Thứ Tư sau Chúa Nhật 4 Quanh Năm
Bài Ðọc I (Năm I): Dt 12, 4-7. 11-15
"Chúa sửa dạy ai mà Người yêu mến".
Bài trích thơ gởi tín hữu Do thái.
Anh em thân mến, khi chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa đến
nỗi phải đổ máu và anh em đã quên lời yên ủi tôi nói với anh em, như nói với những
người con rằng: "Hỡi con, con chớ khinh thường việc Chúa sửa dạy, và đừng
nản chí khi Người quở trách con; vì Chúa sửa dạy ai mà Người yêu mến, và đánh
đòn kẻ mà Người chọn làm con".
Trong khi được sửa dạy, anh em hãy bền chí, Thiên Chúa xử
sự với anh em như con cái: vì có người con nào mà cha không sửa phạt.
Ngày nay, hẳn ai cũng coi việc sửa dạy là nỗi buồn khổ,
hơn là nguồn vui, nhưng sau này, nó sẽ mang lại hoa quả bình an công chính cho
những ai được sửa dạy.
Vì thế, anh em hãy nâng đỡ những bàn tay bủn rủn và những
đầu gối rụng rời.
Ðường anh em đi, anh em hãy bạt cho thẳng, để người què
khỏi bị trẹo chân, nhưng được an lành.
Anh em hãy sống hòa thuận với hết mọi người, hãy ăn ở
thánh thiện, chẳng vậy không ai được nhìn thấy Thiên Chúa.
Anh em hãy coi chừng đừng ai để mất ơn Chúa, đừng để một
rễ cay đắng nào mọc chồi gây xáo trộn và làm cho nhiều người bị nhiễm độc.
Ðó là Lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv. 102, 1-2, 13-14, 17-18a
Ðáp: Lòng yêu thương của Chúa vẫn tồn
tại từ thuở nầy tới thuở kia cho những ai kính sợ Ngài. (17)
Xướng 1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể
trong người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Ngài. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng
Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Ngài. - Ðáp.
2) Cũng như người cha yêu thương con cái, Chúa yêu thương
những ai kính sợ Ngài. Ngài biết chúng tôi được luyện bằng chất gì, Ngài nhớ rằng
tro bụi là chính chúng tôi! - Ðáp.
3) Nhưng lòng yêu thương của Chúa vẫn còn tồn tại từ thuở
nọ tới thuở kia cho những ai kính sợ Ngài, và đức công minh Chúa còn dành để
cho con cháu họ, cho những ai giữ lời minh ước của Ngài. - Ðáp.
* * *
Bài Ðọc I (Năm II): 2 Sm 24, 2. 9-17
"Chính con đã phạm tội, nhưng những người này là những
con chiên, họ có làm gì đâu?"
Trích sách Samuel quyển thứ hai.
Trong những ngày ấy, vua Ðavít nói với Gioáp tư lệnh quân
đội rằng: "Ngươi hãy đi kinh lý khắp các chi tộc Israel, từ Ðan đến
Bersabê, và kiểm tra dân chúng, để ta biết dân số".
Gioáp nạp sổ kiểm tra dân chúng cho vua. Trong dân Israel
có tám trăm ngàn dũng sĩ biết xử dụng gươm, còn phía Giuđa có năm trăm ngàn người
thiện chiến.
Sau khi kiểm tra dân số, Ðavít hồi hộp và thưa cùng Chúa
rằng: "Con đã phạm tội nặng nề trong việc con đã làm. Nhưng, lạy Chúa, xin
xoá tội ác cho tôi tớ Chúa, vì con đã hành động quá dại dột". Sáng hôm
sau, khi Ðavít thức dậy, có lời Chúa phán cùng ông Gad, vị tiên tri và thị kiến
của Ðavít rằng: "Ngươi hãy đi nói với Ðavít: Ðây Chúa phán: Ta cho ngươi
ba điều, ngươi hãy chọn điều nào ngươi muốn, rồi Ta sẽ thi hành". Gad đến
cùng Ðavít và tâu rằng: "Hoặc ngài phải chịu bảy năm đói kém trong nước
ngài, hoặc trong ba tháng, ngài phải lẩn trốn quân thù tìm bắt bớ ngài, hoặc là
trong nước ngài phải chịu dịch tả suốt ba ngày, giờ đây ngài hãy suy nghĩ đắn
đo và chịu điều nào đi để tôi thưa lại cùng Ðấng đã sai tôi". Ðavít trả lời
cho Gad rằng: "Tôi khổ quá! Nhưng thà rơi vào tay Chúa còn hơn là rơi vào
tay người phàm, vì Chúa rất nhân từ".
Chúa đã giáng cơn dịch tả xuống Israel từ sáng hôm ấy cho
đến thời gian đã định. Từ Ðan tới Bersabê, có đến bảy mươi ngàn người đàn ông
trong dân phải chết. Ðang lúc thiên thần Chúa giơ tay để tàn phá Giêrusalem,
thì Chúa hối tiếc trước sự đau khổ, nên phán bảo thiên thần đang giết phạt dân
chúng rằng: "Thôi đủ rồi! Giờ đây hãy dừng tay lại". Bấy giờ thiên thần
Chúa đang ở gần sân lúa của Aruna người Giêbusa. Khi thấy thiên thần sát phạt
dân chúng, Ðavít thưa cùng Chúa rằng: "Chính con là kẻ đã phạm tội, chính
con đã làm điều gian ác; nhưng những người này là những con chiên, họ có làm gì
đâu? Vậy xin tay Chúa đè nặng trên con và trên nhà cha con".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 31, 1-2. 5. 6. 7
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa đã tha thứ tội
lỗi cho con (c. 5c).
Xướng: 1) Phúc thay người được tha thứ lỗi lầm, và tội phạm
của người được ơn che đậy! Phúc thay người mà Chúa không trách cứ lỗi lầm, và
trong lòng người đó chẳng có mưu gian. - Ðáp.
2) Con xưng ra cùng Chúa tội phạm của con, và lỗi lầm của
con, con đã không che giấu. Con nói: "Con thú thực cùng Chúa điều gian ác
của con, và Chúa đã tha thứ tội lỗi cho con". - Ðáp.
3) Bởi thế nên mọi người tín hữu sẽ nguyện cầu cùng Chúa
trong thời buổi khốn khó gian truân. Khi sóng cả ba đào ập tới, chúng sẽ không
hại nổi những người này. - Ðáp.
4) Chúa là chỗ dung thân, Chúa giữ tôi khỏi điều nguy khổ,
Chúa đùm bọc tôi trong niềm vui ơn cứu độ. - Ðáp.
* * *
Alleluia:
Ga 8,12
Alleluia,
Alleluia. - Chúa phán: "Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh
sáng ban sự sống. - Alleluia.
Phúc Âm:
Mc 6,1-6
"Không
một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương".
Bài trích
Phúc Âm theo Thánh Marcô.
Khi ấy,
Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người.
Ðến ngày
Sabát, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sủng sốt về giáo lý
của Người, nên nói rằng: "Bởi đâu ông nầy được như vậy? Sao ông được khôn
ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông nầy chẳng phải
bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em
ông không ở với chúng ta đây sao?"
Và họ vấp
phạm vì Người.
Chúa Giêsu
liền bảo họ: "Không một tiên tri nào mà không bị kinh bỉ ở quê hương, gia
đình họ hàng mình".
Ở đó Người
không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc
nhiên vì họ cứng lòng tin.
Người đi rảo
qua các làng chung quanh mà giảng dạy.
Ðó là Lời
Chúa.
Suy Niệm:
Ðức Giêsu
bị người đồng hương chối từ. Mặc dù họ kinh ngạc, thán phục sự khôn ngoan của
Ngài. Nhưng họ không tin Ngài, vì Ngài cũng có một nguồn gốc bình thường y như
họ.
Thiên Chúa
muốn làm người để cảm thông, thân thiện, chia sẻ thân phận hèn mọn của con người.
Nhưng xót xa thay! Chính điểm Thiên Chúa muốn sát gần con người lại là điểm con
người bị vấp phạm.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, chúng con sấp mình phục bái tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con cảm
nghiệm được tình yêu sâu xa khi Chúa chia sẻ thân phận khốn cùng của chúng con.
Ngày nay, Chúa vẫn còn hiện diện trong những anh em bé mọn nhất. Xin cho chúng
con biết đón nhận Chúa qua những người anh em đó; xin đừng vì dáng vẻ bên ngoài
quá tầm thường khiến chúng con xúc phạm làm buồn lòng Chúa. Amen.
Suy Niệm:
Cuộc sống
âm thầm
Thánh
Gioan Bosco, nhà giáo dục giới trẻ lừng danh nhất của thế kỷ 19 đã kể lại giấc
mơ năm Ngài lên 9 tuổi như sau: Ngài mơ thấy mình ở giữa một đám trẻ đang chơi
đùa, nghịch ngợm, cãi cọ và nói những lời thô tục. Muốn cho đám trẻ một bài học,
cậu bé liền gọi một số em ra và dùng nắm tay để đe dọa. Nhưng chính lúc đó,
Chúa Giêsu hiện ra gọi cậu bé lại và nói:
- Này
Gioan, muốn biến những con chó sói này thành chiên con, thì con không nên dùng
sức mạnh của đôi tay, mà hãy dùng lòng tốt.
Lúc đó, cậu
bé thưa với Chúa:
- Lạy
Chúa, chắc con không làm được đâu.
Chúa Giêsu
liền chỉ cho Gioan Bosco thấy gương mặt hiền hậu của một người mẹ đang đi bên cạnh
và nói:
- Ðây là mẹ
của con và cũng là mẹ của chúng nữa. Với mẹ, con có thể biến đổi giới trẻ cho
Nước Chúa, cho một thế giới tốt đẹp hơn.
Quả thật,
về sau, cả công cuộc giáo dục giới trẻ của Gioan Bosco đều được đặt dưới sự hướng
dẫn và bảo trợ của Mẹ Maria. Nhưng để có thể đến với Mẹ Maria, Gioan Bosco đã
tiếp nhận lời dạy bảo và gương sáng của chính người mẹ ruột của mình. Có lẽ
ngài không bao giờ quên lời căn dặn của mẹ ngài: "Mẹ đã sinh ra trong cảnh
nghèo, mẹ đã sống trong cảnh nghèo; nếu con muốn làm linh mục để nên giàu có,
thì mẹ sẽ không bao giờ đến thăm con nữa".
Mẹ Maria
có lẽ đã không bao giờ nói một lời như thế với Chúa Giêsu, khi Ngài đã sống bên
cạnh Mẹ Maria tại Nazareth trong suốt 30 năm. Tin Mừng đã không ghi lại một lời
nào của Mẹ trong giai đoạn này, nhưng chắc chắn, cũng như mọi đứa trẻ, Chúa
Giêsu đã sống và lớn lên một cách bình thường, nghĩa là Ngài đã từng uống từng
lời dạy dỗ của Mẹ. Sống kiếp người chỉ có 33 năm, thì 30 năm, Chúa Giêsu lại
dành cho cuộc sống ẩn dật âm thầm tại Nazareth. Ðây chắc chắn không phải là một
giai đoạn uổng phí trong cuộc đời Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã không lập gia đình,
nhưng đã sống phần lớn cuộc sống của Ngài trong gia đình, một cuộc sống âm thầm
và bình thường, đến độ những người đồng hương của Ngài phải thốt lên với giọng
gần như khinh bỉ: "Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria sao?"
Phản ứng của
những người đồng hương về những năm âm thầm của Chúa Giêsu tại Nazareth là một xác quyết rằng Chúa Giêsu đề
cao đời sống gia đình. Ngài đã không sống như một siêu nhân, Ngài đã không làm
bất cứ một việc phi thường nào, nhưng đã sống một cách bình dị trong cảnh nghèo
như mọi người. Chính vì Con Thiên Chúa đã sống một cách bình dị những thực tại
hàng ngày của cuộc sống gia đình, mà đời sống ấy mang một giá trị và có ý nghĩa
đối với con người. Tất cả những biến cố trong cuộc sống của Con Thiên Chúa làm
người đều đáng được chúng ta chiêm ngưỡng, và trong ánh sáng của những biến cố ấy,
chúng ta được mời gọi để nhìn vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Nguyện xin
Chúa thánh hóa cuộc sống mỗi ngày của chúng ta, để chúng ta sống một cách sung
mãn từng giây phút và trở thành nhân chứng tình yêu Chúa trước mặt mọi người.
Suy niệm:
Chẳng rõ Đức Giêsu đã xa gia đình, xa ngôi làng Nadarét bao lâu rồi.
Nhưng hôm nay, Ngài lại trở về với hội đường của làng vào ngày sabát.
Dù sao Ngài đã có danh tiếng trước đám đông, lại có môn đệ đi theo…
Trở về với hội đường thân quen, Ngài được mời đọc sách thánh và giảng dạy.
Nghe lời Ngài giảng, nhiều người sửng sốt ngỡ ngàng.
Nhưng hôm nay, Ngài lại trở về với hội đường của làng vào ngày sabát.
Dù sao Ngài đã có danh tiếng trước đám đông, lại có môn đệ đi theo…
Trở về với hội đường thân quen, Ngài được mời đọc sách thánh và giảng dạy.
Nghe lời Ngài giảng, nhiều người sửng sốt ngỡ ngàng.
“Bởi đâu ông này được như thế?
Ông được khôn ngoan như vậy nghĩa là làm sao?
Ông làm được những phép lạ như thế nghĩa là gì?” (c. 2).
Những câu hỏi cho thấy người dân Nadarét nhìn nhận
sự khôn ngoan trong lời giảng và quyền năng trong việc làm
mà họ bắt gặp nơi con người ông Giêsu, người cùng làng với họ.
Chỉ có điều là họ nghĩ không ra nguồn gốc của những chuyện đó.
Ông được khôn ngoan như vậy nghĩa là làm sao?
Ông làm được những phép lạ như thế nghĩa là gì?” (c. 2).
Những câu hỏi cho thấy người dân Nadarét nhìn nhận
sự khôn ngoan trong lời giảng và quyền năng trong việc làm
mà họ bắt gặp nơi con người ông Giêsu, người cùng làng với họ.
Chỉ có điều là họ nghĩ không ra nguồn gốc của những chuyện đó.
Tại sao họ lại không coi Đức Giêsu là người của Thiên Chúa,
và coi Thiên Chúa là nguồn gốc mọi khả năng lạ lùng của Ngài?
Câu trả lời là vì người dân làng đã quá quen với ông Giêsu.
Họ tự hào biết rất rõ về nghề nghiệp của ông: một bác thợ.
Họ tự hào biết rất rõ về họ hàng ruột thịt: mẹ và anh chị em của ông,
những người họ có thể kể tên, những người đang là bà con lối xóm với họ.
Họ cũng biết rõ quãng đời thơ ấu và trưởng thành của ông Giêsu.
Chính cái biết này đã ngăn cản
khiến họ không thể tin ông Giêsu là một ngôn sứ.
Hay đúng hơn chính vì họ có một hình ảnh rất cao cả về một ngôn sứ
nên quá khứ bình thường của Đức Giêsu khiến họ không thể tin được.
và coi Thiên Chúa là nguồn gốc mọi khả năng lạ lùng của Ngài?
Câu trả lời là vì người dân làng đã quá quen với ông Giêsu.
Họ tự hào biết rất rõ về nghề nghiệp của ông: một bác thợ.
Họ tự hào biết rất rõ về họ hàng ruột thịt: mẹ và anh chị em của ông,
những người họ có thể kể tên, những người đang là bà con lối xóm với họ.
Họ cũng biết rõ quãng đời thơ ấu và trưởng thành của ông Giêsu.
Chính cái biết này đã ngăn cản
khiến họ không thể tin ông Giêsu là một ngôn sứ.
Hay đúng hơn chính vì họ có một hình ảnh rất cao cả về một ngôn sứ
nên quá khứ bình thường của Đức Giêsu khiến họ không thể tin được.
Người dân Nadarét đã không ngờ mình có người làng cao trọng đến thế:
một ngôn sứ, một Đấng Kitô, một Thiên Chúa làm người, ở với họ.
Và họ cũng không ngờ sự cao trọng đó lại được gói trong lớp áo tầm thường,
không ngờ Đức Giêsu sẽ là người làm cho cả thế giới biết đến Nadarét.
Làm thế nào chúng ta tránh được sai lầm của người Nadarét xưa?
Cần tập nhận ra Chúa đến với mình trong cái bình thường của cuộc sống.
Cần thấy Chúa nơi những người tầm thường mà ta quen gặp mỗi ngày.
một ngôn sứ, một Đấng Kitô, một Thiên Chúa làm người, ở với họ.
Và họ cũng không ngờ sự cao trọng đó lại được gói trong lớp áo tầm thường,
không ngờ Đức Giêsu sẽ là người làm cho cả thế giới biết đến Nadarét.
Làm thế nào chúng ta tránh được sai lầm của người Nadarét xưa?
Cần tập nhận ra Chúa đến với mình trong cái bình thường của cuộc sống.
Cần thấy Chúa nơi những người tầm thường mà ta quen gặp mỗi ngày.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
dân làng Nadarét đã không tin Chúa
vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.
Các môn đệ đã không tin Chúa
khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.
Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa
chỉ vì Chúa sống như một con người.
dân làng Nadarét đã không tin Chúa
vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công.
Các môn đệ đã không tin Chúa
khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự.
Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa
chỉ vì Chúa sống như một con người.
Cũng có lúc chúng con không tin Chúa
hiện diện dưới hình bánh mong manh,
nơi một linh mục yếu đuối,
trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.
hiện diện dưới hình bánh mong manh,
nơi một linh mục yếu đuối,
trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.
Dường như Chúa thích ẩn mình
nơi những gì thế gian chê bỏ,
để chúng con tập nhận ra Ngài
bằng con mắt đức tin.
nơi những gì thế gian chê bỏ,
để chúng con tập nhận ra Ngài
bằng con mắt đức tin.
Xin thêm đức tin cho chúng con
để khiêm tốn thấy Ngài
tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.
để khiêm tốn thấy Ngài
tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J
Tĩnh tâm... đó là nhìn lại chính mình
trong nội tâm, gặt hái những gì đã gieo, thu hoạch kết quả trong chúng ta Đó là
giây phút lắng đọng nơi các khả thể giao nhau, để hít lấy một hơi thở và tiến đến
một cách cẩn thận con đường đang rộng mở. Đó cũng là kết hợp mật thiết với những
con người mà họ thương mến, đã mất đi, một cuộc di hành ngắn trong quá khứ vẫn
còn hiện diện trong tim chúng ta, một tiếng gọi âm thầm đến những linh hồn thân
thương và đến những kỷ niệm quí báu. Đó là sự tập trung trước khi có hiệu lực,
sự yên tĩnh trước bão tô'. Người ta tĩnh tâm như một trẻ thơ tìm được bàn tay để
nắm vững, người ta tập trung trưóc khi hoạt động, để bắt đầu lại, người ta động
viên tâm hổn trong thinh lặng nơi người ta gợi lên những điểm mốc. Đối diện với
trời hay với hư vô, ngay bờ vực sâu hay dưới chân núi, trước điều không thể vượt
qua được, để thắng sợ hãi, tìm can đảm hay múc lây sức lực, thu gom những mẫu rời
rạt cho một hình ghép mầu nhiệm, để dâng lên một bó hoa như một lời cầu nguyện.
Đó là giây phút thâm mật với Đâhg đã gieo chúng ta, đã trồng chúng ta vào nơi
đón nhận chúng ta cách tô't đẹp nhất, đôi khi lại đón nhận chúng ta và đổng
hành với chúng ta cho đến khi trường thành.
Yves Duteil — Panorama
01/02/12 THỨ TƯ ĐẦU THÁNG TUẦN 4 TN
Mc 6,1-6
*****
HÃY TIN, ĐỪNG CỨNG LÒNG
“Người lấy làm lạ vì họ không tin.” (Mc
6,6)
Suy niệm: Những người đồng hương với Chúa Giêsu “rất đỗi ngạc
nhiên” vì lời giảng dạy khôn ngoan và những phép lạ kỳ diệu của Ngài. Vậy mà họ
lại không tin! Thế mới lạ!!! Họ ngạc nhiên rồi không tin vì không chấp nhận được
vì sao mà “bác thợ mộc, con bà Maria” làng ta, ba mươi năm sống trong làng như
bao người khác, nay trở về sau một thời gian đi vắng lại đổi thay như vậy; hơn
nữa ai còn lạ gì nguồn gốc lai lịch của bác ta: một gia đình thợ thuyền tầm thường,
anh em họ hàng vẫn sống rành rành ra đó. Dân làng Nadarét ngạc nhiên và “bị vấp
phạm vì Ngài.” Điều đó khiến Chúa Giêsu “ngạc nhiên vì họ không tin.”
Mời Bạn: Thái độ cứng lòng tin vẫn còn là vấn đề của thời đại
chúng ta. Lắm khi vì gần quá mà chúng ta không nhận ra giá trị của người khác,
lắm khi sự thân cận lại dẫn chúng ta đến chỗ coi thường. Quen quá hoá nhàm, bụt
nhà không thiêng là vậy: Trào lưu vật chất, hưởng thụ khiến người ta dửng dưng
trước những vấn đề tâm linh; lối sống đạo chỉ cốt giữ cho “thường thường bậc
trung” với những thói quen “xem lễ, đọc kinh” đã trở thành máy móc khiến không
ít kitô hữu trở nên “cứng lòng”. Hãy phá bỏ cái vỏ cứng đó bằng việc làm với đức
tin và lòng mến.
Sống Lời Chúa: Trước khi làm việc gì, nhất là việc đạo đức, bạn dừng
lại vài giây hướng lòng về Chúa để khơi dậy ý thức làm việc với tinh thần đức
tin và tâm tình yêu mến.
Cầu nguyện: Chúa ơi, với lòng khiêm tốn con cầu xin Chúa thương
giúp con phá vỡ cái vỏ cứng lòng của con để con có thể vượt ra khỏi cái tôi hẹp
hòi ích kỷ và dẫn dắt con vươn xa mãi trên hành trình đức tin.
(5 Phút Lời Chúa)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Dt 12, 1-4; TIN MỪNG THEO THÁNH Mc 5,
21-43.
LỜI SUY NIỆM: “Có một ông Trưởng hội
đường tên là Giaia đi tới. Vừa thấy Đức Giêsu, ông ta sụp xuống dưới chân Người,
và khẩn khoản nài xin: “Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên
cháu, để nó được cứu thoát và được sống” (Mc 5,22-23). Trong câu chuyện này
chúng ta thấy ông trưởng hội đường là một nhân vật có thể giá trong cộng đoàn
Do-Thái giáo, nhưng khi con gái của ông ngã bệnh, ông nghĩ ngay đến Chúa Giêsu.
Điều khá lạ
lùng là ông đã đích thân đến với Chúa Giêsu chứ không sai người nhà. Điều cũng
khó hiểu là ông lại bỏ mặc đứa con gái trong tình trạng hấp hối nằm ở nhà một
mình. Trong hoàn cảnh này làm cho chúng ta có vài điều phải suy luận: Thứ nhất
có lẽ ông phải đích thân đi vì không ai chịu đi thay cho ông. Thứ đến là người
nhà của ông đều tỏ ra nghi ngờ về quyền năng của Chúa Giêsu trong hoàn cảnh
này, chạy đến chẳng được gì chỉ mất công thôi.
Theo tinh
thần câu chuyện, nếu ông không đi tìm Chúa Giêsu để xin Ngài giúp đỡ, người nhà
của ông còn hài lòng hơn. Nhưng ông ta đã bất chấp dư luận và thách đố đó.
Đây là một
con người đã biết quên hết mọi sự, trừ một việc muốn được Chúa Giêsu cứu giúp
mình, chính vì ông biết quên hết cho nên ông nhớ mãi rằng Chúa Giêsu là Chúa Cứu
Thế.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
01 Tháng Hai
Rừng Mắm
Trong một chuyện ngắn
mang tựa đề "Rừng Mắm", cố văn sĩ Bình Nguyên Lộc đã giải thích về
ích lời của cây mắm qua mẩu đối thoại sau đây giữa hai ông cháu:
- Cây mắm sao con
không nghe nói đến bao giờ?
- Con không nghe nói
vì cây mắm không dùng được để làm gì hết, cho đến làm củi chụm lửa cũng không
được nữa là.
- Vậy trời sinh nó làm
chi mà vô ích dữ vậy ông nội, lại sinh ra hằng hà sa số như là cỏ vậy?
Bờ biển này mỗi năm được
phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước, phù sa là đất bùn mềm lũn và
không bao giờ thành đất thịt để ta hưởng nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho
chắc đất. Một mai kia, cây mắm sẽ ngã rạp, giống tràm sẽ nối ngôi mắm. Rồi sau
mấy đời tràm, đất sẽ thuần, cây ăn trái mới mọc được. Thấy thằng cháu nội ngơ
ngác chưa hiểu, Ông cụ vịn vai nó nói tiếp: "Ông với tía, má con là cây mắm,
chân giam trong bùn. Ðời con là tràm, chân vẫn còn lắm bùn chút ít, nhưng đất
đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau. Ðời cây mắm tuy
vô ích nhưng không uổng đâu con".
Mỗi lần nhìn lại thời gian đã qua, chúng ta thường
tự hỏi: "Tôi đã làm gì được cho tôi, cho quê hương, cho Giáo Hội?". Ý
nghĩ về sự vô tích sự của mình có thể tạo nên trong tâm hồn chúng ta mỗi chua
xót, đắng cay, thất vọng.
Chúng ta hãy nhìn lại của đất phù sa và cây mắm
trong câu chuyện trên đây. Cần phải có cây mắm, đất phù sa mới trở thành đất thịt,
để rồi từ đó cây tràm và các laọi câu khác mới có thể mọc lên.
Mỗi một người sinh ra trên cõi đời này, dù tàn tật,
dù dốt nát và xấu xa đến đâu, cũng có thể là một thứ cây mắm, cây tràm để cho đất
đai trở thành màu mỡ, nhờ đó những cây ăn trái mới có thể vươn lên.
Ước gì ý nghĩa ấy giúp chúng ta có một cái nhìn
lạc quan hơn về quá khứ, về chính bản thân của chúng ta. Trong Tình Yêu Quan
Phòng của Chúa, mỗi người đều có một chỗ đứng trong lịch sử nhân loại và đều có
một giá trị bổ túc cho những thiếu sót của người khác.
Với ý nghĩ ấy, còn tâm
tình nào xứng hợp hơn trong giây phút này cho bằng tri ân, cảm mến đối với
Thiên Chúa Tình Yêu? Cảm tạ Ngài đã tạo dựng nên chúng ta, cảm tạ ngài đã ban
chúng ta được phục vụ Ngài, cảm tạ Ngài đã cho chúng ta được hữu dụng trong
Tình Yêu Quan Phòng của ngài.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư, Tuần IV TN2
Bài đọc: Heb
12:4-7, 11-15; II Sam 24:2, 9-17; Mk 6:1-6.
1/ Bài đọc I (năm lẻ):
4 Quả thật, trong cuộc
chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa chống trả đến mức đổ máu đâu. Thiên Chúa lấy
tình cha mà giáo dục. 5 Anh em đã quên lời khuyên nhủ được nói với anh em như với những người con:
Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. 6 Vì Chúa thương ai
thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. 7 Anh em hãy kiên trì
để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật
vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?
11 Ngay lúc bị sửa dạy,
thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người
chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.
12 Bởi vậy, hãy làm cho
những bàn tay bủn rủn, những đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ.
13 Hãy sửa đường cho thẳng
mà đi, để người què khỏi trật bước và hơn nữa, còn được chữa lành.
14 Anh em phải cố ăn ở
hoà thuận với mọi người, phải gắng trở nên thánh thiện; vì không có sự thánh
thiện, thì không ai sẽ được thấy Chúa.
15 Anh em phải coi chừng,
kẻo có ai lừng khừng mà mất ân sủng của Thiên Chúa, kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy
mầm, gây xáo trộn và do đó làm hư hỏng nhiều người.
2/ Bài đọc I (năm chẵn):
2 Vua bảo ông Giô-áp,
tướng chỉ huy quân lực, đang ở với vua: "Hãy rảo khắp các chi tộc
Ít-ra-en, từ Đan tới Bơ-e Se-va, và điều tra nhân khẩu để ta biết dân số."
9 Ông Giô-áp nộp cho
vua con số của cuộc điều tra dân số: Ít-ra-en có tám trăm ngàn chiến binh biết
tuốt gươm, và Giu-đa có năm trăm ngàn. 10 Vua Đa-vít áy náy trong
lòng sau khi đã kiểm tra dân số như vậy. Vua Đa-vít thưa cùng ĐỨC CHÚA:
"Con đã phạm tội nặng khi làm như thế. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA, xin bỏ qua lỗi
lầm của tôi tớ Ngài, vì con đã hành động rất ngu xuẩn."
11 Sáng hôm sau, khi
vua Đa-vít dậy, đã có lời ĐỨC CHÚA phán với ngôn sứ Gát, thầy chiêm của vua
Đa-vít, rằng: 12 "Hãy đi nói với Đa-vít: ĐỨC CHÚA phán thế này: "Ta đưa ra cho
ngươi ba điều. Ngươi hãy chọn lấy một trong ba, và Ta sẽ thực hiện cho
ngươi."
13 Vậy ông Gát đến gặp
vua Đa-vít, báo cho vua và nói: "Ngài muốn điều gì xảy ra: hoặc bảy năm
đói trong toàn nước ngài, hoặc ba tháng chạy trốn trước mặt kẻ thù đuổi theo
ngài, hoặc ba ngày ôn dịch? Bây giờ xin ngài suy nghĩ xem tôi phải trả lời thế
nào cho Đấng đã sai tôi."
14 Vua Đa-vít nói với
ông Gát: "Tôi lâm vào cảnh rất ngặt nghèo. Thà chúng ta sa vào tay ĐỨC
CHÚA còn hơn, vì lòng thương của Người bao la, nhưng ước chi tôi đừng sa vào
tay người phàm!" 15 ĐỨC CHÚA giáng ôn dịch xuống Ít-ra-en từ sáng hôm đó cho đến lúc đã định, và
từ Đan tới Bơ-e Se-va, có bảy mươi ngàn người trong dân đã chết.
16 Thiên sứ đưa tay về
phía Giê-ru-sa-lem để tàn phá thành, nhưng ĐỨC CHÚA hối tiếc vì tai hoạ đó, và
Người bảo thiên sứ có nhiệm vụ tiêu diệt dân: "Đủ rồi! Bây giờ rút tay lại."
Thiên sứ của ĐỨC CHÚA đang ở gần sân lúa của ông A-rau-na, người Giơ-vút. 17 Vua Đa-vít thưa với
ĐỨC CHÚA, khi thấy thiên sứ có nhiệm vụ đánh phạt dân, ông nói: "Ngài coi,
chính con đã phạm tội, chính con có lỗi; nhưng đàn chiên đó đã làm gì? Xin tay
Ngài cứ đè trên con và nhà cha con!"
3/ Phúc Âm:
1 Đức Giêsu ra khỏi đó
và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo.
2 Đến ngày sa-bát, Người
bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói:
"Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm
sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?
3 Ông ta không phải là
bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Joses, Judah và Simon
sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?" Và họ
vấp ngã vì Người. 4 Đức Giêsu bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê
hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà
thôi."
5 Người đã không thể
làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa
lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Phải có tình yêu với
những người thân cận của mình.
Con người thường bị chi phối
bởi ba tật xấu: tính ngoan cố, tính kiêu ngạo, và tính ghen tị.
Tính ngoan cố làm con người
từ chối nhận ra sự thật và sự sửa dạy. Tính kiêu ngạo làm mối liên hệ giữa con
người với Thiên Chúa và với tha nhân bị thiệt hại. Tính ghen tị làm con người
không còn sáng suốt để nhận ra những điều hay lẽ phải của người khác.
Các Bài Đọc hôm nay tập
trung trong những mối tương quan của con người và nêu bật sự quan trọng của
tình yêu. Trong Bài Đọc I, năm lẻ, tác-giả Thư Do-thái ví mối liên hệ giữa
Thiên Chúa và con người như mối liên hệ giữa cha và con. Như người cha phải sửa
phạt con cái, Thiên Chúa cũng phải sửa phạt con người. Mục đích của việc sửa phạt
không phải vì ghét bỏ nhưng vì yêu thương; để giúp con người có đủ bản lãnh
đương đầu với những thử thách của cuộc đời. Trong Bài đọc I, năm chẵn, Thiên
Chúa phải sửa phạt vua David vì tính kiêu ngạo của nhà vua, Vua đã cho kiểm kê
dân số để xem tài năng của mình đã làm cho đất nước được hùng mạnh thế nào; vua
quên đi người làm cho vương quốc được hùng mạnh chính là Thiên Chúa. Trong Phúc
Âm, Thánh Marcô tường thuật thái độ khinh thường và ghen tị của những người đồng
hương với Chúa Giêsu. Họ đã không vượt qua được những thành kiến về nghề nghiệp
và gia đình, để tin vào sự khôn ngoan và uy quyền của Thiên Chúa. Chúa Giêsu
báo trước cho các ngôn sứ 3 nơi mà họ bị khinh thường: gia đình, họ hàng, và
quê hương.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I (năm lẻ): Dạy dỗ và sửa phạt vì lo lắng cho tương lai của con.
1.1/ Hai kiểu mẫu giáo dục:
Người tị nạn Việt-Nam chắc chắn đã nhiều lần bị giằng co giữa 2 kiểu mẫu giáo dục
con:
(1) Kiểu giáo dục Âu-Mỹ:
Không được dùng bạo lực với con nít như: mắng chửi, đe dọa, và đánh đòn. Phải
dùng những cách để trẻ con nhận ra lỗi lầm của nó như đứng ra một nơi riêng và
tạm thời không cho tham gia vào những sinh họat chung. Phải chăng những cách thức
này hiệu quả cho tất cả mọi trẻ?
(2) Kiểu giáo dục Kinh
Thánh và Việt-Nam: Tác-giả Thư Do-Thái khuyên: “Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa
dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy,
và có nhận ai làm con thì Người mới cho
roi cho vọt. Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy.
Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà
người cha không sửa dạy?” Động từ Hy-Lạp dùng ở đọan này là “mastigo,w = đánh
đòn; kỷ luật; trừng phạt.” Một người có thể cho cả 3 nghĩa đều thích hợp ở đây.
Nhưng trong các Sách Khôn Ngoan và Sách Tiên Tri, các hình phạt của Thiên Chúa
dành cho những người không tuân theo lệnh của Ngài, không phải chỉ đơn thuần là
các cách thức giúp con người nhận ra lầm lỗi; nhiều lần các tác giả đã nói đến
cây roi (Pro 10:13, 13:24, Isa 9:4), đổ máu, và ngay cả cái chết. Truyền thống
Việt-Nam cũng theo truyền thống Kinh-Thánh khi nói: “Thương cho roi cho vọt. Ghét
cho ngọt cho bùi.”
Người cha vô trách nhiệm là
người cha không huấn luyện và sửa dạy con mình, và để mặc cho chúng muốn làm gì
thì làm. Một đứa trẻ vô kỷ luật sẽ không thể thành công trên đường đời. Tương tự,
cái đau khổ nhất của con người là khi Thiên Chúa để mặc họ muốn làm gì thì làm.
Một khi Thiên Chúa để mặc, ma quỉ sẽ vào và thao túng người đó; họ sẽ trở thành
nô lệ cho ma quỉ.
1.2/ Tâm lý của người bị sửa
dạy: Đa số con người đều không muốn cho ai nói động đến, sửa dạy, và sửa phạt
mình. Tác giả Thư Do-thái cũng nói lên điều này: “Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng
ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn
luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.” Mục đích của việc
sửa dạy là nhắm tới lợi ích tương lai của đương sự. Chẳng hạn, khẩu hiệu huấn
luyện các binh lính: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu.” Tương tự
trong việc huấn luyện đức tin: “Bởi vậy, hãy làm cho những bàn tay bủn rủn, những
đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ. Hãy sửa đường cho thẳng mà đi, để người què khỏi
trật bước và hơn nữa, còn được chữa lành.” Để con người có thể vượt qua mọi đau
khổ của cuộc đời, đức tin con người cần được thử luyện như vàng thử lửa.
Hơn nữa, việc sửa dạy không
phải chỉ nhắm tới cá nhân đương sự mà thôi, nhưng còn nhắm tới lợi ích của cộng
đoàn, và những người đương sự sẽ có trách nhiệm nữa: “Anh em phải cố ăn ở hoà
thuận với mọi người, phải gắng trở nên thánh thiện; vì không có sự thánh thiện,
thì không ai sẽ được thấy Chúa. Anh em phải coi chừng, kẻo có ai lừng khừng mà
mất ân sủng của Thiên Chúa, kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn và
do đó làm hư hỏng nhiều người.”
2/
Bài đọc I (năm chẵn): Lạy Đức Chúa, con đã hành động rất ngu xuẩn!
2.1/ Vua David hối hận vì
đã cho kiểm tra dân số: Việc kiểm tra dân số tự nó không có gì là xấu; nhưng ý
hướng của David là nguyên do làm cho việc kiểm tra thành xấu trước nhan Thiên
Chúa. Vua David nghĩ ông là nguyên do của sự phát triển phồn thịnh của Israel. Chính
vua David đã cảm thấy áy náy trong lòng sau khi đã kiểm tra dân số như vậy. Vua
David thưa cùng Đức Chúa: "Con đã phạm tội nặng khi làm như thế. Giờ đây, lạy
Đức Chúa, xin bỏ qua lỗi lầm của tôi tớ Ngài, vì con đã hành động rất ngu xuẩn."
Đã phạm tội, cần phải được
sửa phạt. Thiên Chúa cho David chọn hình phạt: "hoặc bảy năm đói trong
toàn nước ngài, hoặc ba tháng chạy trốn trước mặt kẻ thù đuổi theo ngài, hoặc
ba ngày ôn dịch." Vua David không biết chọn điều nào, nên nói với ông
Gath, người của Thiên Chúa: "Tôi lâm vào cảnh rất ngặt nghèo. Thà chúng ta
sa vào tay Đức Chúa còn hơn, vì lòng thương của Người bao la, nhưng ước chi tôi
đừng sa vào tay người phàm!"
2.2/ Vua David xin Đức Chúa
phạt mình thay vì toàn dân: Đức Chúa giáng ôn dịch xuống Israel từ sáng hôm đó
cho đến lúc đã định, và từ Dan tới Beer Sheba, có bảy mươi ngàn người trong dân
đã chết. Khi thấy sự việc xảy ra, vua David thưa với Đức Chúa: "Chính con
đã phạm tội, chính con có lỗi; nhưng đàn chiên đó đã làm gì? Xin tay Ngài cứ đè
trên con và nhà cha con!"
Nhiều người sẽ đồng ý với
David, vì tội ai làm người ấy chịu; chứ tại sao Thiên Chúa bắt người vô tội
cũng phải chịu hình phạt. Điều con người dễ quên là cả tội và phúc đều mang
tính cộng đoàn. Nếu mọi người đều phải chịu hình phạt do tội nguyên tổ, mọi người
cùng được hưởng phúc do công nghiệp của Đức Kitô. Tội kiêu ngạo không chỉ gây
thiệt hại cho đương sự, nhưng còn ảnh hưởng đến sự đoàn kết của gia đình, cộng
đoàn, và xã hội. Thiên Chúa muốn cho vua David và mọi người chúng ta nhận thức
rõ điều này; để biết nghĩ đến sự thiệt hại cho tha nhân khi chúng ta cố tình
trong tính kiêu ngạo của mình.
3/
Phúc Âm: Chúa
Giêsu bị khinh thị tại quê quán của Ngài.
3.1/ Họ nhận ra sự khôn
ngoan và uy quyền của Chúa Giêsu: Khi họ nghe những lời giảng dạy của Chúa
trong hội đường, và chứng kiến các phép lạ Ngài làm, một cách khách quan họ đã
phải thốt lên: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy,
nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?” Thay vì
truy tầm căn nguyên của những điều lạ lùng này, họ để thành kiến ảnh hưởng đến
sự phê phán và cách đối xử của họ với Chúa Giêsu. Lý do sâu xa hơn là vì kiêu
ngạo, con người không muốn ai hơn mình; nhất là những người ở địa vị thấp kém
hơn mình về tuổi tác, gia thế, và hoàn cảnh xã hội.
3.2/ Họ khinh thường Chúa
Giêsu vì 2 lý do:
(1) Nghề nghiệp: của Chúa
Giêsu là thợ mộc. Cũng như nghề nghiệp đánh cá của các tông-đồ, nghề thợ mộc được
coi như nghề lao động tay chân và ít học thức. Giảng dạy khôn ngoan không thể đến
từ những người làm những việc này. Nói theo kiểu Việt-nam, “con vua thì lại làm
vua, con bác xã chùa lại quét lá đa.”
(2) Gia tộc tầm thường:
“Ông ta không phải con bà Maria, và là anh em của các ông James, Joses, Judah
và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta
sao?" Có lẽ Thánh Giuse đã qua đời lâu trước khi biến cố này xảy ra, nên
không thấy họ nhắc tới Thánh Giuse, mà chỉ đề cập đến Đức Mẹ. Những tên được đề
cập tới có lẽ là các anh chị em họ của Chúa. Họ có ý muốn nói: một người sinh
ra từ một gia tộc tầm thường như thế, không thể nào làm được những công việc
như Chúa Giêsu đã làm.
3.3/ Ba nơi ngôn sứ bị coi thường: Lẽ ra, “một người
làm quan cả họ được nhờ;” nhưng khi cả họ không được nhờ, không phải vì cá nhân
người làm quan, nhưng vì sự khinh thường của những người trong họ hàng. Chúa
Giêsu trở về quê quán là để giảng dạy và giúp đỡ những người thân thuộc lối
xóm; nhưng đứng trước thái độ khinh thường của họ, “Người đã không thể làm được
phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ.
Người lấy làm lạ vì họ không tin.” Chúa Giêsu để lại cho các ngôn sứ một bài học
thực tế, họ sẽ bị khinh thường tại 3 nơi: (1) chính quê hương mình; (2) giữa
đám bà con thân thuộc; và (3) trong gia đình mình.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Để có thể thành công trong cuộc đời, chúng ta
cần phải được sửa dạy và chịu hình phạt. Tương tự, để đức tin của chúng ta có
thể vượt qua những thử thách trong cuộc đời, Thiên Chúa cần sửa phạt những khi
chúng ta lầm lỗi.
- Kiêu ngạo là tội được liệt kê đầu tiên trong
"Bảy Mối Tội Đầu." Chúng ta phải khiêm nhường nhận ra và tận diệt mọi
mầm mống kiêu ngạo nếu có trong bản thân. Kiêu ngạo không chỉ hành hạ cá nhân,
mà còn ảnh hưởng đến gia đình, cộng đoàn, và xã hội.
- Ghen tị làm chúng ta mù quáng và đối xử bất
công với người khác. Để bảo toàn sự công bằng, chúng ta cần loại bỏ ghen tị và
vui mừng với những gì người khác đã làm hay đạt được. Chúng ta cần có thái độ
này nhất là với những người trong gia đình và cộng đoàn.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét