Thứ Sáu trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh
Cv
4,1-12 ; Tv 117 ; Ga 21,1-14.
Bài đọc Cv
4,1-12
1
Khi ông
Phê-rô và ông Gio-an còn đang nói với dân, thì có các tư tế, viên lãnh binh Đền
Thờ, và các người thuộc nhóm Xa-đốc kéo đến. 2 Họ bực tức vì các ông giảng dạy cho dân và dựa
vào trường hợp Đức Giê-su mà loan báo kẻ chết sẽ sống lại. 3 Họ bắt hai ông và tống
ngục cho đến ngày hôm sau, vì trời đã về chiều. 4 Nhưng trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ
đã tin theo, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng năm ngàn.
5
Hôm sau,
các thủ lãnh Do-thái, các kỳ mục và kinh sư họp nhau tại Giê-ru-sa-lem. 6 Có cả thượng tế Kha-nan,
các ông Cai-pha, Gio-an, A-lê-xan-đê và mọi người trong dòng họ thượng tế. 7 Họ cho điệu hai Tông Đồ
ra giữa hội đồng và tra hỏi : "Nhờ quyền năng nào hay nhân danh ai mà các
ông làm điều ấy ?" 8 Bấy
giờ, ông Phê-rô được đầy Thánh Thần, liền nói với họ : "Thưa quý vị thủ
lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, 9 hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm
cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. 10 Vậy xin tất cả quý vị
và toàn dân Ít-ra-en biết cho rằng : nhân danh chính Đức Giê-su Ki-tô, người
Na-da-rét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho
trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước
mặt quý vị. 11 Đấng ấy là tảng đá mà
quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường. 12 Ngoài Người ra, không
ai đem lại ơn cứu độ ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được
ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ."
(Phê-rô và Gioan trước thượng hội đồng)
Đáp ca Tv 117,1-2 và 4.22-24.25-27a (Đ. c.
22)
Đáp :
Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ
lại trở nên đá tảng góc tường.
Hoặc:
Đáp : Ha-lê-lui-a.
1 Hãy
tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ,
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn
tình thương.
2 Ít-ra-en
hãy nói lên rằng :
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn
tình thương.
4 Ai
kính sợ Chúa hãy nói lên rằng :
muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn
tình thương. Đ.
22 Tảng
đá thợ xây nhà loại bỏ
lại trở nên đá tảng góc tường.
23 Đó
chính là công trình của Chúa,
công trình kỳ diệu trước mắt
chúng ta.
24 Đây
là ngày Chúa đã làm ra,
nào ta hãy vui mừng hoan hỷ. Đ.
25 Lạy
Chúa, xin ban ơn cứu độ,
lạy Chúa, xin thương giúp
thành công.
26 Nguyện
xin Chúa tuôn đổ phúc lành
cho người tiến vào đây
nhân danh Chúa.
Từ nhà Chúa, chúng tôi
chúc lành cho anh em.
27a Đức
Chúa là Thượng Đế, Người giãi sáng trên ta. Đ.
Tung hô Tin Mừng Tv 117,24
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Đây
là ngày Chúa đã làm ra,
nào
ta hãy vui mừng hoan hỷ. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Ga 21,1-14
1 Bấy giờ, Đức Giê-su lại tỏ
mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này. 2 Ông Si-môn Phê-rô, ông Tô-ma gọi là Đi-đy-mô,
ông Na-tha-na-en người Ca-na miền Ga-li-lê, các người con ông Dê-bê-đê và hai
môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. 3 Ông Si-môn Phê-rô nói với các ông : "Tôi đi đánh cá đây." Các ông
đáp : "Chúng tôi cùng đi với anh." Rồi mọi người ra đi, lên thuyền,
nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.
4 Khi trời đã sáng, Đức
Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức
Giê-su. 5 Người nói với các ông :
"Này các chú, không có gì ăn ư ?" Các ông trả lời : "Thưa
không." 6 Người bảo các ông : "Cứ
thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá." Các ông thả lưới
xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. 7 Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô : "Chúa đó
!" Vừa nghe nói "Chúa đó !", ông Si-môn Phê-rô vội khoác áo vào
vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. 8 Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không
xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước.
9 Bước lên bờ, các
ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. 10 Đức Giê-su bảo
các ông : "Đem ít cá mới bắt được tới đây !" 11 Ông Si-môn Phê-rô
lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm
mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. 12 Đức Giê-su nói :
"Anh em đến mà ăn !" Không ai trong các môn đệ dám hỏi "Ông là
ai ?", vì các ông biết rằng đó là Chúa. 13 Đức Giê-su đến,
cầm lấy bánh trao cho các ông ; rồi cá, Người cũng làm như vậy. 14 Đó là lần thứ ba
Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi trỗi dậy từ cõi chết.
Suy Niệm:
Chúa Giêsu Phục Sinh hiện đến
và cho các tông đồ kéo được một mẻ lưới đầy cá. Sức sống Chúa Phục Sinh được
ban cho các tông đồ để biến đổi các ông từ chỗ làm việc không mấy kết quả đến
có kết quả ngoài sức tưởng tượng.
Ngày nay Ðức Giêsu Phục Sinh
cũng vẫn đang hiện diện và đồng hành giữa chúng ta. Ngài vẫn tiếp tục can thiệp
vào từng công việc, từng cảnh huống trong cuộc đời của chúng ta. Trong niềm tin
phó thác hoàn toàn theo sự hướng dẫn của Ngài, cuộc đời chúng ta sẽ được hạnh
phúc tràn đầy.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin thánh hóa
cuộc sống của chúng con. Xin thánh hóa từng công việc của chúng con. Mỗi khi
chúng con bắt tay làm việc xin Chúa giúp sức, để từ khởi sự đến khi hoàn thành,
chúng con đều cậy nhờ ân sủng của Chúa. Amen.
(Lời Chúa
trong giờ kinh gia đình)
Chúa Hiện Ra Trên Biển
Hồ Tibêria
Một
người da đỏ rời bỏ nơi cư trú ở thôn quê để về thành phố thăm lại người bạn da
trắng. Anh nhìn thấy cuộc sống náo nhiệt và xô bồ của thành phố đã tạo cho anh
không ít ngạc nhiên và thích thú. Lúc hai người đang dạo chơi trên đường phố,
thình lình người da đỏ chợt dừng lại và đập nhẹ vào vai người bạn da trắng và
nói nhỏ: "Chúng ta hãy dừng lại tí chút, anh có nghe thấy gì không?"
Người da trắng quay lại và mỉm cười nói với bạn: "Tiếng máy nổ, tiếng còi,
tiếng gầm của xe buýt, tiếng bước của người qua lại. Còn anh, anh nghe thấy
gì?" "Tôi nghe thấy tiếng kêu của một chú dế mèn gần đâu đây đang
gáy". Anh bạn da trắng đứng lại, lắng tai và chăm chú nghe kỹ hơn, nhưng rồi
lắc đầu đáp: "Tôi nghĩ là anh đang đùa, làm gì mà có dế mèn ở đây. Mà dù
cho có đi nữa thì làm sao anh có thể nghe được tiếng nó gáy giữa muôn vàn náo động
của thành phố sầm uất nhộn nhịp này". Người da đỏ nghiêm trang trả lời:
"Có mà. Tôi nghe tiếng nó gáy chỉ đâu đây thôi". Nói rồi anh bước lại
gần bức tường cách đó vài thước, một dây nho dại đang bò trên vách tường, dưới
gốc nho là một bụi cỏ và vài chiếc lá khô đủ để cho một chú dế ẩn nấp và đang cất
tiếng gáy.
Cuối
cùng anh bạn da trắng cũng thấy được con dế. Bấy giờ anh gật đầu thán phục:
"Lỗ tai của người da đỏ các anh quả thật là thính hơn bọn da trắng chúng
tôi nhiều". Thế nhưng, người da đỏ lắc đầu đáp lại: "Chẳng phải vậy
đâu. Tôi sẽ chứng minh cho anh thấy". Ðoạn anh ấy rút trong túi ra một đồng
tiền và cho lăn nhẹ trên vệ đường, tiếng va chạm leng keng của đồng tiền cũng
thật nhỏ, tưởng chừng như mất hút giữa những tiếng động ồn ào của thành phố. Vậy
mà như có một hiệu lệnh, đồng tiền lăn trên đây thì mọi chiếc đầu, mọi cặp mắt
đều quay về đó. Lượm đồng tiền lên và cho vào túi, người da đỏ mỉm cười với bạn
mình. Vì thế, lỗ tai của người nào cũng nghe rõ như nhau, nhưng có khác chăng
là nó chỉ nghe quen với âm thanh và những điều người ta lưu tâm đến.
Anh
chị em thân mến!
Thông
thường thì khả năng nghe biết của mọi người như nhau và có những giọng nói thật
giống nhau. Tuy nhiên, giữa những giọng nói giống nhau đó, có giọng được cất
lên, có giọng lại như chìm vào trong thầm lặng.
Thật vậy, trong ba năm theo Thầy
trên đường rao giảng Tin Mừng, chắc hẳn các môn đệ đã quá quen thuộc với giọng
nói của Thầy mình. Thế mà vì những nhọc nhằn suốt đêm chẳng bắt được một con cá
nào, các ông đã không nhận ra Ngài, chỉ có lòng mến sắt son mới cho phép thánh Gioan nhận ra Thầy mình, và ông đã thốt lên bằng một câu nói thật vắn gọn:
"Thầy đó".
Trước đây, chỉ vì lòng mến đã
thôi thúc Gioan chạy đến mồ trước, nhưng ông lại đợi Phêrô để cả hai cùng vào để
xác nhận việc Thầy mình đã sống lại. Cũng chính do lòng mến mộ mà các ông đã giới
thiệu cho các bạn hữu biết việc Chúa Kitô Phục Sinh.
Ðây là điều mà Kitô hữu ở mọi
thời đại đều phải bắt chước gương của các tông đồ. Vì đến với Chúa là một điều
tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu có nhiều người khác nữa cùng đến với Ngài.
Lạy Chúa, trong cuộc sống
con không dám xin Chúa cất đi những nhọc nhằn, vì đó là thân phận tội lỗi của
con người. Con chỉ xin Chúa ban cho con lòng Tin Mến, để giữa những nghịch cảnh
cuộc đời, con có thể nhận ra được sự hiện diện của Chúa, tìm được niềm vui và
hy vọng trong Chúa. Từ đó, con có thể đem Chúa đến cho người khác, hầu cho họ
luôn tin yêu vào sự Phục Sinh vinh quang của Chúa. Amen.
(Veritas Asia)
Suy Niệm:
Bảy môn đệ trở về với nghề xưa,
trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm thầy trò.
Dù đã chối Chúa, Phêrô vẫn được coi là thủ lĩnh.
Ông không ra lệnh, nhưng đưa ra lời mời kín đáo:
“Tôi đi đánh cá đây.”
Các bạn khác hiểu ngay và mau mắn đáp lại:
“Chúng tôi cùng đi với anh.”
Có một bầu khí dễ chịu, đầm ấm trong nhóm.
Ðây quả thực là một nhóm bạn lý tưởng.
Họ ở với nhau, làm việc với nhau cả đêm,
và lặng lẽ cùng nhau chia sẻ một thất bại.
Tuy nhiên, họ cũng là những người có tính tình khác nhau.
Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến
thì nhạy cảm hơn, nhận ra Chúa Phục Sinh đứng trên bờ.
Nhưng sau đó, ông cứ điềm nhiên ngồi lại trong thuyền.
Còn Phêrô thì nồng nhiệt hơn, vội vã mặc áo,
nhảy tùm xuống nước bơi vào, vì nóng lòng muốn gặp Chúa.
Hai phản ứng khác nhau nhưng cùng diễn tả một tình yêu.
Có thể coi nhóm môn đệ trên là hình ảnh của Hội Thánh.
Hội Thánh hiệp nhất ngay giữa những khác biệt.
Sự hiệp nhất lại làm nổi bật bản sắc mỗi người.
trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm thầy trò.
Dù đã chối Chúa, Phêrô vẫn được coi là thủ lĩnh.
Ông không ra lệnh, nhưng đưa ra lời mời kín đáo:
“Tôi đi đánh cá đây.”
Các bạn khác hiểu ngay và mau mắn đáp lại:
“Chúng tôi cùng đi với anh.”
Có một bầu khí dễ chịu, đầm ấm trong nhóm.
Ðây quả thực là một nhóm bạn lý tưởng.
Họ ở với nhau, làm việc với nhau cả đêm,
và lặng lẽ cùng nhau chia sẻ một thất bại.
Tuy nhiên, họ cũng là những người có tính tình khác nhau.
Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến
thì nhạy cảm hơn, nhận ra Chúa Phục Sinh đứng trên bờ.
Nhưng sau đó, ông cứ điềm nhiên ngồi lại trong thuyền.
Còn Phêrô thì nồng nhiệt hơn, vội vã mặc áo,
nhảy tùm xuống nước bơi vào, vì nóng lòng muốn gặp Chúa.
Hai phản ứng khác nhau nhưng cùng diễn tả một tình yêu.
Có thể coi nhóm môn đệ trên là hình ảnh của Hội Thánh.
Hội Thánh hiệp nhất ngay giữa những khác biệt.
Sự hiệp nhất lại làm nổi bật bản sắc mỗi người.
Ðây không phải là một nhóm bạn khép kín,
nhưng là nhóm bạn được Chúa Phục Sinh sai ra khơi.
Chính sự hiện diện và lệnh truyền của Ngài
là bảo đảm cho thành công của những lần buông lưới.
Hội Thánh là một nhóm nhỏ được sai vào thế giới.
“Không có Thầy anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,5).
Nhưng có Thầy, anh em sẽ được những mẻ cá lớn.
nhưng là nhóm bạn được Chúa Phục Sinh sai ra khơi.
Chính sự hiện diện và lệnh truyền của Ngài
là bảo đảm cho thành công của những lần buông lưới.
Hội Thánh là một nhóm nhỏ được sai vào thế giới.
“Không có Thầy anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,5).
Nhưng có Thầy, anh em sẽ được những mẻ cá lớn.
Nhóm bạn được sai đi cũng là nhóm bạn được quy tụ,
được sai đi bởi Chúa và được quy tụ bên Chúa.
Chúa Phục Sinh trở thành người dọn bữa ăn sáng.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông.
Cử chỉ này gợi cho ta về những thánh lễ.
Chúng ta thường quên thánh lễ là một bữa ăn.
qua đó Chúa Phục Sinh nuôi ta bằng con người Ngài.
Chúng ta được mời dùng bữa trong niềm hân hoan vui sướng.
Hội Thánh truyền giáo phải được nuôi bằng Thánh Thể.
Hội Thánh vừa lan rộng khắp nơi, vừa tập trung nơi thánh lễ.
Ðó là nhịp thở đều đặn và cần thiết cho Hội Thánh.
được sai đi bởi Chúa và được quy tụ bên Chúa.
Chúa Phục Sinh trở thành người dọn bữa ăn sáng.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông.
Cử chỉ này gợi cho ta về những thánh lễ.
Chúng ta thường quên thánh lễ là một bữa ăn.
qua đó Chúa Phục Sinh nuôi ta bằng con người Ngài.
Chúng ta được mời dùng bữa trong niềm hân hoan vui sướng.
Hội Thánh truyền giáo phải được nuôi bằng Thánh Thể.
Hội Thánh vừa lan rộng khắp nơi, vừa tập trung nơi thánh lễ.
Ðó là nhịp thở đều đặn và cần thiết cho Hội Thánh.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông và nói: “Anh em đến mà ăn” (c.12).
Chúa phục sinh vẫn đến với chúng ta giữa đời thường,
giữa những vất vả lo âu, giữa những thất bại trống vắng.
Chúa vẫn đứng trên bờ mà ta cứ tưởng người xa lạ.
Ngài vẫn nhẹ nhàng chạm đến nỗi đau của ta: “Các con không có gì ăn ư?”
Ngài vẫn mời ta bắt đầu lại dù mệt nhọc và thất vọng:
“Hãy thả lưới bên phải mạn thuyền.”
Chúa phục sinh quyền năng vẫn phục vụ như xưa.
Bàn tay mang dấu đinh là bàn tay bây giờ nhen lửa và nướng cá.
Bàn tay trao tấm bánh đời mình trong bữa Tiệc Ly
bây giờ trao tấm bánh mình mới nướng cho môn đệ.
Chúa phục sinh vẫn đến với chúng ta giữa đời thường,
giữa những vất vả lo âu, giữa những thất bại trống vắng.
Chúa vẫn đứng trên bờ mà ta cứ tưởng người xa lạ.
Ngài vẫn nhẹ nhàng chạm đến nỗi đau của ta: “Các con không có gì ăn ư?”
Ngài vẫn mời ta bắt đầu lại dù mệt nhọc và thất vọng:
“Hãy thả lưới bên phải mạn thuyền.”
Chúa phục sinh quyền năng vẫn phục vụ như xưa.
Bàn tay mang dấu đinh là bàn tay bây giờ nhen lửa và nướng cá.
Bàn tay trao tấm bánh đời mình trong bữa Tiệc Ly
bây giờ trao tấm bánh mình mới nướng cho môn đệ.
Hãy nếm bầu khí huynh đệ của buổi sáng hôm ấy bên bờ hồ.
Các môn đệ ngồi vòng tròn quanh Thầy xưa.
Họ hết mệt, hết đói vì có cá và bánh.
Họ được hong ấm nhờ lửa than hồng, và nhất là nhờ được gần Thầy.
Hôm nay tôi cũng được mời sống cho người khác như Đấng phục sinh.
Các môn đệ ngồi vòng tròn quanh Thầy xưa.
Họ hết mệt, hết đói vì có cá và bánh.
Họ được hong ấm nhờ lửa than hồng, và nhất là nhờ được gần Thầy.
Hôm nay tôi cũng được mời sống cho người khác như Đấng phục sinh.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu phục sinh
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc chúng con chản nản và bỏ cuộc,
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất vả suốt đêm mà không đươc gì,
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh,
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
13/04/12 THỨ SÁU TUẦN
BÁT NHẬT PS
Ga 21,1-14
Ga 21,1-14
VIỆC TO KHÔNG BỎ, VIỆC
NHỎ KHÔNG QUÊN
“Này các chú, không có gì ăn ư?” (Ga 21,5)
Suy niệm: Chúa Giêsu hiện đến với họ với dáng dấp thật đơn sơ: “Này các chú, không có gì ăn ư?”Các môn đệ chưa từng quen với tình huống mới mẻ này; bởi vì gặp một con người đã chết nay hiện đến hoàn toàn như một người đang sống là một việc từ xưa đến nay chưa từng có. Thế nhưng qua lời nói mà họ đã từng nghe: “Hãy thả lưới bên phải mạn thuyền,” và trước kết quả là “lưới đầy cá,” các môn đệ nhận ra đúng là Ngài: con người mà họ đã gặp bên Biển Hồ Tibêria, đã chung sống suốt ba năm qua mà họ tưởng là đã chết với con người này chỉ là một, vẫn gần gũi, thân mật quan tâm chu đáo như thuở ban đầu. Thật là một Thiên Chúa mà việc lớn không bỏ, việc nhỏ không quên! Điều đáng nói nữa là người mau mắn nhận ra điều đó chính là “người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến”.
Mời Bạn: Đức Kitô Phục Sinh luôn có mặt trong đời bạn: trong bữa cơm thanh đạm của gia đình bạn. Ngài hiện diện nơi sở làm, trên nương rẫy, trong lớp học,… và nơi mọi sinh hoạt thầm lặng không tên của bạn. Để nhận ra sự hiện diện ẩn mình của Ngài, chỉ cần bạn có con mắt đức tin và tình yêu.
Sống Lời Chúa: Với một lời nguyện tắt bạn dâng Chúa công việc mình sắp làm để nhắc mình nhớ Ngài vẫn luôn có mặt và cùng làm với bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xưa kia khi các môn đệ đang chìm trong tuyệt vọng thì Chúa đã đến bên họ ân cần quan tâm đến cả những nhu cầu trong đời sống thường ngày của họ. Xin cho con luôn xác tín rằng trong mọi sinh hoạt cuộc sống đời thường của con, Chúa chẳng bao giờ lìa xa con.
“Này các chú, không có gì ăn ư?” (Ga 21,5)
Suy niệm: Chúa Giêsu hiện đến với họ với dáng dấp thật đơn sơ: “Này các chú, không có gì ăn ư?”Các môn đệ chưa từng quen với tình huống mới mẻ này; bởi vì gặp một con người đã chết nay hiện đến hoàn toàn như một người đang sống là một việc từ xưa đến nay chưa từng có. Thế nhưng qua lời nói mà họ đã từng nghe: “Hãy thả lưới bên phải mạn thuyền,” và trước kết quả là “lưới đầy cá,” các môn đệ nhận ra đúng là Ngài: con người mà họ đã gặp bên Biển Hồ Tibêria, đã chung sống suốt ba năm qua mà họ tưởng là đã chết với con người này chỉ là một, vẫn gần gũi, thân mật quan tâm chu đáo như thuở ban đầu. Thật là một Thiên Chúa mà việc lớn không bỏ, việc nhỏ không quên! Điều đáng nói nữa là người mau mắn nhận ra điều đó chính là “người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến”.
Mời Bạn: Đức Kitô Phục Sinh luôn có mặt trong đời bạn: trong bữa cơm thanh đạm của gia đình bạn. Ngài hiện diện nơi sở làm, trên nương rẫy, trong lớp học,… và nơi mọi sinh hoạt thầm lặng không tên của bạn. Để nhận ra sự hiện diện ẩn mình của Ngài, chỉ cần bạn có con mắt đức tin và tình yêu.
Sống Lời Chúa: Với một lời nguyện tắt bạn dâng Chúa công việc mình sắp làm để nhắc mình nhớ Ngài vẫn luôn có mặt và cùng làm với bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xưa kia khi các môn đệ đang chìm trong tuyệt vọng thì Chúa đã đến bên họ ân cần quan tâm đến cả những nhu cầu trong đời sống thường ngày của họ. Xin cho con luôn xác tín rằng trong mọi sinh hoạt cuộc sống đời thường của con, Chúa chẳng bao giờ lìa xa con.
Chúa Giêsu vẫn đang hoạt động với các tông đồ
Bài đọc: Acts 4:1-12; Jn 21:1-14.
Chúa chết chưa hết
truyện, mà là bắt đầu một kỷ nguyên mới; một kỷ nguyên mà từ nay, Ngài họat động
từ trong và với các tông đồ.
Các Bài Đọc hôm nay
dẫn chứng việc Chúa Giêsu vẫn sống và làm việc với các tông đồ. Trong Bài Đọc
I, những người trong Thượng Hội Đồng rất ngạc nhiên khi thấy hai ông Phêrô và
Gioan có thể chữa lành một người què từ lúc mới sinh. Họ chất vấn hai ông nhờ
quyền năng nào và nhân danh ai làm chuyện đó. Ông Phêrô được đầy quyền năng
Thánh Thần đã mạnh dạn tuyên xưng: chúng tôi nhân danh Chúa Giêsu Nazareth, Người
đã bị các ông đóng đinh vào Thập Giá. Ngài vẫn đang sống và họat động trong
chúng tôi; và không ai có thể được cứu độ nếu không tin vào Danh Ngài. Trong
Phúc Âm, Chúa Giêsu vẫn hằng theo dõi cuộc sống của các tông đồ. Khi thấy các
ông vất vả suốt đêm mà không bắt được con cá nào, Người hướng dẫn các ông cách
bắt nhiều cá. Khi thấy các ông mệt mỏi và đói khát, Ngài chuẩn bị đồ ăn thức uống
để các ông được tăng sinh lực.
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Bổn cũ tái diễn,
Thượng Hội Đồng cho bắt Phêrô và Gioan.
1.1/ Phêrô và Gioan
đụng độ với Thượng Hội Đồng: Như Chúa Giêsu, hai ông biết sẽ phải ra trước Thượng
Hội Đồng, nếu tiếp tục những gì Chúa đã từng làm; nhưng hai ông không sợ và bỏ
chạy như trong Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu. Niềm tin vào Chúa Phục Sinh đã
làm cho hai ông can đảm làm chứng cho Chúa mà không sợ bị bắt bớ, roi vọt, tù
đày.
Khi hai ông còn
đang nói với dân, thì có các tư tế, viên lãnh binh Đền Thờ, và các người thuộc
nhóm Sadducees kéo đến. Lý do họ bắt các ông: “Họ bực tức vì các ông giảng dạy
cho dân và dựa vào trường hợp Đức Giêsu mà loan báo kẻ chết sẽ sống lại.” Nhóm
Sadducees không tin có sự sống lại, và càng bực tức với các tông đồ, vì đã đụng
chạm đến niềm tin của họ. Họ dùng bạo lực, bắt hai ông và tống ngục cho đến
ngày hôm sau, vì trời đã về chiều.
Nhưng làm sao họ có thể đàn áp mãi sự thật? Vì ngày
hôm đó, trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ đã tin theo hai ông. Điều họ
sợ toàn dân sẽ bỏ họ và theo Chúa Giêsu đã thành sự thật, chỉ riêng số đàn ông
đã lên đến chừng nămngàn. Họ lo sợ nhưng không làm gì được. Họ chỉ có
thể dùng sức mạnh để đàn áp cá nhân; nhưng không thể áp đảo dân chúng.
1.2/ Phêrô và Gioan
làm chứng cho Chúa Giêsu: Hôm sau, các thủ lãnh Do-thái, các kỳ mục và kinh sư
họp nhau tại Jerusalem .
Có cả thượng tế Hannah, các ông Caiaphas, Gioan, Alexandre và mọi người trong
dòng họ thượng tế. Họ cho điệu hai Tông Đồ ra giữa hội đồng và tra hỏi:
(1) Câu hỏi quan trọng
họ đặt ra cho Phêrô và Gioan: "Nhờ quyền năng nào hay nhân danh ai mà các
ông làm điều ấy?" Điều mà họ ám chỉ đây là việc chữa lành người què từ lúc
mới sinh.
(2) Câu trả lời của
Phêrô: Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần, liền nói với họ và toàn dân
Israel: “Chúng tôi nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nazareth, Đấng mà quý
vị đã đóng đinh vào Thập Giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết,
chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị. Đấng ấy
là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng
góc tường.” Lời tuyên xưng của Phêrô cũng là lời tố cáo tội lỗi họ đã xúc phạm
đến Con Thiên Chúa.
Ông Phêrô còn đi xa
hơn khi tuyên xưng: “Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời
này, không có một Danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ
vào Danh đó mà được cứu độ."
2/ Phúc Âm: "Cứ thả lưới
xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá."
“Sau đó, Đức Giêsu
lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Tiberia. Người tỏ mình ra như thế này.
Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Điđymô, ông Nathanael người Cana miền Galilee,
các người con ông Zebedee và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. Ông
Simon Phêrô nói với các ông: "Tôi đi đánh cá đây." Các ông đáp:
"Chúng tôi cùng đi với anh." Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng
đêm ấy họ không bắt được gì cả.”
Có nhiều giả thuyết
về ý nghĩa của trình thuật này: Có người cho rằng vì các tông đồ chán nản không
biết làm gì sau khi Chúa chết, nên quay về nghề đánh cá cũ để sinh sống. Người
khác cho đây chỉ là biểu tượng nói về việc các tông đồ phải biết trông cậy vào
Chúa thì mới có kết quả trong việc “đánh cá người.” Dù theo giả thuyết nào đi nữa,
chúng ta cũng phải tìm ra ý nghĩa của trình thuật.
2.1/ Chúa Giêsu chỉ
dẫn cho các tông đồ bắt cá: Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển,
nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giêsu. Người nói với các ông:
"Này các chú, không có gì ăn ư?" Các ông trả lời: "Thưa
không."
- Người bảo các
ông: "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá."
Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá.
- Người môn đệ được
Đức Giêsu thương mến nói với ông Phêrô: "Chúa đó!" Vừa nghe nói
"Chúa đó!" ông Simon Phêrô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy
xuống biển.
Các ông vất vả suốt
đêm và không bắt được con cá nào. Nhưng với sự chỉ dẫn, dù chỉ một lời của
Chúa, các ông đã bắt được một mẻ cá lớn. Con người có thể chọn làm theo ý mình,
nhưng sẽ không có kết quả bằng chịu vâng lời và làm theo sự chỉ dẫn của Chúa.
2.2/ Chúa Giêsu dọn
bữa ăn cho các tông đồ: Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá
đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Đức Giêsu bảo các ông: "Đem ít cá mới bắt
được tới đây!" Ông Simôn Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy
những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không
bị rách.
Chúa Giêsu bẻ bánh
với các ông: Đức Giêsu nói: "Anh em đến mà ăn!" Không ai trong các
môn đệ dám hỏi "Ông là ai?" vì các ông biết rằng đó là Chúa. Đức
Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy.
II. ÁP DỤNG TRONG
CUỘC SỐNG:
- Chúa Giêsu vẫn sống
và đang hoạt động trong thế giới, trong Giáo Hội, trong gia đình, và trong mỗi
người chúng ta. Chúng ta có cảm nhận được sự hiện diện của Ngài không?
- Hãy năng tham dự
Thánh Lễ, vì qua đó, chúng ta vẫn đang được chỉ dạy khi thất bại, và được tăng
sinh lực qua chính Mình và Máu Chúa, sau những giây phút mệt mỏi, chán chường.
- Chúng ta có nhiệm
vụ làm chứng cho Chúa Phục Sinh bằng cách luôn lắng nghe và làm theo những gì
Ngài dạy bảo, cho dẫu phải đương đầu với quyền lực của thế gian và ma quỉ.
Anthony Đinh Minh Tiên, Op
Lời Chúa Trong Gia Đình
THỨ SÁU TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH; Cv 4, 1-12; Ga: 21, 1-14.
LỜI SUY NIỆM: “Bước lên bờ, các ông
nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. Đức Giêsu bảo
các ông: “Đem ít cá mới bắt được tới đây!” (Ga: 21,9-10).
Mặc dầu các
ông đã gặp được Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt đã hai lần sau khi Ngài từ cõi
chết sống lại. Nhưng rồi các ông vẫn thấy trống vắng và mất mát, khi không có
Chúa ở cùng. Các ông đã rủ nhau trở lại công việc trước kia là đi đánh cá. Với
những tay chuyên nghiệp, nhưng các ông suốt một đêm lao nhọc đã không bắt được
một con cá nào. Chúa thấu hiểu lòng các ông. Chúa đã đến với các ông, đã ban
cho các ông một mẻ cá đầy lưới. Chúa cũng đã chuẩn bị một bửa ăn nóng hổi cá
trên than hồng và bánh; Dầu vậy Chúa Giêsu cũng bảo các ông: “Đem ít cá mới bắt
được tới đây”. Là Chúa muốn thể hiện sự trân trọng của Ngài đối với công lao của
các ông. Thật là diễm phúc cho các ông khi được Chúa Giêsu cho phép sự được góp
của các ông vào những gì Chúa có.
Trong đời sống
cũng như mọi công việc của chúng ta luôn có sự quan tâm của Chúa, và Chúa rất
trân trọng những thành quả của chúng ta. Chúa muốn chúng ta cọng tác với Ngài
trong mọi sự, để làm thăng tiến cuộc sống của mình và tha nhân.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
13 Tháng Tư
Emmaus
Nói đến những người
không nhà không cửa, người ta thường nhắc đến cha Henri Groués quen được gọi tắt
là cha Pierre, người đã sáng lập cộng đồng Emmaus nhằm giúp những người bần
cùng tự tay xây dựng cuộc sống của họ.
Phong trào cộng đồng
Emmaus khởi sự bằng một căn nhà đổ nát ở vòng đai của thành phố Paris vào hồi đệ nhị thế
chiến. Những người khách đầu tiên của tổ ấm này là các thanh thiếu niên bụi đời,
những người không nhà không cửa, hoặc các tù nhân vừa được phóng thích.
Câu nói đầu tiên của
cha Pierre với
những người mới đặt chân đến cộng đồng là : "Bạn không được may mắn, nhưng
tôi cần bạn để giúp đỡ những người khác...". Dù khổ sở đến đâu, ai cũng muốn
người khác nhìn nhận giá trị của mình, ai cũng muốn trở thành hữu ích cho người
khác. Ðó là niềm tin mà cha Pierre
luôn khơi dậy nơi những người đã mất tất cả hy vọng.
Cha Pierre đặt tên
Emmaus cho cộng đồng của Ngài là để nhớ lại câu chuyện của hai người môn đệ
Chúa Giêsu trong buổi chiều Phục Sinh. Cũng như hai người môn đệ này, giữa lúc
họ tưởng như mất tất cả, Chúa Giêsu đã hiện đến mang lại niềm tin cho họ. Cũng
thế, cha Pierre và những người bạn đầu tiên của Ngài đã tìm gặp được hứng khởi,
niềm tin yêu giữa những mất mát ê chề của cuộc sống.
Tạo lại niềm hy vọng
vào cuộc sống đó là khẩu lệnh của cha Pierre, và xây dựng lại niềm hy vọng đó từ
những đổ nát, mất mát. Chính vì thế mà cộng đồng Emmaus chủ trương đi thu nhặt
lại các đồ phế thải, các vật dụng cũ kỹ để chế biến và bán lại, như một sản phẩm
cho chính tay mình làm nên.
Hiện nay phong trào đã
có mặt tại 50 quốc gia trên thế giới với khoảng 290 cộng đồng. Tất cả mọi người
trong cộng đồng đều sống với niềm hy vọng từ những đổ nát và mất mát trong cuộc
sống.
Tin Mừng của Thánh Luca
thuật lại rằng, buổi chiều hôm đó, có hai người môn đệ của Chúa Giêsu lên đường
đi Emmaus, trở về làng cũ của họ.
Cái chết của Chúa Giêsu
là một chấm hết đối với họ: hết mộng công hầu khanh tướng, hết giấc mơ của một
nước Israel
thịnh vượng, hết mọi hy vọng. Trở về làng cũ tức là trở về với thất vọng ê chề.
Nhưng cũng chính lúc đó, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ, cái chết mang một ý
nghĩa mới, mất mát đã trở thành khởi đầu của lợi lộc, thất bại trở thành khởi
điểm của thành công, buồn phiền đã biến thành vui mừng hân hoan... Ánh sáng Phục
Sinh của Chúa Giêsu đã mặc cho mọi biến cố của cuộc sống một ý nghĩa mới. Tin
tưởng lạc quan đã trở thành nhân đức cơ bản của đời Kitô.
Ở bất cứ nơi đâu và ở bất
cứ thời đại nào, sau một lần đổ nát, người ta thường hát lên điệp khúc: Hãy xây
dựng lại từ đổ nát!
Ðó là niềm tin mà hơn bất
cứ lúc nào chúng ta cần phải bám lấy... Bạn đang sầu khổ vì những mất mát ê chề
trong cuộc sống ư? Bạn đang quằn quại trong đau khổ của thể xác và tinh thần ư?
Bạn đang cảm thấy mình ở dưới vực thẳm của tội lỗi ư?
Chúa Giêsu của thành
Emmaus đang nói với bạn: đừng thất vọng, Ngài đang đồng hành với bạn, và với
Ngài, bạn có thể xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 13
THỨ SÁU TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
Thánh Martinô I, giáo hoàng, tử đạo
THỨ SÁU TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
Thánh Martinô I, giáo hoàng, tử đạo
Nguồn gốc của Bí tích Rửa tội
Anh đã được dẫn đến giếng Rửa tội, như Đức Kitô đi từ thập giá đến ngôi mộ.
Đức Kitô thực sự đã bị đóng đinh, thực sự đã được chôn cất, và đích thực Người đã sống lại. Và tất cả điều này đến với chúng ta nhờ ân sủng. Được kết hợp nhờ qua việc trình bày các khổ cực của Người, và thực tế chúng ta đạt được ơn cứu độ.
Sự tốt đẹp dành cho con người! Đức Kitô đã đón nhận những cây đinh vào bàn tay thanh khiết của Người, Người đã chịu đau khổ; và tôi, tôi không biết gì đau khổ lẫn cực nhọc, Người đã làm cho tôi được chia sẻ vào ơn cứu độ, nhờ ân sủng thanh khiết! Ai cũng biết rằng Bí tích Rửa tội đem đến ơn tha thứ tội lỗi và hổng ân được làm con Thiên Chúa; so với phép rửa của Gioan Tầy giả chỉ giúp con người sám hối. Chúng ta cũng biết rõ rằng, nếu bí tích Rửa tội thanh tẩy tội lỗi và đem đến cho chúng ta ân huệ Chúa Thánh Thần, thì đồng thời cũng ghi dấu ấn và hình ảnh cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Vì thế, thánh Phaolô nói: "Anh em không biết rằng tất cả chúng ta đã được thanh tẩy trong Đức Giêsu Kitô, tức là trong cái chết của Người... Cũng qua bí tích Rửa tội này mà chúng ta cũng bị đặt vào mồ cùng với Người" (Rm 6,3-4)
Anh đã được dẫn đến giếng Rửa tội, như Đức Kitô đi từ thập giá đến ngôi mộ.
Đức Kitô thực sự đã bị đóng đinh, thực sự đã được chôn cất, và đích thực Người đã sống lại. Và tất cả điều này đến với chúng ta nhờ ân sủng. Được kết hợp nhờ qua việc trình bày các khổ cực của Người, và thực tế chúng ta đạt được ơn cứu độ.
Sự tốt đẹp dành cho con người! Đức Kitô đã đón nhận những cây đinh vào bàn tay thanh khiết của Người, Người đã chịu đau khổ; và tôi, tôi không biết gì đau khổ lẫn cực nhọc, Người đã làm cho tôi được chia sẻ vào ơn cứu độ, nhờ ân sủng thanh khiết! Ai cũng biết rằng Bí tích Rửa tội đem đến ơn tha thứ tội lỗi và hổng ân được làm con Thiên Chúa; so với phép rửa của Gioan Tầy giả chỉ giúp con người sám hối. Chúng ta cũng biết rõ rằng, nếu bí tích Rửa tội thanh tẩy tội lỗi và đem đến cho chúng ta ân huệ Chúa Thánh Thần, thì đồng thời cũng ghi dấu ấn và hình ảnh cuộc khổ nạn của Đức Kitô. Vì thế, thánh Phaolô nói: "Anh em không biết rằng tất cả chúng ta đã được thanh tẩy trong Đức Giêsu Kitô, tức là trong cái chết của Người... Cũng qua bí tích Rửa tội này mà chúng ta cũng bị đặt vào mồ cùng với Người" (Rm 6,3-4)
Giáo lý tại Giêrusalem
Thứ Sáu 13-4
Thánh Giáo Hoàng Martin I
(c. 655)
hi Ðức
Martin I làm giáo hoàng năm 649, Constantinople là thủ đô của Ðế Quốc
Byzantine và Ðức Thượng Phụ Constantinople là vị lãnh đạo Giáo Hội có thế lực
nhất của Kitô Hữu Ðông Phương. Những tranh chấp hiện có trong Giáo Hội hoàn
vũ thời bấy giờ lại càng thêm quyết liệt bởi sự cộng tác chặt chẽ giữa hoàng
đế và đức thượng phụ.
Một
giáo huấn được Giáo Hội Ðông Phương quyết liệt bảo vệ là cho rằng Ðức Kitô
không có ý chí của loài người (*). Ðã hai lần, các hoàng đế chính thức lên tiếng
bảo vệ lập trường này, lần đầu Hoàng Ðế Heraclius cho công bố bản tuyên xưng
đức tin, và sau đó Hoàng Ðế Constant II ra lệnh bác bỏ vấn đề Ðức Kitô có một
hoặc hai ý chí.
Trước
khi được chọn làm giáo hoàng, Ðức Martin từng là người đọc sách và là phó tế.
Và sau khi nhậm chức không lâu, Ðức Martin đã tổ chức một công đồng ở
Latêranô mà trong đó các sắc lệnh của vua bị kiểm duyệt, và đức thượng phụ của
Constantinople cũng như hai vị tiền nhiệm đều bị lên án là sai lạc. Ðể đối
phó, Hoàng Ðế Constant II cố vận động các giám mục và dân chúng chống đối đức
giáo hoàng.
Sau khi
thất bại trong mưu toan này, hoàng đế sai Olympius, quan tổng trấn
Vì hậu
quả của các cuộc tra tấn và cực hình, Ðức Martin đã từ trần sau đó không lâu.
Ngài là vị giáo hoàng sau cùng chịu tử đạo.
Lời
Bàn
Ý nghĩa
thực sự của chữ tử đạo không phải là sự chết, mà là sự làm chứng. Vị tử đạo sẵn
sàng hy sinh mọi sự, quý giá nhất là sinh mạng của họ, và đặt đức tin lên trên
hết. Tử đạo, chết vì đức tin, là một cao độ bất ngờ mà một số người phải trải
qua để thể hiện đức tin của mình nơi Ðức Kitô. Một đức tin sống động, một cuộc
đời theo gương Ðức Kitô bất kể những khó khăn, đó là sự đòi hỏi của tất cả
Kitô Hữu.
(*) Lạc thuyết độc chí (monothelitism) cho rằng
Ðức Kitô chỉ có một ý chí độc nhất là ý chí Thiên Chúa.
|
|
Copyright © 2010 by
Nguoi Tin Huu.
|
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG TƯ :
Ý chung : Cầu cho nhiều bạn trẻ biết đón nhận lời mời gọi của Đức Kitô:Xin cho nhiều bạn trẻ
biết đón nhận lời mời gọi của Đức Kitô mà bước theo Người trong tác vụ linh mục
và trong đời sống tu trì.
Ý truyền giáo : Cầu cho Đức Kitô phục
sinh trở nên dấu chỉ của một niềm hy vọng: Xin cho Đức Kitô phục
sinh trở nên dấu chỉ của một niềm hy vọng thật sự cho những người nam và nữ
trong lục địa Châu Phi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét