Sứ điệp của ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI nhân Ngày Thế
Giới Cầu Cho Ơn Gọi - (G. Trần Đức Anh OP chuyển ý)
Tình hình ơn gọi trong Giáo Hội vừa mừng, vừa
lo: mừng vì sự gia tăng tại các Giáo Hội trẻ, nhưng tại các Giáo hội Kitô kỳ cựu,
ơn gọi tiếp tục giảm sút, nhất là nơi các dòng tu.
Thực vậy, theo niên giám 2012 của Tòa Thánh mới
công bố ngày 10-3 vừa qua, số tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới tiếp tục gia
tăng, lên tới 1 tỷ 200 triệu người, nhưng nhân sự của Giáo Hội, số các LM tuy
có phần gia tăng nhưng chậm hơn nhiều, không đủ đáp ứng nhu cầu của các tín hữu.
Đáng lo nhất là số nữ tu tiếp tục giảm sút trầm trọng: năm 2010 có gần 722 ngàn
chị (721,935) tức là giảm mất 7.436 chị. Trong 40 năm qua, số nữ tu của Giáo Hội
giảm mất một nửa: từ gần 1,4 triệu xuống còn hơn 700 ngàn như hiện nay. Riêng tại
Hoa Kỳ, cách đây 40 năm có 119 ngàn nữ tu, nhưng nay chỉ còn lại 57 ngàn chị, tức
là gần một nữa.
Số chủng sinh gia tăng, những vẫn còn quá ít ỏi
so với nhu cầu lớn lao của Giáo Hội, chẳng những trong việc mục vụ cho các tín
hữu và nhất là đối với công trình đẩy mạnh việc rao giảng Tin Mừng cho những
người chưa biết Chúa.
Như mọi năm, Đức Thánh Cha đều cho công bố một sứ
điệp để giúp các tín hữu đào sâu ý nghĩa của Ngày này và quảng đại góp phần vào
việc khơi dậy, hướng dẫn và nuôi dưỡng ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến
trong Giáo Hội. Ngài đặc biệt kêu gọi các vị mục tử và các thành phần khác của
Giáo Hội hãy ân cần lắng nghe những người cảm thấy tiếng Chúa gọi sống đời LM
hoặc đời sống thánh hiến, và tạo điều kiện cho các ơn gọi ấy được triển nở.
Sau đây là nguyên văn Sứ điệp của Đức Thánh Cha.
+++
”Ơn gọi,
hồng ân tình thương của Thiên Chúa”
Anh
chị em thân mến,
Ngày
Thế giới Cầu Cho Ơn Gọi lần thứ 49, sẽ được cử hành vào ngày 29-4-2012, Chúa nhật
thứ tư Phục Sinh, mời gọi chúng ta suy tư về đề tài: ”Ơn gọi, hồng ân tình
thương của Thiên Chúa”.
Nguồn
mạch của mỗi hồng ân hoàn hảo là Thiên Chúa Tình Thương - Deus caritas es -:
”ai ở trong tình thương thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ấy”
(1 Ga 4,16). Kinh Thánh kể lại lịch sử liên hệ nguyên thủy giữa Thiên Chúa và nhân loại,
đi trước cả công trình tạo dựng. Thánh Phaolô, khi viết cho các tín hữu Kitô ở
thành Ephêsô, đã dâng lên bài ca tạ ơn và chúc tụng Chúa Cha, Đấng đã thực hiện
ý định cứu độ phổ quát của Ngài qua dòng thời gian, theo lượng từ nhân vô biên
của Ngài, ý định ấy, chính là một ý định thương yêu. Thánh Tông Đồ quả quyết:
trong Đức Giêsu, Con của Ngài, Thiên Chúa ”đã chọn chúng ta trước khi tạo thành
vũ trụ để chúng ta được nên thánh thiện và không tỳ ố trước mặt Ngài trong đức
ái” (Ep 1,4). Chúng ta được Thiên Chúa yêu thương ”trước” khi chúng ta sinh ra! Hoàn
toàn do tình thương vô điều kiện thúc đẩy, Chúa đã “tạo dựng chúng ta từ hư vô”
(Xc 2 Mac 7,28) để dẫn đưa chúng ta đến sự hiệp thông trọn vẹn với Ngài.
Kinh
ngạc trước công trình quan phòng của Thiên Chúa, tác giả Thánh vịnh đã thốt
lên: ”Khi thấy các tầng trời, trong công trình tay Chúa dựng nên, mặt trăng và
các tinh tú Chúa đã tạo thành, thì con người có là chi mà Chúa nhớ đến, phàm
nhân có là gì mà Chúa phải quan tâm?” (Tv
8,4-5). Vì thế, chân lý sâu xa về cuộc sống
chúng ta được gồm tóm trong mầu nhiệm lạ lùng này là: mỗi thụ tạo, đặc biệt là
con người, đều là kết quả một ý nghĩ và một hành vi yêu thương của Thiên Chúa,
tình yêu vô biên, trung tín, vĩnh cửu (Xc
Gr 31,3). Sự khám phá thực tại này
thay đổi thực sự cuộc sống của chúng ta một cách sâu đậm. Trong một trang nổi
danh của cuốn “Tự Thú”, Thánh Augustinô diễn tả một cách nồng nhiệt khám phá của
ngài về Thiên Chúa vẻ đẹp tột đỉnh và là tình thương tột độ, một vị Thiên Chúa
luôn gần gũi với thánh nhân, Đấng mà sau cùng, thánh nhân đã cởi mở tâm trí để
được biến đổi: ”Lạy Chúa là vẻ đẹp rất cổ kính và rất mới mẻ, con yêu Chúa quá
chậm! Đúng vậy, Chúa đã ở trong con và con ở ngoài. Con đã tìm Chúa ở ngoài. Bất
hạnh thay, con đã lao mình vào những thụ tạo kiều diễm của Chúa. Chúa ở trong
con, nhưng con lại không ở với Chúa. Các thụ tạo ấy đã giữ con xa Chúa, chúng
chẳng hiện hữu nếu không ở trong Chúa. Chúa gọi con, Chúa kêu con và phá vỡ sự
điếc của con; Chúa chiếu sáng, và ánh quang huy hoàng của Chúa phá tan sự mù
quáng của con; Chúa tỏa hương thơm, và con thở hít, khao khát Chúa, nếm hưởng
Chúa và con đói khát; Chúa chạm đến con, và con nồng cháy mong ước an bình của
Chúa” (X, 27.38). Với những hình ảnh đó, Thánh Giám Mục thành Hippone tìm cách mô tả mầu
nhiệm khôn tả về cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, với Tình Thương của Chúa biến đổi
toàn thể cuộc sống.
Đó
là một tình yêu không chút dè dặt đi trước chúng ta, nâng đỡ chúng ta và kêu gọi
chúng ta suốt trong hành trình cuộc sống và có căn cội trong sự nhưng không tuyệt
đối của Thiên Chúa.
Khi
nói về sứ vụ linh mục, vị tiền nhiệm của tôi, Đức Chân Phước Gioan-Phaolô II,
khẳng định rằng ”Mỗi hành vi thừa tác dẫn đến sự yêu mến và phục vụ Giáo Hội,
thì đồng thời cũng giúp tăng trưởng ngày càng sâu rộng hơn sự yêu mến và phụng
sự Chúa Giêsu Kitô là Đầu, là Mục Tử và là Hôn Phu của Giáo Hội; tình yêu này
luôn được coi như lời đáp trả tình yêu ân cần, tự nguyện và nhưng không của
Thiên Chúa trong Chúa Kitô” (Tông
Huấn Pastores Dabo Vobis, 25).
Thực vậy, mỗi ơn gọi đặc thù đều nảy sinh từ sáng kiến của Thiên Chúa, là hồng
ân tình thương của Chúa! Chính Chúa đi ”bước đầu”, chứ không phải vì sự tốt
lành đặc thù nào nơi chúng ta, đúng hơn, đó là do sự hiện diện của chính tình
thương Chúa được ”đổ xuống trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Linh” (Rm 5,5).
Trong
mọi thời đại, nơi nguồn cội ơn gọi của Chúa, đều có sáng kiến tình thương vô
biên của Thiên Chúa, Đấng tỏ mình trọn vẹn trong Đức Giêsu Kitô. Như tôi đã viết
trong Thông điệp đầu tiên của tôi ”Deus caritas est - Thiên Chúa là Tình
Thương”, ”trong thực tế, Thiên Chúa trở nên hữu hình bằng nhiều cách. Trong lịch
sử tình thương mà Kinh Thánh thuật lại cho chúng ta, Chúa đến gặp chúng ta,
Ngài tìm cách chinh phục chúng ta, cho đến Bữa Tiệc Ly, cho đến khi Con Tim của
Ngài bị đâm thâu qua trên thập giá, cho đến những cuộc hiện ra của Đấng Phục
Sinh và những công trình to lớn nhờ đó, Ngài hướng dẫn hành trình của Giáo Hội
sơ khai, qua những hoạt động của các Tông Đồ. Cũng vậy, trong lịch sử sau đó của
Giáo Hội, Chúa không hề vắng mặt: Ngài luôn luôn đến gặp gỡ chúng ta - qua những
người phản ánh Chúa; qua Lời của Ngài, trong các Bí tích, nhất là trong Thánh
Thể” (n.17). Tình yêu của Thiên Chúa tồn tại mãi mãi, trung tín với chính mình, với
”lời Ngài hứa qua muôn thế hệ” (Tv
105,8). Vì thế, cần tái loan báo, nhất là
cho các thế hệ trẻ, vẻ đẹp có sức mời gọi của tình yêu Chúa, đi trước và tháp
tùng: chính Chúa là mùa xuân bí mật, là động lực không hề thiếu, cả trong những
hoàn cảnh khó khăn nhất.
Anh
chị em thân mến, chúng ta phải cởi mở cuộc sống đối với tình yêu Chúa, và đối với
tình yêu hoàn hảo của Chúa Cha (Xc
Mt 5,48) mà Chúa Giêsu Kitô hằng
ngày nhắc nhở cho chúng ta! Mẫu mực cao cả nhất của đời sống Kitô hệ tại yêu mến
”như” Thiên Chúa; đây là một tình thương được biểu lộ qua sự hiến thân trọn vẹn
một cách trung thành và phong phú”. Với nữ tu bề trên Đan viện ở Segovia, đau
buồn vì thánh nhân bị treo chức trong những năm ấy, Thánh Gioan Thánh Giá trả lời
và mời gọi chị nữ tu ấy hãy hành động theo ý định Thiên Chúa: ”Chị đừng nghĩ đến
những gì khác ngoài điều này, là tất cả đều do Thiên Chúa an bài, và nơi nào
không có tình yêu, thì chị hãy mang tình yêu vào, và chị sẽ nhận được tình yêu”
(Epistolario, 26).
Trên
thửa đất hiến dâng ấy, mọi ơn gọi nảy sinh và tăng trưởng, trong sự cởi mở yêu
mến Thiên Chúa và như hoa trái của tình yêu ấy. Và chính khi kín múc từ nguồn mạch
đó trong kinh nguyện, siêng năng gặp gỡ Lời Chúa và các bí tích, đặc biệt là
phép Thánh Thể, ta có thể sống tình yêu thương đối với tha nhân, nơi họ ta học
cách nhận ra tôn nhan Chúa Kitô (Xc
25,31-46). Để diễn tả mối liên hệ
không thể tách rời giữa ”hai tình yêu ấy” - mến Chúa và yêu người - nảy sinh từ
cùng nguồn mạch thần linh và qui hướng về nguồn mạch ấy, Thánh Grêgôriô Cả Giáo
Hoàng dùng thí dụ cây nhỏ bé: ”Trong thửa đất tâm hồn chúng ta (Thiên Chúa) đã
trồng trước tiên là gốc rễ tình yêu đối với Ngài, và sau đó, tình yêu huynh đệ
phát triển như những cành lá” (Moralium
Libri, sive expositio in Librum B. Job, Lib. VII, cap. 24, 28; PL 75, 780D).
Hai
kiểu diễn tả cùng một tình yêu duy nhất của Chúa như thế, phải được những người
quyết định bắt đầu hành trình phân định ơn gọi linh mục và đời sống thánh hiến,
sống một cách đặc biệt khẩn trương và với con tim tinh tuyền. Sống mến Chúa yêu
người như thế là yếu tố quan trọng. Thực vậy, tình yêu đối với Thiên Chúa, Đấng
mà các linh mục và tu sĩ trở thành những hình ảnh hữu hình, tuy là luôn luôn bất
toàn - chính là động lực thúc đẩy đáp lại lời mời gọi thánh hiến một cách đặc
biệt cho Chúa qua sự thụ phong linh mục hoặc tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm.
Câu trả lời hăng hái của thánh Phêrô với Chúa: ”Thầy biết rõ là con yêu mến Thầy”
(Ga 21,15) chính là bí quyết sống hiến dâng và sống trọn vẹn, nhờ đó được đầy tràn đầy
vui mừng sâu xa.
Một
sự biểu lộ cụ thể khác về tình yêu, lòng yêu người, nhất là đối với những người
túng thiếu và đau khổ nhất, là sự thúc đẩy quyết liệt biến linh mục và người
thánh hiến thành một người khơi dậy tình hiệp thông giữa dân chúng và là người
gieo vãi hy vọng. Quan hệ giữa những người thánh hiến, nhất là linh mục, với cộng
đoàn Kitô thật là điều sinh tử và cũng trở nên điều cơ bản đối với chân trời
tình cảm của họ. Về điểm này, Thánh Cha Sở họ Ars thường lập lại: ”Làm linh mục
không phải là cho bản thân mình; nhưng là cho anh chị em” (Le curé d'Ars. Sa
pensée - Son coeur, Foi Vivante, 1966, p.100).
Anh
chị em thân mến trong hàng giám mục, linh mục, phó tế, những người nam nữ thánh
hiến, các giáo lý viên và nhân viên mục vụ, và tất cả anh chị em là những người
dấn thân trong lãnh vực giáo dục các thế hệ trẻ, tôi tha thiết nhắn nhủ anh chị
em hãy chăm chú lắng nghe những người ở trong cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn
và phong trào khi họ nhận thấy có những dấu hiệu về ơn gọi linh mục hoặc đời sống
thánh hiến đặc biệt. Điều quan trọng là tạo nên trong Giáo Hội những điều kiện
thuận lợi để họ có thể đi tới chỗ thưa ”xin vâng” quảng đại đáp lại tiếng gọi
yêu thương của Thiên Chúa.
Một
nghĩa vụ trong việc mục vụ ơn gọi, là cống hiến những điểm định hướng để hành
trình được kết quả. Yếu tố chủ yếu là yêu mến Lời Chúa, vun trồng một sự quen
thuộc ngày càng gia tăng với Kinh Thánh và chăm chú và kiên trì cầu nguyện
riêng và chung, để có thể nghe thấy tiếng Chúa gọi giữa bao nhiêu tiếng nói làm
đầy đời sống thường nhật. Nhưng nhất là Thánh Thể là ”trung tâm sinh tử” của mỗi
hành trình ơn gọi: chính trong Thánh Thể mà tình yêu Thiên Chúa đánh động chúng
ta trong hy tế của Chúa Kitô, biểu lộ hoàn hảo tình yêu, và chính trong Thánh
Thể, chúng ta luôn luôn tái học hỏi cách sống tình yêu Chúa ”ở mức độ cao”. Lời
Chúa, kinh nguyện và Thánh Thể là kho tàng quí giá để hiểu vẻ đẹp của một cuộc
sống hoàn toàn tận hiến vì Nước Trời.
Tôi cầu mong rằng các Giáo Hội địa phương, qua
các thành phần khác nhau, trở thành ”nơi” chăm chú phân định và kiểm chứng sâu
xa về ơn gọi, mang lại cho người trẻ nam nữ một sự đồng hành khôn ngoan và vững
chắc về tinh thần. Qua cách thức ấy, cộng đồng Kitô trở thành một sự biểu lộ
Tình Yêu của Thiên Chúa Đấng giữ gìn nơi mình mọi ơn gọi. Năng động ấy đáp ứng
những đòi hỏi của giới răn mới của Chúa Giêsu. Nó có thể diễn ra một cách hùng
hồn và đặc biệt trong các gia đình gia đình Kitô, tình yêu gia đình vốn là sự
diễn tả tình yêu của Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình vì Giáo Hội (Xc Ep 5,32). Trong các gia đình,
”là những cộng đoàn sống động và yêu thương” (GS 48), người trẻ có thể cảm
nghiệm tuyệt vời về tình yêu dâng hiến ấy. Thực vậy, các gia đình không những
là nơi ưu tiên để huấn luyện về nhân bản và Kitô, nhưng có thể là ”chủng viện đầu
tiên và tốt đẹp về ơn gọi sống đời thánh hiến cho Nước Chúa” (Gioan Phaolô 2, Tông Huấn
Familiaris consortio, 53), giúp tái khám phá trong gia đình vẻ đẹp và tầm
quan trọng của chức linh mnục và đời sống thánh hiến. Các vị Mục Tử và tất cả
các tín hữu giáo dân hãy luôn biết cộng tác để trong Giáo Hội có thêm nhiều
”nhà và trường hiệp thông” theo kiểu mẫu Thánh Gia thất Nazareth , phản ánh một cách hài hòa trên trái
đất cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Với những mong ước ấy, tôi thành tâm ban Phép
Lành Tòa Thánh cho anh em đáng kính trong hàng giám mục, cho các linh mục, phó
tế, tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân, đặc biệt là những người trẻ nam nữ, với
tâm hồn ngoan ngoãn đang lắng nghe tiếng Chúa, sẵn sàng đón nhận tiếng gọi với
lòng gắn bó và trung thành.
Biển Đức XVI, Giáo Hoàng
(Vatican - 23/04/2012)
(G. Trần Đức Anh OP chuyển ý)
Học hỏi Sứ Điệp Ơn Gọi năm 2012
4/27/2012
4/27/2012
Học hỏi Sứ điệp ĐTC Bênêđictô XVI Nhân Ngày Cầu
cho Ơn Gọi lần thứ 49 - năm 2012: "Ơn Gọi, Quà tặng của Tình yêu Thiên
Chúa"
1. Chủ đề của Sứ điệp Ngày Ơn Gọi năm 2012 là gì?
Sứ điệp Ngày Cầu nguyện cho Ơn Gọi lần thứ 49, được
công bố ngày 13-2-2012, với chủ đề "Ơn gọi, Quà tặng của tình yêu Thiên
Chúa".
2. Trong sứ điệp, ĐTC khẳng định Ơn gọi như thế nào?
Trong Sứ điệp, ĐTC khẳng định rằng: "Mỗi Ơn
gọi riêng biệt đều nảy sinh từ sáng kiến của Thiên Chúa, là quà tặng của Tình
yêu Thiên Chúa! Chính Chúa đi "bước đầu" chứ không phải vì sự tốt
lành riêng nào nơi chúng ta, đúng hơn, đó là do sự hiện diện của chính tình yêu
Chúa được "đổ xuống trong tâm hồn chúng ta nhờ Thánh Linh" (Rm 5,5).
3. Sáng kiến tình yêu Chúa được biểu lộ như thế nào?
Nguồn mạch của Ơn gọi luôn là sáng kiến của Thiên
Chúa, được biểu lộ qua Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa trở nên hữu hình bằng nhiều
cách thức: Ngài đến gặp gỡ chúng ta trong lịch sử, qua những con người, qua Lời
Chúa, trong các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể.
4. ĐTC dạy ta đáp trả thế nào trước Tình yêu vô biên của Chúa?
Trước tình yêu vô biên của Thiên Chúa, "mức
độ cao cả nhất của đời sống Kitô hữu hệ tại yêu thương "như" Thiên
Chúa. Đây là một tình yêu được biểu lộ qua sự hiến thân trọn vẹn, một cách
trung thành và phong phú".
5. ĐTC nhắc nhớ sứ mạng của LM và Tu sĩ phải như thế nào?
Sứ mạng của các LM và tu sĩ là trở thành những
hình ảnh hữu hình, tuy bất toàn, của Tình yêu Thiên Chúa. Chính tình yêu ấy là
động lực thúc đẩy đáp lại tiếng gọi thánh hiến cho Chúa qua việc thụ phong linh
mục hoặc tuyên khấn các lời khuyên Phúc Âm".
6. ĐTC nhấn mạnh quan hệ của LM-TS và cộng đoàn Kitô hữu thế nào?
ĐTC nhấn mạnh đến quan hệ của những tu sĩ, đặc biệt
là của các linh mục, với cộng đoàn Kitô hữu. Quan hệ này là điều sinh tử và căn
bản trong chân trời tình cảm của họ, như Cha Sở họ Ars thường nói: "Làm
linh mục không phải là cho bản thân mình, nhưng là cho anh chị em".
7. ĐTC lưu ý về Mục Vụ Ơn Gọi cho thế hệ trẻ về điều gì?
ĐTC dạy: "Tôi ân cần nhắn nhủ anh chị em hãy
chú ý lắng nghe những người, trong cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và phong
trào, đang cảm thấy những dấu hiệu ơn gọi sống đời linh mục hoặc ơn gọi thánh
hiến. Điều quan trọng là kiến tạo những điều kiện thuận lợi để nảy sinh nhiều lời
thưa "Xin vâng", như lời quảng đại đáp lại tiếng gọi tình yêu của
Thiên Chúa".
8. Mục vụ Ơn gọi cần có những đường hướng nào?
• Yêu
mến Lời Chúa: nghiền ngẫm Thánh Kinh.
• Đời
sống cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn: cách chăm chú và kiên trì.
• Sống
Thánh Thể: học sống theo "mức độ cao" của Tình yêu Thiên Chúa.
9. Đâu là "kho tàng" quý giá giúp ta hiểu vẻ đẹp của đời sống
dâng hiến?
Kho tàng quý giá đó là: Lời Chúa, cầu nguyện và
Thánh Thể.
10. Đâu là "nơi chốn" cho sự biện phân và chăm sóc Ơn gọi cho
giới trẻ?
Gíao Hội địa phương (Giáo phận), Cộng đoàn Kitô hữu
(Họ Đạo), Gia đình Kitô hữu.
11. ĐTC nhấn mạnh vai trò Gia đình quan trọng thế nào?
• Gia
đình là "cộng đồng sự sống và tình yêu" giúp trẻ có kinh nghiệm về
tình yêu dâng hiến.
• Gia
đình là nơi ưu tiên "huấn luyện về nhân bản và Kitô giáo".
• Gia
đình là "chủng viện đầu tiên và tuyệt hảo" cho mọi ơn gọi.
12. ĐTC kết thúc Sứ điệp Ơn Gọi như thế nào?
ĐTC kết thúc Sứ điệp bằng Phép lành Toà Thánh với
lời mời gọi: Các bạn trẻ:
• Hãy
ngoan ngoãn lắng nghe tiếng Chúa gọi,
• Hãy
sẳn sàng đón nhận tiếng gọi đó với tấm lòng quảng đại và trung tín.
MESSAGE OF THE HOLY FATHER
FOR THE 49th WORLD DAY
OF PRAYER FOR VOCATIONS
FOR THE 49th WORLD DAY
OF PRAYER FOR VOCATIONS
29 APRIL 2012 FOURTH SUNDAY OF EASTER
Theme: Vocations, the Gift of the Love of God
The 49th World Day of Prayer for Vocations, which will be celebrated on 29 April 2012, the Fourth Sunday of Easter, prompts us to meditate on the theme: Vocations, the Gift of the Love of God.
The source of every perfect gift is God who is Love – Deus caritas est: “Whoever remains in love remains in God and God in him” (1 Jn 4:16). Sacred Scripture tells the story of this original bond between God and man, which precedes creation itself. Writing to the Christians of the city of
In great wonderment before the work of God’s providence, the Psalmist exclaims: “When I see the heavens, the work of your hands, the moon and the stars which you arranged, what is man that you should keep him in mind, mortal man that you care for him?” (Ps 8:3-4). The profound truth of our existence is thus contained in this surprising mystery: every creature, and in particular every human person, is the fruit of God’s thought and an act of his love, a love that is boundless, faithful and everlasting (cf. Jer 31:3). The discovery of this reality is what truly and profoundly changes our lives. In a famous page of the Confessions, Saint Augustine expresses with great force his discovery of God, supreme beauty and supreme love, a God who was always close to him, and to whom he at last opened his mind and heart to be transformed: “Late have I loved you, O Beauty ever ancient, ever new, late have I loved you! You were within me, but I was outside, and it was there that I searched for you. In my unloveliness I plunged into the lovely things which you created. You were with me, but I was not with you. Created things kept me from you; yet if they had not been in you they would have not been at all. You called, you shouted, and you broke through my deafness. You flashed, you shone, and you dispelled my blindness. You breathed your fragrance on me; I drew in breath and now I pant for you. I have tasted you, now I hunger and thirst for more. You touched me, and I burned for your peace.” (X, 27.38). With these images, the Saint of Hippo seeks to describe the ineffable mystery of his encounter with God, with God’s love that transforms all of life.
It is a love that is limitless and that precedes us, sustains us and calls us along the path of life, a love rooted in an absolutely free gift of God. Speaking particularly of the ministerial priesthood, my predecessor, Blessed John Paul II, stated that “every ministerial action - while it leads to loving and serving the Church - provides an incentive to grow in ever greater love and service of Jesus Christ the head, shepherd and spouse of the Church, a love which is always a response to the free and unsolicited love of God in Christ” (Pastores Dabo Vobis, 25). Every specific vocation is in fact born of the initiative of God; it is a gift of the Love of God! He is the One who takes the “first step”, and not because he has found something good in us, but because of the presence of his own love “poured out into our hearts through the Holy Spirit” (Rom 5:5).
In every age, the source of the divine call is to be found in the initiative of the infinite love of God, who reveals himself fully in Jesus Christ. As I wrote in my first Encyclical, Deus Caritas Est, “God is indeed visible in a number of ways. In the love-story recounted by the Bible, he comes towards us, he seeks to win our hearts, all the way to the Last Supper, to the piercing of his heart on the Cross, to his appearances after the Resurrection and to the great deeds by which, through the activity of the Apostles, he guided the nascent Church along its path. Nor has the Lord been absent from subsequent Church history: he encounters us ever anew, in the men and women who reflect his presence, in his word, in the sacraments, and especially in the Eucharist” (No. 17).
The love of God is everlasting; he is faithful to himself, to the “word that he commanded for a thousand generations” (Ps 105:8). Yet the appealing beauty of this divine love, which precedes and accompanies us, needs to be proclaimed ever anew, especially to younger generations. This divine love is the hidden impulse, the motivation which never fails, even in the most difficult circumstances.
Dear brothers and sisters, we need to open our lives to this love. It is to the perfection of the Father’s love (cf. Mt 5:48) that Jesus Christ calls us every day! The high standard of the Christian life consists in loving “as” God loves; with a love that is shown in the total, faithful and fruitful gift of self. Saint John of the Cross, writing to the Prioress of the Monastery of Segovia who was pained by the terrible circumstances surrounding his suspension, responded by urging her to act as God does: “Think nothing else but that God ordains all, and where there is no love, put love, and there you will draw out love” (Letters, 26).
It is in this soil of self-offering and openness to the love of God, and as the fruit of that love, that all vocations are born and grow. By drawing from this wellspring through prayer, constant recourse to God’s word and to the sacraments, especially the Eucharist, it becomes possible to live a life of love for our neighbours, in whom we come to perceive the face of Christ the Lord (cf. Mt 25:31-46). To express the inseparable bond that links these “two loves” – love of God and love of neighbour – both of which flow from the same divine source and return to it, Pope Saint Gregory the Great uses the metaphor of the seedling: “In the soil of our heart God first planted the root of love for him; from this, like the leaf, sprouts love for one another.” (Moralium Libri, sive expositio in Librum B. Job, Lib. VII, Ch. 24, 28; PL 75, 780D).
These two expressions of the one divine love must be lived with a particular intensity and purity of heart by those who have decided to set out on the path of vocation discernment towards the ministerial priesthood and the consecrated life; they are its distinguishing mark. Love of God, which priests and consecrated persons are called to mirror, however imperfectly, is the motivation for answering the Lord’s call to special consecration through priestly ordination or the profession of the evangelical counsels. Saint Peter’s vehement reply to the Divine Master: “Yes, Lord, you know that I love you” (Jn 21:15) contains the secret of a life fully given and lived out, and thus one which is deeply joyful.
The other practical expression of love, that towards our neighbour, and especially those who suffer and are in greatest need, is the decisive impulse that leads the priest and the consecrated person to be a builder of communion between people and a sower of hope. The relationship of consecrated persons, and especially of the priest, to the Christian community is vital and becomes a fundamental dimension of their affectivity. The Curé of Ars was fond of saying: “Priests are not priests for themselves, but for you” (Le cure d’Ars. Sa pensée – Son cœur, Foi Vivante, 1966, p. 100).
Dear brother bishops, dear priests, deacons, consecrated men and women, catechists, pastoral workers and all of you who are engaged in the field of educating young people: I fervently exhort you to pay close attention to those members of parish communities, associations and ecclesial movements who sense a call to the priesthood or to a special consecration. It is important for the Church to create the conditions that will permit many young people to say “yes” in generous response to God’s loving call.
The task of fostering vocations will be to provide helpful guidance and direction along the way. Central to this should be love of God’s word nourished by a growing familiarity with sacred Scripture, and attentive and unceasing prayer, both personal and in community; this will make it possible to hear God’s call amid all the voices of daily life. But above all, the Eucharist should be the heart of every vocational journey: it is here that the love of God touches us in Christ’s sacrifice, the perfect expression of love, and it is here that we learn ever anew how to live according to the “high standard” of God’s love. Scripture, prayer and the Eucharist are the precious treasure enabling us to grasp the beauty of a life spent fully in service of the Kingdom.
It is my hope that the local Churches and all the various groups within them, will become places where vocations are carefully discerned and their authenticity tested, places where young men and women are offered wise and strong spiritual direction. In this way, the Christian community itself becomes a manifestation of the Love of God in which every calling is contained. As a response to the demands of the new commandment of Jesus, this can find eloquent and particular realization in Christian families, whose love is an expression of the love of Christ who gave himself for his Church (cf. Eph 5:32). Within the family, “a community of life and love” (Gaudium et Spes, 48), young people can have a wonderful experience of this self-giving love. Indeed, families are not only the privileged place for human and Christian formation; they can also be “the primary and most excellent seed-bed of vocations to a life of consecration to the Kingdom of God” (Familiaris Consortio, 53), by helping their members to see, precisely within the family, the beauty and the importance of the priesthood and the consecrated life. May pastors and all the lay faithful always cooperate so that in the Church these “homes and schools of communion” may multiply, modelled on the Holy Family of Nazareth, the harmonious reflection on earth of the life of the Most Holy Trinity.
With this prayerful hope, I cordially impart my Apostolic Blessing to all of you: my brother bishops, priests, deacons, religious men and women and all lay faithful, and especially those young men and women who strive to listen with a docile heart to God’s voice and are ready to respond generously and faithfully.
From the
BENEDICTUS PP. XVI
©
Copyright 2011 - Libreria Editrice Vaticana
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét