Trang

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

THỨ SÁU TUẦN III MÙA CHAY


Thứ Sáu sau Chúa Nhật III Mùa Chay
(Hô-sê đang rao giảng)

Bài Ðọc I: Hs 14, 2-10
"Chúng tôi sẽ không còn nói rằng: Thần minh chúng tôi là sản phẩm do tay chúng tôi làm ra".
Trích sách Tiên tri Hôsê.
Ðây Chúa phán: Hỡi Israel, hãy trở về với Chúa là Thiên Chúa ngươi, vì ngươi đã gục ngã trong đường tội ác. Các ngươi hãy mang lấy lời Chúa và trở về với Chúa; các ngươi hãy thưa rằng: "Xin hãy xoá bỏ mọi tội ác, và nhận điều lành. Chúng tôi dâng lên Chúa của lễ ca tụng. Asurô sẽ không giải thoát chúng tôi, chúng tôi sẽ không cỡi ngựa và sẽ không còn nói rằng: Thần minh chúng tôi là sản phẩm do tay chúng tôi làm ra, vì nơi Chúa, kẻ mồ côi tìm được sự thương xót".
Ta sẽ chữa sự bất trung của họ và hết lòng yêu thương họ, vì Ta đã nguôi giận họ. Ta sẽ như sương sa, Israel sẽ mọc lên như bông huệ và đâm rễ như chân núi Liban. Các nhánh của nó sẽ sum sê, vẻ xinh tươi của nó như cây ô-liu và hương thơm của nó như hương thơm núi Liban. Thiên hạ sẽ đến ngồi núp dưới bóng mát của nó, họ sống bằng lúa mì và lớn lên như cây nho. Nó sẽ được lừng danh như rượu Liban.
Hỡi Ephraim, tượng thần giúp ích gì cho ngươi không? Chính Ta sẽ nhậm lời và săn sóc ngươi, cho ngươi mọc lên như cây hương nam xinh tươi. Nhờ Ta, ngươi sẽ sinh hoa kết quả.
Ai là người khôn ngoan hiểu được các việc này, ai là người sáng suốt biết được các việc đó? Vì chưng đường lối của Chúa là đường ngay thẳng và những người công chính sẽ đi trên đó, còn các người gian ác sẽ gục ngã trên đó".
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 80, 6c-8a. 8bc-9. 10-11ab. 14 và 17
Ðáp: Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, hãy nghe Ta răn bảo (x. c. 11 và 9a).
Xướng: 1) Tôi đã nghe lời nói mới lạ rằng: Ta đã cứu vai ngươi khỏi mang gánh nặng, tay ngươi không còn phải mang thúng mủng. Trong cảnh gian truân ngươi cầu cứu, và Ta giải thoát ngươi. - Ðáp.
2) Ta đáp lời ngươi từ trong áng mây vang ran sấm sét, Ta thử thách ngươi gần suối nước Mêriba. Hỡi dân tộc Ta, hãy nghe Ta răn bảo, Israel, ước chi ngươi biết nghe lời Ta! - Ðáp.
3) Ở nơi ngươi đừng có một chúa tể nào khác cả, ngươi cũng đừng thờ tự một chúa tể ngoại lai: vì Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Ta đã đưa ngươi ra khỏi Ai-cập. - Ðáp.
4) Phải chi dân của Ta biết nghe lời Ta, Israel biết theo đường lối Ta mà ăn ở: Ta sẽ lấy tinh hoa lúa mì nuôi dưỡng chúng, và cho chúng ăn no mật từ hốc đá chảy ra. - Ðáp.

Câu Xướng Trước Phúc Âm:
Phúc cho những ai thành tâm thiện chí giữ lấy lời Chúa, và nhẫn nại sinh hoa kết quả.


Phúc Âm: Mc 12, 28b-34
"Thiên Chúa của ngươi là Thiên Chúa duy nhất, và ngươi hãy kính mến Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô.
Khi ấy, có người trong nhóm Luật sĩ tiến đến Chúa Giêsu và hỏi Người rằng: "Trong các giới răn, điều nào trọng nhất?"
Chúa Giêsu đáp: "Giới răn trọng nhất chính là: "Hỡi Israel, hãy nghe đây: Thiên Chúa, Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất, và ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức ngươi". Còn đây là giới răn thứ hai: "Ngươi hãy yêu mến tha nhân như chính mình ngươi". Không có giới răn nào trọng hơn hai giới răn đó". Luật sĩ thưa Ngài: "Thưa Thầy, đúng lắm! Thầy dạy phải lẽ khi nói Thiên Chúa là Chúa duy nhất và ngoài Người, chẳng có Chúa nào khác nữa. Mến Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức mình, và yêu tha nhân như chính mình thì hơn mọi lễ vật toàn thiêu và mọi lễ vật hy sinh". Thấy người ấy tỏ ý kiến khôn ngoan, Chúa Giêsu bảo: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu". Và không ai dám hỏi Người thêm điều gì nữa.
Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
Ðức Giêsu không khẳng định một giáo huấn mới mẻ: Kính Chúa yêu người là hai giới luật quan trọng nhất. Hai điều này liên kết chặt chẽ với nhau vì cùng xuất phát từ một tình yêu. Mến Chúa một cách tuyệt đối: hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực. Tình thương đối với tha nhân, cũng phải tới mức độ cao nhất: như yêu thương chính mình. Vì tự nhiên ai cũng quí trọng và yêu bản thân mình hơn hết.

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa, Lời Chúa hôm nay cho chúng con suy nghĩ lại cách sống đạo của mình. Chúng con chưa biết đón nhận và để tinh thần Chúa thấm nhập vào con người chúng con, gia đình và khu xóm chúng con. Vì vậy, chúng con chỉ giữ đạo theo đủ nghi lễ mà thôi, chưa sống đạo với một tình yêu chân thành.
Xin Chúa giúp mỗi người trong chúng con biết thay đổi cách sống của mình. Chỉ khi nào chúng con kính mến Chúa thật sự, thì chúng con mới dễ dàng yêu thương, quảng đại và sống chan hòa với anh chị em chúng con. Amen.

Hãy Yêu Mến Thiên Chúa

Cha thánh Gioan Maria Vianey thiết tha yêu mến Chúa và các linh hồn. Ðã mấy chục năm liền, ngài giam mình trong tòa giải tội mỗi ngày mười tám tiếng đồng hồ để đưa các tội nhân trở về với Chúa. Không những thế, ngài còn luôn canh cánh bên lòng nỗi bận tâm về cảnh nghèo túng cơ cực của các tín hữu. Chính ngài đã lập nên các cô nhi viện, các lớp mẫu giáo và sẵn sàng cho người nghèo tất cả những gì ngài có và khi ngài kiếm được.
Sau khi ngài qua đời, tòa án giáo phận điều tra về thành tích của ngài để lập hồ sơ xin phong thánh, thì có một cụ già quê mùa, nghèo khó đến làm chứng như sau: Hồi ấy trời đã tối, tôi thấy cha Gioan M. Vianey đi giúp tuần đại phúc ở một xứ nọ về, giữa đường vắng chỉ có tôi với ngài. Vừa gặp tôi, ngài liền lên tiếng chào chúc vui vẻ như sau: "Chào ông. Bấy lâu nay công việc làm ăn ra sao? Mạnh giỏi thế nào? - Dạ cám ơn cha, con cũng thường thôi. Nhưng chẳng giấu gì cha, con túng thiếu quá, mất mùa liên tiếp ba vụ liền. Cha Vieney trả lời: "Tội nghiệp. Tôi thương ông và các cháu lắm. Chúng nó rất ngoan". Vừa nói, ngài vừa xỏ tay vào túi áo, lục soát khắp cùng mà chẳng tìm được một xu nào. Nhìn trước nhìn sau, ngài ghé vào tai tôi và nói nhỏ: "Ông chịu khó đợi một chút nhé".
Tôi vâng lời đứng đợi, cha rón rén đi ra một lùm cây, mấy phút sau ngài trở lại trao tận tay tôi một vật và nói: "Tôi không còn gì khác, ông vui lòng cầm lấy cái này và đem bán mua bánh mì cho các cháu. Ông thông cảm, lần sau nếu có gì, tôi sẽ giúp thêm". Tôi chưa kịp cám ơn vì quá xúc động thì cha đã bỏ đi xa rồi.
Anh chị em thân mến!
Hằng ngày chúng ta đã bỏ qua bao nhiêu dịp thuận tiện để sống tình thương bác ái, đã ngoảnh mặt làm ngơ trước những nài nỉ xin giúp đỡ của anh chị em xung quanh. Là người Kitô hữu, chúng ta biết rõ nằm lòng Lời Chúa dạy "Yêu mến Chúa hết lòng và yêu thương anh em như chính Chúa đã làm gương". Nhưng chỉ biết mà thôi thì chưa đủ, cần phải thực hành Lời Chúa dạy thì mới vào được nước Ngài.
Vì vậy, nhận biết lề luật yêu thương của Chúa đã là bước đầu cần thiết để tiến vào nước trời. Vị luật sĩ trong đoạn Tin Mừng hôm nay đã được Chúa Giêsu khuyên ông là ông không còn xa nước Thiên Chúa bao nhiêu, vì ông đã nhận biết, đã thuộc lòng giới răn của Thiên Chúa. Nhưng đạo Chúa không phải để cho người ta biết mà thôi, nhưng còn phải đem ra thực hành trong cuộc sống hằng ngày.
Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách "Ðường Hy Vọng" đã nhắn nhủ như sau: Con mang một đồng phục, con nói một ngôn ngữ. Bác ái là dấu chứng để biết con là môn đệ của Chúa, là dấu hiệu rẻ mà khó kiếm nhất. Bác ái là sinh ngữ số một mà thánh Phaolô cho là cao trọng hơn tiếng nói của loài người và các thiên thần. Là ngôn ngữ độc nhất sẽ tồn tại trên thiên đàng.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ gặp thấy những phiền phức, những thử thách đòi buộc lòng bác ái nhỏ hẹp của chúng ta phải mở rộng thêm ra. Trong các đức tính nhân phẩm của mỗi người, không có hai người giống nhau, đừng vơ đũa cả nắm. Ðời người không phải là một cuốn băng Cassette đã được sang từng sơ-ry giống nhau. Bác ái không có biên giới, nếu có biên giới thì không còn là bác ái nữa.
Chúng ta cần có một con tim rộng mở như Chúa, để có thể yêu thương như Ngài và cùng với Ngài chúng ta thực thi đức bác ái. Ðức ái không nên có hậu ý hay vụ lợi. Sao con trách móc khi người ta phủi ơn con. Công nghiệp của con mất đi sao? Hay là con bắt Chúa cám ơn con: "Ai làm cho người hèn mọn ngất trong các anh em là làm cho chính Ta".
Lạy Chúa, xin thương giúp con canh tân đời sống theo lời dạy của Chúa. Xin ban cho con một quả tim mới để con biết yêu thương anh em thật lòng qua việc làm cụ thể. Ước chi mỗi tối, trước khi lên giường ngủ con có thể nói được rằng: suốt ngày hôm nay tôi đã sống yêu thương thực sự. Lạy Chúa, xin hạy giúp con thực hiện được niềm mơ ước này. Amen.

16/03/12 THỨ SÁU TUẦN 3 MC
Mc 12,28b-34

YÊU CHÚA TRÊN HẾT MỌI SỰ

“Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sưc lực ngươi.” (Mc 12,29-30)

Suy niệm: Người kinh sư lúng túng không biết điều nào quan trọng nhất trong 613 khoản luật người Do Thái phải giữ. Ông ta có thiện chí muốn tìm hiểu để chu toàn bổn phận, đồng thời không để mất cơ hội sống theo luật thánh. Ông đến hỏi Chúa để biết điều răn nào quan trọng nhất. Chúa Giêsu nói rõ với ông, đó là điều răn yêu Chúa, yêu hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực. Nghĩa là, trọn vẹn con người của ông trong mọi tuổi đời, tuổi xuân, tuổi hạ, tuổi thu, tuổi đông phải diễn tả rõ ràng và sống động tình yêu ấy. Chúa chờ đợi ông sống như ông hiểu.

Mời Bạn: Suốt mùa Chay, chúng ta được Chúa mời gọi sửa đổi đời sống cho phù hợp với Tin Mừng, để ta yêu mến Chúa đến mức cao nhất. Ngài không bằng lòng bất cứ một sự sửa đổi nửa vời nào. Bạn đừng để mất cơ hội Chúa cho bạn hôm nay nữa nhé! Chúa đang chờ đợi bạn diễn tả tình yêu của bạn dành cho Ngài cách cụ thể và sống động đấy!

Chia sẻ: Bạn nghĩ sao về mức độ “được chừng nào hay chừng nấy” trong việc tín hữu diễn tả tình yêu với Chúa?

Sống Lời Chúa: Làm một nghĩa cử dâng cho Chúa, diễn tả tâm tình yêu Chúa cách đậm đà của bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu thương Chúa Cha đến cùng, bằng cách vui lòng vâng phục ý Cha. Xin cho chúng con tận dụng mọi cơ hội, nhất là trong mùa Chay này, diễn tả lòng mến Chúa với hết cả tâm tình và cuộc đời chúng con. Xin đừng để chúng con đánh mất cơ hội này. Amen.



Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 16 - 3
Hs 14, 2-10; Tin Mừng theo Thánh Mc 12, 28b-34.
LỜI SUY NIỆM:
          Ông kinh sư nói với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” (Mc 12,32-33).
          Trong cuộc sống của nhân loại người ta thường lấy những luật lệ và quy tắc để đánh giá nhau, ai chu toàn đúng luật và các quy tắc được đề ra là người tốt. Điều này đưa con người vào một giới hạn nào đó và rồi tự mãn cho mình là hoàn hảo, là công chính. Trong Do-Thái giáo, các kinh sự cũng đã nhiều lần cân nhắc và đánh giá các điều luật trong đó, để xem điều nào là trọng nhất, nhưng rồi không ai có thẩm quyền để kết luận. Chúa Giêsu, là người đầu tiên và duy nhất đã thâu tóm hai giới răn Yêu Chúa và yêu người làm một.- Chúa đã mở ra một hướng sống rộng vô biên, tạo cho con người luôn phải phấn đấu, để vươn mình lên lên mãi mà không bao giờ cho mình là đã đạt đến cùng đích để mà tự mãn. Nhờ đó mới thấy cái yếu kém của mình, là không là chi cả đối với tình yêu của Thiên Chúa đã dành sẵn và ban cho mình. Chúng ta khi nhìn ngắm vũ trụ, nhìn ngắm thiên nhiên và mọi điều trong đó, cho chúng ta thấy được: mọi sự đang giúp cho cuộc sống của toàn thể nhân loại cũng như mọi tạo vật khác. Để đáp trả tình yêu của Ngài, mỗi người trong nhân loại phải biết yêu mến Ngài hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực và yêu thương người thân cận như chính mình là điều răn lớn nhất, và quan trọng nhất. Làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
16 Tháng Ba
Cuộc Săn Thỏ
Ðức hồng Y Carlo Martini, nguyên viện trưởng trường Kinh Thánh tại Roma và hiện là tổng giám mục Milano bên Italia, đã ghi lại trong quyển chú giải về Phúc Âm Thánh Gioan, câu chuyện sau đây:
Vào thế kỷ thứ ba, trong Giáo hội có vấn đề các tu sĩ ào ạt rời bỏ cuộc sống tu trì... Ðể giải thích cho hiện tượng này, một thầy dòng nọ đã đưa ra hình ảnh của một đàn chó đi săn thỏ. Một chú chó trong đàn đã bất chợt nhận ra một con thỏ. Thế là chú nhanh nhẩu rời đàn chó và vừa chạy theo con thỏ vừa sủa inh ỏi. Không mấy chốc, mấy chú chó khác cũng rời hàng ngũ để chạy theo. Và cứ thế cả đàn chó bỗng chạy ùa theo. Tất cả mọi con chó đều chạy, nhưng kì thực chỉ có một con chó là đã phát hiện ra con thỏ.
Sau một lúc săn đuổi, chú chó nào cũng mệt lả, cho nên từ từ bỏ cuộc, bởi vì đa số đã không được nhìn thấy con thỏ. Chỉ duy chú chó đầu tiên đã phạt hiện ra con thỏ là tiếp tục đeo đuổi cuộc săn bắt.
Vị tu sĩ đãđưa ra kết luận như sau: "Ðã có rất nhiều tu sĩ đi theo Chúa, nhưng kỳ thực chỉ có một hoặc hai vị là đã thực sự thấy Chúa và hiểu được họ đang đeo đuổi điều gì. Số khác chạy theo vì đám đông hoặc vì họ nghĩ rằng họ đang làm được một điều tốt. Nhưng kỳ thực họ chưa bao giờ thấy Chúa. Cho nên khi gặp khó khăn thử thách, họ bắt đầu chán nản bỏ cuộc".
Cuộc sống của người Kitô chúng ta có lẽ cũng sẽ ví được với một cuộc săn thỏ... Ở khởi đầu, ai trong chúng ta cũng hăm hở ra đi, ai trong chúng ta cũng đều làm rất nhiều cam kết, nhưng một lúc nào đó, khi không còn thấy gì đến trước mắt nữa, chúng ta bỏ cuộc buông xuôi... Ða số trong chúng ta hành động theo sự thúc đẩy của đám đông mà không cần tìm hiểu lý do của việc làm chúng ta. Người ta lập gia đình mà không hiểu đâu là cam kết của đời sống hôn nhân. Người ta gia nhập đoàn thể này, đoàn thể nọ, chúng ta cũng hăng hái tham gia mà không cân nhắc kỹ lưỡng các lý do tại sao chúng ta tham dự. Và biết đâu, người ta đi nhà thờ, chúng ta cũng đi nhà thờ mà không bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta đi nhà thờ. Người ta đi xưng tội rước lễ, chúng ta cũng đi xưng tội rước lễ mà có lẽ chưa bao giờ đặt ra câu hỏi nghiêm chỉnh tại sao chúng ta làm như thế... Dĩ nhiên, Ðức Tin của chúng ta cần phải được nâng đỡ từ gia đình, xã hội, bởi người khác. Nhưng chúng ta không thể quên được rằng trước hết Ðức Tin là một cuộc gặp gỡ cá vị giữa mỗi người và Thiên Chúa, Ðức tin là một cuộc hành trình trong đó mỗi con người phải tự thấy con đường mình đang đi... Chúng ta không thể sống đạo, giữ đạo vì người khác. Người Kitô có một đồng phục chung là Ðức Ái, nhưng cuộc sống của mỗi người không phải vì thế mà được đúc sẵn theo một khuôn mẫu, theo những công thức có sẵn, theo những lôi cuốn của đám đông.
Trong cuộc hành trình Ðức Tin, chúng ta cùng đồng hành với người khác, nhưng mỗi người cần phải thấy rõ địa điểm mình đang đi tới. Có thấy rõ như thế, mỗi khi gặp mệt mỏi, chông gai thử thách, chúng ta mới có thể kiên vững tiếp tục tiến bước.
(Lẽ Sống)
Mến Chúa và yêu người là hai cột trụ của cuộc đời
Bài đọc: Hos 14:2-10; Mk 12:28b-34.
Phạm tội là xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân. Khi phạm tội, con người mất tình nghĩa với Thiên Chúa, và làm tổn thương mối liên hệ với tha nhân. Để nói lại nhưng mối liên hệ này, con người phải ăn năn trở lại và yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn; và yêu tha nhân như chính mình.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh hai điều căn bản này. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Hosea kêu gọi Israel hãy nhận ra tội của họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân mà ăn năn trở lại. Thiên Chúa là Đấng xót thương, Ngài sẽ tha thứ mọi tội, cho dân trở về, và giúp dân sinh hoa kết trái trong cuộc sống. Trong Phúc Âm, khi một người muốn tìm hiểu đâu là giới răn quan trọng nhất trong cuộc đời, Chúa Giêsu đã tuyên bố long trọng và rõ ràng hai giới răn: Mến Chúa và yêu người.
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy trở về với Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.
1.1/ Khi sống xa Chúa, con người phải chịu mọi hình phạt: Tiên-tri Hosea họat động trước thời kỳ vương quốc miền Bắc bị rơi vào tay đế quốc Assyria (721 BC). Đọan văn chúng ta đọc hôm nay là chương cuối cùng của Sách, có lẽ được viết trong hay sau thời gian lưu đày tại Assyria. Tội lớn nhất của Israel là tội phản bội Thiên Chúa, quay lưng lại với Ngài để sụp lạy các tà thần, nhất là Thần Baal. Tiên tri đã nhiều lần cảnh cáo Vua cũng như dân, nhưng họ không chịu nghe lời, và Tiên-tri quả quyết: “Chính vì tội ác của ngươi mà ngươi đã vấp ngã.”
Tuy nhiên, Israel vẫn còn hy vọng, vì Thiên Chúa là Chúa của tình thương. Tiên-tri kêu gọi họ: “Hỡi Israel, hãy trở về với Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi. Hãy trở về với Đức Chúa, mang theo lời cầu nguyện.” Lòng xám hối thực sự phải kèm theo lời thú tội và cầu nguyện, không phải chỉ dâng các lễ vật hy sinh hời hợt bên ngòai. Hãy thưa với Người: "Xin thứ tha mọi gian ác, xin vui nhận lời ngợi khen chúng con dâng lên Ngài làm lễ vật thay thế bò tơ.”
Israel sa ngã là vì đã không tin tưởng nơi sức mạnh của Thiên Chúa, mà trông cậy nơi sức mạnh lòai người. Việc trở lại đòi họ nhận ra sự điên rồ của niềm cậy dựa này: “Chúng con sẽ không cầu cứu với Assyria, sẽ không cậy nhờ vào chiến mã, cũng chẳng gọi là thần những sản phẩm tay chúng con làm ra, vì chỉ ở nơi Ngài kẻ mồ côi mới tìm được lòng thương cảm."
1.3/ Khi sống trong Chúa, con người sinh hoa kết trái: Thiên Chúa xác tín lời khuyên bảo của Tiên-tri. Ngài bảo đảm niềm hy vọng, nếu họ thực tình ăn năn trở lại: “Ta sẽ chữa chúng khỏi tội bất trung, sẽ yêu thương chúng hết tình, vì cơn giận của Ta sẽ không còn đeo đuổi chúng. Với Israel Ta sẽ như làn sương mai làm nó vươn lên như bông huệ, cho bén rễ sâu như cây ngàn Liban. Họ sẽ đâm chồi nẩy lộc, sum sê tựa ô-liu tươi tốt, toả hương thơm ngát như rừng Liban. Chúng sẽ trở về cư ngụ dưới bóng Ta, sẽ làm cho lúa miến hồi sinh nơi đồng ruộng, tựa vườn nho, chúng sẽ sinh sôi nẩy nở, danh tiếng lẫy lừng như rượu Liban.”
Liên hệ giữa Thiên Chúa và Israel được ví như cây và trái. Israel chỉ có thể sinh hoa kết trái nếu gắn liền với cây: “Ta như một cây trắc bá xanh tươi, chính nhờ Ta mà ngươi trổ sinh hoa trái.” Hình ảnh này cũng được Chúa Giêsu dùng trong Tin Mừng Gioan: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Jn 15:4-5).
Câu 10 được thêm vào, theo văn chương khôn ngoan, có lẽ bởi các kinh-sư, những người viết Sách TT Hosea: “Ai đủ khôn ngoan để hiểu được điều này, đủ thông minh để biết được điều ấy? Quả thật đường lối Đức Chúa rất mực thẳng ngay. Trên con đường này, người công chính sẽ hiên ngang tiến bước, còn kẻ gian ác sẽ phải té nhào.”
2/ Phúc Âm: Điều răn nào đứng đầu?
2.1/ Điều răn đứng đầu là: “Nghe đây, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.”
- Thiên Chúa là Chúa duy nhất; ngòai Ngài ra, chẳng còn ai khác. Điều đơn giản như thế, nhưng không phải ai cũng nhận ra. Có những người vì lợi nhuận nên đã tạo ra bao thứ thần để chính mình và người khác tôn thờ: Thần Tài, Thần Vệ-Nữ, Thần Mặt Trời, Thần Sông, Thần Núi.
- Vì Thiên Chúa yêu thương con người, nên Ngài đã dựng nên mọi sự, quan phòng, và sắp xếp để con người được hưởng hạnh phúc cả đời này và đời sau; nên con người phải đáp trả bằng cách yêu thương Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực của con người. Có những người thay vì yêu thương Thiên Chúa, và biết khôn ngoan dành thời giờ và nỗ lực cho Ngài, lại khờ dại yêu thương những tạo vật Thiên Chúa dựng nên: tài tử, minh tinh, thần tượng thể thao, nhà cửa, xe cộ … và dành hầu như tất cả thời gian cho các lòai thọ tạo này.
2.2/ Điều răn thứ hai là: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó."
- Sau Thiên Chúa là đến con người. Con người phải yêu tha nhân như chính mình vì nhiều lý do: (1) Mọi người đều là con của Cha chung trên trời: điều gì làm cho tha nhân là làm cho chính Chúa; (2) Tất cả là chi thể của một thân thể là Đức Kitô: một chi thể đau là tòan thân đau; và (3)Tất cả đều góp phần vào việc làm cho đời sống tốt đẹp hơn: mỗi người phụ trách một công việc, thiếu việc nào cũng gây xáo trộn trong cuộc sống.
- Những tội xúc phạm đến tha nhân: (1) Đặt của cải và lợi lộc vật chất lên trên con người, điều này gây ra những bất công xã hội; (2) Khinh thường dùng tha nhân như đồ vật thay vì coi trọng tha nhân như một con người; (3) sống ích kỷ chỉ biết quan tâm tới chính mình.
II. ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Hai mối liên hệ nền tảng trong cuộc sống là mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. Để gìn giữ hai mối liên hệ này luôn tốt đẹp, chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và yêu thương tha nhân như chính mình vậy.
- Phạm tội là làm tổn thương cả hai mối liên hệ này. Để hàn gắn, con người phải xám hối quay về để làm hòa với Thiên Chúa qua Bí-tích Giải Tội, và làm hòa với nhau trong cuộc sống.
- Một khi đã sống hòan hảo hai mối liên hệ căn bản này, chúng ta đã đạt được đích điểm của cuộc đời, và không gì có thể ngăn cản chúng ta vào Nước Thiên Chúa.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP.


Suy niệm:
Giữa một rừng 365 điều cấm làm và 248 điều phải làm dựa theo Luật,
các rabbi thường tranh luận với nhau xem điều răn nào đứng đầu.
Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của vị kinh sư bằng lời mở đầu của kinh Shema,
kinh này được người Do-thái đọc sáng chiều mỗi ngày :
“Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất.
Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, với tất cả trái tim ngươi,
tất cả linh hồn ngươi, tất cả trí tuệ ngươi, tất cả sức lực ngươi”
 (Đnl 6, 4).
Đó là điều răn đứng đầu, điều răn thứ nhất trong mọi điều răn (c. 29).
Tuy nhiên, Đức Giêsu còn muốn thêm một điều răn thứ hai nữa.
“Ngươi phải yêu mến người thân cận với ngươi như chính mình ngươi” (Lv 19,18).
Và ngài kết luận : “Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn nhũng điều răn đó” (c.31).
Đức Giêsu tóm gọn mọi luật lệ trong hai điều răn, bằng hai câu trích trong sách thánh.
Cả hai đều bị chi phối bởi một động từ duy nhất : yêu mến.
Yêu mến Thiên Chúa, yêu mến tha nhân : 
đó là câu trả lời của Đức Giê su cho ông kinh sư Do-thái cách đây hai ngàn năm.
Đó cũng là câu trả lời của ngài cho các kitô hữu hôm nay.
Ngài mời ta hãy để lòng yêu mến thấm vào mọi lãnh vực của cuộc sống.
Điều răn thứ nhất là yêu mến Thiên Chúa, yêu Ngài với tất cả con người mình (c.30).
yêu Ngài một cách tuyệt đối, và đặt Ngài lên trên mọi người, mọi sự khác,
vì chỉ mình Ngài là Tạo Hóa, tất cả mọi sự khác chỉ là thụ tạo.
Chúng ta yêu mến Thiên Chúa để đáp lại tình Ngài yêu mến chúng ta trước.
Ăn ngay ở lành không đủ. 
Theo đạo không phải chỉ là chuyện ăn ngay ở lành.
Tình yêu đối với tha nhân không thay thế được tình yêu đối với Thiên Chúa.
Nhưng tình yêu đối với Thiên Chúa lại đòi hỏi tình yêu đối với tha nhân.
Thương người như thể thương thân. 
Nhưng đối với tôi thương thân là gì ? Tôi cần gì trong cuộc sống ?
Cảm thông, khoan dung, trung tín, tôn trọng, khích lệ, nâng đỡ, hiền từ…
Tôi biết người khác cũng cần những điều ấy như tôi, và tôi muốn trao cho họ.
Có một cuộc đối thoại thực sự và thân tình giữa ông kinh sư với Đức Giêsu.
Ông hỏi, nhưng không có ý thử ngài.
Câu trả lời của Đức Giêsu khiến ông hoàn toàn nhất trí.
Ông thấy lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân lớn hơn mọi lễ vật trong Đền thờ,
dù ông không coi thường việc dâng lễ vật cho Thiên Chúa.
Phụng vụ phải đi kèm với cuộc sống mến yêu.
Mùa Chay là thời gian trở lại với trái tim của mình
để xem Thiên Chúa có chỗ nào trong trái tim đó.
Chỉ khi tim tôi bị tình yêu Thiên Chúa chinh phục và chiếm trọn, 
nó mới có thể mở ra đến vô cùng trước tha nhân.
 Lời nguyện:
 Lạy Chúa,
xin cho con quả tim của Chúa.
Xin cho con đừng khép lại trên chính mình,
nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa
vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin cho con vượt qua mọi hờn oán nhỏ nhen,
mọi trả thù ti tiện.
Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn,
không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con đừng quá vui khi thành công,
cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích.
Xin cho quả tim con đủ lớn
để yêu người con không ưa.
Xin cho vòng tay con luôn rộng mở
để có thể ôm cả những người thù ghét con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J
Nqày 16


Nhiều cộng đoàn tu sĩ và nhiều cộng đoàn Kitô hữu khó thây được họ đã gia nhập và tiền dự vào việc hiệp thông chư thánh. Đương nhiên, cuộc du hành hướng đến hiệp thông chư thánh là một việc sám hối đích thực. "Cuộc sông chung tiếp tục là một việc sám hôì chậm để xây dựng sự hiệp thông chư thánh. Cuộc chiên khó khăn dựa vào niềm tin, Thiên Chúa có toàn quyền trên vạn vật và chúng ta ngay từ bây giờ phải tìm cách để gương mặt của Thiên Chúa hiện diện trong tâm hổn mỗi người".
Đây là điều Christian de Chergé đã nói vào một vài ngày trước khi ra đi, ngay trong lúc dự buổi họp cộng đoàn lần cuối cùng: "Chỉ có cộng đoàn, nơi sẵn sàng cho việc chiêm ngắm các kỳ công của Thiên Chúa ẩn kín trong môi người, những dâu chỉ duy nhât được ghi trên gương mặt chúng ta như những khó khăn đã được hứa cho cộng đoàn chư thánh, mà một thời gian xem ra thực khó khăn". Việc sám hôi là một trong các lý lẽ chính yêu cho cuộc đôi thoại liên tôn! Tất cả mọi người đều được mời gọi sám hôi! Không thể nào tự mình sám hô'i được!
Christian Salenson
(Bayard)

Thứ Sáu 16-3

Thánh Clement Mary Hofbauer

(1751 - 1820)

C
ó thể gọi Thánh Clement là vị sáng lập thứ hai của dòng Chúa Cứu Thế, vì chính ngài là người đã đem tu hội của Thánh Alphôngsô Liguori đến với người dân ở phía bắc rặng Alp.
Sinh trong một gia đình nghèo ở Moravia, ngài là con thứ chín trong mười hai người con, và tên rửa tội là Gioan. Mặc dù ngài ao ước trở nên một linh mục, nhưng vì không có tiền đi học, ngài phải học nghề làm bánh mì. Nhưng Thiên Chúa đã can thiệp để giúp ngài thể hiện ước mơ ấy.
Ngài được nhận vào làm bánh trong một đan viện, là nơi ngài có thể tham dự các lớp Latinh. Sau khi vị tu viện trưởng từ trần, Gioan thử sống đời ẩn tu nhưng lúc ấy Hoàng Ðế Joseph II ra lệnh hủy bỏ các đan viện, Gioan lại trở về Vienna hành nghề làm bánh. Một ngày kia, sau khi dự lễ tại vương cung thánh đường Thánh Stêphanô, trong cơn mưa tầm tã ngài đã giúp hai bà quý tộc gọi xe kéo. Qua cuộc đối thoại, hai bà được biết Gioan muốn đi tu nhưng không đủ tài chánh. Và họ đã rộng lượng giúp đỡ Gioan cũng như bạn của ngài là Tađêô, theo học trong chủng viện. Cả hai đến Rôma, là nơi họ được lôi cuốn bởi ý nghĩa đời sống tu trì của Thánh Alphôngsô. Và hai người đã thụ phong linh mục năm 1785 trong dòng Chúa Cứu Thế.
Sau khi mới chịu chức, lúc ấy đã 34 tuổi, Gioan được gọi là Clement Mary, cùng với Tađêô được sai trở về Vienna. Nhưng sự khó khăn tôn giáo ở đây đã khiến hai người phải bỏ lên miền bắc đến Warsaw, Ba Lan. Ở đây họ gặp rất nhiều người Công Giáo nói tiếng Ðức bơ vơ không có linh mục chăm sóc vì chính quyền đàn áp các cha dòng Tên. Ðầu tiên hai ngài phải sống rất khó nghèo và rao giảng ngoài trời. Sau đó các ngài được giao cho nhà thờ Thánh Benno để trông coi, và trong vòng chín năm kế tiếp, mỗi ngày hai ngài phải giảng năm lần, hai lần bằng tiếng Ðức và ba lần bằng tiếng Ba Lan, các ngài đã hoán cải được nhiều linh hồn về với Giáo Hội. Cả hai đều tích cực trong công việc xã hội giúp đỡ người nghèo, sáng lập cô nhi viện và mở một trường nam sinh.
Nhờ lôi cuốn được nhiều người đến dâng mình cho Chúa, các ngài đã có thể gửi các vị truyền giáo đến Ba Lan, Ðức và Thụy Ðiển. Tất cả các cơ sở truyền giáo này sau đó đều bị phá hủy vì những căng thẳng chính trị và tôn giáo thời đó. Sau 20 năm làm việc vất vả, chính Cha Clement bị bỏ tù và bị trục xuất khỏi nước. Và sau một lần bắt bớ khác ngài mới đến được Vienna, là nơi ngài sinh sống và hoạt động trong 12 năm cuối đời. Không bao lâu, ngài nổi tiếng là "vị tông đồ của Vienna", ngài nghe người giầu cũng như nghèo xưng tội, đi thăm kẻ liệt, cố vấn cho những người thế lực, chia sẻ sự thánh thiện của ngài với tất cả mọi người trong thành phố. Công trình đáng kể nhất của ngài là thành lập một trường đại học Công Giáo trong thành phố yêu dấu này.
Sự bách hại vẫn theo đuổi ngài, và nhà cầm quyền đã buộc ngài phải ngừng rao giảng. Có lần giới thẩm quyền cao cấp nhất cố gắng trục xuất ngài, nhưng sự thánh thiện và danh tiếng đã bảo vệ ngài cũng như sự phát triển của dòng Chúa Cứu Thế đã giữ chân ngài lại. Cho đến khi ngài qua đời vào năm 1820, các nỗ lực của ngài đã giúp cho dòng Chúa Cứu Thế được thiết lập vững bền ở mạn bắc rặng Alp.
Ngài được phong thánh năm 1909.
_____

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét