Trang

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

OCTOBER 01, 2019 : MEMORIAL OF SAINT THERESE OF THE CHILD JESUS, VIRGIN AND DOCTOR OF THE CHURCH


Memorial of Saint Thérèse of the Child Jesus, Virgin and Doctor of the Church
Lectionary: 456

Reading 1ZEC 8:20-23
Thus says the LORD of hosts:
There shall yet come peoples,
the inhabitants of many cities;
and the inhabitants of one city shall approach those of another,
and say, "Come! let us go to implore the favor of the LORD";
and, "I too will go to seek the LORD."
Many peoples and strong nations shall come
to seek the LORD of hosts in Jerusalem
and to implore the favor of the LORD.
Thus says the LORD of hosts:
In those days ten men of every nationality,
speaking different tongues, shall take hold,
yes, take hold of every Jew by the edge of his garment and say,

"Let us go with you, for we have heard that God is with you."
Responsorial PsalmPS 87:1B-3, 4-5, 6-7
R. (Zec 8:23) God is with us.
His foundation upon the holy mountains
the LORD loves:
The gates of Zion,
more than any dwelling of Jacob.
Glorious things are said of you,
O city of God!
R. God is with us.
I tell of Egypt and Babylon
among those that know the LORD;
Of Philistia, Tyre, Ethiopia:
“This man was born there.”
And of Zion they shall say:
 “One and all were born in her;
And he who has established her
is the Most High LORD.”
R. God is with us.
They shall note, when the peoples are enrolled:
“This man was born there.”
And all shall sing, in their festive dance:
“My home is within you.”
 R. God is with us.
AlleluiaMK 10:45
R. Alleluia, alleluia.
The Son of Man came to serve
and to give his life as a ransom for many.
R. Alleluia, alleluia.
GospelLK 9:51-56
When the days for Jesus to be taken up were fulfilled,
he resolutely determined to journey to Jerusalem,
and he sent messengers ahead of him.
On the way they entered a Samaritan village
to prepare for his reception there,
but they would not welcome him
because the destination of his journey was Jerusalem.
When the disciples James and John saw this they asked,
“Lord, do you want us to call down fire from heaven
to consume them?”
Jesus turned and rebuked them,
and they journeyed to another village.

For the readings of the Memorial of Saint Therese of the Child Jesus, please go here.



Meditation: "Jesus' face was set toward Jerusalem"
Are you surprised to see two of Jesus' disciples praying for the destruction of a Samaritan village? The Jews and Samaritans had been divided for centuries. Jewish pilgrims who passed through Samaritan territory were often treated badly and even assaulted. Jesus did the unthinkable for a Jew. He not only decided to travel through Samaritan territory at personal risk, but he also asked for hospitality in one of their villages!
Jesus faced rejection and abuse in order to reconcile us with God and one another
Jesus' offer of friendship was rebuffed. Is there any wonder that the disciples were indignant and felt justified in wanting to see retribution done to this village? Wouldn't you respond the same way? Jesus, however, rebukes his disciples for their lack of toleration. Jesus had "set his face toward Jerusalem" to die on a cross that Jew, Samaritan and Gentile might be reconciled with God and be united as one people in Christ.
Jesus seeks our highest good - friend and enemy alike
Tolerance is a much needed virtue today. But aren't we often tolerant for the wrong thing or for the wrong motive? Christian love seeks the highest good of both one's neighbor and one's enemy. When Abraham Lincoln was criticized for his courtesy and tolerance towards his enemies during the American Civil War, he responded: "Do I not destroy my enemies when I make them my friends?" How do you treat those who cross you and cause you trouble? Do you seek their good rather than their harm?
"Lord Jesus, you are gracious, merciful, and kind. Set me free from my prejudice and intolerance towards those I find disagreeable, and widen my heart to love and to do good even to those who wish me harm or evil."

Daily Quote from the early church fathersJesus gave power and authority to his apostles, by Cyril of Alexandria (376-444 AD)
"It would be false to affirm that our Savior did not know what was about to happen, because he knows all things. He knew, of course, that the Samaritans would not receive his messengers. There can be no doubt of this. Why then did he command them to go before him? It was his custom to benefit diligently the holy apostles in every possible way, and because of this, it was his practice sometimes to test them... What was the purpose of this occurrence? He was going up to Jerusalem, as the time of his passion was already drawing near. He was about to endure the scorn of the Jews. He was about to be destroyed by the scribes and Pharisees and to suffer those things that they inflicted upon him when they went to accomplish all of violence and wicked boldness. He did not want them to be offended when they saw him suffering. He also wanted them to be patient and not to complain greatly, although people would treat them rudely. He, so to speak, made the Samaritans’ hatred a preparatory exercise in the matter. They had not received the messengers... For their benefit, he rebuked the disciples and gently restrained the sharpness of their wrath, not permitting them to grumble violently against those who sinned. He rather persuaded them to be patient and to cherish a mind that is unmovable by anything like this." (excerpt from COMMENTARY ON LUKE, HOMILY 56)



October is the Month of the Rosary

October has been traditionally known as the month of the Rosary. The feast of "Our Lady of the Rosary" is attributed to a vision of the Blessed Mother to Saint Dominic. The Rosary ("rose garden") is called the "Psalter of Mary" because its 150 "Aves" (all 15 decades) correspond to the number of psalms. The Rosary has been called the "Jesus Prayer" of Western Catholicism. While saying the prayers of each decade, the person meditates on the mysteries of our Lord and Lady's life. In addition to the Joyful, Sorrowful, and Glorious mysteries, Pope John Paul II recommended that the Luminous Mysteries be recited on Thursdays. These "Mysteries of Light" are drawn from the life of Christ, and the public revelation of his divine nature and mission. 

TUESDAY, OCTOBER 1, LUKE 9:51-56
(Zechariah 8:20-23; Psalm 87)

KEY VERSE: "Lord, do you want us to command fire to come down from heaven and consume them?" (v. 54).
TO KNOW: The hostility between the Jews and the Samaritans arose in the eighth century BC when the Assyrians conquered the northern kingdom of Samaria and deported most of the citizens. The land was resettled with pagan foreigners who intermarried with the remaining Jews (2 Kings 17:6, 24). This mixed ethnic and religious group was looked down upon by the Jews. When Jesus began his journey to Jerusalem, where he would face suffering and death, he sent messengers ahead to prepare for his arrival at a Samaritan village. Samaritans often refused hospitality to Jews who were on pilgrimage to Jerusalem, and they refused to welcome Jesus. James and John responded angrily, such as Elijah did to the prophets of Baal--to "call down fire from heaven to consume them" (v. 54; 1 Kgs 18:38). Jesus reprimanded his disciples for their narrow-mindedness. He had come to save all people, regardless of race or religion.
TO LOVE: Do I support racial and religious tolerance?
TO SERVE: Lord Jesus, open my mind and heart to all your people.

Memorial of Saint Thérèse of the Child Jesus, virgin and doctor of the Church
 
Thérèse was born to a middle-class French family. Her father was a watchmaker. Her mother, a lace maker, died of breast cancer when Thérèse was only four. Thérèse became a Carmelite nun at age 15, taking the name of Thérèse of the Child Jesus. She defined her path to God as "The Little Way," which consisted of love and trust in God. She is called the "Little Flower" because she saw herself as a common blossom whose simple beauty offers praise to God. At the direction of her spiritual director, and against her wishes, she dictated her famed autobiography “Story of a Soul.” Thérèse died from tuberculosis when she was 24, after living as a cloistered Carmelite for less than ten years. She never went on missions, never founded a religious order, never performed great works, but within 28 years of her death, the public demand was so great that she was canonized a saint. Thérèse was declared a Doctor of the Church in 1997 by Pope John Paul II. Her parents, Louis and Zelie Martin, were canonized making them the first married couple in the history of the Church to be declared saints at the same time.
"For me, prayer is a surge of the heart; it is a simple look turned toward heaven, it is a cry of recognition and of love, embracing both trial and joy." - Saint Thérèse of the Child Jesus


Tuesday 1 October 2019

St Teresa of the Child Jesus
Zechariah 8:20-23. Psalm 86(87). Luke 9:51-56.
God is with us – Psalm 86(87)
‘He turned his face towards Jerusalem’
The late Marie Colvin was a war correspondent, legendary for her courage and selflessness. In 2012 she was again the voice of helpless people. This time it was Baba Amr, a neighbourhood under siege in the city of Homs in Syria. Marie described a baby dying on the operating table after being hit by shrapnel, reporting on CNN because it would be seen by the State Department and White House. She could counter the Syrian regime’s claim that they were just going after terrorists. They were shelling a city full of cold, starving civilians. She knew the signal could be tracked and it was. Artillery targeted the media building. A shell hit Marie and a friend as they ran to shelter. Only death could silence her.
Jesus, you went to Jerusalem, knowing that your enemies had targeted you. Give courage to those who follow your example.

Saint Thérèse of Lisieux
Saint of the Day for October 1
(January 2, 1873 – September 30, 1897)
 
Saint Thérèse of Lisieux as a novice at age 16. | Carmelite Archives of Lisieux
Saint Thérèse of Lisieux’s Story
“I prefer the monotony of obscure sacrifice to all ecstasies. To pick up a pin for love can convert a soul.”
These are the words of Thérèse of Lisieux, a Carmelite nun called the “Little Flower,” who lived a cloistered life of obscurity in the convent of Lisieux, France. And her preference for hidden sacrifice did indeed convert souls. Few saints of God are more popular than this young nun. Her autobiography, The Story of a Soul, is read and loved throughout the world. Thérèse Martin entered the convent at the age of 15 and died in 1897 at the age of 24.
Life in a Carmelite convent is indeed uneventful and consists mainly of prayer and hard domestic work. But Thérèse possessed that holy insight that redeems the time, however dull that time may be. She saw in quiet suffering a redemptive suffering, suffering that was indeed her apostolate. Thérèse said she came to the Carmel convent “to save souls and pray for priests.” And shortly before she died, she wrote: “I want to spend my heaven doing good on earth.”
Thérèse was canonized in 1925. On October 19, 1997, Pope John Paul II proclaimed her a Doctor of the Church, the third woman to be so recognized in light of her holiness and the influence of her teaching on spirituality in the Church.
Her parents, Louis and Zélie, were beatified in 2008, and canonized in 2015.

Reflection
Thérèse has much to teach our age of the image, the appearance, the “self.” We have become a dangerously self-conscious people, painfully aware of the need to be fulfilled, yet knowing we are not. Thérèse, like so many saints, sought to serve others, to do something outside herself, to forget herself in quiet acts of love. She is one of the great examples of the gospel paradox that we gain our life by losing it, and that the seed that falls to the ground must die in order to live.
Preoccupation with self separates modern men and women from God, from their fellow human beings, and ultimately from themselves. We must re-learn to forget ourselves, to contemplate a God who draws us out of ourselves, and to serve others as the ultimate expression of selfhood. These are the insights of Saint Thérèse, and they are more valid today than ever.

Saint Thérèse is the Patron Saint of:
Florists
Missionaries
Pilots
Priests


Lectio Divina: Luke 9:51-56
Lectio Divina
Tuesday, October 1, 2019
Ordinary Time

1) Opening prayer
Father,
You show Your almighty power
in Your mercy and forgiveness.
Continue to fill us with Your gifts of love.
Help us to hurry towards the eternal life You promise
and come to share in the joys of Your kingdom.
We ask this through our Lord Jesus Christ, Your Son,
who lives and reigns with You and the Holy Spirit,
one God, for ever and ever. Amen.
2) Gospel Reading - Luke 9:51-56
When the days for Jesus to be taken up were fulfilled, he resolutely determined to journey to Jerusalem, and he sent messengers ahead of him. On the way they entered a Samaritan village to prepare for his reception there, but they would not welcome him because the destination of his journey was Jerusalem. When the disciples James and John saw this they asked, “Lord, do you want us to call down fire from heaven to consume them?” Jesus turned and rebuked them, and they journeyed to another village.
3) Reflection
• The Gospel today narrates and tells us how Jesus decides to go to Jerusalem. It also describes the first difficulties which He finds along this road. He presents us the beginning of the long and hard way along the periphery toward the capital city. Jesus leaves Galilee and goes toward Jerusalem. Not all can understand Him. Many abandon Him because the demands are enormous. Today, the same thing happens. Along the way in our community there are misunderstandings and abandonment.
• “Jesus decides to go to Jerusalem”. This decision marks the hard and long way of Jesus from Galilee to Jerusalem, from the periphery to the capital city. This journey occupies more than one third part of the Gospel of Luke (Lk 9:51 to 19:28). This is a sign that the journey to Jerusalem was of great importance in the life of Jesus. The long walk is also the symbol of the journey that the community is making. They seek to go through a difficult passage from the Jewish world toward the world of the Greek culture. This also symbolizes the tension between the new and the ancient which was closing more and more in on itself. It also symbolizes the conversion which each one of us has to undergo in trying to follow Jesus. During the journey, the disciples try to follow Jesus, without returning back; but they do not always succeed. Jesus dedicates much time to instructing those who follow Him closely. We have a concrete example of this instruction in today’s Gospel. At the beginning of the journey, Jesus leaves Galilee and takes the disciples with Him to the territory of the Samaritans. He tries to form them so that they will be ready to understand the openness to the new, toward the other, toward what is different.
• Luke 9:51: Jesus decides to go to Jerusalem. The Greek text literally says “Now it happened that as the time drew near for Him to be taken up, He resolutely turned His face towards Jerusalem”. The expression “assumption” or “being snatched” recalls the prophet Elijah snatched to heaven (2 Kings 2:9-11). The expression “turned His face” recalls the Servant of Yahweh, who said, “I have set my face like flint and I know I shall not be put to shame” (Isa 50:7). It also recalls an order which the prophet Ezekiel received from God: “Turn your face toward Jerusalem!” (Ezek 21:7). To face something is to address it. One can meet someone face-to-face, which implies a gravity to the meeting. It is an expression that means there is seriousness, and not just a casual stroll. In using these expressions Luke suggests that while they were walking toward Jerusalem, the most open opposition to Jesus began with the official expectations and ideology of the Temple of Jerusalem. Those expectations wanted a glorious and nationalistic Messiah. Jesus wants to be a Servant Messiah. During the long journey, this opposition will increase and will finally end in the arrest of Jesus. The snatching of Jesus is His death on the cross, followed by His resurrection.
• Luke 9:52-53: The mission in Samaria failed. During the journey, the horizon of the mission is extended. After the beginning, Jesus goes beyond the frontiers of the territory and of race. He sends His disciples to go and prepare for His arrival in a town of Samaria, but the mission, together with the Samaritans, fails. Luke says that the Samaritans did not receive Jesus because He was going to Jerusalem. But if the disciples had said to the Samaritans, “Jesus is going to Jerusalem to criticize the project of the Temple and to demand a greater openness”, Jesus would have been accepted, because the Samaritans were of the same opinion. The failure of the mission is probably due to the disciples. They did not understand why Jesus “turned His face toward Jerusalem”. The official propaganda of the glorious and nationalistic Messiah prevented them from seeing this. The disciples did not understand the openness of Jesus and therefore the mission failed!
• Luke 9:54-55: Jesus does not accept the request of vengeance. James and John do not want to take home this defeat. They do not accept that someone is not in agreement with their ideas. They want to imitate Elijah and use fire for revenge (2 Kings 1:10). Jesus rejects the proposal. He does not want the fire. Some bibles add, “You do not know what spirit is moving you!” This means that the reaction of the disciples was not according to the Spirit of Jesus. When Peter suggests to Jesus not to follow the path of the Servant Messiah, Jesus turns to Peter calling him Satan (Mk 8: 33). Satan is the evil spirit who wants to change the course of Jesus’ mission. The message of Luke for the communities: those who want to hinder the mission among the pagans are moved by an evil spirit!
• In the ten chapters which describe the journey up to Jerusalem (Lk 9:51 to 19:28), Luke constantly reminds us that Jesus is on the way toward Jerusalem (Lk 9:51,53,57; 10:1,38; 11:1; 13:22,33; 14:25; 17:11; 18:31; 18:37; 19:1,11,28). He rarely says where Jesus passed. Only at the beginning of the journey (Lk 9:51), in the middle (Lk 17: 11), and at the end (Lk 18:35; 19:1), is something known about the place where Jesus was passing. This refers to the communities of Luke and for all of us. The only thing that is sure is that we have to continue to walk. We cannot stop.  The place where we have to pass by is not always clear and definite. What is sure is the objective: Jerusalem.
4) Personal questions
• What are the problems which you have to face in your life because of the decision which you have made to follow Jesus?
• What can we learn from the pedagogy of Jesus with His disciples who wanted to take revenge on the Samaritans?
• How often do we ask for revenge or “getting even” in prayer - in not so many words, but in intent, in an Old Testament way of viewing God, rather than always in a humble and forgiving way in response to challenge or adversity? We see this lack of understanding today from those that preach “pray and you will get your way (and your opponents will lose).”
5) Concluding Prayer
All the kings of the earth give thanks to You, Yahweh,
when they hear the promises You make;
they sing of Yahweh’s ways,
‘Great is the glory of Yahweh!’ (Ps 138:4-5)

01-10-2019 : THỨ BA - TUẦN XXVI THƯỜNG NIÊN - THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU, TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH - LỄ KÍNH


01/10/2019
 Thứ Ba tuần 26 thường niên
 THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU,
 TRINH NỮ, TIẾN SĨ HỘI THÁNH.
 Bổn mạng các xứ truyền giáo.
 Lễ kính.

* Thánh nữ sinh năm 1873 tại A-lăng-xông, nước Pháp. Người nhập đan viện Cát Minh ở Li-di-ơ, lúc tuổi còn rất trẻ, và nhận tên là Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Chị đã sống đời khiêm tốn, đơn sơ theo tinh thần Tin Mừng và hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa theo “con đường thơ ấu”.
Chị cũng đã dùng lời nói và gương sáng để hướng dẫn các tập sinh trong Dòng. Chị qua đời ngày 30 tháng 9 năm 1897 trong niềm khao khát được hiến dâng mạng sống để các linh hồn được ơn cứu độ và Hội Thánh được tăng triển.

BÀI ĐỌC I: Is 66, 10-14c
“Đây Ta khiến sông bình an chảy vào nó”.
Trích sách Tiên tri Isaia.
Các ngươi hãy vui mừng với Giêrusalem và hết thảy những ai yêu quý nó, hãy nhảy mừng vì nó. Hỡi các ngươi là những kẻ than khóc nó, hãy hân hoan vui mừng với nó, để các ngươi bú sữa no nê nơi vú an ủi của nó, để các ngươi sung sướng bú đầy sữa vinh quang của nó. Vì chưng Chúa phán thế này: “Ta sẽ làm cho sự bình an chảy đến nó như con sông và vinh quang chư dân tràn tới như thác lũ, các ngươi sẽ được bú sữa, được ẵm vào lòng và được nâng niu trên đầu gối. Ta sẽ vỗ về các ngươi như người mẹ nâng niu con, và tại Giêrusalem, các ngươi sẽ được an ủi. Các ngươi sẽ xem thấy, lòng các ngươi sẽ hân hoan, và các ngươi sẽ nảy nở như hoa cỏ, và tôi tớ Chúa sẽ nhìn biết bàn tay của Chúa”. Đó là lời Chúa. 

ĐÁP CA: Tv 130, 1. 2. 3
Lạy Chúa, xin giữ linh hồn con trong bình an của Chúa.
1.     Lạy Chúa, lòng con không tự đắc, và mắt con chẳng liếc nhìn cao, con cũng không lo nghĩ những việc lớn lao hay là những điều quá tầm trí mọn.
2.     Nhưng con lo giữ linh hồn cho thinh lặng và thanh thản. Như trẻ thơ sống trong lòng thân mẫu, linh hồn con cũng như thế ở trong con.
3.     Israel hãy cậy trông vào Chúa, tự bây giờ và cho tới muôn đời.

ALLELUIA: x. Mt 11, 25 -Lạy Cha là Chúa trời đất, chúc tụng Cha, vì Cha đã mạc khải các mầu nhiệm nước trời cho những kẻ bé mọn. – Alleluia. 

PHÚC ÂM: Mt 18, 1-4
“Nếu không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các môn đệ đến bên Chúa Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, ai là kẻ lớn nhất trong Nước Trời?” Chúa Giêsu gọi một trẻ nhỏ lại, đặt nó giữa các ông mà phán rằng: “Thật, Thầy bảo các con: nếu các con không hoá nên như trẻ nhỏ, các con sẽ không được vào Nước Trời. Vậy ai hạ mình xuống như trẻ này, người ấy là kẻ lớn nhất trong Nước Trời”. Đó là lời Chúa.


SUY NIỆM : Bí mật của Thánh Têrêsa Hài Đồng
Bạn đã bao giờ nghe về Thánh Thérèse hay Thánh Têrêsa Hài Đồng và những bí mật về thánh nữ? Bạn có biết tại sao có rất nhiều người chọn ngài làm thánh quan thầy, và là người bạn gần gũi nhất của mình không?
Chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu…
Câu chuyện của Thérèse Martin
Thérèse Martin sinh ra trong một thị trấn thuộc Alencon, Pháp vào ngày mùng 2 tháng 1 năm 1873. Chị ấy là con gái út trong gia đình gồm 5 chị em gái. Khi chị ấy còn rất nhỏ, mẹ của chị ấy mắc căn bệnh ung thư. Vào thời đó, họ không có thuốc và sự điều trị tốt như ngày nay. Các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng căn bệnh của bà Martin vẫn ngày càng nặng thêm. Bà ấy đã mất khi Thérèse mới chỉ 4 tuổi.
Đó là khi bố của Thérèse quyết định tốt hơn nên chuyển nhà đến Lisieux, một thị trấn khác, nơi có nhiều người thân sinh sống. Ở đó có tu viện Carmelite, một tu hội dòng kín, nơi mà các thiếu nữ làm một công viêc đặc biệt đó là cầu nguyện cho toàn thế giới. Khi Thérèse được 10 tuổi, một chị gái của chị là Pauline đã xin nhập dòng Carmelite ở Lisieux. Điều đó thật khó khăn cho Thérèse vì chị Pauline giống như người mẹ thứ hai của Thérèse, chăm sóc và dạy dỗ chị ân cần như mẹ chị đã từng làm. Thérèse nhớ chị Pauline đến phát ốm. Suốt cả tuần sau đó chị vẫn chưa khỏi, các bác sĩ không biết chị ấy đã gặp vấn đề gì. Bố và 4 chị gái của Thérèse đã cầu xin Thiên Chúa giúp. Một ngày sau, tượng Đức Mẹ trong phòng ngủ của Thérèse bỗng dưng mỉm cười với Thérèse và chị ấy hoàn toàn bình phục!
Một lần khác, Thérèse nghe tin về một người đàn ông đã gây ra ba vụ giết người và thậm chí còn không biêt hối lỗi. Chị ấy quyết định cầu nguyện và làm một việc hy sinh để cầu nguyện cho ông ấy (như từ bỏ một cái gì đó mình thích hay làm một việc nào đó mà mình không thích). Chị ấy cầu xin Chúa thay đổi tâm hồn người đàn ông ấy. Trước khi người đàn ông đó chết, ông ta hỏi về cây thánh giá và hôn lên hình Chúa Giêsu. Thérèse cảm thấy rất hạnh phúc, chị biết rằng ông ta đã tin vào Chúa và nhân đón nhân ơn sám hối.
Thérèse rất yêu mến Chúa Giêsu. Chị muốn dâng hết cả con người mình cho Chúa. Chị  muốn gia nhập dòng Camelô để có thể dâng hiến đời mình để làm việc và cầu nguyện cho mọi người, nhất là những người còn chưa biết đến lòng thương xót Chúa. Nhưng Thérèse  gặp một trắc trở. Chị ấy còn quá trẻ, chị cần phải cầu nguyện và chờ đợi thêm. Cuối cùng thì chị  cũng được 15 tuổi, được phép gia nhập vào tu viện.
Chị Thérèse đã làm gì trong thời gian ở tu viện? Không gì đặc biệt cả. Bí mật của chị ấy là:  YÊU MẾN. Có một lần Thérèse nói rằng: “Thiên Chúa không muốn chúng ta phải làm điều này điều kia cho Ngài, mà Ngài muốn chúng ta yêu Ngài là đủ”. Vì thế, Thérèse đã ước muốn và thực hành đời sống yêu mến Chúa. Chị tập kiên nhẫn và ân cần với mọi người, điều đó thật không dễ chút nào. Trong thời ấy, lúc các chị đang giặt quần áo bằng tay (lúc đó máy giặt chưa được phát minh!).  Có một chị luôn làm bắn tóe nước bẩn vào mặt chị Thérèse. Nhưng Thérèse chẳng bao giờ tỏ ra bực bội. Thérèse thường hay giúp đỡ một chị lớn tuổi có tính cáu gắt và luôn phàn nàn về mọi thứ, bởi vì chị Thérèse không cảm thấy thích việc đó. Thérèse muốn đối xử với chị ấy như với chính Chúa Giêsu. Chị biết rằng khi mình yêu những người khác tức là mình đang yêu chính Chúa Giêsu. Tình yêu khiến Thérèse trở nên hạnh phúc.
Thérèse chỉ sống đời tu 9 năm. Căn bệnh lao đã xảy đến với chị, nó khiến chị phải chịu rất nhiều đau đớn. Không có sự điều trị đối với căn bệnh ấy, các bác sĩ cũng không thể giúp được nhiều cho chị. Thérèse qua đời khi mới chỉ 24 tuổi. Nhưng trước khi chết, chị đã hứa sẽ không từ bỏ điều bí mật của mình. Chị hứa sẽ luôn yêu thương và giúp đỡ mọi người khi về quê trời. Trước khi mất, Thérèse đã nói: “Tôi sẽ gửi mưa ơn lành từ trời xuống mặt đất”. Và chị ấy đã làm được điều đó! Tất cả mọi người trên thế giới, những người đã nhờ thánh Thérèse Lisieux cầu xin đến Thiên Chúa đều nhận được sự đáp trả qua lời cầu nguyện của họ.
Bí mật của Thánh Têrêsa Hài Đồng
Thérèse đã khám phá ra “con đường nhỏ” để đến với Thiên Chúa: Thérèse muốn nên Thánh. Ngài biết Thiên Chúa rất muốn giúp đỡ mình và đặt hết mọi tin tưởng nơi Thiên Chúa và yêu Chúa hết cả tấm lòng, sau đó ngài quan tâm, đối xử tốt với mọi người xung quanh, từ những việc đơn giản nhất. “Con đường nhỏ” của Thérèse là làm mọi việc bạn có thể làm cho người khác vì yêu mến Chúa. Đó chắc chắn là cách để bạn có thể nên thánh.


01/10/19 THỨ BA TUẦN 26 TN
Th. Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su, trinh nữ, tiến sĩ HT   
Mt 18,1-5


“VỊ THỨ” TRONG NƯỚC TRỜI
“Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” (Mt 18,1)

Suy niệm: Các môn đệ đã chứng kiến các phép lạ mà từ xưa đến giờ chưa ai có thể làm: “người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại…” (x. Mt 11,5) và một số ông còn được chiêm ngưỡng Chúa Giê-su hiển dung trên núi các môn đệ vẫn đinh ninh rằng sớm muộn gì, Thầy mình cũng sẽ làm vua thống trị muôn dân nước. Vì thế, các ông muốn biết ai sẽ là người lớn nhất trong một “Nước Trời” theo cái nhìn thế tục của các ông, dẫu cho Đức Giêsu đã hai lần loan báo cuộc “Khổ Nạn” mà Ngài sẽ phải chịu tại Giê-ru-sa-lem (x. Mt 17,22). Trả lời cho tham vọng đó của các ông, Chúa Giê-su gọi một em nhỏ đến giữa các môn đệ để dạy cho các ông: điều kiện tiên quyết để vào Nước Trời là phải “trở lại mà nên như trẻ nhỏ”, và “vị thứ” cao thấp trong Nước Trời là: “Ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất trong Nước Trời” (Mt 18,3-4).
Mời Bạn: Chúa Giê-su dạy một bài học kép: Để được vào Nước Trời, ta phải nên như trẻ nhỏ và muốn “ngồi” ở vị trí “lớn nhất” trong đó, ta phải tự hạ, trở nên “bé nhất”. Trong tiếng Hy-lạp, từ “trẻ nhỏ” cũng có nghĩa là “đầy tớ” hay “người phục vụ”. “Nên như trẻ nhỏ”: là trở nên người đầy tớ khiêm tốn, sẵn sàng phục vụ anh chị mình trong âm thầm chứ không vì danh lợi, tiếng tăm; là “xóa mình” đi để Chúa lớn lên; là luôn sống thành thật trong suy nghĩ, lời nói và hành động; là biết nương tựa vào Chúa chứ không cậy dựa sức riêng của mình; là luôn ở lại trong Chúa...
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày tôi chọn một việc phục vụ anh chị em.
Cầu nguyện: Đọc kinh Tin, Cậy, Mến.
(5 phút Lời Chúa)


Trở lại và nên như trẻ thơ (1.10.2019 – Thứ Ba - Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu)
Suy niệm:


“Thầy bảo thật anh em, nếu anh em không trở lại và trở nên như trẻ thơ,
anh em sẽ chẳng bao giờ được vào Nước Trời” (c. 3).
Đây là một câu nói long trọng của Đức Giêsu.
Như thế điều kiện để được vào Nước Trời là phải quay trở lại,
và trở nên như trẻ thơ, sống theo tinh thần của trẻ thơ.
Trở nên như trẻ thơ không phải là trở nên ấu trĩ, ngây ngô, khờ khạo,
nhưng là khiêm hạ, tin cậy, phó thác cho Thiên Chúa.
Vì thế thiên đàng có chỗ cho người lớn, người trưởng thành,
những người đã sống tinh thần của trẻ thơ.
Để trở lại và trở thành như trẻ thơ, cần nhiều hy sinh từ bỏ.
Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của các môn đệ:
“Ai là người lớn nhất trong Nước Trời ?” (c. 1).
Người lớn nhất chính là người đã hạ mình xuống
như em nhỏ đang đứng ở giữa các ông (c. 2).


Đoạn Tin Mừng này đã gợi cho Chị Têrêsa bí quyết nên thánh,
mà Chị gọi là con đường thơ ấu thiêng liêng.
Chỉ cần sống như trẻ thơ là có hy vọng được nhận vào Nước Trời.
Têrêsa đã kiên trì đi con đường này suốt cuộc đời ngắn ngủi của Chị.
Và Chị đã nên thánh, đã thu hút bao người đi con đường này.
Con đường này thật ra cũng chẳng phải là đường của Chị
cho bằng là con đường của bài Tin Mừng hôm nay.


Chị Têrêsa đã muốn sống cái đơn sơ, nhỏ bé của trẻ thơ.
“Tôi muốn tìm thấy một cái thang để lên tới Đức Giêsu,
Vì tôi quá nhỏ bé không lên nổi các bậc trọn lành.
Lạy Chúa Giêsu, thang chính là cánh tay Ngài.
Con không cần phải lớn lên, ngược lại con phải nhỏ mãi.”
Têrêsa không nên thánh bằng những việc hãm mình kinh khủng,
nhưng bằng những hy sinh nho nhỏ, những từ bỏ ý riêng.
“Ai không có gan đóng đanh mình bằng những chiếc đanh lớn…
thì phải chịu tử đạo bằng những chiếc ghim nhỏ.”
Chị tin vào sức mạnh của những việc nhỏ bé được làm vì yêu.
“Nhặt một cái kim ở dưới đất vì yêu mến,
cũng có thể cải hóa một linh hồn.”
Mối quan tâm duy nhất của Chị là làm vui lòng Chúa trong mọi sự.
“Tôi vui sướng chịu đựng gian khổ,
ngay cả chỉ để làm Chúa mỉm cười lấy một lần.”
Têrêsa phó thác cho Chúa trong giây phút hiện tại.
“Nghĩ tới dĩ vãng và bận tâm về tương lai dễ làm nản chí và thất vọng.
Tôi chịu đựng từng giây phút một.
Chúa trao cho tôi từng lúc điều tôi có thể chịu đựng, và chỉ thế thôi.”


Têrêsa nói với chúng ta về cách cầu nguyện của Chị.
“Tôi làm như mấy đứa bé chưa biết đọc.
Tôi nói với Chúa cách đơn sơ điều tôi muốn nói với Người,
và Người luôn nghe tôi.”
Tuy sống tinh thần trẻ thơ, nhưng Têrêsa lại mang nhiều ước mơ lớn.
Chị mong được đi truyền giáo khắp nơi, được vào Dòng Kín ở Hà Nội.
“Nếu tôi là linh mục, tôi sẽ học cho giỏi tiếng Híp-ri và tiếng Hy-lạp,
để hiểu tư tưởng của Thiên Chúa, được diễn tả bằng ngôn ngữ loài người.”


Chắc chắn Têrêsa chẳng bao giờ là linh mục, và cũng chẳng đi Hà Nội.
Nhưng lòng ao ước khiến Chị đã thực hiện những điều lớn lao.
Đức Gioan Phaolô đệ nhị đã tôn Chị làm Tiến Sĩ Giáo Hội,
dù Chị chưa học xong trung học, và qua đời khi mới hai mươi bốn tuổi.
Têrêsa Hài Đồng Giêsu là một vị thánh được yêu thích,
đơn giản chỉ vì Chị đã trở lại và trở thành như trẻ thơ.


Cầu nguyện:


Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của con,
nếu Hội Thánh được ví như một thân thể
gồm nhiều chi thể khác nhau,
thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu
một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất.
Đó là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu.
Chính tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động.
Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu,
thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng,
các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...


Lạy Chúa Giêsu,
cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con,
ơn gọi của con chính là tình yêu.
Con đã tìm thấy
chỗ đứng của con trong Hội Thánh:
nơi Trái tim Hội Thánh, con sẽ là tình yêu,
và như thế con sẽ là tất cả,
vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh.


Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con,
mọi ước mơ của con được thực hiện.
(dựa theo lời của thánh Têrêxa)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG MƯỜI
Tình Yêu Hóa Thành Lương Thực
Thánh Thể là điểm hẹn đặc biệt để chúng ta gặp gỡ tình yêu của Đức Kitô. Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”. (Ga 15,9). Đây là một tình yêu lạ lùng, một tình yêu tự mở ra cho mỗi người chúng ta. Đây là một tình yêu chuyển hóa thành của ăn của uống lấp đầy cơn đói khát sự sống thiêng liêng đích thực. Vâng, chính Đức Giêsu mời gọi chúng ta “uống … rượu của cây nho” (Mc 14,25).
“Ở lại” trong Đức Kitô, đó là điều kiện tiên vàn và thiết yếu để trổ sinh hoa quả. Cũng như Đức Giêsu chỉ sinh hoa kết quả khi Ngài vâng theo ý muốn cứu độ của Cha, các môn đệ của Ngài chỉ sinh hoa quả khi họ sẵn sàng đón nhận thánh ý Thiên Chúa và loại trừ tội lỗi ra khỏi đời sống mình.
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 01/ 10
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
Trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh
(Bổn mạng các xứ truyền giáo)
Is 66, 10-14c; Mt 18, 1-5.

LỜI SUY NIỆM: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.”
          “Trở nên trẻ nhỏ” trong tương quan với Thiên Chúa là điều kiện để vào Nước Trời, để được vậy, cần phải tự hạ, phải trở nên bé mọn…” (GL 526). Gương Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu; Trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. (Bổ mạng các xứ truyên giáo) là một mẫu gương cho tất cả chúng ta hôm nay
          Lạy Chúa Giêsu, Chúa rất yêu thương sự đơn sơ của mỗi người, và luôn được Chúa chúc phúc. Xin cho mỗi người trong chúng con luôn sống đơn sơ trong việc thờ phượng Chúa và bác ái với tha nhân.
Mạnh Phương


Gương Thánh Nhân
Ngày 01-10
Thánh TÊRÊXA HÀI ĐỒNG GIÊ SU
Đồng Trinh (1873 – 1897)

Thánh Têrêxa trong Hài Đồng Giêsu sinh ngày 2 tháng giêng năm 1873 tại Alencon, nước Pháp. Ngài là con thứ chín của hai ông bà Louis Martin và Xélie Guérin.
Trước kia hai ông bà đã có ý nguyện dâng mình phục sự Chúa trong tu viện mà không thành. Bù lại, năm người con còn sống đều đã hiến thân theo đời sống tu trì. Khi sinh ra Têrexa, mẹ Ngài đã nói: – Tôi chỉ ao ước có nhiều con để dẫn chúng về trời.
Nhưng khi mới lên bốn, Têrêxa đã mất mẹ, bà chết vì căn bệnh ung thư. Nhưng được sự dịu hiền của người cha đã bao bọc thánh nữ suốt quãng thời thơ ấu. Một buổi chiều, níu tay cha, Têrêxa chỉ nhìn lên trời mà nói: – Cha ơi ! xem kìa, tên con đã được viết trên trời.
Dù còn nhỏ từ tuổi lên ba, Ngài nhớ rằng mình đã không từ chối Chúa điều gì. Ngài đã cố sửa tính cứng dầu, ích kỷ và hay thay đổi. Lúc lên mười, Ngài ngã bệnh nặng. Nhưng Ngài đã thấy tựơng Đức Trinh Nữ mỉm cười với mình và cơn bệnh biến mất.
Têrêxa luôn nghĩ tới những sự trên trời, Ngài nói rằng: Chúa Giêsu đã chết trên thánh giá để cứu rỗi các linh hồn, nhưng thật đáng buồn khi có rất nhiều người không đáp lại lời mời gọi của Chúa. Bởi thế, thánh nữ đã cầu nguyện và thống hối để đưa các linh hồn về trời. Có một kẻ cướp tên là Pranzini bị kết án tử hình. Thánh nữ đã tự ý cầu nguyện cho hắn được ơn hối cải. Ngài còn xin một dấu chỉ chứng tỏ hắn hối cải. Và rồi, tên cướp đã từng từ chối sự giúp đỡ của linh mục, lúc lên đoạn đầu đài, bỗng quay nhìn thánh giá và hôn ba lần.
Từ nhỏ đã quyết nên thánh, Têrêxa muốn được sớm tận hiến cho Chúa. Mười lăm tuổi, Ngài đã ước ao được gia nhập dòng kín. Không được phép, Ngài hành hương đi Roma để xin phép Đức giáo hoàng, Đức Leo XIII đã chỉ trả lời: – Nếu Chúa muốn.
Đức giám mục Bayyeux đã cho phép Ngài vào dòng ngay. Nơi đây đã có ba người chị của Ngài. Nhận được tên Têrêxa Của Chúa Giêsu Hài Đồng, Ngài thêm và của Thánh Nhan. Ngày khấn dòng, Ngài cầu nguyện: – Oi Chúa Giêsu, con xin ơn bình an và tình yêu vô bờ bến. Xin cho con được tử đạo trong lòng hay nơi thân xác, hay tốt hơn, được tử đạo cả hai.
Chính nhờ “đường con thơ tin tưởng và phó thác” mà thánh nữ đạt đến tuyệt đỉnh thánh thiện và hoàn tất ơn gọi sống tình yêu và đau khổ, Ngài đã: – Quyết không bỏ qua một hy sinh nhỏ bé nào.
Ngài đã chịu bề trên hiểu lầm và đối xử một cách nghiêm khắc, chịu giá lạnh và hy sinh liên tục, Ngài bị trách mắng bất công, bị thử thách đủ loại, mà chỉ đáp lại bằng nụ cười. Người ta chỉ gặp thấy nơi Ngài thứ sánh sáng an bình và không thể đoán biết nổi những đau khổ mà dường như Ngài muốn dấu cả Chúa nữa:
– Con cố gắng mỉm cười khi phải đau khổ… để Chúa nhân lành như bị lừa bởi dáng vẻ bề ngoài, cũng không biết rằng: con phải đau khổ nữa.
Lạnh lẽo Ngài không chà tay, đau chân Ngài chú ý kẻo chân đi khập khiễng, Ngài âm thầm thực hiện những việc giúp đỡ phiền hà nhất. Một chị bạn làm bể chiếc bình, nhưng Ngài bị la rầy mà Ngài vẫn cúi đầu nhận lỗi. Một chị bạn đã găm kim vào da thịt Ngài khi giúp Ngài đội khăn mà Ngài vẫn cám ơn không hề kêu trách. Một nữ tu già kỳ chướng cần được sự giúp đỡ, Têrêxa tận tụy phục vụ bà và chỉ mỉm cười đáp lại những phiền trách của bà.
Người ta hỏi Ngài:- Chị nói thế nào là ở như một trẻ thơ trước mặt Chúa ?
Ngài trả lời: – Là khiêm tốn đón chờ mọi sự bởi Chúa nhân lành, như một trẻ thơ chờ đón tất cả bởi tay cha nó. Mọi sự khác chẳng quan hệ gì.
Thật viễn vông khi muốn vài chục người chung quanh quí chuộng. Tôi chỉ mong được yêu thương ở trên trời bởi vì chỉ ở trên đó mới hoàn hảo mà thôi.
Ngài không đòi được soi sáng nữa, khiêm tốn và phó thác, Ngài tin rằng: – Tôi không mơ ước được thấy Chúa và các thánh của Ngài như nhiều người khác ao ước được nhìn thấy và thấu hiểu mọi sự, mà chỉ muốn ở lại trong cuộc sống đức tin.
Giáo thuyết rất đơn sơ, nhưng sâu sắc của Ngài được nuôi dưỡng không ngừng bằng những suy ngắm và được trình bày trong cuốn MỘT TÂM HỒN. Chị Ngài, mẹ ANÊ thời đó, đã truyền cho Ngài viết lại những ý ức này. Sợ rằng việc này “làm phân tâm”, nhưng vì vâng lời Ngài đã thực hiện. Thế là chúng ta có được một sứ điệp khôn sánh về đức khiêm hạ, sức mạnh tình yêu và phó thác. Con người muốn bé nhỏ ấy lại có những ước muốn vô cùng. – Con thấy mình có ơn gọi làm chiến sĩ, làm linh mục, làm tông đồ, làm tiến sĩ và chịu tử đạo.
Và Ngài lại chỉ thực hiện những hy sinh nhỏ, được biến nên trong sáng bởi tình yêu đại độ. – Một phương thế để nên trọn lành ư ? Con chỉ biết có tình yêu.
Tháng 6 năm 1894, có triệu chứng đầu tiên thánh nữ bị bệnh lao. Dầy vậy Ngài vẫn tiếp tục các bổn phận và không tìm cách giảm bớt một công tác nào. Không hiểu biết, người ta trách Ngài biếng nhác. Hơn nữa, Ngài còn bị thử thách nặng nề trong tâm hồn. Ngập chìm trong tăm tối, Ngài như bị mất đức tin, nhưng vẫn dũng cảm trung thành với Chúa. Khi người ta mang đến một ly thuốc đỏ đẹp Ngài nói:
– Ly thuốc nhỏ này, người ta tưởng là đầy rượu ngon, thực sự chưa bao giờ tôi đã phải uống một thứ thuốc nào đắng hơn. Đó là hình ảnh đời tôi. Dưới mắt người khác nó đầy màu sắc vui mắt, người ta tưởng tôi uống một thứ rượu ngon ngọt, nhưng thực sự nó là thuốc đắng.
Sau những đau đớn dữ dằn, Ngài nói: Con không hối hận vì đã hiến mình cho tình yêu
Khi sắp từ trần, Ngài hứa: – Trên trời con sẽ làm mưa hoa hồng xuống.
Ngày 30 tháng 9 năm 1897 Ngài qua đời tại phòng bệnh dòng kín Lisieux. Ngày 17 tháng 5 năm 1925 Ngài được tôn vinh lên hàng các thánh.
(daminhvn.net)


01 Tháng Mười
Chợ Hoa
Trong những thập niên vừa qua, đã có rất nhiều hội chợ hoa được tổ chức khắp nơi. Nhưng vĩ đại nhất có lẽ là hội chợ hoa Osaka, Nhật Bản, khai mạc dạo đầu tháng Tư và kết thúc ngày cuối tháng Chín năm 1990 vừa qua.
Hội chợ hoa này được tổ chức tại thị xã Tsurumi, một vùng đất đang phát triển theo kế hoạch xây dựng cho thế kỷ 21. Trên một khoảng đất rộng 140 mẫu tây, 3 triệu loại hoa và thảo mộc khác nhau trên khắp thế giới đã tề tựu về để khoe sắc tranh hương chào đón du khách.
Vừa bước vào trung tâm hội chợ, một bức tường lớn đan bằng đủ loại hoa, màu sắc rực rỡ đập ngay vào mắt du khách. Khuôn viên phía tây dành cho các loại hoa cần chăm sóc trong nhà kiếng, cùng với các loại hoa điện tử nhân tạo. Khách được xem các loại hoa lớn nhất thế giới từ Nam Dương đưa sang. Du khách cũng có thể say mê với những loại hoa nhân tạo mà hình dạng và màu sắc biến đổi không ngừng, tạo nên hình ảnh của thế giới thần tiên.
Vắng người hơn, ở phía đông, là khuôn viên dành cho các loại hoa: tất cả các loại hoa đều được trồng giữa núi rừng thiên nhiên hùng vĩ.
Giữa hai khuôn viên là một con sông nhỏ, dưới lòng sông có thiết kế những vòi phun nước. Nước lên mạnh yếu tùy thuộc theo điệu nhạc phát ra từ dàn âm thanh nổi tuyệt hảo ở hai bờ sông. Cứ nửa tiếng đồng hồ, có một câu chuyện thần thoại được dòng sông kể lại bằng hệ thống phun nước, hòa với tiếng nhạc và ánh đèn màu về đêm, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ và thanh bình.
Hoàng đế Nã Phá Luân của nước Pháp đã có lần phát biểu như sau: “Nơi nào hoa tàn, nơi đó con người không thể sống…”. Ai trong chúng ta cũng yêu hoa, ai trong chúng ta cũng thích sống với sự hiện diện của hoa. Vui, chúng ta thích ngắm hoa, buồn, chúng ta cũng thích nhìn hoa. Hoa dường như gần gũi và thông cảm với con người… Nhìn hoa sen, chúng ta tưởng tượng ra cảnh gió mát trên bờ hồ. Ngắm hoa mai, chúng ta như muốn đi vào mùa Xuân bất tận. Nhìn hoa hồng, chúng ta như thấy dậy lên những tình cảm thanh cao. Ngắm hoa huệ giữa đồng, chúng ta chợt nghĩ đến cảnh đời sớm nở tối tàn…
Tháng Mười hằng năm, cùng với những cánh hoa dâng lên Mẹ, chúng ta chiêm ngắm Mẹ. Mẹ là đóa hoa đẹp nhất của vũ trụ. Nhìn lên Mẹ, chúng ta hưởng nếm được tất cả mọi hương sắc của thánh thiện…
Mẹ là đóa hoa luôn gần gũi và cảm thông với chúng ta. Lúc nào Mẹ cũng có thể nở nụ cười của khích lệ, cổ vũ cho chúng ta. Lúc nào Mẹ cũng có thể hướng ánh mắt cảm thông, tha thứ về phía chúng ta…
Chạy đến với Mẹ, chiêm ngắm hương thơm thánh thiện của Mẹ, chúng ta hãy xin Mẹ biến chúng ta thành những cánh hoa để giúp cho đời thêm tươi thắm… Giữa sa mạc khô cằn tình người, xin Mẹ luôn làm nở lên trong chúng ta những cánh hoa của yêu thương, bác ái, cảm thông, tha thứ, phục vụ… Giữa sa mạc khô cằn niềm tin và hy vọng, xin Mẹ làm nở lên trong chúng ta những cánh hoa của tin tưởng, phó thác, cậy trông…
(Lẽ Sống)


Lectio Divina: Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Tiến Sĩ Hội Thánh
Tuesday 1 October, 2019
Lectio Divina | Lection Divina Năm C
Mùa Thường Niên
Lc 10:17-24


1.  Lời nguyện mở đầu

Lạy Chúa Cha,
Chúa đã cho chúng con thấy sức mạnh toàn năng của Chúa
trong lòng thương xót và tha thứ của Ngài.
Xin Chúa tiếp tục đổ đầy chúng con với ân sủng tình yêu của Chúa.
Xin Chúa giúp chúng con mau hướng về sự sống đời đời Chúa đã hứa
và đến để chia sẻ niềm hạnh phúc của Nước Chúa.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con, Con Chúa,
Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần,
Một Thiên Chúa, đến muôn thuở muôn đời.  Amen.

2.  Bài Đọc Tin Mừng – Lc 10:17-24
Khi ấy, bảy mươi hai ông trở về vui mừng và nói rằng:  “Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con.”  Người bảo:  “Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp.  Này Ta đã ban cho các con quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và chẳng có gì có thể làm hại được các con.  Dù vậy, các con chớ vui mừng vì thần phải vâng phục các con; nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời.”
Lúc đó, Chúa Giêsu đầy hoan lạc trong Chúa Thánh Thần, Người nói:  “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn.  Vâng, lạy Cha, đó là ý Cha đã muốn thế.  Cha Ta đã trao cho Ta mọi sự.  Không ai biết Chúa Con là ai, ngoài Chúa Cha; cũng không ai biết Chúa Cha là Đấng nào, ngoài Chúa Con, và những người được Chúa Con muốn tỏ cho biết.”
Rồi Chúa Giêsu quay lại phía các môn đệ và phán:  “Hạnh phúc cho những con mắt nào được xem thấy những điều các con xem thấy, vì chưng, Thầy bảo các con:  Có nhiều tiên tri và vua chúa đã muốn xem những điều các con thấy, mà chẳng được xem, muốn nghe những điều các con nghe, mà đã chẳng được nghe.”

3.  Suy Niệm
  Bối cảnh:  Trước đó, Chúa Giêsu đã sai nhóm bảy mươi hai môn đệ ra đi, bây giờ họ trở về từ sứ vụ của mình và các ông thuật lại các việc.  Người ta có thể chứng minh rằng sự thành công của sứ vụ là do kinh nghiệm về sự ưu việt hoặc là quyền lực tối cao của danh thánh Chúa Giêsu vượt trên quyền lực ma quỷ.  Sự thất bại của ma quỷ trùng hợp với việc Nước Trời sắp đến:  các môn đệ đã thấy điều đó trong sứ vụ hiện tại của mình.  Sức mạnh của ma quỷ đã bị suy yếu:  ma quỷ đã chịu khuất phục dưới quyền năng của danh Chúa Giêsu.  Một nhận thức như thế không thể là căn bản cho sự vui mừng và lòng hăng say cho sứ mạng làm nhân chứng của các ông; gốc rễ của sự vui mừng nằm trong sự thực là được Thiên Chúa biết đến và yêu mến.  Điều này không có nghĩa là được bảo bọc bởi Thiên Chúa và có mối quan hệ với Ngài thì luôn cho chúng ta lợi thế khi phải đối mặt với quyền năng của ma quỷ.  Ở đây có sự trung gian của Chúa Giêsu được xen vào giữa Thiên Chúa và chúng ta:  “Này, Ta đã ban cho các con quyền năng” (câu 19).  Quyền năng của Chúa Giêsu là điều giúp cho chúng ta có được kinh nghiệm thành công trong việc đối lại với sức mạnh của ma quỷ và Chúa bảo vệ chúng ta.  Một quyền năng chỉ có thể được trao truyền một khi Satan đã bị bại, Chúa Giêsu đã hiện diện trước sự sụp đổ của Satan, ngay cả khi hắn ta chưa dứt khoát bị đánh bại hoặc trấn áp; các Kitô hữu được kêu gọi để cản trở, để đặt chướng ngại cho quyền năng của Satan trên thế gian.  Họ chắc chắn sẽ chiến thắng bất kể thực tế rằng họ đang ở trong tình trạng nguy cập:  họ dự phần dành lấy chiến thắng trong sự hiệp thông tình yêu với Chúa Kitô mặc dù họ có thể bị lên án trong đau khổ và cái chết.  Chỉ cần như vậy, lý do cho niềm mừng vui không phải là vì sự chắc chắn trở về bình an mà là vì được Thiên Chúa yêu thương.  Câu nói của Chúa Giêsu:  “tên các con đã được ghi trên trời” là một bằng chứng cho việc được hiện diện trong trái tim của Thiên Chúa (trí nhớ) bảo đảm sự liên tục cho sự sống đời đời của chúng ta.  Sự thành công của sứ vụ của các môn đệ là hậu quả cho sự thất bại của Satan, giờ đây cho thấy lòng nhân từ của Chúa Cha (các câu 21-22):  sự thành công của Lời Chúa trong sứ vụ của nhóm bảy mươi hai, được coi là chương trình của Chúa Cha và trong sự hiệp thông vào sự sống lại của Chúa Con, nghĩa là, bắt đầu từ bây giờ, sự mặc khải về lòng nhân từ của Chúa Cha; sứ vụ trở thành nơi mặc khải ý muốn của Chúa Cha trong thời kỳ nhân loại.  Kinh nghiệm như thế được truyền đạt bởi thánh Luca trong bối cảnh của lời cầu nguyện:  nó cho thấy một bên là phản ứng trên trời (“Con xin ngợi khen Cha”, câu 21) và bên kia ở tại thế gian (các câu 23-24).
  Lời cầu nguyện của sự mừng vui hay hớn hở.  Trong lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu nói với Chúa Cha, được hướng dẫn bởi tác động Chúa Thánh Thần, nói rằng “hân hoan”, nghĩa là nói lên sự cởi mở của niềm vui mừng Cứu Thế và lời công bố sự tốt lành của Chúa Cha.  Điều này được thực hiện rõ ràng trong những kẻ bé mọn, trong người nghèo khó và những kẻ cùng khốn vì họ đã đón nhận Lời Chúa được truyền tải bởi những người được sai đi và vì thế họ có được dịp tiến tới một quan hệ với cả Ba Ngôi Thiên Chúa.  Thay vào đó, sự khôn ngoan và kinh nghiệm, theo sự việc mà họ cảm thấy chắc chắn, thì rất hài lòng vì khả năng trí tuệ và thần học của mình.  Nhưng thái độ như thế đã ngăn cản không cho họ bước vào sự năng động của ơn cứu rỗi, được ban từ Chúa Giêsu.  Giáo huấn mà Luca dự định truyền lại cho từng tín hữu, không chỉ nhắm vào các cộng đoàn giáo hội, có thể được tổng hợp như sau:  Lòng khiêm tốn mở cửa cho đức tin; sự tự mãn đóng lại ơn tha thứ, ánh sáng của Chúa, sự tốt lành của Thiên Chúa.  Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu có ảnh hưởng với tất cả những ai để cho mình được bảo bọc bởi sự tốt lành của Chúa Cha.

4.  Một vài câu hỏi riêng
 –  Sứ vụ đem sự sống của Thiên Chúa đến với tha nhân ngụ ý một phong cách sống đạm bạc và khiêm nhường.  Cuộc sống của bạn có được thấm nhuần bởi sự sống của Thiên Chúa, bởi Lời của ân sủng đến từ Chúa Giêsu không?
  Bạn có tin tưởng vào lời kêu mời của Thiên Chúa và vào quyền năng của Người đòi hỏi phải được thực hiện qua sự đơn sơ, nghèo khó và khiêm nhường không?

5.  Cầu nguyện:
Lạy Chúa, Ngài nhân hậu khoan hồng,
giàu tình thương với mọi kẻ kêu xin.
Lạy CHÚA, xin lắng nghe lời con cầu khẩn,
tiếng con van nài, xin để ý lưu tâm.
(Tv 86:5-6)