Lễ Truyền Tin Cho Ðức Mẹ
Lễ Trọng
Bài Ðọc
I: Is 7, 10-14
"Này
trinh nữ sẽ thụ thai".
Trích sách
Tiên tri Isaia.
Ngày ấy,
Chúa phán bảo vua Achaz rằng: "Hãy xin Thiên Chúa, Chúa ngươi, một dấu ở
dưới lòng đất hay ở trên trời cao!" Nhưng vua Achaz thưa: "Tôi sẽ
không xin, vì tôi không dám thử Chúa". Và Isaia nói: "Vậy nghe đây, hỡi
nhà Ðavít, làm phiền lòng người ta chưa đủ ư, mà còn muốn làm phiền lòng Thiên
Chúa nữa? Vì thế chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu: này một trinh nữ sẽ thụ
thai, sinh hạ một con trai, và tên con trẻ sẽ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên
Chúa ở cùng chúng ta".
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 39, 7-8a. 8b-9. 10. 11
Ðáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa (c. 8a và 9a).
Xướng: 1)
Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở tai con. Chúa không đòi
hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến".
- Ðáp.
2) Như
trong cuốn sách đã chép về con, lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và luật
pháp của Chúa ghi tận đáy lòng con. - Ðáp.
3) Con đã
loan truyền đức công minh Chúa trong đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy
Chúa, Chúa biết rồi. - Ðáp.
4) Con chẳng
có che đậy đức công minh Chúa trong lòng con; con đã kể ra lòng trung thành với
ơn phù trợ Chúa; con đã không giấu giếm gì với đại hội về ân sủng và lòng trung
thành của Chúa. - Ðáp.
Bài Ðọc
II: Dt 10, 4-10
"Ở
đoạn đầu cuốn sách đã viết về tôi là, lạy Chúa, tôi thi hành thánh ý
Chúa".
Trích thư
gửi tín hữu Do-thái.
Anh em
thân mến, máu bò và dê đực không thể xoá được tội lỗi. Vì thế, khi đến trong thế
gian, Chúa Giêsu phán: "Chúa đã không muốn hy tế và của lễ hiến dâng,
nhưng đã tạo nên cho con một thể xác. Chúa không nhận của lễ toàn thiêu và của
lễ đền tội. Nên con nói: Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa, như đã
nói về con ở đoạn đầu cuốn sách. Sách ấy bắt đầu như thế này: Của lễ hy tế, của
lễ hiến dâng, của lễ toàn thiêu và của lễ đền tội, Chúa không muốn cũng không
nhận, mặc dầu được hiến dâng theo lề luật". Ðoạn Người nói tiếp: "Lạy
Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa". Như thế đã bãi bỏ điều trước
để thiết lập điều sau, chính bởi thánh ý đó mà chúng ta được thánh hoá nhờ việc
hiến dâng Mình Chúa Giêsu Kitô một lần là đủ.
Ðó là lời
Chúa.
Câu Xướng
Trước Phúc Âm: Ga 1, 14ab
- Ngôi Lời
đã hoá thành nhục thể, và Người đã cư ngụ giữa chúng ta, và chúng ta đã nhìn thấy
vinh quang của Người..
Phúc Âm:
Lc 1, 26-38
"Này
Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy,
thiên thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nadarét, đến
với một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Ðavít,
trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: "Kính
chào Bà đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà được chúc phúc giữa các người phụ
nữ". Nghe lời đó, Bà bối rối và tự hỏi lời chào đó có ý nghĩa gì.
Thiên thần
liền thưa: "Maria đừng sợ, vì đã được nghĩa với Chúa. Này Bà sẽ thụ thai,
sinh một Con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là
Con Ðấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Ðavít tổ phụ Người. Người
sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacóp, và triều đại Người sẽ vô tận".
Nhưng
Maria thưa với thiên thần: "Việc đó xảy đến thế nào được, vì tôi không biết
đến người nam?"
Thiên thần
thưa: "Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm
Bà. Vì thế Ðấng Bà sinh ra, sẽ là Ðấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa. Và
này, Isave chị họ Bà cũng đã thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đã
mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ họi là son sẻ; vì không có việc gì
mà Chúa không làm được".
Maria liền
thưa: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền".
Và thiên thần cáo biệt Bà.
Ðó là lời
Chúa.
Suy niệm :
Lễ Truyền Tin
(Lc 1, 26-38)
Mỗi khi đọc
kinh Kính Mừng, chúng ta lặp lại lời sứ thần Gabriel chào Ðức Maria khi mở đầu
cuộc truyền tin: "Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Ðức Chúa Trời ở cùng Bà. Mừng
vui lên hỡi Ðấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà". Ðây chính là lời chúc
phúc có ý nghĩa nhất và cũng là lời chúc phúc có giá trị nhất của con người.
Quả thế,
không có mối phúc nào lớn hơn mối phúc của người được Thiên Chúa ở cùng, của
người được Thiên Chúa chọn làm Mẹ của Con Thiên Chúa. Theo sau lời chúc phúc
cũng là lời loan báo cho Ðức Maria biết tình trạng ân sủng tuyệt vời của Mẹ. Sứ
thần cho Mẹ biết là Mẹ sẽ thụ thai Con Thiên Chúa. Ðây quả là một tin hết sức
trọng đại khiến Mẹ phải bối rối. Hơn nữa, Mẹ sẽ thụ thai thế nào đây khi mà Mẹ
chưa hề chung chăn gối với ai. Thắc mắc của Ðức Maria được sứ thần giải đáp bằng
một câu trả lời đầy thuyết phục một cách tuyệt đối nhân danh quyền năng của Ðấng
Tối Cao, kèm theo là một chứng cớ cụ thể đang xảy ra cho người chị họ của Mẹ. Ðối
chiếu với các câu Thiên Chúa trả lời cho tổ phụ Abraham, cho ông Môisen hay cho
thánh Giuse, chúng ta thấy Thiên Chúa rất tế nhị khi giao tiếp với từng đối tượng
để giải đáp thắc mắc của người thiếu nữ. Người đã chọn cách trả lời giản dị mà
có hiệu quả nhất. Câu trả lời này mang lại cho Ðức Maria sự bình an sâu thẳm. Mẹ
đã sẵn sàng lãnh nhận sứ mạng cao cả mà Thiên Chúa trao phó cho Mẹ. Mẹ đã tiếp
nhận được điều chính yếu trong sứ điệp Truyền Tin, Mẹ đã tin tưởng tuyệt đối
vào sứ điệp đó và Mẹ sẽ cống hiến hết mình cho điều mình xác tín.
Trong cuộc
sống hàng ngày, mỗi người chúng ta cũng được Thiên Chúa gởi sứ điệp có liên
quan đến công cuộc cứu độ của Người. Trong cái đại dương thông tin mênh mông
đang ùa tới với chúng ta mỗi ngày, Thiên Chúa vẫn không ngừng nói với chúng ta
bằng tiếng nói của con người hôm nay, cung cách giao tiếp của Thiên Chúa vẫn
luôn tế nhị, thích ứng với từng đối tượng mà Người muốn ngỏ lời. Nếu chịu khó lắng
nghe, chúng ta sẽ thấy sứ điệp mà Thiên Chúa gửi đến cho mình cũng có những nét
tương tự như sứ điệp Truyền Tin cho Ðức Maria.
Thay cho lời
chào của sứ thần, chúng ta có thể cảm thấy có một cái gì đó lay động linh hồn
chúng ta và tạo cho chúng ta một cảm giác thiêng liêng huyền nhiệm. Trước cảm
giác linh thiêng này, có thể chúng ta sẽ bối rối xao xuyến vì không biết chuyện
gì đang xảy ra cho tâm hồn mình, chúng ta có thể lờ đi không lưu tâm đến nó nữa.
Và trong trường hợp này, chúng ta sẽ không nhận được phần tiếp theo của sứ điệp.
Nhưng nếu chúng ta để ý lắng nghe, chúng ta sẽ nhận được những sứ mạng mà Thiên
Chúa muốn trao cho chúng ta. Ða số các sứ mạng này là những công việc bình lặng
trong cuộc sống thường ngày với mục đích đem ơn cứu độ đến cho những người
khác. Nhưng cũng có lúc đó là những công việc có tầm ảnh hưởng lớn hơn, khó thực
hiện hơn và đôi khi vượt quá khả năng của chúng ta. Những lúc ấy, chúng ta sẽ cảm
thấy e ngại vì không biết mình sẽ làm sao để thực hiện lời Thiên Chúa gợi ý.
Nhưng nếu chúng ta tin tưởng và tiếp tục đối thoại với Thiên Chúa, thì Người sẽ
đưa ra cho chúng ta lời giải đáp, và có thể Người sẽ đưa ra cho chúng ta một
vài bằng chứng cụ thể để củng cố lòng tin của chúng ta. Ðến đây, Thiên Chúa chờ
đợi lời thưa "Xin Vâng" của chúng ta như Người đã chờ đợi lời thưa
"Xin Vâng" của Mẹ Maria ngày xưa.
Lạy Mẹ Maria, có những lúc con đã nghe được tiếng Chúa gọi
gợi ý cho biết những công việc phải làm, nhưng khi nhìn lại bản thân, con thấy
mình chỉ là một con người bé nhỏ, bình thường như bao nhiêu người khác, vì thế,
con ngần ngại không dám tiến thân. Hôm nay, khi suy niệm về biến cố Truyền Tin,
con hiểu ra rằng đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được, cũng
không có gì là bé nhỏ tầm thường vô giá trị. Xin Mẹ giúp con từ nay biết lắng
nghe và thực hiện ý Chúa với tâm tình đơn sơ phó thác như Mẹ ngày xưa.
26/03/12 THỨ HAI TUẦN 5
MC
Lễ Truyền Tin
Lễ Truyền Tin
Lc
1,26-38
SỨ
ĐIỆP TỪ TRỜI CAO
“Này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu.” (Lc 1,31)
Suy niệm: Một thiếu nữ nguyện giữ mình đồng trinh khi nghe “thụ thai” thì vô cùng bối rối như “sắt đánh ngang tai” vậy. Và nếu chấp nhận “sinh hạ một con trai” thì ai sẽ hiểu cho mình đây? Một thôn nữ có là gì để rồi đây phải tự mình thanh minh cho chuyện mang thai, và nếu thanh minh thì có ai chấp nhận không? Hàng chục câu hỏi hiện ra trong đầu Đức Maria trong giờ phút Mẹ được sứ thần Gabrien loan báo. Nhưng sau khi được sứ thần giải thích Mẹ đã nhận lời, dù những ngày tháng sắp tới có chuyển biến ra sao đi nữa. Chấp nhận thuận theo sứ điệp từ trời cao vẫn hơn là cố thủ theo ý riêng mình. Điều này khiến Mẹ “đẹp lòng” Thiên Chúa.
Mời Bạn: Bạn có bao giờ phải lúng túng khi đón nhận một tin, một ý kiến khác với quan điểm của mình chưa, nhất là khi ý kiến đó mang đầy tính tích cực và thuyết phục? Và bạn đã xử trí như thế nào? Vui lòng đón nhận hay biện minh, thoái thác?
Chia sẻ: Hãy biết bàn hỏi, cân nhắc trong những việc hệ trọng của cuộc sống (chịu chức, khấn dòng, hôn phối…) để quyết định của mình không sai lầm, không gây hối tiếc về sau.
Sống Lời Chúa: Hãy tâm niệm lời này: - “Con là ai mà dám cưỡng lại ý Chúa?” - “Xin cho ý Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời!”
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Mẹ Maria dù chưa hiểu hết kế hoạch của Chúa, nhưng Mẹ đã không ngần ngại thưa “Xin Vâng.” Xin cho con học được bài học khiêm nhường phó thác này để con làm đẹp lòng Chúa trong mọi sự. Amen.
Sự vâng phục mang lại ơn cứu độ cho con người
Bài đọc: Isa 7:10-14; Heb 10:4-10; Lk 1:26-38.
Con người được Thiên Chúa ban cho có tự do để làm quyết định;
nhưng khi con người quyết định chọn điều gì, là con người phải lãnh nhận hậu quả
do quyết định ấy mang lại. Thói quen của con người là không muốn phải vâng lời
ai, muốn tự mình có thể quyết định mọi sự. Trong cuộc cám dỗ đầu tiên tại Vườn
Địa Đàng, con rắn gian manh biết Bà Evà không muốn vâng phục Thiên Chúa, nên
cám dỗ Bà ăn trái cây “biết lành biết ác” mà Thiên Chúa đã cấm không được ăn. Hậu
quả của cuộc bất tuân là ông bà mất nghĩa cùng Thiên Chúa, và truyền nọc độc của
tội Tổ Tông cho con cháu.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc tuân phục hay bất tuân
lời Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, mặc dù đã được tiên-tri Isaiah truyền chỉ tuân
phục một mình Thiên Chúa, vua Ahaz của Judah vẫn bất tuân sang cầu viện
Ai-cập. Hậu quả là nước mất nhà tan, từ vua đến dân bị lưu đày qua Babylon . Trong Bài Đọc
II, tác giả Thư Do-thái so sánh các hy lễ đền tội của Cựu Ước với sự vâng phục
của Đức Kitô, và đưa đến kết luận: Thiên Chúa trân quí sự vâng phục của Đức
Kitô hơn ngàn vạn chiên cừu, và cái chết của Ngài trên Thập Giá có sức mạnh xóa
sạch tội và mang lại ơn cứu độ cho con người. Trong Phúc Âm, lời thưa “Xin
Vâng” của Đức Trinh Nữ Maria trong biến cố Truyền Tin đã bắt đầu kỷ nguyên cứu
độ: Chúa Thánh Thần đã rợp bóng trên Mẹ, và hài nhi Giêsu, Con Một của Thiên
Chúa, đã hình thành trong lòng Mẹ.
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Vua Ahaz bất tuân
lời Thiên Chúa.
1.1/ Vua Ahaz nghi ngờ Thiên Chúa: Rezin là vua sau cùng của Damascus . Năm 732 BC, vua
Assyrian, Tiglath-pileser III phá hủy Damascus
và giết vua Rezin. Sự liên hiệp giữa Assyria và Israel
làm vua Judah khủng hỏang,
vua sợ liên hiệp này sẽ đem quân thôn tính Judah . Liên hiệp hai nước phác họa
kế họach truất phế vua Ahaz, và thay thế ông với hòang tử của Bet Tabel, một
lãnh thổ của Aram, miến Bắc của khu vực Transjordan. Hoàng tử này có lẽ là người
Judah ,
con trai của Jotham hoặc Uzziah với công chúa của Tabel.
(1) Sự bất trung của vua Ahaz: Tiên-tri Isaiah được Thiên Chúa
sai đến với vua Ahaz để khuyên nhà vua tin tưởng vững mạnh vào Thiên Chúa, vì
chỉ có Ngài mới có thể bảo tòan lãnh thổ của nhà Judah. Vua Ahaz không tin tưởng
vào sự can thiệp của Thiên Chúa, và vào lời khuyên của tiên tri Isaiah; ông cầu
viện với vua Ai-cập để xin sự bảo vệ. Hậu quả là Chúa để cho vương quốc của ông
rơi vào tay vua Babylon .
1.2/ Tiên tri Isaiah được Thiên Chúa sai đến với vua Ahaz lần thứ
hai.
(1) Hãy xin một dấu lạ để Thiên Chúa làm cho: “Một lần nữa Đức
Chúa phán với vua Ahaz rằng: "Ngươi cứ xin Đức Chúa là Thiên Chúa của
ngươi ban cho ngươi một dấu dưới đáy âm phủ hoặc trên chốn cao xanh." Vua
Ahaz trả lời: "Tôi sẽ không xin, tôi không dám thử thách Đức Chúa."
Vua không xin một dấu từ Thiên Chúa vì vua ngoan cố, không muốn nghe những lời
khuyên của tiên-tri Isaiah.
(2) Dấu lạ Đấng Cứu Thế: Tiên-tri Isaiah bèn nói: "Nghe
đây, hỡi nhà David! Các ngươi làm phiền thiên hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm
phiền cả Thiên Chúa của tôi nữa? Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi
một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là
Emmanuel.”
- Isaiah không dùng
chữ đặc biệt để chỉ trinh nữ (betula),
nhưng dùng chữ (alma ) để
chỉ một phụ nữ trẻ tới tuổi thành hôn, có thể là trinh nữ kay không. Lời tuyên
sấm này được loan báo trước hòang gia, có thể mang ý nghĩa giòng dõi của David
sẽ bị tận diệt. Nếu điều ấy xảy ra, lời hứa của Thiên Chúa đã làm với giòng dõi
David sẽ bị chấm dứt (2 Sam 7:12-16).
- Con trẻ sắp sinh ra có thể là trẻ Hezekiah, mà Judah đang hy vọng
sẽ tiếp tục sự hiện diện của Chúa giữa dân Ngài, và là một canh tân của lời hứa
đã được ký kết với vua David.
- Dẫu vậy, sự nghiêm trọng của lời tuyên sấm và tên con trẻ
tương lai “Emmanuel” cho chúng ta thấy lời của tiên-tri Isaiah không chỉ dừng lại
với sự sinh ra của Hezekiah; nhưng chỉ thẳng tới vị vua lý tưởng của giòng tộc
David, mà qua vị vua này, Thiên Chúa mới thực sự ở với con người.
- Thánh sử Mathhew và Giáo Hội đã nhìn sự sinh ra của Đấng Cứu
Thế bởi Trinh-Nữ Maria là sự hòan tất của lời tiên tri này.
2/ Bài đọc II: Thi hành ý muốn của
Thiên Chúa cao trọng hơn các hy lễ tòan thiêu và hiến tế chiên bò.
2.1/ Máu thú vật không thể xóa bỏ tội lỗi con người: Trong Cựu Ước,
mỗi khi con người muốn được Thiên Chúa tha tội, họ lên Đền Thờ, sát tế thú vật,
và dâng cho Thiên Chúa như trong ngày lễ Day-at-onement. Nhưng những hy lễ này
chỉ có thể tha những tội vô tình họ xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân; còn những
tội cố tình, không một hy lễ nào có thể xóa được; đó là lý do tại sao tác giả
Thư Do-thái nói: “Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi.”
Vì thế, con người cần một cách khác để được tha tội; và Thiên Chúa đã chuẩn bị
một cách thức hiệu quả để tha tội cho con người: “Vì vậy, khi vào trần gian, Đức
Kitô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể.”
Tạo cho Chúa Giêsu một thân thể để Ngài có tai để lắng nghe và vâng lời; có trí
óc để hiểu và có ý chí để làm theo những gì Thiên Chúa muốn; và có một thân xác
để có thể hy sinh, chịu đựng đau khổ, để đền tội thay cho con người.
2.2/ Đức Kitô thi hành thánh ý Thiên Chúa để mang lại ơn cứu độ
cho con người: Tác giả trưng dẫn Thánh Vịnh 40:6-9: “Chúa cũng chẳng thích lễ
toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con
đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con.”
- Trước hết, Đức Kitô nói: “Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ
xá tội, Chúa đã chẳng ưa, chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được
dâng tiến theo Lề Luật truyền.” Điều này hiển nhiên vì tất cả những điều này
thuộc về Thiên Chúa. Con người có dâng tiến những lễ vật này cũng là lấy những
của Thiên Chúa ban để dâng lại cho Ngài. Đó là chưa kể đến tội mà các tiên tri
đã tố cáo con người nhiều lần: dâng của dư thừa, dâng cho qua lần chiếu lệ,
dâng lễ vật mà vẫn đang toan tính phạm tội, dâng lễ vật mà lòng xa Thiên Chúa vạn
dặm …
- Rồi Người nói: “Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế
là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được
thánh hoá nhờ Đức Giêsu Kitô đã hiến dâng thân mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ.”
Sự vâng phục của Chúa Giêsu là lễ hiến tế duy nhất đẹp lòng Thiên Chúa, và máu
của Người đổ ra chỉ một lần là đủ để Thiên Chúa tha thứ tất cả cho con người.
- Nếu chúng ta muốn thiết lập mối giao hòa với Thiên Chúa, vâng
lời làm theo thánh ý Ngài là cách thức duy nhất. Thiên Chúa muốn con người tin
và tuân phục những gì Đức Kitô đã mặc khải và dạy dỗ con người.
3/ Phúc Âm: Lời thưa “Xin
Vâng” của Đức Trinh Nữ Maria bắt đầu Kế Họach Cứu Độ của Thiên Chúa.
3.1/ Biến cố Truyền Tin: Khi Bà Elisabeth có thai được sáu
tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilee, gọi là
Nazareth, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng
dõi vua David. Trinh nữ ấy tên là Maria.
- Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng
đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời
chào như vậy có nghĩa gì. Thông thường, con người dễ hãnh diện khi được người
khác khen mình; nhưng Mẹ là người rất khiêm nhường, Mẹ biết mình không xứng
đáng với lời chào này; nên bối rối, băn khoăn về lời chào ấy.
- Sứ thần liền nói: "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp
lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là
Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là
Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua David, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì
nhà Jacob đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận." Bà
Maria thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến
việc vợ chồng!" Mẹ đã khấn giữ mình đồng trinh để lo việc của Thiên Chúa.
Điều khó hiểu ở đây là thánh Luca đã đề cập tới việc Mẹ đã đính hôn với Giuse ở
đầu trình thuật. Tại sao đã khấn giữ mình đồng trinh, lại còn đính hôn với
Giuse? Điều này chỉ có thể giải nghĩa hoặc Luca lầm lẫn hoặc bản văn bị sắp xếp
lẫn lộn thứ tự giữa 2 biến cố: truyền tin và đính hôn.
- Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền
năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi
là Con Thiên Chúa.”
3.2/ Không điều gì là không thể đối với Thiên Chúa: Chúng ta
không chắc Mẹ Maria có thể hiểu thế nào là sinh ra bởi quyền năng của Chúa
Thánh Thần; nhưng Mẹ tin những gì thiên thần Gabriel nói vì hai lý do:
(1) Không điều gì là không thể đối với Thiên Chúa: Nếu Ngài có
thể làm cho bà Elisabeth, người họ hàng với Mẹ, tuy già rồi, mà cũng đang cưu
mang một người con trai; còn việc gì Thiên Chúa không làm được?
(2) Niềm tin của Mẹ vào Thiên Chúa: Mẹ biết Thiên Chúa là ai, và
Mẹ biết mình là ai. Mẹ tuy không hiểu những gì Thiên Chúa nói, nhưng sự khôn
ngoan dạy Mẹ cứ mau mắn vâng lời; vì tất cả những gì Thiên Chúa muốn đều tốt đẹp.
Vì thế, Mẹ thưa với thiên thần: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa
cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
II. ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải tuân phục Thiên Chúa, vì chỉ có Thiên Chúa biết
chắc các điều tốt đẹp cho con người. Bất tuân Thiên Chúa là cách dễ dàng nhất
gây ra đau khổ cho con người.
- Vâng lời Thiên Chúa không lấy đi sự tự do của con người, nhưng
chứng tỏ sự khôn ngoan. Giống như một con trẻ chưa đủ khôn ngoan để làm quyết định
cho mình, em phải vâng lời cha mẹ là những người khôn ngoan hơn. Chúng ta cũng
thế, khi chưa hiểu kế họach của Thiên Chúa cho cuộc đời, chúng ta hãy bắt chước
Chúa Giêsu và Đức Mẹ: xin vâng làm theo ý Thiên Chúa.
- Mọi sự đều có thể đối với Thiên Chúa. Chúng ta hãy kiên nhẫn
chờ những gì Thiên Chúa hứa ban cho tới khi thành sự thật.
Anthony Đinh Minh
Tiên, OP.
Đối thoại Truyền Tin
Thiên
Sứ Gabriel truyền tin cho Đức Maria là một cuộc đối thoại. Các nhà chú giải đã
chia ra ba sườn chính về thể văn mà thánh Luca sử dụng trong cuộc đối thoại của
khung cảnh Truyền Tin.
Thể
văn báo tin việc sinh hạ:
Thiên
sứ hiện ra – Phản ứng của người được thị kiến là sợ hãi - Lời loan báo về việc
thụ thai và sinh hạ, đặt tên cho con trẻ, tương lai của con trẻ – Chất vấn: làm
thế nào được? – Thiên sứ khẳng định điều loan báo với một dấu hiệu.
Ví
dụ như : báo tin về sự sinh ra của Isaac (St 17), Samson (Tl 13,1-23), Samuel
(1Sm 1), Gioan Tẩy Giả (Lc 1,5-25).
Nội
dung sứ điệp là là loan báo về việc Thiên Chúa can thiệp lạ thường nơi một phụ
nữ sinh sinh ra một người con làm vị cứu tinh dân tộc.
Thể
văn kêu gọi vào một sứ mạng:
Thiên
sứ hiện ra – Ơn gọi sứ mạng – Giải thích và dấu hiệu – Kết luận.
Ví
dụ: Maisen (Xh 3,1-12), Geđeon ( Tl 6,11-23) Thiên sứ hiện ra trực tiếp cho người
được Chúa gọi.
Thể
văn giao ước, hay lập lại giao ước
Một
người trung gian như Ngôn Sứ, Vua, Tư Tế trình bày ý định của Thiên Chúa và
toàn dân đáp lại “Chúng tôi sẽ thực hành điều Ngài dạy” (Xh 19,7; 24,3-7; Er
10,12; Nkm 5,12). Cả ba thể văn bổ túc cho nhau diễn tả sắc thái độc đáo có một
không hai trong lịch sử qua biến cố Truyền Tin. Để thấy được sự trang trọng, độc
đáo của cuộc đối thoại Truyền Tin, cần so sánh khung cảnh truyền tin của Thiên
sứ Gabriel cho Ông Zacaria và cho Đức Maria.
Về
địa điểm: Thiên sứ hiện ra với Zacaria ở đền thờ Giêrusalem, trung tâm tôn giáo
của Israel ,
giữa làn khói hương nghi ngút. Với Đức Maria, Thiên sứ đến gặp Mẹ tại Nazareth , một thôn làng
chẳng mấy ai biết đến (Ga1,46; 7,41). Nazareth
thuộc miền đất Galilê, gần vùng dân ngoại (Is 8,23; Mt 4,14).
Về
nhân vật: Zacaria là tư tế thuộc giòng Abia, Isave thuộc giòng Aaron. Cả hai
ông bà thuộc thành phần có địa vị xã hội. Hai ông bà tuân giữ lề luật chu đáo
(Lc 1,6). Họ tượng trưng cho người công chính theo Cựu ước. Còn Maria chỉ là một
thôn nữ tầm thường, một người nghèo của Giavê. Đi vào nội dung đối thoại thì
hoàn toàn đảo ngược.
-
Thái độ của Thiên sứ :
* Với Zacaria: Thiên sứ coi mình như chủ nhà. Giọng nói Thiên sứ như ra lệnh, thị oai. Thiên sứ phạt Zacaria khi ông tỏ dấu nghi ngờ.
* Với Maria: Thiên sứ là khách, đi đến nhà của Maria, một làng quê hẻo lánh. Thiên sứ tỏ vẻ kính cẩn vì nhìn thấy nới thôn nữ mộc mạc dáng vẻ oai nghi của “Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng”
* Với Zacaria: Thiên sứ coi mình như chủ nhà. Giọng nói Thiên sứ như ra lệnh, thị oai. Thiên sứ phạt Zacaria khi ông tỏ dấu nghi ngờ.
* Với Maria: Thiên sứ là khách, đi đến nhà của Maria, một làng quê hẻo lánh. Thiên sứ tỏ vẻ kính cẩn vì nhìn thấy nới thôn nữ mộc mạc dáng vẻ oai nghi của “Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng”
-
Công trạng và ân huệ
*
Với Zacaria: Thiên sứ bảo rằng: Lời cầu nguyện của ông đã được Chúa chấp nhận,
vợ ông sẽ thụ thai (Lc 1,13). Như vậy tất cả đều dựa trên công trạng phúc đức của
con người, đúng theo hình ảnh Cựu ước.
*
Với Đức Maria : tất cả đều là An huệ của Chúa. Thiên sứ chào Maria là “người được
Thiên Chúa yêu thương chiếu cố” (Lc 1,28), tất cả đều là ân huệ và tình thương
của Chúa. - Kết quả: Zacaria bị quở trách vì “không chịu tin vào Lời Chúa” (Lc
1.20). Maria được ca ngợi vì “đã tin rằng Lời Chúa sẽ thực hiện” ( Lc 1,45.38).
Isave được cưu mang Gioan “sẽ làm lớn trước mặt Chúa” (Lc 1,15). Maria cưu mang
“Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32); “Con Thiên Chúa” (Lc 1,35). Lắng nghe cuộc đối
thoại giữa Thiên Sứ và Đức Maria, ta thầy rằng: công cuộc vĩ đại của Thiên Chúa
là cứu chuộc nhân loại, thiết lập Nước Trời được bắt đầu một cách rất âm thầm.
Một cuộc đối thoại Truyền Tin tại một làng quê, giữa Thiên Sứ với một thôn nữ
chẳng mấy người biết. Chúa Giêsu đã diễn tả sự khởi đầu bé nhỏ nhưng thành quả
lại lớn lao qua dụ ngôn hạt cải: “Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo
xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc
lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới
bóng” (Mc 4,31-32). Thiên Chúa thường khởi sự những việc hết sức lớn lao bằng
những việc hết sức bé nhỏ, với những con người cũng hết sức nhỏ bé. Như thế người
ta mới thấy quyền năng của Ngài, mới thấy Ngài là một Thiên Chúa vĩ đại: “Những
gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh”(1Cr
1,27). Lắng nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Sứ và Maria, ta thấy Thiên Chúa chọn
những ai sống đẹp lòng Ngài. Maria đã được Thiên Chúa chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế
để cộng tác với Ngài trong công trình cứu độ. Ngài chọn Maria vì Ngài muốn chọn,
theo sự tự do của Ngài (x. Rm 9,12.16), và cũng vì Maria đẹp lòng Thiên Chúa.
Thời Đức Mẹ, ai cũng mong chờ Đấng Cứu Thế, nhưng chỉ mình Đức Mẹ được diễm
phúc đón nhận. Chúa chọn Đức Mẹ, đó là do ân huệ nhưng không của Chúa, nhưng
cũng vì Đức Mẹ có tâm hồn khiêm nhường đón nhận. Thiên sứ nói với Đức Maria:
“Quyền năng của Đấng tối cao sẽ bao trùm lên bà, vì thế Đấng Thánh con của bà
sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc.1, 35). Tiếng quan trọng ở trong câu
đó là “bao trùm lên” hay “bao phủ lên”. Lều tạm nơi dân Do Thái để hòm Giao Ước.
Câu Xh 40,34 nói rằng bao lâu đám mây còn bao phủ lều tạm thì “lều tạm có Thiên
Chúa hiện diện”. Việc Luca chọn và dùng từ “bao trùm lên” có ý nghĩa thâm sâu.
Luca so sánh thân thế Đức Maria với lều tạm nơi đặt Hòm Giao Ước của Thiên
Chúa. Luca so sánh cung lòng Đức Maria nơi Đức Giêsu sẽ tới cư ngụ với Hòm Giao
Ước nơi đặt hai phiến đá có ghi 10 điều răn của Thiên Chúa. Như vậy nghĩa là
khi quyền năng của Thiên Chúa bao trùm lên Đức Maria , thì có “Thiên Chúa hiện
diện” trong Mẹ. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trong Đức Maria thì vô cùng
phong phú hơn sự hiện diện của Ngài trong “lều tạm”. Sự hiện diện của Thiên
Chúa nơi Đức Maria chính là sự hiện của Đức Giêsu bằng xương bằng thịt. Lắng
nghe cuộc đối thoại giữa Thiên Sứ và Maria, ta thấy Đức Maria đã tự do đáp tiếng
“Xin vâng”. Trong Hiến Chế Lumen Gentium số 56, Công Đồng Vatican II đã giải
thích ý nghĩa quan trọng của câu chuyện Truyền Tin và sự ưng thuận tự do của Đức
Maria: “Các thánh Giáo Phụ đã nghĩ rất đúng rằng : Thiên Chúa đã không thu dụng
Đức Maria một cách thụ động, nhưng đã để Ngài tự do cộng tác vào việc cứu rỗi
nhân loại, nhờ lòng tin và sự vâng phục của Ngài. Thực vậy, Thánh Irênê nói :
“Chính Ngài, nhờ vâng phục, đã trở thành nguyên nhân ơn cứu độ cho bản thân Mẹ
và cho toàn thể nhân loại”. Và cùng với thánh Irênê còn có rất nhiều thánh Giáo
Phụ thời xưa cũng không ngần ngại giảng dạy rằng : “Nút dây đã bị thắt lại do sự
bất tuân phục của bà Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria ; điều
mà trinh nữ Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, thì Trinh Nữ Maria đã tháo ra nhờ
lòng tin”. Và so sánh với Evà, các Giáo phụ gọi Đức Maria là “Mẹ các sinh linh”
và thường quả quyết rằng : “Bởi Evà đã có sự chết, thì nhờ Maria lại được sống”.
Trong Sứ điệp Ngày Quốc Tế Giới Trẻ Lần Thứ 18 năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II đã nói với giới trẻ rằng: Trong biến cố Truyền Tin, Đức Maria trao
ban bản tính nhân loại cho Con Thiên Chúa trong cung lòng Mẹ với lời tự do chấp
nhận: “Này tôi là tôi tớ Chúa”. Dưới chân Thánh Giá, nơi thánh Gioan, Đức Maria
đón nhận toàn thể nhân loại vào tâm hồn mình : “Hỡi bà, này là con bà”. Là Mẹ
Thiên Chúa ngay từ lúc đầu tiên của biến cố Nhập Thể, Mẹ đã trở thành Mẹ loài
người trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu, Con Mẹ. Cuộc đối
thoại Truyền Tin là khoảnh khắc Thiên Chúa “bật mí” cái bí mật từ ngàn đời.
Thiên Chúa đã yêu thương con người đến nỗi muốn trở thành một con người giữa
nhân loại. Và Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria là để Ngài sai Con Một Ngài đến giữa
chúng ta, thực hiện chương trình cứu độ của Ngài đối với trần gian. Giây phút Mẹ
tự do đáp lời “Xin vâng” là khởi đầu bình mình ơn cứu độ cho thế nhân.
Mẹ
Maria đã đáp “Xin vâng” không chỉ một lần mà còn nhiều lần trong đời. Mẹ Maria
mãi mãi là tấm gương cho chúng ta soi trong cuộc đối thoại lắng nghe Lời Chúa
và đáp trả Lời Chúa. Thiên Chúa đã chứng tỏ nơi Mẹ điều không thể để trở nên điều
có thể. Vì “cái gì cũng có thể đối với người có lòng tin” (Mc 9,23).
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
Lễ Truyền Tin: Đức Gioan Phao lồ II nói với
chúng ta về Đức Mẹ Maria
3/25/2006-vietcatholic)
3/25/2006-vietcatholic)
Đức Gioan Phao lồ II nói với chúng ta về Đức Mẹ
Maria
Người nữ tỳ trung tín của Thiên Chúa
1.Những lời của Đức Bà Maria trong giờ Truyền Tin: “Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa; xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền” (Lc 1,38)nói lên thái độ đặc biệt về lòng mộ đạo của người Do Thái. Môisen, trong buổi đầu của Giao Ước Xưa, đã đáp lại lời gọi của Chúa, xưng là người tôi tớ (Ex 4,10; 14,31). Từ khởi đầu của Giao Ước Mới, Đức Bà Maria cũng đáp lại lời gọi của Chúa bằng một cử chỉ tự do vâng phục và tự giác phú dâng theo thánh ý Chúa, bày tỏ sự sẵn sàng trở thành “ nữ tỳ của Chúa”.
Trong Cựu Ước, tính chất “người tôi tớ” của Chúa tập họp lại những ai được gọi để thực hành sứ mệnh chăn dắt dân Chúa chọn: Abraham (Gn 26, 24), Isaac (Gn 24,14), Jacob (Ex 32,13; Es 37,25), Josué (Jos 24,29), David (2S 7,8, v.v.). Các đấng tiên tri và những thầy cả, mà Chúa đã giao cho trọng trách tập họp dân chúng trung thành thờ phượng Chúa, đều là những người tôi tớ. Sách Tiên tri Isaie ca tụng sự tuân phục của “Người Tôi Tớ khổ đau”, một gương mẫu trung tín với Chúa trong niềm hy vọng chuộc tội cho thiên hạ (Is 42,53). Còn có nhiều phụ nữ cũng nêu lên những gương mẫu về lòng trung tín, như Hoàng Hậu Esther, trước khi đi cầu xin cứu vớt dân Do Thái, đã dâng lên Chúa lời cầu khẩn nhiều lần bày tỏ là “người nữ tôi tớ của Chúa” (Est 4,17).
2. Đức Bà Maria,người đàn bà “đầy ơn phúc”, xưng là “nữ tỳ của Chúa”, đã tự hiến dâng chính mình, một cách hoàn hảo, trong công việc mà Chúa chờ mong cho toàn thể dân chúng. Những lời: “Tôi là nữ tỳ của Chúa” báo trước Đấng sẽ nói về Chính mình: “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10,45; Mt 20,28). Chúa Thánh Thần cũng thực hiện giữa Đức Mẹ và Chúa Con, với sự sắp đặt hài hòa trong nội tâm, điêù này giúp cho Đức Bà Maria đảm trách hoàn hảo vai trò người mẹ của Chúa Giêsu, đồng hành cùng Chúa trong sứ mệnh của “Nguời Tôi Tớ”.
Trong cuộc đời của Chúa Giêsu, ý hướng muốn phục vụ luôn kiên trì và kỳ lạ: là Con của Thiên Chúa, thực vậy, Chúa có quyền để ngưới khác phục vụ mình. Khi nhận lãnh tước vị “Con Người”, sự việc này sách Daniel xác nhận: “mọi dân tộc, mọi quốc gia và ngôn ngữ phải phụng sự Ngài” (Dn 7,14) và Chúa có quyền chế ngự tất cả mọi người. Trái lại, để đánh đỗ tinh thần của thời đại bây giờ, mà các môn đệ của Chúa dã ước vọng là có một vai trò ở hàng đầu (Mc 9,34) và phản kháng của Phêrô khi Chúa cúi xuồng rửa chân cho môn đệ (Jn 13,6), Chúa Giêsu không muốn được phục vụ, nhưng muốn phục vụ cho đến việc ban cho tất cả sự sống của mình trong công cuộc cứu chuộc.
3. Khi Thiên Sứ báo tin, Đức Bà Maria, nhận biết một vinh dự thật cao cả được Chúa trao ban, nên tự nhiên bột phát nói “người nữ tỳ của Chúa”. Trong sự ưng thuận phục vụ, trong đó gồm có việc phục vụ tha nhân, và điều đó nói lên trong mối liên hệ qua giai đoạn Truyền Tin và Viếng Thăm: được Thiên sứ báo là bà Elizabeth đang chờ sinh con, Đức Bà Maria vội vã lên đường đến Judea với bà Elizabeth (Lc 1, 39) để phụ giúp người bà con trong lúc sinh sản, đã tỏ ra sẵn sàng phục vụ. Đức Bà Maria nêu gương cho người Kitô hữu thuộc mọi thời đại một gương mẫu cao cả trong việc phục vụ.
Những lời: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời thiên sứ truyền” (Lc 1, 38), lời của người thốt ra là nữ tỳ của Chúa chứng tỏ một sự vâng phục tuyệt đối vào thánh ý Chúa. Danh từ “genoito” “xin cứ làm cho tôi” mà Luca dùng, không chỉ bày tỏ sự ưng thuận mà còn nhận lấy trách nhiệm được giao phó về kế hoạch của Chúa, công việc mà Đức Bà Maria sẽ thực hiện với tất cả khả năng của chính mình.
4. Để cho phù hợp với thánh ý Chúa, Đức Bà Maria dự đoán và xem như chính cho mình thái độ của Chúa Kitô, mà trong Thư gởi cho người Do Thái, khi vào trần gian, Chúa Kitô nói: “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể... Và bây giờ con mới thưa: này con đây, con đến để thực thi thánh ý của Chúa”. (He 10, 5-7; Ps 40/39, 7-9)
Sự vâng phục của Đức Bà Maria loan truyền và báo trước sự vâng phục của Chúa Kitô trong đời sống công khai và cho đến tận Đồi Calvê. Chúa Kitô nói: “ Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Jn 4, 35). Cũng như vậy, Đức Bà Maria đã thực hành ý muốn của Đức Chúa Cha là nguồn cảm hứng cho cuộc sống, tìm kiếm trong mình sức mạnh cần thiết để hoàn thành sự mệnh đã được giao phó.
Nếu trong giây phút Truyền Tin, Đức Bà Maria chưa biết đến sự hy tế trong sứ mệnh của Chúa Kitô, lời tiên tri của Syméon đã cho Đức Bà Maria thấy định mệnh bi thảm của Chúa Con (Lc 2, 34-35), mà Đức Trinh Nữ đã nhận thức được trong thâm tâm của mình. Trong sự vâng phục tuyệt đối vào thánh ý Chúa, Đức Bà Maria sẵn sàng sống trong tình yêu của Chúa đã hoạch định cho cuộc sống của mình với “lưởi dòng đâm thâu qua tâm hồn của mình”.
(Trích từ báo L'Observatore Romano)
Người nữ tỳ trung tín của Thiên Chúa
1.Những lời của Đức Bà Maria trong giờ Truyền Tin: “Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa; xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền” (Lc 1,38)nói lên thái độ đặc biệt về lòng mộ đạo của người Do Thái. Môisen, trong buổi đầu của Giao Ước Xưa, đã đáp lại lời gọi của Chúa, xưng là người tôi tớ (Ex 4,10; 14,31). Từ khởi đầu của Giao Ước Mới, Đức Bà Maria cũng đáp lại lời gọi của Chúa bằng một cử chỉ tự do vâng phục và tự giác phú dâng theo thánh ý Chúa, bày tỏ sự sẵn sàng trở thành “ nữ tỳ của Chúa”.
Trong Cựu Ước, tính chất “người tôi tớ” của Chúa tập họp lại những ai được gọi để thực hành sứ mệnh chăn dắt dân Chúa chọn: Abraham (Gn 26, 24), Isaac (Gn 24,14), Jacob (Ex 32,13; Es 37,25), Josué (Jos 24,29), David (2S 7,8, v.v.). Các đấng tiên tri và những thầy cả, mà Chúa đã giao cho trọng trách tập họp dân chúng trung thành thờ phượng Chúa, đều là những người tôi tớ. Sách Tiên tri Isaie ca tụng sự tuân phục của “Người Tôi Tớ khổ đau”, một gương mẫu trung tín với Chúa trong niềm hy vọng chuộc tội cho thiên hạ (Is 42,53). Còn có nhiều phụ nữ cũng nêu lên những gương mẫu về lòng trung tín, như Hoàng Hậu Esther, trước khi đi cầu xin cứu vớt dân Do Thái, đã dâng lên Chúa lời cầu khẩn nhiều lần bày tỏ là “người nữ tôi tớ của Chúa” (Est 4,17).
2. Đức Bà Maria,người đàn bà “đầy ơn phúc”, xưng là “nữ tỳ của Chúa”, đã tự hiến dâng chính mình, một cách hoàn hảo, trong công việc mà Chúa chờ mong cho toàn thể dân chúng. Những lời: “Tôi là nữ tỳ của Chúa” báo trước Đấng sẽ nói về Chính mình: “Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10,45; Mt 20,28). Chúa Thánh Thần cũng thực hiện giữa Đức Mẹ và Chúa Con, với sự sắp đặt hài hòa trong nội tâm, điêù này giúp cho Đức Bà Maria đảm trách hoàn hảo vai trò người mẹ của Chúa Giêsu, đồng hành cùng Chúa trong sứ mệnh của “Nguời Tôi Tớ”.
Trong cuộc đời của Chúa Giêsu, ý hướng muốn phục vụ luôn kiên trì và kỳ lạ: là Con của Thiên Chúa, thực vậy, Chúa có quyền để ngưới khác phục vụ mình. Khi nhận lãnh tước vị “Con Người”, sự việc này sách Daniel xác nhận: “mọi dân tộc, mọi quốc gia và ngôn ngữ phải phụng sự Ngài” (Dn 7,14) và Chúa có quyền chế ngự tất cả mọi người. Trái lại, để đánh đỗ tinh thần của thời đại bây giờ, mà các môn đệ của Chúa dã ước vọng là có một vai trò ở hàng đầu (Mc 9,34) và phản kháng của Phêrô khi Chúa cúi xuồng rửa chân cho môn đệ (Jn 13,6), Chúa Giêsu không muốn được phục vụ, nhưng muốn phục vụ cho đến việc ban cho tất cả sự sống của mình trong công cuộc cứu chuộc.
3. Khi Thiên Sứ báo tin, Đức Bà Maria, nhận biết một vinh dự thật cao cả được Chúa trao ban, nên tự nhiên bột phát nói “người nữ tỳ của Chúa”. Trong sự ưng thuận phục vụ, trong đó gồm có việc phục vụ tha nhân, và điều đó nói lên trong mối liên hệ qua giai đoạn Truyền Tin và Viếng Thăm: được Thiên sứ báo là bà Elizabeth đang chờ sinh con, Đức Bà Maria vội vã lên đường đến Judea với bà Elizabeth (Lc 1, 39) để phụ giúp người bà con trong lúc sinh sản, đã tỏ ra sẵn sàng phục vụ. Đức Bà Maria nêu gương cho người Kitô hữu thuộc mọi thời đại một gương mẫu cao cả trong việc phục vụ.
Những lời: “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời thiên sứ truyền” (Lc 1, 38), lời của người thốt ra là nữ tỳ của Chúa chứng tỏ một sự vâng phục tuyệt đối vào thánh ý Chúa. Danh từ “genoito” “xin cứ làm cho tôi” mà Luca dùng, không chỉ bày tỏ sự ưng thuận mà còn nhận lấy trách nhiệm được giao phó về kế hoạch của Chúa, công việc mà Đức Bà Maria sẽ thực hiện với tất cả khả năng của chính mình.
4. Để cho phù hợp với thánh ý Chúa, Đức Bà Maria dự đoán và xem như chính cho mình thái độ của Chúa Kitô, mà trong Thư gởi cho người Do Thái, khi vào trần gian, Chúa Kitô nói: “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể... Và bây giờ con mới thưa: này con đây, con đến để thực thi thánh ý của Chúa”. (He 10, 5-7; Ps 40/39, 7-9)
Sự vâng phục của Đức Bà Maria loan truyền và báo trước sự vâng phục của Chúa Kitô trong đời sống công khai và cho đến tận Đồi Calvê. Chúa Kitô nói: “ Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Jn 4, 35). Cũng như vậy, Đức Bà Maria đã thực hành ý muốn của Đức Chúa Cha là nguồn cảm hứng cho cuộc sống, tìm kiếm trong mình sức mạnh cần thiết để hoàn thành sự mệnh đã được giao phó.
Nếu trong giây phút Truyền Tin, Đức Bà Maria chưa biết đến sự hy tế trong sứ mệnh của Chúa Kitô, lời tiên tri của Syméon đã cho Đức Bà Maria thấy định mệnh bi thảm của Chúa Con (Lc 2, 34-35), mà Đức Trinh Nữ đã nhận thức được trong thâm tâm của mình. Trong sự vâng phục tuyệt đối vào thánh ý Chúa, Đức Bà Maria sẵn sàng sống trong tình yêu của Chúa đã hoạch định cho cuộc sống của mình với “lưởi dòng đâm thâu qua tâm hồn của mình”.
(Trích từ báo L'Observatore Romano)
_________________________________________________________________________________
Thứ Hai 26-3
Thánh Magarét Clitherow
T
|
hánh nữ Magarét sinh ở MiÇleton, Anh Quốc, năm 1555, trong một gia
đình theo Tin Lành. Ðược thừa hưởng vẻ đẹp, trí thông minh và tính tình vui vẻ,
ngài là một người duyên dáng. Năm 1571, ngài kết hôn với ông Gioan Clitherow,
hành nghề buôn bán trâu bò, và một vài năm sau ngài trở lại đạo Công Giáo
Là một tín đồ ngoan đạo, ngài thường lén lút giúp đỡ các linh mục
Công Giáo mà thời bấy giờ đang bị nhà cầm quyền Anh Giáo bắt bờ Cũng vì vậy,
chính ngài bị bắt và bị giam cầm.
Sau biết bao lần khuyến dụ từ bỏ Ðức Tin, nhưng người phụ nữ này vẫn
cương quyết. Sau cùng, ngài bị kết án tử hình vào ngày 25 tháng Ba, 1586. Ngài
bị trói giang chân tay nằm trên đất với một tảng đá sắc bén để ở sau lưng. Và
khi một tấm ván chất đầy sức nặng đè xuống trên thân thể ngài thì chỉ trong
vòng mười lăm phút, ngài đã tắt thở sau khi xương sống gẫy vụn.
Sự thánh thiện của người tôi tớ Thiên Chúa này được tỏ rõ khi nghe
biết bị kết án tử hình, ngài nói với một người bạn: "Quan tòa nói tôi sẽ
chết vào thứ Sáu tới; và tôi cảm thấy thân thể rã rời khi nghe tin ấy, nhưng thần
khí tôi vui mừng xiết kể. Vì tình yêu Thiên Chúa, xin bạn hãy cầu nguyện cho
tôi và xin mọi người thiện tâm cũng cầu nguyện cho tôi."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét