vấn đề một cách đủ xít xao để hỗ trợ lối giải thích có tính hợp truyền thống hơn), đã sẵn sàng rơi vào chỗ chấp nhận (theo quan điểm của tôi) một thiếu sót chính trong Niều Vui Yêu Thương (dù nhiều người khác còn xếp các khía cạnh khác trong văn kiện của Đức Phanxicô vào loại gây nhiều vấn đề hơn nữa về lâu về dài), đó là, mặc nhiên giả định rằng, phân tích đến cùng, việc đánh giá bằng lương tâm của một người Công Giáo là tiêu chuẩn duy nhất điều khiển quyết định của một thừa tác viên trong việc cho một thành viên tín hữu rước lễ. Giả định này, bất cứ do đâu mà có và bất kể có bao nhiêu người chấp nhận, đều sai một cách đơn thuần. Qúy bạn hãy nắm vững điều đó và ta có được yếu tính của sự việc.

(Cha) Keller mặc tình nhạo báng một cách nhẹ nhàng theo kiểu một số người tân thời thích dành cho truyền thống Giáo Hội (như, nhắc nhở ta đừng “coi các giới điều luân lý của Giáo Hội như thể chúng là những hòn đá [để] liệng vào người khác”), tuy nhiên, ở hầu hết các phần của tiểu luận, các sai lầm của ngài được lên câu chữ một cách khéo léo. Đó là điều làm cho việc trả lời tiểu luận của ngài trở thành cần thiết. Người ta bị nó cuốn hút như họ thường bị những câu truyện “khó nhá” (hard case) cuốn hút.

Tôi xin bắt đầu bằng cách đồng ý với (Cha) Keller ở điểm mở đầu: Không điều gì trong mô tả của cha về “Irma” gợi ý cho thấy cuộc hôn nhân của chị với Francisco ở El Salvador là không thành sự. Trong việc nhận ra các cơ sở khả hữu cho việc vô hiệu, thì các tòa án luôn tốt hơn các cha xứ nhiều nhưng (Cha) Keller đúng khi không để Irma hy vọng nhiều ở án vô hiệu.

Bây giờ, chỉ xin trình bầy một số sai lầm nghiêm trọng trong tiểu luận của (Cha) Keller.

Sai lầm thứ nhất: “Để trả lời câu hỏi ấy, tôi phải theo các hướng dẫn mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả trong Niềm Vui Yêu Thương sau nhiều cuộc thảo luận và biện phân của hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Đời Sống Gia Đình”.

Sai. Khi trao Mình Thánh Chúa cho một thành viên tín hữu, các thừa tác viên Công Giáo Rôma bị trói buộc không phải bởi “các hướng dẫn” cho là được tạo ra từ một văn kiện giáo hoàng đơn độc, hàm hồ và gây nhiều tranh cãi, nhưng là bởi bản văn rõ ràng và có tính giải quyết dứt khoát (dispositive) của một văn kiện giáo hoàng khác, đó là Bộ Giáo Luật (nhất là điều 915 và sau đó), và bởi việc giải thích chung và không thay đổi dành cho các điều khoản này qua nhiều thế kỷ.

Sai lầm thứ hai: “Chị [Irma] nói với tôi rằng theo Tony, ý tưởng đó [sống như anh trai em gái với người phối ngẫu của cuộc hôn nhân dân sự] điên rồ. Vì họ chỉ mới 26 tuổi, nên Irma sợ điều có thể xảy ra cho mối liên hệ của họ nếu họ không còn khả năng lớn lên trong tình yêu của họ nhờ sự thân mật thể lý”.

(Cha) Keller không do dự chấp nhận mô tả của Irma về mối liên hệ tình dục của chị, một liên hệ có tính ngoại tình khách quan, như là một cách “để lớn lên trong tình yêu”. Như thế, Cha đã triệt để bỏ qua, không nói tới sự thật của tình yêu cho một đứa con của Thiên Chúa, kẻ đến lãnh ý kiến của cha trong tư cách một linh mục của Giáo Hội và là một thừa tác viên bí tích của Chúa Kitô. Bất cứ linh mục nào, chứ đừng nói một linh mục được người ta tới để xưng tội (xem điều 978§2 Bộ Giáo Luật), cũng phải bị tính sổ đối với sự bỏ qua này ở Ngày Phán Xét. Nếu, trong tư cách vị giải tội, (Cha) Keller chấp nhận quyết định của Irma dấn thân vào mối liên hệ tình dục với Tony, cha đã phạm tội xúi giục (solicitation) trong tòa giải tội (Xem Điều 1387).

Sai lầm thứ ba: “Chị [Irma] không nghĩ Tony có thể xử lý được viễn ảnh phải cam kết sống độc thân hoàn toàn trong suốt thời gian 70 năm còn lại. Hơn nữa, cả chị lẫn Tony đều muốn có 'ít nhất hai hoặc ba đứa con nữa'".

Bỏ qua một bên lối ước tính non nớt của Irma mới 26 tuổi đầu về tuổi thọ và do đó về giai đoạn sinh hoạt tình dục tích cực của chị, điều quan trọng đáng lưu ý hơn là Tony không buộc phải giữ “độc thân”. Không điều gì trong tiểu luận của (Cha) Keller gợi ý cho thấy Tony không được tự do kết hôn. Đã đành anh ta không được tự do kết hôn với Irma, vì chị vốn được kể là người đã kết hôn rồi, nhưng việc (Cha) Keller coi Tony như người không được tự do kết hôn là hoàn toàn sai. Là một người đàn ông độc thân, dĩ nhiên, Tony bị buộc phải tiết dục và đáng lẽ ra (Cha) Keller phải giúp làm sánb tỏ điểm này với những người có thói quen lẫn lộn các từ ngữ ở đây; nhưng dù sao, Tony không bị buộc phải độc thân hay tiết dục dựa vào hoàn cảnh của Irma.

Sai lầm thứ tư: “Dù không nói như vậy với Irma, nhưng tôi tự hỏi liệu để chị tham dự một nhà thờ không Công Giáo có phải là điều tốt hơn cho chị không”.

Cám ơn Chúa, một linh mục Công Giáo chưa thực hiện một gợi ý đáng chê trách như thế cho một giáo dân Công Giáo đến với ngài để hỏi ngài các vấn đề luân lý khẩn trương. Tuy nhiên, chính (Cha) Keller, người đã nhắc đến ý nghĩ này hai lần, cần tức khắc loại bỏ khỏi tâm trí ngài bất cứ ý niệm nào về việc khuyên một hối nhân phạm một số tội trọng khách quan khác (như ngưng không tham dự Thánh Lễ các Chúa Nhật hay gia nhập một đức tin khác) để có thể cảm thấy nhẹ nhõm do việc cảm thấy buồn khổ vì một tội trọng phạm trước đó.

Sai lầm thứ năm và là sai lầm chính: “Nếu chị đơn giản tiến lên rước lễ, có lẽ tôi sẽ không từ khước chị. Trước hết, mọi điều tôi biết về mối liên hệ của chị đã phát xuất bên trong khuôn khổ bí tích giải tội. Bên ngoài bí tích này, tôi không thể ‘sử dụng’ thông tin này bất cứ cách nào, chắc chắn không phải qua việc công khai từ khước việc rước lễ của chị”.

Cha (Keller) phần lớn đúng khi nói tới các qui định về ấn tín tòa giải tội (*), nhưng việc ngài hiểu biết về tư thế hôn nhân của Irma không phải là cái hiểu hợp bi tích: tư thế của Irma trong tư cách đã kết hôn theo giáo luật/dân luật với Francisco ở El Salvador và trong tư cách kết hôn theo dân luật với Tony ở Hoa Kỳ là vấn đề thuộc hồ sơ công cộng (public record), cho dù các hồ sơ công cộng rất khó lục tìm trong trường hợp hết sức bất thường này. (Cha) Keller, nhân dịp này, còn cho biết rằng gia đình của Irma đang ở Hoa Kỳ và nhờ (Cha) Keller, họ còn biết chị đã kết hôn.

Dù sao, ở đây, ta cũng thấy vấn đề căn bản trong việc tiếp cận vấn đề cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn rước lễ như Niềm Vui Yêu Thương đã làm, là, không nhắc gì đến Giáo Luật Điều 915 (hay điều 916, nhưng việc không trực tiếp nhắc đến điều 915 trong các hoàn cảnh như của (Cha) Keller là điều tồi tệ hơn); đây là điều giáo luật, như đã nói nhiều lần, đòi các thừa tác viên Thánh Thể không cho rước lễ những ai “cố chấp sống trong một tội nặng công khai”. Bất luận cách nào, thì trường hợp của Irma cũng thuộc hoàn cảnh cổ điển của “tội ngoại tình công khai và vĩnh viễn”(Giáo luật điều 2384) và (Cha) Keller nên không cho chị rước lễ kẻo phạm tội sao lãng bổn phận theo điều 915 trong tư cách một linh mục của Chúa Kitô và là thừa tác viên của Giáo Hội Công Giáo.

Cha Keller, chỉ dựa vào Niềm Vui Yêu Thương, nên đã sa vào một sai lầm nghiêm trọng. Dù không hoàn toàn quả quyết, nhưng Niềm Vui Yêu Thương đã giả định rằng lương tâm cá nhân (một lương tâm tất nhiên rất phức tạp và thường phải đối phó với các trường hợp khó khăn, và không bao giờ người khác biết hết được, và thường chỉ được thông tri một phần…) là trọng tài cuối cùng quyết định liệu một người rước lễ có được rước lễ hay không, như thể chỉ có điều giáo luật 916 (là điều phần lớn người ta coi là điều giáo luật xét tới lương tâm) là có ở trong sách và là điều qua đó người ta, trong một số trường hợp giả định nào đó, thấy một người có tội nặng khách quan tiến lên rước lễ nhưng hành vi này không bị coi là có tội, trong khi giáo luật điều 915, tức điều đòi các thừa tác viên phải quyết định phân phát Mình Thánh theo các tiêu chuẩn khách quan, thì không hề có.

Việc bác bỏ có tính cùng khắp và cương quyết của hầu hết các người “bênh vực Niềm Vui Yêu Thương” không chịu giáp mặt với truyền thống lâu đời và qui luật không hàm hồ của điều giáo luật 915 khiến mọi việc bênh vực cho văn kiện này ít nhất cũng vô căn cứ mà tệ nhất gây thảm họa cho tín lý.

Sai lầm thứ sáu: (Cha) Keller phát biểu cách khác về chủ trương của ngài rằng: để xây dựng, ngài không biết gì về hoàn cảnh của Irma (theo nghĩa: một cách giả định, cha chỉ biết hoàn cảnh của chị nhờ tòa giải tội, nên về phương diện giáo luật, ngài không “biết” gì về nó) để có thể chủ trương rằng sẽ là điều sai lầm nếu cha không cho Irma rước lễ, người, cũng như các người Công Giáo khác quả có quyền được rước lễ.

Nhưng theo Ông Peters, điều ngược lại mới đúng: để xây dựng, (Cha) Keller biết rõ tư thế bất hợp lệ khách quan của Irma vì sự kiện chị đã bước vào hai nghi lễ công cộng, cả hai đều được coi là đám cưới. Như thế, cha buộc phải hành động phù hợp với luật lệ cai quản các hoàn cảnh này. Ông Peters cũng thêm một nhận xét vắn tắt ở bên lề: nếu (Cha) Keller thực sự nghĩ rằng các hoàn cảnh cưới xin trước đây ở ngoại quốc không bao giờ ra ánh sáng nữa, và các hành động của cha lúc cha nghĩ nó sẽ không bao giời bị tra hỏi sau này, thì quả thực ngài quá ngây thơ.

Sai lầm thứ bẩy: “Dựa trên tất cả mọi điều tôi biết trong tư cách một linh mục liên quan tới tội lỗi, lương tâm, hy vọng, Chúa Giêsu, giáo huấn của Giáo Hội, và nhất là chỉ thị mà Giáo Hội đã nhận được từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương, tôi nói với Irma, ‘Nếu con chân thành tin trong lương tâm của con rằng đây là cách Chúa Kitô có thể giúp con lớn lên trong sự thánh thiện, thì, được. Con được lên rước lễ’".

Lời khuyên trên sai. Đã đành, có lẽ nếu dựa vào một số điều mà (Cha) Keller không biết về “tội lỗi, lương tâm, hy vọng, Chúa Giêsu, giáo huấn của Giáo Hội, và nhất là chỉ thị mà Giáo Hội đã nhận được từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương”, thì cha còn có thể vô tội mà đạt tới kết luận và đưa ra lời khuyên tồi tệ ấy, nhưng các kết luận và lời khuyên của ngài vẫn sai. Đàng khác, một người ở địa vị của cha, từng được cảnh cáo có thể mắc nhiều sai lầm trong suy nghĩ của mình đến thế, thì theo Ông Peters, người này nên nghiên cứu các vấn đề này sâu sắc hơn và đưa ra các lời khuyên phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội.

Để kết luận, Edward Peters cho rằng: “Vì (Cha) Keller nghĩ ra một giả định nghe được để minh họa các ưu điểm của việc ngài cho Irma rước lễ, liệu tôi có được phép đưa ra một giả định cũng nghe được để minh hoạ các nguy hiểm trong giả định của ngài không? Một ngày kia, chuông cửa nhà Irma, người tái hôn dân sự lên rước lễ, bỗng vang lên. Francisco đứng đó, đời anh đã hết phải ngồi tù, nhưng nhờ ơn Chúa và sau khi cân nhắc các sự thật khó nhá anh từng nghe được từ các thừa tác viên Công Giáo trung thành ở trong nhà tù, anh đã khẩn khoản xin Irma tha thứ… và cam kết sẽ tái đảm nhiệm nhiệm vụ làm chồng…, cảm thấy đã được uốn nắn, trở thành khiêm tốn và biết ơn nếu được cơ hội thứ hai. Đến lúc này, anh mới biết (Cha) Keller đã làm trơn tru con đường để Irma sống trong một cuộc kết hợp sai lầm với sự chúc phúc rõ ràng của Giáo Hội. Người ta sẽ phải so sánh thế nào giữa các thất bại của Francisco (theo [Cha] Keller, phát sinh từ cảnh nghèo và các áp lực băng đảng ma túy) với các thất bại của (Cha) Keller được yên ổn lên tiếng ở Hoa Kỳ và chỉ phải đối diện với các câu hỏi của một người đàn bà Công Giáo bối rối?”
___________________________________________________________________________
(*) Về ấn tín này, Edward Peters xin thêm ít lời. Nói cho đúng, (Cha) Keller đã du nhập một sự kiện có tính thay đổi cuộc cờ khi quả quyết rằng mọi tín liệu ngài có được đều thuộc tòa giải tội. Dĩ nhiên, điều này sẽ tiêu hủy bất cứ việc áp dụng điển hình nào của ngài vào phần lớn các trường hợp đời thực của Niềm Vui Yêu Thương (và bất cứ trường hợp luân lý nào) vì tín liệu của ấn tín tòa giải tội không thể bị sử dụng cho bất cứ điều gì có hại cho hối nhân. Cho dù một hối nhân có chính xác xưng một tội trọng, nhưng không ân hận về tội này, và sau đó, tiến lên rước Lễ, vị linh mục cũng không được từ chối cho họ rước lễ, như tôi (cùng với nhiều người khác) vốn đồng ý. Nhưng lối phát biểu của (Cha) Keller khiến một số người nghĩ rằng tư thế kết hôn công khai về giáo luật, cả kết hôn dân luật cũng thế, là điều không đủ để hành động ở tòa ngoài trừ khi tư thế ấy cũng được một số thành phần đáng kể trong cộng đoàn biết đến thực sự. Điều này không đúng và do lời tường thuật của chính (Cha) Keller, một số người khác có biết đến cuộc hôn nhân đầu của Irma.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét