Trang

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

11-06-2017 : (phần I) CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN - CHÚA BA NGÔI năm A - LỄ TRỌNG

11/06/2017
Chúa Nhật tuần 10 thường niên năm A
Chúa Ba Ngôi.
Lễ trọng.
(phần I)

Bài Ðọc I: Xh 34, 4b-6. 8-9
"Thiên Chúa là Ðấng thống trị, từ bi và nhân hậu".
Trích sách Xuất Hành.
Ngày ấy, từ sáng sớm, Môsê chỗi dậy và lên núi Sinai, như Chúa đã truyền dạy cho ông, ông mang theo hai bia đá. Khi Thiên Chúa ngự trên đám mây, Môsê đứng trước mặt Chúa và kêu cầu danh Chúa.
Chúa đi qua trước mặt ông và hô: "Ðức Chúa! Ðức Chúa! Thiên Chúa thương xót và từ nhân, bao dung, đầy nhân nghĩa và tín thành". Môsê vội vã sấp mình xuống đất thờ lạy và thưa rằng: "Lạy Chúa, nếu con có ơn nghĩa trước nhan thánh Chúa, thì xin Chúa hãy đi cùng với chúng con, (vì dân này là dân cứng đầu), xin xoá mọi gian ác và tội lỗi chúng con, xin nhận chúng con làm cơ nghiệp của Chúa".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Ðn 3, 52. 53. 54. 55. 56
Ðáp: Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời (c. 52b).
Xướng: 1) Lạy Chúa là Thiên Chúa cha ông chúng con, Chúa đáng chúc tụng, đáng ca ngợi, tôn vinh và tán tụng muôn đời. Chúc tụng thánh danh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi, tôn vinh và tán tụng muôn đời. - Ðáp.
2) Chúa đáng chúc tụng trong đền thánh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. - Ðáp.
3) Chúc tụng Chúa ngự trên ngai vương quyền Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. - Ðáp.
4) Chúc tụng Chúa, Ðấng nhìn thấu vực thẳm và ngự trên các Thần Vệ Binh, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. - Ðáp.
5) Chúc tụng Chúa ngự trên bầu trời, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. - Ðáp.

Bài Ðọc II: 2 Cr 13, 11-13
"Ân sủng của Ðức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh em thân mến, anh em hãy vui lên, hãy nên trọn lành, hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và hoà thuận với nhau, thì Thiên Chúa, nguồn sự bình an và tình yêu, sẽ ở với anh em. Anh em hãy chào nhau bằng cái hôn thánh thiện. Tất cả các thánh ở đây gởi lời chào anh em. Nguyện xin ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em. Amen.
Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Kh 1, 8
Alleluia, alleluia! - Sáng danh Ðức Chúa Cha, và Ðức Chúa Con, và Ðức Chúa Thánh Thần; sáng danh Thiên Chúa Ðấng đang có, đã có và sẽ đến. - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 3, 16-18
"Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Thiên Chúa Ba Ngôi Nhân Ái
Sau khi đã cử hành hết các mầu nhiệm trong cuộc đời của Chúa Cứu Thế, từ khi Người sinh ra cho đến khi Người chịu chết-sống lại-lên trời; và nhất là sau khi đã được đầy Thánh Thần đến soi sáng, dạy bảo, nâng đỡ và hướng dẫn, hôm nay Giáo hội cử hành mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi trong niềm hân hoan trìu mến. Có thể nói được rằng khi chưa hiểu rõ Ðức Yêsu Kitô và khi chưa được Thần linh hóa nhờ việc đón nhận Thánh Thần, người ta chưa "biết" được Thiên Chúa. Thế nên lễ Thiên Chúa Ba Ngôi cử hành hôm nay đã được chuẩn bị bằng các lễ cử hành trước đây. Và mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cao cả nhất, mà Ðức Yêsu Kitô không những đã phải để cả cuộc đời trần gian của Người mà còn đã phải chết, sống lại, lên trời và sai Thánh Thần xuống mới mạc khải hết được cho chúng ta biết về mầu nhiệm sâu xa nơi Thiên Chúa.
Do đó, muốn am hiểu, yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi chúng ta không thể cậy vào sức suy nghĩ của loài người, nhưng phải tựa vào mạc khải của Ðức Kitô và ơn soi sáng của Thánh Thần. Chúng ta sẽ thấy thật không có dân nào có Chúa mình ở gần như Thiên Chúa chúng ta rất gần gũi với Dân Người. Và điều này chúng ta thấy đã được mạc khải ngay từ thời Cựu Ước.

A. Thời Cựu Ước
Bài sách Xuất hành hôm nay cho ta thấy từ sáng sớm, Môsê đã chỗi dậy và lên núi Sinai. Chúng ta phải cảm phục ông. Một mình ông có những tư tưởng thâm thúy về Thiên Chúa. Những đoạn sách Xuất hành trước cho biết toàn thể con cái Israel đã suy nghĩ vớ vẩn về Ðấng mà họ muốn tôn thờ. Ngay cả Aharôn, người phát ngôn viên của Môsê, cũng không cưỡng lại được những ý nghĩ sai lầm của thời đại về Thiên Chúa. Ðang khi một mình Môsê ở trên núi, toàn thể con cái Israel đã phạm tội, đã "đánh đĩ", nếu chúng ta muốn dùng danh từ chuyên môn trong khoa học về các tôn giáo thời xa xưa. Họ quên Ðấng Thiên Chúa Vô hình đã dẫn đưa họ ra khỏi Aicập. Họ muốn có Chúa của họ một cách cụ thể, mà mắt có thể thấy và tay có thể rờ. Nói một cách cụ thể, họ đòi Thiên Chúa phải ở trong tầm tay của họ, để theo lời họ nói "đi trước họ", mở lối đi thẳng tắp khiến đường đời của họ được trơn tru và không cần phấn đấu. Họ muốn có một mảnh bùa hộ mạng trên đường đời đầy nguy hiểm. Nên họ xin Aharôn đúc cho một tượng bò. Rồi họ nhảy nhót mừng rỡ khánh thành tượng bò ấy.
Ở trên núi xuống, Môsê thấy toàn dân đang quay cuồng. Ông phẫn nộ. Và sẵn hai bia đá trong tay, ông liệng thẳng vào tượng bò. Toàn dân kinh hoàng. Nhưng rồi họ cũng hiểu cơn giận của ông. Ông quảng đại. Ông tha thứ. Nhưng còn đâu hai bia đá với lệnh truyền của Chúa? Phải thưa lại với Người làm sau bây giờ? Run sợ, nhưng tin tưởng và tín thác, Môsê đã tiến lên gặp Chúa. Ông đã gặp được tình thương nơi Ðấng Công chính và Thánh thiện. Ngài không bớt đòi hỏi, vì mọi đòi hỏi của Ngài chỉ xây dựng hạnh phúc của con người mà thôi. Nhưng Ðấng rất đòi hỏi , Ðấng đã tự xưng là "Chúa hay ghen", cũng là Ðấng đầy tình thương. Ngài hứa với Môsê, hôm sau ông trở lại lên núi, Ngài sẽ viết cho hai bia đá khác. Chính vì vậy mà hôm nay ngay từ sáng sớm, Môsê đã chỗi dậy và lên núi, mang theo hai bia đá.
Và sách Xuất hành kể tiếp: Yavê đã xuống với Môsê, hô Danh Ngài cho ông biết: Yavê là Thiên Chúa chạnh thương, huệ ái, bao dung và đầy nhân nghĩa, tín thành. Giữ nghĩa cho đến ngàn đời, chịu đựng lỗi lầm, quá phạm và tội khiên nhưng không coi tội dường thể vô can.
Bằng những lời như thế, tác giả sách Xuất hành tỏ ra đã hiểu rõ lòng Chúa trong Cựu Ước, nếu không phải là chính Chúa đã để cho loài người được biết Ngài là Ðấng nào. Ngài thánh thiện, công minh tuyệt đối, "không coi tội dường thể vô can". Nhưng đối với loài người tội lỗi, Ngài lại "chạnh thương, huệ ái, bao dung, đầy nhân nghĩa chịu đựng lỗi lầm, quá phạm và tội khiên".
Hiểu rõ Thiên Chúa như vậy, bao thế hệ người công chính sống giữa dân tội lỗi "cứng đầu" vẫn một mực tin ở Ngài và chắc chắn Ngài chẳng bỏ rơi cơ nghiệp Ngài đã chọn. Ðối với họ, Thiên Chúa là Ðấng ngàn trùng chí thánh, không coi tội dường như thể vô can; nhưng đồng thời lại là Ðấng đầy lòng nhân nghĩa, không muốn tội nhân phải chết, một muốn họ trở lại mà được sống. Thế nên họ chờ mong ơn cứu chuộc. Họ trông chờ Ðấng Cứu Thế, vì Chúa đã mạc khải cho họ biết Ngài là Ðấng như vậy và Ngài vẫn tự xưng là Ðấng Thánh của Israel. Ngài thánh thiện nhưng vẫn thương Israel tội lỗi. Ngài phải thi hành một kế hoạch nào đó giải quyết mối căng thẳng giữa thánh thiện và tình thương, giữa công chính và nhân nghĩa, giữa Thiên Chúa và con người. Và giải pháp ấy đã có, khi Ðức Kitô xuất hiện và như lời Người nói với Nicôđêmô hôm nay.

B. Thời Tân Ước
Luật sĩ này tìm đến thăm Người vào lúc ban đêm. Ông ở trong đêm tối và đi đường tối tăm để đến gặp Chúa. Sách Tin Mừng Yoan thích nói đến u tối và ánh sáng, nên chúng ta phải để ý đến chi tiết này hầu hiểu được ý của tác giả. Nicôđêmô có thể nói, tượng trưng cho con người Dothái sống bám vào Luật pháp. Ông là luật sĩ. Ông chỉ biết có luật. Nên sánh với Ðức Yêsu là "ánh sáng đến trong thế gian", ông còn ở trong đêm tối và còn đi trong bóng tối.
Tuy nhiên ông biết Luật pháp. Và Luật pháp cùng với Tiên tri đều nói về Con Người. Ta phải giả thiết rằng ông biết sách Xuất hành, biết tư tưởng của sách ấy về Thiên Chúa, biết Ngài là Ðấng Thánh của Israel như chúng ta vừa trình bày, tức là biết Thiên Chúa rất công chính nhưng đầy lòng nhân nghĩa muốn thi thố ơn cứu chuộc loài người tội lỗi. Thì nay Ðức Yêsu mạc khải cho ông tiếp diễn kế hoạch của Thiên Chúa. Người nói: "Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để... ai tin... thì được sống đời đời".
Ðó là mạc khải mới mẻ. Trước đây, dân Israel chỉ biết "một" Thiên Chúa. Cũng có lần họ thưa Ngài là Cha, nhưng nghĩ chỉ là Cha của họ, Cha đối với tạo vật đã sinh ra chúng. Và khi xưng với Ngài là con, họ cũng chỉ hiểu theo tương quan Tạo hóa-tạo vật. Cùng lắm họ đã nghĩ đến tương quan Giao ước và tưởng Thiên Chúa là Cha theo nghĩa Ngài đã tuyển chọn Dân, tức là đã sinh ra Dân.
Nhưng hôm nay, Ðức Yêsu tuyên bố với Nicôđêmô một điều mới hẳn: Thiên Chúa yêu thương loài người nên sai Con Một Người xuống thế. Như vậy, Thiên Chúa là Cha ngay nơi bản tính của mình, ngay trong lòng mình vì Người có một người Con. Và như thế, Người là Cha theo một nghĩa rất đặc biệt. Vì có gì ở nơi Thiên Chúa mà lại không đặc biệt, nghĩa là khác với mọi quan niệm chúng ta thường dùng! Chẳng vậy mà có lần Ðức Yêsu nói: các ngươi là những người xấu còn biết cho con cái mình những điều tốt lành, huống nữa là Cha trên trời. Và câu ấy đã không làm ai bực mình vì mọi người đều công nhận Thiên Chúa vô cùng tốt lành, tốt lành quá sức chúng ta tưởng tượng; do đó Người cũng là Cha ngoài quan niệm thông thường của chúng ta, vì Người có Con Một cùng một bản tính với mình. Và Người Con ấy, nay Người gửi xuống với loài người vì yêu thương chúng ta.
Chắc chắn hôm ấy Nicôđêmô đã không hiểu gì; nếu không, ông đã phải quỳ mọp xuống thờ lạy Con Một Thiên Chúa sinh ra làm người. Ông không tin người đang nói với mình đây là Con Thiên Chúa, nên ông không được sự sống đời đời. Và ông đã ra về trong đêm tối. Ông vẫn là Luật sĩ của đạo cũ; tiếp tục suy nghĩ và đi trong đường lối của Luật pháp, mặc dầu Ðức Yêsu đã mạc khải hết cho ông.
Không những Người nói cho ông biết Thiên Chúa là Cha, đã ban Con Một Ngài để ai tin ở Con của Ngài thì được sống đời đời; Người còn nói cho ông hiểu bản chất của Chúa Con cũng y hệt bản chất của Chúa Cha. Nếu Luật pháp và Tiên tri đã dạy Thiên Chúa là Ðấng Thánh của Israel, vừa chí công vừa chí ái, và chỉ muốn cứu độ trần gian, thì Ngài cũng không sai Con của Ngài xuống thế để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ. Cựu Ước đã nhiều lần tuyên xưng Thiên Chúa là Cứu Chúa vì lẽ Ngài luôn luôn cứu dân và chỉ muốn cứu dân, thì nay Con của Ngài xuống thế cũng chỉ muốn ôm ấp một mục đích ấy, là cứu dân khỏi tội, là thể hiện tình nhân nghĩa của Thiên Chúa, để nhân loại được thánh như Thiên Chúa là Ðấng Thánh.
Thế nên khi được biết Thiên Chúa là Cha theo nghĩa đặc biệt là Ngài có một người Con Một cùng bản tính với Ngài, nhân loại không thấy mất mát gì, cho dù sẽ phải dè dặt hơn khi xưng Ngài là Cha. Nhân loại còn được hân hoan vinh dự bội phần, vì được Thiên Chúa thương yêu dường ấy, ban cả Con Một Ngài làm ân ban cho chúng ta để nhờ người Con này mà chúng ta được sống đời đời. Việc Con Một Thiên Chúa đến với chúng ta và ở giữa chúng ta chứng tỏ tình thương lạ lùng của Thiên Chúa đối với loài người. Không những chúng ta có thể nói: nhìn thấy Con Thiên Chúa là nhìn thấy tình nhân nghĩa của Thiên Chúa. Hơn nữa chúng ta còn phải tin: Người là một với Thiên Chúa Cha vì Người đến không phải để luận phạt mà để cứu chuộc. Tuy nhiên cũng giống nơi Chúa Cha, không phải chỉ có nhân nghĩa mà còn có công chính, Chúa Con đến để cứu sống những ai tin; còn kẻ không tin vào Danh Người thì đã tự luận phạt mình.
Hiểu về Chúa Cha và Chúa Con như vậy; Phụng vụ hôm nay rất đồng ý với Thánh Phaolô và mượn mấy lời thư của người mà khuyên bảo chúng ta.

C. Hãy Vui Lên
Chúng ta đã quá quen với những lời khuyên này. Nhưng đây là tâm tình của một Phaolô thông hiểu các mầu nhiệm thần học và không biết gì khác ngoài Ðức Yêsu Kitô chịu đóng đinh. Phaolô gặp Người lần đầu tiên trên con đường Ðama. Và ơn đầu tiên Người ban cho Phaolô là "được thấy và được đầy Thánh Thần" (Cv 9,17). Trước đây, ông chỉ biết Cựu Ước hay nói đến Thần trí. Và ông tin rằng Thần trí đã xuống trên Môsê và các tiên tri. Nhưng bản thân ông thì chưa kinh nghiệm. Nay sau khi được Hananya đặt tay, ông đã thấy và kinh nghiệm thật sự Thần trí đã xuống trên ông, thay đổi ông hoàn toàn, khiến lập tức ông đã rao giảng trong các hội đường về Ðức Yêsu; chính Người là Con Thiên Chúa. Từ đó, càng làm việc, ông càng thấy rõ hiệu năng của việc đặt tay. Thánh Thần đổi mới con người ta khiến họ từ bỏ những công việc xấu xa của nếp sống cũ và có nhiều thể hiện của nếp sống mới là: mến yêu, vui mừng, bình an, bao dung, khoan hậu, nhân lành, tín nghĩa, hiền từ, tiết độ, mà Phaolô gọi là hoa quả của Thánh Thần. Ðặc biệt ông thấy trong các giáo đoàn đều có rất nhiều đặc sủng: người thì được quyền làm phép lạ, kẻ khác được ơn nói tiên tri, kẻ khác lại được ơn biện biệt các Thần khí, người thì được nói các thứ ngôn ngữ, người lại được ơn diễn giải các ngôn ngữ. Hết mọi điều đó, Phaolô thấy, cũng chỉ một Thần khí độc nhất tác thành ra cả, phân chia cho mỗi người tùy theo ý Ngài.
Phải nhớ như trên mới hiểu được những lời súc tích của thư Phaolô hôm nay, đặc biệt là câu kết. Tác giả viết: Nguyện xin ân sủng Ðức Yêsu Kitô Chúa chúng ta và tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh em. Tác giả không nói đến Chúa Cha trước, nhưng bắt đầu nài xin ân sủng của Ðức Yêsu Kitô, vì lẽ chúng ta phải nhờ Ngài mà đến cùng Chúa Cha và được ơn Chúa Thánh Thần. Chính Phaolô đã được ơn của Ðức Yêsu Kitô trước. Và mọi tín hữu đều phải bắt đầu tin và chịu phép Rửa nhân Danh Ðức Kitô. Có đi qua sự chết và sự sống lại của Ngài, người ta mới ra khỏi thế hệ tà vạy, trở thành người được ân sủng đẹp mắt Thiên Chúa. Lúc ấy được ơn của Ðức Yêsu Kitô cứu chuộc và được sát nhập vào Thân Thể của Ngài, người ta mới trở nên nghĩa tử, được tình yêu của Chúa Cha, được Thiên Chúa là Cha theo một ý nghĩa đặc biệt. Mọi căng thẳng trước đây giữa sự công chính và nhân nghĩa trong tương quan giữa Thiên Chúa và loài người không còn nữa, vì người ta đã được cứu chuộc nhờ ân sủng của Ðức Yêsu Kitô. Thế nên rất nhiều khi Phaolô không nói tình yêu của Chúa Cha, nhưng dùng chữ bình an của Chúa Cha. Họa hiếm người mới dùng cả hai chữ bình an và tình yêu để nói về Chúa Cha như trong thư này, mục đích để nhấn mạnh đến mối tình giao hòa giữa Thiên Chúa và loài người do ân sủng của Ðức Yêsu Kitô mang lại. Còn Chúa Thánh Thần là ân ban dư dật, phân phối mọi hoa quả của ơn Cứu Ðộ, nên Phaolô cầu xin cho mọi người được ơn thông hiệp của Ngài, tức là được Ngài thông ban cho các sự phong phú tốt lành. Thế nên Phaolô khuyên bảo mọi người hãy vui lên vì Thiên Chúa là Thiên Chúa Ba Ngôi và cả Ba Ngôi đều nhân nghĩa. Chúa Cha thương yêu loài người đến nỗi đã ban Con Một Ngài; Chúa Con đã chết cho chúng ta khi chúng ta còn là tội nhân; và Chúa Thánh Thần đã đến để tác thành mọi sự trong mọi người. Nhìn Ba Ngôi thương yêu chúng ta dường ấy, làm sao chúng ta không cố gắng nên trọn lành và hòa thuận với nhau? Bởi lẽ chúng ta hết thảy đã được gọi trở thành các chi thể trong một Thân Thể Ðức Kitô, để ở trong Ngài chúng ta được có Thánh Thần và được kêu Abba, Lạy Cha!
Thánh lễ này thực hiện những điều ấy để chúng ta thấy Thiên Chúa Ba Ngôi nhân ái, hầu khi dự lễ rồi, mọi người sẽ chia sẻ lòng nhân ái để tương thân tương ái trong đời sống.

(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)



LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Chủ Nhật Lễ Ba Ngôi, Năm A
Bài đọcExo 34:4b-6, 8-9; 2 Cor 13:11-13; Jn 3:16-18.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự biểu lộ tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa
Mầu nhiệm Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm khó cắt nghĩa nhất. Nếu Thiên Chúa không mặc khải, con người sẽ không bao giờ hiểu được mầu nhiệm này. Tuy nhiên, con người có hiểu hay không, mầu nhiệm này vẫn hiện hữu. Mầu nhiệm Ba Ngôi không phải là phát minh từ sự tranh luận của các nhà thần học hay thần bí, nhưng là một thực tại vì đã được mặc khải bởi chính Đức Kitô, Người Con Một của Thiên Chúa, và đã tiềm ẩn nhiều nơi trong Cựu Ước (Gen 1:1-2:3; 18:1-15; Psa 110; Bài đọc I). Vì thế, thay vì chú trọng vào thần luận về Ba Ngôi Thiên Chúa, các bài đọc hôm nay chú trọng đến việc biểu lộ tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa dành cho con người.
Trong bài đọc I, thay vì trừng phạt và để mặc dân chết trong sa mạc - vì trong khi ông Moses lên núi Sinai đàm đạo với Thiên Chúa để Ngài ban hành Thập Giới cho con người biết cách sống hạnh phúc, thì ở dưới chân núi, con người gom vàng đưa cho ông Aaron đúc con bò vàng để thờ - Thiên Chúa chọn con đường yêu thương và tha thứ. Ngài nhận lời ông Moses để cùng đồng hành với dân chúng, không chỉ tới khi vào Đất Hứa, mà còn ban Đấng Immanuel để ở với dân suốt đời. Trong bài đọc II, thánh Phaolô dùng mẫu gương của Ba Ngôi để chúc lành và để khuyến khích các tín hữu sau khi đã cảm nghiệm được tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, họ biết bắt chước mẫu gương của Ba Ngôi để sống yêu thương, tha thứ, và hiệp nhất trong cuộc đời. Trong Phúc Âm, thánh Gioan diễn tả tình yêu của Thiên Chúa cách chính xác và ngắn gọn: Thiên Chúa đã quá yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, để những ai tin vào Con Ngài được hưởng cuộc sống đời đời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: "Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín.”
1.1/ Dân Do-thái phản bội nhưng Thiên Chúa vẫn trung thành thương yêu: Đang khi Thiên Chúa gọi Moses lên núi Sinai để ban cho dân chúng Thập Giới, thì ở dưới chân núi, dân Do-thái gom vàng đưa cho ông Aaron đúc cho họ một tượng bò vàng để họ thờ lạy nó (Exo 32:1-6). Thiên Chúa nhìn thấy tất cả nên truyền cho Moses xuống núi, vì lòng dân đã ra hư hỏng rồi. Khi Moses chứng kiến cảnh dân chúng sấp mình thờ lạy bò vàng, ông nổi giận và dùng hai bia đá có in Thập Giới của Đức Chúa đập nát con bò vàng, tán nhuyễn, cho vào nước và bắt dân chúng uống (Exo 32:19-20).
Lẽ ra Thiên Chúa phải phạt dân chết vì tội lỗi của họ; nhưng vì tình thương Ngài không nỡ để dân phải chết trong sa mạc, Ngài truyền cho Moses làm lại hai bia đá và lên núi gặp Ngài. Đó là lý do có trình thuật hôm nay. Hai bia đá lần đầu do chính Thiên Chúa viết và ban cho Moses; hai bia đá lần sau do tay Moses làm lại. Nội dung không thay đổi, vì ông Moses đã được Đức Chúa cắt nghĩa cho biết. “Sáng sớm ông thức dậy và lên núi Sinai theo lệnh của Đức Chúa, tay mang hai bia đá. Đức Chúa ngự xuống trong đám mây và đứng đó với ông. Người xưng danh Người là Đức Chúa.”
Chính Đức Chúa mặc khải cho ông Moses biết 5 đặc tính quan trọng của Người:
(1) Nhân hậu (rakhum) và từ bi (khanun): Vì Thiên Chúa nhân hậu, nên Ngài không xử với con người như con người đáng tội; nhưng Ngài thông cảm cho những yếu đuối của con người và xét xử họ theo lượng từ bi của Ngài.
(2) Chậm giận (êrek apayim): Thiên Chúa không phạt con người tức khắc khi con người lầm lỗi; nhưng Ngài luôn khuyên bảo và cảnh cáo trước khi sửa phạt con người. Trình thuật “thờ bò vàng” là một ví dụ biểu lộ đặc tính này của Thiên Chúa.
(3) Giàu nhân nghĩa (hesed) và thành tín (emet): Hesed và emet thường hay đi đôi với nhau khi chỉ về Thiên Chúa (2 Sam 2:6; 15:20; Psa 25:10; 61:8; 89:14), và có thể được dịch là “ân tình và tín nghĩa.” Thiên Chúa luôn đối xử tốt lành và tử tế với con người. Ngài luôn trung thành với những gì Ngài đã hứa với con người cho dù con người phản bội. Vì thế, Thiên Chúa phải “luôn nghĩ cách” làm sao để cứu chuộc con người khi họ phản bội Ngài. Điều này được chứng minh qua các giao ước Ngài thiết lập với con người.
1.2/ Ông Moses vội vàng phục xuống đất thờ lạy và thưa: "Lạy Chúa, nếu quả thật con được nghĩa với Chúa, thì xin Chúa cùng đi với chúng con.” Thiên Chúa nhận lời ông Moses và tiếp tục cùng đi với dân chúng cho đến khi vào Đất Hứa. Lời cầu xin của ông Moses “xin Chúa cùng đi với chúng con” mang một ý nghĩa đặc biệt: Thiên Chúa không chỉ đồng hành với dân cho tới khi vào Đất Hứa, nhưng Ngài còn hứa ban cho dân một Đấng Immanuel, tiếng Do-thái có nghĩa Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Isa 7:14).
Đức Kitô chính là Đấng Immanuel này. Ngài là Thiên Chúa mặc lấy thân xác con người để ở với con người. Thiên Chúa tiếp tục tha thứ những tội lỗi của dân qua Đấng Immanuel, vì Ngài đã hiến mình chuộc tội cho con người. Nhờ Đấng Immanuel, Thiên Chúa nhận con người đã được chuộc tội làm cơ nghiệp riêng của Ngài.
2/ Bài đọc II: Nguyện xin ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em.
2.1/ Mầu nhiệm Ba Ngôi theo thánh Phaolô: Giáo Hội lấy công thức chúc lành đầu thánh lễ từ trong Thư Corintô II 13:13 của trình thuật hôm nay. Đây là lần duy nhất trong toàn thể Thư Phaolô, chính thức cũng như tranh luận, nói về sự liên hệ giữa Ba Ngôi Thiên Chúa; mặc dù Phaolô đã nhiều lần phân tích vai trò của Chúa Cha, của Chúa Con, và của Chúa Thánh Thần trong nhiều nơi khác. Chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của lời chúc lành:
(1) Ân sủng của Đức Kitô: Những ân sủng này đến từ công nghiệp của Đức Kitô qua cuộc Thương Khó, cái chết, và sự phục sinh vinh hiển của Ngài. Những ân sủng của Đức Kitô được ban tặng qua các bí-tích mà Ngài đã thiết lập.
(2) Tình yêu của Chúa Cha: Phaolô có thể kể ra nhiều đặc tính của Chúa Cha, nhưng không có một đặc tính nào thích hợp cho bằng tình yêu. Thánh Gioan cũng xác định điều này khi định nghĩa “Thiên Chúa là tình yêu” (I Jn 4:8). Vì tình yêu, Thiên Chúa đã làm mọi sự cho con người.
(3) Ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần: Thánh Thần là nguyên ủy sự hiệp nhất giữa Cha và Con. Thánh Thần cũng là nguyên ủy sự hiệp nhất giữa con người với Thiên Chúa và với nhau. Nhiều học giả cho câu 13 này được thêm vào sau này, nhưng thực sự có trong bản Vaticanus (4th AD). Cho dù thêm vào sau đi nữa, nhưng chắc chắn phải là một trong những nguồn mà công đồng Nicea (325 AD) dùng để tuyên bố tín điều Chúa Ba Ngôi.
2.2/ Các tín hữu phải bắt chước Ba Ngôi Thiên Chúa: Trong Thư Corintô II, cộng đoàn tín hữu tại Corintô phải đương đầu với rất nhiều vấn nạn với Phaolô cũng như với nhau. Sau khi đã giải quyết các vấn nạn, Phaolô khuyên các tín hữu 3 điều:
(1) Hãy vui mừng và cố gắng trở nên hoàn thiện: Nếu biết nhìn một cách tích cực, các vấn nạn xảy ra là để giúp các tín hữu biết cách giải quyết và càng ngày càng trở nên hoàn hảo hơn; vì thế, họ hãy vui mừng vì có cơ hội để luyện tập.
(2) Hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hoà: Vấn đề hiệp nhất trong cộng đoàn Corintô là điều quan tâm chính yếu của thánh Phaolô. Để gìn giữ sự hiệp nhất, họ phải có lòng yêu thương nhau để cùng nhau giải quyết các vấn nạn trong cộng đoàn. Nếu họ cố gắng giải quyết như thế, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an, sẽ ở cùng họ.
(3) Hãy hôn chào nhau cách thánh thiện: Khi phải đương đầu với các vấn nạn trong cộng đoàn, người tín hữu thường có khuynh hướng khinh thường và khai trừ nhau. Thánh Phaolô khuyên các tín hữu “hãy hôn chào nhau cách thánh thiện,” để cùng nhau giải quyết các vấn đề.
3/ Phúc Âm: Thiên Chúa quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một.
3.1/ Tình yêu Thiên Chúa dành cho con người biểu lộ qua sự kiện Ngài trao Người Con Một trong tay con người (Jn 3:16). Thiên Chúa chưa ai xem thấy bao giờ; nhưng mỗi khi nhìn lên Thập Giá, con người hiểu được tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ. Đây là một câu nói thời danh của Tin Mừng Gioan mà chúng ta phải ghi khắc trong tâm khảm. Trên các sân thể thao của người Mỹ hay trưng câu này. Cầu thủ football lừng danh của đại học Florida, Tim Tebow, vẽ câu này trên mắt khi thi đấu.
Mục đích của việc Thiên Chúa cho Người Con là: “để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Thánh Phaolô giải thích thêm về tình yêu Thiên Chúa khi Ngài nói: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rom 8:32).
3.2/ Con người tự kết án chính mình: Thiên Chúa chỉ quan tâm đến việc cứu độ. Khi cho Người Con Một, Ngài không quan tâm đến việc lên án con người. Con người kết án chính mình, vì: “Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.”
Khi đối diện với Đức Kitô, con người bắt buộc phải lựa chọn: tin hay không tin nơi Ngài? Tình yêu của Thiên Chúa không còn trừu tượng nữa, để con người có lý do biện hộ họ không nhìn thấy Thiên Chúa, làm sao họ cảm nghiệm được tình yêu của Ngài? Nhưng tình yêu của Thiên Chúa đã được biểu lộ cách cụ thể qua Người Con Một, sẵn sàng hiến thân chịu chết cho con người. Nếu con người từ chối tin vào Đức Kitô, họ cũng từ chối tình yêu Thiên Chúa dành cho họ; và như thế, họ từ chối được sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta có một địa vị cao cả trước Ba Ngôi Thiên Chúa, đến nỗi cả ba đều đã vì yêu thương mà hy sinh tất cả cho chúng ta.
- Sau khi đã cảm nghiệm được tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta cũng biết bắt chước các Ngài để hy sinh cho tha nhân, để họ cũng được lãnh nhận ơn cứu độ.
- Một trong những biểu lộ cụ thể nhất của sự liên hệ giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là sự liên hệ giữa cha, mẹ, và con cái trong gia đình. Chúng ta hãy học gương Ba Ngôi Thiên Chúa để luôn biết vâng lời, yêu thương, và hy sinh cho nhau, để gia đình chúng ta luôn được hiệp nhất và hạnh phúc đời này; đồng thời xứng đáng được sống đời đời với Ba Ngôi trên Thiên Đàng. 

Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.


11/06/17    CHÚA NHT TUN 10 TN – A
CHÚA BA NGÔI                    Ga 3,16-18

TÔI TIN THIÊN CHÚA BA NGÔI


“Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16)

Suy niệm: Khi tạo dựng loài người, Thiên Chúa đã phú ban cho con người một khả năng để hướng về Thiên Chúa và nhận biết Ngài. Hơn nữa, qua tiến trình mặc khải, Thiên Chúa cho con người nhận biết được các phẩm tính của Thiên Chúa cũng như chương trình và ý định của Ngài; mà đỉnh cao của công trình mặc khải là chính Đức Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa. Ngài đã đến để mặc khải cho chúng ta biết được trọn vẹn về Ngài: Chúa là Thiên Chúa duy nhất và Ngài có Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúng ta tin nhận và tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất là do bởi Chúa Giê-su mặc khải cho chúng ta: Ngài là Cha yêu thương và hằng muốn cứu vớt tất cả mọi người. Xác tín được điều này, chúng ta an tâm vững bước trên hành trình đức tin với lòng thờ phượng tôn kính và quyết tâm sống cho phải đạo làm con với Thiên Chúa là cha của mình.

Mời Bạn: Người con thảo hiếu, ngoan hiền là người con biết vâng nghe và thực hiện lời răn dạy của cha mẹ. Nhờ bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được nhận là con cái của Thiên Chúa, chúng ta sống tốt bổn phận thảo hiếu đối với Ngài: tin kính, mến yêu, thờ phượng, vâng nghe và thực hành Lời Chúa.

Chia sẻ: Bạn có cảm thấy an tâm vững dạ vì mình được gọi là Con của Thiên Chúa không? Bạn đã làm gì để sống là người con thảo với Chúa?

Sống Lời Chúa: Muốn biết ý muốn của Chúa để thi hành, bạn dành ít phút mỗi ngày để đọc và suy niệm Lời Chúa.

Cầu nguyện: Làm dấu thánh giá và đọc kinh Lạy Cha.
(5 phút lời Chúa)


Thiên Chúa yêu thế gian (11.6.2017 – Chúa nht l Chúa Ba Ngôi năm A)

Suy Nim
Có mt điu thường khiến các bn tr băn khoăn,
đó là làm sao nhn ra mt tình yêu chân thc,
làm sao không b chóa mt bi nhng o nh,
không b la di bi nhng ngt ngào, đ ri v mng.
Bài Tin Mng hôm nay gi cho ta mt s tiêu chun,
khi mi ta nhìn vào tình yêu ca Thiên Chúa.
Tình yêu chân thc là tình yêu hiến trao:
“Thiên Chúa đã yêu thế gian
đến ni đã trao ban Con Mt ca Người…”
Không phi ch là trao mt quà tng,
hay mt cái gì ngoài mình,
nhưng là trao đi mt điu thiết thân và quý báu.
Ðiu quý báu nht ca Thiên Chúa Cha
là người Con Mt ca Ngài, Ðc Giêsu Kitô.
Khi trao cho chúng ta Ðng b treo trên thp giá,
Thiên Chúa đã trao cho ta chính bn thân Ngài.
Ngài chp nhn Con Ngài phi chết
đ nhân loi được sng.
Tình yêu chân thc chng h biết gi li cho mình.
Tình yêu chân thc là tình yêu chia s,
tình yêu mong hnh phúc cho người mình yêu:
“…đ bt c ai tin vào Người Con y
thì không phi chết, nhưng được sng muôn đi.
S sng muôn đi đã bt đu t đi này.
Ðược sng là được đưa vào thế gii thn linh,
được chia s hnh phúc ca Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thiên Chúa không mun cho ai phi trm luân.
Nếu có ai hư mt hay b lun pht
thì không phi là vì Thiên Chúa đc ác,
nhưng ch vì Ngài tôn trng t do con người.
Con người có th tin hay t chi,
m ra hay khép li trước s sng được trao ban.
Thánh Gioan đã dám đnh nghĩa Thiên Chúa là Tình Yêu.
Mt Tình Yêu chia s chan hoà gia Ba Ngôi:
Cha trao tt c cho Con, Con dâng tt c cho Cha.
Thánh Thn là s thông hip gia Cha và Con.
Mt Tình Yêu tràn ngp c vũ tr:
Thiên Chúa là Tình Yêu sáng to
khi Ngài dng nên con người theo hình nh Ngài;
Ngài là Tình Yêu cu đ
khi Ngài mun th tha cho ta qua Ðc Giêsu;
Ngài là Tình Yêu thánh hóa
khi Ngài mun ban cho ta sc sng mi trong Thánh Thn.
Chúng ta s mãi mãi xa l vi Thiên Chúa
nếu chúng ta xa l vi tình yêu.
“Ai không yêu thì không biết Thiên Chúa (1Ga 4,8).
Ai không li trong tình yêu
thì cũng không li trong Thiên Chúa (x. 1Ga 4,16).
Ước gì đi ta được tưới gi bi Tình yêu,
đ mi vic chúng ta làm
đu bt ngun t Tình yêu và quy hướng v Tình yêu.
Ước gì chúng ta làm chng cho Thiên Chúa Tình yêu
bng mt đi sng hiến trao và chia s.
 Cầu Nguyện
Gia mt thế gii
đề cao quyền lực v
à li nhun,
xin dạy con biết phục vụ
âm thm.
Gia mt thế gii say mê thng tr và chiếm đot,
xin dạy con biết y
êu thương t hiến.
Gia mt thế gii đy phe phái chia r,
xin dạy con biết cộng t
ác và đng trách nhim.
Gia mt thế gii đy hàng rào k th,
xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Ly Chúa Ba Ngôi,
Ngài là mẫu mực của t
ình yêu tinh ròng.
xin cho các Kitô hữu ch
úng con
trở th
ành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dy chúng con biết yêu như Ngài,
biết sống nhờ v
à sng cho tha nhân,
biết quảng
đi cho đi và khiêm nhường nhn lãnh.
Ly Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Ch
úa
sâu thm lòng chúng con.
và trong lòng từng con người b
é nh.
Lm. Antôn Nguyn Cao Siêu, S.J.

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
11 THÁNG SÁU
Biết Phân Định Tốt Xấu
Con người được tạo dựng “theo hình ảnh của Thiên Chúa”; mầu nhiệm này còn được trình bày trong các sách khác của Thánh Kinh. Chẳng hạn, ta đọc thấy trong Sách Huấn Ca: “Đức Chúa lấy đất mà tạo ra con người… rồi lại đưa con người trở về đất. Người cho nó quyền thống trị vạn vật trên mặt đất. Người mặc cho nó sức mạnh tương xứng với mình, và theo hình ảnh mình mà làm ra nó. Người phú bẩm cho mọi xác phàm lòng kính sợ Người, để chúng thống trị muôn chim cầm thú. Người ban cho chúng trí khôn, luỡi, mắt, tai, và trái tim để chúng suy nghĩ. Người làm cho chúng đầy kiến thức thông minh, tỏ cho chúng biết điều tốt điều xấu. Người đặt con mắt mình vào tâm hồn chúng, để chúng nhận ra các công trình vĩ đại của Người … Người còn ban kiến thức cho chúng, và cho thừa hưởng luật đem lại sự sống; Người đã lập với chúng một giao ước muôn đời, và tỏ cho thấy những điều Người phán quyết” (Hc 17,1. 2b – 7. 9 – 10).
Cần phải suy niệm thật kỹ bản văn phong phú và sâu sắc trên của Sách Huấn Ca. Hãy ôm ấp những lời ấy trong lòng mình và hãy xích lại gần hơn với Thiên Chúa.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II



11 Tháng Sáu
Kẻ Tháo Ðinh

Một trong những chi tiết trong cuộc tử nạn của Chúa Giêsu vẫn còn tiếp tục gợi hứng cho các họa sĩ: đó là việc hạ xác Ngài xuống khỏi Thập giá. Tin Mừng theo thánh Gioan ghi lại việc ông Nicôđêmô và một người môn đệ kín đáo khác của Chúa Giêsu tên là Giuse Arimahtia đã đến xin phép Philatô được tháo gỡ xác Ngài xuống khỏi Thập giá. Trong hầu hết các bức tranh mô tả biến cố này, người ta đều thấy hình ảnh tiều tụy, không còn hình tượng của Chúa Giêsu mà hai người môn đệ đỡ xuống khỏi thập giá. Một người tháo đinh ra khỏi tay Ngài, còn một người thì tháo đinh ra khỏi chân Ngài.
Một họa sĩ nọ, thay vì vẽ lại chân dung của hai người môn đệ của Chúa Giêsu đã chọn những khuôn mặt của thời đại ông. Và người tháo đinh ra khỏi bàn chân của Chúa Giêsu không ai khác hơn là chính ông. Khi được hỏi lý do tai sao ông lại đồng hóa mình với một trong hai người môn đệ, nhà họa sĩ đã giải thích như sau: "Những người như tôi rất thường đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá. Và những đinh sắt tôi dùng để đóng đinh Chúa chính là tội lỗi của tôi. Ðã đến lúc, tôi cảm thấy cần phải tháo gỡ chiếc đinh của tội lỗi ra khỏi thân xác của Ngài".
Chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: "Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng tôi". Ðiều đó có nghĩa là do tội lỗi của chúng ta, chúng ta góp phần vào việc đóng đinh Ngài vào thập giá.
Thập giá vẫn luôn mãi là một lời tố cáo, một bản án cho tội lỗi. Nhưng đó không chỉ là một biểu tượng, mà là một hiện thực. Nếu Ðức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là Một, nếu Ðức Kitô vẫn tiếp tục sống trong lịch sử con người và nếu tội lỗi là một chối bỏ, thì mỗi lần chúng ta phạm tội, chúng ta cũng chối bỏ chính Ngài, chúng ta đóng đinh Ngài vào thập giá một lần nữa. Nếu Ðức Kitô vẫn tiếp tục sống trong lịch sử con người, nếu Ngài tự đồng hóa với con người, nhất là những kẻ khốn cùng, những kẻ thấp hèn nhất trong xã hội, thì mỗi một lần chúng ta khước từ hay xúc phạm đến người anh em, là mỗi lần chúng ta chối bỏ Ngài và đóng đinh Ngài vào thập giá. Qua mỗi người anh em của chúng ta, Chúa Giêsu vẫn còn tiếp tục bị chối bỏ và chịu đóng đinh.


Lẽ Sống


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét