Thứ Bảy sau Lễ Tro
Bài Ðọc
I: Is 58, 9b-14
"Ngươi
hãy ca tụng Chúa khi ngươi bỏ đường lối của ngươi".
Trích sách
Tiên tri Isaia.
Ðây Chúa
phán: "Nếu ngươi loại bỏ ra khỏi tâm hồn sự đàn áp, cử chỉ đe dọa và những
lời nói hiểm độc; khi ngươi hết lòng quảng đại với người đói khát, làm cho tâm
hồn đau khổ được thư thái, thì sự sáng của ngươi xuất hiện trong tối tăm và tối
tăm sẽ trở nên như giữa ban ngày. Và Thiên Chúa sẽ luôn luôn ban cho ngươi được
thảnh thơi, cho tâm hồn ngươi tràn ngập ánh sáng huy hoàng, cho xương cốt ngươi
được mạnh mẽ, và ngươi sẽ như cánh vườn xinh tươi, như nguồn suối nước không
bao giờ khô cạn. Nhờ ngươi, những điêu tàn ngày xưa sẽ được tái thiết, ngươi sẽ
gầy dựng lại nền tảng dòng dõi ngươi. Thiên hạ sẽ gọi ngươi là "kẻ tu bổ
những chỗ sứt mẻ, kẻ tu bổ lại đường lối nơi cư ngụ".
"Nếu
ngươi không tự tiện đi đường xa trong ngày Sabbat là ngày thánh, và ngươi coi
ngày Sabbat là ngày hạnh phúc, ngày thánh, ngày hiển vinh của Thiên Chúa; nếu
ngươi bỏ công ăn việc làm và những cuộc bàn tính mưu lợi mà ca tụng Chúa, thì
ngươi sẽ được hoan lạc nơi Thiên Chúa, và Ta sẽ đưa ngươi lên làm chủ các núi đồi,
Ta cho ngươi thừa hưởng gia nghiệp của Giacóp, tổ phụ ngươi, vì chính Chúa đã
phán".
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 85, 1-2. 3-4. 5-6
Ðáp: Lạy Chúa, xin dạy con đường lối Chúa, để con sống theo chân
lý của Ngài (c. 11a).
Xướng: 1)
Lạy Chúa, xin ghé tai, xin nhậm lời con, vì con đau khổ và cơ bần. Xin bảo toàn
mạng sống con vì con hiếu thảo với Ngài, xin cứu vớt người bầy tôi đang cậy
trông vào Chúa. - Ðáp.
2) Ngài là
Thiên Chúa của con, xin thương con, lạy Chúa, vì con ân cần kêu van Ngài. Nguyện
cho bầy tôi Chúa được hân hoan, vì lạy Chúa, con vươn hồn lên tới Chúa. - Ðáp.
3) Lạy
Chúa, vì Chúa nhân hậu và khoan dung, giàu lượng từ bi với những ai kêu cầu
Chúa. Lạy Chúa, xin nghe lời con khẩn nguyện, và quan tâm đến tiếng con van
nài. - Ðáp.
Câu Xướng
Trước Phúc Âm: Mt 4, 4b
Người ta sống
không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
Phúc Âm:
Lc 5, 27-32
"Ta
không đến kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy,
Chúa Giêsu trông thấy một người quan thuế tên là Lêvi đang ngồi ở bàn thu thuế,
Ngài bảo ông: "Hãy đi theo Ta". Ông liền bỏ mọi sự đứng dậy theo Người.
Lêvi đã dọn một bữa tiệc linh đình thết đãi Người tại nhà ông. Có đông người
thu thuế và nhiều người khác cùng ngồi ăn với các ngài. Những người biệt phái
và các luật sĩ của họ lẩm bẩm với các môn đệ của Người rằng: "Sao các người
lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?" Chúa Giêsu trả lời
họ rằng: "Những ai mạnh khoẻ không cần tới thầy thuốc, chỉ những người đau
yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ
tội lỗi ăn năn hối cải".
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm:
"Ta đến
không phải để gọi người nhân đức, nhưng để kêu gọi kẻ tội lỗi".
Thiên Chúa
không muốn kẻ có tội phải chết. Ngài muốn họ ăn năn sám hối và được sống. Nhưng
mong muốn của Chúa có được thực hiện hay không còn tùy thuộc tự do của con người.
Người thu
thuế Lê vi trong bài Phúc Âm hôm nay, khi nghe tiếng Chúa gọi, ông liền bỏ mọi
sự mà đi theo Chúa. Và vì thế, Chúa đã đến cư ngụ trong nhà ông.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, Chúa không chê bỉ những người tội lỗi, mà trái lại Ngài luôn mong chờ
chúng con hoán cải trở về. Ước gì mỗi tâm hồn chúng con biết rộng mở tiếp nhận
lời Chúa mỗi ngày, và sẵn sàng từ bỏ mọi sự để dứt khoát theo Chúa như ông Lê
vi trong bài Phúc Âm hôm nay. Amen.
Bụi Tro
Trong số
báo New York Times có bài viết tưởng tượng về câu chuyện Con Két và Nhà Ảo Thuật
trên chiếc tàu Titanic như sau:
Tàu
Tintanic vừa nhổ neo từ Anh quốc, đây là chiếc tàu vĩ đại nhất chưa từng có. Ai
cũng hãnh diện được làm một trong những hành khách của chiếc tàu này. Hấp dẫn
nhất trong chuyến du lịch này hẳn phải là một màn biểu diễn của một nhà ảo thuật
lừng danh nhất thế giới. Nhưng đêm đầu tiên biểu diễn của nhà ảo thuật này đã gặp
ngay trục trặc. Cứ mỗi lần đến hồi gây cấn nhất thì tại cái quày rượu trong
phòng khánh tiết, một chú két lại nói lên cho mọi người nghe: "Ông ta giấu
dưới cái mũ, ông ta vừa cho vào tay áo", dĩ nhiên cứ mỗi lần con két phát
biểu là mỗi lần cái mánh của nhà ảo thuật lại lộ ra, con két càng nói thì nhà ảo
thuật càng điên tiết lên.
Ðêm biểu
diễn thứ hai cũng thế, cứ mỗi lần màn biểu diễn sắp kết thúc là mỗi lần con két
lại nói phanh ra cho khán giả biết cái mánh khóe của nhà ảo thuật. Tuy nhiên,
ông không bỏ cuộc, trước khi chuẩn bị cho đêm biểu diễn lần tới, ông nghiên cứu
và tập xão thuật thật kỹ để con két không còn thấy mánh khóe của ông nữa.
Một đêm nọ,
khi nhà ảo thuật chuẩn bị màn biểu diễn vĩ đại nhất của ông, các ngọn đèn trong
phòng khánh tiết mờ dần theo tiếng trống dồn dập, con két chăm chú nhìn nhà ảo
thuật thật kỹ nhưng vẫn chưa khám phá ra mánh khóe của ông. Mọi người yên lặng
chờ đợi giây phút hồi hộp gây cấn nhất, thì thình lình con tàu Titanic rung động,
chao đảo, nó đã chạm phải đá ngầm và đang chìm dần vào lòng biển.
Trong ba
ngày sau đó, nhà ảo thuật cố gắng bám vào một tấm ván của cánh cửa nổi trên đại
dương, không một miếng bánh, không một giọt nước, nhà ảo thuật chỉ biết nằm chờ
chết. Cố mở mắt ra, ông nhìn thấy con két ở đầu bên kia cánh cửa, nó đứng yên lặng,
suy tư, và điềm nhiên nhìn nhà ảo thuật. Trong ba ngày liền, hai bên nhìn nhau
không nói một lời nào. Cho đến một hôm, con két không còn chịu được nữa. Nó
thét lên: "Thôi, tôi đành chịu thua ông rồi đó. Ông hãy nói cho tôi biết,
ông đã làm cách nào mà có thể làm cho con tàu phải nên nông nỗi như thế
này?"
* * *
Quý vị và
các bạn thân mến,
Vào đầu thế
kỷ 20, Con tàu Titanic đã là niềm tự hào của con người như tên gọi của chiếc
tàu có thể gợi lên. Người ta tự hào rằng: đây là con tàu vĩ đại nhất, tối tân
nhất, tiện nghi nhất và dĩ nhiên cũng an toàn nhất. Ngày nay, những tiến bộ của
khoa học và kỹ thuật gia tăng theo tốc độ khiến chóng mặt. Con người có thể
thám hiểm được hỏa tinh, sau khi đã khám phá ra nước trên mặt trăng, người ta
cũng đã tính tới chuyện sản sinh con người theo phương pháp vô tính. Rồi ra, sẽ
chỉ còn một nhân loại gồm những siêu nhân, nghĩa là gồm những con người vượt
quá mọi giới hạn của thân phận có cùng của con người. Thảm trạng triền miên của
nhân loại chính là muốn vượt qua những thân phận có cùng của con người và chối
bỏ mọi giây liên kết với Ðấng tạo hóa. Tên tuổi và vụ đắm tàu Titanic hồi đầu
thế kỷ 20 dường như vẫn còn đó để nhắc nhở cho con người rằng: một khi mối giây
liên kết với Ðấng tạo hóa bị chối bỏ thì con người cũng tự dìm mình vào thảm họa.
Lênh đênh
giữa đại dương, bám víu vào tấm ván trôi dạt của một một cánh cửa để sống từng
ngày, được con két không ngừng nhắc nhở, hẳn nhà ảo thuật trong câu chuyện tưởng
tượng trên đây có ý thức hơn ai hết rằng: mình chỉ là một nhà ảo thuật. Nhà ảo
thuật có thể làm "mà mắt" người khác, nhưng không thể lừa dối được
chính mình. Chờ cái chết đến từng ngày, nhà ảo thuật ý thức được hơn bao giờ
thân phận mỏng manh và giới hạn có cùng của mình.
Hằng năm,
Giáo hội không ngừng nhắc nhở cho chúng ta chân lý nền tảng về con người. Là bụi
tro, con người sẽ trở về với tro bụi. Mãi mãi con người không thể vượt
qua được giới hạn và thân phận có cùng của mình. Nhưng càng ý thức được thân phận
thụ tạo và càng sống lệ thuộc vào Thiên Chúa, con người càng nên vĩ đại. Chúa
Giêsu đã chứng tỏ điều đó qua cuộc sống vâng phục và vâng phục cho đến chết
trên thập giá. Ngài là một người vĩ đại và sung mãn nhất vì Ngài đã sống hoàn
toàn thuộc về Thiên Chúa.
Lạy Chúa,
qua những thực tại chóng qua của cuộc đời. Xin cho chúng con ý thức được thân
phận yếu đuối bất toàn của chúng con. Ngõ hầu chúng con luôn biết tìm đến nương
tựa vào Chúa. Amen.
25/02/12 THỨ BẢY SAU LỄ TRO
Lc 5,27-32
*****
NIỀM VUI TỪ BỎ MỌI SỰ
Đức Giêsu bảo ông Lêvi: “Anh hãy theo tôi!” Ông bỏ tất cả, đứng dậy
theo Người. (Lc 5,27-28)
Suy niệm: “Niềm vui lớn nhất cuộc đời là làm những gì người ta bảo
là bạn không thể làm được” (W. Gagebot). Không ai dám nghĩ ông Lêvi, kẻ bị coi
là tội lỗi công khai, vào một ngày đẹp trời sẽ bỏ đống tiền lại ở bàn thu thuế
và hoán cải đổi đời! Thế nhưng, chỉ cần ánh mắt và tiếng gọi của Đức Giêsu, ông
đã làm được điều không tưởng: bỏ cái nghề bất chính hái ra tiền để đi theo
Ngài. Kỳ lạ một điều là bỏ nhưng vui! Vui đến độ sau đó ông mở tiệc lớn đãi Đức
Giêsu và cũng để mừng sự kiện ông dám bỏ mọi sự đi theo Ngài. Qua bữa tiệc này,
ông cũng muốn giới thiệu các đồng nghiệp bất chính của mình với Đức Giêsu, để họ
sẽ nhận được niềm vui đổi đời từ cuộc gặp gỡ này như mình.
Mời Bạn: Mùa Chay là thời gian thanh luyện tâm hồn bằng cách từ bỏ
tất cả những gì đang kéo ghì, dán chặt bạn vào vòng xoay của một cuộc đời đi
ngược với quỹ đạo yêu thương của Chúa. Chẳng hạn: lối sống đua đòi theo bạn bè
xấu, cuộc sống tiêu cực cầu an hoặc hưởng thụ ích kỷ, thói quen nhậu nhẹt sau
giờ làm việc đến nỗi chểnh mảng bổn phận với gia đình… Bạn thấy mình phải từ bỏ
điều gì trong mùa Chay này?
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ dành vài phút xét xem: lâu nay mình đang bị
cuốn hút vào vòng xoáy hay “lỗ đen” của thói hư tật xấu nào, rồi hứa với Chúa sẽ
cố gắng từ bỏ trong mùa Chay này.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, ánh mắt nhân lành và tiếng gọi lôi cuốn
của Chúa đã giúp Lêvi từ bỏ cái nghề tội lỗi để bước theo Chúa. Xin cho chúng
con, trong mùa Chay này, cũng nhạy bén nhận ra ánh mắt và lời mời gọi của Chúa
và quảng đại đáp lại. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Is 58, 9b-14; Tin Mừng theo Thánh Lc 5, 27-32.
LỜI SUY NIỆM: Ông Lêvi làm tiệc lớn
đãi Người tại nhà ông. Có đông đảo người thu thuế và những người khác cùng ăn với
các ngài. Những người Pharisêu và những kinh sư thuộc nhóm của họ mới lẩm bẩm
trách các môn đệ Đức Giêsu rằng: “Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và
quân tội lỗi?” (Lc 5,29-30).
Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài đang ngồi cùng bàn với những người thu thuế
và những người bạn của họ, nếu nhìn dưới một con mắt vui mừng, chúng ta sẽ vui
lây, vì đây là một điều hãnh diện cho Lêvi và các bạn của ông, là: đang được ngồi
với Chúa Giêsu. Một Đấng đang nổi danh vang lừng khắp nơi, và cũng thấy được sự
trân trọng của Lêvi đón tiếp Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài một buổi tiệc lớn
trước khi rời khỏi công việc mà ông cảm thấy không mấy đem lại hạnh phúc cho
ông. Để bước vào một cuôc sống mới với Chúa Giêsu. Trong đời sống của chúng ta,
cũng đã lắm lúc ngồi chung với nhiều anh em của mình. Chúng ta phải xem lại những
cuộc ngồi chung đó đã đem lại những gì cho mình và mình đã đem lại những gì cho
anh em trong cuộc sống hiện tại cũng như cho cuộc sống mai sau.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
25 Tháng Hai
Dân Thành Athènes
Ngày kia, triết gia Esopos người Hy Lạp ngồi bên vệ đường
trước cổng thành Ethènes. Một người khách lạ tình cờ đi qua dừng lại hỏi ông
như sau: "Dân thành Athènes như thế nào?".
Triết gia bèn trả lời:
"Xin ông cho tôi biết ông đến từ đâu và dân tình ở đó như thế nào?".
Người khách lạ nhíu mày cằn nhằn: "Tôi đến từ Argos
và dân Argos
toàn là một lũ người láo khoét, trộm cắp, cãi cọ suốt ngày".
Một cách bình thản, triết
gia Esopos mỉm cười đáp: "Tôi rất lấy làm buồn để báo cho ông biết rằng rồi
ra ông sẽ thấy dân thành Athènes còn tệ hơn thế nữa".
Ngày hôm sau, một người
khách lạ khác đi qua và cũng dừng lại đặt một câu hỏi: "Dân thành Athènes
như thế nào?". Người khách lạ ấy cũng cho biết mình đến từ Argos là nơi mà
ông cho là quê hương yêu dấu mà ông buộc lòng phải rời xa, bởi vì dân chúng
Argos là những người rất dễ thương, dễ mến...
Lần này, triết gia
Esopos cũng biểu đồng tình với người khách lạ như sau: "Này ông bạn đáng mến,
tôi rất vui mừng cho ông biết rằng ông sẽ nhận thấy dân thành Athènes cũng dễ
thương dễ mến như thế".
Câu chuyện mang tính
cách ngụ ngôn trên đây muốn nói với chúng ta rằng cách thẩm định người khác tùy
thuộc ở tình cảm của mỗi người. Cùng một con người ấy, cùng một khung cảnh ấy,
nhưng có người ưa, có kẻ chê. Sự khác biệt trong cách thẩm định ấy thường không
nằm trong người khác hoặc cảnh vật khác, mà chính là ở tâm trạng của mỗi người.
Thi sĩ Nguyễn Du đã có lý khi bảo rằng: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
Người Kitô chúng ta luôn
được mời gọi để có cái nhìn lạc quan về các biến cố và con người, nghĩa là
chúng ta được mời gọi để luôn có cái nhìn tích cực về người khác và các biến cố.
Một thất bại rủi ro xảy đến ư? Người Kitô hãy cố gắng khám phá ra những đường
nét dễ thương dễ mến trong khuôn mặt, trong cách cư xử của người đó. Chúng ta
hãy làm như loài ong: từ giữa bao nhiêu vị đắng cay của cánh hoa, loài ong chỉ
rút ra toàn mật ngọt...
Ðức cố Giáo Hoàng Gioan
23 đã ghi trong nhật ký của Ngài như sau: "Do bản chất, tôi vui vẻ và sẵn
sàng chỉ thấy những khía cạnh tốt đẹp của sự vật và con người hơn là phê bình
chỉ trích và đưa ra những phán đoán độc hại... Mỗi một cử chỉ khiếm nhã đối với
bất cứ ai, nhất là những người nghèo hèn, thấp kém, hoặc bất cứ một chỉ trích
phá hoại nào, đều làm cho tôi đau lòng".
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy sau Lễ Tro
Bài đọc: Isa 58:9-14; Lk
5:27-32.
1/ Bài đọc I:
9 Bấy giờ, ngươi kêu lên,
ĐỨC CHÚA sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại: "Có Ta đây!"
Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người,
10 nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói, làm thoả lòng người bị
hạ nhục,
thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối, và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ.
thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối, và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ.
11 ĐỨC CHÚA sẽ không ngừng dẫn dắt ngươi, giữa đồng khô cỏ
cháy, Người sẽ cho ngươi được no lòng; xương cốt ngươi, Người sẽ làm cho cứng
cáp. Ngươi sẽ như thửa vườn được tưới đẫm như mạch suối không cạn nước bao giờ.
12 Nhờ ngươi, người ta sẽ tái thiết những tàn tích cổ xưa,
ngươi sẽ dựng lại những nền móng của các thế hệ trước, người ta sẽ gọi ngươi là
người sửa lại những lỗ hổng,
là kẻ tu bổ phố phường cho người ta cư ngụ. Ngày sa-bát 13 Nếu ngươi giữ chân không vi phạm ngày sa-bát, và không tìm lợi lộc trong ngày thánh của Ta, nếu ngươi gọi ngày sa-bát là "niềm vui" và ngày thánh của ĐỨC CHÚA là "vinh hiển",
nếu ngươi tôn trọng ngày đó mà tránh đi đường, tránh kiếm lợi, tránh nói huyên thuyên,
là kẻ tu bổ phố phường cho người ta cư ngụ. Ngày sa-bát 13 Nếu ngươi giữ chân không vi phạm ngày sa-bát, và không tìm lợi lộc trong ngày thánh của Ta, nếu ngươi gọi ngày sa-bát là "niềm vui" và ngày thánh của ĐỨC CHÚA là "vinh hiển",
nếu ngươi tôn trọng ngày đó mà tránh đi đường, tránh kiếm lợi, tránh nói huyên thuyên,
14 thì bấy giờ, ngươi sẽ được ĐỨC CHÚA làm niềm vui, Ta sẽ cho
ngươi phóng ngựa trên các vùng đất cao trong xứ, sẽ cho ngươi hưởng gia nghiệp
của Gia-cóp, tổ tiên ngươi. Chính miệng ĐỨC CHÚA đã phán như vậy.
2/ Phúc Âm:
27 Sau đó, Đức Giê-su đi ra và trông thấy một người thu thuế,
tên là Lê-vi, đang ngồi ở trạm thu thuế. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi!
"
28 Ông bỏ tất cả, đứng dậy đi theo Người.
29 Ông Lê-vi làm tiệc lớn đãi Người tại nhà ông. Có đông đảo
người thu thuế và những người khác cùng ăn với các ngài.
30 Những người Pha-ri-sêu và những kinh sư thuộc nhóm của họ mới
lẩm bẩm trách các môn đệ Đức Giê-su rằng: "Sao các ông lại ăn uống với bọn
thu thuế và quân tội lỗi? "
31 Đức Giê-su đáp lại họ rằng: "Người khoẻ mạnh không cần
thầy thuốc, người đau ốm mới cần.
32 Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người
tội lỗi sám hối ăn năn."
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Lòng thương xót quan trọng hơn việc giữ Luật.
Luật lệ làm ra cho lợi ích của con người. Nói
cách khác, vì lợi ích của con người, nên mới có những luật lệ để bảo vệ những lợi
ích này. Vì thế, sống tinh thần của luật lệ quan trọng hơn sống vụ luật. Nếu phải
vi phạm luật lệ để cứu người, một người có bổn phận phải làm như thế. Trong ba
năm rao giảng của Chúa Giêsu, đa số những vụ xung đột giữa Ngài và các Biệt-phái,
cùng các Kinh-sư, xoay quanh nguyên lý này.
Các Bài Đọc hôm nay cũng đặt trọng tâm trên
nguyên lý này. Trong Bài Đọc I, Tiên-tri Isaiah nhấn mạnh đến lòng thương xót,
biểu lộ qua sự giúp đỡ những người yếu kém, hơn là vụ hình thức bên ngòai.
Trong Phúc Âm, các Biệt-phái và các Kinh-sư trách Chúa Giêsu và các môn đệ đã
ăn uống, làm bạn với những người thu thuế tội lỗi. Chúa Giêsu sửa sai và nhắc
khéo cho họ biết: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới
cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám
hối ăn năn."
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Sống
mối liên hệ với con người và Thiên Chúa.
1.1/ Việc ăn chay đúng nghĩa: Lý do chính tại sao
dân Do-Thái mất quê hương và phải lưu đày là không sống đúng đắn mối liên hệ với
Thiên Chúa và vi phạm các bất công xã hội. Sống mối liên hệ với Thiên Chúa
không phải chỉ là dâng lễ vật, giữ các Lề Luật, hay việc ăn chay hời hợt bên
ngòai; nhưng là sống theo thánh ý Thiên Chúa, tôn trọng công bằng, và giúp đỡ mọi
người.
(1) Sống theo thánh ý Thiên Chúa: Trước, trong,
và sau thời gian lưu đày, Thiên Chúa không ngừng gởi các tiên tri tới để cho
dân biết ý định của Thiên Chúa; dân chúng có bổn phận phải nghe và làm theo những
gì các tiên tri dạy bảo. Trong quá khứ, nhiều lần họ đã bắt bớ, đe dọa, và ngay
cả giết các tiên tri; vì thế Tiên-tri Isaiah kêu gọi: Phải loại khỏi nơi ngươi ở
gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người, và phải làm thoả lòng người bị hạ
nhục.
(2) Sống công bằng xã hội: Lý do chính yếu của
việc nghèo đói là vì bất công xã hội, người giàu dùng sự khôn ngoan và sức mạnh
của mình để bóc lột người nghèo. Vì thế, khỏang cách giữa hai giai cấp ngày
càng lan rộng: người giàu mỗi ngày một giàu thêm và người nghèo càng ngày càng
nghèo đi. Thời gian ăn chay không những giúp người giàu hiểu biết người nghèo
và chia cơm sẻ áo cho họ; đồng thời cũng giúp người giàu nhận ra những bất công
họ đã vi phạm.
(3) Giúp đỡ những người yếu kém: Trong sự quan phòng
của Thiên Chúa, những người được Thiên Chúa ban cho có tài năng và của cải, là
để giúp những người yếu kém; chứ không phải để kiêu căng, phách lối, và bóc lột
họ.
Để phục hồi quốc gia và xây dựng một xã hội lành
mạnh, ba điều nói trên phải tìm thấy nơi những người lãnh đạo, trước khi họ có
thể dạy dỗ cho mọi người dân trong nước.
1.2/ Mục đích của ngày Sabbath: là để con người
nghỉ ngơi phần xác và củng cố mối liên hệ phần hồn với Thiên Chúa. Tiên-tri
Isaiah liệt kê một số những điều nên và không nên làm trong ngày này: “Nếu
ngươi giữ chân không vi phạm ngày Sabbath, và không tìm lợi lộc trong ngày
thánh của Ta, nếu ngươi gọi ngày Sabbath là "niềm vui" và ngày thánh
của Đức Chúa là "vinh hiển," nếu ngươi tôn trọng ngày đó mà tránh đi
đường, tránh kiếm lợi, tránh nói huyên thuyên.” Nếu trong ngày Sabbath mà con
người không tư tưởng gì đến Thiên Chúa, lại còn cười nói huyên thuyên và đưa điều
đặt chuyện, hay tìm kiếm mánh mung để tìm lợi lộc, làm sao có thể gọi là giữ
ngày Sabbath?
2/ Phúc Âm: Chúa
đến để kêu gọi tất cả ăn năn trở lại.
2.1/ Chúa gọi Matthew, người thu thuế: Người
Do-Thái thời đó dưới ách đô hộ của Đế quốc Rôma. Những người thu thuế được coi
như những người phản bội: vào hùa với Đế quốc để bóc lột dân chúng bằng việc
đóng thuế. Họ đối xử bất công với dân chúng, vì luôn thu thuế quá giới hạn mà
dân phải đóng. Vì thế, những người thu thuế được xếp lọai với những người ăn trộm,
ăn cướp. Họ không được bước vào Đền Thờ và hội đường để dâng lễ vật.
- Khi Chúa Giêsu gọi Matthew, Ngài biết rõ căn
tính và nghề nghiệp của Matthew; nhưng Ngài đã có một kế họach khác cho
Matthew: biến ông thành người rao giảng và ghi chép lại Tin Mừng. Khi nhận lời
mời dự tiệc tại nhà của Matthew, Ngài biết sẽ bị vây quanh bởi bạn bè của
Matthew, những người thu thuế; nhưng Ngài muốn cho họ cơ hội để nhìn thấy sự trở
lại của Matthew mà ăn năn xám hối.
- Thái độ của Matthew rất can đảm và dứt khóat:
ông bỏ tất cả, đứng dạy đi theo Chúa Giêsu. Ông can đảm vì dám bỏ một “nghề hái
ra tiền,” và không thắc mắc “rồi làm gì mà ăn?” Ông dứt khóat với quá khứ cũ tội
lỗi, để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn; tuy nghèo mà sạch, và không ai có
thể nhìn ông với ánh mắt khinh dể và ngăn cấm ông đến với Thiên Chúa. Chúa
Giêsu thực sự đã phóng thích ông khỏi làm nô lệ cho tội lỗi, và cho ông cơ hội
làm lại cuộc đời.
2.2/ Chúa đến để kêu gọi tội nhân ăn năn trở lại:
Cuộc đối thọai ngắn ngủi giữa Chúa Giêsu và các Biệt-phái cùng các kinh sư cho
chúng ta thấy sự tương phản giữa con người và Thiên Chúa:
- Những người Biệt-phái và những Kinh-sư thuộc
nhóm của họ lẩm bẩm trách các môn đệ Đức Giêsu rằng: "Sao các ông lại ăn uống
với bọn thu thuế và quân tội lỗi?" Phản ứng của họ cũng giống như phản ứng
của đa số con người: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng,” chơi với những người
tội lỗi sẽ lây nhiễm các tội của họ. Một khi con người đã rơi vào vũng bùn lem
luốc, họ sẽ không còn cách nào để thóat ra; dư luận con người là hàng rào che
kín cuộc đời của họ.
- Đức Giêsu đáp lại họ rằng: "Người khoẻ mạnh
không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công
chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn." Phản ứng của Chúa
Giêsu giống như phản ứng của người quân tử, ví mình như cách hoa sen: “gần bùn
mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Không những không để mình hôi tanh, mà còn như một
lương y, tận tâm chữa trị, và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Nếu những Biệt-phái
và các Kinh-sư chịu xét mình cẩn thận, họ cũng là những bệnh nhân đang cần chữa
trị vì tính kiêu căng, khinh người, và phê bình chỉ trích. Điều nguy hiểm là họ
tự cho mình là công chính, và vì thế, không cần được Chúa Giêsu chữa bệnh.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Tất cả chúng ta là tội nhân, không ai có thể vỗ
ngực xưng mình là công chính trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta cần được Thiên Chúa
chữa lành.
- Nếu chúng ta được Thiên Chúa cho cơ hội làm lại
cuộc đời, chúng ta cũng phải cho anh chị em cơ hội và giúp họ làm hòa cùng
Thiên Chúa.
- Luật Lệ làm ra cho sự tốt lành của con người.
Luật lệ có thể vi phạm nếu xét thấy cần thiết để đưa con người về với Thiên
Chúa.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************
Suy niệm:
Vua thánh Louis IX của
Pháp nổi tiếng là khôn ngoan, ứng biến tài tình. Có một nông dân nọ được mùa củ
cải. Để đánh dấu thành công, ông chọn củ cải lớn nhất trong vụ mùa và đem dâng
kính Đức vua. Ông đến cung điện và xếp vào hàng những người ngày ngày đến dâng
tặng vật cho đức vua. Ai cũng mang đến một lễ vật cao quí và cũng chuẩn bị xin
vua một đặc ân. Người nông dân nghèo trái lại chỉ có một tâm tình duy nhất, là
nói lên niềm vui được trúng mùa của mình. Mọi người không ngờ rằng đây là tặng
vật đã làm vua hài lòng nhất. Nhà vua sai các cận vệ đem đến một cái cân và
truyền lệnh hãy cân số lượng vàng bằng củ cải này và trao cho người nông dân.
Hành động này của vua đã khơi dậy lòng ham muốn của các đình thần. Một tuần
sau, một nịnh thần giàu có lựa con ngựa đẹp nhất đem tặng vua với hy vọng được
tưởng thưởng. Thế nhưng, khi đón nhận con ngựa, nhà vua cám ơn và truyền cho
các cận vệ: "Các khanh hãy mang tặng người này một củ cải, đó là phần thưởng
dành cho những người suốt ngày chỉ biết nói những lời xua nịnh và chờ chực đặc
ân."
Giai thoại trên đây có
thể gợi lại cho chúng ta thái độ của Chúa Giêsu đối với những kẻ bé mọn, nghèo
hèn, đĩ điếm, thu thuế, nói chung những người bị đẩy ra bên lề xã hội. Ngài kết
thân với họ, đồng bàn với họ, và tuyên bố họ là những người vào Nước Trời trước
những kẻ tự xưng là công chính. Những con người nghèo khổ ấy là một thể hiện cụ
thể của mối phúc đầu tiên mà Chúa Giêsu đã công bố trong Bài giảng trên núi:
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó," Tin Mừng được loan báo
cho những người nghèo, hay đúng hơn chỉ người nghèo mới có thể mở rộng tâm hồn
để đón nhận Tin Mừng.
Tin Mừng của Chúa
Giêsu là Tin Mừng của lòng thương xót: chỉ khi nào con người nhận thức được
thân phận nghèo hèn tội lỗi của mình, con người mới thấy được tình thương bao
dung hải hà của Chúa. Thánh Phaolô đã nói: "Nơi nào tội lỗi càng nhiều,
nơi đó ân sủng càng dồi dào.” Tin Mừng của Chúa Giêsu là Tin Mừng của lòng tin
tưởng phó thác: có thấy được nỗi bất toàn của mình, con người mới cảm nhận được
sức mạnh nâng đỡ của Chúa. Tin Mừng của Chúa là Tin Mừng của an bình, hạnh
phúc: có dốc cạn những ham muốn ích kỷ và những sức mạnh của danh vọng, có trở
nên thực sự trống rỗng, thanh thoát, con người mới có thể được Thiên Chúa lấp đầy
và tìm được hạnh phúc bình an đích thực.
Giữa những bôn ba tìm
kiếm của cuộc sống, xin cho chúng ta luôn đặt Chúa vào chỗ nhất. Cho dù phải
đánh mất tất cả, xin cho chúng ta luôn tin rằng chúng ta đang có tất cả và được
Chúa làm gia nghiệp duy nhất.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, Chúa là Đấng
chậm bất bình và rất mực khoan dung. Xin cho chúng con có một trái tim, một
tình yêu và lòng bao dung như Chúa để chúng con giúp anh em lạc đường trở về
cùng Chúa. Xin cho lòng chúng con bước ra khỏi vùng tối của đam mê lầm lạc để
bước vào ánh sáng của Tin Mừng. Xin giúp chúng con can đảm từ khước những niềm
vui bất chính mau qua để chọn sự sống vĩnh cửu trên quê trời.
Suy niệm:
Việc Thầy Giêsu kêu gọi anh Lêvi làm môn đệ
phải được coi là một cuộc cách mạng lớn vào thời bấy giờ.
Chẳng ai gọi một người thu thuế bị xã hội khinh miệt vào nhóm của mình.
Làm thế là hạ giá chính Thầy và cả nhóm môn đệ.
Đức Giêsu đã vượt qua những biên giới ngăn cách rạch ròi
giữa tội lỗi và công chính, giữa thanh sạch và ô nhơ.
Người Do Thái thường không giao tiếp với các người thu thuế,
họ bị coi là tội nhân vì làm việc cho dân ngoại, vì dễ ích kỷ tham lam.
Đức Giêsu chẳng sợ mời anh Lêvi đi theo mình: “Anh hãy theo tôi.”
Ngài không nhìn anh bằng ánh mắt khác với các môn đệ kia.
Chỉ một lời mời của ngài đủ lấp đi mọi hố sâu ngăn cách.
phải được coi là một cuộc cách mạng lớn vào thời bấy giờ.
Chẳng ai gọi một người thu thuế bị xã hội khinh miệt vào nhóm của mình.
Làm thế là hạ giá chính Thầy và cả nhóm môn đệ.
Đức Giêsu đã vượt qua những biên giới ngăn cách rạch ròi
giữa tội lỗi và công chính, giữa thanh sạch và ô nhơ.
Người Do Thái thường không giao tiếp với các người thu thuế,
họ bị coi là tội nhân vì làm việc cho dân ngoại, vì dễ ích kỷ tham lam.
Đức Giêsu chẳng sợ mời anh Lêvi đi theo mình: “Anh hãy theo tôi.”
Ngài không nhìn anh bằng ánh mắt khác với các môn đệ kia.
Chỉ một lời mời của ngài đủ lấp đi mọi hố sâu ngăn cách.
Lêvi đã quảng đại đáp lại bằng hành động: bỏ
tất cả, đứng dậy, đi theo.
Đối với người Do Thái, bữa ăn có tính thiêng liêng.
Đó là lúc người ta thông hiệp với nhau, nên một trong tình bạn.
và cùng chia sẻ với nhau một thứ đồ ăn, thức uống.
Chính vì thế ăn uống với người tội lỗi là điều không được phép,
vì điều ấy sẽ khiến mình bị ô nhơ.
Đức Giêsu có vẻ không sợ chuyện này,
khi ngài nhận lời ăn tiệc chia tay do anh Lêvi khoản đãi.
Bữa tiệc thật là lớn, có đông đủ bạn bè đồng nghiệp của anh.
Trong số khách mời có cả các môn đệ.
Đức Giêsu dám đến nhà người tội lỗi và ăn với họ.
Hẳn là ngài rất vui và tự nhiên, chẳng có gì phải e dè, xa cách.
Chỉ có những người Pharisêu là khó chịu và lẩm bẩm đặt câu hỏi tại sao.
Đối với người Do Thái, bữa ăn có tính thiêng liêng.
Đó là lúc người ta thông hiệp với nhau, nên một trong tình bạn.
và cùng chia sẻ với nhau một thứ đồ ăn, thức uống.
Chính vì thế ăn uống với người tội lỗi là điều không được phép,
vì điều ấy sẽ khiến mình bị ô nhơ.
Đức Giêsu có vẻ không sợ chuyện này,
khi ngài nhận lời ăn tiệc chia tay do anh Lêvi khoản đãi.
Bữa tiệc thật là lớn, có đông đủ bạn bè đồng nghiệp của anh.
Trong số khách mời có cả các môn đệ.
Đức Giêsu dám đến nhà người tội lỗi và ăn với họ.
Hẳn là ngài rất vui và tự nhiên, chẳng có gì phải e dè, xa cách.
Chỉ có những người Pharisêu là khó chịu và lẩm bẩm đặt câu hỏi tại sao.
Đức Giêsu sẽ cho họ thấy những lý do.
Vì những người thu thuế và tội nhân là những người đau yếu (c. 31).
Những người đau yếu mới cần đến thầy thuốc Giêsu.
Vì mục tiêu của đời Đức Giêsu là kêu gọi người tội lỗi sám hối (c. 32),
nên ngài phải đến với họ, gần gũi và chia sẻ, mời gọi và yêu thương.
Đức Giêsu cho họ thấy trái tim thật sự của Thiên Chúa.
Không như người Pharisêu nghĩ, trái tim ấy có chỗ cho tội nhân.
Đức Giêsu cũng dành chỗ cho anh Lêvi trong nhóm môn đệ.
Vì những người thu thuế và tội nhân là những người đau yếu (c. 31).
Những người đau yếu mới cần đến thầy thuốc Giêsu.
Vì mục tiêu của đời Đức Giêsu là kêu gọi người tội lỗi sám hối (c. 32),
nên ngài phải đến với họ, gần gũi và chia sẻ, mời gọi và yêu thương.
Đức Giêsu cho họ thấy trái tim thật sự của Thiên Chúa.
Không như người Pharisêu nghĩ, trái tim ấy có chỗ cho tội nhân.
Đức Giêsu cũng dành chỗ cho anh Lêvi trong nhóm môn đệ.
Đức Giêsu giúp chúng ta biết cách mời người khác hoán cải.
Đến với họ, nhìn họ bằng cái nhìn mới, và vui vẻ làm bạn với họ.
Trước khi làm cho người khác hoán cải,
chính chúng ta phải hoán cải nơi cái nhìn của mình về người khác.
Đến với họ, nhìn họ bằng cái nhìn mới, và vui vẻ làm bạn với họ.
Trước khi làm cho người khác hoán cải,
chính chúng ta phải hoán cải nơi cái nhìn của mình về người khác.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
xin dạy con luôn tươi tắn và dịu dàng
trước mọi biến cố của cuộc sống,
khi con gặp thất vọng, gặp người hờ hững vô tâm,
hay gặp sự bất trung, bất tín
nơi những người con tin tưởng cậy dựa.
Xin giúp con gạt mình sang một bên
để nghĩ đến hạnh phúc người khác,
giấu đi những nỗi phiền muộn của mình
để tránh cho người khác phải đau khổ.
xin dạy con luôn tươi tắn và dịu dàng
trước mọi biến cố của cuộc sống,
khi con gặp thất vọng, gặp người hờ hững vô tâm,
hay gặp sự bất trung, bất tín
nơi những người con tin tưởng cậy dựa.
Xin giúp con gạt mình sang một bên
để nghĩ đến hạnh phúc người khác,
giấu đi những nỗi phiền muộn của mình
để tránh cho người khác phải đau khổ.
Xin dạy con biết tận dụng đau khổ con gặp trên đời,
để đau khổ làm con thêm mềm mại,
chứ không cứng cỏi hay cay đắng,
làm con nhẫn nại chứ không bực bội,
làm con rộng lòng tha thứ,
chứ không hẹp hòi hay độc đoán, cao kỳ.
Ước gì không ai sút kém đi
vì chịu ảnh hưởng của con,
không ai giảm bớt lòng thanh khiết, chân thật,
lòng cao thượng, tử tế,
chỉ vì đã là bạn đồng hành của con
trong cuộc hành trình về quê hương vĩnh cửu.
để đau khổ làm con thêm mềm mại,
chứ không cứng cỏi hay cay đắng,
làm con nhẫn nại chứ không bực bội,
làm con rộng lòng tha thứ,
chứ không hẹp hòi hay độc đoán, cao kỳ.
Ước gì không ai sút kém đi
vì chịu ảnh hưởng của con,
không ai giảm bớt lòng thanh khiết, chân thật,
lòng cao thượng, tử tế,
chỉ vì đã là bạn đồng hành của con
trong cuộc hành trình về quê hương vĩnh cửu.
Khi con loay hoay với bao nỗi lo âu bối rối,
xin cho con có lúc
thì thầm với Chúa một lời yêu thương.
Ước chi đời con là cuộc đời siêu nhiên,
tràn trề sức mạnh để làm việc thiện,
và kiên quyết nhắm tới lý tưởng nên thánh. Amen.
xin cho con có lúc
thì thầm với Chúa một lời yêu thương.
Ước chi đời con là cuộc đời siêu nhiên,
tràn trề sức mạnh để làm việc thiện,
và kiên quyết nhắm tới lý tưởng nên thánh. Amen.
(dịch theo Learning Christ)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu,
SJ
Ngày 25
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đã đón nhận Đức Giêsu để ban lại cho tất cả mọi
người cho đến khi chết, cái chết trên thập giá. Mẹ đứng kề dưới chân thánh giá,
trong khi tất cả môn đệ, trừ thánh Gioan, đã chạy trốn và thánh Phêrô đã chối
Chúa. Mẹ luôn kiên vững
trong niềm tin. Mẹ Đức Giêsu đã ban Con mình đang bị đóng đinh cho chúng con, bằng
một tiếng "thưa Vâng" mà không ai trong chúng con có thể diễn tả nỗi.
Mẹ đã nhận những đứa con, khi trao đổi Con Thiên Chúa cho những ai đón nhận Mẹ,
như thánh Gioan, trong tâm hồn và trong nhà họ, Mẹ kêu cầu cho chúng con.
Xin hướng chúng con quay về với Chúa
Giêsu với một sự tin tưởng của kẻ trộm lành và, như Mẹ, được cùng Đức Giêsu bước
vào thiên đàng. Xin dạy chúng con cùng với Mẹ, lần chuỗi Mân Côi, với sự âu yếm
của một người Mẹ, hướng đến chúng con là những kẻ tội lỗi, để lôi kéo chúng con
hướng về Đức Giêsu. Xin hãy cùng đọc với chúng con chuỗi mân côi đời sống nghèo
nàn của chúng con cho đến giờ lâm tử. Xin dạy con tin tưởng như Mẹ vào tình yêu
của Thiên Chúa và cùng với Mẹ chúng con xin phó thác chúng con vào lòng nhân từ
vô hạn của Thiên Chúa.
Elisabeth de Miribel
(Nouvelle Cité)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét