Thứ Hai sau Chúa Nhật 7 Quanh Năm
Bài Ðọc I: (Năm I) Hc 1, 1-10
"Sự khôn ngoan được tác tạo trước mọi loài".
Khởi đầu sách Huấn Ca.
Mọi sự khôn ngoan đều bởi Thiên Chúa, và luôn luôn đã ở với
Người và có từ trước muôn thuở.
Ai đếm được cát biển, giọt mưa và số ngày từ muôn đời? Ai
đã đo được trời cao, đất rộng và biển sâu? Ai có thể khám phá ra sự khôn ngoan
của Thiên Chúa có trước muôn vật?
Sự khôn ngoan được tác tạo trước muôn loài, và trí khôn
được dựng nên từ vạn kiếp. Nguồn mạch sự khôn ngoan là lời Thiên Chúa trên các
tầng trời, và lối vào sự khôn ngoan là các giới răn vĩnh cửu.
Căn nguyên sự khôn ngoan được mạc khải cho ai? Ai hiểu biết
được mưu toan của sự khôn ngoan? Luật lệ khôn ngoan đã được mạc khải và tiết lộ
cho ai? Và ai thấu triệt được trăm ngàn đường lối của nó?
Chỉ có một Ðấng Tối Cao là Ðấng Tạo Thành toàn năng, là
Vua uy quyền và rất đáng kính sợ, Người ngự trên toà sự khôn ngoan và là Thiên
Chúa thống trị.
Chính Người đã tạo thành sự khôn ngoan trong Thánh Thần,
Người đã nhìn xem, tính toán và đo lường. Người đã đặt nó trên mọi công trình của
Người, trên mọi sinh linh tuỳ lòng rộng rãi của Người, Người đã phân phát nó
cho những ai yêu mến Người.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 92, 1ab. 1c-2. 5
Ðáp: Chúa làm vua, Ngài đã mặc
thiên oai (c. 1a).
Xướng: 1) Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai, Chúa đã vận
uy quyền, Ngài đã thắt long đai. - Ðáp.
2) Và Ngài giữ vững địa cầu, nó sẽ không còn lung lay.
Ngai báu của Ngài thiết lập từ muôn thuở, từ đời đời vẫn có Chúa. - Ðáp.
3) Lời chứng bảo của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự
thánh thiện là của riêng nhà Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở. - Ðáp.
* * *
Bài Ðọc I: (Năm II) Gc 3, 13-18
"Nếu anh em có lòng thích cãi vã, thì đừng lên mặt".
Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh em thân mến, ai là kẻ khôn ngoan và từng trải trong
anh em? Người ấy hãy lấy đời sống tốt lành mà bày tỏ công việc của mình thấm
nhuần sự hiền từ khôn ngoan. Còn nếu anh em có lòng ganh tị chua cay và thích
cãi vã, anh em đừng lên mặt và nói dối nghịch cùng sự thật. Vì thứ khôn ngoan
đó không phải từ trời xuống, mà là thứ khôn ngoan phàm trần, mang nặng thú tính
và là của ma quỷ. Bởi chưng ở đâu có ganh tị và cãi vã, ở đó có hỗn độn và đủ
thứ tệ đoan. Nhưng sự khôn ngoan từ trời xuống, thì trước tiên là trong trắng,
rồi ôn hoà, bao dung, nhu mì, hướng thiện, đầy lòng nhân từ và hoa quả tốt
lành, không xét đoán thiên vị, không giả dối. Hoa quả của công chính được gieo
vãi trong bình an cho những người xây đắp an bình.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 18, 8. 9. 10. 15
Ðáp: Giới răn Chúa chính trực, làm
hoan lạc tâm can (c. 9a).
Xướng: 1) Luật pháp Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ
thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt. - Ðáp.
2) Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh
Chúa trong ngời, sáng soi con mắt. - Ðáp.
3) Lòng tôn sợ Chúa thuần khiết, còn mãi muôn đời; phán
quyết của Chúa chân thật, công minh hết thảy. - Ðáp.
4) Xin Chúa nhậm những lời miệng con công bố, và sự lòng
con suy gẫm trước thiên nhan, lạy Chúa là Ðá Tảng, là Ðấng Cứu chuộc con. -
Ðáp.
* * *
Alleluia: Tv 24, 4c và 5a
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước
của Chúa và xin hướng dẫn con trong chân lý của Ngài. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 9, 13-28
"Lạy Thầy, tôi tin, xin Thầy trợ giúp đức tin hèn
kém của tôi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu (từ trên núi xuống) và đến cùng các
môn đệ, Người thấy một đám đông vây quanh các ông và những luật sĩ đang tranh
luận với các ông.
Vừa thấy Người, tất cả đám đông kinh ngạc, họ sợ hãi và
chạy đến chào Người. Và Người hỏi họ rằng: "Các ngươi tranh luận gì với
nhau đó?" Một người trong đám đông trả lời rằng: "Lạy Thầy, tôi đem đến
cùng Thầy đứa con trai tôi đang bị quỷ câm ám. Quỷ đột nhập vào nó bất kỳ ở đâu
thì vật nó ngã xuống đất và nó xùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ ra. Tôi đã xin
các môn đệ Thầy trừ quỷ, nhưng họ bất lực". Người đáp lại: "Hỡi thế hệ
cứng lòng tin, Ta còn ở giữa các ngươi đến bao giờ? Ta phải chịu đựng các ngươi
đến bao giờ nữa? Ðem nó lại đây cho Ta". Và người ta đem nó đến.
Vừa thấy
Chúa Giêsu, quỷ liền dằn vặt đứa bé dữ dội, đứa bé ngã ra, xùi bọt mép, lăn lộn
trên đất. Chúa Giêsu hỏi cha nó rằng: "Nó bị như thế từ bao giờ?" Ông
ta đáp: "Thưa từ lúc bé! Quỷ thường xô nó vào lửa, vào nước để giết nó.
Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì thì xin Thầy thương giúp chúng tôi".
Chúa Giêsu nói với ông: "Sao lại nói: Nếu Thầy có thể? Với kẻ nào tin, thì
mọi sự đều có thể được". Tức thì cha đứa bé khóc lóc kêu lên: "Thưa
Thầy tôi tin, xin Thầy trợ giúp lòng tin yếu kém của tôi". Chúa Giêsu thấy
đám đông tuôn đến, Người nạt thần ô uế rằng: "Hỡi thần câm điếc, Ta truyền
cho mi: hãy xuất ra khỏi nó và không được nhập vào nó nữa". Sau khi kêu
thét và dằn vật đứa trẻ dữ dội, quỷ xuất khỏi nó và đứa trẻ ra như chết, khiến
đám đông nói: "Nó chết rồi". Nhưng Chúa Giêsu cầm tay nó nâng dậy và
nó đứng lên.
Khi Chúa
vào trong nhà, các môn đệ hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con lại không thể
trừ được nó?" Người đáp: "Loại đó không thể trừ được, nếu không cầu
nguyện và ăn chay".
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm:
Trước khi
làm phép lạ, Ðức Giêsu thường đòi hỏi niềm tin nơi người thỉnh nguyện. Khi tin
vào Chúa là một cách người ta nhìn nhận sự bất lực của mình và hoàn toàn cậy dựa
vào Chúa. Không có Chúa, chúng ta không thể làm được gì. Khi có Chúa, chắc chắn
chúng ta vượt thắng được tất cả mọi khó khăn.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, những tính mê nết xấu đang hoành hành nơi mỗi người chúng con. Chúng con
muốn chống trả nhưng nhiều khi không thắng được. Chúng con tin tưởng vào tình
yêu và quyền năng của Chúa. Xin giúp chúng con cố gắng từng ngày, từng giờ để
chiến đấu với chính mình. Amen.
Suy Niệm:
Quỷ vẫn
còn ám
Có một người
suốt đời chỉ biết chăm lo cho mình, vì thế tuy là người giàu có nhưng anh cũng
là người keo kiệt nhất. Ngày nọ, sau khi dự đám tang của người thân trở về, anh
quyết định đổi mới cuộc sống. Ít lâu sau đó, một người láng giềng bị cháy sạch
nhà cửa, đây là cơ hội tốt để anh học biết cho đi. Thế nhưng, khi đứng trước
kho lẫm, có tiếng nói thầm vào tai anh: "Hãy cho ít thôi". Một lần nữa
anh phải chiến đấu với tính keo kiệt của mình, nhưng lòng quảng đại trong anh
đã chiến thắng. Dù vậy, khi người láng giềng cám ơn và ra về, lòng anh vẫn còn
vọng lại dư âm như muốn chế nhạo anh: "Chỉ có người điên mới làm như vậy,
người láng giềng cũng có đôi tay để làm việc, tội gì phải cho đi như thế, lúc ốm
đau thì lấy đâu lo cho thân mình".
Ngày nay,
vẫn còn có nhiều người lưu tâm đến việc thờ ma quỷ, không những trên báo chí,
phim ảnh, mà còn cả phong trào tôn thờ ma quỷ nữa. Ðiều này dễ làm con người lầm
tưởng rằng ma quỷ ở đâu đâu hoặc ở trong một số người nào đó. Kỳ thực, không có
những hiện tượng bên ngoài, như bị vật ngã, xùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ
thân thể, mà Tin Mừng hôm nay ghi lại, nhưng thực tế con người cũng bị ma quỷ
ám ảnh tâm trí một cách nào đó. Những quỷ kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, mê ăn uống...
không hiện nguyên hình, nhưng ngụy trang thành những bộ mặt đáng yêu để quyến
rũ con người: với những lý luận đủ sức thuyết phục con người, như: thu tích tiền
của có gì là xấu, có tiền củ tại sao tôi không hưởng thụ. Những ý tưởng đó dần
dà chiếm hữu con người hoàn toàn, khiến họ bịt tai nhắm mắt trước những khốn khổ
của người khác.
Thật không
dễ gì trị được hiện tượng quỷ ám này, nếu không thực hiện Lời Chúa dạy là ăn
chay và cầu nguyện. Ăn chay để nâng con người lên khỏi sức nặng của thân xác và
của cám dỗ vật chất; cầu nguyện để đón nhận sức mạnh chiến thắng của Chúa Kitô,
Ðấng đã đánh bại được quyền lực của Satan. Cầu nguyện là để cho con người cũ của
chúng ta chết đi và để cho Chúa Giêsu mỗi ngày một lớn lên trong chúng ta.
Ước gì Lời
Chúa hôm nay giúp chúng ta thêm ý thức về thân phận tội lỗi, yếu hèn của chúng
ta, và trong mọi sự, chúng ta biết hướng nhìn lên Chúa là sức mạnh, là lẽ sống
duy nhất của chúng ta.
Suy niệm:
Chúng ta biết phép lạ
hôm nay xảy ra sau khi Chúa biến hình trên núi Thabor. Đang lúc đi xuống chân
núi thì thấy dân chúng xúm lại đông đúc, bên cạnh là nhóm Luật sĩ đang tranh luận
với tông đồ. Phúc Âm cho thấy dân chúng gặp Chúa thì họ ngạc nhiên (c.15). Tại
sao lại ngạc nhiên? Có người nói dân chúng ngạc nhiên vì Chúa vừa ở trên núi xuống.
Chúa còn giữ trên khuôn mặt những lằn sáng chói ngời giống như là Maisen xưa
kia ở Sinai đi xuống. Nhưng thật ra ở đây, bản văn không nói gì về vấn đề này.
Ngoài ra sau khi xuống núi biến hình, Chúa còn căn dặn các môn đệ đừng “nói cho
ai hay các điều họ đã thấy ở trên núi cho đến khi Chúa sống lại” (Mc 9,9). Nếu
Chúa muốn dấu kín, thì việc gì mà Chúa giữ nét mặt uy nghi sáng ngời của núi
Thabor làm gì nữa.
Vậy thì dân chúng “ngạc
nhiên” là ở chỗ Chúa Giêsu đến đúng lúc các môn đệ gặp ngõ bí vì họ không chữa
được bệnh quỉ ám như mọi khi, và đang bị các Luật sĩ nhạo cười nữa. Còn phía bệnh
nhân thì đang trong tình trạng nguy ngập thập tử nhất sinh và thử thách các
tông đồ. Như lời người cha tự cung khai là đứa con trai ông bị quỷ ám và bị
kinh phong (c.17), xùi bọt mép, gân cốt rã rời (c.20). Rõ ràng đây là bệnh trạng,
một loại rối loạn thần kinh bị ma quỉ làm trầm trọng thêm lên gấp bội, bệnh
nhân trở thành kinh dị, không còn làm chủ được trí khôn ý chí tình cảm nữa vì
nhường chỗ cho ma quỉ rồi, ma quỉ chủ trị rồi. Đấy chúng ta thấy một tình trạng
quỉ ám nhập là ghê sợ như thế đó. Không thể tự mình làm chuyện gì nữa chứ đừng
nói đến việc ăn năn sám hối. Các môn đệ đã ra tài chữa chạy nhưng đã thất bại nặng
nề (c.18) và đang bị các luật sĩ nhạo cười.
Thấy cảnh huống đó,
Chúa Giêsu nói: “Hỡi thế hệ cứng lòng tin và tà vạy” (c.19). Lời này nhắm tới
trước là môn đệ không đủ ăn chay cầu nguyện và còn tự tin vào tài hèn sức mọn của
mình (c.29). Rồi tới dân chúng, chỉ háo hức muốn xem cho no mắt những cái kỳ dị
mà không muốn tìm hiểu chiều sâu của ơn cứu độ qua phép lạ đó. Rồi luật sĩ, họ
chỉ đến để bắt bẻ chỉ trích chứ không để tìm hiểu sự thật, hay thống hối gì
đâu. Còn đối với người cha, thì hình như ông chỉ lo có một vấn đề sinh tử phần
xác của đứa con ông.
Dù sao thì Chúa cũng
quên hết nhọc mệt trước người cha có đứa con đau khổ này. Ông thưa rõ với Chúa
là con ông bị quỷ ám rồi (c.17.18) đã chạy thầy chạy thuốc và đến cả với các
môn đệ cũng không xong (c.18). Nay ông đem lòng tin đến cầu xin Chúa là cuối
cùng. Và ông xin Chúa thương xót con ông tội nghiệp (c.22). Có lẽ một đàng ông
bị lung lạc vì những người Biệt phái, Luật sĩ nhạo cười, và một đàng các môn đệ
không chữa nổi cho nên ông đến thưa với Chúa “nếu có thể.” Hẳn là ông đã giảm bớt
một chút lòng tin. Và Chúa đã lấy lại lòng tin cho ông bằng câu nói “Sao lại
nói nếu có thể... Mọi sự đều có thể cho kẻ tin” (c.23). Không phải là Chúa
không toàn năng. Nhưng là tại đức tin không đủ đó thôi. Đức tin là yếu tố quyết
định để Chúa ban phép lạ.
Lúc ấy, người cha đã
hiểu và ông tuyên xưng ngay ”Tôi tin” (c.24) và xin cứu giúp đức tin non yếu.
Và Chúa đã thưởng công đức tin bằng một phép lạ nhãn tiền. Và Chúa đã phán có một
lời (c.25), quỉ câm điếc liền xuất ra tức khắc, làm đứa bé như chết đi. Chúa cầm
tay em đứng dậy (c.27), trao cho người cha trước nỗi ngạc nhiên của mọi người.
- Đức tin quan trọng
đến nỗi Chúa cũng phải mủi lòng vì đức tin.
- Ăn chay cầu nguyện
để tránh được cám dỗ của ma quỉ.
- Đức tin của người
cha cứu được con mình, còn chúng ta?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, Chúa luôn
yêu thương và cứu vớt chúng con đúng lúc kịp thời. Xin cho chúng con biết tin
tưởng cậy trông vào ơn Chúa. Xin cho chúng con biết khiêm tốn trước những khả
năng Chúa ban để chúng con biết cộng tác với Chúa trong việc giúp đỡ những tâm
hồn nghèo khổ. Trong mọi sự xin cho chúng con biết tin tưởng và phó thác cho
tình yêu Chúa.
20/02/12 THỨ HAI TUẦN 7 TN
Mc 9,14-29
*****
SỨC MẠNH CỦA CẦU NGUYỆN
“Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi
tên quỷ ấy?” Người đáp: “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi.”
(Mc 9,28-29)
Suy niệm: Cha Henry M. Nouwen xác tín: “Cầu nguyện là sống với
Chúa ở đây và lúc này.” Quả thế, cầu nguyện là lúc chúng ta ở với Chúa, Chúa ở
bên ta để dạy dỗ, giúp đỡ, trợ lực và làm cho ta nên giống Ngài hơn. Cho nên,
thiếu cầu nguyện là thiếu vắng Chúa. Thiếu cầu nguyện là thiếu niềm tin cũng
như chưa có đủ lòng trông cậy vào sức mạnh của Ngài. Thiếu cầu nguyện là thiếu
hẳn quyền năng của Chúa. Tóm lại, thiếu cầu nguyện là thiếu Đức Kitô, mà thiếu
Đức Kitô, chúng ta không thể làm gì được. Hôm ấy nếu cầu nguyện sốt sắng như Thầy
đã dạy, chắc chắn các môn đệ đã trừ được tên quỷ dữ ấy.
Mời Bạn: Thiên Chúa là Đấng toàn năng và hay thương xót. Người biết
rõ chúng ta dễ gắn bó với những thực tại trần gian mà bỏ quên Ngài. Ngài muốn
chúng ta đến với Ngài, nương tựa vào Ngài để Ngài ban cho ta quyền năng của
Ngài, quyền năng mà chính bản thân ta chẳng bao giờ có nếu không qua cầu nguyện.
Bạn hãy cầu nguyện với Chúa luôn để cảm nhận được Ngài yêu thương. Cầu nguyện để
Chúa trừ tên quỷ tội lỗi trong bạn, đồng thời nâng đỡ bạn cộng tác với Ngài
trong việc diệt trừ sự dữ trong môi trường bạn sống.
Chia sẻ những ơn bạn nhận được khi cầu nguyện.
Sống Lời Chúa: Cảm tạ Chúa, đồng thời xin Ngài ban sức mạnh của
Ngài mỗi lần cầu nguyện.
Cầu nguyện: “Lạy Chúa, Ngài là nơi con náu ẩn, là đồn lũy chở che,
con tin tưởng vào Ngài.”( Tv 91,2) “Xin chỉ dạy con đường lối phải theo, vì con
nâng tâm hồn lên cùng Chúa.” (Tv 143,8)
(5 Phút Lời Chúa)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Gc 3, 13-18; Tin Mừng theo Thánh Mc 9,
14-29.
LỜI SUY NIỆM: Đức Giêsu nói với ông
ta: “Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Mọi sự đều có thể đối với người tin.” Lập tức
cha đứa bé kêu lên: “Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc
9,23-24).
Người cha của đứa bé bị động kinh khi gặp các môn đệ của Chúa Giêsu để xin cứu
chữa cho đứa bé, nhưng không thành. Đối với các môn đệ ông ta đã thất vọng, làm
cho đức tin của ông bị rung động đến nỗi khi gặp Chúa Giêsu ông ta chỉ có thể
nói: “Nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng
tôi”. Chúa nhìn ông và ông nhìn Chúa, ông ta thấy Chúa quan tâm đến lời cầu xin
của ông, đức tin của ông thình lình bùng lên “tôi tin”. Trong đời sống đức tin
của chúng ta cũng lắm khi làm cho những người chung quanh của chúng ta, ngờ vực
về Chúa. Cũng có khi chúng ta đã thất vọng trong đời sống công bằng bác ái với
nhau. Những lúc như thế: Chúng ta phải chạy đến với Chúa Giêsu Thánh Thể cầu
nguyện xin Ngài cất khỏi chúng ta những nghi ngờ, những thất vọng đó và đổ đầy
trong chúng ta một niềm tin không thắc mắc. Ngài chẳng bao giờ để chúng ta thất
vọng.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
20
Tháng Hai
Giáo
Ðường
Văn
hào Aleksandr Solzenicyn đã ca tụng những ngôi giáo đường bằng những vần thơ
như sau:
"Thư
thái trên sườn đồi, ngạo nghễ trên những ngọn núi cao, hãy ẩn mình trong những
dòng sông sâu, những ngôi giáo đường đẹp như những công chúa vận xiêm y rực rỡ.
Nhìn
xuống những mái nhà gỗ tranh là những ngọn tháp chuông hùng dũng. Từ phố chợ đến
thôn quê, từ đỉnh tháp hướng về trời cao, những tiếng chuông không ngừng giục
giã gọi nhau.
Từ
thuở nào con người vẫn ích kỷ nhỏ nhen. Nhưng chiều về, khi tiếng chuông đổ hồi
trên thôn xóm, trên đồng ruộng, trên núi rừng, người người dừng lại, ngẩng nhìn
và ra khỏi cuộc sống thấp hèn của họ.
Cha
ông của chúng tôi đã để lại phần cao quý nhất cảu các ngài. Mãi mãi, tâm tình của
các ngài vẫn còn ghi khắc trong những viên đá này, trong những tháp chuông
này".
Ở bất cứ nơi nào trên thế
giới, giáo đường vẫn luôn là biểu trưng của sự sống. Còn gì buồn thảm cho bằng
một ngôi giáo đường biến thành bảo tàng viện hoặc không còn người lui tới.
Giáo đường là nhà của
con người: gặp gỡ giữa trời cao và đất thấp, gặp gỡ giữa con người với Thiên
Chúa. Nhưng quan trọng hơn cả, giáo đường chính là nơi gặp gỡ giữa người với
người: gặp gỡ ở trong lời cầu nguyện, gặp gỡ nhau trong chia sẻ, gặp gỡ nhau
trong lời chào bình an, trong cái bắt tay của tha thứ, của hòa giải, gặp gỡ
nhau để nối kết vòng tay với người khác, gặp gỡ nhau để trở lại cuộc sống với
hăng say và nhiệt thành hơn.
Chúng ta không thể đến
nhà thờ mỗi ngày mà vẫn khước từ gặp gỡ với tha nhân. Chúng ta không thể đến
nhà thờ mỗi ngày mà lại không muốn gặp gỡ Chúa trong cuộc sống hằng ngày. Chúng
ta không thể tách biệt nhà thờ ra khỏi cuộc sống. Bao lâu ngôi giáo đường còn
đó, bấy lâu người Kitô vẫn được mời gọi để nối kết đức tin với cuộc sống hằng
ngày.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần 7 TN2, Năm chẵn
Bài đọc: Jam
3:13-18; Mk 9:14-29.
1/ Bài đọc I:
13 Trong anh em, ai là người
khôn ngoan hiểu biết? Người ấy hãy dùng lối sống tốt đẹp mà chứng tỏ rằng: những
hành động của họ phát xuất từ lòng hiền hậu và đức khôn ngoan.
14 Nhưng nếu trong lòng anh
em có sự ghen tương, chua chát và tranh chấp, thì anh em đừng có tự cao tự đại
mà nói dối, trái với sự thật.
15 Sự khôn ngoan đó không
phải từ trời cao ban xuống, nhưng là sự khôn ngoan của thế gian, của con người
tự nhiên, của ma quỷ.
16 Thật vậy, ở đâu có ghen
tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa.
17 Đức khôn ngoan Chúa ban
làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm
dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả
hình.
18 Người xây dựng hoà bình
thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, là cuộc đời công chính.
2/ Phúc Âm:
14 Khi Đức Giê-su và ba môn
đệ trở lại với các môn đệ khác, thì thấy một đám người rất đông đang vây quanh
các ông, và các kinh sư tranh luận với các ông.
15 Thấy Đức Giê-su, lập tức
tất cả đám đông kinh ngạc. Họ chạy lại chào Người.
16 Người hỏi các môn đệ:
"Anh em tranh luận gì với họ thế?"
17 Một người trong đám đông
trả lời: "Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy; cháu bị quỷ
câm ám.
18 Bất cứ ở đâu, hễ quỷ nhập
vào là vật cháu xuống. Cháu sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ người ra. Tôi đã
nói với các môn đệ Thầy để họ trừ tên quỷ đó, nhưng các ông không làm nổi."
19 Người đáp: "Ôi thế
hệ cứng lòng, không chịu tin! Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải
chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem nó lại đây cho tôi."
20 Người ta đem nó lại cho
Người. Vừa thấy Người, quỷ liền lay nó thật mạnh, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi
cả bọt mép.
21 Người hỏi cha nó:
"Cháu bị như thế từ bao lâu rồi?" Ông ấy đáp: "Thưa từ thuở bé.
22 Nhiều khi quỷ xô nó vào
lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin
chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi."
23 Đức Giê-su nói với ông
ta: "Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Mọi sự đều có thể đối với người
tin."
24 Lập tức, cha đứa bé kêu
lên: "Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi!"
25 Khi thấy đám đông tuôn đến,
Đức Giê-su quát mắng tên quỷ: "Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra
khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa!"
26 Quỷ thét lên, lay nó thật
mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: "Nó chết
rồi!"
27 Nhưng Đức Giê-su cầm lấy
tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên.
28 Khi Người vào nhà, các
môn đệ mới hỏi riêng Người: "Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên
quỷ ấy?"
29 Người đáp: "Giống
quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi."
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Sức mạnh của việc cầu
nguyện
Con người rất khôn ngoan khi phải giải quyết
những việc quan trọng của quốc gia, của xí nghiệp hay cộng đòan. Họ họp nhau để
bàn thảo, để đưa ra những kế họach ngắn và dài hạn, và để phân chia công tác
cho mỗi thành phần. Chính sự chuẩn bị khôn ngoan như thế giúp họ thành công
trong việc lãnh đạo. Trong cuộc đời, chúng ta cũng phải làm rất nhiều quyết định
riêng tư; nhưng rất ít khi chúng ta chịu bàn hỏi với những người khôn ngoan; nhất
là với một Đấng khôn ngoan, Người điều khiển mọi sự trong hòan vũ này. Chẳng lạ
gì nhiều lần chúng ta đã thất bại. Cầu nguyện là bàn hỏi với Thiên Chúa, để xin
sự soi sáng khôn ngoan của Ngài. Chúa Giêsu là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, thế
mà Ngài không làm gì mà không bàn hỏi với Cha Ngài, ví dụ: khi chịu Phép Rửa,
trước khi chọn 12 Tông-đồ, sáng sớm trước khi bắt đầu một ngày mới, trong giờ
phút trước khi bắt đầu Cuộc Tử Nạn trong vườn Ghetsemane.
Các bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy sức
mạnh của việc cầu nguyện. Trong bài đọc I, tác-giả Thư Giacôbê khuyên bảo các
tín hữu phải cầu xin cho được sự khôn ngoan của Thiên Chúa, chứ đừng hành xử
theo sự khôn ngoan của thế gian. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cho các tông-đồ biết:
sở dĩ họ không truyền cho quỉ câm xuất khỏi đứa bé là vì họ không cầu nguyện với
Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Khôn
ngoan của Thiên Chúa và của thế gian
Thư Giacôbê chú trọng đặc biệt đến việc
làm: “Đức tin không việc làm là đức tin chết.” Việc làm cũng có thể dùng để xác
định đâu là khôn ngoan thật. Điều này có nghĩa khôn ngoan chỉ bằng môi miệng
không phải là khôn ngoan thật. Tác giả giúp chúng ta phân biệt hai sự khôn
ngoan như sau.
1.1/ Sự khôn ngoan theo kiểu của thế
gian: Khôn ngoan của thế gian không đồng nhất giữa bên trong và bên ngoài, như
ca dao Việt-nam diễn tả: “Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm một bồ
dao găm.” Bề ngoài nói thương yêu, tình nghĩa, bề trong chỉ muốn lợi dụng để đạt
những ước muốn bất chính của mình. Những con người khôn ngoan này dù trong lòng
tràn ngập ghen tị, oán hờn, tranh chấp, nhưng bên ngoài thì nói toàn chuyện xây
dựng cộng đoàn, giả nhân, giả nghĩa. Thánh Giacôbê xác tín: “Sự khôn ngoan này
không phải từ trời cao ban xuống, nhưng là sự khôn ngoan của thế gian, của con
người tự nhiên, của ma quỷ.” Những người sống theo sự khôn ngoan của thế gian sẽ
luôn cảm thấy bất an, vì sợ người khác hơn mình, sợ người khác lật tẩy những âm
mưu nham hiểm của mình.
1.2/ Sự khôn ngoan theo kiểu của Thiên
Chúa: Đức khôn ngoan Thiên Chúa ban làm cho con người trở nên:
+ thanh khiết: không vụ lợi hay tìm dịp
vun quén cho bản thân.
+ hiếu hoà và khoan dung: luôn tìm bình
an và sẵn sàng tha thứ cho ai xúc phạm đến mình.
+ vâng phục, đầy từ bi và sinh nhiều hoa
thơm trái tốt.
+ không thiên vị: đối xử với mọi người
như nhau.
+ không giả hình: trong sao ngoài vậy.
Những người sống khôn ngoan theo kiểu của
Thiên Chúa sẽ “thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, đó là cuộc đời
công chính.”
2/
Phúc Âm: Giống
quỉ ấy chỉ có thể trừ được bằng cầu nguyện.
2.1/ Các môn đệ không trừ được quỉ câm:
Quyền lực trừ quỉ đến từ Thiên Chúa, và Chúa Giêsu đã ban quyền trừ quỉ cho các
tông-đồ. Tại sao các ông không trừ được quỉ câm này? Quyền trừ quỉ dựa trên sức
mạnh của Thiên Chúa, không dựa trên sức mạnh của con người, vì sức mạnh của ma
quỉ vượt trên sức mạnh của con người. Sức mạnh của Thiên Chúa đến từ niềm tin của
con người vào Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu đã nhắc nhở con người điều này nhiều
lần: Nếu các con có đức tin bằng hạt cải, các con có thể truyền cho núi đá này
phải dời chỗ, nó sẽ nghe lời các con. Lòng tin yếu là lý do các tông đồ đã
không trừ được quỉ.
Khi được biết lý do tại sao các tông-đồ
không khai trừ quỉ được, Chúa Giêsu đã phải đau đớn thốt lên: "Ôi thế hệ cứng
lòng, không chịu tin! Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải chịu
đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem nó lại đây cho tôi."
2.2/ Mọi sự đều có thể đối với người tin:
Khi Chúa Giêsu hỏi người cha: "Cháu bị như thế từ bao lâu rồi?" Ông ấy
đáp: "Thưa từ thuở bé. Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho
nó chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu
giúp chúng tôi." Thấy sự biểu lộ thiếu lòng tin nơi người cha, Chúa Giêsu
nói với ông ta: "Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Mọi sự đều có thể đối với
người tin." Biết tội lỗi của mình, người cha cầu xin với Chúa Giêsu:
"Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi!" Nhận biết đức
tin yếu kém của mình như người cha là một hành động khôn ngoan và khiêm nhường
để tiến tới việc xin Thiên Chúa ban thêm khôn ngoan và củng cố đức tin. Người
ngoan cố không nhận ra sự yếu kém của mình, làm sao có thể nhận ra việc cần làm
để giải quyết vấn đề?
Khi thấy đám đông tuôn đến, Đức Giêsu
quát mắng tên quỷ: "Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé
và không được nhập vào nó nữa!" Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi.
Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: "Nó chết rồi!" Nhưng Đức
Giêsu cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên.
2.3/ Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới
trừ được thôi: Được chứng kiến mọi sự, các môn đệ vẫn không hiểu tại sao các
ông không trừ được quỉ. Vì vậy, khi Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người:
"Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?" Người đáp:
"Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi." Nếu các ông chịu
cầu nguyện với Thiên Chúa, Người sẽ chỉ cách cho các ông biết cách chữa trị;
nhưng nếu các ông không chịu cầu nguyện, mà chỉ tin tưởng vào sức mạnh của
chính mình, không đời nào các ông có thể thắng được quyền lực của ma quỉ. Đó là
lý do tại sao trong công thức trừ quỉ, người trừ quỉ luôn bắt đầu bằng mệnh lệnh
“Nhân danh Đức Kitô, Con Thiên Chúa, ta truyền cho ngươi phải xuất khỏi người
này.”
ÁP
DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa rất mực khôn ngoan và điều
khiển muôn lòai. Chúng ta phải cầu nguyện với Ngài để xin soi sáng mỗi ngày và
mỗi khi phải làm những quyết định quan trọng trong cuộc đời.
- Ma quỉ chỉ thua quyền lực của Thiên
Chúa. Điều chúng hằng cám dỗ con người hãy cậy trông vào khôn ngoan và sức mạnh
của mình, và đừng cầu nguyện với Thiên Chúa.
- Khi thấy mình chưa đủ khôn ngoan và đức
tin, chúng ta hãy khiêm nhường xin Thiên Chúa gia tăng đức tin và ơn khôn ngoan
cho chúng ta.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************
Suy niệm:
Cha mẹ thường phải chịu đau khổ vì con.
Đức Giêsu đã từng đối diện với sự bối rối của ông trưởng hội đường
khi cô con gái mười hai tuổi của ông gần chết (Mc 5, 22-23).
Ngài cũng đối diện với sự kiên trì của người phụ nữ dân ngoại
khi bà xin ngài chữa cho cô con gái của bà bị quỷ ám ở nhà (Mc 7, 25).
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đứng trước nỗi đau của một người cha
có đứa con trai nhỏ mang triệu chứng của bệnh động kinh.
Nhưng đối với ông, hẳn con ông là người bị quỷ ám.
Đức Giêsu đã từng đối diện với sự bối rối của ông trưởng hội đường
khi cô con gái mười hai tuổi của ông gần chết (Mc 5, 22-23).
Ngài cũng đối diện với sự kiên trì của người phụ nữ dân ngoại
khi bà xin ngài chữa cho cô con gái của bà bị quỷ ám ở nhà (Mc 7, 25).
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đứng trước nỗi đau của một người cha
có đứa con trai nhỏ mang triệu chứng của bệnh động kinh.
Nhưng đối với ông, hẳn con ông là người bị quỷ ám.
Ông đã đem cậu con đến với Đức Giêsu, tiếc thay lại không gặp (c.
17).
Bởi vậy ông đã xin các môn đệ của ngài đuổi quỷ dùm.
Tiếc thay họ không làm được (c. 18).
Bây giờ gặp được ngài, ông tha hồ kể về bệnh tình của con ông.
Mỗi lần quỷ nhập – hay mỗi lần lên cơn động kinh -
con ông bị vật xuống đất, sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ (c.18).
Nhiều khi quỷ còn xô cậu bé vào nước hay lửa cho chết (c. 22).
Vì chuyện buồn này diễn ra từ hồi cậu còn nhỏ,
nên người cha hẳn đã đau khổ triền miên và căng thẳng từ nhiều năm qua.
Ông gặp Đức Giêsu chỉ mong ngài giải phóng con mình khỏi quỷ.
“Xin chạnh lòng thương mà giúp chúng tôi.”
Rõ ràng nhiều người khác trong gia đình ông cũng phải chịu đau khổ.
Bởi vậy ông đã xin các môn đệ của ngài đuổi quỷ dùm.
Tiếc thay họ không làm được (c. 18).
Bây giờ gặp được ngài, ông tha hồ kể về bệnh tình của con ông.
Mỗi lần quỷ nhập – hay mỗi lần lên cơn động kinh -
con ông bị vật xuống đất, sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ (c.18).
Nhiều khi quỷ còn xô cậu bé vào nước hay lửa cho chết (c. 22).
Vì chuyện buồn này diễn ra từ hồi cậu còn nhỏ,
nên người cha hẳn đã đau khổ triền miên và căng thẳng từ nhiều năm qua.
Ông gặp Đức Giêsu chỉ mong ngài giải phóng con mình khỏi quỷ.
“Xin chạnh lòng thương mà giúp chúng tôi.”
Rõ ràng nhiều người khác trong gia đình ông cũng phải chịu đau khổ.
“Nếu Thầy có thể làm được gì”, câu này cho thấy ông
tin không mạnh lắm.
Vì thế Đức Giêsu đã bắt bẻ câu nói của ông.
“Mọi sự đều có thể đối với người tin” (c. 23).
Đức Giêsu buồn vì phải ở với và chịu đựng một thế hệ cứng lòng tin (c. 19).
Các môn đệ không đuổi được quỷ vì họ chưa đủ đức tin.
Người cha muốn con mình được khỏi, ông cũng cần có thêm đức tin.
Vì thế Đức Giêsu đã bắt bẻ câu nói của ông.
“Mọi sự đều có thể đối với người tin” (c. 23).
Đức Giêsu buồn vì phải ở với và chịu đựng một thế hệ cứng lòng tin (c. 19).
Các môn đệ không đuổi được quỷ vì họ chưa đủ đức tin.
Người cha muốn con mình được khỏi, ông cũng cần có thêm đức tin.
Thái độ nửa tin, nửa ngờ cũng là thái độ của thế hệ chúng ta.
Đức tin là lời đáp trả của con người,
nhưng đức tin cũng là ơn ban của Thiên Chúa.
Có lúc chúng ta cũng kêu lên như người cha đang chới với :
“Tôi tin ! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi !” (c. 24).
Chúa có khả năng nâng đỡ đức tin của ta trong lúc khủng hoảng.
Có lúc chúng ta thấy không thắng nổi sức mạnh của xác thịt, của quỷ ma.
Và như các môn đệ, chúng ta tự hỏi tại sao (c. 28).
“Giống quỷ ấy chỉ trừ được bằng cầu nguyện” (c. 29).
Cầu nguyện là xin Đức Giêsu thêm sức mạnh và thêm lòng tin cho ta.
Đức tin là lời đáp trả của con người,
nhưng đức tin cũng là ơn ban của Thiên Chúa.
Có lúc chúng ta cũng kêu lên như người cha đang chới với :
“Tôi tin ! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi !” (c. 24).
Chúa có khả năng nâng đỡ đức tin của ta trong lúc khủng hoảng.
Có lúc chúng ta thấy không thắng nổi sức mạnh của xác thịt, của quỷ ma.
Và như các môn đệ, chúng ta tự hỏi tại sao (c. 28).
“Giống quỷ ấy chỉ trừ được bằng cầu nguyện” (c. 29).
Cầu nguyện là xin Đức Giêsu thêm sức mạnh và thêm lòng tin cho ta.
Cầu nguyện:
Lạy Cha,
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin ;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống ;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống ;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,
dù không phải là người phong…
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
Nhưng trước hết,
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.
thế giới hôm nay cũng như hôm qua
vẫn có những người bơ vơ lạc hướng
vì không tìm được một người để tin ;
vẫn có những người đã chết từ lâu
mà vẫn tưởng mình đang sống ;
vẫn có những người bị ám ảnh bởi thần ô uế,
ô uế của bạc tiền, của tình dục, của tiếng tăm;
vẫn có những người mang đủ thứ bệnh hoạn,
bệnh hoạn trong lối nhìn, lối nghĩ, lối sống ;
vẫn có những người bị sống bên lề xã hội,
dù không phải là người phong…
Xin Cha cho chúng con nhìn thấy họ
và biết chạnh lòng thương như Con Cha.
Nhưng trước hết,
xin cho chúng con
nhìn thấy chính bản thân chúng con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J
Ngày 20
Chúa Thánh Thần chính là Đấng mà chúng ta
biết nhiều nhất, vì Người ở trong tâm hồn chúng ta Nếu chúng ta cần được củng cố
và thêm can đảm? Người sẽ cho chúng ta thấy Người mạnh mẽ để giúp chúng ta. Nếu
chúng ta cần một lời an ủi sau một tin buồn? Người sẽ là sự dịu êm và bình an
trong tâm hồn chúng ta.
Để hiểu rõ Người, chúng ta hãy đào sâu
tâm hồn, hãy tìm trong lời cầu nguyện! Cuối cùng, Người là Đấng đáp lại lời của
chúng ta. Chúng ta cầu nguyện như thế nào, Thánh Thần sẽ ngự trong chúng ta như
thế đó. Người là bạn đổng hành trung tín trong mỗi giây phút giữa cuộc đời
chúng ta, Đấng ban giá trị cho từng lời cầu nguyện của chúng ta.
Phúc Âm mạc khải cho chúng ta thấy Đức
Maria được gọi trên từng bước giữa Truyền tin và dâng Chúa vào Đền Thờ, khi đi
ngang qua Aĩn Karim để thăm bà Êlisabét. Chính Thánh Thần đã tác động thánh
Phaolô trên bước đường sứ vụ rao giảng, hướng dẫn ngài trong mọi cuộc hành
trình công bố Tin Mừng. Chúa Thánh Thần vẫn còn tác động trong Giáo hội của
Chúa Con, để hướng dẫn Giáo hội đến với Chúa Cha, khi giao hòa Giáo hội.
"Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến
trong lòng các tín hữu hãy đốt lên ngọn lửa tình yêu của Người!"
p. Anne-Guillaume Vemaeckt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét