01/11/2018
Thứ Năm đầu tháng, tuần 30 thường niên
CÁC THÁNH NAM NỮ.
Lễ trọng. Lễ Họ. Cầu cho giáo dân.
* Đại lễ kính toàn thể các
thánh nam nữ hôm nay cho ta chiêm ngưỡng đám đông hằng ha sa số những người đã
được Chúa Kitô cứu chuộc, đồng thời cũng cho ta thấy trước tương lai chúng ta đang
hướng tới. Nhưng lễ này còn giúp ta ý thức mối dây liên đới giữa ta với các anh
chị em đã đi trước vào thế giới vô hình. Nay, họ đang được ở bên Thiên Chúa và
đang chuyển cầu cho chúng ta. Họ là sức mạnh nâng đỡ cuộc đời chúng ta.
* Từ trưa ngày Lễ Các
Thánh đến nửa đêm ngày Cầu cho các tín hữu đã qua đời, ai viếng nhà thờ, nhà
nguyện, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng một ơn đại
xá, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức
Giáo Hoàng), nhưng phải nhường lại cho các linh hồn. Mỗi ngày được hưởng một lần
mà thôi. Ai bị ngăn trở, có thể viếng nhà thờ, nhà nguyện, lãnh ơn đại xá vào
Chúa nhật trước hay Chúa nhật sau.
BÀI ĐỌC I: Kh 7, 2-4, 9-14
“Tôi đã nhìn thấy đoàn người
đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi
thứ tiếng”.
Trích sách Khải Huyền của
Thánh Gioan.
Tôi là Gioan đã nhìn thấy một
thiên thần khác từ phía mặt trời mọc đi lên, tay cầm ấn Thiên Chúa hằng sống,
và lớn tiếng kêu gọi bốn thiên thần được lệnh tàn phá đất và biển mà rằng: “Chớ
có tàn phá đất, biển và cây cối trước khi ta đóng ấn trên trán những tôi tớ của
Thiên Chúa chúng ta”. Và tôi đã nghe biết số người được đóng ấn là một trăm bốn
mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel.
Sau đó, tôi đã nhìn thấy đoàn
người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc
và mọi thứ tiếng. Họ đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo
trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô rằng: “Kính lạy
Thiên Chúa chúng tôi, Đấng ngự trên ngai vàng, và Con Chiên”.
Rồi tất cả các thiên thần đến
đứng chung quanh ngai vàng, và các trưởng lão cùng bốn con vật sấp mình xuống
trước ngai mà thờ lạy Thiên Chúa rằng: “Amen! Chúc tụng, vinh hiển, khôn ngoan,
cảm tạ, vinh dự, uy quyền và dũng lực cho Thiên Chúa chúng tôi muôn đời. Amen”.
Rồi một trong các trưởng lão lên tiếng hỏi rằng: “Những người mặc áo trắng này
là ai vậy? Và họ từ đâu mà đến?” Tôi đáp lại rằng: “Thưa ngài, hẳn ngài đã rõ”.
Và người bảo tôi rằng: “Họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến, họ giặt áo
và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên”. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 23, 1-2. 3-4ab.
5-6
A+B=Lạy Chúa, này là dòng
dõi của những kẻ tìm Chúa (c. 6a).
A=Trái đất và muôn loài trên
mặt đất là của Chúa, hoàn cầu và muôn vật trên địa cầu. Vì chưng Chúa đã xây dựng
nền móng trái đất trên biển cả, và Người đã tạo dựng nó trên các sông ngòi. .
B=Ai sẽ được trèo lên núi
Chúa? Ai sẽ được dừng bước trong thánh điện? Đó là người có bàn tay vô tội và
tâm hồn trong sạch, không để lòng xuôi theo sự giả trá.
A=Người đó sẽ hưởng phúc lành
của Chúa và lượng từ bi của Chúa, Đấng giải thoát họ. Đấy là dòng dõi của những
kẻ tìm Người, những kẻ tìm tôn nhan Thiên Chúa của Giacóp.
A+B=Lạy Chúa, này là dòng dõi
của những kẻ tìm Chúa (c. 6a).
BÀI ĐỌC II: 1 Ga 3, 1-3
“Người thế nào, chúng ta sẽ
thấy Người như vậy”.
Trích thư thứ nhất của
Thánh Gioan Tông đồ.
Các con thân mến, các con hãy
coi: Tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với chúng ta thế nào, khiến chúng ta được
gọi là con Thiên Chúa và thực sự là thế. Vì đó mà thế gian không nhận biết
chúng ta, vì thế gian không biết Người. Các con thân mến, hiện nay, chúng ta là
con Thiên Chúa, còn chúng ta sẽ ra sao thì vẫn chưa được tỏ ra. Chúng ta biết rằng:
khi được tỏ ra, thì chúng ta sẽ giống như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ
thấy như vậy. Và bất cứ ai đặt hy vọng nơi Người, thì tự thánh hoá mình cũng như
Người là Đấng Thánh. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Mc 11, 28
-Chúa phán: “Tất cả hãy đến
với Ta, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các con”.
– Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 5, 1-12a
“Phúc cho những ai có tinh
thần nghèo khó”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn
lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người.
Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
“Phúc cho những ai có tinh thần
nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. – Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được
Đất Nước làm cơ nghiệp. – Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. –
Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. – Phúc cho
những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. – Phúc cho những ai có
lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. – Phúc cho những ai ăn ở
thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. – Phúc cho những ai bị bách hại
vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ.
“Phúc cho các con khi người
ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi
điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng
đại ở trên trời”. Đó là lời Chúa.
Suy niệm : Nên thánh
Có bao giờ chúng ta đi tham dự
một chương trình diễn nhạc trẻ hay chưa? Những âm thanh vang dội như kích thích
hàng ngàn bạn trẻ, hò hát, nhảy nhót, có khi lăng quay xuống đất như những nhạc
sĩ trình diễn. Có thể nói được rằng họ say sưa trong tiếng nhạc. Phải chăng đó
là một hình ảnh đặc thù cho thời đại chúng ta đang sống. Thời đại của âm thanh,
ánh sáng và vận tốc. Trái đất dường như chỉ còn là một trạm dừng chân, để rồi từ
đó người ta khởi đầu chinh phụ vũ trụ.
Hằng ngày chúng ta ghi nhận
biết bao nhiêu âm thanh hỗn độn. Từ những lời nói thương yêu đến những lời chửi
bới. Từ tiếng nhạc êm dịu đến tiếng động cơ chát chúa. Từ những âm thành ồn ào
ngoài phố chợ đến những lời quảng cáo, tuyên truyền trên truyền thanh truyền
hình. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tiếng động vang lên tựa hồ như vô
tận.
Thế nhưng, giữa một môi trường
như vậy, liệu con người có còn nghe thấy được tiếng nói từ trời cao hay không?
Chính vì thế mà thánh Phaolô đã xác định để chúng ta được thấy rõ ý muốn của
Thiên Chúa là chúng ta hãy nên thánh. Ý muốn ấy phải chiếm một địa vị ưu tiên,
phải là nỗi ưu tư số 1 trong cuộc đời chúng ta.
Tuy nhiên, con người thời nay
lại nhún vai coi thường, vì nên thánh là một cái gì quá lạ lẫm đối với họ. Vậy
nên thánh là như thế nào? Trước hết tôi xin thưa: Nên thánh không phải là chạy
trốn trần gian vì trần gian có nhiều tội lỗi xấu xa. Nên thánh cũng không phải
là quỳ gối chăm chỉ cầu nguyện, siêng năng xưng tội một cách máy móc, và tham dự
những thánh lễ ngày Chúa nhật. Sự thánh thiện hệ tại việc chúng ta chấp nhận
Chúa là mục đích của đời sống, là trọng tâm của mọi tư tưởng, lời nói và việc
làm. Đó là điều chính yếu, còn những sự khác chỉ là phụ thuộc.
May thay thời buổi chúng ta vẫn
còn có những vị thánh. Đời sống của họ là một rao giảng quý giá. Họ như muốn
nói với chúng ta: Thiên Chúa là mục đích duy nhất của cuộc đời. Còn tất cả chỉ
là mờ nhạt và vô nghĩa. Đối với họ Thiên Chúa là tất cả. Nỗi ưu tư của họ là
tìm biết thánh ý Chúa mà thôi. Mặc dù chúng ta không có ơn gọi vào dòng tu, nhưng
tất cả chúng ta đều được kêu mời trở nên thánh. Nên thánh không phải là một bổn
phận làm cho chúng ta sợ hãi. Nó không cấm cản chúng ta hưởng thụ những niềm
vui chính đáng, vì Thiên Chúa không phải là kẻ thù, nhưng là suối nguồn của những
niềm vui trong lành. Tuy nhiên, Thiên Chúa phải trổi vượt trên mọi thứ đó, Ngài
chính là cùng đích của chúng ta. Cho dù bên ngoài có những âm thanh ồn ào, thì
trong thẳm sâu cõi lòng, chúng ta vẫn phải lắng nghe tiếng Chúa, vì tiếng nói ấy
sẽ chỉ cho chúng ta thấy con đường nên thánh. Bởi vì: Ai tuân giữ những giới luật
của Ta thì người đó sẽ được Ta yêu mến. Thực vậy, con đường nên thánh là con đường
nhỏ hẹp, nhưng chính con đường ấy sẽ đưa chúng ta đến cuộc sống vĩnh cửu.
Lời Chúa Mỗi Ngày
Lễ Các Thánh Nam
Nữ
Bài đọc: Rev
7:2-4, 9-14; I Jn 3:1-3; Mt 5:1-12
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Bát Phúc là con đường nên thánh.
– Có một chú sư tử con, vì mẹ mất sớm, nên ở chung với một đàn dê. Chú thích
nghi với hòan cảnh và sinh sống như một con dê. Cho tới một hôm, Chúa Sơn Lâm
đi ngang qua cánh đồng; bầy dê bỏ chạy tán lọan, chú sư tử con cũng cắm đầu chạy
theo chúng. Chúa Sơn Lâm lấy làm lạ về hành động của chú sư tử con, nên vội chạy
theo bắt lấy. Khi bắt kịp chú, Chúa Sơn Lâm đưa chú sư tử con ra bờ suối và bảo
nó: Hãy nhìn xuống suối coi, mày cũng là con của Chúa Sơn Lâm, tại sao mày hốt
hỏang bỏ chạy như những con dê nhút nhát đó?
– Chúng ta đã được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, và là người nhà
của tất cả các thánh chúng ta mừng hôm nay. Con nhà tông chẳng giống lông cũng
giống cánh. Đây là dịp thuận tiện để chúng ta xét mình soi gương xem chúng ta đã
nên giống hình ảnh Thiên Chúa và các thánh chưa. Các Bài đọc hôm nay giúp chúng
ta xét mình.
– Bài đọc I nhắc nhở chúng ta: Các thánh là những người trung thành với Thiên
Chúa sau khi đã trải qua những cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng
áo mình trong máu Con Chiên. Bài đọc II nhắc nhở chúng ta ơn gọi làm con Chúa
mà chúng ta đã lãnh nhận trong Ngày Rửa Tội. Chúng ta đã làm vinh danh Cha thế
nào trong cuộc sống? Phúc Âm dạy chúng ta con đường chắc chắn để nên thánh: sống
theo Bát Phúc.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử
thách lớn
lao.
1.1/ Thị kiến thứ nhất: Những
người được đóng ấn. Trước khi các thiên thần tàn phá thế giới, các tôi tớ của
Thiên Chúa còn sống được đóng ấn. Thị kiến tường thuật một trăm bốn mươi bốn
ngàn người được đóng ấn, thuộc mọi chi tộc con cái Israel. Đây chỉ là con số biểu
tượng, không phải chỉ có bấy nhiêu người được cứu thóat.
1.2/ Thị kiến thứ hai: Một
đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi. Họ thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi
nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng,
tay cầm nhành lá thiên tuế. Hai điều những người này tuyên xưng:
(1) Thiên Chúa Cha: “Chính Thiên Chúa chúng ta là Đấng ngự trên ngai.”
(2) Con Chiên là Đức Giêsu Kitô: “Chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta.”
Tất cả các thiên thần đều đứng chung quanh ngai, chung quanh các Kỳ-mục và bốn
Con Vật. Họ đều sấp mặt xuống, phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà
tung hô rằng: “A-men! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh
quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở
muôn đời! A-men!”
1.3/ Các Thánh là đòan người
áo trắng: Một trong các Kỳ-mục lên tiếng hỏi tôi: “Những người mặc áo trắng kia
là ai vậy? Họ từ đâu đến?” Tôi trả lời: “Thưa Ngài, Ngài biết đó.” Vị ấy bảo
tôi: “Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã
giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên.” Các thánh là những người
đã sống một cuộc đời như Chúa dạy. Họ đã từ bỏ lối sống ích kỷ của bản thân, hy
sinh chấp nhận mọi gian khổ ngay cả cái chết để làm chứng cho Thiên Chúa.
2/ Bài đọc II: “Con nhà tông, chẳng giống lông cũng giống cánh.“
Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, người Ki-tô hữu đã chính thức trở thành con của
Thiên Chúa. Bổn phận của người con là phải nên giống Cha mình bao nhiêu có thể;
để thế gian nhìn những việc làm của người Kitô hữu mà tin và ngợi khen Cha trên
trời. Thánh Gioan Tông Đồ đã tường trình tiến trình trở thành con của Thiên
Chúa trong Bài Đọc II như sau:
(1) Ơn gọi làm con Thiên Chúa: Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi
đã ban Người Con Một của mình, để những ai tin vào Người Con thì được làm con
Thiên Chúa (Jn 1:13), và được ơn Cứu Độ (Jn 3:16). Chúng ta không phải là con của
thế gian để rồi sống như người của thế gian: “Sở dĩ thế gian không nhận biết
chúng ta, là vì thế gian đã không biết Người.”
(2) Phần thưởng của những người con Chúa: Đã là con thì cũng là những người thừa
kế gia tài. Phần thưởng cho những người con Chúa là cuộc sống đời đời mai sau
và mọi vinh quang mà Đức Kitô được thưởng từ Thiên Chúa Cha. “Anh em thân mến,
hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa
được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống
như Người, vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy.”
(3) Bổn phận của những người con Chúa: Nếu đã có quyền thì cũng phải chu tòan bổn
phận. Thánh Gioan tuyên bố: “Phàm ai đặt hy vọng như thế vào Đức Kitô thì làm
cho mình nên thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch.”
3/ Phúc Âm: Bát
Phúc là con đường nên thánh.
Chúng ta sẽ dùng Bát Phúc như tiêu chuẩn để so sánh 3 lối sống: của Chúa Giêsu,
của các thánh, và của theo thế gian.
(1) “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.” Khi được các
môn đệ hỏi: “Thưa Thầy! Thầy ở đâu?” Chúa Giêsu trả lời: “Cáo có hang, chim có
tổ, Con Người không có chỗ dựa đầu.” Thánh Phanxicô Khó Khăn, mặc dù là con một
thương gia giàu có ở Assissi, noi gương Chúa Giêsu, tuột quần áo trả lại cho
cha để đi theo Đức Kitô sống cuộc đời khó nghèo. Trước mắt thế gian đó là điều
dại dột, vì ai cũng muốn sống sung túc giầu có.
(2) “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.” Người xưa dạy:
“Mắt đền mắt, răng đền răng; còn Ta, Ta dạy: Ai tát má bên này thì đưa cả má
bên kia nữa.” Trong Cuộc Thương Khó, Chúa đã trở nên như con chiên hiền lành bị
đem đi giết. Thánh Phanxicô Salêsiô, mặc dù mang bản tính nóng như lửa trong người,
đã noi gương Đức Kitô trở thành người hiền lành và khiêm nhường. Trước mắt thế
gian, hiền lành đồng nghĩa với khù khờ để người khác lợi dụng.
(3) “Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.” Trong Vườn Cây Dầu,
Đức Kitô đau buồn kêu lên: “Linh hồn Thầy buồn sầu đến nỗi chết; anh em hãy tỉnh
thức cầu nguyện với Thầy.” Mẹ Thánh Augustin, Monica, cả cuộc đời đổ bao nhiêu
nước mắt khóc thương chồng và con. Sau cùng, Chúa đã cho chồng trở lại đạo trên
giường bệnh, Chúa đã cho Augustin ăn năn trở lại và làm thánh. Người đời cho những
ai muốn chịu đau khổ là điên, vì ai cũng tìm các trốn tránh các đau khổ cả.
(4) “Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho
thoả lòng.” Chúa Giêsu thẳng thắn tuyên bố: “Ta đến từ Trời, không phải để làm
theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Ta.” Cả cuộc đời của Ngài là cuộc đời
làm theo ý Thiên Chúa. Thánh Thomas More, khi bị bắt phải nói dối đã khẳng khái
tuyên bố: “Chết thì chết chứ không nói sai thành đúng.” Người đời cho sống công
chính là “sĩ diện hão,” vì ai cũng phải sống luồn lách quanh co để đạt những gì
mình muốn.
(5) “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” Chúa
Giêsu xót xa khi nhìn các bệnh nhân, và Ngài chữa lành họ. Ngài thương dân thành
Giêrusalem, muốn che chở họ như gà mẹ che chở đàn con dưới cánh, nhưng họ đã khước
từ tình yêu của Ngài. Thánh Martinô đã thương bệnh nhân đến độ đem về phòng cho
nằm trên giường mình mà chăm sóc. Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã dành cả cuộc đời
để săn sóc người nghèo. Thế gian cổ võ việc phải lo cho bản thân mình trước hết
với câu chữa mình: “Tôi thương xót người rồi ai thương tôi?”
(6) “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.”
Chúa Giêsu đã thách thức các đối phương trong Cuộc Thương Khó: “Ai trong các ngươi
có thể buộc Ta về tội gì?” Thánh Maria Goretti đã thề chết chứ không để người
anh họ hãm hiếp. Giới trẻ hôm nay cho truyện ăn ở trước hôn nhân là chuyện bình
thường, và chế nhạo những trẻ nào giữ mình trinh khiết là “homeboy, homegirl.”
Mấy người mẹ hôm nay dám khuyên con: “Mẹ chẳng thà thấy con chết trước mặt mẹ hơn
là phạm tội trọng mất lòng Thiên Chúa!”
(7) “Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.” Chúa
Giêsu đã dùng cái chết của Ngài trên Thập Giá có hai thanh: thanh ngang để hòa
giải người Do-Thái và Dân Ngọai nên một; thanh dọc để hòa giải con người với
Thiên Chúa. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô noi gương Đức Kitô đã vào tù thăm
Mehmet Ali Agca, người đã bắn ĐGH bốn phát trọng thương, và sẵn sàng xin chính
phủ Ý tha thứ cho anh. Khi còn trong tù, anh đã phát triển mối liên hệ thân
tình với ĐGH và cầu xin cho ngài sớm bình phục. ĐGH cũng xin mọi người cầu nguyện
cho Agca, người em của ngài. Thế gian cho thái độ tha thứ thuận hòa là ngu dốt
vì để người khác lợi dụng mình; được đàng chân họ sẽ leo lên cả đầu! Hậu quả là
nạn ly thân, ly dị, và chiến tranh dưới mọi hình thức lan tràn.
(8) “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc
thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu
xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật
lớn lao.” Chúa đi trước vác Thập Giá lên đồi Canvê để chết thay cho con người.
Biết bao các thánh tử đạo thuộc mọi thời đại cũng anh dũng tiến lên hy sinh vì
tình yêu; trong số đó có 118 vị tử đạo của quê hương Việt-Nam chúng ta. Thánh
Anrê Phú Yên, trước khi chết, đã khuyên giáo dân: “Chúng ta phải lấy tình yêu
đáp trả lại tình yêu và lấy mạng sống đáp trả lại mạng sống.” Trong khi đó,
cũng có biết bao người phản bội và không dám đổ máu đào để làm chứng cho Chúa.
Họ vịn cớ: chỉ cần tin Chúa trong lòng là đủ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Đau khổ trong cuộc đời không thể thiếu để thanh luyện chúng ta như lửa thử
vàng. Chỉ khi nào biết chấp nhận gian khổ để làm chứng cho Thiên Chúa, chúng ta
mới chứng tỏ đức tin và tình yêu của chúng ta dành cho Ngài.
– Trở lại câu truyện chú sư tử con, chúng ta là thiên tử, là con cái Chúa. Hãy
sống xứng đáng với ơn gọi của mình; đừng chốn chui chốn nhủi như những con của
bóng tối, của thế gian và ma quỉ. Chúng ta được dựng nên giống hình ảnh Thiên
Chúa, và cuộc sống thánh thiện làm chúng ta càng ngày càng trở nên giống Chúa hơn.
– Ơn gọi nên thánh là của tất cả mọi người. Bát Phúc là con đường nên thánh tuyệt
hảo. Mọi người phải cố gắng sống tất cả Bát Phúc cho dù chỉ cần sống tuyệt hảo
một phúc cũng đủ nên thánh rồi.
Linh mục Anthony Đinh
Minh Tiên, OP
01/11/2018 – THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 30 TN
Các Thánh Nam Nữ
TÁM MỐI PHÚC, CON ĐƯỜNG NÊN THÁNH
“Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước
Trời là của họ.” (Mt 5,10)
Suy niệm: Trong tông huấn Gaudete et Exsultate: “Hãy Vui Mừng
và Hoan Hỉ” về ơn gọi nên thánh trong thế giới hôm nay, ĐTC Phanxicô dạy hạnh
phúc Nước Trời thật hấp dẫn, nhưng con đường dẫn tới đó, mang tên Tám Mối Phúc,
lại “không hề dễ dãi, hay hời hợt,” mà đòi hỏi các Kitô hữu phải “lội ngược
dòng”, là từ bỏ những điều thế gian ưa thích, để sống những giá trị của Tin Mừng
(x. Tông huấn, số 65). Quả vậy, trong một thế giới chuộng giàu sang, hưởng thụ,
cổ võ bạo lực, sống vô cảm và đầy dẫy bất công, Chúa chúc phúc cho những ai có
tinh thần nghèo khó, hiền lành, trong sạch, khát khao công lý, biết thương xót
người. Những người đi ngược với trào lưu thế gian như thế ắt là bị thế gian đối
lập, ghét bỏ và bách hại. Nhưng “những ai bị bách hại vì sống công chính” như
thế lại được Chúa chúc phúc, vì họ sẽ được Nước Trời làm gia nghiệp.
Mời Bạn: Trong Năm Thánh Các Thánh Tử đạo Việt Nam, chúng
ta tôn vinh các ngài là những chứng nhân sẵn lòng “chịu bách hại vì sống công
chính” mà nay đang thừa hưởng lời chúc phúc của Chúa trên thiên quốc, hơn nữa
chúng ta còn được mời gọi sống tinh thần tử đạo như các ngài, đó là dám chịu
bách hại bằng cách từ bỏ tinh thần thế tục để thực hành Tám Mối Phúc trong đời
sống hằng ngày.
Sống Lời Chúa: Bạn chọn một trong Tám Mối Phúc làm châm ngôn sống
hằng ngày của mình.
Cầu nguyện: Lạy các thánh tử đạo Việt Nam, xưa các ngài đã
hy sinh mạng sống để làm chứng đức tin, xin chuyển cầu cho chúng con cũng biết
làm chứng nhân bằng đời sống của mình.
(5 Phút Lời Chúa)
Nước trời là của họ
(01.11.2018 – Lễ Các thánh nam nữ)
Nếu
chúng ta được lên trời để thăm các thánh,
hẳn chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự đa dạng.
Các thánh không phải chỉ là những vị được tôn phong,
mà là tất cả những ai đang hưởng hạnh phúc trên trời.
Các thánh thật khác nhau về nhiều mặt:
giới tính, tuổi tác, màu da, tiếng nói, nghề nghiệp,
hoàn cảnh, thời đại, bậc sống, khả năng, tính tình…
Có người không biết viết như thánh nữ Catarina Siêna.
Có người đậu tiến sĩ triết hạng tối ưu như thánh Edith Stein.
Có người làm bao phép lạ phi thường như ngôn sứ Êlia.
Có người sống âm thầm như chị Têrêsa nhỏ.
Nói chung chẳng gì có thể ngăn cản chúng ta nên thánh,
vì Thiên Chúa muốn mọi người nên thánh chẳng trừ ai.
hẳn chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự đa dạng.
Các thánh không phải chỉ là những vị được tôn phong,
mà là tất cả những ai đang hưởng hạnh phúc trên trời.
Các thánh thật khác nhau về nhiều mặt:
giới tính, tuổi tác, màu da, tiếng nói, nghề nghiệp,
hoàn cảnh, thời đại, bậc sống, khả năng, tính tình…
Có người không biết viết như thánh nữ Catarina Siêna.
Có người đậu tiến sĩ triết hạng tối ưu như thánh Edith Stein.
Có người làm bao phép lạ phi thường như ngôn sứ Êlia.
Có người sống âm thầm như chị Têrêsa nhỏ.
Nói chung chẳng gì có thể ngăn cản chúng ta nên thánh,
vì Thiên Chúa muốn mọi người nên thánh chẳng trừ ai.
Các
mối phúc là con đường nên thánh.
Con đường này chính Ðức Kitô đã đi và mời ta cùng đi.
Ngài mời ta có tâm hồn nghèo khó, hiền lành,
nghĩa là hoàn toàn tín thác vào một mình Thiên Chúa,
có lòng khát khao sự công chính, chỉ mong làm trọn ý Ngài.
Trong tương quan với tha nhân, Ðức Kitô mời ta
có lòng thương xót, biết đau nỗi đau của người khác,
có tâm hồn trong sạch, nghĩa là sống ngay thẳng, chân thành,
có tinh thần xây dựng hòa bình và công bằng xã hội,
nghĩa là chăm lo phát triển toàn diện từng người và mọi người.
Sống các mối phúc trên là chấp nhận mối phúc bị bách hại.
Mỗi vị thánh đều sống nổi bật trong một số mối phúc.
Họ đã nếm phần nào hạnh phúc từ đời này
trước khi hưởng hạnh phúc trọn vẹn bền vững trên trời.
Con đường này chính Ðức Kitô đã đi và mời ta cùng đi.
Ngài mời ta có tâm hồn nghèo khó, hiền lành,
nghĩa là hoàn toàn tín thác vào một mình Thiên Chúa,
có lòng khát khao sự công chính, chỉ mong làm trọn ý Ngài.
Trong tương quan với tha nhân, Ðức Kitô mời ta
có lòng thương xót, biết đau nỗi đau của người khác,
có tâm hồn trong sạch, nghĩa là sống ngay thẳng, chân thành,
có tinh thần xây dựng hòa bình và công bằng xã hội,
nghĩa là chăm lo phát triển toàn diện từng người và mọi người.
Sống các mối phúc trên là chấp nhận mối phúc bị bách hại.
Mỗi vị thánh đều sống nổi bật trong một số mối phúc.
Họ đã nếm phần nào hạnh phúc từ đời này
trước khi hưởng hạnh phúc trọn vẹn bền vững trên trời.
Chúng
ta thường nghĩ nên thánh là chuyện cao siêu
dành cho một thiểu số hết sức đặc biệt.
Thật ra mọi Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh.
“Các con hãy nên trọn lành như Cha trên trời.”
Chỉ Thiên Chúa mới là nguồn mọi sự thánh thiện.
Ngài mời chúng ta chia sẻ sự thánh thiện của Ngài.
Nên thánh là đáp trả lời mời đó.
Khi chiêm ngắm các thánh, ta có thể hiểu nên thánh là gì.
Nên thánh là để cho tình yêu chi phối toàn bộ cuộc sống,
là ra khỏi cái tôi hẹp hòi của mình
đẻ sống hết tình cho Thiên Chúa và tha nhân.
Nên thánh là luôn lắng nghe tiếng Chúa
và trung thành đáp lại trong giây phút hiện tại.
Nên thánh là yêu mến cuộc sống mà Chúa tặng trao,
là để cho Chúa yêu mình, nắm tay mình,
dắt mình vào thế giới riêng tư của Chúa.
Nên thánh là thuộc trọn về Chúa và về anh em,
là để Chúa dần dần chiếm lấy mọi chỗ của đời mình.
dành cho một thiểu số hết sức đặc biệt.
Thật ra mọi Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh.
“Các con hãy nên trọn lành như Cha trên trời.”
Chỉ Thiên Chúa mới là nguồn mọi sự thánh thiện.
Ngài mời chúng ta chia sẻ sự thánh thiện của Ngài.
Nên thánh là đáp trả lời mời đó.
Khi chiêm ngắm các thánh, ta có thể hiểu nên thánh là gì.
Nên thánh là để cho tình yêu chi phối toàn bộ cuộc sống,
là ra khỏi cái tôi hẹp hòi của mình
đẻ sống hết tình cho Thiên Chúa và tha nhân.
Nên thánh là luôn lắng nghe tiếng Chúa
và trung thành đáp lại trong giây phút hiện tại.
Nên thánh là yêu mến cuộc sống mà Chúa tặng trao,
là để cho Chúa yêu mình, nắm tay mình,
dắt mình vào thế giới riêng tư của Chúa.
Nên thánh là thuộc trọn về Chúa và về anh em,
là để Chúa dần dần chiếm lấy mọi chỗ của đời mình.
Chúa
mời tôi nên thánh với con người và hoàn cảnh riêng.
với sa ngã của quá khứ và mỏng giòn của hiện tại,
với cái dằm vẫn thường xuyên làm tôi nhức nhối.
Chúa muốn tôi nên thánh với mặt mạnh, mặt yếu của tôi.
Ước gì đời tôi vén mở một nét nào đó của Chúa.
với sa ngã của quá khứ và mỏng giòn của hiện tại,
với cái dằm vẫn thường xuyên làm tôi nhức nhối.
Chúa muốn tôi nên thánh với mặt mạnh, mặt yếu của tôi.
Ước gì đời tôi vén mở một nét nào đó của Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy
Cha,
con phó mặc con cho Cha,
xin dùng con tùy sở thích Cha.
con phó mặc con cho Cha,
xin dùng con tùy sở thích Cha.
Cha
dùng con làm chi, con cũng xin cảm ơn.
Con luôn sẵn sàng, con đón nhận tất cả.
Con luôn sẵn sàng, con đón nhận tất cả.
Miễn
là ý Cha thực hiện nơi con
và nơi mọi loài Cha tạo dựng,
thì, lạy Cha, con không ước muốn chi khác nữa.
và nơi mọi loài Cha tạo dựng,
thì, lạy Cha, con không ước muốn chi khác nữa.
Con
trao linh hồn con về tay Cha.
Con dâng linh hồn con cho Cha,
lạy Chúa Trời của con,
với tất cả tình yêu của lòng con,
Con dâng linh hồn con cho Cha,
lạy Chúa Trời của con,
với tất cả tình yêu của lòng con,
Vì
con yêu mến Cha,
vì lòng yêu mến
thúc đẩy con phó dâng mình cho Cha,
thúc đẩy con trao trọn bản thân về tay Cha,
không so đo,
với một lòng tin cậy vô biên,
vì Cha là Cha của con.
vì lòng yêu mến
thúc đẩy con phó dâng mình cho Cha,
thúc đẩy con trao trọn bản thân về tay Cha,
không so đo,
với một lòng tin cậy vô biên,
vì Cha là Cha của con.
(Chân
phước Charles de Foucauld)
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG MƯỜI MỘT
Các Thánh Của Chiên Con
“Tôi nghe nói đến con số những
người được đóng ấn” (Kh 7,14). Những lời này trong Sách Khải Huyền của Thánh
Gioan Tông đồ được trích đọc trong phụng vụ hôm nay. Ngày Lễ Các Thánh, Giáo Hội
trên khắp hoàn cầu tôn vinh tất cả những ai đã được hưởng trọn vẹn ơn cứu độ. Họ
là những người – theo cách nói của Sách Khải Huyền – ’đã tung hô lớn tiếng:
“Chính Thiên Chúa chúng ta… và chính Con Chiên đã cứu độ chúng ta” (Kh 7,10).
Quả vậy, những người này đã được
đóng ấn bằng Máu Con Chiên. Họ mang trong mình dấu ấn ơn cứu chuộc, là nguồn sự
sống và sự thánh thiện: “Phàm ai đặt hy vọng nơi Đức Kitô thì làm cho mình nên
thanh sạch như Người là Đấng thanh sạch” (1Ga 3,3).
Thiên Chúa là Đấng thánh, Đấng
cực thánh, và Ngài mời gọi con người nên thánh. Hôm nay, Giáo Hội chan hòa niềm
hân hoan nơi tất cả những ai đã đáp trả trọn vẹn tiếng gọi này, những ai đã
thông dự vĩnh viễn vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Vì thế, một lần nữa, lời
cầu nguyện vang lên từ đáy tâm hồn chúng ta, vang lên tới tận thiên đình trong
ngày lễ trọng đại này:
“Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng
hữu, trong ngày đại lễ hôm nay, Chúa cho Hội Thánh được mừng công phúc và vinh
quang của toàn thể chư thánh. Xin ban cho dân Chúa, nhờ lời chuyển cầu của các
thánh trên trời, được hưởng dồi dào lòng Chúa xót thương …”
Với Kinh Truyền Tin, chúng ta
đặc biệt nói với Đấng mà Giáo Hội tôn dương là Nữ Vương Các Thánh: “Bà được
chúc phúc giữa các phụ nữ”, “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng Đấng
Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà” (Lc 1, 35).
Lạy Mẹ Maria,
nơi Mẹ, chúng con khát khao
tôn thờ Thiên Chúa,
vì món quà thánh thiện được
trao ban cho nhân loại
là Đức Giêsu Kitô.
Chúng con xin Mẹ thương
chuyển cầu cho các tín hữu đã
qua đời,
nhờ đó Giáo Hội được trọn vẹn
niềm vui
trong ngày đại lễ mừng kính
Chư Thánh hôm nay.
– suy tư 366 ngày của Đức
Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope
John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01-11
Các Thánh Nam Nữ
LỜI SUY NIỆM: Thấy đám
đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên: Người mở miệng
dạy họ rằng: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ… Anh em
hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao.”
Trong ngày lễ kính các Thánh Nam Nữ, chúng ta cùng được nghe lại những lời chúc
phúc của Chúa Giêsu, cho những ai đã tin vào Lời của Người, biết từ bỏ những gì
thuộc về thế gian, mà thế gian đã cho là phúc. Để biết hy sinh tất cả vì sự
kính mến Chúa và yêu người thân cận như chính mình, để được: “ Nước Trời, được
đất làm gia nghiệp, được Thiên Chúa ủi an, được Thiên Chúa làm cho thỏa lòng, được
Thiên Chúa xót thương, nhìn thấy Thiên Chúa, được gọi là con Thiên Chúa, Và cuối
đời sẽ nhận phần thưởng trên trời thật lớn lao.”
Lạy Chúa Giêsu. Trong cuộc sống của mỗi người chúng con, do ảnh hưởng của tội
nguyên tổ, đã làm cho chúng con nghiêng về tội lỗi và những ham muốn của thế
gian. Xin Chúa ban thêm ân sủng của Chúa, để chúng con có sức mạnh để chiến đấu
với những cám dỗ hằng ngày, hầu được sống trong những lời chúc phúc của Chúa mà
các Thánh Nam Nữ đang hưởng được vinh phúc trên Trời.
Mạnh Phương
Ngày 01-11
Trước hết đây là lễ các Thánh
tử đạo. Vào đầu thế kỷ V, Đức giáo hoàng Bonifaciô IV đã nhận từ tay hoàng đế một
đền thờ ngoại giáo, đền Panthéon. Được dựng để tôn vinh các thần. Ngài đã biến
thành đền thờ dâng kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh tử đạo. Xác các thánh
an nghỉ trong các hang toại đạo được chuyển về nhà thờ trong một cuộc lễ huy
hoàng. Mỗi năm các tu viện đều nhắc lại kỷ niệm này.
400 năm sau, Đức Giáo hoàng
Grêgôriô IV quyết định rằng việc tôn kính long trọng này phải hướng về các
thánh nam nữ đã được tôn phong hay chưa được biết đến vì không có sự đặc biệt
nào của các Ngài chói sáng trên trần thế, nhưng ý chí và việc làm lành thánh của
các Ngài được Thiên Chúa thấu suốt cõi lòng biết đến.
Trong thánh lễ hôm nay, Phúc
âm kể ra những người chiếm hữu được hạnh phúc chân thật, những người có tinh thần
nghèo khó hiền lành biết thương xót, có lòng trong sạch ăn ở thuận hòa, sẵn
sàng bách hại vì sự công chính. Tất cả đều vui sướng vì phần thưởng bội hậu chời
đón họ trên trời. Lễ các thánh là lễ của người muốn nên lành thánh.
* LỊCH SỬ
Lễ các thánh nam nữ đã có từ
thế kỷ thứ IV. Thánh Ephraim người Syrie và thánh Gioan Kim Khẩu đều biết đến một
ngày lễ mừng các thánh tử đạo vào ngày 13.5 hằng năm. hay rõ hơn là Chúa Nhật
thứ nhất sau lễ Chúa Thánh Thần iện xuống. Lễ này vẫn còn trong lịch sử phụng vụ
của Giáo Hội Hy Lạp và được gọi là Chúa nhật chư thánh.
Trong Giáo Hội Tây Phương cũng
có một thánh lễ từ thế kỷ thứ VII, lễ toàn thể các thánh tử đạo mừng vào ngày
13.5. Đó là ngày lễ thánh hiến đền Panthéon của Rôma, để Kính Đức Trinh Nữ
Maria và toàn thể các thánh tử đạo vào ngày 13.5.609.
Lễ chư thánh (toàn thể các
thánh, chứ không dành riêng cho các thánh tử đạo) được mừng vào ngày 1.11 hằng
năm, chỉ xuất hiện từ thế kỷ thứ VIII do các thầy Dòng Irland, và Anh Quốc, khi
sang truyền giáo ở Âu Châu đã đem theo và trong thời gian ngắn đã phổ biến rộng
khắp Âu Châu. (Lm Nguyễn văn Trinh, Phụng vụ chư thánh)
(daminhvn.net)
01 Tháng Mười Một
Giòng Giống Vĩ Nhân
Cách đây mười năm, một người
Pháp tên là Alfred de Pierrecourt để lại gia tài của ông là 2 triệu Mỹ kim với
lời di chúc là phải sử dụng số tiền ấy để gây giống cho những người khổng lồ.
Người thi hành di chúc của ông đã trích ra 1/4 số tiền để tìm và mang những người
cao lớn vượt tầm mức về sống ở gần thành phố Rouen, khuyến khích họ lập gia
đình với nhau. Nhưng chương trình gây giống những người khổng lồ này bị thất bại
vài năm sau đó.
Cách đây non hai ngàn năm có
một người cũng để lại một di chúc, một chương trình, nhưng không phải để gây giống
cho những người khổng lồ về phương diện hình vóc mà là về phương diện tinh thần.
Chương trình quen được gọi là “8 mối phúc thật” do Chúa Giêsu biên thảo. Trải
qua bao thế hệ mãi cho đến thời đại chúng ta, vô số những tín hữu Kitô nhờ áp dụng
chương trình này mà trở thành vĩ nhân.
Mừng kính những vĩ nhân ấy
trong ngày lễ các thánh nam nữ hôm nay, chúng ta hãy noi gương các ngài đem ra
thực hành mỗi mối phúc thật trong cuộc sống, để càng sống chúng ta càng phát
triển, tiến bộ trên con đường thánh thiện mà Chúa Giêsu đã vạch ra cho mỗi người
chúng ta.
(Lẽ Sống)
Lectio Divina: Lễ Các Thánh Nam Nữ –
Mátthêu 5:1-12a
Thứ Năm 1 Tháng Mười Một,
2018
Tám Mối Phúc Thật
1. Lắng nghe Lời
Chúa
a) Lời nguyện mở
đầu:
Lạy Chúa, ý nghĩa của cuộc đời
chúng con là đi tìm kiếm Lời Chúa, là Lời đến với chúng con trong con người của
Đức Kitô. Xin Chúa hãy ban cho con có khả năng đón nhận những gì mới mẻ
trong bài Tin Mừng của Tám Mối Phúc Thật, để cho con có thể thay đổi đời sống
mình. Con sẽ không biết gì về Chúa nếu không nhờ vào ánh sáng những Lời được
phán ra bởi Đức Giêsu, Con Một Chúa, Đấng đã đến cho chúng con biết về những sự
kỳ diệu của Chúa. Khi con yếu đuối, nếu con đến với Người, Lời của Thiên
Chúa, thì con sẽ trở nên mạnh mẽ. Khi con hành xử cách dại khờ, sự khôn
ngoan của Tin Mừng Chúa sẽ khôi phục con để thưởng thức Thiên Chúa và tình yêu
lân tuất của Người. Người hướng dẫn con đến lối đi của đời sống.
Khi một vài biến dạng xuất hiện trong con, con suy niệm Lời Chúa thì hình ảnh về
tư cách của con trở nên xinh đẹp. Khi sự cô đơn dễ khiến cho con trở nên
khô khan, thì hôn ước tâm linh của con với Người làm cho đời sống con thăng hoa
kết quả. Khi con khám phá ra nỗi buồn hay sự đau khổ trong con, thì ý
nghĩ về Chúa, là phương cách tốt đẹp duy nhất của con dẫn đến niềm hân hoan.
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu có nói rằng gom lại tất cả những ước ao được nên
thánh là sự tìm kiếm Thiên Chúa mãnh liệt và việc lắng nghe tha
nhân: “Nếu em không là gì cả, thì hãy nhớ rằng Chúa Giêsu là tất
cả. Vì vậy, em phải đánh mất điều bé nhỏ không là gì của mình vào trong sự
vô hạn của Người và không nghĩ đến một điều gì khác ngoại trừ điều duy nhất
đáng yêu hơn hết này…” (trích Những Lá Thư, 87, gửi cho chị
Marie Guérin).
b) Đọc Phúc Âm
1 Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người
đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. 2 Bấy
giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
3 “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước
Trời là của họ.
4 Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Nước
làm cơ nghiệp.
5 Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an.
6 Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ
sẽ được no thoả.
7 Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ
được xót thương.
8 Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được
nhìn xem Thiên Chúa.
9 Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được
gọi là con Thiên Chúa.
10 Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính,
vì Nước Trời là của họ.
11 “Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại
các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác.
12 Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của
các con sẽ trọng đại ở trên trời; quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước
các con cũng bị người ta bách hại như thế”.
c) Giây phút thinh lặng
cầu nguyện:
Điều quan trọng để có thể lắng
nghe trong sự im lặng chìm lắng là để cho Lời của Chúa Kitô có thể nói với
chúng ta và do đó Ngôi Lời nhập thể làm người có thể ngự trong lòng chúng ta và
chúng ta ở trong Người. Chỉ có sự im lặng trong lòng thì Lời Chúa mới có
thể bén rễ và, trong ngày lễ Các Thánh trọng thể này, trở thành xác thịt trong
chúng ta.
2. Ánh sáng tỏa trên
Lời Chúa (Suy Gẫm)
a) Bối cảnh:
Lời của Chúa Giêsu về Tám Mối
Phúc Thật mà thánh Mátthêu rút ra từ các nguồn tài liệu của mình, đã được cô đọng
trong những câu ngắn và tách rời, và Thánh Sử đã đặt chúng trong một bối cảnh rộng
lớn hơn, mà các học giả Kinh Thánh gọi là “Bài Giảng Trên Núi” (các
chương 5-7). Bài giảng này được coi như những quy luật hoặc bản Hiến Chương
(Magna Carta) mà Chúa Giêsu đã ban cho cộng đoàn như một chuẩn mực và lời
ràng buộc định nghĩa cho một Kitô hữu.
Nhiều chủ đề được chứa đựng
trong bài giảng dài này không nên bị coi như là một bộ sưu tập các lời hô hào,
mà đó là một chỉ dấu rõ ràng và triệt để về thái độ mới của các môn đệ đối với
Thiên Chúa, với chính bản thân và các anh chị em. Một số thành ngữ được xử
dụng bởi Chúa Giêsu dường như có vẻ được cường điệu, nhưng chúng được dùng để
nhấn mạnh đến thực tại và do đó chúng thực tiễn trong bối cảnh mặc dù không
mang một ý nghĩa văn học như thế: ví dụ các câu 29-30: “Nếu mắt
phải của các con làm cớ cho các con sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một
phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hỏa ngục. Và nếu tay phải
của các con làm cớ cho các con sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một
phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hỏa ngục”. Cách nói này
cho thấy hiệu quả mong muốn có được trong người đọc, là những người phải hiểu một
cách chính xác Lời của Chúa Giêsu mà không làm sai lệch ý nghĩa của chúng.
Vì lý do phụng vụ, sự chú tâm
của chúng ta sẽ là phần đầu của “Bài Giảng Trên Núi”, đó là phần nói về
việc công bố Tám Mối Phúc Thật (Mt 5:1-12).
b) Một vài chi tiết:
Thánh Mátthêu mời gọi người đọc
lắng nghe Chúa Giêsu công bố Tám Mối Phúc Thật với một sự cô đọng phong phú về
các chi tiết. Đầu tiên, tác giả cho biết nơi Chúa Giêsu công bố bài giảng
của Người: “Chúa Giêsu đi lên núi” (5:1). Đó là lý
do tại sao các nhà chú giải gọi đây là “Bài Giảng Trên Núi”, dù rằng
thánh sử Luca đặt bài giảng này trên chỗ đất bằng (Lc 6:20-26). Vị trí địa
lý của “ngọn núi” có thể là một ám chỉ nhắc đến câu chuyện
trong Cựu Ước khá giống như câu chuyện của chúng ta: đó là, khi ông
Môisen công bố Mười Điều Răn trên núi Sinai. Có thể là thánh Mátthêu muốn
giới thiệu Đức Giêsu như một Môisen mới, Đấng công bố lề luật mới.
Một chi tiết khác làm chúng
ta chú ý là tư thế của Chúa Giêsu khi Người công bố bài giảng của
mình: “khi Người ngồi xuống”. Tư thế này hàm ý một chi
tiết là Người có thẩm quyền theo ý nghĩa pháp lý. Các môn đệ và “đám đông
dân chúng” tụ tập chung quanh Người: chi tiết này cho thấy những gì Chúa
Giêsu đã phải nói là để cho tất cả mọi người đều nghe. Chúng ta lưu ý rằng
Lời của Chúa Giêsu không đưa ra những chuyện không thể, cũng chẳng để nói riêng
cho một nhóm người đặc biệt nào, cũng chẳng có nghĩa là những lời ấy được dùng
để thiết lập một quy tắc đạo đức dành riêng cho những môn đệ thân thiết của
mình. Lời đòi hỏi của Chúa Giêsu thì rành rẽ, ràng buộc và triệt để dứt
khoát.
Có người đã khắc sâu bài giảng
của Chúa Giêsu như sau: “Đối với tôi, đây là văn bản quan trọng
nhất trong lịch sử nhân loại. Nó được gửi đến cho tất cả mọi người, các
tín hữu và cả những người không tin, và sau hai mươi thế kỷ nó vẫn là ánh sáng
duy nhất còn tỏa sáng trong bóng tối của bạo lực, nỗi sợ hãi và cô đơn mà Tây
Phương thấy mình trong đó bởi vì niềm kiêu hãnh và sự ích kỷ của mình” (nhà
văn Gilbert Cesbron).
Từ ngữ “có phúc” (chữ
Hy Lạp là makarioi) trong bối cảnh của chúng ta không nói “cách nhẹ
nhàng” mà là kêu to lên sự hạnh phúc được tìm thấy trong toàn bộ Kinh
Thánh. Ví dụ, trong Cựu Ước, những người được gọi là “có phúc” là
những người sống theo giềng mối của sách Khôn Ngoan (Hc 25:7-10). Người cầu
nguyện Thánh Vịnh định nghĩa “có phúc” là những ai “kính
sợ”, hay nói chính xác hơn những ai yêu mến Chúa, thể hiện tình yêu này
trong việc tuân giữ những giáo huấn được chứa đựng trong Lời Chúa (Tv 1:1;
128:1).
Sự độc đáo của Tin Mừng
Mátthêu nằm ở chỗ thêm vào câu thứ hai xác định rõ mỗi mối phúc thật: ví
dụ, câu khẳng định chính “phúc thay cho ai có tâm hồn nghèo khó” được
làm sáng tỏ bởi câu bổ sung “vì Nước Trời là của họ”. Một
khác biệt đối với Cựu Ước là lời của Chúa Giêsu công bố mối phúc thật cứu rỗi ở
đây, bây giờ và không có bất kỳ giới hạn nào. Đối với Chúa Giêsu, tất cả
mọi người đều có thể đạt được hạnh phúc với điều kiện là họ tiếp tục hiệp nhất
với Chúa.
c) Ba mối phúc thật
đầu tiên:
i) Câu công bố đầu tiên liên quan đến người nghèo:
“phúc biết bao cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”.
Người đọc có thể bị kích động: làm thế nào mà người nghèo khó lại có thể
hạnh phúc được? Trong Kinh Thánh, người nghèo khó là những kẻ không có gì
trong tay và hơn hết cả là từ bỏ giả định việc họ lo xây dựng cho hiện tại và tương
lai của mình, và vì thế để còn có thì giờ và tập trung vào công việc nhà Chúa
và Lời của Ngài. Người nghèo khó, theo nghĩa Kinh Thánh, luôn không phải
là một ai đó sống khép kín với chính mình, đau khổ, tiêu cực, mà là một người
luôn mở lòng ra mới Thiên Chúa và với tha nhân. Thiên Chúa là tất cả kho
tàng của người ấy. Chúng ta có thể nói đến thánh Têrêsa thành
Avila: Hạnh phúc là những ai có được kinh nghiệm rằng “chỉ có một
mình Thiên Chúa là quá đủ!”, có nghĩa là họ rất giàu có trong Thiên Chúa.
Một tác giả lớn về tâm linh
hiện đại đã mô tả sự nghèo khó như sau: “Khi người ta không hoàn
toàn dốc sạch trái tim mình, thì Thiên Chúa không thể đổ đầy nó với chính
Ngài. Khi bạn dọn trống trái tim mình, thì Chúa sẽ đổ đầy nó. Nghèo
khó là sự trống rỗng, không chỉ ở những gì liên quan đến tương lai mà cũng còn đến
quá khứ. Không phải là một hối tiếc cũng chẳng là một hoài niệm, không phải
là một ưu tư cũng chẳng là một ước mơ! Thiên Chúa không thuộc về quá khứ,
Thiên Chúa không thuộc về tương lai: Người ở trong hiện tại! Hãy để
quá khứ của bạn lại với Thiên Chúa, hãy dâng tương lai của bạn cho Thiên
Chúa. Sự nghèo khó của bạn là sống với hiện tại, sự Hiện Tại của Thiên
Chúa thì vĩnh cửu” (Lm Divo Barsotti).
Đây là mối phúc thật thứ nhất,
không chỉ vì nó là mối phúc thật đầu tiên trong nhiều mối phúc thật, mà bởi vì
nó dường như tóm gọn tất cả những mối phúc thật khác trong sự đa dạng của
chúng.
ii) “Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được
ủi an.” Người ta có thể than khóc vì quá đau đớn hay thống khổ.
Điều này nhấn mạnh một sự thật rằng chúng ta đang đối phó với một tình huống
nghiêm trọng mặc dù các động cơ hay lý do không được nhắc đến. Nếu chúng
ta muốn xác định ngày hôm nay “những ai đau buồn” chúng ta có thể nghĩ đến tất
cả các Kitô hữu đã gìn giữ các đòi hỏi của Nước Trời và chịu đau khổ bởi vì nhiều
khía cạnh tiêu cực trong Giáo Hội; thay vì tập trung vào sự thánh thiện, Giáo Hội
lại cho thấy những chia rẽ và bất toàn. Họ cũng có thể là những kẻ chịu
đau khổ bởi vì tội lỗi và mâu thuẫn của họ và những kẻ, trong một cách nào đó,
đã trì hoãn việc cải đổi của họ. Đối với những người này, chỉ có Thiên
Chúa mới có thể mang đến tin tức về “Đấng an ủi”.
iii) “Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ
được Đất Nước làm cơ nghiệp”. Mối phúc thật thứ ba nói về sự hiền
lành. Đây là đức tính không còn được phổ biến hiện nay. Thay vào
đó, đối với nhiều người, nó có một ý nghĩa tiêu cực và bị xem như là một sự yếu
kém hoặc là một tính điềm tĩnh biết cách kiềm chế cảm xúc của mình. Chữ
“hiền lành” trong Kinh Thánh có nghĩa là gì? Sự hiền lành được nhớ đến như
những người vui hưởng sự an lạc (Tv 37:10), vui vẻ, được Thiên Chúa chúc phúc
và yêu thương. Họ cũng tương phản với những kẻ làm ác, vô thần và tội lỗi.
Vì vậy, Cựu Ước cho chúng ta sự phong phú về ý nghĩa mà không đưa ra một định
nghĩa duy nhất nào.
Trong Tân Ước, chúng ta gặp
chữ này lần đầu tiên là trong sách Tin Mừng theo Mátthêu 11:29: “Hãy
học cùng Ta vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhu”. Lần thứ hai là ở
trong câu Mt 21:5, khi thánh Mátthêu mô tả lại việc Chúa Giêsu tiến vào thành
Giêrusalem và trích dẫn sách tiên tri Giacaria 2:9: “Hãy bảo thiếu nữ
Xion: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với người hiền hậu”.
Thật ra, Tin Mừng Mátthêu có thể được coi như là Tin Mừng của sự hiền lành.
Thánh Phaolô cũng nói rằng sự
hiền lành là một căn tính tốt của người Kitô hữu. Trong thư gửi các tín hữu
Côrintô 2Cr 10:1 ông khuyên các tín hữu “tôi xin dựa vào lòng nhân từ
và khoan dung của Đức Kitô mà khuyên nhủ anh em”. Trong thư gửi các
tín hữu Galát 5:22, sự hiền hòa được coi là một trong những hoa quả của Chúa
Thánh Thần trong trái tim của các tín hữu và bao gồm việc hiền lành, tiết độ,
chậm bất bình, tử tế và kiên nhẫn đối với những người khác. Một lần nữa
trong thư gửi tín hữu Êphêsô 4:32 và Côlôssê 3:12, thái độ hiền hòa là một phần
của người Kitô hữu và là dấu hiệu của con người mới trong Đức Kitô.
Cuối cùng, một lời chứng hùng
hồn trích từ thư của thánh Phêrô 1Pr 3:3-4: “Ước chi vẻ duyên
dáng của chị em không hệ tại cái mã bên ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng, hay
ăn mặc xa hoa; nhưng là con người nội tâm thầm kín, với đồ trang sức không bao
giờ hư hỏng là tính thùy mị, hiền hòa: đó chính là điều quý giá trước mặt
Thiên Chúa”.
Chúa Giêsu dùng chữ “hiền
hòa” như thế nào? Một định nghĩa làm sáng tỏ thực sự là định nghĩa về người
hiền lành được đưa ra bởi Đức Hồng Y Carlo Maria Martini “người hiền
lành, theo ý nghĩa của các mối phúc thật, là người mà mặc dù trước sự nhiệt
thành của các cảm xúc của mình, vẫn giữ được sự bình tĩnh và nhu mì, không chiếm
hữu, nội tâm thảnh thơi, luôn rất tôn trọng mầu niệm của sự tự do, bắt chước
Thiên Chúa trong khía cạnh này, Đấng làm tất cả mọi việc liên quan đến người
khác và khuyên người ta vâng lời mà không bao giờ dùng bạo lực. Tính hiền
lành thì trái ngược lại với tất cả các hình thức kiêu căng về luân lý hay vật
chất, nó sẽ chiến thắng bằng hòa bình thay vì chiến tranh, bằng đối thoại thay
vì áp đặt”.
Đối với lời giải thích khôn
ngoan này, chúng ta thêm vào lời của một nhà chú giải nổi tiếng
khác: “Sự hiền lành được nói đến trong các mối phúc thật thì không
có gì khác hơn là khía cạnh của sự khiêm nhu mà tự nó thể hiện trong sự niềm nở
hòa nhã cách thực tế trong việc người ấy cư xử với tha nhân. Sự hiền lành
như thể tìm thấy được trong hình ảnh và tấm gương hoàn hảo trong con người của
Đức Giêsu, hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Quả thật, sự hiền lành
như thế đối với chúng ta dường như giống như một hình thức từ thiện, kiên nhẫn
và chu đáo tế nhị đối với người khác” (Jacques Dupont).
3. Suy niệm để Lời
Chúa soi sáng chúng ta
a) Tôi có thể chấp nhận những dấu hiệu về sự nghèo
khó nhỏ bé trong đời sống của tôi không? Ví dụ, khi sức khỏe yếu kém và
khi hơi se mình? Tôi có tạo ra những đòi hỏi quá đáng không?
b) Tôi có thể chấp nhận an phận về sự nghèo nàn và
mỏng dòn của tôi không?
c) Tôi có cầu nguyện như một người nghèo khó, như
một người cầu xin ân sủng của Thiên Chúa với lòng khiêm nhường, cầu xin lòng thương
xót và tha thứ của Người không?
d) Được linh ứng từ sứ điệp của Chúa Giêsu về sự
hiền lành, tôi có từ bỏ bạo lực, sự trả thù và ý tưởng báo thù không?
e) Tôi có khuyến khích, trong gia đình và nơi làm
việc, một tinh thần nhân ái, dịu dàng và hòa hoãn không?
f) Tôi có trả thù với ác ý, bóng gió hoặc ám
chỉ gây hấn với ác ý không?
g) Tôi có chăm sóc đến người yếu đuối nhất, những
kẻ không thể tự vệ không? Tôi có kiên nhẫn với người già cả không?
Tôi có đón tiếp khách lạ bơ vơ, những kẻ thường bị bóc lột nơi làm việc
không?
4. Cầu nguyện
a) Thánh Vịnh
23:
Bài Thánh Vịnh dường như
xoay quanh đề tài “Chúa là mục tử của tôi”. Các thánh là hình ảnh đoàn
chiên trên đường đi: họ được chăn dắt bởi lòng nhân từ và trung kiên của
Thiên Chúa, cho đến khi cuối cùng họ đến được nhà Chúa Cha (L. Alonso Schökel, Thánh Vịnh Tín Thác,
sách Dehoniana, Bologna 2006, 54)
CHÚA là mục tử chăn dắt tôi,
tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người
cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc
ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương
CHÚA
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
b) Lời nguyện kết
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chỉ
cho chúng con con đường của các mối phúc thật để chúng con có thể đến với niềm
hạnh phúc đó là sự viên mãn của đời sống và vì thế thánh thiện. Tất cả
chúng con đều được kêu gọi nên thánh, nhưng kho báu duy nhất của các thánh là
Thiên Chúa. Lạy Chúa, Lời của Chúa, lời kêu gọi nên thánh đến với tất cả
những ai trong phép rửa đã được chọn bởi tình yêu của Chúa Cha, để nên giống Đức
Giêsu Kitô. Chúng con cảm tạ Chúa, vì các thánh Chúa đã đặt trên đường đi
của chúng con và những người thể hiện tình yêu của Chúa. Chúng con xin
lòng tha thứ của Chúa nếu chúng con đã làm hoen ố khuôn mặt Chúa trong chúng
con và đã từ chối lời kêu gọi trở nên thánh của chúng con.