Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

SEPTEMBER 01, 2018 : SATURDAY OF THE TWENTY-FIRST WEEK IN ORDINARY TIME


Saturday of the Twenty-first Week in Ordinary Time
Lectionary: 430

Reading 1 1 Cor 1:26-31
Consider your own calling, brothers and sisters.
Not many of you were wise by human standards,
not many were powerful,
not many were of noble birth.
Rather, God chose the foolish of the world to shame the wise,
and God chose the weak of the world to shame the strong,
and God chose the lowly and despised of the world,
those who count for nothing,
to reduce to nothing those who are something,
so that no human being might boast before God.
It is due to him that you are in Christ Jesus,
who became for us wisdom from God,
as well as righteousness, sanctification, and redemption,
so that, as it is written,
Whoever boasts, should boast in the Lord.
Responsorial Psalm Ps 33:12-13, 18-19, 20-21
R. (12) Blessed the people the Lord has chosen to be his own.
Blessed the nation whose God is the LORD,
the people he has chosen for his own inheritance.
From heaven the LORD looks down;
he sees all mankind.
R. Blessed the people the Lord has chosen to be his own.
But see, the eyes of the LORD are upon those who fear him,
upon those who hope for his kindness,
To deliver them from death
and preserve them in spite of famine.
R. Blessed the people the Lord has chosen to be his own.
Our soul waits for the LORD,
who is our help and our shield,
For in him our hearts rejoice;
in his holy name we trust.
R. Blessed the people the Lord has chosen to be his own.
Gospel Mt 25:14-30
Jesus told his disciples this parable:
"A man going on a journey
called in his servants and entrusted his possessions to them.
To one he gave five talents; to another, two; to a third, one--
to each according to his ability.
Then he went away.
Immediately the one who received five talents went and traded with them,
and made another five.
Likewise, the one who received two made another two.
But the man who received one went off and dug a hole in the ground
and buried his master's money.
After a long time
the master of those servants came back and settled accounts with them.
The one who had received five talents
came forward bringing the additional five.
He said, 'Master, you gave me five talents.
See, I have made five more.'
His master said to him, 'Well done, my good and faithful servant.
Since you were faithful in small matters,
I will give you great responsibilities.
Come, share your master's joy.'
Then the one who had received two talents also came forward and said,
'Master, you gave me two talents.
See, I have made two more.'
His master said to him, 'Well done, my good and faithful servant.
Since you were faithful in small matters,
I will give you great responsibilities.
Come, share your master's joy.'
Then the one who had received the one talent came forward and said,
'Master, I knew you were a demanding person,
harvesting where you did not plant
and gathering where you did not scatter;
so out of fear I went off and buried your talent in the ground.
Here it is back.'
His master said to him in reply, 'You wicked, lazy servant!
So you knew that I harvest where I did not plant
and gather where I did not scatter?
Should you not then have put my money in the bank
so that I could have got it back with interest on my return?
Now then! Take the talent from him and give it to the one with ten.
For to everyone who has,
more will be given and he will grow rich;
but from the one who has not,
even what he has will be taken away.
And throw this useless servant into the darkness outside,
where there will be wailing and grinding of teeth.'"



Meditation: "The master will settle his account with them"
What can economics and productivity teach us about the kingdom of heaven? Jesus' story about a businessman who leaves town and entrusts his money with his workers made perfect sense to his audience. Wealthy merchants and businessmen often had to travel abroad and leave the business to others to handle while they were gone. 
Why did Jesus tell this story and what can it teach us? Most importantly it tells us something about how God deals with us, his disciples and servants. The parable speaks first of the Master's trust in his servants. While he goes away he leaves them with his money to use as they think best. While there were no strings attached, this was obviously a test to see if the Master's workers would be industrious and reliable in their use of the money entrusted to them. The master rewards those who are industrious and faithful and he punishes those who sit by idly and who do nothing with his money. 
The essence of the parable seems to lie in the servants' conception of responsibility. Each servant entrusted with the master's money was faithful up to a certain point. The servant who buried the master's money was irresponsible. One can bury seeds in the ground and expect them to become productive because they obey natural laws. Coins, however, do not obey natural laws. They obey economic laws and become productive in circulation. The master expected his servants to be productive in the use of his money.
God rewards those who use their gifts for serving him and the good of others
What do coins and the law of economics have to do with the kingdom of God? The Lord entrusts the subjects of his kingdom with gifts and graces and he gives his subjects the freedom to use them as they think best. With each gift and talent, God gives sufficient means (grace and wisdom) for using them in a fitting way. As the parable of the talents shows, God abhors indifference and an attitude that says it's not worth trying. God honors those who use their talents and gifts for doing good. Those who are faithful with even a little are entrusted with more! But those who neglect or squander what God has entrusted to them will lose what they have. 
There is an important lesson here for us. No one can stand still for long in the Christian life. We either get more or we lose what we have. We either advance towards God or we slip back. Do you seek to serve God with the gifts, talents, and graces he has given to you?
"Lord Jesus, be the ruler of my heart and thoughts, be the king of my home and relationships, and be the master of my work and service. Help me to make good use of the gifts, talents, time, and resources you give me for your glory and your kingdom."
Daily Quote from the early church fathersEternal Joys, by Gregory the Great (540-604 AD)
"All the good deeds of our present life, however many they may appear to be, are few in comparison with our eternal recompense. The faithful servant is put in charge of many things after overcoming all the troubles brought him by perishable things. He glories in the eternal joys of his heavenly dwelling. He is brought completely into the joy of his master when he is taken into his eternal home and joined to the company of angels. His inner joy at his gift is such that there is no longer any external perishable thing that can cause him sorrow."  (excerpt from FORTY GOSPEL HOMILIES 9.2)


SATURDAY, SEPTEMBER 1, MATTHEW 25:14-30
Weekday

(1 Corinthians 1:26-31; Psalm 33)

KEY VERSE: "Well done, my good and faithful servant" (v. 23).
TO KNOW: Jesus' parable of the talents was an allegory on good stewardship and the last judgment. In the story, each servant was given a different sum of money to invest. (A talent was a Greek coin worth about 6,000 denarri, equal to a year's wages. A talent's modern-day meaning of a special aptitude or gift is derived from the use of the word in this parable.) The first two servants made wise investments and doubled their money. The third servant, fearing his master's rebuke should he fail, buried the money for safe-keeping. When the master returned, each individual was asked to give an account of their investments. The wise servants were rewarded for their fidelity. They were given even greater responsibilities, and were invited to the heavenly banquet. The third servant was punished, losing the gift that had been given to them.
TO LOVE: In what ways do I use my time, treasure and talents for the kingdom of God?
TO SERVE: Lord Jesus, help me to use your gifts for the good of all.

OPTIONAL MEMORIAL OF THE BLESSED VIRGIN MARY

Chapter V of the Directory on Popular Piety and the Liturgy, issued by the Holy See in December 2001, describes the Church's traditional dedication of Saturday to the Virgin Mary. "Saturdays stand out among those days dedicated to the Virgin Mary. These are designated as memorials of the Blessed Virgin Mary" (218). The chapter also describes the importance of Mary, the Mother of Jesus, in Catholic devotional life, in the Liturgy, and reflections on popular devotions to Mary, her feast days, and the Rosary.


Saturday 1 September 2018

1 Corinthians 1:26-31. Psalm 32(33):12-13, 18-21. Matthew 25:14-30.
Happy the people the Lord has chosen to be his own—Psalm 32(33):12-13, 18-21.
‘You entrusted me with five talents: here are five more that I have made.’
Let us imagine talents are measures of faith, potential for grace. Investing our talents, then, will entail living with faith and justice and ensuring Jesus’ message travels to others. By sharing our talents, we encourage the growth of grace which will then ripple out to the furthest reaches of humanity.
If we simply nourish our own faith, we follow a selfish path and the grace is likely to dry up. If we bury our talents, no one benefits at all and the potential grace is lost. Let us take the time to use our talents wisely, planting seeds of goodness so that grace will spread its branches far and wide.


Saint Giles
Saint of the Day for September 1
(c. 650 – 710)
 
Saint Giles and the Hind | Master of St. Giles
Saint Giles’ Story
Despite the fact that much about Saint Giles is shrouded in mystery, we can say that he was one of the most popular saints in the Middle Ages. Likely, he was born in the first half of the seventh century in southeastern France. That is where he built a monastery that became a popular stopping-off point for pilgrims making their way to Compostela in Spain, and the Holy Land.
In England, many ancient churches and hospitals were dedicated to Giles. One of the sections of the city of Brussels is named after him. In Germany, Giles was included among the so-called 14 Holy Helpers, a popular group of saints to whom people prayed, especially for recovery from disease, and for strength at the hour of death. Also among the 14 were Saints Christopher, Barbara, and Blaise. Interestingly, Giles was the only non-martyr among them. Devotion to the “Holy Helpers” was especially strong in parts of Germany and in Hungary and Sweden. Such devotion made his popularity spread. Giles was soon invoked as the patron of the poor and the disabled.
The pilgrimage center that once drew so many fell into disrepair some centuries after Giles’ death.

Reflection
Saint Giles may not have been a martyr but, as the word martyr means, he was a true witness to the faith. This is attested to by the faith of the People of God in the Middle Ages. He became one of the “holy helpers” and can still function in that role for us today.

Saint Giles is the Patron Saint of:
Beggars
The Disabled
Disasters
The Poor


LECTIO DIVINA: MATTHEW 25:14-30

Lectio Divina: 
 Saturday, September 1, 2018
Ordinary Time

1) Opening prayer
Father,
help us to seek the values
that will bring us enduring joy in this changing world.
In our desire for what you promise
make us one in mind and heart.
We ask this through our Lord Jesus Christ, your Son,
who lives and reigns with you and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.

2) Gospel Reading - Matthew 25,14-30
Jesus said to his disciples: 'It is like a man about to go abroad who summoned his servants and entrusted his property to them. To one he gave five talents, to another two, to a third one, each in proportion to his ability. Then he set out on his journey.
The man who had received the five talents promptly went and traded with them and made five more. The man who had received two made two more in the same way. But the man who had received one went off and dug a hole in the ground and hid his master's money.
Now a long time afterwards, the master of those servants came back and went through his accounts with them. The man who had received the five talents came forward bringing five more. "Sir," he said, "you entrusted me with five talents; here are five more that I have made." His master said to him, "Well done, good and trustworthy servant; you have shown you are trustworthy in small things; I will trust you with greater; come and join in your master's happiness." Next the man with the two talents came forward. "Sir," he said, "you entrusted me with two talents; here are two more that I have made." His master said to him, "Well done, good and trustworthy servant; you have shown you are trustworthy in small things; I will trust you with greater; come and join in your master's happiness."
Last came forward the man who had the single talent. "Sir," said he, "I had heard you were a hard man, reaping where you had not sown and gathering where you had not scattered; so I was afraid, and I went off and hid your talent in the ground. Here it is; it was yours, you have it back."
But his master answered him, "You wicked and lazy servant! So you knew that I reap where I have not sown and gather where I have not scattered? Well then, you should have deposited my money with the bankers, and on my return I would have got my money back with interest. So now, take the talent from him and give it to the man who has the ten talents. For to everyone who has will be given more, and he will have more than enough; but anyone who has not, will be deprived even of what he has. As for this good-for-nothing servant, throw him into the darkness outside, where there will be weeping and grinding of teeth."

3) Reflection
•Today’s Gospel presents to us the parable of the talents. This parable was between two other parables: the Parable of the Ten virgins (Mt 25, 1-13) and the Parable of the final Judgement (Mt 25, 31-46).These three parables clarify and orientate persons concerning the coming of the Kingdom. The parable of the Ten Virgins insists on vigilance: the Kingdom may arrive at any moment. The Parable of the final Judgement says that in order to possess the Kingdom it is necessary to accept the little ones. The Parable of the talents orientates on what to do to make the Kingdom grow. It speaks of the gifts and the charisma which persons receive from God. Every person has qualities, knows something that he/she can teach others. Nobody is only a pupil, nobody is only a teacher. We all learn from one another.

A key to understand the parable: one of the things which has greater influence on the life of the people is the idea which we have of God. Among the Jews who followed the Pharisees, some imagined that God was a severe judge, who treated persons according to the merit they had gained through the observance of the Law. That produced fear in the persons and prevented them from growing. And, especially, prevented them from opening a space within them, to receive and accept the new experience of God which Jesus communicated. In order to help these persons, Matthew tells the story of the talents.

• Matthew 25, 14-15: The door of entrance in the parable. Jesus tells the story of a man, who before going abroad, entrusted his goods to his servants, giving them five, two and one talents, according to the capacity of each one. One talent was equal to 34 kg. of gold, which is not something small! In last instance, each one receives the same amount, because he receives “according to his capacity”. Anyone who has a big cup, receives a full cup. The man went on his journey, abroad where he remained for a long time. The story produces a certain moment of suspense. One does not know for what purpose the man entrusts his money to the servants; neither does one know the end.

• Matthew 25, 16-18: The way of acting of each one of the servants. The two first ones work and make the money produce a double amount. But the one who received one talent buried it so as not to lose it. It is a question of the goods of the Kingdom which are given to persons and to the communities according to their capacity. Everyone receives some good of the Kingdom, but not all respond in the same way!

• Matthew 25, 19-23: Rendering an account of the first and the second servants, and response of the master. After a long time, the man returned. The first two servants say the same thing: “Sir, you entrusted me with five/two talents, here are five/two more that I have made”. And the master gives the same response: “Well done, good and trustworthy servant, you have shown you are trustworthy in small things, I will trust you with greater; come and join in your master’s happiness”.
• Matthew 25, 24-25: Rendering of account of the third servant. The third servant comes and says: “SirI had heard you were a hard man, reaping where you had not sown and gathering where you had not scattered, so I was afraid and I went off and hid your talent in the ground. Here it is!” In this phrase we have a mistaken idea of God which is criticized by Jesus. The servant considers God as a severe master. Before such a God, the human being is afraid and hides behind the exact and narrow-minded observance of the Law. The person thinks that acting in this way, the severity of the legislator will not punish him. In reality, such a person does not believe in God, but believes only in self and in the observance of the Law. This person closes up in self, separates herself from God and cannot be concerned about others. This person becomes incapable to grow and develop like a free person. This false image of God isolates the human being, kills the community, puts an end to joy and impoverishes life.

• Matthew 25, 26-27: The response of the Master to the third servant. The response of the master is ironic. He says: “Wicked and lazy servant! So you knew that I reap where I have not sown and gather where I have not scattered; you should have deposited my money with the bankers and on my return I would have got my money back with interest!” The third servant was not coherent with the severe image which he had of God. If he imagined that God was severe, he should have, at least, placed the money in the bank. Then, he is condemned not by God but by the mistaken idea that he had of God and which makes him more immature and fearful than what he should have been. It was not possible for him to be coherent with the erroneous image which he had of God, because fear dehumanized and paralyzed life.

• Matthew 25, 28-30: The last word of the Lord which clarifies the parable. The master orders to take the talent from him and give it to the man who has the ten talents. For to everyone who has will be given more, and he will have more than enough; but anyone who has not, will be deprived even of what he has.” This is the key which clarifies everything. In reality, the talents, the “money of the master”, the goods of the Kingdom, are love, service, sharing. It is everything which helps the community to grow and reveals the presence of God. Anyone who closes himself in self out of fear of losing the little that he has, at the end will lose even the little that he has. But the person who does not think of self, and gives herself to others, grows and receives in turn, in an unexpected way, everything which she has given and even more. Anyone who loses his life will find it, and anyone who has the courage to lose his life will find it”.

• The different money of the Kingdom. There is no difference between those who have received more and those who have received less. All have their gift according to their capacity. What is important is that this gift be placed at the service of the Kingdom and make the goods of the Kingdom grow. These gifts are love, fraternal spirit, sharing. The principal key of the parable does not consist in making the talents render something, but rather in relating with God in a correct way. The two first servants ask for nothing, they do not seek their own good, they do not want things for themselves, they do not close up in self, they do not calculate. In the most natural way, almost without being aware and without seeking their own merit, they begin to work, in such a way that the gift received from God may render for God and for the Kingdom. The third servant is afraid, and because of this does nothing. According to the norms of the ancient law, he acts correctly. He responds to the exigencies. He loses nothing and gains nothing. And because of this he loses even what he had. The Kingdom is a risk. Anyone who does not want to run risks will lose the Kingdom!

4) Personal questions
• In our community, do we try to know and value the gifts of each person? Is our community a place where persons are able to make known their talents and make them available to others? Sometimes, the gifts of some generate envy and competitiveness in others. How do we react?

• How is the following phrase to be understood: “For anyone who has will be given more and will have in abundance; but anyone who does not have will be taken away even what he has”?

5) Concluding Prayer
We are waiting for Yahweh;
he is our help and our shield,
for in him our heart rejoices,
in his holy name we trust. (Ps 33,20-21)


01-09-2018 : THỨ BẢY - TUẦN XXI THƯỜNG NIÊN


01/09/2018
Thứ bảy đầu tháng, tuần 21 thường niên.


BÀI ĐỌC I: 1 Cr 1, 26-31
"Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, anh em hãy xem ơn kêu gọi của anh em: vì không có mấy người khôn ngoan theo xác thịt, không có mấy người quyền thế, không có mấy người sang trọng. Nhưng điều mà thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ; điều mà thế gian cho là yếu hèn, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những gì là mạnh mẽ phải hổ ngươi. Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian, những điều bị khinh chê, những điều không không, để phá huỷ những điều hiện hữu, hầu mọi xác thịt không thể vinh danh trước mặt Người. Chính do Người mà anh em ở trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng do Thiên Chúa, đã trở nên sự khôn ngoan, sự công chính, sự thánh hoá và sự cứu rỗi cho chúng ta, ngõ hầu, như đã chép: "Ai khoe khoang, thì hãy khoe khoang trong Chúa".
Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 32, 12-13. 18-19. 20-21
Đáp: Phúc thay dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình (c. 12b).

Xướng: 1) Phúc thay quốc gia mà Chúa là Chúa tể, dân tộc mà Chúa chọn làm cơ nghiệp riêng mình. Tự trời cao Chúa nhìn xuống, Người xem thấy hết thảy con cái người ta. - Đáp.
2) Kìa Chúa để mắt coi những kẻ kính sợ Người; nhìn xem những ai cậy trông ân sủng của Người, để cứu gỡ họ khỏi tay thần chết, và nuôi dưỡng họ trong cảnh cơ hàn. - Đáp.
3) Linh hồn chúng tôi mong đợi Chúa, chính Người là Đấng phù trợ và che chở chúng tôi. Bởi vậy, lòng chúng tôi hân hoan trong Chúa, chúng tôi tin cậy ở thánh danh Người. - Đáp.

ALLELUIA: 2 Tx 2, 14
Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được chiếm lấy vinh quang của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 25, 14-30
"Vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tùy theo khả năng mỗi người, đoạn ông ra đi. Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác. Cũng vậy, người lãnh hai nén cũng làm lợi ra hai nén khác. Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ trở về và đòi họ tính sổ. Vậy người lãnh năm nén bạc đến, mang theo năm nén khác mà nói rằng: 'Thưa ông, ông đã trao cho tôi năm nén bạc, đây tôi làm lợi được năm nén khác'. Ông chủ bảo người ấy rằng: 'Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi'. Người đã lãnh hai nén bạc cũng đến và nói: 'Thưa ông, ông đã trao cho tôi hai nén bạc, đây tôi đã làm lợi được hai nén khác'. Ông chủ bảo người ấy rằng: 'Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi'.
"Còn người lãnh một nén bạc đến và nói: 'Thưa ông, tôi biết ông là người keo kiệt, gặt chỗ không gieo và thu nơi không phát, nên tôi khiếp sợ đi chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Đây của ông, xin trả lại ông". Ông chủ trả lời người ấy rằng: "Hỡi đầy tớ hư thân và biếng nhác, ngươi đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát: vậy lẽ ra ngươi phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời. Bởi thế, các ngươi hãy lấy nén bạc lại mà trao cho người có mười nén. Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc, nghiến răng".
Đó là lời Chúa.


SUY NIỆM : Trách nhiệm của các bậc cha mẹ
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đề cập đến việc một ông chủ trước khi đi xa, đã trao cho đầy tớ, mỗi người một số nén bạc để làm lợi thêm, và khi trở về, ông chủ đã gọi các đầy tớ đến tính sổ. Ðã có nhiều lối giải thích suy tư về các nén bạc; ở đây chúng ta lồng dụ ngôn trong khung cảnh: ông chủ là Thiên Chúa, đầy tớ là các bậc cha mẹ, nén bạc là con cái.
Ðiều răn thứ tư dạy con cái phải thảo kính cha mẹ; điều này có nghĩa là nếu con cái lỗi phạm giới răn này thì sẽ bị Thiên Chúa trừng phạt. Bổn phận của con cái là tôn kính, yêu mến và đền đáp công ơn cha mẹ: đó là bài học cơ bản của các kẻ làm con. Tuy nhiên, Thiên Chúa sẽ không phải là vị thẩm phán chí công, nếu không xét xử những bậc cha mẹ không làm tròn bổn phận của mình. Nếu con cái phải thảo kính cha mẹ, thì cha mẹ cũng phải tôn trọng yêu thương con cái. Mỗi người con là một nén bạc Chúa trao, cha mẹ là những đầy tớ có nghĩa vụ canh giữ và làm lợi nén bạc này. Dĩ nhiên, chỉ một mình Thiên Chúa mới là chủ duy nhất và tuyệt đối trên mỗi người con: bổn phận của cha mẹ là cộng tác dưỡng nuôi thân xác, hướng dẫn tinh thần và thiêng liêng, để con cái lớn lên trong sự thật và trong niềm kính sợ yêu mến Thiên Chúa.
Nếu con cái là hình ảnh của cha mẹ tiếp liền sau hình ảnh của Thiên Chúa, thì điều này nhắc nhớ cha mẹ phải là những người sinh con hai lần: một lần cho trần gian, và một lần cho Thiên Chúa. Ðịnh mệnh vĩnh cửu của con người không phải ở trần gian này, nhưng là trời cao. Do đó, cha mẹ phải luôn hướng dẫn tâm hồn con cái hướng về trời cao khi chúng còn thơ bé, và cả khi chúng đã lớn khôn nữa.
Trách nhiệm của các bậc cha mẹ thật nặng nề, nhưng cũng vô cùng cao cả. Nếu cha mẹ chu toàn bổn phận Chúa trao, chắc chắn trong ngày Chúa đến, họ sẽ được nghe lời này: "Hỡi tôi tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi". Và đó là điều chúng ta phải cầu xin cho các bậc làm cha mẹ.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Bảy Tuần 21 TN2
Bài đọcI Cor 1:26-31; Mt 25:14-30.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thái độ tự tôn và mặc cảm tự ti.
Có một câu truyện đối thọai giữa thánh Bonaventure và thầy trợ sĩ lo nhà bếp như sau: Một hôm thầy trợ sĩ mặt buồn rầu đến tâm sự với thánh nhân: “Con nghĩ con tủi nhục cho cái số phận của con, cứ quanh năm suốt tháng trong xó bếp như thế này, làm sao có thể cứu vớt các linh hồn và nên thánh như cha được. Thánh Bonaventure khuyên thầy: “Tất cả đều có thể nên thánh được miễn là hoàn tất tốt đẹp các bổn phận Thiên Chúa trao: dẫu một Giám mục nổi danh, một thầy trợ sĩ lo nhà bếp, hay một bà bán hàng rong.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thái độ tự tôn và tự tin.
Corintô là một thành phố nằm dọc theo bờ biển Peloponnesian về phía Tây Bắc, nơi thánh Phaolô đã gặp Aquila và Priscilla và đã giảng dạy tại đây 18 tháng (x/c Acts 18:1-18). Sau này, thánh nhân đã viết hai thư tới họ (1 Cor và 2 Cor). Thành phố hải cảng này nổi danh về giầu có và được hưởng một thời gian lâu dài về trật tự xã hội và chính trị; một phần vì được điều khiển bởi những nhà chính trị tài giỏi là những người biết tiên đóan những gì sẽ xảy ra và chuẩn bị kịp thời, một phần vì nền kinh tế rất khác nhau và nghiêng nhiều về việc sản xuất. Thành phố nổi tiếng về các đồ sứ, tơ lụa, đóng tàu, và kiến trúc.
Thánh Phaolô chọn Corintô là một trong những nơi chính để giảng dạy mặc dầu ngài biết rằng chỉ có những người nào có can đảm và chịu đựng lắm mới có thể sống sót. Ngài đã chứng tỏ một sự tự tin nơi Thiên Chúa giữa bao yếu đuối của con người. Vì là hải cảng nên có rất nhiều du khách và những du khách tới sẽ nhìn và nghe những điều hay của thành phố và sẽ loan báo cho những người đồng hương khi trở về quê hương của họ. Thánh nhân hy vọng những người tới nghe ngài rao giảng Tin Mừng sẽ mang về rao giảng lại cho đồng hương của họ và vì thế Tin Mừng được rao truyền rộng rãi hơn. Không giống như Athens là nơi rất khép kín và chống lại mọi thay đổi; Corintô rất cởi mở, tìm tòi, và nhiệt thành đón nhận những tư tưởng mới.
Một trong những nhược điểm của người khôn ngoan giầu có là thái độ tự tôn của họ trước mặt Thiên Chúa và con người. Họ nghĩ khôn ngoan và giầu có họ có được là hoàn toàn do công sức và cố gắng của họ. Một thái độ như thế là đánh cắp ơn huệ của Thiên Chúa và khinh thường sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống. Thánh Phaolô chất vấn họ: “Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem: khi anh em được Chúa kêu gọi, thì trong anh em đâu có mấy kẻ khôn ngoan trước mặt người đời, đâu có mấy người quyền thế, mấy người quý phái. Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người.”
Và ngài dạy họ một thái độ đúng đắn cần thể hiện trước Thiên Chúa, thái độ tự tin trong Chúa: “Phần anh em, chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa, Đấng đã làm cho anh em trở nên công chính, đã thánh hoá và cứu chuộc anh em, hợp như lời đã chép rằng: Ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa.”
2/ Phúc Âm: Mặc cảm tự ti
Trái với thái độ tự tôn của dân thành Corintô là mặc cảm tự ti của tên đầy tớ vô dụng trong Phúc Âm. Người mang mặc cảm này luôn nghĩ mình chào đời dưới một ngôi sao xấu; luôn so sánh với người khác để trách Tạo Hóa đã bất công ban phát không đồng đều: cho người khôn ngoan và của cải dư thừa trong khi bắt mình phải dốt nát và nghèo nàn. Chúa Giêsu muốn dạy cho dân bài học về Thiên Chúa công bằng qua dụ ngôn sau: "Quả thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ.”
Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ.
Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây." Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây." Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!"
Thiên Chúa rất công bằng trong cách xét xử. Ngài đòi người Ngài đã cho 5 nén phải sinh lời thêm 5 nén, người được 2 nén phải sinh lời thêm 2 nén; chứ Ngài không bắt người nhận 2 nén phải sinh lời 5 nén. Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!"
Ông chủ đáp: "Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Cần tránh cả hai thái cực: thái độ tự tôn và mặc cảm tự ti. Thái độ tự tôn khinh thường quyền năng Thiên Chúa và mặc cảm tự ti khinh thường sự khôn ngoan của Ngài.
- Thái độ đúng đắn của con người trước mặt Thiên Chúa là sự tự tin: Tin những gì mình có được là quà tặng Thiên Chúa ban, và tin mình có khả năng để sinh lời cho Thiên Chúa với những quà tặng này.
- Đừng than thân trách Chúa vì mình bất tài để rồi không làm gì như tên đầy tớ vô dụng trong bài Phúc Âm. Hãy cố gắng sinh lợi cho Chúa với những gì Chúa ban. Chúa sẽ không đòi mình như những người có tài hơn.
Lm.An-tôn Đinh Minh Tiên, OP.


01/09/2018
THỨ BẢY TUẦN 21 TN
Mt 25,14-30


LÀ TÔI TRUNG CỦA CHÚA
Ông chủ nói với người ấy: “Khá lắm! Hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” (Mt 25,21)

Suy niệm: Mặc dù chế độ buôn bán nô lệ đã chấm dứt, và biết bao cuộc cách mạng đẫm máu đã diễn ra nhằm giải phóng con người khỏi kiếp nô lệ bị bóc lột, áp bức, thế nhưng nạn buôn người và muôn vàn hình thức người bóc lột người vẫn tồn tại một cách còn tàn bạo và tinh vi gấp bội phần. Từ hơn 2.000 năm nay, Đức Giê-su dạy chúng ta phá bỏ xiềng xích của mối quan hệ chủ-nô ấy bằng cách sống như người tôi trung của Thiên Chúa. Là tôi tớ của Chúa, chúng ta được ban cho làm chủ tài sản của Ngài để sinh lợi. Và khi đã sinh lợi cho Nước Chúa, chúng ta được đồng thừa hưởng gia nghiệp với Ngài, là phần thưởng Ngài dành cho “tôi tớ tài giỏi và trung thành”. Chẳng những thế, vị Chủ đó thân hành trở thành đầy tớ, “sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ” (Lc 12,37).

Mời Bạn: Người xưa có nói: Hiền tài phải gặp được minh quân thì mới thoả chí bình sinh. Người Ki-tô hữu hạnh phúc không gì sánh bằng khi được Chúa làm gia nghiệp, được có Đức Ki-tô Vua Vũ Trụ là minh quân để phụng thờ. Để phụng sự Vua Ki-tô và sinh lời cho Nước Trời, điều cần thiết yếu là yêu thương phục vụ mọi người anh em, vì Ngài đã nói: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Mời bạn hãy đi và thực hành như vậy.

Sống Lời Chúa: Luôn tâm niệm: Mỗi khi tôi không thực thi bác ái với tha nhân là tôi đang xúc phạm đến Chúa.

Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến.
(5 phút lời Chúa)


Vào mà hưởng niềm vui (01.9.2018 – Thứ Bảy Tuần 21 Thường niên)

Suy nim:
Người ta vẫn hay có cái nhìn tĩnh và buồn về đời sống Kitô hữu.
Đó là một đời sống cam chịu, nhẫn nhục, cúi đầu vâng phục Ý Chúa,
một đời sống khổ đau vì phải bước theo Chúa Giêsu vác thánh giá.
Nhìn như thế đúng nhưng không đủ.
Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta một cái nhìn khác,
tươi tắn hơn nhiều, chủ động và tích cực hơn nhiều.
Thiên Chúa được ví như một ông chủ sắp đi xa.
Vì tin tưởng các đầy tớ của mình, nên khi vắng nhà (c. 14),
ông không ngại giao phó cho họ những món tiền rất lớn, tùy khả năng.
Người được năm yến, kẻ được hai, người được một (c. 15).
Mỗi yến bạc tương đương với sáu ngàn ngày công.
Hẳn các đầy tớ hiểu ý chủ muốn mình đầu tư sinh lợi.
Anh nhận được năm yến đã đi ngay lập tức và làm ăn với số vốn ấy.
Chúng ta không rõ anh đã đầu tư thế nào và bao lâu,
chỉ biết anh đã sử dụng cách hiệu quả những gì anh nhận được.
Sau một thời gian, tiền lời bằng số vốn bỏ ra.
Anh nhận được hai yến cũng vậy, cũng sinh lợi được hai yến khác.
Anh được một yến cũng đi,
nhưng là đi đào lỗ dưới đất để chôn giấu yến bạc (c. 18).
Anh không dám đầu tư vì sợ làm ăn lỗ lã.
Anh sợ số bạc lớn bị mất, nên anh muốn chôn giấu nó cho an toàn.
Khi ông chủ trở về để nghe báo cáo sổ sách của các đầy tớ,
ông đã khen hai anh đầy tớ vất vả làm ăn bằng những lời giống nhau:
“Khá lắm! Anh đúng là tôi tớ tốt lành và trung tín!
Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh.
Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh” (c. 21. 23).
Còn anh đầy tớ chôn giấu yến bạc dưới đất vì sợ hãi ông chủ,
đã bị chủ chê là đầy tớ xấu xa và biếng nhác.
Yến bạc của chủ còn nguyên chẳng hề là điều đáng tự hào.
Ông chủ ngạc nhiên vì tại sao anh lại không gửi tiền vào ngân hàng
để đồng vốn có thể sinh lợi (c. 27).
Anh bị tước mất yến bạc anh đã giữ kỹ, và tống vào chỗ tối tăm.
Một đầy tớ không sinh lợi từ số vốn được trao là một đầy tớ vô dụng (c. 30).
Mỗi Kitô hữu cũng là một người đầy tớ, một quản lý của Chúa,
được tin cậy giao phó, được yêu cầu đầu tư, được mong mỏi sinh lợi.
Sống đời Kitô hữu là chấp nhận dùng tất cả khả năng của mình (c. 15)
để làm cho những gì Chúa ban sinh lợi nhiều nhất.
Điều đó cần đến công sức, tính toán, sáng tạo, và nhất là tình yêu.
Yến bạc là khả năng và hoàn cảnh thuận lợi để ta làm việc cho Chúa.
Kitô hữu không phải là người thích an nhàn hay hưởng thụ.
Họ nỗ lực phấn đấu từng ngày để đời mình sinh hoa trái cho Chúa.
Ngày Phán xét, chúng ta sẽ bị xét xử dựa trên nỗ lực sinh lợi của mình.
Mỗi người chúng ta không rõ mình đã nhận bao nhiêu yến bạc.
Điều quan trọng là không được giấu đi, và vui vẻ tận dụng điều mình có.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.
Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào…
Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 9
1 THÁNG CHÍN
Chúa Thánh Thần Hướng Dẫn Giáo Hội
Tất cả chúng ta hãy tôn vinh và tạ ơn Chúa Thánh Thần, Đấng đang dẫn dắt Giáo Hội hôm nay bước đi trên nẻo đường vừa đầy thách đố vừa chan hòa niềm vui: đó là nẻo đường canh tân như Công Đồng Vatican II khởi xướng. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và trong tinh thần nhiệt tình đổi mới, Hội Nghị Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục đã xác quyết dứt khoát rằng không gì có thể thành tựu nếu không có sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Chỉ trong Chúa Thánh Thần chúng ta mới có thể đạt được bất cứ gì là thánh thiện – và chỉ trong Chúa Thánh Thần chúng ta mới có thể thi hành được sứ mạng mà Chúa Kitô giao phó. Lạy Chúa, nếu không có Thánh Thần của Ngài, mọi cố gắng của chúng con sẽ chỉ như dã tràng xe cát biển đông mà thôi!
Chính Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt các bước đi của Công Đồng Vatican II và đã tiếp tục dẫn dắt các cuộc họp Thượng Hội Đồng tiếp sau đó trong ngọn lửa tình yêu và trong làn gió đổi mới của Ngài. Lạy Chúa Thánh Thần, Ngài là điểm tựa cho mọi công cuộc của chúng con, Ngài đã tràn ngập trong lòng các mục tử và toàn dân Chúa, xin Ngài hãy đến chiếm lĩnh trái tim tất cả những ai tin tưởng vào Ngài.
Thật vậy, Chúa Thánh Thần đã hướng dẫn chúng ta trên đường sự thật. “Ngài sẽ dạy anh em biết tất cả sự thật” (Ga 16,13) – Đức Giêsu đã nói rõ về vai trò của Chúa Thánh Thần như thế. Chúa Thánh Thần là Thần Khí mà Đức Kitô hứa trao ban cho các Tông Đồ trong Căn Gác Thượng trước cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Người. Ngài tiếp tục cho thấy sự hiện diện của Ngài trong Giáo Hội qua mọi thời, nhất là trong những giai đoạn đầy căng thẳng như thời đại của chúng ta hôm nay. Trong tác động của Chúa Thánh Thần, tất cả chúng ta cùng thốt lên: “Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn sống, xin hãy đến với chúng con”.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II



Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01-9
1Cr 1, 26-31; Mt 25, 14-30.

          LỜI SUY NIỆM: Trong dụ ngôn một người sắp đi xa, đã gọi những đầy tớ lại và giao những yến bạc để sinh lời, nhưng: “Có người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ.” (Mt 25, 19-20).
          Trong dụ ngôn này có hai loại đầy tớ, đưa ra cho chúng ta thấy, mỗi người trong chúng ta, đang ở vào loại đầy tớ nào?
          Trong cuộc sống của mỗi người, Chúa ban cho những ân sủng khác nhau. Ngài ban ân sủng đúng với khả năng của từng người một, để họ có thể chu toàn bổn phận và làm ra lời cho chính bản thân của họ và  cho tha nhân nữa. Sau khi nhận lãnh ân sủng của Chúa; Sẽ có thưởng phạt cân xứng với những ân sủng đã nhận lãnh. Nên chúng ta phải xét lại bổn phận của mình khi sử dụng những ân huệ mà Chúa đã ban cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay như thế nào? Nếu chúng ta cất giấu vì cảm thấy không cần hay sợ mà không dùng đến, chỉ cậy ở sức mình. Tất cả đều mang tội với Chúa. Hãy đem ra sử dụng để được Chúa ban thêm cho.
Mạnh Phương



01 Tháng Chín
Bờ Dậu Trước Ngõ
Có một chàng thanh niên chán sống nơi thôn dã, đã bỏ nhà trốn lên thành thị... Ở đó, chàng đã ăn chơi trác táng... Kiếm sống xa đọa đã đưa đẩy chàng đến chỗ thân tàn ma dại. Trong nỗi cùng cực, chàng bắt đầu hồi tâm và nhớ lại nếp sống ấm êm trong gia đình.
Chàng quyết định trở về. Nhưng trên đường về, nghĩ mình quá bất xứng không biết cha mẹ có tha thứ không, nên chàng đã rẽ lối đi nơi khác. Ở đó, chàng viết thư về cho cha mẹ và thú nhận tội lỗi. Chàng cũng ngỏ ý. Nếu cha mẹ bằng lòng thì hãy lấy chiếc áo bông treo trước cửa nhà.
Mẹ chàng đã làm gì? Bà không những treo một chiếc áo bông mà lấy tất cả áo trong nhà ra treo kín cả dậu trước ngõ.
Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Phiêu lưu trong tội lỗi, chúng ta chỉ cảm thấy chán chường thất vọng, nhưng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta. Ngài chờ đợi chúng ta từng giây từng phút. Tình Yêu của Ngài vượt lên trên mọi tính toán, đo lường của chúng ta. Ngài thi ân cho chúng ta hơn cả sự mong đợi và cầu xin của chúng ta. Người con hoang trong tin mừng chỉ xin được đối xử như một người làm công trong nhà, nhưng người cha đã phục hồi anh trong tước vị làm con. Ông đã xỏ nhẫn cho anh, mặc áo mới cho anh, và sai mở tiệc ăn mừng.
Phải, Thiên Chúa yêu thương và tha thứ hơn cả sự chờ mong của chúng ta.
(Lẽ Sống)