Trang

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

February 01, 2012


Wednesday of the Fourth Week in Ordinary Time 
Lectionary: 325


Reading 1 2 Sm 24:2, 9-17

King David said to Joab and the leaders of the army who were with him,
Tour all the tribes in Israel from Dan to Beer-sheba
and register the people, that I may know their number.
Joab then reported to the king the number of people registered:
in Israel, eight hundred thousand men fit for military service;
in Judah, five hundred thousand.

Afterward, however, David regretted having numbered the people,
and said to the LORD:
I have sinned grievously in what I have done.
But now, LORD, forgive the guilt of your servant,
for I have been very foolish.
When David rose in the morning,
the LORD had spoken to the prophet Gad, David's seer, saying:
"Go and say to David, 'This is what the LORD says:
I offer you three alternatives;
choose one of them, and I will inflict it on you.'"
Gad then went to David to inform him.
He asked: "Do you want a three years' famine to come upon your land,
or to flee from your enemy three months while he pursues you,
or to have a three days' pestilence in your land?
Now consider and decide what I must reply to him who sent me."
David answered Gad: "I am in very serious difficulty.
Let us fall by the hand of God, for he is most merciful;
but let me not fall by the hand of man."
Thus David chose the pestilence.
Now it was the time of the wheat harvest
when the plague broke out among the people.
The LORD then sent a pestilence over Israel
from morning until the time appointed,
and seventy thousand of the people from Dan to Beer-sheba died.
But when the angel stretched forth his hand toward Jerusalem to destroy it,
the LORD regretted the calamity
and said to the angel causing the destruction among the people,
"Enough now! Stay your hand."
The angel of the LORD was then standing
at the threshing floor of Araunah the Jebusite.
When David saw the angel who was striking the people,
he said to the LORD: "It is I who have sinned;
it is I, the shepherd, who have done wrong.
But these are sheep; what have they done?
Punish me and my kindred."

Responsorial Psalm Ps 32:1-2, 5, 6, 7

R. (see 5c) Lord, forgive the wrong I have done.
Blessed is he whose fault is taken away,
whose sin is covered.
Blessed the man to whom the LORD imputes not guilt,
in whose spirit there is no guile.
R. Lord, forgive the wrong I have done.
Then I acknowledged my sin to you,
my guilt I covered not.
I said, "I confess my faults to the LORD,"
and you took away the guilt of my sin.
R. Lord, forgive the wrong I have done.
For this shall every faithful man pray to you
in time of stress.
Though deep waters overflow,
they shall not reach him.
R. Lord, forgive the wrong I have done.
You are my shelter; from distress you will preserve me;
with glad cries of freedom you will ring me round.
R. Lord, forgive the wrong I have done.

Gospel Mk 6:1-6

Jesus departed from there and came to his native place,
accompanied by his disciples.
When the sabbath came he began to teach in the synagogue,
and many who heard him were astonished.
They said, "Where did this man get all this?
What kind of wisdom has been given him?
What mighty deeds are wrought by his hands!
Is he not the carpenter, the son of Mary,
and the brother of James and Joseph and Judas and Simon?
And are not his sisters here with us?"
And they took offense at him.
Jesus said to them,
"A prophet is not without honor except in his native place
and among his own kin and in his own house."
So he was not able to perform any mighty deed there,
apart from curing a few sick people by laying his hands on them.
He was amazed at their lack of faith.

Meditation : They took offense at Jesus and he marveled because of their unbelief
 Are you critical towards others, especially those who may be close to you? The most severe critics are often people very familiar to us, a member of our family, a relative, or neighbor or co-worker we rub shoulders with on a regular basis. Jesus faced a severe testing when he returned to his home town, not simply as the carpenter's son, but now as a rabbi with disciples. It would have been customary for Jesus to go to the synagogue each week during the Sabbath, and when his turn came, to read from the scriptures during the Sabbath service. His hometown folks listened with rapt attention on this occasion because they had heard about the miracles he had performed in other towns. What sign would he do in his hometown?
Jesus startled his familiar audience with a seeming rebuke that no prophet or servant of God can receive honor among his own people. The people of Nazareth took offense at Jesus and refused to listen to what he had to say. They despised his preaching because he was a mere workman, a carpenter, and a layman who had no formal training by a scholar or teacher. They also despised him because of his undistinguished family background. How familiarity can breed contempt. Jesus could do no mighty works in their midst because they were closed-minded and unbelieving towards him. If people have come together to hate and to refuse to understand, then they will see no other point of view than their own and they will refuse to love and accept others. How do you treat those who seem disagreeable to you?
 The word "gospel" literally means "good news". Isaiah had prophesied that the Messiah would come in the power of the Holy Spirit to bring freedom to the afflicted who suffered from physical, mental, or spiritual oppression (see Isaiah 61:1-2). Jesus came to set people free – not only from their physical, mental, and spiritual infirmities - but also from the worst affliction of all – the tyranny of slavery to sin, Satan, and the fear of losing one's life. God's power alone can save us from hopelessness, dejection, and emptiness of life. The gospel of salvation is "good news" for everyone who will receive it. Do you know the joy and freedom of the gospel?
"Lord Jesus, you are the fulfillment of all our hopes and desires. Your Spirit brings grace, truth, freedom, and abundant life. Set my heart on fire with your love and truth."
Psalm 103:1-2,13-14,17-18 
1 Bless the LORD, O my soul; and all that is within me, bless his holy name! 
2 Bless the LORD, O my soul, and forget not all his benefits, 
13 As a father pities his children, so the LORD pities those who fear him. 
14 For he knows our frame; he remembers that we are dust. 
17 But the steadfast love of the LORD is from everlasting to everlasting upon those who fear him, and his righteousness to children's children, 
18 to those who keep his covenant and remember to do his commandments. 
February 1
St. Brigid of Kildare
(c. 452-c. 524)

The known facts about St. Brigid of Kildare are few, but she is revered as one of Ireland's three patron saints (along with Patrick and Columba).
What we do know is that she was a fifth-century nun who founded the Abbey of Kildare, southwest of Dublin. Both monks and nuns lived there, and many accounts record that Brigid served as superior of both the men and women. In any event, the Abbey of Kildare contributed significantly to the spread of Christianity throughout Ireland at a time when traditional Irish religion was disappearing.
Many miracles have been attributed to Brigid. What is more certain is that she was an extraordinary woman who was known especially for her generosity to the poor. Because of the prominence the Abbey of Kildare gained under Brigid's leadership, she is considered the special patron of scholars. Her feast day is observed on February 1.


Patron Saint of:

Dairy workers
Ireland
Nuns
Scholars

THỨ TƯ TUẦN IV MÙA THƯỜNG NIÊN


Thứ Tư sau Chúa Nhật 4 Quanh Năm


Bài Ðọc I (Năm I): Dt 12, 4-7. 11-15
"Chúa sửa dạy ai mà Người yêu mến".
Bài trích thơ gởi tín hữu Do thái.
Anh em thân mến, khi chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa đến nỗi phải đổ máu và anh em đã quên lời yên ủi tôi nói với anh em, như nói với những người con rằng: "Hỡi con, con chớ khinh thường việc Chúa sửa dạy, và đừng nản chí khi Người quở trách con; vì Chúa sửa dạy ai mà Người yêu mến, và đánh đòn kẻ mà Người chọn làm con".
Trong khi được sửa dạy, anh em hãy bền chí, Thiên Chúa xử sự với anh em như con cái: vì có người con nào mà cha không sửa phạt.
Ngày nay, hẳn ai cũng coi việc sửa dạy là nỗi buồn khổ, hơn là nguồn vui, nhưng sau này, nó sẽ mang lại hoa quả bình an công chính cho những ai được sửa dạy.
Vì thế, anh em hãy nâng đỡ những bàn tay bủn rủn và những đầu gối rụng rời.
Ðường anh em đi, anh em hãy bạt cho thẳng, để người què khỏi bị trẹo chân, nhưng được an lành.
Anh em hãy sống hòa thuận với hết mọi người, hãy ăn ở thánh thiện, chẳng vậy không ai được nhìn thấy Thiên Chúa.
Anh em hãy coi chừng đừng ai để mất ơn Chúa, đừng để một rễ cay đắng nào mọc chồi gây xáo trộn và làm cho nhiều người bị nhiễm độc.
Ðó là Lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv. 102, 1-2, 13-14, 17-18a
Ðáp: Lòng yêu thương của Chúa vẫn tồn tại từ thuở nầy tới thuở kia cho những ai kính sợ Ngài. (17)
Xướng 1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể trong người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Ngài. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Ngài. - Ðáp.
2) Cũng như người cha yêu thương con cái, Chúa yêu thương những ai kính sợ Ngài. Ngài biết chúng tôi được luyện bằng chất gì, Ngài nhớ rằng tro bụi là chính chúng tôi! - Ðáp.
3) Nhưng lòng yêu thương của Chúa vẫn còn tồn tại từ thuở nọ tới thuở kia cho những ai kính sợ Ngài, và đức công minh Chúa còn dành để cho con cháu họ, cho những ai giữ lời minh ước của Ngài. - Ðáp.

* * *

Bài Ðọc I (Năm II): 2 Sm 24, 2. 9-17
"Chính con đã phạm tội, nhưng những người này là những con chiên, họ có làm gì đâu?"
Trích sách Samuel quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, vua Ðavít nói với Gioáp tư lệnh quân đội rằng: "Ngươi hãy đi kinh lý khắp các chi tộc Israel, từ Ðan đến Bersabê, và kiểm tra dân chúng, để ta biết dân số".
Gioáp nạp sổ kiểm tra dân chúng cho vua. Trong dân Israel có tám trăm ngàn dũng sĩ biết xử dụng gươm, còn phía Giuđa có năm trăm ngàn người thiện chiến.
Sau khi kiểm tra dân số, Ðavít hồi hộp và thưa cùng Chúa rằng: "Con đã phạm tội nặng nề trong việc con đã làm. Nhưng, lạy Chúa, xin xoá tội ác cho tôi tớ Chúa, vì con đã hành động quá dại dột". Sáng hôm sau, khi Ðavít thức dậy, có lời Chúa phán cùng ông Gad, vị tiên tri và thị kiến của Ðavít rằng: "Ngươi hãy đi nói với Ðavít: Ðây Chúa phán: Ta cho ngươi ba điều, ngươi hãy chọn điều nào ngươi muốn, rồi Ta sẽ thi hành". Gad đến cùng Ðavít và tâu rằng: "Hoặc ngài phải chịu bảy năm đói kém trong nước ngài, hoặc trong ba tháng, ngài phải lẩn trốn quân thù tìm bắt bớ ngài, hoặc là trong nước ngài phải chịu dịch tả suốt ba ngày, giờ đây ngài hãy suy nghĩ đắn đo và chịu điều nào đi để tôi thưa lại cùng Ðấng đã sai tôi". Ðavít trả lời cho Gad rằng: "Tôi khổ quá! Nhưng thà rơi vào tay Chúa còn hơn là rơi vào tay người phàm, vì Chúa rất nhân từ".
Chúa đã giáng cơn dịch tả xuống Israel từ sáng hôm ấy cho đến thời gian đã định. Từ Ðan tới Bersabê, có đến bảy mươi ngàn người đàn ông trong dân phải chết. Ðang lúc thiên thần Chúa giơ tay để tàn phá Giêrusalem, thì Chúa hối tiếc trước sự đau khổ, nên phán bảo thiên thần đang giết phạt dân chúng rằng: "Thôi đủ rồi! Giờ đây hãy dừng tay lại". Bấy giờ thiên thần Chúa đang ở gần sân lúa của Aruna người Giêbusa. Khi thấy thiên thần sát phạt dân chúng, Ðavít thưa cùng Chúa rằng: "Chính con là kẻ đã phạm tội, chính con đã làm điều gian ác; nhưng những người này là những con chiên, họ có làm gì đâu? Vậy xin tay Chúa đè nặng trên con và trên nhà cha con".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 31, 1-2. 5. 6. 7
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa đã tha thứ tội lỗi cho con (c. 5c).
Xướng: 1) Phúc thay người được tha thứ lỗi lầm, và tội phạm của người được ơn che đậy! Phúc thay người mà Chúa không trách cứ lỗi lầm, và trong lòng người đó chẳng có mưu gian. - Ðáp.
2) Con xưng ra cùng Chúa tội phạm của con, và lỗi lầm của con, con đã không che giấu. Con nói: "Con thú thực cùng Chúa điều gian ác của con, và Chúa đã tha thứ tội lỗi cho con". - Ðáp.
3) Bởi thế nên mọi người tín hữu sẽ nguyện cầu cùng Chúa trong thời buổi khốn khó gian truân. Khi sóng cả ba đào ập tới, chúng sẽ không hại nổi những người này. - Ðáp.
4) Chúa là chỗ dung thân, Chúa giữ tôi khỏi điều nguy khổ, Chúa đùm bọc tôi trong niềm vui ơn cứu độ. - Ðáp.

* * *

Alleluia: Ga 8,12
Alleluia, Alleluia. - Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 6,1-6
"Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương".
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người.
Ðến ngày Sabát, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sủng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: "Bởi đâu ông nầy được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông nầy chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?"
Và họ vấp phạm vì Người.
Chúa Giêsu liền bảo họ: "Không một tiên tri nào mà không bị kinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình".
Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin.
Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.
Ðó là Lời Chúa.

Suy Niệm:
Ðức Giêsu bị người đồng hương chối từ. Mặc dù họ kinh ngạc, thán phục sự khôn ngoan của Ngài. Nhưng họ không tin Ngài, vì Ngài cũng có một nguồn gốc bình thường y như họ.
Thiên Chúa muốn làm người để cảm thông, thân thiện, chia sẻ thân phận hèn mọn của con người. Nhưng xót xa thay! Chính điểm Thiên Chúa muốn sát gần con người lại là điểm con người bị vấp phạm.

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, chúng con sấp mình phục bái tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con cảm nghiệm được tình yêu sâu xa khi Chúa chia sẻ thân phận khốn cùng của chúng con. Ngày nay, Chúa vẫn còn hiện diện trong những anh em bé mọn nhất. Xin cho chúng con biết đón nhận Chúa qua những người anh em đó; xin đừng vì dáng vẻ bên ngoài quá tầm thường khiến chúng con xúc phạm làm buồn lòng Chúa. Amen.

Suy Niệm:
Cuộc sống âm thầm
Thánh Gioan Bosco, nhà giáo dục giới trẻ lừng danh nhất của thế kỷ 19 đã kể lại giấc mơ năm Ngài lên 9 tuổi như sau: Ngài mơ thấy mình ở giữa một đám trẻ đang chơi đùa, nghịch ngợm, cãi cọ và nói những lời thô tục. Muốn cho đám trẻ một bài học, cậu bé liền gọi một số em ra và dùng nắm tay để đe dọa. Nhưng chính lúc đó, Chúa Giêsu hiện ra gọi cậu bé lại và nói:
- Này Gioan, muốn biến những con chó sói này thành chiên con, thì con không nên dùng sức mạnh của đôi tay, mà hãy dùng lòng tốt.
Lúc đó, cậu bé thưa với Chúa:
- Lạy Chúa, chắc con không làm được đâu.
Chúa Giêsu liền chỉ cho Gioan Bosco thấy gương mặt hiền hậu của một người mẹ đang đi bên cạnh và nói:
- Ðây là mẹ của con và cũng là mẹ của chúng nữa. Với mẹ, con có thể biến đổi giới trẻ cho Nước Chúa, cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Quả thật, về sau, cả công cuộc giáo dục giới trẻ của Gioan Bosco đều được đặt dưới sự hướng dẫn và bảo trợ của Mẹ Maria. Nhưng để có thể đến với Mẹ Maria, Gioan Bosco đã tiếp nhận lời dạy bảo và gương sáng của chính người mẹ ruột của mình. Có lẽ ngài không bao giờ quên lời căn dặn của mẹ ngài: "Mẹ đã sinh ra trong cảnh nghèo, mẹ đã sống trong cảnh nghèo; nếu con muốn làm linh mục để nên giàu có, thì mẹ sẽ không bao giờ đến thăm con nữa".
Mẹ Maria có lẽ đã không bao giờ nói một lời như thế với Chúa Giêsu, khi Ngài đã sống bên cạnh Mẹ Maria tại Nazareth trong suốt 30 năm. Tin Mừng đã không ghi lại một lời nào của Mẹ trong giai đoạn này, nhưng chắc chắn, cũng như mọi đứa trẻ, Chúa Giêsu đã sống và lớn lên một cách bình thường, nghĩa là Ngài đã từng uống từng lời dạy dỗ của Mẹ. Sống kiếp người chỉ có 33 năm, thì 30 năm, Chúa Giêsu lại dành cho cuộc sống ẩn dật âm thầm tại Nazareth. Ðây chắc chắn không phải là một giai đoạn uổng phí trong cuộc đời Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã không lập gia đình, nhưng đã sống phần lớn cuộc sống của Ngài trong gia đình, một cuộc sống âm thầm và bình thường, đến độ những người đồng hương của Ngài phải thốt lên với giọng gần như khinh bỉ: "Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria sao?"
Phản ứng của những người đồng hương về những năm âm thầm của Chúa Giêsu tại Nazareth là một xác quyết rằng Chúa Giêsu đề cao đời sống gia đình. Ngài đã không sống như một siêu nhân, Ngài đã không làm bất cứ một việc phi thường nào, nhưng đã sống một cách bình dị trong cảnh nghèo như mọi người. Chính vì Con Thiên Chúa đã sống một cách bình dị những thực tại hàng ngày của cuộc sống gia đình, mà đời sống ấy mang một giá trị và có ý nghĩa đối với con người. Tất cả những biến cố trong cuộc sống của Con Thiên Chúa làm người đều đáng được chúng ta chiêm ngưỡng, và trong ánh sáng của những biến cố ấy, chúng ta được mời gọi để nhìn vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Nguyện xin Chúa thánh hóa cuộc sống mỗi ngày của chúng ta, để chúng ta sống một cách sung mãn từng giây phút và trở thành nhân chứng tình yêu Chúa trước mặt mọi người.

Suy nim:
Chẳng rõ Đức Giêsu đã xa gia đình, xa ngôi làng Nadarét bao lâu rồi. 
Nhưng hôm nay, Ngài lại trở về với hội đường của làng vào ngày sabát. 
Dù sao Ngài đã có danh tiếng trước đám đông, lại có môn đệ đi theo… 
Trở về với hội đường thân quen, Ngài được mời đọc sách thánh và giảng dạy. 
Nghe lời Ngài giảng, nhiều người sửng sốt ngỡ ngàng.
Bởi đâu ông này được như thế? 
Ông được khôn ngoan như vậy nghĩa là làm sao?
Ông làm được những phép lạ như thế nghĩa là gì?”
 (c. 2). 
Những câu hỏi cho thấy người dân Nadarét nhìn nhận 
sự khôn ngoan trong lời giảng và quyền năng trong việc làm 
mà họ bắt gặp nơi con người ông Giêsu, người cùng làng với họ. 
Chỉ có điều là họ nghĩ không ra nguồn gốc của những chuyện đó.
Tại sao họ lại không coi Đức Giêsu là người của Thiên Chúa, 
và coi Thiên Chúa là nguồn gốc mọi khả năng lạ lùng của Ngài? 
Câu trả lời là vì người dân làng đã quá quen với ông Giêsu. 
Họ tự hào biết rất rõ về nghề nghiệp của ông: một bác thợ. 
Họ tự hào biết rất rõ về họ hàng ruột thịt: mẹ và anh chị em của ông, 
những người họ có thể kể tên, những người đang là bà con lối xóm với họ. 
Họ cũng biết rõ quãng đời thơ ấu và trưởng thành của ông Giêsu. 
Chính cái biết này đã ngăn cản 
khiến họ không thể tin ông Giêsu là một ngôn sứ. 
Hay đúng hơn chính vì họ có một hình ảnh rất cao cả về một ngôn sứ 
nên quá khứ bình thường của Đức Giêsu khiến họ không thể tin được.
Người dân Nadarét đã không ngờ mình có người làng cao trọng đến thế: 
một ngôn sứ, một Đấng Kitô, một Thiên Chúa làm người, ở với họ. 
Và họ cũng không ngờ sự cao trọng đó lại được gói trong lớp áo tầm thường, 
không ngờ Đức Giêsu sẽ là người làm cho cả thế giới biết đến Nadarét. 
Làm thế nào chúng ta tránh được sai lầm của người Nadarét xưa? 
Cần tập nhận ra Chúa đến với mình trong cái bình thường của cuộc sống. 
Cần thấy Chúa nơi những người tầm thường mà ta quen gặp mỗi ngày.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu,
dân làng Nadarét đã không tin Chúa
vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.
Các môn đệ đã không tin Chúa
khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.
Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa
chỉ vì Chúa sống như một con người.
Cũng có lúc chúng con không tin Chúa
hiện diện dưới hình bánh mong manh,
nơi một linh mục yếu đuối,
trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.
Dường như Chúa thích ẩn mình
nơi những gì thế gian chê bỏ,
để chúng con tập nhận ra Ngài
bằng con mắt đức tin.
Xin thêm đức tin cho chúng con
để khiêm tốn thấy Ngài
tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

Tĩnh tâm... đó là nhìn lại chính mình trong nội tâm, gặt hái những gì đã gieo, thu hoạch kết quả trong chúng ta Đó là giây phút lắng đọng nơi các khả thể giao nhau, để hít lấy một hơi thở và tiến đến một cách cẩn thận con đường đang rộng mở. Đó cũng là kết hợp mật thiết với những con người mà họ thương mến, đã mất đi, một cuộc di hành ngắn trong quá khứ vẫn còn hiện diện trong tim chúng ta, một tiếng gọi âm thầm đến những linh hồn thân thương và đến những kỷ niệm quí báu. Đó là sự tập trung trước khi có hiệu lực, sự yên tĩnh trước bão tô'. Người ta tĩnh tâm như một trẻ thơ tìm được bàn tay để nắm vững, người ta tập trung trưóc khi hoạt động, để bắt đầu lại, người ta động viên tâm hổn trong thinh lặng nơi người ta gợi lên những điểm mốc. Đối diện với trời hay với hư vô, ngay bờ vực sâu hay dưới chân núi, trước điều không thể vượt qua được, để thắng sợ hãi, tìm can đảm hay múc lây sức lực, thu gom những mẫu rời rạt cho một hình ghép mầu nhiệm, để dâng lên một bó hoa như một lời cầu nguyện. Đó là giây phút thâm mật với Đâhg đã gieo chúng ta, đã trồng chúng ta vào nơi đón nhận chúng ta cách tô't đẹp nhất, đôi khi lại đón nhận chúng ta và đổng hành với chúng ta cho đến khi trường thành.
Yves Duteil — Panorama 
01/02/12 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN
Mc 6,1-6
*****
HÃY TIN, ĐỪNG CỨNG LÒNG
“Người lấy làm lạ vì họ không tin.” (Mc 6,6)
Suy niệm: Những người đồng hương với Chúa Giêsu “rất đỗi ngạc nhiên” vì lời giảng dạy khôn ngoan và những phép lạ kỳ diệu của Ngài. Vậy mà họ lại không tin! Thế mới lạ!!! Họ ngạc nhiên rồi không tin vì không chấp nhận được vì sao mà “bác thợ mộc, con bà Maria” làng ta, ba mươi năm sống trong làng như bao người khác, nay trở về sau một thời gian đi vắng lại đổi thay như vậy; hơn nữa ai còn lạ gì nguồn gốc lai lịch của bác ta: một gia đình thợ thuyền tầm thường, anh em họ hàng vẫn sống rành rành ra đó. Dân làng Nadarét ngạc nhiên và “bị vấp phạm vì Ngài.” Điều đó khiến Chúa Giêsu “ngạc nhiên vì họ không tin.”
Mời Bạn: Thái độ cứng lòng tin vẫn còn là vấn đề của thời đại chúng ta. Lắm khi vì gần quá mà chúng ta không nhận ra giá trị của người khác, lắm khi sự thân cận lại dẫn chúng ta đến chỗ coi thường. Quen quá hoá nhàm, bụt nhà không thiêng là vậy: Trào lưu vật chất, hưởng thụ khiến người ta dửng dưng trước những vấn đề tâm linh; lối sống đạo chỉ cốt giữ cho “thường thường bậc trung” với những thói quen “xem lễ, đọc kinh” đã trở thành máy móc khiến không ít kitô hữu trở nên “cứng lòng”. Hãy phá bỏ cái vỏ cứng đó bằng việc làm với đức tin và lòng mến.
Sống Lời Chúa: Trước khi làm việc gì, nhất là việc đạo đức, bạn dừng lại vài giây hướng lòng về Chúa để khơi dậy ý thức làm việc với tinh thần đức tin và tâm tình yêu mến.
Cầu nguyện: Chúa ơi, với lòng khiêm tốn con cầu xin Chúa thương giúp con phá vỡ cái vỏ cứng lòng của con để con có thể vượt ra khỏi cái tôi hẹp hòi ích kỷ và dẫn dắt con vươn xa mãi trên hành trình đức tin.
(5 Phút Lời Chúa)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Dt 12, 1-4; TIN MỪNG THEO THÁNH Mc 5, 21-43.
LỜI SUY NIỆM: “Có một ông Trưởng hội đường tên là Giaia đi tới. Vừa thấy Đức Giêsu, ông ta sụp xuống dưới chân Người, và khẩn khoản nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống” (Mc 5,22-23). Trong câu chuyện này chúng ta thấy ông trưởng hội đường là một nhân vật có thể giá trong cộng đoàn Do-Thái giáo, nhưng khi con gái của ông ngã bệnh, ông nghĩ ngay đến Chúa Giêsu.
          Điều khá lạ lùng là ông đã đích thân đến với Chúa Giêsu chứ không sai người nhà. Điều cũng khó hiểu là ông lại bỏ mặc đứa con gái trong tình trạng hấp hối nằm ở nhà một mình. Trong hoàn cảnh này làm cho chúng ta có vài điều phải suy luận: Thứ nhất có lẽ ông phải đích thân đi vì không ai chịu đi thay cho ông. Thứ đến là người nhà của ông đều tỏ ra nghi ngờ về quyền năng của Chúa Giêsu trong hoàn cảnh này, chạy đến chẳng được gì chỉ mất công thôi.
          Theo tinh thần câu chuyện, nếu ông không đi tìm Chúa Giêsu để xin Ngài giúp đỡ, người nhà của ông còn hài lòng hơn. Nhưng ông ta đã bất chấp dư luận và thách đố đó.
          Đây là một con người đã biết quên hết mọi sự, trừ một việc muốn được Chúa Giêsu cứu giúp mình, chính vì ông biết quên hết cho nên ông nhớ mãi rằng Chúa Giêsu là Chúa Cứu Thế.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
01 Tháng Hai
Rừng Mắm

Trong một chuyện ngắn mang tựa đề "Rừng Mắm", cố văn sĩ Bình Nguyên Lộc đã giải thích về ích lời của cây mắm qua mẩu đối thoại sau đây giữa hai ông cháu:
- Cây mắm sao con không nghe nói đến bao giờ?
- Con không nghe nói vì cây mắm không dùng được để làm gì hết, cho đến làm củi chụm lửa cũng không được nữa là.
- Vậy trời sinh nó làm chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sinh ra hằng hà sa số như là cỏ vậy?
Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước, phù sa là đất bùn mềm lũn và không bao giờ thành đất thịt để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một mai kia, cây mắm sẽ ngã rạp, giống tràm sẽ nối ngôi mắm. Rồi sau mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được. Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, Ông cụ vịn vai nó nói tiếp: "Ông với tía, má con là cây mắm, chân giam trong bùn. Ðời con là tràm, chân vẫn còn lắm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. Ðời cây mắm tuy vô ích nhưng không uổng đâu con". 
Mỗi lần nhìn lại thời gian đã qua, chúng ta thường tự hỏi: "Tôi đã làm gì được cho tôi, cho quê hương, cho Giáo Hội?". Ý nghĩ về sự vô tích sự của mình có thể tạo nên trong tâm hồn chúng ta mỗi chua xót, đắng cay, thất vọng. 
Chúng ta hãy nhìn lại của đất phù sa và cây mắm trong câu chuyện trên đây. Cần phải có cây mắm, đất phù sa mới trở thành đất thịt, để rồi từ đó cây tràm và các laọi câu khác mới có thể mọc lên. 
Mỗi một người sinh ra trên cõi đời này, dù tàn tật, dù dốt nát và xấu xa đến đâu, cũng có thể là một thứ cây mắm, cây tràm để cho đất đai trở thành màu mỡ, nhờ đó những cây ăn trái mới có thể vươn lên. 
Ước gì ý nghĩa ấy giúp chúng ta có một cái nhìn lạc quan hơn về quá khứ, về chính bản thân của chúng ta. Trong Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, mỗi người đều có một chỗ đứng trong lịch sử nhân loại và đều có một giá trị bổ túc cho những thiếu sót của người khác. 
Với ý nghĩ ấy, còn tâm tình nào xứng hợp hơn trong giây phút này cho bằng tri ân, cảm mến đối với Thiên Chúa Tình Yêu? Cảm tạ Ngài đã tạo dựng nên chúng ta, cảm tạ ngài đã ban chúng ta được phục vụ Ngài, cảm tạ Ngài đã cho chúng ta được hữu dụng trong Tình Yêu Quan Phòng của ngài.
 (Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư, Tuần IV TN2
Bài đọc: Heb 12:4-7, 11-15; II Sam 24:2, 9-17; Mk 6:1-6.
1/ Bài đọc I (năm lẻ):
4 Quả thật, trong cuộc chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa chống trả đến mức đổ máu đâu. Thiên Chúa lấy tình cha mà giáo dục. 5 Anh em đã quên lời khuyên nhủ được nói với anh em như với những người con: Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. 6 Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. 7 Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?
11 Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.
12 Bởi vậy, hãy làm cho những bàn tay bủn rủn, những đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ.
13 Hãy sửa đường cho thẳng mà đi, để người què khỏi trật bước và hơn nữa, còn được chữa lành.
14 Anh em phải cố ăn ở hoà thuận với mọi người, phải gắng trở nên thánh thiện; vì không có sự thánh thiện, thì không ai sẽ được thấy Chúa.
15 Anh em phải coi chừng, kẻo có ai lừng khừng mà mất ân sủng của Thiên Chúa, kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn và do đó làm hư hỏng nhiều người.
2/ Bài đọc I (năm chẵn):
2 Vua bảo ông Giô-áp, tướng chỉ huy quân lực, đang ở với vua: "Hãy rảo khắp các chi tộc Ít-ra-en, từ Đan tới Bơ-e Se-va, và điều tra nhân khẩu để ta biết dân số."
9 Ông Giô-áp nộp cho vua con số của cuộc điều tra dân số: Ít-ra-en có tám trăm ngàn chiến binh biết tuốt gươm, và Giu-đa có năm trăm ngàn. 10 Vua Đa-vít áy náy trong lòng sau khi đã kiểm tra dân số như vậy. Vua Đa-vít thưa cùng ĐỨC CHÚA: "Con đã phạm tội nặng khi làm như thế. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA, xin bỏ qua lỗi lầm của tôi tớ Ngài, vì con đã hành động rất ngu xuẩn."
11 Sáng hôm sau, khi vua Đa-vít dậy, đã có lời ĐỨC CHÚA phán với ngôn sứ Gát, thầy chiêm của vua Đa-vít, rằng: 12 "Hãy đi nói với Đa-vít: ĐỨC CHÚA phán thế này: "Ta đưa ra cho ngươi ba điều. Ngươi hãy chọn lấy một trong ba, và Ta sẽ thực hiện cho ngươi."
13 Vậy ông Gát đến gặp vua Đa-vít, báo cho vua và nói: "Ngài muốn điều gì xảy ra: hoặc bảy năm đói trong toàn nước ngài, hoặc ba tháng chạy trốn trước mặt kẻ thù đuổi theo ngài, hoặc ba ngày ôn dịch? Bây giờ xin ngài suy nghĩ xem tôi phải trả lời thế nào cho Đấng đã sai tôi."
14 Vua Đa-vít nói với ông Gát: "Tôi lâm vào cảnh rất ngặt nghèo. Thà chúng ta sa vào tay ĐỨC CHÚA còn hơn, vì lòng thương của Người bao la, nhưng ước chi tôi đừng sa vào tay người phàm!" 15 ĐỨC CHÚA giáng ôn dịch xuống Ít-ra-en từ sáng hôm đó cho đến lúc đã định, và từ Đan tới Bơ-e Se-va, có bảy mươi ngàn người trong dân đã chết.
16 Thiên sứ đưa tay về phía Giê-ru-sa-lem để tàn phá thành, nhưng ĐỨC CHÚA hối tiếc vì tai hoạ đó, và Người bảo thiên sứ có nhiệm vụ tiêu diệt dân: "Đủ rồi! Bây giờ rút tay lại." Thiên sứ của ĐỨC CHÚA đang ở gần sân lúa của ông A-rau-na, người Giơ-vút. 17 Vua Đa-vít thưa với ĐỨC CHÚA, khi thấy thiên sứ có nhiệm vụ đánh phạt dân, ông nói: "Ngài coi, chính con đã phạm tội, chính con có lỗi; nhưng đàn chiên đó đã làm gì? Xin tay Ngài cứ đè trên con và nhà cha con!"
3/ Phúc Âm:
1 Đức Giêsu ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo.
2 Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?
3 Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Joses, Judah và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?" Và họ vấp ngã vì Người. 4 Đức Giêsu bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi."
5 Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Phải có tình yêu với những người thân cận của mình.
Con người thường bị chi phối bởi ba tật xấu: tính ngoan cố, tính kiêu ngạo, và tính ghen tị.
Tính ngoan cố làm con người từ chối nhận ra sự thật và sự sửa dạy. Tính kiêu ngạo làm mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa và với tha nhân bị thiệt hại. Tính ghen tị làm con người không còn sáng suốt để nhận ra những điều hay lẽ phải của người khác.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong những mối tương quan của con người và nêu bật sự quan trọng của tình yêu. Trong Bài Đọc I, năm lẻ, tác-giả Thư Do-thái ví mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người như mối liên hệ giữa cha và con. Như người cha phải sửa phạt con cái, Thiên Chúa cũng phải sửa phạt con người. Mục đích của việc sửa phạt không phải vì ghét bỏ nhưng vì yêu thương; để giúp con người có đủ bản lãnh đương đầu với những thử thách của cuộc đời. Trong Bài đọc I, năm chẵn, Thiên Chúa phải sửa phạt vua David vì tính kiêu ngạo của nhà vua, Vua đã cho kiểm kê dân số để xem tài năng của mình đã làm cho đất nước được hùng mạnh thế nào; vua quên đi người làm cho vương quốc được hùng mạnh chính là Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Thánh Marcô tường thuật thái độ khinh thường và ghen tị của những người đồng hương với Chúa Giêsu. Họ đã không vượt qua được những thành kiến về nghề nghiệp và gia đình, để tin vào sự khôn ngoan và uy quyền của Thiên Chúa. Chúa Giêsu báo trước cho các ngôn sứ 3 nơi mà họ bị khinh thường: gia đình, họ hàng, và quê hương.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I (năm lẻ): Dạy dỗ và sửa phạt vì lo lắng cho tương lai của con.
1.1/ Hai kiểu mẫu giáo dục: Người tị nạn Việt-Nam chắc chắn đã nhiều lần bị giằng co giữa 2 kiểu mẫu giáo dục con:
(1) Kiểu giáo dục Âu-Mỹ: Không được dùng bạo lực với con nít như: mắng chửi, đe dọa, và đánh đòn. Phải dùng những cách để trẻ con nhận ra lỗi lầm của nó như đứng ra một nơi riêng và tạm thời không cho tham gia vào những sinh họat chung. Phải chăng những cách thức này hiệu quả cho tất cả mọi trẻ?
(2) Kiểu giáo dục Kinh Thánh và Việt-Nam: Tác-giả Thư Do-Thái khuyên: “Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?” Động từ Hy-Lạp dùng ở đọan này là “mastigo,w = đánh đòn; kỷ luật; trừng phạt.” Một người có thể cho cả 3 nghĩa đều thích hợp ở đây. Nhưng trong các Sách Khôn Ngoan và Sách Tiên Tri, các hình phạt của Thiên Chúa dành cho những người không tuân theo lệnh của Ngài, không phải chỉ đơn thuần là các cách thức giúp con người nhận ra lầm lỗi; nhiều lần các tác giả đã nói đến cây roi (Pro 10:13, 13:24, Isa 9:4), đổ máu, và ngay cả cái chết. Truyền thống Việt-Nam cũng theo truyền thống Kinh-Thánh khi nói: “Thương cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi.”
Người cha vô trách nhiệm là người cha không huấn luyện và sửa dạy con mình, và để mặc cho chúng muốn làm gì thì làm. Một đứa trẻ vô kỷ luật sẽ không thể thành công trên đường đời. Tương tự, cái đau khổ nhất của con người là khi Thiên Chúa để mặc họ muốn làm gì thì làm. Một khi Thiên Chúa để mặc, ma quỉ sẽ vào và thao túng người đó; họ sẽ trở thành nô lệ cho ma quỉ.
1.2/ Tâm lý của người bị sửa dạy: Đa số con người đều không muốn cho ai nói động đến, sửa dạy, và sửa phạt mình. Tác giả Thư Do-thái cũng nói lên điều này: “Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.” Mục đích của việc sửa dạy là nhắm tới lợi ích tương lai của đương sự. Chẳng hạn, khẩu hiệu huấn luyện các binh lính: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu.” Tương tự trong việc huấn luyện đức tin: “Bởi vậy, hãy làm cho những bàn tay bủn rủn, những đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ. Hãy sửa đường cho thẳng mà đi, để người què khỏi trật bước và hơn nữa, còn được chữa lành.” Để con người có thể vượt qua mọi đau khổ của cuộc đời, đức tin con người cần được thử luyện như vàng thử lửa.
Hơn nữa, việc sửa dạy không phải chỉ nhắm tới cá nhân đương sự mà thôi, nhưng còn nhắm tới lợi ích của cộng đoàn, và những người đương sự sẽ có trách nhiệm nữa: “Anh em phải cố ăn ở hoà thuận với mọi người, phải gắng trở nên thánh thiện; vì không có sự thánh thiện, thì không ai sẽ được thấy Chúa. Anh em phải coi chừng, kẻo có ai lừng khừng mà mất ân sủng của Thiên Chúa, kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn và do đó làm hư hỏng nhiều người.”
2/ Bài đọc I (năm chẵn): Lạy Đức Chúa, con đã hành động rất ngu xuẩn!
2.1/ Vua David hối hận vì đã cho kiểm tra dân số: Việc kiểm tra dân số tự nó không có gì là xấu; nhưng ý hướng của David là nguyên do làm cho việc kiểm tra thành xấu trước nhan Thiên Chúa. Vua David nghĩ ông là nguyên do của sự phát triển phồn thịnh của Israel. Chính vua David đã cảm thấy áy náy trong lòng sau khi đã kiểm tra dân số như vậy. Vua David thưa cùng Đức Chúa: "Con đã phạm tội nặng khi làm như thế. Giờ đây, lạy Đức Chúa, xin bỏ qua lỗi lầm của tôi tớ Ngài, vì con đã hành động rất ngu xuẩn."
Đã phạm tội, cần phải được sửa phạt. Thiên Chúa cho David chọn hình phạt: "hoặc bảy năm đói trong toàn nước ngài, hoặc ba tháng chạy trốn trước mặt kẻ thù đuổi theo ngài, hoặc ba ngày ôn dịch." Vua David không biết chọn điều nào, nên nói với ông Gath, người của Thiên Chúa: "Tôi lâm vào cảnh rất ngặt nghèo. Thà chúng ta sa vào tay Đức Chúa còn hơn, vì lòng thương của Người bao la, nhưng ước chi tôi đừng sa vào tay người phàm!"

2.2/ Vua David xin Đức Chúa phạt mình thay vì toàn dân: Đức Chúa giáng ôn dịch xuống Israel từ sáng hôm đó cho đến lúc đã định, và từ Dan tới Beer Sheba, có bảy mươi ngàn người trong dân đã chết. Khi thấy sự việc xảy ra, vua David thưa với Đức Chúa: "Chính con đã phạm tội, chính con có lỗi; nhưng đàn chiên đó đã làm gì? Xin tay Ngài cứ đè trên con và nhà cha con!"
Nhiều người sẽ đồng ý với David, vì tội ai làm người ấy chịu; chứ tại sao Thiên Chúa bắt người vô tội cũng phải chịu hình phạt. Điều con người dễ quên là cả tội và phúc đều mang tính cộng đoàn. Nếu mọi người đều phải chịu hình phạt do tội nguyên tổ, mọi người cùng được hưởng phúc do công nghiệp của Đức Kitô. Tội kiêu ngạo không chỉ gây thiệt hại cho đương sự, nhưng còn ảnh hưởng đến sự đoàn kết của gia đình, cộng đoàn, và xã hội. Thiên Chúa muốn cho vua David và mọi người chúng ta nhận thức rõ điều này; để biết nghĩ đến sự thiệt hại cho tha nhân khi chúng ta cố tình trong tính kiêu ngạo của mình.
3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu bị khinh thị tại quê quán của Ngài.
3.1/ Họ nhận ra sự khôn ngoan và uy quyền của Chúa Giêsu: Khi họ nghe những lời giảng dạy của Chúa trong hội đường, và chứng kiến các phép lạ Ngài làm, một cách khách quan họ đã phải thốt lên: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?” Thay vì truy tầm căn nguyên của những điều lạ lùng này, họ để thành kiến ảnh hưởng đến sự phê phán và cách đối xử của họ với Chúa Giêsu. Lý do sâu xa hơn là vì kiêu ngạo, con người không muốn ai hơn mình; nhất là những người ở địa vị thấp kém hơn mình về tuổi tác, gia thế, và hoàn cảnh xã hội.
3.2/ Họ khinh thường Chúa Giêsu vì 2 lý do:
(1) Nghề nghiệp: của Chúa Giêsu là thợ mộc. Cũng như nghề nghiệp đánh cá của các tông-đồ, nghề thợ mộc được coi như nghề lao động tay chân và ít học thức. Giảng dạy khôn ngoan không thể đến từ những người làm những việc này. Nói theo kiểu Việt-nam, “con vua thì lại làm vua, con bác xã chùa lại quét lá đa.”
(2) Gia tộc tầm thường: “Ông ta không phải con bà Maria, và là anh em của các ông James, Joses, Judah và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?" Có lẽ Thánh Giuse đã qua đời lâu trước khi biến cố này xảy ra, nên không thấy họ nhắc tới Thánh Giuse, mà chỉ đề cập đến Đức Mẹ. Những tên được đề cập tới có lẽ là các anh chị em họ của Chúa. Họ có ý muốn nói: một người sinh ra từ một gia tộc tầm thường như thế, không thể nào làm được những công việc như Chúa Giêsu đã làm.
3.3/ Ba nơi ngôn sứ bị coi thường: Lẽ ra, “một người làm quan cả họ được nhờ;” nhưng khi cả họ không được nhờ, không phải vì cá nhân người làm quan, nhưng vì sự khinh thường của những người trong họ hàng. Chúa Giêsu trở về quê quán là để giảng dạy và giúp đỡ những người thân thuộc lối xóm; nhưng đứng trước thái độ khinh thường của họ, “Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin.” Chúa Giêsu để lại cho các ngôn sứ một bài học thực tế, họ sẽ bị khinh thường tại 3 nơi: (1) chính quê hương mình; (2) giữa đám bà con thân thuộc; và (3) trong gia đình mình.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Để có thể thành công trong cuộc đời, chúng ta cần phải được sửa dạy và chịu hình phạt. Tương tự, để đức tin của chúng ta có thể vượt qua những thử thách trong cuộc đời, Thiên Chúa cần sửa phạt những khi chúng ta lầm lỗi.
- Kiêu ngạo là tội được liệt kê đầu tiên trong "Bảy Mối Tội Đầu." Chúng ta phải khiêm nhường nhận ra và tận diệt mọi mầm mống kiêu ngạo nếu có trong bản thân. Kiêu ngạo không chỉ hành hạ cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến gia đình, cộng đoàn, và xã hội.
- Ghen tị làm chúng ta mù quáng và đối xử bất công với người khác. Để bảo toàn sự công bằng, chúng ta cần loại bỏ ghen tị và vui mừng với những gì người khác đã làm hay đạt được. Chúng ta cần có thái độ này nhất là với những người trong gia đình và cộng đoàn.

Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP