Trang

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

APRIL 01, 2019 : MONDAY OF THE FOURTH WEEK OF LENT


Monday of the Fourth Week of Lent
Lectionary: 244

Reading 1IS 65:17-21
Thus says the LORD:
Lo, I am about to create new heavens
and a new earth;
The things of the past shall not be remembered
or come to mind.
Instead, there shall always be rejoicing and happiness
in what I create;
For I create Jerusalem to be a joy
and its people to be a delight;
I will rejoice in Jerusalem
and exult in my people.
No longer shall the sound of weeping be heard there,
or the sound of crying;
No longer shall there be in it
an infant who lives but a few days,
or an old man who does not round out his full lifetime;
He dies a mere youth who reaches but a hundred years,
and he who fails of a hundred shall be thought accursed.
They shall live in the houses they build,
and eat the fruit of the vineyards they plant.
R. (2a)  I will praise you, Lord, for you have rescued me.
I will extol you, O LORD, for you drew me clear
and did not let my enemies rejoice over me.
O LORD, you brought me up from the nether world;
you preserved me from among those going down into the pit.
R. I will praise you, Lord, for you have rescued me.
Sing praise to the LORD, you his faithful ones,
and give thanks to his holy name.
For his anger lasts but a moment;
a lifetime, his good will.
At nightfall, weeping enters in,
but with the dawn, rejoicing.
R. I will praise you, Lord, for you have rescued me.
"Hear, O LORD, and have pity on me;
O LORD, be my helper."
You changed my mourning into dancing;
O LORD, my God, forever will I give you thanks.
R. I will praise you, Lord, for you have rescued me.
Verse Before The GospelAM 5:14
Seek good and not evil so that you may live,
and the LORD will be with you.
GospelJN 4:43-54
At that time Jesus left [Samaria] for Galilee.
For Jesus himself testified
that a prophet has no honor in his native place.
When he came into Galilee, the Galileans welcomed him,
since they had seen all he had done in Jerusalem at the feast;
for they themselves had gone to the feast.

Then he returned to Cana in Galilee,
where he had made the water wine.
Now there was a royal official whose son was ill in Capernaum.
When he heard that Jesus had arrived in Galilee from Judea,
he went to him and asked him to come down
and heal his son, who was near death.
Jesus said to him,
"Unless you people see signs and wonders, you will not believe."
The royal official said to him,
"Sir, come down before my child dies."
Jesus said to him, "You may go; your son will live."
The man believed what Jesus said to him and left.
While the man was on his way back,
his slaves met him and told him that his boy would live.
He asked them when he began to recover.
They told him,
"The fever left him yesterday, about one in the afternoon."
The father realized that just at that time Jesus had said to him,
"Your son will live,"
and he and his whole household came to believe.
Now this was the second sign Jesus did
when he came to Galilee from Judea.



Meditation: Jesus - the divine physician
Do you approach the Lord Jesus with expectant faith for healing, pardon, and transformation in Christ-like holiness? Isaiah prophesied that God would come not only to restore his people, he would also come to recreate new heavens and a new earth (Isaiah 65:17). Jesus' miracles are signs that manifest the presence of God and the coming of his kingdom of power and glory. When a high ranking official, who was very likely from King Herod's court, heard the reports of Jesus' preaching and miracles, he decided to seek Jesus out for an extraordinary favor. If this story happened today the media headlines would probably say: "High ranking official leaves capital in search of miracle cure from a small town carpenter."
Believe and take Jesus at his word 
It took raw bold courage for a high ranking court official to travel twenty miles in search of Jesus, the Galilean carpenter. He had to swallow his pride and put up with some ridicule from his friends. And when he found the healer carpenter, Jesus seemed to put him off with the blunt statement that people would not believe unless they saw some kind of miracle or sign from heaven. Jesus likely said this to test the man to see if his faith was in earnest. If he turned away in irritation or with discouragement, he would prove to be insincere. Jesus, perceiving his faith, sent him home with the assurance that his prayer had been heard.
It was probably not easy for this man to return to his family with only an assuring word from Jesus that his son would be healed. Couldn't Jesus have come to this man's house and laid his hands on the dying child? However, without a moment's hesitation the court official believed in Jesus and took him at his word. He began his journey back home with renewed faith and hope - ready to face whatever might await him - whether it be the anguish of his distraught family and or the scorn of unbelieving neighbors. Before he could even make it all the way back to his home town, news reached him that his son had recovered. What astonishment must have greeted his family and friends when they heard that his son was instantly restored to health at the very moment when Jesus had pronounced the words - your son will live!
The Lord Jesus brings healing and restoration to those who trust in him
Jesus' miraculous healings show his generous kindness and extravagant love - a love that bends down in response to our misery and wretched condition. Is there any area in your life where you need healing, pardon, change, and restoration? If you seek the Lord with trust and expectant faith, he will not disappoint you. He will meet you more than half way and give you what you need. The Lord Jesus never refused anyone who put their trust in him. Surrender your doubts and fears, your pride and guilt at his feet, and trust in his saving word and healing love.
"Lord Jesus, your love never fails and your mercy is unceasing. Give me the courage to surrender my stubborn pride, fear and doubts to your surpassing love, wisdom and knowledge. Make be strong in faith, persevering in hope, and constant in love."

A Daily Quote for LentChrist our physician is present to bring healing and restoration, by Gregory the Great, 540-604 A.D.
     "I see only one thing that I need to explain to you: why the one who had come for a cure heard the words 'Unless you see signs and portents, you do not believe.' The one who was seeking a cure for his son surely believed; he would not be seeking a cure from one he did not believe could do it.
    "Why, then, did he hear the words 'Unless you see signs and portents, you do not believe,' when he believed before he saw the sign? But recall what he was asking, and you will see that his faith was in doubt. He asked Jesus earnestly to come down and heal his son. He was asking for the physical presence of the Lord, who is nowhere absent in his spirit. He had little faith in one he thought could not heal unless he was physically present. If he had believed completely, he would have known that there was no place where God was not present. He was considerably distrustful, then, since it was not the Lord’s greatness he esteemed but his physical presence. He sought a cure for his son even though his faith was in doubt, since he believed that the one he had approached had the power to cure, and yet he thought he was not with his dying son. But the Lord whom he asked to come revealed that he was not absent from the place he was invited to. He who created everything by his will performed the cure by his command alone." (excerpt frpm FORTY GOSPEL HOMILIES 28.24)


MONDAY, APRIL 1, JOHN 4:43-54
Lenten Weekday

(Isaiah 65:17-21; Psalm 30)

KEY VERSE: "Jesus said to him, `Your son will live,' and he and his whole household came to believe" (v.53).
TO KNOW: Jesus returned to Cana in Galilee where he had changed water to wine (Jn 2:1-12). In John’s gospel this was the first "sign," or self-revelation of Jesus. A royal official approached Jesus and begged him to heal his dying son. Jesus was dismayed because the people refused to believe in him unless they witnessed "signs and wonders" (v.48). When the man begged him a second time, Jesus told him that his son would live. On the strength of Jesus' word, the official returned to his home. As he went on his way, his servants met him and announced that the man's son had recovered at the very hour that Jesus declared he would live. The official and his whole household came to believe in Jesus' saving power. This was the second sign that Jesus performed in Cana in Galilee.
TO LOVE: Do I put my trust in the Lord's healing word?
TO SERVE: Lord Jesus, help me to have faith even when I do not see any evidence.

April Fool's Day

Ancient cultures, including the Romans, celebrated New Year's Day on April 1, which closely follows the vernal equinox (March 20th or 21st.). In medieval times, much of Europe celebrated March 25, the Feast of Annunciation, as the beginning of the New Year. In 1582, Pope Gregory XIII ordered a new calendar (the Gregorian calendar) to replace the old Julian calendar. The new calendar called for New Year's Day to be celebrated January 1. Communication being what it was in those days, many people did not receive the news for several years. Others refused to accept the new calendar and continued to celebrate New Year on April 1. These backward folk, labeled as "fools," were subject to ridicule and made the butt of practical jokes.
"The first of April is the day we remember what we are the other 364 days of the year." - Mark Twain


Monday 1 April 2019

Isaiah 65:17-21. Psalm 29(30):2, 4-6, 11-13. John 4:43-54.
I will praise you, Lord, for you have rescued me – Psalm 29(30):2, 4-6, 11-13. 
‘Go. Your son will live.’
In the first reading, Isaiah is trying to lift the spirits of his people. After long years of captivity in Babylon, they had returned home to Jerusalem with high hopes of a new start, only to find their dreams dashed by the harsh realities of life. ‘Put your trust in God’, Isaiah tells them. ‘God alone can satisfy your yearnings for joy, gladness, peace.’
The gospel has the same theme. The dreams of the royal official for his young son looked like being dashed by the boy’s impending death. It was 30 kilometres from his home in Capernaum to Cana where Jesus was staying. The official made the desperate journey, disregarding what people might think or say. He trusted in Jesus – and his faith was rewarded. Not only was the boy cured, but the father ‘believed, along with his whole household’.


Saint Hugh of Grenoble
Saint of the Day for April 1
(1053 – April 1, 1132)
 
Saint Hugh of Grenoble in the Carthusian Refectory | Francisco de Zurbarán
Saint Hugh of Grenoble’s Story
Today’s saint could be a patron for those of us who feel so overwhelmed by all the problems in the world that we don’t know where to begin.
Hugh, who served as a bishop in France for 52 years, had his work cut out for him from the start. Corruption seemed to loom in every direction: the buying and selling of Church offices, violations of clerical celibacy, lay control of Church property, religious indifference and/or ignorance. After serving as bishop for two years, he’d had his fill. He tried disappearing to a monastery, but the pope called him back to continue the work of reform.
Ironically, Hugh was reasonably effective in the role of reformer—surely because of his devotion to the Church but also because of his strong character. In conflicts between Church and state he was an unflinching defender of the Church. He fearlessly supported the papacy. He was eloquent as a preacher. He restored his own cathedral, made civic improvements in the town, and weathered a brief exile.
Hugh may be best known as patron and benefactor of Saint Bruno, founder of the Carthusian Order. He died in 1132. He was canonized only two years later.

Reflection
In the midst of our confusing life these days, let us pray for the ability to rise above the fray and to see things in the light of faith as did Saint Hugh.


Lectio Divina: John 4:43-54
Lectio Divina
Monday, April 1, 2019
Season of Lent

1) Opening prayer
Lord our God, almighty Father,
You want us not to turn to the past
to regret it and to mourn over it
but to hope in the future,
in the new earth and the new heaven.
Give us a firm faith
in Your Son Jesus Christ,
that notwithstanding the shortcomings of our time
we may have faith in the future,
which You want us to build up
with Your Son, Jesus Christ our Lord.
2) Gospel Reading - John 4:43-54.
At that time Jesus left [Samaria for Galilee. For Jesus himself testified that a prophet has no honor in his native place. When he came into Galilee, the Galileans welcomed him, since they had seen all he had done in Jerusalem at the feast; for they themselves had gone to the feast. Then he returned to Cana in Galilee, where he had made the water wine. Now there was a royal official whose son was ill in Capernaum. When he heard that Jesus had arrived in Galilee from Judea, he went to him and asked him to come down and heal his son, who was near death. Jesus said to him, “Unless you people see signs and wonders, you will not believe.” The royal official said to him, “Sir, come down before my child dies.” Jesus said to him, “You may go; your son will live.” The man believed what Jesus said to him and left. While the man was on his way back, his slaves met him and told him that his boy would live. He asked them when he began to recover. They told him, “The fever left him yesterday, about one in the afternoon.” The father realized that just at that time Jesus had said to him, “Your son will live,” and he and his whole household came to believe. Now this was the second sign Jesus did when he came to Galilee from Judea.
3) Reflection
• Jesus had left Galilee and set forth toward Judah in order to arrive in Jerusalem on the occasion of the festival (Jn 4:45) and, passing through Samaria, He was returning again to Galilee (Jn 4:3-4). The observant Jews were forbidden to pass through Samaria, and they could not even speak with the Samaritans (Jn 4:9). When the Assyrians conquered Israel, the Jews there ended up scattered throughout the area and the Assyrians adopted the the God of Israel, Yahweh, and their practices. The Jews within Judah denied that any non-Hebrew had a right to worship Yahweh, or to worship outside of Jerusalem. Jesus did not care about these norms which prevented friendship and dialogue. He remained several days in Samaria and many people were converted (Jn 4:40). After that, He decided to return to Galilee.
• John 4:43-46ª: The return to Galilee. Even though Jesus knew that the people of Galilee had certain reservations about Him, He wished to return to His own home town.  John refers to how badly Jesus was received in Nazareth of Galilee. Jesus himself had declared that “No prophet is honored in his own home town” (Lk 4:24). But now, given the evidence of what He had done in Jerusalem, the Galileans change their opinion and receive Him well. Jesus then returns to Cana where He had worked the first “sign” (Jn 2:11).
• John 4:46b-47: The petition of the court official. It is the case of a gentile. A short time before, in Samaria, Jesus had spoken with a Samaritan woman, a heretical person according to the Jews, to whom Jesus revealed His condition of Messiah (Jn 4:26). And now, in Galilee, He receives a gentile, the official of the king, who was seeking help for his sick son. Jesus does not limit Himself to help those of His race only, nor those of His own religion. He is ecumenical and receives all.
• John 4:48: Jesus’ answer to the court official. The official wanted Jesus to go with him to his house to cure his son. Jesus answered, “Unless you see signs and portents you will not believe!” A harsh and strange answer. Why does Jesus answer in this way? What was wrong with the the official’s request? What did Jesus want to accomplish through this response? Jesus wants to explain how our faith should be. The official would believe only if Jesus went with him to his house. He wanted to see Jesus curing. In general, this is the attitude that we all have. We are not aware of the deficiency of our faith. We often expect God to accomplish His work in the way we think it should be done.
• John 4:49-50: The official repeats his petition and Jesus repeats the response. In spite of Jesus’ answer, the man does not keep silence and repeats the same petition: “Sir, come down before my child dies!” Jesus continues to stand His ground. He does not respond to the petition and does not go with the man to his house and repeats the same response, but formulated in a different way: “Go home! Your son will live!” Both in the first as well as in the second response, Jesus asks for faith, much faith. He asks that the official believe that his son has already been cured. And the true miracle takes place! Without seeing any sign, nor any portent, the man believes in Jesus’ word and returns home. It could not have been easy. This is the true miracle of faith: to believe without any other guarantee, except the Word of Jesus. The ideal is to believe in the word of Jesus, even without seeing (cf. Jn 20:29).
• John 4:51-53: The result of faith in the word of Jesus. When the man was on the way  home, his servants saw him and ran to meet him to tell him that his son had been cured, that he was alive. He asked them when the boy had begun to recover and discovered that it was exactly the time when Jesus had said, “Your son will live!” He was confirmed in his faith.
• John 4:54: A summary presented by John, the Evangelist. John ends by saying, “This new sign, the second, Jesus performed.” John prefers to speak of sign and not of miracle. The word sign connotes something which I see with my eyes, but only faith can make me discover its profound sense. Faith is like an X-Ray: it enables one to see what the naked eye cannot see.
4) Personal questions
• How do you live your faith? Do you have faith in God’s word or do you only believe in miracles and in perceptible experiences?
• Jesus accepts heretics and foreigners in a way that fosters conversion. How do I relate with people who are different from me? How do I foster their conversion through that relationship?
• These early cultures, like the Assyrians adopting the religion of the Hebrews over time, mixed their beliefs as they assimilated. That was probably one reason there was such resistance to outsiders among the Jews in Judah. This is true among cultures today. How should different cultures be welcomed within and into the Church, while preserving the Church’s teachings, doctrine, and culture?
5) Concluding Prayer
Make music for Yahweh,
all you who are faithful to Him,
praise His unforgettable holiness.
His anger lasts but a moment,
His favor throughout life;
In the evening come tears,
but with dawn cries of joy. (Ps 30:4-5)

01-04-2019 : THỨ HAI - TUẦN IV MÙA CHAY


01/04/2019
Thứ hai tuần 4 Mùa Chay


BÀI ĐỌC I: Is 65, 17-21
“Thiên hạ sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa”.
Trích sách Tiên tri Isaia.
Thiên Chúa phán: “Này Ta tác tạo trời mới, đất mới; người ta sẽ không còn nhớ lại dĩ vãng, và cũng sẽ không bận tâm đến dĩ vãng nữa. Nhưng các ngươi hãy hân hoan và nhảy mừng cho đến muôn đời trong các việc Ta tác tạo, vì đây Ta tác tạo một Giêrusalem hân hoan và một dân tộc vui mừng. Ta sẽ hân hoan ở Giêrusalem, sẽ vui mừng nơi dân Ta, và từ đây người ta sẽ không còn nghe tiếng khóc lóc và than van nữa. Ở đó sẽ không còn trẻ nhỏ chết yểu, không còn người già chết sớm nữa, vì người chết trăm tuổi cũng còn gọi là chết trẻ, người không sống đến trăm tuổi, kể là bị chúc dữ. Họ sẽ xây cất nhà cửa và cư ngụ ở đó, sẽ trồng nho và ăn trái nho”. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 29, 2 và 4. 5-6. 11e-12a và 13b
Đáp: Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con (c. 2a).
Xướng:
1) Lạy Chúa, con ca tụng Chúa vì đã giải thoát con, và không để quân thù hoan hỉ về con. Lạy Chúa, Ngài đã đưa linh hồn con thoát xa Âm phủ, Ngài đã cứu con khỏi số người đang bước xuống mồ. – Đáp.
2) Các tín đồ của Chúa, hãy đàn ca mừng Chúa, và hãy cảm tạ thánh danh Ngài. Vì cơn giận của Ngài chỉ lâu trong giây phút, nhưng lòng nhân hậu của Ngài vẫn có suốt đời. Chiều hôm có gặp cảnh lệ rơi, nhưng sáng mai lại được mừng vui hoan hỉ. – Đáp.
3) Lạy Chúa, xin nhậm lời và xót thương con, lạy Chúa, xin Ngài gia ân cứu giúp con. Chúa đã biến đổi lời than khóc thành khúc nhạc cho con, lạy Chúa là Thiên Chúa của con, con sẽ tán tụng Chúa tới muôn đời. – Đáp.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Lc 15, 18
Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha. 

PHÚC ÂM: Ga 4, 43-54
“Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu bỏ Samaria mà đến Galilêa. Chính Người đã nói: “Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình”. Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ.
Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có một quan chức nhà vua ở Capharnaum có người con trai đang đau liệt. Được tin Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống chữa con ông sắp chết. Chúa Giêsu bảo ông: “Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin”. Viên quan chức trình lại Người: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết”. Chúa Giêsu bảo ông: “Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”. Ông tin lời Chúa Giêsu nói và trở về.
Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: “Hôm qua lúc bảy giờ cậu hết sốt”. Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: “Con ông mạnh rồi”, nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin. Đó là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa. Đó là lời Chúa.


SUY NIỆM : Ðức tin đưa tới phép lạ
Chúa Giêsu chữa lành con trai người quan chức tại Caphacnaum khi Ngài ở Giuđa về Galilê và thánh sử Gioan ghi rõ đây là phép lạ thứ hai Ngài thực hiện tại Cana. Phép lạ thứ nhất là hóa nước thành rượu vào giai đoạn đầu đời rao giảng công khai. Hóa nước thành rượu theo lời đề nghị của Ðức Maria, mẹ Ngài, để cứu vãn danh dự cho gia chủ tiệc cưới. Chữa lành người con một quan chức nhà vua, Chúa Giêsu cho thấy Ngài đến vì mọi người và ở mọi tầng lớp xã hội. Ngài đã ra tay để mang lại hạnh phúc cho mọi người không cần biết họ là ai và điều kiện đón nhận phép lạ là đức tin. Ðức tin của con người cộng với ơn của Thiên Chúa tạo nên phép lạ.
Mỗi ngày sống hôm nay của chúng ta là sự lạ lùng Thiên Chúa thực hiện. Không nhận ra được sự lạ lùng ấy là vì chúng ta không có đức tin. Không có thì không phải Thiên Chúa không ban ơn đức tin cho chúng ta đâu mà là do chúng ta không muốn lãnh nhận ơn ấy vì sợ sệt, sợ phải sống theo Tin Mừng, sợ nên thánh, sợ phải sống tốt hơn. Chẳng hạn như sự kiện cha sở đề nghị chia sẻ Lời Chúa thì rút lui, tránh né. Nhưng quả thật là họ dự lễ chứ chưa dâng lễ. Ðã từ lâu họ quen cảnh linh mục chủ tế, công bố Tin Mừng và giảng trong khi họ mơ mơ màng màng với giấc ngủ chưa dứt, những suy nghĩ viễn vông. Nay phải tiếp cận Lời Chúa và để cho Lời Chúa soi dọi trong mọi ngõ ngách trong lòng họ, nhắc họ ra khỏi tình trạng ươn lười và khoán việc cho người khác thì họ thấy sợ. Không lạ lùng gì họ không thể và không bao giờ có thể chứng kiến được những kỳ diệu Thiên Chúa làm trong đời sống họ mỗi ngày.
Lời loan báo Tin Mừng cũng trở nên vô nghĩa ngay trong nhà thờ đông nghẹt người đến dự lễ chứ không dâng lễ. "Ông hãy về đi, con ông sống rồi", viên quan chức tin không đòi hỏi gì hơn. Vào trường hợp chúng ta, có lẽ chúng ta chần chờ để xin thêm một vài dấu chỉ nào đó chứng minh lời Chúa thật sự có kết quả. Ông về nghe tin con đã khỏe, ông hỏi giờ và nhận ra giờ đó Chúa đã chữa lành cho con ông. Có lẽ gia nhân không biết gì. Chuá vẫn thế, Ngài có những thực hiện kỳ diệu một cách rất bình thường, một câu nói đơn giản, quyền lực vượt không gian và thời gian để mang lại kết quả mong muốn miễn là chúng ta tin.
Lạy Chúa, chúng con có đạo nhưng hổ thẹn: Có người chỉ một lần nghe, gặp Chúa và tin ngay. Họ thấy được tình yêu thương họ, nhận ra được những hành động vì tình yêu thương Chúa. Còn chúng con tuần nào cũng gặp gỡ Chúa, mà chúng con đến với Chúa như cái xác không hồn của chúng con. Nguyện xin Ðấng là đường, là sự thật và là sự sống củng cố niềm tin chúng con.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần IV MC
Bài đọcIsa 65:17-21; Jn 4:43-54.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Niềm tin vào Thiên Chúa có thể làm được mọi sự.
Có một sự khác biệt to lớn giữa người có và không có niềm tin: Người có niềm tin luôn lạc quan hy vọng, ngay cả trong những lúc tăm tối nhất của cuộc đời, như khi phải sống trong đau khổ, bệnh tật, hay phải đối diện với thần chết. Người không có niềm tin sống mà không biết hướng về đâu. Họ không có nghị lực để đương đầu với đau khổ, bệnh tật, và đứng trước cái chết, họ không dễ dàng chấp nhận. Các Bài Đọc hôm nay cho chúng ta thấy sự khác biệt của những con người đặt niềm tin nơi Thiên Chúa.
Trong Bài Đọc I, tuy sống cực khổ trong nơi lưu đày, tiên-tri Isaiah tin tưởng Chúa sẽ xóa sạch mọi tang thương quá khứ, để sáng tạo một trời mới đất mới. Như Ngài đã xóa sạch tội lỗi nhân lọai trong trận Lụt Hồng Thủy, Ngài sẽ xóa sạch tội lỗi và cho dân hồi hương để tái thiết quốc gia và xây dựng lại Đền Thờ. Hơn nữa, tiên-tri Isaiah cũng nhìn thấy trước ngày Đấng Thiên Sai sẽ tới và gánh tội cho con người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chữa lành người con trai của viên sĩ quan Dân Ngọai, không bằng việc đặt tay, nhưng bằng đức tin của người cha. Viên sĩ quan năn nỉ Chúa Giêsu về nhà chữa trị cho con ông, Chúa Giêsu bảo: “Ông về đi, và con ông sống!” Ông tin tưởng trở về; và đang khi còn trên đường, đầy tớ của ông chạy ra báo tin con ông đã khỏi bệnh vào đúng thời gian mà Chúa Giêsu hứa với ông.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới.
1.1/ Thiên Chúa sẽ sáng tạo mọi sự mới: “Này đây Ta sáng tạo trời mới đất mới, không còn ai nhớ đến thuở ban đầu và nhắc lại trong tâm trí nữa. Nhưng thiên hạ sẽ vui mừng và luôn mãi hỷ hoan vì những gì chính Ta sáng tạo.” Cụm từ “trời mới đất mới” được dùng nhiều trong các Sách Ngọai Thư và Tân Ước (x/c 2 Edr 6:16, 7:30, 2 Bar 32:16, I Enoch 91:16, 2 Cor 5:17, 2 Pet 3:10-13, Rev 21:1). Nghĩa của cụm từ thay đổi: Trong Thư Corintô, Thánh Phaolô muốn nói trong Chúa Kitô, con người trở thành một tạo vật mới, con người cũ cùng với tính hư nết xấu đã qua đi, con người mới cùng với các nhân đức xuất hiện nhờ ân sủng của Đức Kitô. Trong Thư Phêrô II và Sách Khải Huyền, “trời mới đất mới” chỉ những gì sẽ xảy ra sau Ngày Cánh Chung, nơi công lý của Thiên Chúa ngự trị. Theo tiên-tri Isaiah, “trời mới đất mới” chỉ cả hai: những gì mới được tái tạo sau Thời Lưu Đày và những gì mới do Đấng Thiên Sai mang lại.
Jerusalem sẽ trở nên nguồn hoan hỷ và dân ở đó thành nỗi vui mừng: Đền Thờ sẽ được tái thiết và dân Chúa sẽ lại có cơ hội thờ phượng Thiên Chúa. Jerusalem cũng là nơi Dân Ngọai sẽ qui tụ về để cùng hợp với dân Do-Thái làm thành dân của Thiên Chúa. Như một người Cha, Thiên Chúa sẽ hoan hỷ vì Jerusalem, khi nhìn thấy con cái Ngài được qui tụ thành một mối.
1.2/ Thiên Chúa sẽ xóa sạch tất cả đau thương của quá khứ: Dân chúng khóc than vì chết chóc trong thời chiến tranh và khổ cực trong Thời Lưu Đày; nhưng Thiên Chúa sẽ xóa sạch tất cả. Ngài hứa với dân 3 điều sau đây:
– Họ sẽ không còn phải chịu đau khổ của kiếp lưu đày;
– Họ sẽ không còn sợ chết vì chiến tranh;
– Họ sẽ được hưởng cuộc sống an tòan: “Người ta sẽ xây nhà và được ở, sẽ trồng nho và được ăn trái.”
2/ Phúc Âm: “Ông cứ về đi, con ông sống.”
Khỏang cách từ Capernaum tới Cana khỏang 20 dặm, một khỏang cách dài cho người đi bộ. Đi và trở về ngay phải mất khỏang 20 tiếng. Có một trình thuật tương tự trong Tin Mừng Nhất Lãm (Mt 8:5-13, Lk 7:1-10). Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa 2 trình thuật: Trong Tin Mừng Nhất Lãm, viên sĩ quan nói với Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh.” Trong trình thuật của Gioan, Chúa bảo: “Ông cứ về đi, con ông sống.” Chúng ta có thể học được nhiều điều qua thái độ của viên sĩ quan này:
(1) Khiêm nhường: Viên sĩ quan, tiếng Hy-lạp dùng chữ “basilikos” có nghĩa là “ông vua nhỏ.” Có nhiều bức tường ngăn cách giữa Chúa Giêsu và viên sĩ quan này:
– Bức tường ngăn cách xã hội: Ông là người có địa vị cao trong hòang gia, khiêm nhường đi bộ đến cầu xin với Chúa Giêsu, một người không có địa vị trong xã hội.
– Bức tường ngăn cách giữa người Do-thái và Dân Ngọai: Người Do-thái không muốn có bất kỳ liên hệ gì với Dân Ngọai. Ông biết ông có thể bị mất mặt nếu Chúa Giêsu từ chối.
Tuy nhiên, lòng thương con đã thắng vượt tất cả, ông sẵn sàng hy sinh mọi sự để có thể cứu vãn sự sống của con ông.
(2) Vượt qua thử thách: Đức Giêsu nói với ông: “Các ông mà không thấy dấu lạ điềm thiêng thì các ông sẽ chẳng tin đâu!” Ngài dùng số nhiều “các ông,” có lẽ muốn nói với ông và những người chung quanh. Chúa Giêsu muốn nói lên một thực tại của người Do-thái: họ sẽ không tin khi không nhìn thấy dấu lạ. Đồng thời, Chúa Giêsu cũng muốn cho những người Do-thái xem niềm tin không dựa trên việc chứng kiến phép lạ của viên sĩ quan Dân Ngọai. Khi viên sĩ quan năn nỉ van xin Chúa Giêsu xuống Capernaum chữa bệnh cho con ông, Chúa thử đức tin của ông, Ngài không đi với ông, nhưng bảo: “Ông cứ về đi, con ông sống.” Người Do-thái chắc phải ngạc nhiên vì niềm tin của ông khi thấy: “Ông tin vào lời Đức Giêsu nói với mình, và ra về.” Trong trình thuật của Matthêu, Chúa Giêsu khen viên sĩ quan: “Tôi bảo thật các ông: Tôi không thấy một người Israel nào có lòng tin như thế.”
(3) Đức tin được kiện tòan bởi lý trí: Ông còn đang đi xuống, thì gia nhân đã đón gặp và nói là con ông sống rồi. Đối với một người vô tâm, họ sẽ vui mừng khi biết con còn sống và quên hết mọi sự khác; nhưng viên sĩ quan còn đang sống trong tiến trình của đức tin, nên ông hỏi họ con ông đã bắt đầu khá hơn vào giờ nào. Họ đáp: “Hôm qua, vào lúc một giờ trưa thì cậu hết sốt.”
Ông nhận ra là vào đúng giờ đó, Đức Giêsu đã nói với mình: “Con ông sống.” Đức tin của ông vào Chúa Giêsu được kiện tòan. Ngài hứa với ông và lời hứa đã thành sự thực, ông tin vào Ngài.
(4) Ông và cả nhà đều tin: Không dễ cho một viên sĩ quan công khai thú nhận niềm tin vào Chúa Giêsu vì sợ ảnh hưởng của dư luận. Nhưng viên sĩ quan này đã có một niềm tin được sự trợ giúp của lý trí. Ông muốn không những chỉ có ông, nhưng còn cả nhà tin vào Chúa Giêsu. Điều này thông thường đối với dân thời đó: Gia trưởng có quyền quyết định mọi chuyện trong nhà. Khi nhận ra điều gì tốt, người gia trưởng có quyền bắt tất cả người trong nhà phải làm theo. Ví dụ, Tổ-phụ Abraham bắt mọi người trong nhà phải cắt bì.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Thiên Chúa không muốn nhớ tới dĩ vãng tội lỗi và đau thương của con người. Ngài luôn mời gọi chúng ta nhìn về tương lai và hy vọng bước tới. Như một người Cha, Ngài mừng vui khi thấy con cái được vui vẻ, hạnh phúc.
– Thiên Chúa muốn con người luôn tin tưởng tuyệt đối nơi Ngài, ngay cả những lúc chưa nhìn thấy kết quả, hay những đêm tăm tối của cuộc đời; vì những gì Thiên Chúa đã hứa, Ngài sẽ thực hiện.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


01/04/2019 – THỨ HAI TUẦN 4 MC
Ga 4,43-54

TIN VÀO LỜI CHÚA
Đức Giê-su bảo: “Ông cứ về đi, con ông sống.” Ông tin vào lời Chúa nói với mình, và ra về. (Ga 4,50)

Suy niệm: Thoạt đầu, có lẽ viên sĩ quan chỉ tin vào Đức Giê-su một cách cầu may. Có lẽ ông đã tìm thầy chạy thuốc nhưng tất cả đều đành bó tay. Nghe nói về Chúa Giê-su và những “điềm thiêng dấu lạ” Ngài thực hiện, ông đánh liều đến xin. Biết đâu, may mà được. Ít ra, ông cũng đặt niềm tin tưởng vào Đức Giê-su, dù đó mới chỉ là “một thoáng đức tin”. Chúa Giê-su chấp nhận đức tin còn non yếu của ông, để nâng cấp trở thành niềm tin đích thực: Ngài không đến Ca-phác-na-um để chữa con ông theo như ông yêu cầu, nhưng đã thanh luyện đức tin của ông chỉ bằng vỏn vẹn một lời, Lời có sức cứu sống, Lời có quyền năng sáng tạo: “Ông cứ về đi, con ông sống”. Ông đã tin không phải vì thấy những “điềm thiêng dấu lạ” nữa, nhưng chỉ dựa vào Lời Chúa mà thôi.
Mời Bạn: Đức Giê-su cũng mời gọi chúng ta ngày càng trưởng thành hơn trong đức tin, để càng ngày chúng ta càng nhận ra Chúa một cách nhanh chóng và rõ ràng dù những dấu chỉ khả giác được tinh giản đến mức tối thiểu: qua Lời Chúa trong Thánh Kinh và qua hình Bánh-Rượu nơi Bí tích Thánh Thể.
Chia sẻ: Không thể dùng phương pháp thực nghiệm để phân tích những mầu nhiệm, đối tượng của đức tin. Có phải vì thế mà đức tin trở thành mơ hồ hay vô lý và không đáng tin hay không?
Sống Lời Chúa: Bạn hãy làm một cử chỉ diễn tả niềm tin của mình: hôn kính Thánh giá, hoặc sách Lời Chúa hoặc bái chào Mình Thánh Chúa một cách thật cung kính.
Cầu nguyện: Lặp lại nhiều lần lời nguyện tắt: “Lạy Chúa, xin ban thêm niềm tin cho chúng con.”
(5 Phút Lời Chúa)


Con ông sống (1.4.2019 – Thứ Hai Tuần 4 Mùa Chay)
Suy nim:

Trong các sách Tin Mừng, chúng ta thường gặp nỗi sợ hãi, lo lắng
của những bậc cha mẹ trước căn bệnh hiểm nghèo của con mình.
Ông trưởng hội đường Giairô khẩn khoản nài xin Đức Giêsu
Con bé nhà tôi gần chết. Xin Thầy đến và đặt tay trên nó” (Mc 5, 23).
Bà dân ngoại gốc Canaan kêu lên: “Xin thương xót tôi,
vì con gái của tôi bị quỷ ám trầm trọng lắm” (Mt 15, 22).
Người cha có đứa con bị động kinh cũng nài van Đức Giêsu:
“Xin Thầy chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi” (Mc 9, 22).
Trong bài Tin Mừng hôm nay viên sĩ quan, có lẽ của vua Hêrôđê, cũng năn nỉ:
“Xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất !” (c. 49).
Bệnh tật và cái chết đang đe dọa đứa con khiến cha mẹ khổ đau và bối rối.
Họ không muốn mất đứa con đã trở nên một phần của đời họ.
Họ vội vã đến với Đức Giêsu như đến với một nơi có thể cấp cứu kịp thời.
Họ tin vào sự hiện diện của Ngài, vào sự chữa lành mà Ngài đem lại.
Lòng tin của viên sĩ quan đã lớn lên từ từ.
Ông tin nhờ nghe người ta nói về những gì Đức Giê su đã làm ở vùng Giuđê.
Ông gặp Ngài vì tin Ngài có thể chữa đứa con trai đang nguy tử của ông
bằng cách đi với ông về nhà ở Caphácnaum (c. 49).
Nhưng sau đó ông tin vào uy quyền của lời Đức Giêsu :
“Ông cứ về đi, con ông sống!”
nên ông vâng lời đi về nhà một mình (c.50).
Chẳng cần sự hiện diện, chỉ cần lời của Ngài nói từ xa cũng đủ con ông khỏi bệnh.
Lòng tin của ông được vững vàng hơn khi ông kiểm chứng và biết rõ
chính vào giờ Ngài nói thì con mình được chữa lành (c. 53).
Bây giờ hẳn ông đã tin trọn vẹn vào chính con người Đức Giêsu.
Lòng tin ấy lôi cuốn cả gia đình ông tin theo.
Sau khi dấu lạ xảy ra, không thấy nói gì về thái độ ngạc nhiên của gia quyến.
Kết quả tuyệt vời của dấu lạ là chính lòng tin của mọi người trong nhà.
Họ sẽ được ông kể cho nghe từng chi tiết câu chuyện gặp gỡ.
Trong tiệc cưới ở Cana, lòng tin của Đức Maria đã dẫn đến dấu lạ đầu tiên.
Dấu lạ này đã khiến các môn đệ Đức Giêsu tin vào Ngài (Ga 2, 11).
Trong dấu lạ thứ hai này ở Cana, lòng tin của viên sĩ quan, của một người cha,
đã dẫn đến lòng tin của những người thân thuộc.
Lòng tin thật sự bao giờ cũng có khả năng thu hút, lôi kéo, lan rộng.
Ngay trước đoạn Tin Mừng này,
chuyện người phụ nữ Samari cũng cho ta thấy điều đó.
Từ lời chứng của chị, dân thành Xykha đã tin vào Đức Giêsu (Ga 4,39).
Đời chúng ta cũng có những lúc tưởng như tuyệt vọng,
khi ta thấy tuột khỏi tay mình những gì rất quý mà mình muốn ôm giữ.
Hãy nhìn lên thánh giá để khỏi mất lòng tin.
Hãy chấp nhận đi vào những nẻo đường lạ lẫm mà Chúa đang mời gọi.
Như viên sĩ quan, ta sẽ gặp tin vui ngay trên đường về nhà.
Cầu nguyn:
Lạy Cha từ ái,
đây là niềm tin của con.
Con tin Cha là Tình yêu,
và mọi sự Cha làm đều vì yêu chúng con.
Cả những khi Cha mạnh tay cắt tỉa,
cả những khi Cha thinh lặng hay vắng mặt,
cả những khi Cha như chịu thua sức mạnh của ác nhân,
con vẫn tin Cha là Cha toàn năng nhân ái.
Con tin Cha không chịu thua con về lòng quảng đại,
chẳng để con thiệt thòi khi dám sống cho Cha.
Con tin rằng nơi lòng những người cứng cỏi nhất
cũng có một đốm lửa của sự thiện,
được vùi sâu dưới những lớp tro.
Chỉ một ngọn gió của tình yêu chân thành
cũng đủ làm đốm lửa ấy bừng lên rạng rỡ.
Con tin rằng chẳng có giọt nước mắt nào vô ích,
thế giới vẫn tồn tại nhờ hy sinh thầm lặng của bao người.
Con tin rằng chiến thắng cuối cùng thuộc về Ánh sáng.
Sự Sống và Tình yêu sẽ chiếm ngự địa cầu.
Con tin rằng dòng lịch sử của loài người và vũ trụ
đang chuyển mình tiến về với Cha,
qua trung gian tuyệt vời của Chúa Giêsu
và sức tác động mãnh liệt của Thánh Thần.
Con tin rằng dần dần mỗi người sẽ gặp nhau,
vượt qua mọi tranh chấp, bất đồng,
mọi dị biệt, thành kiến,
để cùng nắm tay nhau đi qua sa mạc cuộc đời
mà về nhà Cha là nơi hạnh phúc viên mãn.
Lạy Cha, đó là niềm tin của con.
Xin Cha cho con dám sống niềm tin ấy. Amen.

 Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.


Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG TƯ
Thiên Chúa Của Tình Yêu Vô Hạn
Bao nhiêu người trên thế giới, bao nhiêu dân tộc, bao nhiêu truyền thống, bao nhiêu nền văn hóa, bao nhiêu tôn giáo đã bảo vệ và tiếp tục bảo vệ hình ảnh của chính mình nghĩ ra về Thiên Chúa?
Thiên Chúa là hữu thể vô cùng hoàn hảo, là hữu thể tối cao và khôn dò; Ngài là Chủ Tể tuyệt đối của mọi sự. Dường như chuyện Ngài trở thành con người là điều không thể được; cũng dường như không thể được, chuyện Ngài hầu hạ và rửa chân cho các tông đồ, hoặc chuyện Ngài có thể chết trên thập giá. Nhưng, đó là cái nhìn của con người.
Cái nhìn của Thiên Chúa thì hoàn toàn khác. Nói một cách thật đơn giản: Thiên Chúa là tình yêu. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã tạo thành con người theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã thiết lập giao ước với con người. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã trở thành con người. Thiên Chúa đã yêu thương thế giới đến nỗi đã trao ban chính Con Một Ngài, để cho con người có thể đạt được sự sống đời đời (Ga 3,16). Vì Ngài là tình yêu, Thiên Chúa đã chấp nhận con đường thập giá để thứ tha tội lỗi nhân trần và để thiết lập giao ước mới – giao ước vĩnh cửu – trong máu Ngài. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể.
Tình yêu không nhắm gì khác ngoài sự tốt lành mà nó khao khát muốn làm. Vì sự tốt lành này mà Đấng Toàn Năng sẵn lòng trở nên yếu đuối như một con người, chấp nhận số phận chết như một con người. Ngài sẵn lòng trở nên yếu đuối và bị nhai nuốt đi như tấm bánh: “Này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì anh em. Anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).
Con người có thể chấp nhận một Thiên Chúa chịu đóng đanh hay không? Con người có thể chấp nhận một Thiên Chúa hiến tế hay không? Đó là câu hỏi được đặt ra ngay chính trung tâm của Tam Nhật Thánh.
Hỏi – tức là đã trả lời. Vâng, con người có thể chấp nhận hay từ chối vị Thiên Chúa của tình yêu vô hạn ấy. Thật vậy, con người có thể quay lưng chống lại Thiên Chúa hay thậm chí phủ nhận sự hiện hữu của Ngài. Nhưng còn Thiên Chúa, Ngài “không thể phủ nhận chính Ngài” (2Tm 2,13). Ngài không thể thôi là chính Ngài! Ngài không thể thôi là tình yêu!
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01/4
Is 65, 17-21; Ga 4, 43-54.

LỜI SUY NIỆM:  “Đức Giêsu bảo: ‘Ông cứ về đi, con ông sống.’ Ông tin vào lời Đức Giêsu nói với mình, và ra về,”
          Với cử chỉ vâng phục lời Chúa Giêsu của viên sĩ quan cận vệ nhà vua, khi ông đến cầu xin Chúa Giêsu đến nhà ông để cứu chữa cho người con của ông sắp chết. Điều này giúp cho mỗi người trong chúng ta học biết “Vâng phục của đức tin.” Bởi vì: “Vâng phục bằng đức tin là tự nguyện quy thuận, bởi vì chân lý của lời đó được Thiên Chúa là chính Chân lý, bảo đảm. Thánh Kinh trưng dẫn tổ phụ Apraham như gương mẫu của sự vâng phục đó. Còn Đức Trinh Nữ Maria là người thể hiện sự vâng phục đó cách hoàn hảo.” (GL 144).
          Lạy Chúa Giêsu. Đức tin là sự đáp lại tình yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con biết dùng trí khôn và ý chí của chúng con quy phục Chúa một cách trọn vẹn.
Mạnh Phương


01 Tháng Tư
Tu Ðâu Cho Bằng Tu Nhà Thờ Cha Kính Mẹ Mới Là Ðạo Con
Dương Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng ông để hết tâm phụng dưỡng song thân.
Một hôm, ông nghe nói bên đất Thục có ông Vô Tế đại sĩ. Dương Phủ bèn xin từ biệt song thân để đến thụ giáo bậc hiền triết.
Ði được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng. vị lão tăng khuyên Dương Phủ: “Gặp được bậc Vô Tế chẳng bằng gặp được Phật”.
Dương Phủ hỏi vặn lại: “Phật ở đâu?”. Vị lão tăng giải thích: “Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy”.
Dương Phủ nghe lời quay về nhà. Ði dọc đường, ông chẳng gặp ai như thế cả. Về đến nhà thì đã khuya, Dương Phủ gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra mở cửa. Bấy giờ, Dương phủ mới chợt nhận ra nơi mẹ mình hình dáng của Ðức Phật mà vị lão tăng đã mô tả.
Từ đấy, Dương Phủ mới nhận ra rằng cha mẹ trong nhà chính là Phật.
Thứ nhất thì tu tại gia
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là đạo con.
Ðể yêu thương con người một cách trọn vẹn, Chúa đã trở thành một con người. Chúa có cha, có mẹ. Chúa sinh ra trong một gia đình… Con người không chỉ được cứu rỗi một cách lẻ loi, nhưng trong một gia đình. Con người cần có một gia đình để sinh ra, để lớn lên và thành toàn… Tại Nagiaréth, Chúa đã lớn lên trong ân sủng và dáng vóc. Chúa đã vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Maria. Chúa đã học đọc, học viết và ngâm nga từng câu kinh thánh với Mẹ Maria. Chúa cũng học cách sử dụng từng dụng cụ trong xưởng mộc của Thánh Giuse.
Trong ba năm sống đời công khai, ngôn ngữ vàcách suy nghĩ của Chúa phản ánh phần nào sự giáo dục mà Chúa đã thụ hưởng nơi cha mẹ.
Xin Chúa thánh hóa tất cả mọi gia đình Việt Nam. Xin Chúa ban cho bậc cha mẹ ý thức được trách nhiệm giáo dục của họ. Xin Chúa ban cho con cái lòng hiếu thảo để biết vâng phục, kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ, nhất là trong lúc tuổi già của các ngài… Và xin cho mọi gia đình Việt Nam luôn biết tranh đấu để bảo vệ sự hiệp nhất trong gia đình và biến gia đình thành Giáo Hội nhỏ của Chúa.
(Lẽ Sống)


Lectio Divina: Gioan 4:43-54
Thứ Hai 1 Tháng Tư, 2019
Thứ Hai Tuần IV Mùa Chay                               


1.  Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con, Chúa Cha toàn năng,
Chúa muốn chúng con đừng nhìn về quá khứ
Để hối tiếc và khóc thương
Mà hy vọng vào tương lai,
Trong đất mới và trời mới.
Xin Chúa ban cho chúng con một niềm tin vững chắc
Vào Con Chúa là Đức Giêsu Kitô,
Xin Chúa đừng chấp nhặt những thiếu sót của thời đại chúng con,
Xin cho chúng con có được niềm tin vào tương lai,
Mà Chúa muốn chúng con xây dựng
Cùng với Con Chúa, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.

2.  Phúc Âm – Gioan 4:43-54
Sau hai ngày, Chúa Giêsu bỏ Samaria đi Galilêa. Chính Người đã nói: “Không vị tiên tri nào được kính nể nơi quê hương mình”. Khi Người đến Galilêa, dân chúng ra đón tiếp Người: Họ đã chứng kiến tất cả các việc Người làm ở Giêrusalem trong dịp lễ; vì họ cũng đi dự lễ.
Người trở lại Cana xứ Galilêa, nơi Người đã biến nước thành rượu. Bấy giờ có một quan chức nhà vua ở Caphárnaum có người con trai đang đau liệt. Được tin Chúa Giêsu đã bỏ Giuđêa đến Galilêa, ông đến tìm Người và xin Người xuống chữa con ông sắp chết. Chúa Giêsu bảo ông: “Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin”. Viên quan chức trình lại Người: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết”. Chúa Giêsu bảo ông: “Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”. Ông tin lời Chúa Giêsu nói và trở về. Khi xuống đến sườn đồi thì gặp gia nhân đến đón, báo tin cho ông biết con ông đã mạnh. Ông hỏi giờ con ông được khỏi. Họ thưa: “Hôm qua lúc bảy giờ cậu hết sốt”. Người cha nhận ra là đúng giờ đó Chúa Giêsu bảo ông: “Con ông mạnh rồi”, nên ông và toàn thể gia quyến ông đều tin. Đó là phép lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm khi Người ở Giuđêa về Galilêa.

3.  Suy Niệm
 Chúa Giêsu đã rời đất Galilêa, và hướng về xứ Giuđêa, để đi lên Giêrusalem trong dịp lễ (Ga 4:45) và, đi ngang qua vùng Samaria, Người đang quay trở lại hướng về Galilêa (Ga 4:3-4). Người Do Thái theo phong tục không được phép đi ngang qua vùng Samaria, và thậm chí họ không thể giao thiệp với người Samaritanô (Ga 4:9). Chúa Giêsu đã không màng đến những quy tắc ngăn trở tình bằng hữu và đối thoại. Người ở lại Samaria vài ngày và nhiều người đã hoán cải (Ga 4:10). Sau đó, Chúa đã quyết định quay trở lại Galilêa.
 Ga 4:43-46a: Chuyến trở về Galilêa. Mặc dù Chúa Giêsu đã biết rằng người dân Galilêa đã có phần nào nghi ngại mình, Người vẫn muốn trở về quê nhà của mình. Có lẽ, tác giả Gioan nói về việc Chúa Giêsu đã bị đón tiếp, chấp nhận cách tệ bạc ra sao ở làng Nagiarét miền Galilêa. Chính Chúa Giêsu đã thốt lên rằng: “Không một ngôn sứ nào được kính nể tại quê hương mình” (Lc 4:24). Nhưng giờ đây, trước chứng cớ về những gì Người đã làm tại Giêrusalem, người dân Galilêa đổi ý và đón tiếp Người nồng nhiệt. Sau đó Chúa Giêsu trở lại Cana nơi mà Người đã làm “phép lạ” đầu tiên (Ga 2:11).
 Ga 4:46b-47: Lời cầu xin của vị quan chức triều đình. Đây là trường hợp của một dân ngoại. Một thời gian ngắn trước đây, ở Samaria, Chúa Giêsu đã nói chuyện với một người phụ nữ Samaritanô, một người dị giáo đối với người Do Thái, người mà Chúa Giêsu đã mặc khải về việc Người là Đấng Thiên Sai (Ga 4:26). Và giờ đây, tại Galilêa, Người đón nhận một người ngoại giáo, viên quan của nhà vua, người đang cầu xin sự giúp đỡ cho người con đau liệt của mình. Chúa Giêsu không hạn chế chỉ giúp đỡ cho những ai cùng dòng giống với Người, cũng chẳng giới hạn vào những ai cùng tôn giáo với Chúa. Người có tinh thần đại kết và chấp nhận tất cả mọi người.
 Ga 4:48: Câu trả lời của Chúa Giêsu cho vị quan của nhà vua. Vị quan muốn Chúa Giêsu đi với ông ta về nhà để chữa bệnh cho con của ông. Chúa Giêsu bảo ông: “Nếu các ông không thấy những phép lạ và những việc phi thường, hẳn các ông sẽ không tin!” Một câu trả lời cay nghiệt và kỳ lạ. Tại sao Chúa Giêsu lại trả lời theo cách này? Có điều gì sai trái với lời khẩn cầu của viên quan đó không? Chúa Giêsu muốn đạt được điều gì qua câu trả lời này? Chúa Giêsu muốn giảng dạy về đức tin của chúng ta phải như thế nào. Viên quan sẽ chỉ tin nếu Chúa Giêsu đi cùng với ông đến nhà của ông ta. Ông muốn trông thấy Chúa Giêsu chữa bệnh. Nói chung, đây là thái độ mà tất cả chúng ta đều có. Chúng ta không ý thức được việc kém đức tin của chúng ta.
 Ga 4:49-50: Viên quan triều đình lặp lại lời khẩn cầu của mình và Chúa Giêsu lặp lại câu trả lời. Mặc kệ câu trả lời của Chúa Giêsu, viên quan đã không im lặng và vẫn lặp lại cùng một lời cầu xin: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống trước khi con tôi chết!” Chúa Giêsu vẫn tiếp tục giữ lập trường cùa mình. Người không đáp ứng lời cầu xin và không đi với viên quan về nhà ông ta và lặp lại cùng một câu trả lời, nhưng được trình bày theo một cách khác: “Ông hãy về đi, con ông mạnh rồi”. Cả hai lần trả lời, lần thứ nhất cũng như lần thứ hai, Chúa Giêsu đòi hỏi đức tin, đức tin mạnh mẽ. Người đòi hỏi viên quan phải tin rằng con ông đã được khỏi bệnh. Và phép lạ thực sự đã xảy ra! Không nhìn thấy bất kỳ phép lạ nào, cũng chẳng có điềm báo, người ấy tin vào lời của Chúa Giêsu và trở về nhà. Điều đó không phải là dễ dàng. Đây chính là phép lạ thực sự của đức tin; tin mà không có bất kỳ một lời bảo đảm nào khác, ngoại trừ Lời của Chúa Giêsu. Lý tưởng là tin vào Lời của Chúa Giêsu, ngay cả khi không thấy (xem Ga 20:29).
 Ga 4:51-53: Kết quả của lòng tin vào Lời của Chúa Giêsu. Khi viên quan đang trên đường trở về nhà mình, gia nhân của ông trông thấy ông và chạy ra đón để báo tin cho ông biết rằng con ông đã được mạnh khỏe, rằng con ông còn sống. Ông hỏi họ giờ giấc con ông được khỏi và khám phá ra rằng đó chính là lúc mà Chúa Giêsu bảo ông: “Con ông mạnh rồi!” Ông đã được củng cố trong lòng tin của mình.
 Ga 4:54: Bản tóm lược được trình bày bởi Thánh Sử Gioan. Gioan kết luận bằng câu nói: “Đó là dấu lạ mới, dấu lạ thứ hai Chúa Giêsu đã làm”. Gioan ưa nói về dấu lạ hơn là nói về phép lạ. Chữ dấu lạ gợi nhớ lại điều gì đó tôi nhìn thấy với đôi mắt của mình, nhưng chỉ có đức tin mới có thể cho tôi khám phá ra ý nghĩa sâu xa của nó. Đức tin giống như tia quang tuyến X: nó làm cho người ta khám ra những gì mắt trần không thể thấy.

4.  Một vài câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân
 Bạn sống đời sống đức tin của mình như thế nào? Bạn có lòng tin vào Lời Chúa hay bạn chỉ tin vào các phép lạ và các kinh nghiệm cảm được từ giác quan?
– Chúa Giêsu chấp nhận những người lạc giáo và ngoại kiều. Còn tôi, tôi đối xử với những người ấy như thế nào?

5.  Lời nguyện kết
Hỡi những kẻ tín trung, hãy đàn ca mừng CHÚA,
Cảm tạ thánh danh Người.
Người nổi giận, giận trong giây lát,
Nhưng yêu thương, thương suốt cả đời.
Lệ có rơi khi màn đêm buông xuống,
Hừng đông về đã vọng tiếng hò reo.
(Tv 30:4-5)