Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Bài giảng của cha Cantalamessa trong Phụng Vụ Suy Tôn Thánh Thứ Sáu Tuần Thánh 30/03/2018 tại Vatican


Bài giảng của cha Cantalamessa trong Phụng Vụ Suy Tôn Thánh Thứ Sáu Tuần Thánh 30/03/2018 tại Vatican
J.B. Đặng Minh An dịch
30/Mar/2018


Lúc 5 giờ chiều ngày thứ Sáu 30 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi Phụng Vụ Suy Tôn Thánh Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Trước sự hiện diện của gần 9 ngàn tín hữu, hơn 40 Hồng Y và 50 Giám Mục trong giáo triều Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nằm phủ phục trước bàn thờ chính Đền Thờ Thánh Phêrô, trước khi mở đầu với lời nguyện, xin Chúa nhớ lại lòng từ bi và đoái thương, bảo vệ gia đình mà Chúa Kitô, Con Chúa, đã khai mạc mầu nhiệm vượt qua cho họ trong máu của Người.

Sau bài thương khó, cha Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên phủ Giáo Hoàng, đã trình bày với Đức Thánh Cha, giáo triều Rôma và cộng đoàn bài chia sẻ của ngài như sau: 


“Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin” (Ga 19: 33-35).

Không ai có thể thuyết phục chúng ta rằng lời chứng long trọng này không đúng với sự thật lịch sử, rằng người nói rằng ông đã ở đó và thấy điều này thực sự đã không có ở đó và không nhìn thấy gì. Tác giả đặt hết sự trung thực của mình ra để làm chứng trong trường hợp này. Trên đồi Canvê, dưới chân thập giá, là mẹ của Chúa Giêsu và bên cạnh bà, có “môn đệ mà Chúa Giêsu yêu thương”. Chúng ta có chứng tá của một chứng nhân mắt thấy tai nghe!

Tác giả “đã thấy” không chỉ những gì xảy ra như mọi người thấy, nhưng trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần sau Lễ Vượt Qua, tác giả cũng thấy được cả ý nghĩa của những gì đã xảy ra: trong khoảnh khắc này, Chiên Con thật của Thiên Chúa đã bị hiến tế và ý nghĩa của lễ Vượt Qua xưa đã được ứng nghiệm; Chúa Kitô trên thập tự giá là đền thờ mới của Thiên Chúa mà từ cạnh sườn người, như tiên tri Ezekiel tiên đoán (47: 1ff), đã tuôn trào nước hằng sống; thần khí mà Ngài đã trao ra lúc trút hơi thở sau cùng đã bắt đầu sự sáng tạo mới, như thuở khai sinh lập địa “Thần khí của Thiên Chúa”, lơ lửng trên mặt nước, đã biến đổi sự hỗn loạn thành vũ trụ. Gioan đã hiểu ý nghĩa của những lời cuối cùng của Chúa Giêsu: “Thế là đã hoàn tất” (xem Ga 19:30).

Nhưng chúng ta có thể tự hỏi mình tại sao lại có sự tập trung vô hạn vào ý nghĩa thập giá của Chúa Kitô? Tại sao một Ðấng bị đóng đinh hiện diện cùng khắp trong các nhà thờ của chúng ta, trên các bàn thờ, và ở mọi nơi các Kitô hữu thường lui tới?

Có người cho rằng một chìa khóa để hiểu được mầu nhiệm Kitô Giáo, là Thiên Chúa tỏ mình ra theo cách “sub contraria specie”, nghĩa là dưới một hình thức trái ngược lại với thực tại của mình: Chúa cho thấy sức mạnh của Ngài trong sự yếu đuối, sự khôn ngoan trong sự ngu xuẩn, sự giàu có trong cảnh nghèo hèn.

Tuy nhiên, chìa khóa này không áp dụng cho thập giá. Trên thập tự giá, Thiên Chúa tỏ ra mình ra một cách “sub propria specie”, nghĩa là Chúa mạc khải chính mình cho chúng ta như Ngài thực sự là, trong thực tại gần gũi và thực tế nhất của Người. “Thiên Chúa là tình yêu”, Gioan viết (1 Ga 4:10), một tình yêu dâng hiến, một tình yêu bao gồm trong sự tự hiến, và chỉ trên thập tự giá mà khả năng tự hiến vô hạn của Thiên Chúa mới biểu lộ hết chiều dài của nó. “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.” (Ga 13:1); “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban nghĩa là lên án tử, Con duy nhất của Ngài” (Ga 3:16); “Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gal 2:20).

Năm nay, năm mà Giáo hội sẽ tổ chức một Thượng Hội đồng về Thanh niên và đặt ra mục tiêu là đưa họ vào vị trí trung tâm trong quan tâm mục vụ của Giáo Hội, sự hiện diện trên đồi Calvê của môn đệ mà Chúa Giêsu yêu thương có một sứ điệp đặc biệt. Chúng ta có mọi lý do để tin rằng Gioan đã gia nhập với Chúa Giêsu trong thời thanh niên. Đó thực sự là một tình yêu. Mọi thứ khác đột nhiên đứng ở vị trí thứ hai. Đó là một cuộc gặp gỡ hiện sinh “cá vị”. Trong khi trung tâm suy nghĩ của thánh Phaolô là công việc của Chúa Giêsu – nghĩa là mầu nhiệm vượt qua của cái chết và sự sống lại của Ngài – thì dòng suy nghĩ của thánh Gioan đặt trung tâm nơi bản ngã, nơi con người của Chúa Giêsu. Đây là nguồn gốc của tất cả các câu nói “Ta là” với cộng hưởng thần thánh được nhắc đến nhiều lần trong Tin Mừng của ngài: “Ta là đường, là sự thật, và là sự sống”; “Ta là cửa”; đơn giản “Ta là”

Gioan hầu như chắc chắn là một trong hai môn đệ của thánh Gioan Tẩy Giả khi Chúa Giêsu xuất hiện tại nơi thánh Gioan làm phép rửa và đã đi theo Người. Khi họ hỏi, “Thưa thầy, thầy ở đâu?” Chúa Giêsu đáp: “Hãy đến và xem. Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười” (Ga 1: 35-39). Giờ đó đã quyết định cuộc đời của Gioan, và anh không bao giờ quên nó.

Trong năm nay, thật là phù hợp để chúng ta cố gắng khám phá cùng với những người trẻ những gì Đức Kitô mong đợi nơi họ, những gì họ có thể cống hiến cho Giáo Hội và xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là một cái gì đó khác hơn nữa: đó là giúp những người trẻ tuổi hiểu những gì Chúa Giêsu mang đến cho họ. Gioan đã khám phá ra điều này trong khi ở cùng Ngài, đó là “sự đầy tràn niềm vui” và “cuộc sống sung mãn”. Chúng ta hãy làm sao để trong tất cả các diễn từ về thanh thiếu niên và những người trẻ tuổi, lời mời gọi chân thành của Đức Thánh Cha trong tông huấn Niềm Vui Phúc Âm được vang vọng như những lời dưới đây:

“Tôi mời gọi tất cả Kitô hữu, ở mọi nơi, vào khoảnh khắc này, hãy canh tân một cuộc gặp gỡ cá vị với Chúa Giêsu Kitô, hoặc ít nhất là một sự cởi mở để cho Người có thể gặp được họ; Tôi yêu cầu tất cả các bạn làm điều này không mệt mỏi mỗi ngày. Đừng ai nghĩ rằng lời mời gọi này không dành cho mình, vì không ai bị loại trừ khỏi niềm vui được Chúa mang đến (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, số 3).

Gặp gỡ Chúa Kitô một cách cá vị vẫn còn là điều có thể trong cuộc sống hôm nay vì Người đã sống lại; Người đang sống, không phải là một nhân vật của quá khứ. Mọi thứ đều có thể sau cuộc gặp gỡ cá vị này; trái lại, khi không có cuộc gặp gỡ đó, không có gì ổn định hoặc lâu dài.

Bên cạnh tấm gương là cuộc đời của ngài, Thánh Gioan Thánh Sử cũng đã để lại một thông điệp bằng văn bản cho những người trẻ tuổi. Trong thư Thứ Nhất của ngài, chúng ta đọc thấy những lời làm rung động từ những bậc cao niên cho đến những người trẻ trong các giáo đoàn mà ngài thành lập:

“Hỡi các bạn trẻ, tôi đã viết cho anh em: anh em là những người mạnh mẽ; lời Thiên Chúa ở lại trong anh em và anh em đã thắng ác thần. Anh em đừng yêu thế gian và những gì ở trong thế gian.” (1Ga 2: 14-15)

Thế giới mà chúng ta đừng mê say, cái thế giới mà chúng ta đừng chiều theo, như chúng ta biết, không phải là thế giới được tạo ra và yêu mến bởi Thiên Chúa; hay là thế giới của những người mà chúng ta phải luôn luôn đi ra để gặp gỡ họ, đặc biệt là người nghèo và những người ở giai tầng thấp nhất của xã hội. “Hòa vào” với thế giới đau khổ và bị gạt ra ngoài lề này, một cách nghịch lý, lại chính là cách tốt nhất để “cách ly” chúng ta khỏi thế giới bởi vì nó có nghĩa là đi theo hướng mà thế giới đang muốn bỏ chạy càng xa càng tốt. Nó có nghĩa là tách chúng ta khỏi chính nguyên tắc “đặt mình là trung tâm” đang thống trị thế giới này.

Không, thế giới chúng ta đừng mê say là cái gì đó khác; đó là cái thế giới sau khi đã bị thống trị bở Satan và tội lỗi, bởi “quyền lực trên không trung”, như Thánh Phaolô đã gọi trong thư Êphêsô (2: 1-2). Cái thế giới đó đang đóng một vai trò quyết định trong dư luận, và ngày nay nó đúng là một quyền lực trên không trung theo nghĩa đen bởi vì nó lan truyền qua vô hạn các phương thế điện tử thông qua sóng điện từ. Một nhà văn nổi tiếng viết rằng quyền lực này “cao độ và mạnh mẽ đến nỗi không một cá nhân nào có thể thoát khỏi. Nó được coi là một tiêu chuẩn được mặc nhiên công nhận. Hành động, suy nghĩ hoặc nói năng ngược lại với tinh thần này được coi là ngớ ngẩn hoặc thậm chí là sai lầm và phạm tội. Chính trong tinh thần này mà con người ngày nay gặp gỡ thế giới và các sứ vụ, nghĩa là họ đón nhận thế giới mà cái tinh thần này trình bày với họ”[1]

Đây là những gì chúng ta gọi là sự thích nghi với tinh thần của thời đại, nói vắn tắt là sự phù hợp. Một tín hữu thi sĩ lớn trong thế kỷ vừa qua, là T. S. Eliot, đã viết ba câu nói nhiều hơn cả những quyển sách: “Trong một thế giới của những kẻ trốn chạy / Người đi ngược chiều / Sẽ được coi là đang trốn chạy.” [2]

Các Kitô hữu trẻ thân mến, nếu các bạn cho phép một ông lão như Gioan nói chuyện trực tiếp với các bạn, thì tôi đây sẽ khuyên các bạn: hãy là những người đi ngược chiều! Hãy có can đảm để đi ngược dòng! Cái hướng ngược chiều này đối với chúng ta không phải là một nơi chốn nhưng là một con người; chính là Chúa Giêsu, bạn của chúng ta, và là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta.

Một nhiệm vụ và là một sứ mệnh được đặc biệt ủy thác cho các bạn: là hãy giải cứu tình yêu của con người khỏi sự trôi dạt bi thảm đã đưa đến chỗ: tình yêu không còn là món quà trao ban bản thân mà chỉ là sự chiếm đoạt người khác một cách thường khi bạo lực và độc đoán. Thiên Chúa tự tỏ mình trên thập tự giá như agape, tình yêu tự hiến.

Nhưng tình yêu tự hiến không bao giờ tách rời khỏi tình ái, không tách khỏi một tình yêu chào đón, theo đuổi, mong muốn, và vui mừng khi được yêu thương. Thiên Chúa không những chỉ thực thi “lòng bác ái” khi yêu thương chúng ta, nhưng Ngài cũng mong muốn chúng ta; trong suốt Kinh thánh, Người tỏ mình ra như một người phối ngẫu yêu thương và ghen tuông. Tình yêu của Ngài cũng là thứ “tình ái” theo nghĩa cao quý của từ đó. Đây là những gì Đức Bênêđíctô XVI giải thích trong thông điệp Deus Caritas, Thiên Chúa là tình yêu, của ngài:

Tình yêu ham muốn và tình yêu ban tặng - một thứ tình yêu “đi lên” và một thứ tình yêu “đi xuống” không bao giờ tách biệt nhau. Niềm tin theo Thánh Kinh không tạo nên một thế giới song song bên cạnh hay một thế giới nghịch lại với hiện tượng nguyên thủy của con người là tình yêu, nhưng đón nhận con người trọn vẹn, can thiệp vào sự tìm kiếm tình yêu của họ để thanh luyện và từ đó khai mở cho họ những chiều kích mới. (số 7-8)

Đây không phải là vấn đề từ bỏ những niềm vui của tình yêu, sự thu hút và ham muốn, nhưng là biết phải làm sao kết hiệp được tình yêu ham muốn và tình yêu ban tặng thành một mong muốn cho nhau, thành một khả năng trao ban chính mình cho người khác, trong khi nhớ lại lời thánh Phaolô viện dẫn một câu nói của Chúa Giêsu “Cho thì có phúc là nhận” (Công vụ 20:35).

Tuy nhiên, khả năng này không xảy đến một sớm một chiều. Cần phải chuẩn bị chính mình để trở nên một món quà tổng thể của bản thân mình cho một sinh vật khác trong hôn nhân, hoặc cho Thiên Chúa trong đời sống tận hiến, bắt đầu bằng cách trao ra những món quà là thời gian, nụ cười của các bạn, và thời gian trong cuộc sống dành cho gia đình, giáo xứ, và các công việc tình nguyện. Đây là điều mà rất nhiều bạn đã lặng lẽ làm.

Trên thập giá, Chúa Giêsu không chỉ đưa ra cho chúng ta một ví dụ về tình yêu tự hiến đến cùng; Người cũng ban ân sủng cho chúng ta để có thể thực hiện tình yêu ấy đến một mức độ nào đó trong cuộc sống của chúng ta. Nước và máu chảy ra từ cạnh sườn Ngài tuôn đến chúng ta hôm nay qua các bí tích của Hội Thánh, qua Lời Chúa, và thậm chí qua việc đơn thuần là nhìn vào Đấng bị Đóng Đinh trong đức tin. Một điều cuối cùng Gioan đã nhìn thấy một cách tiên tri dưới cây thập tự: những người nam và nữ của mọi thời đại và mọi nơi sẽ hướng mắt nhìn lên “Đấng đã bị đâm thâu qua” và khóc lóc với những giọt lệ ăn năn và được ủi an (xem Ga 19:37 và Zac 12: 10). Chúng ta hãy hiệp cùng họ trong những lễ nghi phụng vụ tiếp theo.

[1] Heinrich Schlier, Principalities and Powers in the New Testament (New York: Herder and Herder, 1961), pp. 31-32.

[2] T. S. Eliot, Family Reunion, Part II, sc. 2, in The Complete Plays of T. S. Eliot (New York: Houghton Mifflin Harcourt, 2014), p.110.


Đức Cha Guo bị bắt lần thứ hai trong Tuần Thánh 2018


Đức Cha Guo bị bắt lần thứ hai trong Tuần Thánh 2018
Vũ Văn An
30/Mar/2018


Như đã biết ngày 26 tháng Ba, 2018, Đức Cha Vincent Guo Xijin của Giáo Phận Mindong, Trung Hoa, đã bị bắt vì đã không chịu đồng tế Thánh Lễ Truyền Dầu với giám mục “quốc doanh” Zhan Silu. Một ngày sau, Đức Cha được thả tự do, nhưng bị cấm không được cử hành Thánh Lễ Truyền Dầu trong tư cách giám mục, vì tư cách này không được Nhà Nước Cộng Sản Trung Hoa nhìn nhận.

Theo Yanan Wang của Associated Press, Trong Thánh Lễ Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Cha Guo nói với giáo dân của ngài hãy can đảm và giữ vững đức tin . Ngài nói: “Đầy an ủi và trông cậy, chúng ta được linh hứng để đương đầu một cách can đảm hơn với các cuộc chiến đấu và dâng tình yêu của chúng ta lên Thiên Chúa”.

Sau đó không lâu, cảnh sát lại đã đến và lần thứ hai trong Tuần Thánh, họ lại bắt Đức Cha Guo đem đi để, theo lời họ, “nghỉ mát”, một kiểu nói ở Trung Hoa để chỉ việc bị buộc phải vắng mặt.

Thành thử ngôi nhà thờ hai tháp ở Saiqi, Mindong, vào hôm thứ Sáu Tuần Thánh hôm qua chật ních khoảng hơn 1 ngàn giáo dân Công Giáo trong nghi thức tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Qua Đời của Chúa Giêsu, nhưng vị giám mục chăm sóc họ không cùng hiện diện với họ.

Ngài vốn ở tâm điểm cuộc thương thảo đang diễn ra giữa Vatican và Nhà Nước Cộng Sản Trung Hoa về việc bổ nhiệm giám mục tại Trung Hoa.

Trong nhiều năm, người Công Giáo Trung Hoa vốn chia rẽ giữa những người tham dự các nhà thờ do nhà nước kiểm soát và những người tham dự các nhà thờ tùng phục Đức Giáo Hoàng. Đức Cha Guo là 1 trong các vị gám mục lãnh đạo lớp người sau.

Theo thỏa thuận đang được thương thảo, Vatican được chờ mong sẽ nhìn nhận 7 giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm mà không có sự đồng ý của Đức Giáo Hoàng, và Đức Cha Guo và 1 vị giám mục “hầm trú” khác sẽ phải nhường chức bản quyền.

Những người ủng hộ thỏa thuận, như Đức Hồng Y John Tong, cựu Tổng Giám Mục Hồng Kông, cho rằng thỏa thuận này sẽ giúp Tòa Thánh đạt được mục tiêu lâu dài của mình là đặt tất cả 12 triệu người Công Giáo Trung Hoa dưới quyền của Đức Giáo Hoàng.

Nhiều người khác, như Đức Hồng Y Joseph Zen, cựu Tổng Giám Mục Hồng Kông trước Đức Hồng Y John Tong, thì tố cáo Tòa Thánh bán đứng những người trung thành với mình cho chế độ độc tài.

Việc bắt giam Đức Cha Guo nhắc cho người ta nhớ rằng quyền lực nhà nước luôn tìm cách buộc người ta phải trung thành với đảng cầm quyền.

Nó cũng làm nổi bật sự kiện các cuộc luận nghị ở cấp cao của những vị ở kinh thành Vatican tráng lệ và toà nhà kín cổng cao tường ở Bắc Kinh có ảnh hưởng như thế nào đối với những người thấp cổ bé miệng ở những nơi xa xôi hẻo lánh như miền quê Saiqi của Mindong.

Nhà thờ của Đức Cha Guo ở trên một ngọn đồi nhìn xuống những con phố ngoằn ngoèo gồm những tiệm hớt tóc và bán mì nóng. Các giáo dân cho hay họ không biết nên mong chờ gì ở một thỏa thuận mà họ chỉ dám thảo luận bằng cách rỉ tai trong những buổi lễ sáng chiều.

Họ nói rằng đã nhiều thập niên qua, họ được yên ổn thực hành đạo dù luôn bị nhà nước theo dõi. Việc này không luôn được như thế.

Câu truyện về thời kỳ đen tối của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông được kể đi kể lại cho giới trẻ trong giáo phận của Đức Cha Guo. Họ được nghe các câu truyện của thân nhân cao tuổi bị đốt hết Kinh Sách, bị giễu hành ở đường phố trong các buổi bêu xấu công khai hoặc bị bắt đi lao động phương xa.

Huang Weiping, 37 tuổi, chủ một tiệm bán tràng hạt và ảnh tượng, nói rằng “thế hệ ấy phải kinh qua nhiều chuyện”.

Anh cho hay thân nhân của anh, Đức Cha Huang Shoucheng, tiền nhiệm của Đức Cha Guo, đã phải sống nhiều năm ở trong tù.

Lin Qigua, một giáo dân 55 tuổi, nói rằng lấp hố chia rẽ giữa giáo hội chính thức và giáo hội hầm trú rất khó khăn. Theo ông “cha mẹ chúng tôi luôn nói với chúng tôi rằng Giáo Hội Công Giáo phát xuất từ Rôma, rồi bỗng nhiên Đảng Cộng Sản cho ra đời một giáo hội riêng của họ. Rõ ràng có sự kình chống ở đây, không đúng sao? Cha ông chúng tôi đã hy sinh quá nhiều, chả lẽ máu họ vô ích sao?”

Trong một hội nghị gần đây, Giáo Hội Trung Hoa do nhà nước bảo trợ đã nhấn mạnh tới việc phải độc lập đối với Vatican và phải tự “Trung Hoa hóa”, nghĩa là chấp nhận quyền lãnh đạo của Đảng và bác bỏ liên kết với người ngoài.

Một giới chức Vatican, dấu tên vì không được phép tiết lộ nội dung các cuộc đàm phán với Trung Hoa, thừa nhận thỏa thuận có thể có những điểm tiêu cực, như việc hạn chế các hoạt động của Tòa Thánh tại Trung Hoa và nhường quyền bổ nhiệm các giám mục cho Bắc Kinh, Đức Giáo Hoàng cùng lắm chỉ có quyền phủ quyết.

Associated Press cho rằng cơ quan Tôn Giáo Vụ của Nhà Nước từ khước, không trả lời phỏng vấn của họ.

Cha Peng Zhenkang, một linh mục thuộc giáo phận của Đức Cha Guo, cho hay: từ thập niên 1990, các nhà thờ hầm trú thường xuyên tiếp xúc với các nhà cầm quyền Trung Hoa và các giới cầm quyền thậm chí còn yêu cầu Giáo Hội giúp giải quyết các tranh chấp địa phương. Ngài nói: “Các dân làng ở đây lắng nghe hàng giáo sĩ”. Ngài bảo: Đức Cha Guo thường bị bắt giam trong những thời kỳ “nhậy cảm” và Đức Cha không chống cự. Theo Cha, lần này, việc đức cha bị đem đi chắc chắn có liên quan tới các cuộc đàm phán của Vatican.

Hôm Thứ Năm Tuần Thánh, liên lạc được bằng điện thọai, vị linh mục cùng bị bắt với Đức Cha Guo, cho hay hai vị vừa rời xe lửa tại Xiamen, một thành phố cách Saiqi hơn 255 kilômét.

“Không tiện để Đức Cha nói chuyện lúc này. Xin lỗi!” Cha Xu Wenning nói thế trước khi gác máy.

Giới chức Tòa Thánh thì cho hay: với thoả thuận, Đức Cha Guo sẽ trở thành Giám Mục Phụ Tá cho giám mục chính thức, được nhà nước nhìn nhận là Zhan Silu, nhưng vẫn lãnh đạo các giáo dân mà hiện ngài đang lãnh đạo. Giới chức này cho hay Đức Cha Guo đồng ý sự sắp xếp này.

Nhà lãnh đạo được Vatican bổ nhiệm khác cũng chịu ảnh hưởng bởi thỏa thuận này là Đức Cha Zhuang Jianjian, 88 tuổi, đứng đầu một giáo phận vùng quê ở Quảng Đông có ngôi nhà thờ xây bằng vữa hơn 100 năm nay.

Đức Cha Zhuang được mô tả là một cột trụ của các cộng đồng Công Giáo thuộc vùng Jiexi. Giáo dân trong giáo phận cho hay: hàng nhiều thập niên qua, ngài đã nuôi dưỡng nhiều thế hệ Công Giáo và ban bí tích cho rất nhiều trẻ sơ sinh và vợ chồng mới cưới, người chết hay đang hấp hối.

Đức Cha từ chối, không tiếp các nhà báo ở bên ngoài nhà thờ chính tòa. Đức Cha nhỏ nhẹ nói “xin lỗi” rồi cúi đầu chào.

Dù nhiều giáo dân tỏ lòng ngưỡng mộ lòng đại lượng và sự tận tụy của ngài, không ai chắc chắn sẽ phản đối việc ngài ra đi nếu Vatican truyền lệnh.

Huang Q.L., một hậu duệ của 3 thế hệ Công Giáo có tranh ảnh vẽ chuyện Thánh Kinh ở gian giữa nhà thờ, nói rằng “Chúng tôi sẽ bám lấy giáo hội bất kể các cuộc thương thuyết đi theo hướng nào. Chúng tôi hết thẩy đã cảm nghiệm đức tin một cách sâu xa”.

Người được đề nghị thay thế Đức Cha Zhang là giám mục Huang Bingzhang, người được Bắc Kinh bổ nhiệm năm 2011 nhưng không được Tòa Thánh chấp thuận. Như trên đã nói, Đức Cha Zhuang từ chối phỏng vấn.

Một trong các linh mục của ngài, Cha Xu Jihua, nói rằng ngài mong giám mục Huang được Tòa Thánh tấn phong. Ngài cho rằng chấm dứt các chia rẽ giữa Vatican và Bắc Kinh sẽ tốt cho người Công Giáo khắp Trung Hoa. Ngài bảo: “Không ai hy vọng sống đức tin dưới các điều kiện bất thường hiện nay”.



Cựu Đại Tướng và nguyên Thủ Tướng VNCH Trần Thiện Khiêm theo đạo Công Giáo


Cựu Đại Tướng và nguyên Thủ Tướng VNCH Trần Thiện Khiêm theo đạo Công Giáo
Người đưa tin từ San Jose
30/Mar/2018

San Jose – Vào lúc 2 giờ 30 chiều ngày 25/3/2018 vừa qua, nhằm ngày Chúa Nhật Lễ Lá, cựu ĐT và nguyên TT Trần Thiện Khiêm đã được LM Justin Giuse Lê Trung Tướng, cha chính xứ giáo xứ St. Elizabeth, Milpitas, đồng thời là cha Quản hạt, Giáo hạt San Jose, miền Bắc tiểu bang California Hoa Kỳ Rửa tội theo nghi lễ Công Giáo Rôma.

Ông sinh năm 1922, như vậy ở tuổi 96, ông đã chính thức xin gia nhập đạo Công Giáo và lấy tên thánh là Phaolô.

Bí tích Rửa tội đã được cử hành tại phòng khách của một dưỡng đường tại thành phố San Jose, miền Bắc California Hoa Kỳ, nơi ông đang nằm điều dưỡng do bị gẫy xương chân. Ông đã được rước Mình và Máu Thánh Chúa

Theo tin được biết việc xin gia nhập đạo Công Giáo do chính ông quyết định sau khi đã tự nghiên cứu và tìm hiểu từ lâu. Theo lời ông kể, trước đây ông theo Đạo Ông Bà; nhưng gia đình họ hàng của ông đã có rất nhiều người theo đạo Công Giáo, đã có những người làm Linh Mục, Ma Sơ. Và đặc biệt, cũng theo ông, Luật sư Nguyễn Văn Huyền, cựu chủ tịch Thượng Viện và là vị Phó Tổng Thống sau cùng là người anh bà con của ông.



The Easter Triduum: contemplating Death and Resurrection, Hell and Heaven


The Easter Triduum: contemplating Death and Resurrection, Hell and Heaven

The three holiest days in the Church’s liturgical calendar offer an opportunity to reflect on what used to be called “The Four Last Things”: death, judgement, hell and heaven.
By Seàn-Patrick Lovett
It was at a morning Mass in Santa Marta, back in November 2016, that Pope Francis mentioned how the world “does not like to think” about the Four Last Things. The reason, he suggested, is that death, judgement, hell and heaven, are just too scary to contemplate. The truth, he continued, is that if you choose to live your whole life far away from the Lord, you run the risk of “continuing to live far away from Him for all eternity”.
Visions of Hell

Pope Francis has made his personal vision of Hell quite clear on several occasions. During another homily in the Vatican in 2016, he said Hell is not “a torture chamber”. Rather, it is the horror of being separated forever from the “God who loves us so much”. His predecessor, Pope St John Paul II, said something similar in 1999: not so much a physical place, he explained, “Hell indicates the state of those who freely and definitively separate themselves from God, the source of all life and joy”.
The Catechism of the Catholic Church

It was Pope Benedict XVI, in 2007, who said that Hell “really exists and is eternal…even if nobody talks about it much anymore”. When he was still Cardinal Ratzinger, he was responsible for much of the work involved in updating the Catechism of the Catholic Church. The same Catechism not only affirms the existence of Hell and its eternity, but confirms that “the chief punishment of Hell is eternal separation from God”. 
Death and Judgement

“No one sends you to Hell”, said Pope Francis when he met with a group of children during a visit to a Rome parish in 2015: “You go there because you choose to be there”. That’s how we know the Devil is in Hell, he continued, “because the Devil wanted to be there”. At an Angelus Address in August 2016, the Pope stressed how, at the end of this life, "we will all be judged". But, he continued, "the Lord offers us many opportunities to save ourselves” and, until the end, “He never tires of forgiving us and waiting for us”.
Salvation and Heaven

During the same Angelus Address, Pope Francis confirmed how the most serious and important goal of our human existence is that of achieving “eternal salvation”. "If we are faithful to the Lord”, he said at another Mass in Santa Marta in 2016, we have nothing to worry about. On the day of Judgment "we will look at the Lord" and say: "I have many sins, but I have tried to be faithful". And all will be well: “Because the Lord is good”.



Easter message of Christian Church leaders of Jerusalem


Easter message of Christian Church leaders of Jerusalem


Thirteen patriarchs and heads of Christian Churches in Jerusalem are praying that those suffering in the Holy Land and across the world may find hope, peace and life in the Cross.
By Robin Gomes
Heads of Christian Churches in Jerusalem have issued an Easter message offering their prayers for those suffering across the world for various reasons, that they may find hope, peace and life in the Cross of Christ.
Thirteen patriarchs and heads of various Christian denominations in Jerusalem released a joint message on Friday, as violence erupted between Palestinians and Israeli security forces along the Israeli-Gaza border. 
The Cross – way to hope, peace, life
“We pray to almighty God that people who are walking in the way of the cross may find it the way of hope, peace, and life,” said the Easter message signed by the Church leaders.  Among them is Catholic Archbishop Pierbattista Pizzaballa, the Apostolic Administrator of the Latin Patriarchate and Franciscan priest Father Francesco Patton, the Custos of the Holy Land.
“We hold in our prayers all those who are suffering in our region and throughout the world, and also, all those who are suffering in silence; for refugees, asylum seekers, and displaced people, for those who live under oppression, for those in want and deprivation, for all victims of violence and discrimination, and for all who strive for justice and reconciliation,” the Church leaders wrote in their Easter message.
Jerusalem - city of hope, resurrection
Calling “Jerusalem, the City of Hope and the Resurrection,” they said the “sacred, communal, and spiritual character” of the city continues to be a “beacon for hope, peace, and life for the people of this region and the entire world.”  The heads of Christian Churches in Jerusalem prayed that the Churches in the Holy Land be able to continue “unhindered” to fulfil their sacred duty as manifestations of the living Gospel to serve the poor, seek justice and walk in the light and love of the risen Christ.


Pope Tawadros II greets Pope Francis for Easter


Pope Tawadros II greets Pope Francis for Easter

The head of Egypt’s Coptic Orthodox Church has sent double greetings to Pope Francis for Easter and for 5 years of his pontificate.
By Robin Gomes
Pope Tawadros II, the head of Egypt’s Coptic Orthodox Church has sent greetings to Pope Francis on the occasion of Easter which Orthodox Christians will celebrate a week later on April 8, according to the Julian calendar. 
"To his Holiness pope Francis, Christ is risen.  He is truly risen! I send you greetings of Happy Easter.  It is the feast in which we rejoice because Jesus Christ is risen and has conquered death, and after defeating death he has made the Cross the Cross of life,” Pope Tawadros said in a video message speaking in Arabic. 
The Italian bishops’ news agency SIR recorded the video message in Saint Mark's Cathedral in Cairo, the seat of the Coptic Orthodox Church. 
While wishing Pope Francis good health and happiness, the Coptic Pope also urged for prayers for Coptic Christians. 
Pope Tawadros also felicitated the Holy Father on the completion of 5 years of his pontificate on March 13. “I am happy to send this message from the land of Egypt. I congratulate you, Your Holiness, on the fifth anniversary of your election,” Pope Tawadros said.
The 65-year old Coptic Pope recalled his visit to Rome in May, 2013, two months after the Roman Pontiff’s election. “It was a beautiful visit. We were filled with the Holy Spirit.  I trust you always pray for us, and we too remember you in our prayers.” Pope Tawadros  concluded invoking the Lord’s blessing on the Pope’s service, mission and health and wished him a long life.   (Source: SIR)


Pope prays with “shame, repentance, and hope” at the Way of the Cross


Pope prays with “shame, repentance, and hope” at the Way of the Cross

Pope Francis’ concluding prayer during the Way of the Cross at Rome’s Colosseum focusses on three key words, and the same number of requests for grace. (Photos below)
By Seàn-Patrick Lovett
The tradition of the Via Crucis, or Way of the Cross, being held at Rome’s Colosseum on Good Friday, is one that dates back to Pope Benedict XIV in the 18th century. It was revived by Pope Paul VI in 1964 and has been celebrated by successive Popes ever since.  
The Pope’s Prayer
Meditations for the 14 Stations of the Cross were composed this year by a group of young people as part of preparations for the October Synod of Bishops. Themes ranged from migration to communicating Jesus on the internet. But the Way of the Cross in Rome traditionally concludes with a prayer, recited by the Pope and especially written for the occasion, often by the Holy Father himself. This year, Pope Francis chose to focus his prayer on three key words: “shame, repentance, and hope”.
Shame
We have multiple reason to feel shame, prayed Pope Francis: for choosing power and money over God, for preferring “worldliness instead of eternity”, for leaving young people “a world shattered by divisions and wars, a world devoured by selfishness where the young, the vulnerable, the sick, and the elderly are marginalized”. The Pope’s prayer called down shame upon all those “who let themselves be deceived by ambition and vain glory”, including some ministers of the Church. We feel shame, he said, “for losing a sense of shame”.
Repentance
Our repentance, continued the Pope’s prayer, is tied to the certainty that only God can save us from evil, from our “hatred, selfishness, pride, greed, revenge, idolatry”. Only He can embrace us and restore us to our dignity as His children. “Repentance is born of our shame”, he prayed, “of the certainty that our hearts will always remain restless until they find in you, their only source of fulfilment and peace”. Repentance comes from “being aware of our smallness, our nothingness, our vanity” and allowing ourselves to be called to conversion.
Hope
Hope, on the other hand, “lights up the darkness of our despair”, because we know that the only measure of God’s love “is to love without measure”. Pope Francis prayed that the message of the Gospel may continue to inspire many people, “knowing that only good can defeat evil and wickedness, only forgiveness can overcome resentment and revenge, only a fraternal embrace can disperse the hostility and fear of the other”. This hope extends to the Church which, the Pope prayed, may continue to be “a model of unselfish generosity, a safe haven of salvation, and a source of certainty and truth – despite all attempts to discredit it”.
Grant us the grace
The Pope concluded each of the three reflections with a series of invocations to the Lord Jesus, to “grant us the grace to feel holy shame…holy repentance…and holy hope…always”.
Finally, Pope Francis asked the Son of God to help us “identify with the Good Thief, who looks at you with eyes full of shame, repentance and hope”, who abandons himself to God’s mercy and who, with honesty, “steals his way into Heaven!”
The Pope's Prayer
Lord Jesus, we turn to you, filled with shame, repentance and hope.
Before your supreme love, shame pervades us for leaving you alone to suffer for our sins:
shame for running away from trials, although we say thousands of times: "If everyone leaves you, I will never leave you";
shame for choosing Barabbas instead of you, power instead of you, appearance instead of you, the god of money instead of you, worldliness instead of eternity;
shame for challenging you with words and intentions, every time we face a problem, saying: "If you are the Messiah, save yourself and we will believe!";
shame for all those people, including some of your ministers, who let themselves be deceived by ambition and vain glory, forgetting their dignity and first love;
shame for our generation which is leaving young people a world shattered by divisions and wars; a world devoured by selfishness where the young, the vulnerable, the sick, and the elderly are marginalized;
shame for losing a sense of shame;
Lord Jesus, always grant us the grace to feel holy shame!
We look to you filled with repentance, begging for your mercy, before your eloquent silence:
repentance that springs from the certainty that only you can save us from evil, only you can heal us from our leprosy of hate, selfishness, pride, greed, revenge, idolatry; only you can embrace us and restore our dignity as your children, rejoicing for our return home, to life;
repentance that comes from being aware of our smallness, our nothingness, and our vanity, allowing ourselves to be caressed by your sweet and powerful invitation to convert;
the repentance of David who finds his only strength in you from the depths of his suffering;
repentance born of our shame, of the certainty that our heart will always remain restless until it finds you and in you, its only source of fulfilment and peace;
the repentance of Peter who, when his eyes met yours, wept bitterly for denying you.
Lord Jesus, always grant us the grace of holy repentance!
Before your Supreme Majesty, hope is born and lights up the darkness of our despair, because we know that the only measure of your love, is to love us without measure.
The hope that your message may continue, still today, to inspire many people, knowing that only good can defeat evil and wickedness, only forgiveness can overcome resentment and revenge, only a fraternal embrace can disperse the hostility and fear of the other.
The hope that your sacrifice may continue, still today, to emanate the fragrance of divine love that touches the hearts of all those who continue to consecrate their lives, becoming living examples of charity and free service, in a world devoured by the idea of quick profits and easy money.
The hope that missionaries may continue, still today, to challenge the slumbering consciousness of humanity, by risking their lives to serve you in the poor, the rejected, in immigrants, in those who are invisible, in the exploited, the hungry and in prisoners;
The hope that your Church, holy and a home for sinners, may continue, still today, despite all attempts to discredit it, to be a beacon that enlightens, encourages, uplifts and bears witness to your endless love for humanity; may it be a model of unselfish generosity, a safe haven of salvation, and a source of certainty and truth.
The hope that comes from knowing that your Cross, created by the greed and cowardice of hypocrites and Doctors of the Law, is the source of the Resurrection, which transforms the darkness of the tomb into the dawn brightness of the Sunday on which the sun never sets, and that teaches us that your love is our hope.
Lord Jesus, always grant us the grace of holy hope!
Son of Man, help us to strip ourselves of the arrogance of the unrepentant thief, of the short-sighted and the corrupt, of all those who see you as an opportunity to exploit, a convict to criticize, a loser to mock, another chance to put the blame on someone else, even God.


Fr Cantalamessa on Good Friday: ‘young people can rescue human love’


Fr Cantalamessa on Good Friday: ‘young people can rescue human love’

One of the eyewitnesses to the death of Jesus on the cross is “the disciple whom Jesus loved.” This phrase of John’s Gospel proclaimed during the Celebration of the Lord’s passion forms the basis for Fr Cantalamessa’s homily.
By Sr Bernadete Mary Reis, fsp
The Preacher of the Pontifical household focused on the eyewitness John who wrote an account of what he witnessed. John not only saw what everyone else saw. “He also saw the meaning of what happened,” Fr Cantalamessa says. He saw the sacrificial Lamb of God, the fulfillment of the Passover, the “new temple of God from whose side (…) flowed the water of life.” John witnessed the release of the Spirit of God who as, in the beginning, “transformed the chaos in the cosmos.”
What does the cross reveal?
Fr Cantalamessa explains that John understood that Jesus on the cross was revealing God “as he really is, in his most intimate and truest reality.” Later John would express this understanding as “God is love” (1 Jn 4:10), meaning that it is an oblative love, a love that consists in self-giving.” It is only on the cross that God manifests just how far his love will go: “He loved them to the end” (Jn 13:1).
John, a model for the young
John manifests a “real falling in love.” After his encounter with Jesus “everything else suddenly took second place,” Fr Cantalamessa recounts. Since the Church is preparing for the Synod on Young People, John’s witness can provide a model for the young to realize what Pope Francis invites us to in Evangelii gaudium: “I invite all Christians, everywhere, at this very moment, to a renewed personal encounter with Jesus Christ” (n. 3).
A mission for the young
It is precisely up to the young “to rescue human love from the tragic drift in which it has ended up,” Fr Cantalamessa proposes. “God revealed himself on the cross as agape, the love that gives itself.” Turning to young people, Fr Cantalamessa explains how they can do this: “it is necessary to prepare yourselves to make a total gift of self to another in marriage, or to God in consecrated life, beginning by making a gift of your time, of your smile, (…) of your lives in the family, in the parish, and in volunteer work,” he says. In this way, young people will learn how to unite eros to agape, he says.
Jesus makes self-giving love possible
In conclusion, Fr Cantalamessa proclaims that through his grace Jesus makes it possible for us to live self-giving love “to some extent, in our lives.” Today we can tap into this grace through the Church’s sacraments by which we come in contact with the water and blood that John saw flowing from Christ’s open side, and by weeping “tears of repentance and consolation” when we look on the pierced one.


Đòn mới của tổng thống Mỹ Donald Trump về môi trường


Đòn mi ca tng thng M Donald Trump v môi trường

WASHINGTON -  Chính quyền Hoa Kỳ đã sẵn sàng sửa đổi về hạn chế khí thải độc hại từ ô tô, một điều đi ngược lại với ý muốn cải cách môi trường của cựu Tổng thống Barack Obama. Ngày hôm qua tờ báo New York Times đã đưa ra lời cảnh báo, theo đó một đề xuất từ Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) đã được đưa lên bàn làm việc của ông chủ Nhà Trắng, Donald Trump và sẽ chờ đợi để được chấp thuận trong vài ngày tới.
Biện pháp này có thể dẫn đến việc nới lỏng các hạn chế ở phần còn lại của thế giới, có thể gây ra một khó khăn mới giữa Washington và tiểu bang California, nơi đã tuyên bố tuân thủ các quy định nghiêm ngặt nhất ngay cả trong trường hợp Nhà Trắng khôi phục hiệu lực các tiêu chuẩn trong quá khứ. Ngược lại, theo các chuyên gia, điều này có thể kết thúc bằng việc tạo ra một loạt các quy tắc để theo dõi ô tô trên thị trường ở California và trong mười hai tiểu bang đã quyết định theo gương của tiểu bang California, và những nơi khác không có hạn chế của Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, thực tế sẽ có rủi ro của sự phân chia quốc gia thành hai thị trường.
Chắc chắn đây không phải là lần đầu tiên Trump can thiệp vào lĩnh vực khí hậu, cố gắng sửa đổi hoặc loại bỏ những gì đã được thực hiện từ chính quyền Obama. Trump đã công bố vào tháng 6 năm ngoái việc rút khỏi Hiệp định Paris năm 2015 về khí hậu chống lại sự nóng lên toàn cầu. Quyết định này đã bị chỉ trích mạnh mẽ. Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc đã đáp lại rằng hiệp ước không có thể bàn thảo được. Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Trump giải thích chiến lược an ninh quốc gia mới, loại bỏ vấn đề khí hậu khỏi danh sách các mối đe dọa toàn cầu. Một vài tháng trước đó, vào tháng 3, ông đã bãi bỏ Clean Power Plan, quy định của Obama nhằm giảm khí nhà kính với những hạn chế đối với các nhà máy nhiệt điện đốt than. Luật bao gồm, ngoài việc khác, việc đóng cửa hàng trăm nhà máy nhiệt điện cũ bị ô nhiễm cao, và việc ngừng xây dựng các nhà máy than mới thay thế bằng các nhà máy năng lượng mặt trời và gió. (L’Osservatore Romano 31-3-2018)
Ngọc Yến


Lòng can đảm bảo vệ đức trinh khiết của chân phước Veronica Antal


Lòng can đm bo v đc trinh khiết ca chân phước Veronica Antal
Chân phước Veronica Antal - Maria Goretti của Romani.- RV

Có lẽ chúng ta rất quen thuộc với thánh nữ Maria Goretti, thiếu nữ trẻ người Ý đã chịu chết để bảo vệ sự trinh tiết của mình. Nhưng có một thiếu nữ khác thường được gọi là Maria Goretti của Rumani, một cô gái trẻ 22 tuổi cũng đã sẵn sàng hy sinh sự sống khi bảo vệ sự trinh tiết của mình. Đó là Veronica Antal.
Veronica Antal sinh ngày 7 tháng 12 năm 1935 tại một làng nhỏ ở Nisiporeşti, miền Moldavia, đông bắc nước Rumani, một vùng có đời sống tôn giáo sâu sắc từ thời Veronica và kéo dài cho đến ngày nay. Những ngôi nhà thờ có cả ngàn chỗ ngồi những vẫn không đủ chỗ, giáo dân phải đứng tràn ra cửa, ngay cả trong thời tiết lạnh gía nhất. Dù cho cuộc ly giáo vào năm 1054 đã phân chia Giáo hội Đông và Tây, nhiều người Rumani vẫn trung thành với Đức Giáo hoàng. Trong những thế kỷ xâm chiếm Rumani, quân Tartar đã giết hoặc đưa đi làm nô lệ phần lớn dân số Công giáo. Nhưng bắt đầu thế kỷ 18, một làn sóng các tín hữu Công giáo trốn thoát các cuộc bách hại ở Transylvania ở miền tây dãy núi Carpathian bắt đầu xâm nhập và định cư ở Moldavia. Vào thời của Veronica, 2/3 dân số trong làng là người Công giáo. Đây là con số ấn tượng trong một quốc gia mà có đến 80% theo Chính thống giáo. Hơn thế, tại quận của Veronica, số các đan viện và tu viện trên mỗi km vuông nhiều hơn bất cứ miền nào trên thế giới. Miền này cũng là miền rất nghèo khổ, nông nghiệp là ngành chính và các nông dân chật vật để gây lợi đủ để sống.
Vì cả cha và mẹ của Veronica phải làm việc trên cánh đồng để nuôi sống gia đình, các con cái được ủy thác cho người bà chăm sóc hàng ngày. Từ khi Veronica bắt đầu học nói, bà của cô đã dạy cô các bài học từ giáo lý và cách cầu nguyện. Mỗi ngày, Veronica đi bộ 5 dặm đến làng Hălăuceşti để tham dự Thánh lễ, ngay cả trong tiết trời mùa đông giá buốt. Năm 16 tuổi, Veronia tham gia vào ca đoàn và trở thành thành viên của hội vô nhiễm thánh Maximilian Kolbe, cầu nguyện kinh Mân Côi mỗi ngày và đọc về cuộc đời các thánh, như thánh Maria Goretti mới được phong thánh, là vị thánh mà Veronica vô cùng ngưỡng mộ. Veronica cũng làm một căn phòng bên cạnh nhà của mình, nơi cô thường đến cầu nguyện trong nhiều giờ. Mỗi ngày thứ 5, Veronica cùng với những người khác chầu Thánh Thể ở Nisiporeşti.
Bên cạnh đời sống nội tâm thinh lặng như thế, Veronica cũng là một thanh nữ trẻ bình thường. Cô vắt len với mẹ, may quần áo truyền thống và làm việc trên cánh đồng với gia đình. Nếu ai đó xúc phạm đến Veronica, cô tha thứ cho họ ngay tức khắc. Nếu có người đau bệnh hay già yếu hoặc mệt mỏi thì Veronica chăm sóc con cái cho họ. Veronica gíup chuẩn bị cho các trẻ em trong làng rước lễ lần đầu. Veronica ao ước trở thành nữ tu của một trong những nhà dòng ở trong vùng và có thể giúp cho các trẻ em mà cô rất yêu thương. Tuy thế, khi Rumani rơi vào tay chính quyền Cộng sản, các nhà dòng đều bị đóng cửa. Theo lời khuyên của cha linh hướng, Veronica trở thành một thành viên Phanxicô tại thế và tự thề hứa giữ đời sống khiết tịnh.
Ngày 24 tháng 8 năm 1958, Veronica đi đến Hălăuceşti để tham dự nghi lễ Thêm sức. Sau khi thu dọn phòng thánh và chia sẻ bữa ăn với bạn bè, cô trở về Nisiporeşti. Trên đường về Veronica gặp Pavel Mocanu, một thanh niên ở làng bên cạnh, đang say rượu. Pavel nhạo cười Veronica vì khấn hứa giữ đức khiết tịnh. Sau đó hắn đẩy Veronica vào cánh đồng bắp với ý định cưỡng hiếp cô. Veronica đã chống cự quyết liệt, thế là Pavel đã đâm cô. Với quyết tâm giết chết Veronica, Pavel đã đâm cô 42 nhát dao. Hai ngày sau người ta tìm thấy thi thể của cô giữa vũng máu, với chuỗi Mân Côi. Dân chúng trong tỉnh lỵ xem Veronica như một vị thánh và gọi cô là “Hoa huệ đẫm máu” và “vị tử đạo khiết tịnh.”
22 năm tuổi đời vắn vỏi, cuộc sống Veronica không có điều gì là phi thường đặc biệt, trừ một điều là cô đã hết lòng sống trọn ơn gọi Kitô hữu của mình. Cái chết của cô là hoa trái của sự thánh thiện, của lòng trung thành với Chúa, Đấng cô đặt trọn niềm tin tưởng. Ngày 26 tháng 1 năm 2018, trong cuộc tiếp kiến Đức Hồng y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ phong thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn nhận sự tử đạo anh hung của vị tôi tớ Chúa Veronica Antal và tuyên phong chị lên hàng chân phước. (NCRegister   16/03/2018)
Hồng Thủy


Có phải Đức Thánh Cha Phanxicô chối bỏ sự thật về hỏa ngục?


Có phi Đc Thánh Cha Phanxicô chi b s tht v ha ngc?

Phòng Báo chí Tòa Thánh đã ra thông cáo để xác định rằng những lời bình luận cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô chối bỏ hỏa ngục là sự tái dựng lại các ý kiến của Đức Thánh Cha và không phải là một bản ghi lại trung thành những lời thật sự của ngài. 
Nhà báo Eugenio Scalfari của nhật báo La Repubblica của Ý, 93 tuổi, người xưng mình là vô thần, đã vài lần trao đổi qua điện thoại và gặp trực tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô. Ông nói rằng Đức Thánh Cha đã mời ông đến nơi ngài cư ngụ hôm 27/03 và trong cuộc đàm thoại, Đức Thánh Cha đã nói trong khi linh hồn của những tội nhân thống hối “nhận ơn tha thứ của Chúa và được vào số những linh hồn chiếm ngắm Chúa, thì các linh hồn của những người không thống hối và như thế không thể được tha thứ, sẽ biến mất. Và ông Scalfari cho rằng Đức Thánh Cha đã nói trong cuộc phỏng vấn là “hỏa ngục không tồn tại, và các linh hồn tội lỗi sẽ biến mất.”
Ông Scalfari từng nói là ông không ghi âm hay ghi lại các cuộc trò chuyện; ông viết lại bằng cách nhớ lại.
Thông cáo của phòng báo chí Vatican cho biết Đức Thánh Cha có tiếp ông  Scalfari nhưng không trả lời phỏng vấn.
Theo Giáo lý Hội Thánh Công giáo, “ngay sau khi chết, linh hồn của những người chết trong tình trạng tội trọng sẽ xuống hỏa nguc, nơi họ đau khổ vì các hình phát tội lỗi, ‘lửa đời đời’”. Giáo lý cũng dạy rằng: “Hình phạt chính của hỏa ngục là sự xa cách đời đời với Chúa, chỉ duy nhất nơi Người con người có thể đạt được sự sống và hạnh phúc và họ được tạo dựng và tồn tại vì điều này.”
Những lời nhà báo Scalfari cho là lời chối bỏ hỏa ngục của Đức Giáo hoàng mâu thuẫn với những lời chính ngài đã nói trong các buổi giáo lý hay trong các bài giảng. Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định hỏa ngục – sự xa cách Chúa đời đời  –  là một sự thật. Trong bài giảng lễ tại nhà nguyện thánh Marta sáng 22/11/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định rằng thế giới không thích  nghĩ về những thực tại sau cùng. Điều gì sẽ xảy ra sau thế giới này? Đức Thánh Cha nhớ lại khi ngài còn nhỏ, khi đi học giáo lý, ngài được dạy về “tứ chung” ( 4 sự sau cùng): chết, phán xét, thiên đàng, hỏa ngục. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng dù điều này có thể làm người ta sợ hãi nhưng mà điều này là sự thực. Ngài giải thích rằng nếu chúng ta không chăm sóc tâm hồn mình để cho Chúa ở với mình thì mình sẽ xa Chúa mãi mãi. Có thể có nguy hiểm là tiếp tục bị xa cách Chúa mãi mãi như thế.
Hỏa ngục không phải là “căn phòng tra tấn”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như thế trong Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta ngày 25/11/2016. Ngài nói rằng hỏa ngục là sự xa cách Chúa vĩnh viễn, xa cách Đấng ban hạnh phúc, Đấng mong muốn điều tốt cho chúng ta. Lòng thương xót Chúa muốn cứu độ chúng ta khỏi sự hư hoại đời đời. Như đã xảy ra với người trộm lành trên thập giá, đã tín thác vào Chúa trong những giây phút cuối đời, và Chúa Giêsu đã nói với anh ta: “Tôi nói thật với anh, hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với ta.”
Ma quỷ ở trong hỏa ngục. Khi viếng thăm giáo xứ Đức Maria Mẹ Đấng cứu độ ở Roma và gặp gỡ các thiếu nhi và thanh thiếu niên vào ngày 08/03/2015, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tín hữu: “Chúa không đưa bạn vào hỏa ngục nhưng bạn đi đến đó, bởi vì bạn chọn ở đó. Hỏa ngục là  muốn xa cách Chúa bởi vì tôi không muốn tình yêu của Chúa. Ngài cũng nói thêm: “Ma quỷ ở trong hỏa ngục bởi vì chúng không yêu Chúa” và “đó là loại duy nhất mà chúng ta chắc chắn là ở trong hỏa ngục.”
Vào cuối đời này tất cả chúng ta sẽ bị phán xét. Cuộc phán xét chung sẽ phán xét về tình yêu. Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong buổi đọc Kinh Truyền tin ngày 21/08/2016 như sau: “Tôi đói và anh chị em đã cho tôi ăn…” “Thiên Chúa cho chúng ta rất nhiều cơ hội để cứu độ chúng ta và để chúng ta đi vào qua cánh cửa cứu độ.” Và cho đến cuối cùng, dù chúng ta tội lỗi, Người không mệt mỏi tha thứ cho chúng ta và chờ đợi chúng ta: đay là lòng Thương xót của Người. Nhưng chúng ta có tự do để chối từ điều này: đây là sự hư mất. Một tội nhân không hối cải nghĩa là từ chối tình yêu Chúa.
Đức Thánh Cha cũng nói về ơn cứu độ đời đời. Trong buổi đọc Kinh Truyền tin ngày 21/08/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt câu hỏi: “Nhưng nếu Thiên Chúa tốt lành và yêu thương chúng ta, tại sao Người đóng cửa lại vào một lúc nào đó? Bởi vì cuộc sống của chúng ta không phải là một trò chơi điện tử hay một show truyền hình; cuộc sống của chúng ta là điều nghiêm túc và mục đích cần đạt đến thật quan trọng: đó là ơn cứu độ đời đời.
Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra giải pháp cho những nỗi sợ hãi của chúng ta: “Nếu mỗi người trong chúng ta trung thành với Chúa thì khi giờ chết đến, chúng ta sẽ nói như thánh Phanxicô: ‘chị tử thần, xin hãy đến’. Nó không làm chúng ta sợ hãi.” Và ngay cả ngày phán xét, “chúng ta sẽ ngắm nhìn Thiên Chúa” và chúng ta sẽ có thể nói: “Lạy Chúa, con đã phạm tội rất nhiều, nhưng con đã tìm cách trung thành với Chúa.” Và “bởi vì Thiên Chúa tốt lành” chúng ta sẽ không sợ hãi. Đức Thánh Cha đã nói điều này trong Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta ngày 22/11/2016. (Rei 29/03/2018)
Hồng Thủy


Suy niệm đàng Thánh Giá ĐTC Phanxicô cử hành: chặng VIII-XIV


Suy nim đàng Thánh Giá ĐTC Phanxicô c hành: chng VIII-XIV

Lúc 9 giờ 15 phút tối thứ sáu tuần thánh, 30-3-2018, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại hý trường Colosseo ở Roma. Nghi thức này được hàng chục đài truyền hình trên thế giới truyền đi trên hệ thống Mondovisione. 20 ngàn tín hữu đã đến tham dự nghi thức này.
Trong bối cảnh vào tháng 10 năm nay có Thượng HĐGM thế giới về giới trẻ, ĐTC đã ủy thác cho một nhóm học sinh thuộc trường trung học Pilo Albertelli ở Roma soạn các bài suy niệm Đàng Thánh Giá, dưới sự điều hợp của giáo sư Andrea Monda, tốt nghiệp luật khoa và khoa học tôn giáo, văn sĩ kiêm nhà bình luận, và đang dạy môn tôn giáo tại trường trung học vừa nói
  Sau đây chúng tôi xin gửi đến quí vị 7 bài suy niệm còn lại, từ chặng thứ 8 đến chặng thứ 14 là chặng cuối cùng.
 ** Chặng thứ VIII: Chúa Giêsu gặp các phụ nữ thành Giêrusalem
 Trích Phúc Âm theo thánh Luca (Lc 23,27-31)
 ”Dân chúng đi theo Người đông lắm, trong số đó có nhiều phụ nữ vừa đấm ngực vừa than khóc Người. Đức Giêsu quay lại phía các bà mà nói: ”Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu. Vì này đây sẽ tới những ngày người ta phải nói: ”Phúc thay đàn bà hiếm hoi, người không sinh không đẻ, kẻ không cho bú mớm! ” Bấy giờ người ta sẽ bắt đầu nói với núi non: Đổ xuống chúng tôi đi! , và với gò nổng: Phủ lấp chúng tôi đi! Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao?
 Suy niệm
 Lạy Chúa Giêsu, con trông thấy Chúa và con lắng nghe Chúa, trong khi Chúa nói với các phụ nữ gặp trên đường đi tới cái chết. Trong tất cả mọi ngày đã đi qua Chúa đã gặp gỡ biết bao nhiêu người, Chúa đã đi gặp gỡ và nói chuyện với tất cả mọi người. Giờ đây Chúa nói với các phụ nữ thành Giêrusalem trông thấy Chúa và khóc thương Chúa. Cả con nữa cũng là một trong các phụ nữ đó. Nhưng lậy Chúa Giêsu, trong việc cảnh cáo Chúa dùng các lời đánh động con, chúng là các lời cụ thể và trực tiếp; thoạt tiên xem ra chúng cứng cỏi và nghiêm khắc vì thẳng thắn. Thật thế, ngày nay chúng con quen với một thế giới nói quanh co lòng vòng, giả hình lạnh lùng, che đậy và lọc lựa điều chúng con thực sự muốn nói; càng ngày người ta càng tránh các lời cảnh cáo, người ta thích để người khác cho số phận của họ, mà không lo lắng cho thiện ích của họ.
 Trong khi Chúa, lậy Chúa Giêsu, Chúa nói với các phụ nữ như một người cha, cả khi có quở trách họ, các lời của Chúa là lời của chân lý và chúng tới ngay lập tức với mục đích sửa dậy, chứ không phải phán xử. Đó là một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của chúng con, Chúa luôn luôn nói với sự khiêm tốn và nó tới thẳng con tim.
 Trong cuộc gặp gỡ này, cuộc gặp gỡ cuối cùng trước khi bị đóng đanh, một lần nữa nổi bật tình yêu vô bờ của Chúa đối với những người rốt hết và bị gạt bỏ ngoài lề xã hội; thật vậy, các phụ nữ thời ấy đã bị coi là không xứng đáng được ngỏ lơi, trong khi Chúa, trong sự hiền dịu Chúa thật là cách mạng.
 Cầu nguyện
 Lạy Chúa, xin hãy làm cho con cùng với các phụ nữ và con người của thế giới này có thể luôn luôn ngày càng trở nên bác ái hơn với những người cần được trợ giúp như chính Chúa đã làm. Xin ban cho chúng con sức mạnh đi ngược dòng, và bước vào việc tiếp xúc đích thật với tha nhân, bằng cách bác các cây cầu và tránh khép kín mình trong ích kỷ dẫn đưa chúng con tới sự cô đơn của tội lỗi.
 ** Chặng thứ IX: Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
 Trích sách Ngôn Sứ Isaia (Is 53,5-6)
 ”Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội,bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm;người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an,đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu,lang thang mỗi người một ngả. Nhưng Chúa đã đổ trên đầu người tội lỗi của tất cả chúng ta.”
  Suy niệm
 Lạy Chúa Giêsu, con trông thấy Chúa khi Chúa ngã xuống đất lần thứ ba. Chúa đã ngã hai lần rồi, và hai lần Chúa đã đứng dậy. Không còn giới hạn cho sự mệt nhọc và đau đớn nữa, giờ thì xem ra Chúa bị thua cuộc một cách vĩnh viễn trong lần ngã thứ ba này. Biết bao lần trong cuộc sống mọi ngày, cũng xảy ra là chúng con ngã xuống. Chúng con ngã nhiều lần tới độ không còn tính được nữa, nhưng chúng con luôn luôn hy vọng rằng mỗi lần ngã là lần cuối cùng, bởi vì phải có can đảm hy vọng để đương đầu với khổ đau. Khi một người ngã biết bao lần, thì cuối cùng sức lực suy sụp và các niềm hy vọng cũng tan biến vĩnh viễn.
 Con tưởng tưởng mình ở bên cạnh Chúa, lậy Chúa Giêsu, trên lộ trình dẫn đưa Chúa tới cái chết. Thật khó mà nghĩ rằng chính Chúa là Con Thiên Chúa. Có ai đó đã thử giúp đỡ Chúa, nhưng giờ đây Chúa đã kiệt lực, Chúa đứng lại, tê liệt, và xem ra Chúa không còn tiến tới được nữa. Nhưng bất thình lình con thấy Chúa đứng dậy, đứng thẳng hai chân và lưng, như có thể, với thập giá trên vai, và lại bước đi. Vâng, Chúa đang đi tới cái chết, nhưng muốn làm điều đó cho tới cùng. Có lẽ đó là tình yêu. Điều mà con hiểu đó là chúng con ngã bao nhiêu lần không quan trọng, sẽ luôn luôn có lần cuối cùng, có lẽ là lần tệ hại nhất, là thử thách kinh khủng nhất, trong đó chúng con được mời gọi tìm ra sức lực để đi cho tới cùng lộ trình. Đối với Chúa Giêsu cuối cùng là việc đóng đinh, là sự vô lý của cái chết, nhưng nó vén mở một ý nghĩa sâu thẳm nhất, một mục đích cao cả nhất, mục đích cứu rỗi tất cả chúng con.
 Cầu nguyện
 Lạy Chúa, xin Chúa ban cho con lòng can đảm mỗi ngày để tiến tới trên con đường của chúng con. Xin hãy làm cho chúng con tiếp nhận cho tới cùng niềm hy vọng và tình yêu, mà Chúa đã ban cho chúng con. Tất cả chúng con có thể đương đầu với các thách đố của cuộc đời với sức mạnh và niềm tin, mà Chúa đã sống trong những lúc cuối cùng trên đường tiến tới cái chết trên thập giá.
  ** Chặng thứ X: Chúa Giêsu bị lột áo
 Trích Phúc Âm thánh Gioan (Ga 19,23)
 ”Đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới.”
 Suy niệm
 Lạy Chúa Giêsu, con thấy Chúa như con chưa từng thấy bao giờ. Lạy Chúa Giêsu, người ta đã lột quần áo Chúa và họ bắt thăm chúng. Dưới mắt của những người này Chúa đã mất đi mảnh duy nhất của phẩm giá còn lại, vật duy nhất Chúa có trên con đường khổ đau. Vào thời khởi đầu Thiên Chúa, Cha của Chúa, đã khâu quần áo cho con người để mặc cho họ phẩm giá; giờ đây loài người đã giật chúng khỏi Chúa. Lạy Chúa Giêsu, con thấy Chúa và thấy một người di cư trẻ, thân mình bị tàn phá khi đến một vùng đất thường quá tàn ác, sẵn sàng lấy đi chiếc áo, gia tài duy nhất của anh và bán nó đi, để anh như thế với thập giá của mình, như thập giá của Chúa, với làn da bị tra tấn như làn da của Chúa, với đôi con mắt mở lớn vì đau đớn, như đôi con mắt Chúa.
 Nhưng có cái gì đó mà loài người thường quên liên quan tới phẩm giá: nó nằm dưới làn da của Chúa, nó là phần của Chúa và nó sẽ luôn luôn ở với Chúa, và còn hơn thế nữa trong lúc này đây, trong sự trần truồng này.
 Chính với sự trần trụi ấy mà chúng con chào đời, nó là sự trần truồng mà lòng đất tiếp nhận chúng con vào chiều tà của cuộc sống. Từ một bà mẹ sang một bà mẹ khác. Và giờ đây trên ngọn đồi nãy cũng có mẹ của Chúa, lại trông thấy Chúa trần truồng.
 Con thấy Chúa và hiểu sự cao cả và ánh quang phẩm giá của Chúa, phẩm giá của mỗi một người, mà không ai sẽ có thể xoá mờ được bao giờ.
 Cầu nguyện
 Lạy Chúa, xin cho tất cả chúng con có thể nhận ra phẩm giá riêng của bản tính mình, cả khi chúng con trần truồng và cô đơn trước mặt những người khác. Xin cho chúng con có thể luôn luôn trông thấy phẩm giá của tha nhân và trân trọng nó, giữ gìn nó. Chúng con xin Chúa ban cho chúng con lòng can đảm cần thiết để hiểu chính mình sâu xa hơn quần áo chúng con mặc, và chấp nhận sự trần truồng thuộc về chúng con và nhắc cho chúng con biết sự nghèo nàn của chúng con, mà Chúa đã say mê tới độ trao ban sự sống cho chúng con.
 ** Chặng thứ XI: Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá
 Trích Phúc Âm thánh Luca (Lc 23,33-34)
 “Khi đến nơi gọi là ”Đồi Sọ”, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái. Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: ”Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm.”
 Suy niệm
 Lạy Chúa Giêsu, con thấy Chúa bị lột tất cả. Họ đã muốn trừng phạt Chúa, là Đấng vô tội, bằng cách đóng đinh Chúa vào gỗ thập giá. Vào địa vị họ con sẽ làm gì, con có can đảm thừa nhận sự thật của Chúa, sự thật của con không? Chúa đã có sức mạnh chịu đựng gánh nặng của một thập giá, của việc không được tin, bị kết án vì các lời nói gây khó chịu của Chúa. Ngày nay chúng con không thể tiêu hoá một lời chỉ trích, như thể mỗi lời được nói lên nhằm gây thương tích cho chúng con.
 Chúa đã không dừng lại cả trước cái chết, Chúa đã tin tưởng sâu xa nơi sứ mệnh của Chúa, và Chúa đã tín thác cho Thiên Chúa Cha. Ngày nay trong thế giới liên mạng chúng con bị điều kiện hoá bởi tất cả những gì luân chuyển trên mạng tới độ đôi khi con cũng nghi ngờ cả những lời nói của mình nữa. Nhưng các lời của Chúa thì khác, chúng mạnh mẽ trong sự yếu đuối của Chúa. Chúa đã tha thứ cho chúng con, Chúa đã không thù hận, Chúa đã dậy đưa má kia cho người ta tát, và Chúa đã đi xa hơn cho tới chỗ hiến tế hoàn toàn con người mình.
 Con nhìn quanh và trông thấy các đôi mắt dán chặt trên màn điện thoại, bận rộn trên mạng xã hội, dán chặt trên mọi lỗi lầm của người khác mà không có khả thể tha thứ. Những con người làm mồi cho giận dữ la hét thù hận nhau vì các lý do không đâu.
 Con nhìn vào các thương tích của Chúa, và con ý thức được rằng giờ đây con không có được sức mạnh của Chúa. Nhưng con ngồi đây dưới chân Chúa, và con cũng lột trần con khỏi mọi do dự, đứng lên để có thể ở gần Chúa hơn, cả khi chỉ có vài centi mét.
 Cầu nguyện
 Lạy Chúa, xin cho con đứng trước sự thiện có thể sẵn sàng thừa nhận nó, xin cho con đứng trước một bất công có thể có can đảm nắm lấy đời mình trong tay, và hành động một cách khác; xin cho con có thể giải thoát mình khỏi mọi sợ hãi như những chiếc đinh làm cho con bị tê liệt và giữ con xa cách cuộc sống mà Chúa đã hy vọng và chuẩn bị cho chúng con.
 ** Chặng thứ XII: Chúa Giêsu chết trên Thập giá
 Trích Phúc Âm theo thánh Luca (Lc 23, 44-47)
 Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời tối đi. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giêsu kêu lớn tiếng: ”Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” Nói xong, Người tắt thở. Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa: ”Người này quả thật là công chính!”
 Suy niệm
 Lạy Chúa Giêsu, con thấy Chúa, và lần này con không ước muốn thấy Chúa. Chúa đang chết. Khi Chúa nói trước đám đông, lúc ấy nhìn Chúa thật là đẹp, nhưng giờ đây tất cả đã chấm dứt. Và con không muốn thấy sự kết thúc; rất nhiều lần con đã ngoảnh mặt đi, con hầu như đã quen chạy trốn đau khổ và cái chết, con đã bị mê đi.
 Tiếng kêu của Chúa trên thập giá thật mạnh mẽ đau thương: chúng con đã không sẵn sàng với sự đau khổ này, hiện nay chúng con vẫn không và chúng con sẽ không bao giờ sẵn sàng. Theo bản năng, chúng con chạy trốn vì hoảng hốt, trước sự chết và đau khổ, chúng con chối bỏ chúng, chúng con thích ngoảnh nhìn chỗ khác hay nhắm mắt lại. Ngược lại, Chúa đã ở lại đó, trên thập giá, chờ đợi chúng con với đôi tay giang rộng để mở mắt chúng con.
 Lạy Chúa Giêsu, đây là một mầu nhiệm vĩ đại: Chúa yêu chúng con khi đang chết, đang bị bỏ rơi, đang trao phó linh hồn, đang hoàn thành ý Chúa Cha, đang từ bỏ chính mình. Chúa ở lại trên thập giá và thế là đủ. Chúa không cố gắng giải thích mầu nhiệm sự chết, sự chấm dứt của tất cả mọi thứ, Chúa làm hơn thế nữa: Chúa nếm trải cái chết với tất cả thân xác và tinh thần. Mầu nhiệm cao cả này tiếp tục tra vấn chúng con và không để chúng con cảm thấy bình an; nó thách thức chúng con, mời gọi chúng con mở đôi mắt, mời gọi chúng con biết nhìn thấy tình yêu của Chúa ngay cả trong cái chết, và đúng hơn là bắt đầu từ chính cái chết. Và chính đó là nơi Chúa đã yêu chúng con: trong thân phận thật sự của chúng con, không thể xóa bỏ và tránh né. Chính ở đó chúng con đón nhận, dù theo cách chưa hoàn hảo, sự hiện diện sống động và thật sự của Chúa. Chúng con sẽ luôn khao khát điều này: sự gần gũi của Chúa, Thiên Chúa ở cùng chúng con.
 Cầu nguyện
 Lạy Chúa, con xin Chúa mở mắt cho con để con nhìn thấy Chúa ngay cả trong đau khổ, trong sự chết, trong sự kết thúc mà không phải là kết thúc thật sự. Xin Chúa khuấy động sự dửng dưng của con bằng thập giá của Chúa, đánh động sự ù lì của con. Xin luôn tra vấn con bằng mầu nhiệm đảo lộn của Chúa, mầu nhiệm chiến thắng sự chết và trao ban sự sống.
 ** Chặng thứ XIII: Chúa Giêsu được tháo xuống khỏi thập giá
 Trích Phúc Âm theo thánh Gioan (Ga 19,38-40)
 Sau đó, ông Giuse, người Arimathê, xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Đức Giêsu xuống. Ông Giuse này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Dothái. Ông Philatô chấp thuận. Vậy, ông Giuse đến hạ thi hài Người xuống. Ông Nicôđêmô cũng đến. Ông này trước kia đã tới gặp Đức Giêsu ban đêm. Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Đức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà cuốn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái.
Suy niệm
 Lạy Chúa Giêsu, con thấy Chúa, vẫn ở đó, trên thập giá. Một con người bằng xương bằng thịt, với những dòn mỏng và lo sợ. Chúa đã đau đớn biết bao! Đây là một khung cảnh không thể chịu đựng được, có lẽ chính vì nó quá đầy tính người: đây là lời nòng cốt, mật mã của cuộc hành trình của Chúa, rải rác những đau khổ và mệt nhọc. Chính thân phận loài người này mà chúng con thường quên nhận ra nơi Chúa và tìm kiếm nơi chính chúng con và nơi người khác, những người quá bận bịu bởi một cuộc sống vội vã, mù lòa và điếc trước những khó khăn và đau khổ của người khác.
 Lạy Chúa Giêsu, con thấy Chúa: giờ đây không còn ở đó, trên thập giá; Chúa đã trở về nới Chúa đã đến, nằm nghỉ trong lòng đất, trong lòng mẹ của mình. Giờ đây đau khổ đã qua, đã biến mất. Đây là giờ của lòng thương xót. Trong thân thể không còn sự sống của Chúa vang vọng sức mạnh mà Chúa đã đương đầu với đau khổ; ý nghĩa mà Chúa đã có thể mang lại cho đau khổ phản chiếu trong đôi mắt của người đang còn ở lại đó và ở cạnh Chúa và luôn sẽ còn ở cạnh Chúa trong tình yêu, trao dâng và nhận lãnh. Một sự sống mới của trời cao được mở ra cho Chúa, cho chúng con, dưới dấu hiệu của điều kháng cự lại sự chết và không bị nó bẻ gãy: đó là tình yêu thương. Chúa ở đây, với chúng con, trong mỗi phút giây, mỗi bước đi, mỗi điều không chắc chắn, mỗi bóng tối. Trong khi bóng tối của huyệt mộ lan rộng trên thân thể Chúa nằm trong cánh tay mẹ Ngài, con nhìn thấy Chúa và con sợ nhưng không thất vọng, con tin tưởng rằng ánh sáng, ánh sáng của Chúa, sẽ lại chiếu sáng.
 Cầu nguyện
 Lạy Chúa, xin Chúa làm cho hy vọng luôn sống động trong chúng con, đức tin vào tình yêu không điều kiện của Chúa. Xin làm cho chúng con có thể duy trì cái nhìn sống động và rực sáng hướng tới ơn cứu độ vĩnh cửu, và chúng con có thể tìm được sự hồi sức và an bình trong hành trình của chúng con.
 ** Chặng thứ XIV: Chúa Giêsu được mai táng trong mồ
 Trích Phúc Âm theo thánh Gioan (Ga 19,41-42)
 Nơi Đức Giêsu bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn, có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Dothái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giêsu ở đó.
 Suy niệm
 Lạy Chúa Giêsu, con không còn thấy Chúa nữa. Bây giờ là bóng tối. Bóng tối từ các ngọn đồi phủ xuống và các ngọn đèn của ngày sabát nhấp nháy ở Giêrusalem, bên ngoài các ngôi nhà và các căn phòng. Bóng tối và các ngọn đèn này gõ các cánh cửa thiên đàng đang đóng và bất khả xâm phạm: tất cả sự đơn vắng này dành cho ai? Trong một đêm như thế ai có thể ngủ? Trong thành vang lên tiếng khóc của các trẻ em, tiếng ca của các bà mẹ, tiếng bước chân đi tuần của quân lính: ngày hôm nay đang tàn dần, và chỉ có Chúa ngủ. Chúa ngủ sao? Và trên chiếc giường nào? Tấm chăn nào che dấu Chúa với thế giới?
 Từ xa xa ông Giuse Arimatea đã đi theo Chúa và giờ đây ông đang nhẹ nhàng đi cùng với Chúa trong giấc ngủ, kéo Chúa ra khỏi cái nhìn của những kẻ bất xứng và gian ác. Một tấm khăn quấn lấy cơn lạnh giá của sự chết, lau khô máu và mồ hôi và nước mắt. Từ thập giá Chúa ngã xuống, nhưng cách nhẹ nhàng. Ông Giuse vác Chúa trên vai, nhưng Chúa thật nhẹ: Chúa không mang gánh nặng của sự chết, của hận thù oán ghét. Chúa ngủ như khi Chúa được quấn trong rơm ấm và một Giuse khác ôm Chúa trên tay. Như khi đó không có chỗ cho Chúa, giờ đây Chúa không có nơi gối đầu: nhưng trên đồi Canvê, trên sự cứng đầu của thế giới, ở đó mọc lên ngôi vườn nơi chưa từng có người nào được chôn.
 Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đi đâu rồi? Chúa đã đi xuống nơi đâu nếu không phải là tận nơi sâu thẳm? Ở đâu, nếu không phải là nơi vẫn còn hoang sơ, trong căn phòng chật hẹp nhất? Chúa đã bị mắc lại trong chính cạm bẫy của chúng con, bị cầm tù trong chính sự buồn phiền của chúng con: Chúa đã bước đi như chúng con trên trái đất này và giờ đây Chúa tạo cho mình một chỗ dưới lòng đất này như chúng con.
 Con muốn chạy đi thật xa, nhưng Chúa ở trong chính con; con không phải ra đi để tìm kiếm Chúa, bởi vì Chúa gõ cánh cửa của con.
 Cầu nguyện
 Lạy Chúa, con cầu xin Chúa, Đấng đã không tỏ mình ra trong vinh quang, nhưng trong sự thinh lặng của một đêm tối. Chúa không nhìn qua vẻ bên ngoài nhưng thấy điều dấu kín và Chúa đi xuống hố sâu, từ sâu thẳm xin nghe tiếng của chúng con: xin làm cho chúng con, những người mỏi mệt, có thể nghỉ ngơi trong Chúa, nhận ra Chúa trong bản tính của chúng con, nhìn thấy trong tình yêu của gương mặt đang ngủ của Chúa vẻ đẹp bị đánh mất của chúng con.
(Linh Tiến Khải và Hồng Thủy chuyển ý)