Trang

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

APRIL 01, 2020 : WEDNESDAY OF THE FIFTH WEEK OF LENT


Wednesday of the Fifth Week of Lent
Lectionary: 253

King Nebuchadnezzar said:
“Is it true, Shadrach, Meshach, and Abednego,
that you will not serve my god,
or worship the golden statue that I set up?
Be ready now to fall down and worship the statue I had made,
whenever you hear the sound of the trumpet,
flute, lyre, harp, psaltery, bagpipe,
and all the other musical instruments;
otherwise, you shall be instantly cast into the white-hot furnace;
and who is the God who can deliver you out of my hands?”
Shadrach, Meshach, and Abednego answered King Nebuchadnezzar,
“There is no need for us to defend ourselves before you
in this matter.
If our God, whom we serve,
can save us from the white-hot furnace
and from your hands, O king, may he save us!
But even if he will not, know, O king,
that we will not serve your god
or worship the golden statue that you set up.”
King Nebuchadnezzar’s face became livid with utter rage
against Shadrach, Meshach, and Abednego.
He ordered the furnace to be heated seven times more than usual
and had some of the strongest men in his army
bind Shadrach, Meshach, and Abednego
and cast them into the white-hot furnace.
Nebuchadnezzar rose in haste and asked his nobles,
“Did we not cast three men bound into the fire?”
“Assuredly, O king,” they answered.
“But,” he replied, “I see four men unfettered and unhurt,
walking in the fire, and the fourth looks like a son of God.”
Nebuchadnezzar exclaimed,
“Blessed be the God of Shadrach, Meshach, and Abednego,
who sent his angel to deliver the servants who trusted in him;
they disobeyed the royal command and yielded their bodies
rather than serve or worship any god
except their own God.”
Responsorial PsalmDANIEL 3:52, 53, 54, 55, 56
R.    (52b)  Glory and praise for ever!
“Blessed are you, O Lord, the God of our fathers,
praiseworthy and exalted above all forever;
And blessed is your holy and glorious name,
praiseworthy and exalted above all for all ages.”
R.    Glory and praise for ever!
“Blessed are you in the temple of your holy glory,
praiseworthy and exalted above all forever.
R.    Glory and praise for ever!
“Blessed are you on the throne of your kingdom,
praiseworthy and exalted above all forever.”
R.    Glory and praise for ever!
“Blessed are you who look into the depths
from your throne upon the cherubim;
praiseworthy and exalted above all forever.”
R.    Glory and praise for ever!
“Blessed are you in the firmament of heaven,
praiseworthy and glorious forever.”
R.    Glory and praise for ever!
Verse Before The GospelLK 8:15
Blessed are they who have kept the word with a generous heart
and yield a harvest through perseverance.
GospelJN 8:31-42
Jesus said to those Jews who believed in him,
“If you remain in my word, you will truly be my disciples,
and you will know the truth, and the truth will set you free.”
They answered him, “We are descendants of Abraham
and have never been enslaved to anyone.
How can you say, ‘You will become free’?”
Jesus answered them, “Amen, amen, I say to you,
everyone who commits sin is a slave of sin.
A slave does not remain in a household forever,
but a son always remains.
So if the Son frees you, then you will truly be free.
I know that you are descendants of Abraham.
But you are trying to kill me,
because my word has no room among you.
I tell you what I have seen in the Father’s presence;
then do what you have heard from the Father.”
They answered and said to him, “Our father is Abraham.”
Jesus said to them, “If you were Abraham’s children,
you would be doing the works of Abraham.
But now you are trying to kill me,
a man who has told you the truth that I heard from God;
Abraham did not do this.
You are doing the works of your father!”
So they said to him, “We were not born of fornication.
We have one Father, God.”
Jesus said to them, “If God were your Father, you would love me,
for I came from God and am here;
I did not come on my own, but he sent me.”



Meditation: "The truth will make you free"
Do you know the joy, peace, and freedom which God offers to those who trust in him and obey his word? God sent his Son, the Lord Jesus Christ, to bring us God's kingdom of righteousness, peace, and joy in the Holy Spirit (Romans 14:17). Jesus came to rescue us from our sinful pride and slavery to sin. He came to rescue us from Satan's snares and the clutches of hell, and to free us from the world's temptation to empty glory and lust for greed and power. Only Jesus can truly set us free and reconcile us with God - every other way falls short of God's plan to save and deliver us from death, corruption, and sin.
Why did the religious authorities reject Jesus's offer of freedom, forgiveness, and new life in the kingdom of God? Despite Jesus' numerous signs and miracles, the Jewish authorities could not accept his claim to speak and act in the name of his heavenly Father. They were blinded by their misguided ideas of how the Messiah would restore Israel and rule the earth. And Jesus revealed to them how Satan had led them into temptation - both to reject him as the Messiah and to thwart his claim by killing him.
Jesus met their opposition and hostility with courage and determination to do his Father's will. He willingly embraced the cross in order to destroy the works of Satan and to save both Jews and Gentiles through his atoning sacrifice for the sin of the world. Jesus shows us the way to the kingdom of God - through faith and obedience to God's word and will for our lives. To be a follower and disciple of the Lord Jesus requires faith and obedience - they are two sides of the same coin. The word disciple literally means one who learns from the Master and who listens to the voice of the Teacher. And the word for obedience literally means to listen under and be subordinate to the one who has rightful authority to teach and command what is just and true.
The free gift of faith
How can we grow in faith and discipleship - by faithfully following the Lord and obeying his word. Faith is a free supernatural gift of God. It is more than just a belief in the truths of God. It is first and foremost a personal relationship of trust and obedience to the Lord and his word. The Lord is worthy of our complete trust and wholehearted devotion because he is utterly reliable, just and true, and he is faithful to his word. That is why we can entrust our lives to him and submit to him without reservation.
God does not leave us in the dark or remain distant and silent. He reveals himself to all who earnestly seek him and hunger for his truth. God, in fact, first seeks us out and draws us to himself. We could not find him if he did not first seek to reveal himself to us. That is why we need to respond to God's gracious gift of invitation with an open and receptive heart that wants to listen, learn, and receive what God wishes to give us. Saint Augustine of Hippo (354-430 AD) said, "I believe, in order to understand - and I understand, the better to believe" (Sermon 43:7,9).
The test of faith
In the Old Testament Book of Daniel we see a remarkable example of faith being put to the test in the midst of trial and adversity. When Shadrach, Meshach, and Abednego, the three young companions of Daniel, were commanded by the king of Persia to bow down and submit to the pagan idols of his nation, they unhesitatingly said, "We will not serve your gods or worship the golden image which you have set up" (Daniel 3:18). They knew God's command, "Do not worship false idols"(Exodus 20:3-6; Deuteronomy 12:29-31). They decided it was far better to obey God and entrust their lives to him rather than give in to the threats of others. God gave them courage to take a bold stand for their faith. They willingly accepted the King's punishment as they were bound and thrown into a burning fiery furnace.
Daniel tells us how God was very present to these three young men as they proclaimed their faith in him. God showed his presence to the three men and walked with them in the fiery furnace. As a remarkable sign of God's power to the pagan rulers of Persia, God kept the three men from harm and delivered them from death (Daniel 3:25,28). Do you trust in God to give you his help and strength when your faith is put to the test?
True and false sources of identity
The scribes and Pharisees, who were the religious authorities of the Jews, questioned Jesus' authority to speak and act in God's name. They questioned Jesus' claim to forgive sins and to set people free from slavery to sin. They understood that only God had power to forgive sins and to release people from their burden of guilt and shame. They refused to accept that Jesus' authority was given to him by his Father in heaven. Jesus tells them that they think evil of him and desire to kill him because they are under the influence and power of the "father of lies" who is opposed to the one true Father and Creator who made us in his image and likeness (Genesis 1:26-27).
Jesus explains that he is speaking of two different senses of "fatherhood". The first is a physical identity through natural fatherhood. And the second and more significant identity is a self-chosen one that is the result of being led and formed in a moral way of thinking and living one's life that has been shaped through the example, words, and influence of someone we are consciously or unconsciously following and imitating.
We do not grow or learn in a vacuum. We are shaped for better or for worse by those we choose to imitate and follow. Sin leads us away from God's truth and the help he gives us to follow him. Slavery to sin is ultimately rooted in the father of lies (John 8:44), whom Scripture calls the devil (Luke 4:1) and Satan (Luke 10:18), the ruler of this present world who is opposed to God (John 12:31; 2 Corinthians 4:4).
True freedom comes from God
The freedom which Jesus offers his followers is freedom from the power of sin, Satan, and the worldly influence of those who oppose God and his ways. We are powerless to set ourselves free from bondage to Satan, sin, and death (Romans 3:23; 5:6). That is why the Lord Jesus took our sins upon himself and nailed them to the cross (1 Peter 2:24; Isaiah 53:5-6; Colossians 2:14). His death on the cross has won victory and pardon for us, and peace with God. Through Jesus' sacrifice we are not only forgiven and reconciled with God - we become the adopted sons and daughters of God (Romans 8:14-16). We can call God our Father because the Lord Jesus has reconciled us and redeemed us from slavery to sin and Satan.
A redeemed slave is not entirely free until all of his chains and weights have been broken and destroyed. The Lord Jesus alone has the power to release us from every chain and burden that would keep us in bondage to sinful habits and hurtful desires. Are there any chains - any sinful patterns, harmful attitudes, and addictive behavior - that you need to be released from? Allow the Lord Jesus to unbind you and bring you healing, pardon, and freedom to walk in his way of love and truth. The Lord Jesus sets us free from slavery to our own selfishness and sinful desires in order to set us free for a joy-filled life of love and service for his kingdom. Paul the Apostle reminds us that Christ has won freedom for each one of us - not to serve ourselves or do as we please - but rather to please the Lord and to serve our neighbors in love for their sake (Galatians 5:1,13). Do you accept and believe Christ's word of truth, love, and freedom for your life?
"Lord Jesus, write your words of love and truth upon my heart and make me a diligent student and a worthy disciple of your word."

A Daily Quote for LentThe upright of heart, by Augustine of Hippo, 354-430 A.D.
"Do you know who the upright of heart are? They are those who wish what God wishes. Therefore, do not try to twist God's will to you own but correct your will to that of God. The will of God is a rule of conduct. By it you have the means of being converted and of correcting your evil ways." (excerpt from Commentary on Psalm 93,18)


WEDNESDAY, APRIL 1, JOHN 8:31-42
Lenten Weekday

(Daniel 3:14-20, 91-92, 95; Psalm: Daniel 3)

KEY VERSE: "So if the son frees you, then you will truly be free" (v.36).
TO KNOW: Throughout history, Israel had been enslaved by one foreign nation after another. In the time of Jesus they were subjugated by the Roman Empire. Jesus said that if people really lived by his words, they would be free from the oppression of sin. Thinking that Jesus meant political freedom, his enemies boasted that they had never been subjected to anyone. As sons of Abraham, they thought that no liberator was needed. Jesus told them that ancestral heritage did not make one a child of Abraham. True believers were those who followed Abraham's example of faith and trust in God. Unbelievers were those enslaved to sin. Jesus said that if people really knew God as their Father, they would be set free and believe that God had sent him. God is the source of all truth, and the closer we listen to God's word, the more we grow in the knowledge and wisdom of God's truth, which frees us from ignorance and fear.
TO LOVE: Is there a sin that holds me in bondage?
TO SERVE: Lord Jesus, free me from anything that enslaves me.

Ancient cultures, including the Romans, celebrated New Year's Day on April 1, which closely follows the vernal equinox (March 20th or March 21st.). In medieval times, much of Europe celebrated March 25, the Feast of Annunciation, as the beginning of the New Year. In 1582, Pope Gregory XIII ordered a new calendar (the Gregorian calendar) to replace the old Julian calendar. The new calendar called for New Year's Day to be celebrated January 1. Communication being what it was in those days, many people did not receive the news for several years. Others refused to accept the new calendar and continued to celebrate New Year’s Day on April 1. These backward folk, labeled as "fools," were subject to ridicule and made the butt of practical jokes.
The first of April is the day we remember what we are the other 364 days of the year. - Mark Twain


Wednesday 1 April 2020
Daniel 3:14-20, 24-25, 28. Glory and praise to you for ever! – Daniel 3:52-56. John 8: 31-42.
‘You will come to know the truth and the truth will set you free.’
When governments are secretive, corruption occurs in high places, the vulnerable are abused and people are poor, homeless and hungry, someone needs to tell us. That is where whistleblowers, journalists and a free press come in. In June 2019, The New York Times commented that Australia is the world’s most secretive democracy. Australian Federal Police raided the ABC and a journalist’s home. Witness K and Bernard Collaery are prosecuted for revealing Australia spied on East Timor.
Australia lacks a Bill of Rights, an explicit constitutional right to free speech and legal protection for whistleblowers. Journalists struggle to protect sources. New laws erode basic human rights.
Jesus, you spoke out against laws that burdened and oppressed. Help us challenge unjust laws. Help us fight for organisations that reveal uncomfortable truths, for journalists and their sources and whistleblowers.


Saint Hugh of Grenoble
Saint of the Day for April 1
(1053 – April 1, 1132)
 
Saint Hugh of Grenoble in the Carthusian Refectory | Francisco de Zurbarán
Saint Hugh of Grenoble’s Story
Today’s saint could be a patron for those of us who feel so overwhelmed by all the problems in the world that we don’t know where to begin.
Hugh, who served as a bishop in France for 52 years, had his work cut out for him from the start. Corruption seemed to loom in every direction: the buying and selling of Church offices, violations of clerical celibacy, lay control of Church property, religious indifference and/or ignorance. After serving as bishop for two years, he’d had his fill. He tried disappearing to a monastery, but the pope called him back to continue the work of reform.
Ironically, Hugh was reasonably effective in the role of reformer—surely because of his devotion to the Church but also because of his strong character. In conflicts between Church and state he was an unflinching defender of the Church. He fearlessly supported the papacy. He was eloquent as a preacher. He restored his own cathedral, made civic improvements in the town, and weathered a brief exile.
Hugh may be best known as patron and benefactor of Saint Bruno, founder of the Carthusian Order. He died in 1132. He was canonized only two years later.

Reflection
In the midst of our confusing life these days, let us pray for the ability to rise above the fray and to see things in the light of faith as did Saint Hugh.


Lectio Divina: John 8:31-42
Lectio Divina
Wednesday, April 1, 2020
Season of Lent

1) Opening prayer
Lord our God,
You call us to be free people.
Help us to give You always
a response of freedom.
Set free by Christ’s
liberating word and death,
may we never again
shackle ourselves with self-made chains,
of selfish sin and false attachments.
We ask You this through Christ our Lord.
2) Gospel Reading - John 8:31-42
Jesus said to those Jews who believed in him, "If you remain in my word, you will truly be my disciples, and you will know the truth, and the truth will set you free." They answered him, "We are descendants of Abraham and have never been enslaved to anyone. How can you say, 'You will become free'?" Jesus answered them, "Amen, amen, I say to you, everyone who commits sin is a slave of sin. A slave does not remain in a household forever, but a son always remains. So if the Son frees you, then you will truly be free. I know that you are descendants of Abraham. But you are trying to kill me, because my word has no room among you. I tell you what I have seen in the Father's presence; then do what you have heard from the Father." They answered and said to him, "Our father is Abraham." Jesus said to them, "If you were Abraham's children, you would be doing the works of Abraham. But now you are trying to kill me, a man who has told you the truth that I heard from God; Abraham did not do this. You are doing the works of your father!" So they said to him, "We were not born of fornication. We have one Father, God." Jesus said to them, "If God were your Father, you would love me, for I came from God and am here; I did not come on my own, but he sent me."
3) Reflection
• The reflection on chapter 8 of the Gospel of John continues today. In the form of concentric circles, John deepens the mystery of God which envelopes the person of Jesus. It seems like a repetition, because he always goes back to speak of the same point. In reality, it is the same point, but every time at a more profound level. Today’s Gospel treats the theme of the relationship of Jesus with Abraham, the Father of the People of God. John tries to help the communities understand how Jesus places himself within the whole history of the People of God. He helps them to perceive the difference that existed between Jesus and the Jews, and also the Jews and the others, as all of us are sons and daughters of Abraham.
• John 8:31-32: The liberty which comes from fidelity to the word of Jesus. Jesus affirms to the Jews: “If you make My word your home you will indeed be My disciples; 32 you will come to know the truth and the truth will set you free”. To be a disciple of Jesus is the same as opening oneself to God. The words of Jesus are in reality words of God. They communicate the truth, because they make things known as they are in the eyes of God and not in the eyes of the Pharisees. Later, during the Last Supper, Jesus will teach the same thing to the disciples.
• John 8:33.38: What is it to be a son or a daughter of Abraham? The reaction of the Jews is immediate: “We are descended from Abraham and we have never been the slaves of anyone: what do You mean: You will be set free?” Jesus repeats and confirms making a distinction between son and slave and says: “Everyone who commits sin is a slave. The slave has no permanent standing in the household, but a son belongs to it forever. So if the Son sets you free, you will indeed be free”. Jesus is the son and remains in the house of the Father. The slave does not live in the house of the Father. To live outside the house, outside of God means to live in sin. If they would accept the word of Jesus they could become sons and attain liberty. They would no longer be slaves. And Jesus continues: “I know that you are descended from Abraham; but you want to kill Me, because My word finds no place in you”. The distinction is immediately very clear: “What I speak of is what I have seen at My Father’s side, and you too put into action the lessons you have learnt from your father”. Jesus denies to them the right to say that they are sons of Abraham, because their works affirm the contrary.
• John 8:39-41ª: A son of Abraham fulfills the works of Abraham. They insist in affirming: “Our father is Abraham!” as if they wanted to present to Jesus a document of their identity. Jesus repeats: “If you are sons of Abraham do the works of Abraham! 40 Now, instead you are seeking to kill Me, because I have told you the truth heard from God; Abraham has not done this. 41 You do the works of your father”. Between the lines, He suggests that their father is Satan (Jn 8:44). He suggests that they are sons of prostitution.
• John 8:41b-42: If God was your Father, certainly, you would love Me, because I have My origin in God and I come from Him; I did not come of My own accord, but He sent Me”. Jesus repeats the same truth using diverse words: “Whoever comes from God listens to the words of God”. The origin of this affirmation is from Jeremiah who says: “Within them I shall plant My Law, writing it on their hearts. Then I shall be their God and they will be My people. There will be no further need for everyone to teach neighbor or brother, saying: ‘Learn to know Yahweh!’ No, they will all know Me, from the least to the greatest, Yahweh declares, since I shall forgive their guilt and never more call their sin to mind” (Jr 31:33-34). But they will not open themselves to this new experience of God, and because of this they will not recognize Jesus as the one sent by the Father.
4) Personal questions
• This passage talks about slavery in a new way to the Jews. Even today, we often think of slavery in a narrow way and not as Jesus is talking about here. In what ways are we slaves to things of the world which the Father has no need of?
• Which is my deepest experience which leads me to recognize Jesus as the one sent by God?
• There is a strong statement for us to be put together from this passage. "If God were your Father, you would love Me” and "If you were Abraham's children, you would be doing the works of Abraham.” It can then be said: “ If God were your Father, you would be doing the works of God”. Do we actively do the work of God every day as his children, or just when we have time or when it is convenient?
5) Concluding Prayer
May You be blessed, Lord, God of our ancestors,
be praised and extolled for ever.
Blessed be Your glorious and holy name,
praised and extolled for ever.
Blessed on the throne of Your kingdom,
exalted above all, glorified for ever. (Dn 3,52.54)

01-04-2020 : THỨ TƯ - TUẦN V MÙA CHAY


01/04/2020
 Thứ tư tuần 5 Mùa Chay


BÀI ĐỌC I: Đn 3, 14-20. 91-92. 95
“Người đã sai thiên thần của Người đến giải thoát các tôi tớ Người”.
Trích sách Tiên tri Đaniel.
Trong những ngày ấy, vua Nabucôđônôsor nói rằng: “Hỡi Sidrach, Misach và Abđênagô, có phải các ngươi không chịu thờ các thần của ta và lạy tượng vàng ta đã dựng không? Vậy nếu các ngươi đã sẵn sàng, thì lúc nghe tiếng kèn, tiếng huyền cầm, tiếng còi, quyển sáo và các thứ nhạc khí, các ngươi phải sấp mình thờ lạy tượng ta đúc. Nhưng nếu các ngươi không chịu sấp mình thờ lạy, lập tức các ngươi sẽ bị ném vào lò lửa cháy bừng. Và coi Chúa nào sẽ cứu thoát các ngươi khỏi tay ta”. Sidrach, Misach và Abđênagô trả lời với vua Nabucôđônôsor rằng: “Tâu lạy vua, chúng tôi không cần trả lời cùng vua về việc này, vì đây Thiên Chúa chúng tôi thờ có thể cứu thoát chúng tôi khỏi lò lửa cháy bừng, và khỏi tay đức vua; nhược bằng Thiên Chúa chúng tôi không muốn thì, tâu lạy vua, vua nên biết rằng chúng tôi không thờ các thần của vua và không lạy tượng vàng của vua dựng lên”.
Bấy giờ vua Nabucôđônôsor thịnh nộ, mặt biến sắc, nhìn thẳng vào Sidrach, Misach và Abđênagô, ông ra lệnh đốt lò nóng hơn thường gấp bảy lần, và truyền lệnh các tráng sĩ trong cơ binh trói chân Sidrach, Misach và Abđênagô, và ném vào lò lửa cháy bừng.
Bấy giờ vua Nabucôđônôsor bỡ ngỡ, vội vã đứng lên và nói với các triều thần rằng: “Chớ thì ta không ném ba người bị trói vào lò lửa sao?” Các ông trả lời với vua rằng: “Tâu lạy vua, thật có”. Vua nói: “Đây ta thấy có bốn người không bị trói đi lại giữa lò lửa mà không hề hấn gì; dáng điệu người thứ tư giống như Con Thiên Chúa”. Vua Nabucôđônôsor nói tiếp: “Chúc tụng Chúa của Sidrach, Misach và Abđênagô, Đấng đã sai thiên thần của Người đến giải thoát các tôi tớ tin cậy Người, không chịu vâng phục mệnh lệnh của nhà vua và thà hy sinh thân xác, chớ không phục luỵ thờ lạy Chúa nào khác ngoài Thiên Chúa của họ”. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Đn 3, 52. 53. 54. 55. 56
Đáp: Chúa đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời (c. 52b).
Xướng: 1) Lạy Chúa là Thiên Chúa cha ông chúng con, Chúa đáng chúc tụng, đáng ca ngợi, tôn vinh và tán tụng muôn đời. Chúc tụng thánh danh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi, tôn vinh và tán tụng muôn đời. – Đáp.
2) Chúa đáng chúc tụng trong đền thánh vinh quang Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. – Đáp.
3) Chúc tụng Chúa ngự lên ngai vương quyền Chúa, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. – Đáp.
4) Chúc tụng Chúa, Đấng nhìn thấu vực thẳm và ngự trên các Thần Vệ Binh, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. – Đáp.
5) Chúc tụng Chúa ngự trên bầu trời, đáng ca ngợi và tôn vinh muôn đời. – Đáp.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Ga 11, 25a và 26
Chúa phán: “Ta là sự sống lại và là sự sống; ai tin Ta, sẽ không chết đời đời”. 

PHÚC ÂM: Ga 8, 31-42
“Nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi thực sự được tự do”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người Do-thái đã tin nơi Ngài rằng: “Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”. Họ thưa lại Người: “Chúng tôi là con cháu Abraham, và chưa bao giờ làm nô lệ ai cả. Tại sao ông lại nói ‘Các ngươi sẽ được tự do’?”. Chúa Giêsu trả lời rằng: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Hễ ai phạm tội, thì làm nô lệ cho tội. Mà tên nô lệ không ở mãi trong nhà; người con mới ở vĩnh viễn trong nhà. Vậy nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi sẽ được tự do thực sự. Ta biết các ngươi là con cháu Abraham, thế mà các ngươi lại tìm giết Ta: vì lời Ta không thấm nhập vào lòng các ngươi. Ta nói những điều Ta đã thấy nơi Cha Ta. Còn các ngươi, các ngươi làm điều các ngươi đã thấy nơi cha các ngươi”. Họ đáp lại: “Cha chúng tôi chính là Abraham!” Chúa Giêsu nói: “Nếu thực các ngươi là con cháu Abraham, thì các ngươi làm công việc của Abraham! Nhưng các ngươi đang tìm giết Ta, là người đã nói cho các ngươi biết sự thật mà Ta nghe tự Thiên Chúa. Điều đó Abraham đã không làm! Các ngươi đang làm việc của cha các ngươi!” Họ lại nói: “Chúng tôi không phải là những đứa con hoang! Chúng tôi chỉ có một Cha là Thiên Chúa!” Chúa Giêsu nói: “Nếu Thiên Chúa là Cha các ngươi, thì các ngươi yêu mến Ta, vì Ta tự Thiên Chúa mà đến; vì Ta không tự mình mà đến, nhưng chính Ngài đã sai Ta đến”. Đó là lời Chúa.


SUY NIỆM : Ðức Tin Chân Chính
Trong bài Tin Mừng vừa đọc lại trên đây, số thính giả nghe Chúa Giêsu nói được thu gọn lại trong vòng những kẻ đã tin Người, và Chúa Giêsu đã khởi đi từ lòng tin này để mời gọi họ tiến xa hơn nữa bằng cách ở lại trong Lời của Người, nghĩa là bằng cách sống những gì Người truyền dạy để trở thành môn đệ của Người, và một khi trở thành môn đệ của Người, họ sẽ bước đi trong sự thật và được sự thật giải phóng khỏi vòng mê muội của tội lỗi. Tuy đã tin vào Chúa Giêsu, nhưng những thính giả này vẫn chưa thay đổi được lối suy nghĩ chỉ dựa trên đời sống trần tục của họ. Khi nghe Chúa Giêsu nói đến việc giải phóng, họ nghĩ ngay tới tình trạng của những người nô lệ phải làm tôi mọi cho chủ, mà họ thì đang làm chủ chính mình, họ có làm tôi mọi cho ai đâu mà cần được giải phóng. Xét về mặt trần thế thì họ suy nghĩ rất đúng, nhưng Chúa Giêsu đâu muốn đề cập đến tình trạng nô lệ hay tự do về mặt xã hội. Người muốn nói với họ về sự tự do đích thực của những người thoát khỏi vòng kiềm tỏa của tội lỗi.
Sứ mạng Chúa Cha trao phó cho Người là xóa bỏ quyền thống trị của sự dữ trên mặt đất này và mang lại cho loài người cuộc sống tự do, xứng với danh hiệu con cái Thiên Chúa. Họ xưng mình là con cái ông Abraham, là dòng dõi của một dân tộc được giải phóng khỏi ách nô lệ ngoại bang. Thế nhưng, cuộc sống của họ đang bị ràng buộc bởi vô số xiềng xích của ma quỉ, họ tự do bên ngoài, còn bên trong thì vẫn nô lệ cho sự dữ, cho tội lỗi. Sự thừa kế dòng dõi ông Abraham không đương nhiên biến họ thành những con người lương thiện công chính. Muốn trở nên công chính, họ cần phải làm một cuộc đổi đời, phải tẩy trừ cái ác ra khỏi lòng mình và cương quyết tiến lên trên đường trọn lành, có như thế, họ mới thực sự trở nên con cái ông Abraham và là những con người tự do đích thực.
Phần chúng ta đây, chúng ta là những người mang danh hiệu Kitô, là những người tự nhận mình là con cái Thiên Chúa. Tuy nhiên, danh xưng không làm nên thực chất, cái áo không làm nên thầy tu, chỉ có danh nghĩa bên ngoài và thậm chí ngay cả những việc đạo đức bên ngoài mà thôi, thì vẫn chưa làm nên một đời sống đức tin đích thực. Ðức tin chân chính được thể hiện qua những việc làm công chính. Người ta thường nói "xem quả biết cây", chúng ta đã suy nghĩ, nói năng, hành động như thế nào trong cuộc sống hàng ngày.
Lạy Chúa, nhiều lúc con cảm thấy yên tâm vì mình là người có đạo. Con có đạo như có một cuốn sách hay có một cái máy truyền hình, khi nào con cần hoặc khi nào con thích thì con mở ra xem, khi nào không cần thì con để yên ở đó, nhưng Chúa đâu muốn những người chỉ có đạo mà không sống đạo.
Lạy Chúa, xin giúp con can đảm lựa chọn đứng vào hàng ngũ con cái Thiên Chúa, một sự lựa chọn dứt khoát dẫn tới việc dấn thân quyết liệt cho điều mình lựa chọn. Xin cho con đừng chỉ hài lòng với danh xưng là người có đạo mà thôi, nhưng phải là một người sống đạo thực sự.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần V MC
Bài đọcDan 3:14-20, 91-92, 95; Jn 8:31-42.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự thật giải phóng con người.
Con người thường không muốn người khác vạch ra những điều sai trái của mình, nhất là đối với những người có quyền thế. Nhưng dù sự thật mất lòng nhưng có sức mạnh giải phóng con người. Nhiều người tưởng mình đang sở hữu sự thật, nhưng thực ra họ đang làm nô lệ cho sự giả trá. Các Bài Đọc hôm nay đặt trọng tâm vào việc con người phải tìm ra sự thật, vì sự thật sẽ giải phóng con người.
Trong Bài Đọc I, Vua Nebuchadnezzar nghĩ các thần do tay mình dựng nên là thần thật nên bắt ba trẻ Do-thái phải sụp lạy chúng khi nhạc khí xướng lên; nếu không sẽ quăng chúng vào lò lửa đang cháy. Ba trẻ Do-thái từ chối vì họ nhất quyết chỉ thờ lạy một mình Thiên Chúa mà thôi. Khi chính mắt nhìn thấy uy quyền của Thiên Chúa từ lò lửa, chính vua Nebuchadnezzar đã khiêm nhường thú nhận: chỉ có Thiên Chúa của ba trẻ Do-thái thờ là Thiên Chúa thật. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu muốn chỉ cho người Do-thái thấy họ thực sự không phải là con cái của Abraham, vì họ không làm những gì tổ-phụ Abraham đã làm: tin Thiên Chúa và đón tiếp các ngôn sứ Ngài gởi tới. Họ không tin những gì Ngài nói và đang tìm cách giết Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ba trẻ Do-thái làm chứng cho sự thật.
1.1/ Ba trẻ Do-thái từ chối không thờ thần nào khác ngòai Thiên Chúa: Vua Nebuchadnezzar đe dọa ba trẻ: Này Shadrach, Meshach, và Abednego, nếu các ngươi không phụng sự các thần của ta và không chịu thờ lạy pho tượng vàng ta đã dựng nên, tức khắc các ngươi sẽ bị ném vào lò lửa đang cháy phừng phực, để xem có Thiên Chúa nào cứu được các ngươi khỏi tay ta chăng?”
Ba trẻ Do-thái can đảm nói với Vua: “Chúng tôi không cần trả lời ngài về chuyện này. Nếu Thiên Chúa chúng tôi thờ có sức cứu chúng tôi thì tâu đức vua, Người sẽ cứu chúng tôi khỏi lò lửa đang cháy phừng phực và khỏi tay ngài. Còn nếu Người không cứu, thì xin đức vua biết cho rằng chúng tôi cũng không phụng sự các thần của ngài, và cũng không thờ lạy pho tượng vàng ngài đã dựng đâu!” Vua tức giận, lên tiếng truyền đốt lò lửa mạnh hơn mọi khi gấp bảy lần. Rồi vua ra lệnh cho những người lực lưỡng nhất trong quân đội của vua trói ba trẻ và quăng họ vào lò lửa đang cháy phừng phực.
1.2/ Vua Nebuchadnezzar nhận ra Thiên Chúa của Shadrach, Meshach, và Abednego.
(1) Vua nhận thấy sự khác lạ xảy ra trong lò lửa: Vua Nebuchadnezzar ngạc nhiên đứng bật dậy và cất tiếng nói với các quan cố vấn: “Chẳng phải chúng ta đã quăng ba người bị trói vào lửa sao?” Họ đáp rằng: “Tâu đức vua, đúng thế!” Vua nói: “Nhưng ta thấy có bốn người đang tự do đi lại trong lò lửa mà không hề hấn gì, và dáng vẻ người thứ tư giống như con của thần minh.”
(2) Vua tin vào Thiên Chúa của ba trẻ: Khi nhận ra Thiên Chúa đã gởi thiên thần đến cởi trói cho ba trẻ để họ đi lại trong lò lửa mà không hề hấn gì, Vua Nebuchadnezzar cất tiếng nói: “Chúc tụng Thiên Chúa của Shadrach, Meshach, và Abednego, Người đã sai thiên sứ đến giải thoát các tôi tớ của Người là những kẻ đã tin tưởng vào Người. Họ đã cưỡng lại lời vua, hy sinh tính mạng để khỏi phụng sự và thờ lạy một thần nào khác ngoài Thiên Chúa của họ.”
2/ Phúc Âm: Sự thật sẽ giải phóng các ông.
2.1/ Chúa Giêsu là sự thật của Thiên Chúa.
(1) Sự thật giải phóng: Đức Giêsu nói với những người Do-thái đã tin Người: “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông.” Để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, họ phải tin những lời Ngài nói là sự thật; và những lời này sẽ giải phóng họ khỏi những gì sai trái. Lúc đó họ sẽ có tự do đích thực, vì họ đã biết sự thật. Vì thế, có một sự liên hệ chặt chẽ giữa: ở lại trong lời Chúa Giêsu, trở thành môn đệ, sự thật, và tự do đích thực.
Những người Do-thái không hiểu lời Chúa Giêsu nói, nhưng tự ái vì Ngài ám chỉ họ làm nô lệ. Họ đáp: “Chúng tôi là giòng dõi ông Abraham. Chúng tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao ông lại nói: các ông sẽ được tự do?” Thực sự, người Do-thái đã từng làm nô lệ cho Ai-cập, Assyria, Babylon, và Rome; nhưng ý họ muốn nói: họ thuộc giòng dõi Abraham, dân của Thiên Chúa.
(2) Chúa Giêsu giải phóng con người khỏi tội: Điều Chúa Giêsu muốn nói là họ đang làm nô lệ cho tội: hễ ai phạm tội là làm nô lệ cho tội. Có một sự khác biệt giữa con cái và nô lệ: con cái được ở trong nhà luôn mãi, nô lệ không được như vậy vì có thể bị bán và tống cổ bất cứ lúc nào. Chúa Giêsu muốn cảnh cáo người Do-thái: các ông phải coi chừng, các ông hãnh diện mình là con cái của Abraham; nhưng nếu các ông phạm tội, các ông trở thành nô lệ, và có thể bị tống cổ ra ngòai.
Nếu họ tin vào Chúa Giêsu, họ sẽ được giải phóng khỏi tội, và họ mới thực sự được tự do; nhưng người Do-thái chẳng những không tin vào lời Chúa Giêsu, lại còn tìm cách giết Ngài. Chúa Giêsu phân biệt Cha của Ngài và cha của người Do-thái. Họ hãnh diện tuyên xưng: Cha chúng tôi là Abraham.
2.2/ Tổ-phụ Abraham tin vào Thiên Chúa: Chúa Giêsu không tin lời họ nói; vì nếu họ là con cháu Abraham, họ có cùng Cha với Ngài vì Abraham tin vào Thiên Chúa. Ngài muốn nói với họ, đức tin không phải chỉ tuyên xưng ngòai miệng, nhưng phải chứng tỏ bằng việc làm: “Giả như các ông là con cái ông Abraham, hẳn các ông phải làm những việc ông Abraham đã làm. Thế mà bây giờ các ông lại tìm giết tôi, người đã nói cho các ông sự thật mà tôi đã nghe biết từ Thiên Chúa. Điều đó, ông Abraham đã không làm. Còn các ông, các ông làm những việc cha các ông làm.”
Abraham đón tiếp các sứ giả của Thiên Chúa (Gen 18:1-8), chứ không tìm cách giết họ như người Do-thái đang tìm cách giết Chúa Giêsu. Nếu các ông tìm cách giết người được Thiên Chúa sai đến, các ông không phải là con cái Thiên Chúa, cũng chẳng phải là con cái của tổ-phụ Abraham.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải học cho biết sự thật bằng bất cứ cách nào, vì chỉ có sự thật mới giải phóng và cho chúng ta sự tự do đích thực.
– Bao lâu chúng ta còn phạm tội là làm nô lệ cho tội. Chỉ có Đức Kitô mới có thể giải phóng chúng ta khỏi làm nô lệ cho tội. Chúng ta phải tin và làm những gì Ngài dạy.
– Đức tin không chỉ là những gì chúng ta hãnh diện tuyên xưng ngòai miệng, nhưng phải biểu tỏ bằng việc làm. Chúng ta không được cứu bằng chỉ tuyên xưng ngòai miệng, nhưng phải thực hành những gì Chúa dạy và phải can đảm làm chứng cho Ngài bằng hành động.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP


01/04/2020 – THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 5 MC
Ga 8,31-42


SỰ THẬT ĐEM LẠI TỰ DO
“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông.” (Ga 8,31)

Suy niệm: Người Do Thái thời Chúa Giê-su khao khát mong chờ Đấng Mê-si-a mà các ngôn sứ loan báo. Nhưng Đấng Mê-si-a đối với họ phải là người khôi phục vương quyền Đa-vít bằng quyền lực và sức mạnh quân đội để thống trị các dân nước. Thế nhưng quan niệm đó lại không nói lên sự thật về Đức Giê-su, Đấng Mê-si-a đích thực hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người (x. Mc 10,45). Họ đã không chấp nhận sự thật về một Đấng Cứu Thế chịu khổ nhục như thế, và do đó không thể tin nhận Đức Giê-su là chính Con Thiên Chúa, sẽ giải phóng họ khỏi ách nô lệ của tội lỗi, giải thoát họ khỏi sự chết muôn đời và thừa hưởng sự sống vĩnh cửu nhờ giá máu của Ngài.
Mời Bạn: Con người ai cũng quý tự do. Và người ta nhiều cách để được tự do như mình mong muốn. Nhưng tự do cao quý nhất là được giải thoát khỏi tội lỗi để đạt được sự sống đời đời, tự do ấy chỉ có thể có được nhờ tin vào Đức Giê-su Ki-tô Đấng đã chịu chết và sống lại. Đức tin là một hồng ân mà Thiên Chúa thương ban cho bạn cách vô điều kiện, nhờ đó, bạn được thừa hưởng sự sống đời đời. Bạn đã sống và loan truyền niềm tin về Đức Giê-su, Đấng cứu độ duy nhất của trần gian như thế nào?
Sống Lời Chúa: Bạn làm một cử chỉ dù nhỏ bé và kín đáo để diễn tả niềm tin của mình mỗi khi làm bất cứ công việc gì, và luôn sẵn sàng để giới thiệu Đức Ki-tô Cứu Thế cho anh chị em lương dân mỗi khi Chúa mời gọi bạn làm điều đó.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, người nhận biết Thánh Danh sẽ một niềm tin cậy, vì Chúa chẳng bỏ rơi những ai kiếm tìm Ngài. (Tv 9,11)
(5 Phút Lời Chúa)


SUY NIỆM : Sự thật sẽ giải phóng các ông
Suy niệm :

Những dân tộc bị đô hộ nhiều năm mới hiểu được giá trị của giải phóng.
Những ai bị cầm tù, bị áp bức mới hiểu được giá trị của tự do.
Những ai đã từng bị vướng vào ma túy, cờ bạc, rượu chè,
mới hiểu nỗi sướng vui của người thoát khỏi vòng nô lệ của chúng.
Chế độ nô lệ đã cáo chung, nhưng lại thấy xuất hiện nhiều dạng nô lệ mới.
Con người trở nên nô lệ cho chính những sản phẩm tinh tế của mình,
và nhất là không thể giải phóng mình khỏi cái tôi ích kỷ.
Tự do mãi mãi là khát vọng của con người.
Con người vẫn chờ một Đấng Giải Phóng để mình được thật sự tự do.
Những người Do thái đang tranh luận gay gắt với Đức Giêsu.
Họ hãnh diện vì mình thuộc dòng dõi ông Abraham,
nên cho mình là người tự do, chưa hề làm nô lệ cho ai bao giờ (c. 33).
Đức Giêsu lại nhìn tự do theo một chiều hướng khác.
Ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội, người ấy không có tự do (c. 34).
Tự do không bắt nguồn từ việc mình thuộc dòng dõi ông Abraham.
Tự do đến từ việc tin vào lời sự thật của Đức Giêsu.
“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi…các ông sẽ biết sự thật
và sự thật sẽ cho các ông được tự do” (c. 32).
Tự do đến từ chính con người của Ngài:
“Nếu Người Con có cho các ông tự do, các ông mới thực sự tự do” (c.36).
Những người Do thái cố chấp, chỉ tìm cách giết Đức Giêsu (cc. 37, 40).
Họ không muốn nhận lời sự thật mà Ngài nghe được từ Thiên Chúa (c. 40).
Khi từ chối sự thật, họ đã trở nên nô lệ cho sự dối trá và sát nhân.
Đức Giêsu là Đấng Giải Phóng, Đấng cho người ta được tự do thực sự.
Con người bị trói buộc bởi nhiều mối dây, bởi những tính toán ích kỷ hẹp hòi
mà tự sức mình không sao thoát ra được.
Hãy đến với Giêsu, mở ra với Giêsu, ta sẽ thấy mình được thanh thoát như Ngài.
“Giả như các ông là con cái ông Abraham,
hẳn các ông phải làm điều ông Abraham đã làm” (c. 39).
Giả như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi,
vì tôi đã phát xuất từ Thiên Chúa…” (c. 42).
Như thế những kẻ chống đối Đức Giêsu
thật ra chẳng phải là con cái thật sự của ông Abraham hay con cái Thiên Chúa.
Họ sống trong ảo tưởng về mình khi họ cương quyết loại trừ Đức Giêsu.
Trước khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, người dự tòng đã tuyên xưng
từ bỏ tội lỗi, để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa,
từ bỏ những quyến rũ bất chính, để khỏi làm nô lệ cho tội lỗi.
Mùa Chay là thời gian để chúng ta trở lại điều mình đã tuyên xưng,
để được sống đúng với ơn gọi Kitô hữu mình đã lãnh nhận.

Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu,
giàu sang, danh vọng, khoái lạc
là những điều hấp dẫn chúng con.
Chúng trói buộc chúng con
và không cho chúng con tự do ngước lên cao
để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.
Xin giải phóng chúng con
khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất,
nhờ cảm nghiệm được phần nào
sự phong phú của kho tàng trên trời.
Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi
bán tất cả những gì chúng con có,
để mua được viên ngọc quý là Nước Trời.
Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng
trước những lời mời gọi của Chúa,
không bao giờ ngoảnh mặt
để tránh cái nhìn yêu thương
Chúa dành cho từng người trong chúng con. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1 THÁNG TƯ
Thiên Chúa Của Tình Yêu Vô Hạn
Bao nhiêu người trên thế giới, bao nhiêu dân tộc, bao nhiêu truyền thống, bao nhiêu nền văn hóa, bao nhiêu tôn giáo đã bảo vệ và tiếp tục bảo vệ hình ảnh của chính mình nghĩ ra về Thiên Chúa?
Thiên Chúa là hữu thể vô cùng hoàn hảo, là hữu thể tối cao và khôn dò; Ngài là Chủ Tể tuyệt đối của mọi sự. Dường như chuyện Ngài trở thành con người là điều không thể được; cũng dường như không thể được, chuyện Ngài hầu hạ và rửa chân cho các tông đồ, hoặc chuyện Ngài có thể chết trên thập giá. Nhưng, đó là cái nhìn của con người.
Cái nhìn của Thiên Chúa thì hoàn toàn khác. Nói một cách thật đơn giản: Thiên Chúa là tình yêu. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã tạo thành con người theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã thiết lập giao ước với con người. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã trở thành con người. Thiên Chúa đã yêu thương thế giới đến nỗi đã trao ban chính Con Một Ngài, để cho con người có thể đạt được sự sống đời đời (Ga 3,16). Vì Ngài là tình yêu, Thiên Chúa đã chấp nhận con đường thập giá để thứ tha tội lỗi nhân trần và để thiết lập giao ước mới – giao ước vĩnh cửu – trong máu Ngài. Vì Ngài là tình yêu, Ngài đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể.
Tình yêu không nhắm gì khác ngoài sự tốt lành mà nó khao khát muốn làm. Vì sự tốt lành này mà Đấng Toàn Năng sẵn lòng trở nên yếu đuối như một con người, chấp nhận số phận chết như một con người. Ngài sẵn lòng trở nên yếu đuối và bị nhai nuốt đi như tấm bánh: “Này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì anh em. Anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).
Con người có thể chấp nhận một Thiên Chúa chịu đóng đanh hay không? Con người có thể chấp nhận một Thiên Chúa hiến tế hay không? Đó là câu hỏi được đặt ra ngay chính trung tâm của Tam Nhật Thánh.
Hỏi – tức là đã trả lời. Vâng, con người có thể chấp nhận hay từ chối vị Thiên Chúa của tình yêu vô hạn ấy. Thật vậy, con người có thể quay lưng chống lại Thiên Chúa hay thậm chí phủ nhận sự hiện hữu của Ngài. Nhưng còn Thiên Chúa, Ngài “không thể phủ nhận chính Ngài” (2Tm 2,13). Ngài không thể thôi là chính Ngài! Ngài không thể thôi là tình yêu!
– suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II


Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 01/4
Đn 3, 14-20.24-25.28; Ga 8, 31-42.

Lời Suy Niệm: “Giả như các ông là con cái ông Ápraham, hẳn các ông phải làm những việc ông Ápraham đã làm. Thế mà bây giờ các ông lại tìm giết tôi, là người đã nói cho các ông sự thật mà tôi đã nghe biết từ Thiên Chúa. Điều đó, ông Ápraham đã không làm.”
       Thiên Chúa đã ban cho con người có lý trí, sự khôn ngoan và sự tự do. Nhưng con người đã không biết sử dụng đúng, để hướng về Thiên Chúa, phụng thờ Ngài và tạ ơn Ngài; họ chỉ muốn thực hiện những gì họ  suy nghĩ theo bản tính con người với sự hạn hẹp của mình, nên họ đã không nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai.
       Lạy Chúa Giêsu, trong thời đại của chúng con vẫn còn nhiều người không nhận biết Chúa, mà lại thờ ngẫu tượng. Xin cho công cuộc truyền bá đức tin ngày càng được mở rộng, với sự hăng say và nhiệt thành của hết mọi thành phần Dân Chúa.
Mạnh Phương


01 Tháng Tư
Tu Ðâu Cho Bằng Tu Nhà Thờ Cha Kính Mẹ Mới Là Ðạo Con
 Dương Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng ông để hết tâm phụng dưỡng song thân.
Một hôm, ông nghe nói bên đất Thục có ông Vô Tế đại sĩ. Dương Phủ bèn xin từ biệt song thân để đến thụ giáo bậc hiền triết.
Ði được nửa đường, ông gặp một vị lão tăng. vị lão tăng khuyên Dương Phủ: “Gặp được bậc Vô Tế chẳng bằng gặp được Phật”.
Dương Phủ hỏi vặn lại: “Phật ở đâu?”. Vị lão tăng giải thích: “Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy”.
Dương Phủ nghe lời quay về nhà. Ði dọc đường, ông chẳng gặp ai như thế cả. Về đến nhà thì đã khuya, Dương Phủ gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra mở cửa. Bấy giờ, Dương phủ mới chợt nhận ra nơi mẹ mình hình dáng của Ðức Phật mà vị lão tăng đã mô tả.
Từ đấy, Dương Phủ mới nhận ra rằng cha mẹ trong nhà chính là Phật.
Thứ nhất thì tu tại gia
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là đạo con.
Ðể yêu thương con người một cách trọn vẹn, Chúa đã trở thành một con người. Chúa có cha, có mẹ. Chúa sinh ra trong một gia đình… Con người không chỉ được cứu rỗi một cách lẻ loi, nhưng trong một gia đình. Con người cần có một gia đình để sinh ra, để lớn lên và thành toàn… Tại Nagiaréth, Chúa đã lớn lên trong ân sủng và dáng vóc. Chúa đã vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Maria. Chúa đã học đọc, học viết và ngâm nga từng câu kinh thánh với Mẹ Maria. Chúa cũng học cách sử dụng từng dụng cụ trong xưởng mộc của Thánh Giuse.
Trong ba năm sống đời công khai, ngôn ngữ vàcách suy nghĩ của Chúa phản ánh phần nào sự giáo dục mà Chúa đã thụ hưởng nơi cha mẹ.
Xin Chúa thánh hóa tất cả mọi gia đình Việt Nam. Xin Chúa ban cho bậc cha mẹ ý thức được trách nhiệm giáo dục của họ. Xin Chúa ban cho con cái lòng hiếu thảo để biết vâng phục, kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ, nhất là trong lúc tuổi già của các ngài… Và xin cho mọi gia đình Việt Nam luôn biết tranh đấu để bảo vệ sự hiệp nhất trong gia đình và biến gia đình thành Giáo Hội nhỏ của Chúa.
(Lẽ Sống)


Lectio Divina: Gioan 8:31-42
Wednesday 1 April, 2020
Lectio Divina
Thứ Tư Tuần V Mùa Chay                                


1.  Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa, là Thiên Chúa chúng con,
Chúa gọi chúng con để trở thành người tự do.
Xin hãy giúp chúng con luôn luôn thưa với Chúa
Một lời đáp trả của tự do.
Được tự do bởi lời giải thoát và cái chết của Đức Kitô,
Nguyện xin cho chúng con không bao giờ
Tự trói buộc mình vào những sợi dây xích của chính mình nữa,
Dây trói của tội ích kỷ và những quyến luyến sai lạc.
Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con.
2.  Phúc Âm – Gioan 8:31-42 
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người Do Thái đã tin nơi Ngài rằng:  “Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”.  Họ thưa lại Người:  “Chúng tôi là con cháu Abraham, và chưa bao giờ làm nô lệ ai cả.  Tại sao ông lại nói ‘Các ngươi sẽ được tự do’?”
Chúa Giêsu trả lời rằng:  “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi:  Hễ ai phạm tội, thì làm nô lệ cho tội.  Mà tên nô lệ không ở mãi trong nhà; người con mới ở vĩnh viễn trong nhà.  Vậy nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi sẽ được tự do thực sự.  Ta biết các ngươi là con cháu Abraham, thế mà các ngươi lại tìm giết Ta:  vì lời Ta không thấm nhập vào lòng các ngươi.  Ta nói những điều Ta đã thấy nơi Cha Ta.  Còn các ngươi, các ngươi làm điều các ngươi đã thấy nơi cha các ngươi”.  Họ đáp lại:  “Cha chúng tôi chính là Abraham!”
Chúa Giêsu nói:  “Nếu thực sự các ngươi là con cháu Abraham, thì các ngươi làm công việc của Abraham!  Nhưng các ngươi đang tìm giết Ta, là người đã nói cho các ngươi biết sự thật mà Ta nghe tự Thiên Chúa.  Điều đó Abraham đã không làm!  Các ngươi đang làm việc của cha các ngươi!”  Họ lại nói:  “Chúng tôi không phải là những đứa con hoang!  Chúng tôi chỉ có một Cha là Thiên Chúa!”
Chúa Giêsu nói:  “Nếu Thiên Chúa là Cha các ngươi, thì các ngươi yêu mến Ta, vì Ta tự Thiên Chúa mà đến; vì Ta không tự mình mà đến, nhưng chính Ngài đã sai Ta đến”.
3.  Suy Niệm
  Bài suy niệm về chương 8 của Tin Mừng Gioan tiếp tục ngày hôm nay.  Trong hình thức của các vòng tròn đồng tâm, thánh sử Gioan đào sâu vào mầu nhiệm Thiên Chúa bao quanh con người của Chúa Giêsu.  Nó có vẻ giống như là một lời lặp đi lặp lại, bởi vì ông luôn nói về cùng một điểm.  Thực ra, nó là một điểm, nhưng mỗi lần ở một mức độ sâu sắc hơn.  Bài Tin Mừng hôm nay nói về chủ đề mối quan hệ của Chúa Giêsu với Abraham, Tổ Phụ của Dân Thiên Chúa.  Gioan cố gắng giúp các cộng đoàn hiểu được cách Chúa Giêsu đặt mình trong toàn bộ lịch sử Dân Thiên Chúa.  Ông giúp cho họ cảm nhận được sự khác biệt hiện diện giữa Chúa Giêsu và người Do Thái, và cũng như sự khác biệt giữa người Do Thái và những người khác, tất cả chúng ta đều là con cái của Abraham.
  Ga 8:31-32:  Sự tự do phát xuất từ lòng trung thành với lời của Chúa Giêsu.  Chúa Giêsu khẳng định với người Do Thái:  “Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”.  Để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu thì cũng giống như mở lòng mình ra với Thiên Chúa.  Lời Chúa Giêsu chính là lời của Thiên Chúa.  Chúng thông tri sự thật, bởi vì chúng làm cho mọi việc được biết như chúng đang ở dưới mắt của Thiên Chúa và không phải như dưới mắt của người Biệt Phái.  Sau đó, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu sẽ dạy điều tương tự cho các môn đệ.
  Ga 8:33-38:  Là con cái của Abraham thì có nghĩa gì.  Người Do Thái phản ứng ngay lập tức:  “Chúng tôi là con cháu Abraham, và chưa bao giờ làm nô lệ ai cả.  Tại sao ông lại nói ‘Các ngươi sẽ được tự do’?”  Chúa Giêsu lặp lại và xác nhận sự khác biệt giữa người con và người nô lệ mà nói rằng:  “Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi:  Hễ ai phạm tội, thì làm nô lệ cho tội.  Mà tên nô lệ không ở mãi trong nhà; người con mới ở vĩnh viễn trong nhà.  Vậy nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi sẽ được tự do thực sự.”  Chúa Giêsu là người con và ở mãi trong nhà Chúa Cha.  Kẻ nô lệ thì không ở trong nhà Chúa Cha. Sống ở ngoài nhà, ngoài nhà của Thiên Chúa có nghĩa là sống trong tội lỗi.  Nếu họ chấp nhận lời của Chúa Giêsu thì họ có thể trở thành con cái và được tự do thực sự.  Họ sẽ không còn là nô lệ nữa.  Và Chúa Giêsu nói tiếp:  “Ta biết các ngươi là con cháu Abraham, thế mà các ngươi lại tìm giết Ta:  vì lời Ta không thấm nhập vào lòng các ngươi.”  Sự khác biệt thì rất rõ ràng ngay tức thì:  “Ta nói những điều Ta đã thấy nơi Cha Ta.  Còn các ngươi, các ngươi làm điều các ngươi đã thấy nơi cha các ngươi”.  Chúa Giêsu không cho họ quyền nói rằng họ là con cái của Abraham, bởi vì các hành động của họ khẳng định điều trái ngược.
  Ga 8:39-41a:  Con cái Abraham thì làm công việc của Abraham.  Họ quả quyết xác định rằng:  “Cha chúng tôi chính là Abraham!” như thể họ muốn trưng ra cho Chúa Giêsu thấy một tài liệu về căn tính của họ.  Chúa Giêsu lặp lại:  “Nếu thực sự các ngươi là con cháu Abraham, thì các ngươi làm công việc của Abraham!  Nhưng các ngươi đang tìm giết Ta, là người đã nói cho các ngươi biết sự thật mà Ta nghe tự Thiên Chúa.  Điều đó Abraham đã không làm!  Các ngươi đang làm việc của cha các ngươi!”  Giữa những lời này, Người ngụ ý rằng họ là con cái của Satan (Ga 8:44).  Người hàm ý rằng họ là những đứa con hoang.
  Ga 8:41b-42:  “Nếu Thiên Chúa là Cha các ngươi, thì các ngươi yêu mến Ta, vì Ta tự Thiên Chúa mà đến; vì Ta không tự mình mà đến, nhưng chính Ngài đã sai Ta đến”.  Chúa Giêsu lặp đi lặp lại cùng một sự thật nhưng dùng nhiều chữ khác nhau:  “Bất cứ ai đến từ Thiên Chúa thì lắng nghe lời của Thiên Chúa”.  Nguồn gốc của lời khẳng định này là từ tiên tri Giêrêmia, người đã nói rằng:  “Ở trong chúng, Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta.  Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta.  Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia:  ‘Hãy học cho biết ĐỨC CHÚA’, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta – Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA – Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa” (Gr 31:33-34).  Nhưng họ sẽ không mở lòng mình ra để trải qua kinh nghiệm mới này về Thiên Chúa, và bởi vì điều này, họ sẽ không nhận ra Chúa Giêsu là Đấng đã được Chúa Cha sai đến.
4.  Một vài câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân
  Sự tự do là việc quy phục hoàn toàn trước Chúa Cha.  Loại tự do này có hiện hữu trong bạn không?  Bạn có biết ai như thế không?
–  Kinh nghiệm sâu sắc nào trong tôi đã hướng dẫn tôi nhận ra Đức Giêsu là Đấng đã được Thiên Chúa sai đến?
5.  Lời nguyện kết
Lạy CHÚA, chúc tụng Ngài là Thiên Chúa tổ tiên chúng con,
xin dâng lời ca tụng tôn vinh muôn đời.
Chúc tụng danh thánh Ngài vinh hiển, xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.
Chúc tụng Chúa trong thánh điện vinh quang, xin dâng lời ca tụng tôn vinh muôn đời.
Chúa tụng Chúa trên ngôi báu cửu trùng, xin dâng lời ca tung suy tôn muôn đời.
(Đn 3:52-54)