Thứ Tư sau Chúa Nhật III Mùa Chay
Bài Ðọc
I: Ðnl 4, 1. 5-9
"Các
ngươi hãy tuân giữ các giới răn và đem thực hành bằng việc làm".
Trích sách
Ðệ Nhị Luật.
Môi-sen
nói với dân chúng rằng: "Hỡi Israel, giờ đây hãy nghe các lề luật và huấn
lệnh mà tôi dạy bảo các ngươi phải thực hành, để được sống và được vào chiếm hữu
phần đất mà Chúa là Thiên Chúa cha ông các ngươi sẽ ban cho các ngươi. Các
ngươi nên biết, tôi thừa lệnh Chúa là Thiên Chúa tôi mà truyền dạy cho các
ngươi biết lề luật và huấn lệnh của Chúa, để các ngươi thi hành các điều ấy
trong phần đất mà các ngươi chiếm hữu; các ngươi phải tuân giữ và thực hành, vì
đó là sự khôn ngoan và sáng suốt của các ngươi trước mặt muôn dân, để khi nghe
nói đến tất cả các lề luật ấy, họ nói: "Thật, dân tộc vĩ đại này là một
dân khôn ngoan và sáng suốt". Không một dân tộc vĩ đại nào được các thần ở
bên cạnh mình, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta ở bên cạnh chúng ta khi chúng ta
kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính,
và bộ luật như tôi trình bày trước mặt các ngươi hôm nay không?
"Vậy
các ngươi hãy ý tứ và giữ mình. Trong suốt đời các ngươi, đừng quên và đừng để
lòng xao lãng những điều các ngươi đã thấy. Hãy dạy cho con cháu các ngươi biết
các điều ấy".
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca:
Tv 147, 12-13. 15-16. 19-20
Ðáp: Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa (c. 12a).
Xướng: 1)
Giêrusalem hỡi, hãy ngợi khen Chúa. Hãy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi
Sion! vì Người giữ chặt các chốt cửa thành ngươi; Người đã chúc phúc cho con
cái ngươi trong thành nội. - Ðáp.
2) Người
đã sai lời Người xuống cõi trần ai, và lời Người lanh chai chạy rảo. Người khiến
tuyết rơi như thể lông cừu, Người gieo rắc sương đông như tro bụi trắng. - Ðáp.
3) Người
đã loan truyền lời Người cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel . Người
đã không làm cho dân tộc nào như thế, Người đã không công bố cho họ các huấn lệnh
của Người. - Ðáp.
Câu Xướng
Trước Phúc Âm: Xh 33, 11
Chúa phán:
"Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được
sống".
Phúc Âm:
Mt 5, 17-19
"Ai
giữ và dạy người ta giữ, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ
lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. Vì Ta bảo
thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, thì một chấm, một phẩy trong bộ luật
cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong
những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ
nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được
kể là người cao cả trong Nước Trời".
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm:
Ðức Giêsu
chính là Ðấng Kitô phải đến mà Israel
đang mong chờ. Ngài đến để hoàn tất mọi lời Thiên Chúa hứa và để kiện toàn lề
luật. Ngài đến đưa lề luật tới ý nghĩa trọn hảo. Kiểu nói: "một chấm, một
phết trong luật cũng không thể qua đi" diễn tả tầm quan trọng của luật: đó
là ý muốn của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã muốn dùng lề luật để giáo dục con người
thì không có luật gì là nhỏ bé tầm thường. Vì vậy chúng ta chỉ đạt được sự sống
đời đời khi trung thành tuân giữ luật Chúa, lời Chúa. Chúng ta giữ luật không
vì sợ tội, nhưng vì tình yêu. Trong tình yêu, càng cần tế nhị từ những điều nhỏ
mọn.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa,
Chúa đã yêu thương ban lề luật cho chúng con. Rất nhiều khi chúng con tuân giữ
một cách máy móc, giữ theo hình thức vì sợ tội chứ chưa vì yêu mến.
Xin giúp
chúng con thay đổi cách sống, chu toàn giới răn Chúa trong tình yêu. Ðể nhờ lề
luật, chúng con được đến với Chúa trong bình an và vững mạnh. Amen.
Luật Vĩnh Viễn
Có một tín
hữu nọ đi tới một quán ăn, anh biết quán ăn có nhiều món cá lạ, nhưng là ngày
thứ sáu buộc phải kiêng thịt mà trong lòng thì lại thích ăn thịt. Vì thế, trước
hết anh gọi những món cá mà anh biết chắc chắn chẳng bao giờ có, anh nói:
"Cho tôi dĩa cá sấu; cho tôi dĩa cá voi..." Chủ quán trả lời:
"Không có. Không có". Thế rồi anh ta tự nhủ: "Lạy Chúa, Chúa biết
cho con, con đã làm hết sức, đó là con đã gọi nhiều thứ cá mà chẳng có. Thôi,
con đành phải gọi một tô phở bò tái mà ăn trong ngày thứ sáu kiêng thịt vậy".
Cầu nguyện xong, anh thi hành liền, anh tự tạo ra những lý do, những hoàn cảnh
để khỏi phải bị lỗi luật Chúa.
Anh chị em thân mến!
Nếu không có lòng mến Chúa thật thì con người sẽ tạo ra
trăm phương nghìn cách để an ủi mình và chuẩn cho mình khỏi phải tuân giữ luật
Chúa, giải thích Lời Chúa theo sở thích riêng tư. Bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở
chúng ta hãy sống trung thành với Luật Chúa cho đến cùng.
Vào thời Chúa Giêsu, các giới lãnh đạo tôn giáo dân Do
thái là những người biệt phái, những người Pharisiêu. Họ là những kẻ muốn bảo tồn
luật Chúa trong lời dạy của Môisê và các tiên tri. Nhưng những thay đổi trong lịch
sử đặt ra những vấn nạn mới và thôi thúc họ phải giải thích áp dụng luật Chúa
vào hoàn cảnh mới. Tinh thần ham danh lợi, vụ hình thức đã làm cho họ lạc đường,
đến nỗi bị Chúa Giêsu quở trách là những kẻ giả hình giống như những cái mả tô
vôi. Họ hăng say buộc kẻ khác tuân giữ những truyền thống của con người, của tiền
nhân để lại mà bỏ quên luật Chúa.
Khi giải
thích lại những lời dạy của Môisê và các tiên tri, Chúa Giêsu lưu ý các môn đệ
là Ngài không đến để hủy bỏ lề luật, nhưng là để kiện toàn lề luật. Cần tuân giữ
luật Chúa với tinh thần mới, tinh thần của chính Ngài trao ban cho các môn đệ.
Chúa Giêsu đã kêu gọi bằng một sự nghiêm chỉnh dấn thân của mọi đồ đệ để sống
trọn vẹn sứ điệp của Ngài: "Ai hủy bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất
và dạy người khác làm như vậy sẽ là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời".
Qua mọi thời
đại, Giáo Hội không ngừng kêu gọi những con cái mình kiểm điểm lại đời sống
mình để canh tân nếp sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Chúng ta hãy lắng nghe những
lời sau đây của Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách
"Ðường Hy Vọng":
Ngôi Lời
đã nhập thể và Ðức Chúa Cha đã phán: "Ðây là Con Ta yêu dấu và đẹp lòng Ta
mọi đàng. Các ngươi hãy nghe lời Ngài". Ngài là sự sống, con chỉ sống bằng
tinh thần của Người. Người là sự thật, con chỉ tìm lời dạy của Người. Người là
đường, con chỉ bước theo chân Người.
Có thứ
công giáo vụ lợi, có thứ công giáo lý lịch, có thứ công giáo xu thời, có thứ
công giáo danh dự. Chúa chỉ chấp nhận những phần Công giáo trăm phần trăm, hạng
công giáo vô điều kiện, đó là họ đã bỏ mọi sự mà theo Ngài.
Hội thánh
có nhiều khuyết điểm và gương xấu, nhưng Hội Thánh có lời hứa của Chúa. Hội
thánh là một phép lạ liên lỉ. Tuy nhiên, đừng vì thế mà phơi bày những khuyết
điểm và gương xấu cho mọi người, cũng đừng vì đó mà tha hồ làm gương xấu để
Chúa làm phép lạ mỗi ngày.
Lời Chúa
không bao giờ qua đi, Hội thánh Chúa sẽ vượt qua mọi thử thách, mỗi người Kitô
hữu chúng ta hãy nhất quyết sống trung thành đến cùng với ơn gọi Kitô hữu của
mình.
Lạy
Chúa, trong những ngày canh tân đời sống của Mùa Chay, xin Chúa thương ban cho
con một ý chí mạnh mẽ, một niềm tin xác tín sâu xa và nhất là xin Chúa ban cho
con ơn gọi Chúa ban. Amen.
14/03/12
THỨ TƯ TUẦN 3 MC
Mt 5,17-19
Mt 5,17-19
ĐỂ
KIỆN TOÀN
“Thầy đến không phải để phá đổ nhưng là để kiện toàn.” (Mt 5,17)
Suy niệm: Những giá trị mạc khải trong Cựu Ước là để chuẩn bị Dân Chúa đón nhận mạc khải Tân Ước. Đức Kitô dạy chúng ta loan Tin Mừng cho mọi dân tộc, Ngài cũng muốn kiện toàn những giá trị tốt đẹp bàng bạc không những trong Cựu Ước mà cả trong từng nền văn hoá của từng dân tộc. Thư chung của HĐGMVN năm 1980 kêu gọi chúng ta thực hiện lời dạy này của Đức Kitô “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”, điều mà lắm khi chúng ta quên. Cha Lôrenxô Phạm Hân Quynh chia sẻ: “Biết bao giá trị Việt Nam chúng ta có thể tiếp thu và nâng cao thánh hoá được: chữ Tín của cô Tấm, chữ Chung Thuỷ của Cúc Hoa, chữ Nghĩa của Thạch Sanh, chữ Liêm của Chu Văn An, chữ Hoà của Trần Hưng Đạo… Và nếu những giá trị ấy được đưa vào trong Giáo Hội…, bà con vào trong Giáo Hội sẽ thấy như vào “Nhà Mình”, rất thân thương nhận ra Thiên Chúa là gốc của gia tài ấy…” (Bài giảng tĩnh tâm cho các linh mục giáo phận Đà Nẵng 2005).
Mời Bạn: Có thể bạn chưa đọc các giáo huấn của Giáo Hội như Hiến Chế “Ánh Sáng Muôn Dân”, tông huấn “Giáo Hội tại Á Châu”? Nếu chưa, bạn cần tìm đọc cho bằng được. Ít là trong lúc này, bạn ý thức yêu cầu cấp bách đang đặt ra cho bạn là sống Tin Mừng thế nào để những giá trị tốt đẹp trong văn hoá của dân tộc mình được kiện toàn.
Chia sẻ & Sống Lời Chúa: Thảo luận tìm ra một việc làm cụ thể để kiện toàn một giá trị truyền thống của dân tộc.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con dâng dân tộc và đất nước Việt
Lề Luật của Thiên Chúa bảo vệ đời
sống con người
Bài đọc: Deut 4:1, 5-9; Mt 5:17-19.
Con người khó chịu
khi phải tuân giữ luật lệ, vì nó ngăn cản không cho con người làm những gì họ
muốn làm. Họ coi luật lệ như là một chướng ngại, giới hạn tự do của con người.
Nhưng luật lệ tốt lành được làm ra là để bảo vệ con người: chính đương sự, môi
trường sống, và những người chung quanh. Lề Luật được ví như hàng rào giữ con
người khỏi bước ra ngòai phạm vi giới hạn; vì nếu bất tuân bước ra ngòai, con
người sẽ phải lãnh nhận thiệt hại và ngay cả cái chết. Các Bài Đọc hôm nay xoay
quanh những lợi ích của Lề Luật trong cuộc sống con người. Trong Bài Đọc I,
Sách Đệ Nhị Luật xác tín Lề Luật là kho tàng khôn ngoan của Thiên Chúa, vì nó
giúp con người đạt mọi điều tốt lành và tránh được mọi điều nguy hiểm. Trong
Phúc Âm, nhiều người nghĩ Chúa Giêsu đến để bãi bỏ Lề Luật Thiên Chúa ban qua
Moses và các ngôn sứ; nhưng Chúa Giêsu tuyên bố: “Ngài đến để kiện tòan Lề Luật.”
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phải học biết và
thực hành Lề Luật của Thiên Chúa.
1.1/ Lề Luật là kho
tàng vô giá vì phát xuất từ Thiên Chúa: Người Do-thái hết sức hãnh diện về Lề
Luật, và họ có lý do để làm như thế: vì nó phát xuất từ Thiên Chúa. Có ai hiểu
biết sản phẩm hơn người làm ra nó? Thiên Chúa không những tạo dựng nên con người,
mà còn tất cả môi trường sống chung quanh con người. Ngài biết con người tưởng
nghĩ gì, thích muốn gì, và thích làm gì. Ngài biết điều gì tốt cũng như điều xấu
cho con người, con người không biết như vậy nếu không chịu học hỏi. Vì thế,
Ngài ban cho con người Lề Luật để con người thi hành để đạt được điều tốt và
tránh điều xấu. Còn ai là người khôn ngoan hơn, xứng đáng hơn, để ban hành những
Lề Luật này cho con người hơn Thiên Chúa? Đó là lý do Ông Moses hỏi dân: “Có
dân tộc vĩ đại nào được những thánh chỉ và quyết định công minh, như tất cả Lề
Luật mà hôm nay tôi đưa ra trước mặt anh em?”
1.2/ Thi hành Lề Luật
bảo đảm mọi kết quả tốt đẹp cho cuộc sống: Lề Luật Thiên Chúa ban ra là để thi
hành, chứ không phải chỉ để đóng khung tôn kính. Ông Moses truyền cho dân: “Hỡi
Israel ,
hãy nghe những thánh chỉ và quyết định tôi dạy cho anh em, để anh em đem ra thực
hành. Như vậy anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà Đức
Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em.”
Vi phạm Lề Luật hay
không chịu thi hành là sẽ phải chấp nhận mọi thiệt hại và ngay cả cái chết. Ông
Moses cũng cảnh cáo dân: “Nhưng anh em hãy ý tứ và cẩn thận giữ mình đừng quên
những điều mắt anh em đã thấy, và suốt đời, đừng để cho những điều ấy ra khỏi
lòng anh em; trái lại, anh em hãy dạy cho con cháu anh em biết.”
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu đến để
kiện tòan Lề Luật.
2.1/ Người Do-thái
tưởng Chúa Giêsu đến bãi bỏ Lề Luật: Các cuộc tranh luận của Chúa Giêsu và người
Do-thái thường xoay quanh các vấn đề của Lề Luật: thanh tẩy, giữ ngày Sabbath,
ăn chay, cầu nguyện, và làm các việc lành phúc đức. Nhiều người trong họ nghĩ
Chúa Giêsu đến để bãi bỏ Lề Luật và dạy dân chúng khinh thường Lề Luật. Tuy
nhiên, trong tất cả trường hợp, Chúa Giêsu muốn giúp họ sửa sai những quan niệm
và áp dụng của họ về Lề Luật:
- Người phân biệt
giữa Lề Luật của Thiên Chúa và của con người: “Các ông khéo lấy Lề Luật của các
ông để vô hiệu hóa các giới răn của Thiên Chúa.” Ví dụ: Giới luật thứ bốn trong
Thập Giới truyền phải thảo hiếu cha mẹ bằng cách phải phụng dưỡng các ngài. Các
kinh-sư và biệt-phái dạy: "Người nào nói với cha với mẹ rằng: những gì con
có để giúp cha mẹ đều là "coban" nghĩa là lễ phẩm đã dâng cho
Chúa" rồi, và các ông không để cho người ấy làm gì để giúp cha mẹ nữa” (Mk
7:11-12). Con người có bổn phận phải giữ các Luật của Thiên Chúa; họ có thể từ
chối không giữ luật của con người nếu những luật này ngược lại với những gì
Thiên Chúa dạy.
- Người phân biệt
giữa tinh thần của Lề Luật và cách áp dụng Lề Luật: “Lề Luật làm ra vì con người
chứ không phải con người cho Lề Luật” (Mk 2:27). Ví dụ: Ngày Sabbath làm ra vì
con người; vì thế, chữa bệnh trong ngày Sabbath là điều được phép làm. Chính
các kinh-sư và biệt-phái cũng làm như thế, khi họ kéo các con vật của họ rơi
vào hố trong ngày đó; thế mà họ lại khó chịu khi thấy Chúa Giêsu chữa bệnh
trong ngày Sabbath (Mt 12:1-12).
- Để chứng minh sự
hiểu biết sai của họ về Luật thanh tẩy, Người phân biệt cái nhơ bẩn bên ngòai
và sự ô uế trong tâm hồn: "Bất cứ cái gì từ bên ngoài vào trong con người,
thì không thể làm cho con người ra ô uế, bởi vì nó không đi vào lòng, nhưng vào
bụng người ta, rồi bị thải ra ngoài?" Như vậy là Người tuyên bố mọi thức
ăn đều thanh sạch. "Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho
con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu:
tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng,
ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ
bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế" (Mk 7:18-23).
2.2/ Chúa Giêsu đến
để kiện tòan Lề Luật: Để sửa sai quan niệm của họ về Ngài, Chúa Giêsu tuyên bố
rõ ràng: "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Moses hoặc lời các
ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo
thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật
cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.” Chúa Giêsu làm gì để
kiện tòan Lề Luật? Chương 5 của Matthew chứa đầy những giáo lý tòan hảo của Chúa
Giêsu trên Lề Luật; ví dụ:
- Khi Ngài dạy phải
thanh sạch ngay từ trong tâm hồn: "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại
tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn,
thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5:27-28).
- Khi Ngài dạy các
môn đệ phải yêu thương kẻ thù: “Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình,
thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế
sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường
đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn
thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:46-48).
- Khi Ngài dạy bán
hết gia tài và phân phát cho người nghèo khó: "Nếu anh muốn nên hoàn thiện,
thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng
trên trời. Rồi hãy đến theo tôi" (Mt 19:21).
- Khi Ngài cầu xin
cho các môn đệ được hiệp nhất nên một như Cha Ngài và Ngài là một:
“Con ở trong họ và
Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết
là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con” (Jn 17:23).
II. ÁP DỤNG TRONG
CUỘC SỐNG:
- Lề Luật của Thiên
Chúa ban là cho sự thiện hảo của con người. Chúng ta phải biết quí trọng và
mang ra thực hành trong cuộc sống để đạt lợi ích cho cá nhân, gia đình, và xã hội.
- Làm theo những gì
Chúa Giêsu dạy là tiến trình nên trọn lành và tránh các tội. Không một thần
minh hay con người nào trong vũ trụ này dạy chúng ta cách tốt đẹp hơn Ngài.
Anthony Đinh Minh
Tiên, OP.
Trước khi trời đất
qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi
sự được hoàn thành (Mt 5,18)
Suy niệm:
Lề luật giống như đường
rầy giữ cho xe lửa chạy an toàn, hoặc như sợi dây cương giữ cho con ngựa chạy
đúng hướng. Bị buộc sống và làm trong khung khổ của lề luật thì hơi khó chịu đấy.
Nhưng ta hãy nghĩ đến lý do và mục đích của luật thì sẽ dễ vâng theo hơn. Hơn nữa
ai biết giữ luật vì tình yêu thì tất cả sẽ trở nên nhẹ nhàng. Thánh Augustinô
chia sẻ một kinh nghiệm quý giá: “Khi ta yêu thì ta không cảm thấy nhọc nhằn.”
Một điều nữa cần làm
ngay trong mùa chay là xét lại cách mình giữ luật: luật Chúa, luật Hội Thánh,
luật của cộng đoàn…
Về việc giữ luật, ta
cũng có thể liên tưởng tới một lời dạy khác của Chúa Giêsu “Ai trung tín trong
việc nhỏ thì sẽ trung tín trong việc lớn.” Nếu không có lòng yêu mến Chúa thật,
chúng ta sẽ dễ tạo ra những cách để tự an ủi và chuẩn miễn khỏi phải tuân giữ
luật Chúa, hoặc giải thích Lời Chúa theo sở thích riêng.
Bài Tin Mừng hôm nay
nhắc nhở chúng ta về việc tuân giữ luật Chúa. Những nhà lãnh đạo tôn giáo Do
Thái thời Chúa Giêsu hơn ai hết là những người bảo tồn luật Chúa trong lời dạy
của Môisê và các tiên tri. Nhưng những đổi thay lịch sử đặt ra những vấn nạn mới
và thôi thúc họ giải thích và áp dụng luật Chúa vào hoàn cảnh mới. Tinh thần vụ
hình thức đã làm cho họ lạc đường đến nỗi đã bị Chúa Giêsu trách là giả hình.
Chúa Giêsu đến không
phải để huỷ bỏ nhưng để kiện toàn lề luật và các tiên tri. Ngài kêu gọi các môn
đệ tuân giữ luật Chúa với một tinh thần mới, với một dấn thân để sống trọn vẹn
sứ điệp của Ngài. Tác giả tập sách Đường hy vọng đã nhắn nhủ: Ngôi Lời đã Nhập
Thể và Chúa Cha đã phán: "Đây là Con Ta yêu dấu và đẹp lòng Ta, hãy nghe lời
Ngài, Ngài là sự sống, con chỉ sống bằng tinh thần của Ngài, Ngài là sự hật,
con chỉ tin lời dạy của Ngài. Ngài là Đường, con chỉ theo bước chân Ngài. Có thứ
Công giáo vụ lợi, có thứ Công giáo lý lịch, có thứ Công giáo xu thời, có thứ
Công giáo giải nhiệt. Chúa chỉ chấp nhận hạng Công giáo 100% đã bỏ mọi sự mà
theo Ngài. Hội Thánh có nhiều khuyết điểm và gương xấu cho mọi người. Hãy làm
thế nào để tư tưởng, lời nói hành động của con khiến người ta phản ứng: con người
này đã say mê cuốn sách Phúc Âm, đã bị lôi cuốn bởi lý tưởng cuộc đời Chúa
Giêsu."
Hãy trắc nghiệm lại bản
thân mình: tôi có thường xuyên đọc lời Chúa và đọc với thái độ nào? Tôi đã thực
hành những điều tôi cảm nghiệm?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương ban lề luật cho chúng con. Rất
nhiều khi chúng con tuân giữ một cách máy móc, giữ theo hình thức vì sợ tội chứ
chưa vì yêu mến. Xin giúp chúng con thay đổi cách sống, chu toàn giới răn Chúa
trong tình yêu, để nhờ lề luật, chúng con được đến với Chúa trong bình an và vững
mạnh. Trong những ngày canh tân đời sống này, xin Chúa cho chúng con một ý chí
mạnh mẽ, một xác tín sâu xa để sống luật tình yêu của Chúa.
Suy niệm
Vào thời Tin Mừng Mátthêu được viết, các người Do-thái thuộc
Hội Đường
thường chỉ trích các người Do-thái đã tin vào Đức Giêsu Kitô,
coi họ như những người đã bỏ Luật Môsê, bỏ cái cốt lõi của Do-thái giáo.
Đức Giêsu của Mátthêu đã bác bỏ lối hiểu sai này.
“Thầy không đến để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn” (c. 17).
Kiện toàn là đưa Luật Môsê đến chỗ thành tựu, hoàn hảo,
bởi lẽ nó có những hạn chế, bất toàn,
do Thiên Chúa phải nương theo trình độ lúc đó của Dân Ngài.
Kiện toàn là giải thích lại Luật Môsê theo đúng ý Thiên Chúa.
Chẳng ai biết Ý Thiên Chúa Cha bằng Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô.
Hơn ai hết, Đức Giêsu có quyền nói lên ý nghĩa mới mẻ của Lề Luật.
thường chỉ trích các người Do-thái đã tin vào Đức Giêsu Kitô,
coi họ như những người đã bỏ Luật Môsê, bỏ cái cốt lõi của Do-thái giáo.
Đức Giêsu của Mátthêu đã bác bỏ lối hiểu sai này.
“Thầy không đến để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn” (c. 17).
Kiện toàn là đưa Luật Môsê đến chỗ thành tựu, hoàn hảo,
bởi lẽ nó có những hạn chế, bất toàn,
do Thiên Chúa phải nương theo trình độ lúc đó của Dân Ngài.
Kiện toàn là giải thích lại Luật Môsê theo đúng ý Thiên Chúa.
Chẳng ai biết Ý Thiên Chúa Cha bằng Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô.
Hơn ai hết, Đức Giêsu có quyền nói lên ý nghĩa mới mẻ của Lề Luật.
Có một dòng chảy liên tục trong khoa sư phạm của Thiên Chúa.
Ngài huấn luyện Dân Ngài qua Môsê và các ngôn sứ trong lịch sử.
Đỉnh cao nhất là Đức Giêsu, Đấng vén mở trọn vẹn ý định của Thiên Chúa.
Đức Giêsu không phá những công trình đi trước, ngài kiện toàn.
Lời giáo huấn của ngài vừa liên tục với,
vừa vượt qua Giao Ước thứ nhất còn khiếm khuyết.
Vượt qua về chiều rộng,
khi ngài mời ta đi xa hơn chuyện không được giết người,
mà còn không được có hành vi, lời nói giận ghét anh em (Mt 5, 22).
Vượt qua về chiều sâu,
khi ngài đòi ta không được giữ Luật kiểu giả hình bên ngoài,
nhưng phải khởi đi từ trái tim, từ cái tâm bên trong (cc. 27-28),
khi ngài đưa ra những đòi hỏi tận căn trước đây chưa hề có
về việc chẳng những không được trả thù mà còn yêu kẻ thù (cc. 38-48).
Mọi lề luật đều qui về điều răn chính yếu là yêu thương.
Phải yêu như Cha trên trời mới trở thành con cái Cha (c. 45).
Ngài huấn luyện Dân Ngài qua Môsê và các ngôn sứ trong lịch sử.
Đỉnh cao nhất là Đức Giêsu, Đấng vén mở trọn vẹn ý định của Thiên Chúa.
Đức Giêsu không phá những công trình đi trước, ngài kiện toàn.
Lời giáo huấn của ngài vừa liên tục với,
vừa vượt qua Giao Ước thứ nhất còn khiếm khuyết.
Vượt qua về chiều rộng,
khi ngài mời ta đi xa hơn chuyện không được giết người,
mà còn không được có hành vi, lời nói giận ghét anh em (Mt 5, 22).
Vượt qua về chiều sâu,
khi ngài đòi ta không được giữ Luật kiểu giả hình bên ngoài,
nhưng phải khởi đi từ trái tim, từ cái tâm bên trong (cc. 27-28),
khi ngài đưa ra những đòi hỏi tận căn trước đây chưa hề có
về việc chẳng những không được trả thù mà còn yêu kẻ thù (cc. 38-48).
Mọi lề luật đều qui về điều răn chính yếu là yêu thương.
Phải yêu như Cha trên trời mới trở thành con cái Cha (c. 45).
Đức Giêsu mời chúng ta nghiêm túc giữ Luật Môsê đã được ngài
kiện toàn.
Luật ấy là lời giáo huấn của ngài mà các môn đệ đã nghe.
Con người thời nay thích tự do nên dị ứng với luật lệ.
Nhưng giữ luật không phải là chuyện của nô lệ hay trẻ con.
Khi tránh được thói nệ luật, cứng nhắc bám vào mặt chữ,
ta có thể giữ luật như cách biểu lộ hồn nhiên tình yêu với Chúa và tha nhân.
Trung tín với những đòi hỏi nhỏ bé của các điều răn chỉ vì yêu,
và “dạy người ta mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28, 20),
đó là con đường dẫn đến hạnh phúc mai sau cho người môn đệ.
Luật ấy là lời giáo huấn của ngài mà các môn đệ đã nghe.
Con người thời nay thích tự do nên dị ứng với luật lệ.
Nhưng giữ luật không phải là chuyện của nô lệ hay trẻ con.
Khi tránh được thói nệ luật, cứng nhắc bám vào mặt chữ,
ta có thể giữ luật như cách biểu lộ hồn nhiên tình yêu với Chúa và tha nhân.
Trung tín với những đòi hỏi nhỏ bé của các điều răn chỉ vì yêu,
và “dạy người ta mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28, 20),
đó là con đường dẫn đến hạnh phúc mai sau cho người môn đệ.
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
ai trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.
Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự :
tự do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim,
tự do trước những thành kiến của trí tuệ.
Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,
để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,
để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
ai trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.
Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự :
tự do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim,
tự do trước những thành kiến của trí tuệ.
Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ,
để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa,
để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,
khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,
khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,
khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi
và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,
khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.
Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng,
để chúng con được tự do bay cao.
để chúng con được tự do bay cao.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J
Ngày 14
Trong các Phúc Âm, các tác giả ít nói về thánh Giuse. Có lẽ tốt
nhất nên giảm bớt chú giải về đề tài của Ngài. Dù vậy những gì người ta nói về
Ngài đều có cân nhắc và căn bản. Chúng ta nên học hỏi về vị thánh nhân này qua
liên hệ của Ngài với Đức Maria.
Phản ứng thật ngạc nhiên của Đức Maria
sau khi được truvền tin: Mẹ ra đi (Lc 1,39) Mẹ
"vội vã" hướng lên miền núi vùng Giuđa nơi chị bà con Elisabeth trú
ngụ trong thời mang thai (Lc 1,24). Không thấy nói một lời trao đổi nào với vị
hôn phu Giuse của mình. Bản văn nói rõ ràng sau khi thiên thần hiện ra:
"Trong những ngày ấy, Đức Maria vội vã ra đi lên miền núi" (Lc 1,39).
"Trong những ngày ấy": điểu này không có nghĩa là Đức Maria đi trốn
sau khi được tin mình sẽ làm mẹ; cũng có thể Mẹ đã nói với thánh Giuse. Ngài ngăn cản ? bản văn không nói gì
giữa hai vị. Thánh Giuse đã được ghi nhận: thiên thần được sai đến với một thiếu
nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse" (Lc 1,27); sự hiện diện của
ngài làm việc truyền tin cho Đức Maria thật kinh ngạc và khó khăn. Thiên Chúa
cũng có thể sắp xếp để Đức Maria không đính hôn, để Đức Maria không phải gặp
khó khăn trước những câu hỏi hợp lý của thánh Giuse?
Philippe Lefebvre
Thứ Tư 14-3
Thánh Maximilian
(c. 295)
gay từ
thời Giáo Hội tiên khởi, chúng ta may mắn có được một tài liệu quý báu và hầu
như không một chút thêm thắt trong bài tường thuật tử đạo của Thánh
Maximilian ở
Bị điệu
ra trước quan thống đốc Dion, Thánh Maximilian từ chối không chịu gia nhập đạo
quân La Mã với lý luận như sau, "Tôi là Kitô Hữu, tôi không thể làm sự dữ,
tôi không thể phục vụ trong quân đội."
Dion trả
lời: "Ngươi phải phục vụ hoặc là chết."
Maximilian
đáp lại: "Tôi không bao giờ phục vụ. Ông có thể chém đầu tôi, nhưng tôi
sẽ không bao giờ là một người lính của thế giới này, vì tôi là một người lính
của Ðức Kitô. Tôi thuộc về đạo binh của Thiên Chúa, và tôi không thể chiến đấu
cho thế giới này. Tôi đã nói với ông, tôi là một Kitô Hữu."
Dion hỏi:
"Dưới quyền của Diocletian và Maximian, Constantius và Galerius, cũng có
những người lính là Kitô Hữu phục vụ thì sao."
Maximilian
trả lời: "Ðó là vấn đề của họ. Tôi cũng là một Kitô Hữu, nhưng tôi không
thể phục vụ."
Dion hỏi:
"Nhưng làm lính thì có thiệt hại gì?"
Maximilian
trả lời: "Ông biết rõ điều đó."
Dion
nói: "Nếu ngươi không thi hành nghĩa vụ ta sẽ kết án tử hình vì sự khinh
thường quân đội."
Thánh
Maximilian trả lời: "Tôi sẽ không chết. Khi tôi từ giã cõi đời, linh
hồn tôi sẽ sống với Ðức Kitô là Thiên Chúa của tôi."
Lúc ấy
Thánh Maximilian 21 tuổi và ngài đã vui mừng dâng hiến cuộc đời cho Thiên
Chúa. Sau khi chứng kiến sự hành quyết, cha thánh nhân vui mừng trở về nhà,
ông cảm tạ Thiên Chúa vì có được một món quà thật tốt đẹp để dâng lên Thiên
Chúa.
|
|
(trong bản tiếng Anh
mừng lễ vào ngày 12 tháng Ba – xem March 12, 2012)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét