Thứ Tư sau Chúa Nhật III Phục Sinh
(Philliph đang giải thích Kinh Thánh)
Bài Ðọc I: Cv 8, 1-8
"Ðến đâu, họ cũng rao
giảng lời Thiên Chúa".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Ngày ấy, Hội Thánh ở
Giêrusalem bị bách hại dữ tợn. Ngoài các tông đồ, mọi người đều phân tán đi các
miền Giuđêa và Samaria .
Còn những người đạo đức lo chôn cất Têphanô; họ than khóc ông rất nhiều. Lúc đó
Saolô tàn phá Hội Thánh; ông vào nhà này sang nhà nọ, bắt đàn ông lẫn đàn bà và
tống ngục họ.
Những người bị phân tán, đã
đi khắp nơi rao giảng lời Thiên Chúa. Phần Philipphê thì đi xuống một thành thuộc
xứ Samaria rao
giảng Ðức Kitô cho họ. Dân chúng chú ý đến những lời Philipphê rao giảng, vì họ
cùng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm, quỷ ô uế đã ám nhiều người
trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được
chữa lành. Bởi đó, cả thành được vui mừng khôn tả.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 65, 1-3a. 4-5.
6-7a
Ðáp: Toàn thể đất nước, hãy reo mừng Thiên Chúa (c. 1).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Toàn thể đất nước,
hãy reo mừng Thiên Chúa, hãy ca ngợi vinh quang danh Ngài, hãy kính dâng Ngài lời
khen ngợi hiển vinh. Hãy thưa cùng Thiên Chúa: kinh ngạc thay sự nghiệp Chúa.
-Ðáp.
2) Toàn thể đất nước thờ lạy
và ca khen Ngài, ca khen danh thánh của Ngài. Hãy tới và nhìn coi sự nghiệp của
Thiên Chúa, Ngài thi thố những chuyện kinh ngạc giữa con cái người ta! - Ðáp.
3) Người biến bể khơi thành
nơi khô cạn, người ta đã đi bộ tiến qua sông, bởi đó ta hãy hân hoan trong
Chúa. Với quyền năng, Ngài thống trị tới muôn đời. - Ðáp.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia, alleluia! - Chúa
phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo
Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 6, 35-40
"Ý muốn của Cha Ta
là: hễ ai thấy Con thì có sự sống đời đời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán với
đám đông rằng: "Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta, sẽ không hề
đói; ai tin vào Ta, sẽ không hề khát bao giờ. Nhưng Ta đã bảo các ngươi rằng:
Các ngươi đã thấy Ta, nhưng các ngươi không chịu tin. Những ai Cha đã ban cho
Ta sẽ đến với Ta. Và ai đến với Ta, Ta sẽ không xua đuổi ra ngoài. Bởi vì Ta từ
trời xuống không phải để làm theo ý Ta, nhưng để làm theo ý Ðấng đã sai Ta. Vậy
ý của Cha, Ðấng đã sai Ta, là hễ sự gì Người đã ban cho Ta, Ta chẳng để mất,
nhưng ngày sau hết, Ta sẽ cho nó sống lại. Quả vậy, ý của Cha Ta là hễ ai thấy
Con và tin vào Người thì có sự sống đời đời".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Ðức Giêsu đến không làm theo
ý mình, nhưng là để chu toàn ý Cha. ý Cha là: hạnh phúc cho con người. Là tạo vật
thấp hèn, chúng ta được mang hình ảnh của Thiên Chúa được Thiên Chúa ban Con Một
Ngài đến dạy dỗ cứu thoát.
Ðược Chúa Cha yêu thương và
được Chúa Giêsu bảo lãnh, mỗi người chúng ta hãy đến đón nhận sức sống thần
linh nơi các nhiệm tích, nhất là nơi bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể mỗi ngày.
Cầu Nguyện:
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, được
sống và cảm nhận được tình Chúa dành cho chúng con là cả một ân phúc lơn lao mà
chúng con không sao đáp trả nổi. Nhưng rồi với sự yếu hèn, chúng con sẽ sống ra
sao đây để khỏi hư đi ân thánh? Xin Chúa luôn thánh hóa và uốn nắn tư tưởng và
việc làm của chúng con. Xin giúp chúng con sống xứng đáng là con cái của sự
sáng. Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Bánh Hằng Sống
Các tu sĩ Tây Ban Nha thường
truyền tụng câu truyện về cậu bé tên là Marcellino, nghĩa là bánh và rượu. Mới
sinh ra, cậu bị đem quăng trước cửa đan viện, và đã được các tu sĩ nuôi nấng.
Vì Marcellino tính tình nghịch ngợm, nên thầy đầu bếp cấm không cho cậu leo lên
gác. Nhưng tò mò, một ngày kia Marcellino leo lên gác, cậu ngạc nhiên vì thấy một
người khổng lồ bị treo trên Thập Giá. Nghĩ rằng người bị treo trên đó đói nên
ngay đêm đó Marcellino vào bếp lấy vài miếng bánh mang lên cho ông, người khổng
lồ đưa tay đón nhận bánh của cậu bé và cười với cậu.
Từ đó, ngày nào cậu cũng mang
bánh lên cho người khổng lồ. Một hôm ông ôm choàng lấy cậu bé. Ông hỏi:
- Ðiều gì làm cho con thấy
thích nhất trên trần gian này?
Cậu nói:
- Con muốn được thấy mẹ con.
Người khổng lồ liền nói với cậu
bé:
- Con được thấy nếu con chấp
nhận chết.
Hôm sau các thầy không thấy cậu
trong nhà, mặc dù đi tìm khắp nơi. Sau cùng thấy cậu bé chết trong tay Chúa
Giêsu.
Marcellino là một người trong
những câu chuyện đầy ý nghĩa về bí Tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu đã thiết lập và
để lại cho Giáo Hội như một giao ước muôn đời. Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng
ta suy nghĩ về Bí Tích cao cả ấy. Sau khi đã hóa bánh ra nhiều nuôi hơn 5,000
người, Chúa Giêsu bắt đầu nói về Thánh Thể, bánh mà Ngài đã cho mọi người ăn no
nê là dấu chỉ của Bánh Trường Sinh, là chính Ngài. Chỉ có Ngài mới là Bánh nuôi
sống con người, chỉ có Ngài mới đem lại hạnh phúc cho con người, chỉ có Ngài mới
cho con người được sống trường sinh bất tử.
Chúa Giêsu không ngừng mời gọi
con người mở rộng tâm hồn để đón nhận Ngài như Ngài nói với cậu bé Marcellino
trong truyện trên. Bánh và rượu là ngôn ngữ cậu bé dùng để nói lên với Chúa
Giêsu, cậu bé cũng muốn săn sóc Chúa. Bánh và Rượu Ngài ban trong Thánh Thể
cũng là cách Ngài tỏ tình yêu, Ngài muốn nói với chúng ta "Ta yêu thương
các con, Ta săn sóc các con". Ngài chính là Bánh và Rượu nuôi sống chúng
ta, Ngài muốn chúng ta mở rộng tâm hồn để đón nhận Ngài. Khi chúng ta mở rộng
tâm hồn để đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể thì lúc đó con người mới mở rộng trái
tim và bàn tay để đón nhận tha nhân.
Chúa Giêsu là Bánh Bởi Trời
được ban xuống để lôi kéo con người lên với Chúa Cha. Người tín hữu Kitô tiếp
nhận Thánh Thể để được lãnh nhận tình yêu Chúa và từ đó mới trào sang cho tha
nhân, đưa mọi người về với Thiên Chúa. Chia sẻ bàn tiệc với Chúa Giêsu trong
Thánh Thể, người tín hữu cũng chia sẻ cơm bánh cho tha nhân hằng ngày. Thật kỳ
diệu thay, chính khi chia sẻ tình yêu cho tha nhân, họ lãnh nhận được sự sống
trường sinh của Chúa Kitô tràn ngập tâm hồn.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể
cho chúng con cảm mến được sự sống Trường Sinh và niềm hạnh phúc khi lãnh nhận
Thánh Thể, để chúng con trao ban và chia sẻ tình yêu của Chúa cho tha nhân.
(Veritas Asia)
Ngày 25 tháng 4 - Thánh Mác-cô, tác giả
sách Tin Mừng (Lễ kính)
1 Pr 5,5b-14 ; Tv 88 ; Mc 16,15-20.
Bài đọc 1 Pr 5,5b-14
5 Anh em thân mến, anh em hãy lấy đức khiêm nhường
mà đối xử với nhau, vì Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm
nhường. 6 Vậy anh em hãy tự khiêm tự hạ dưới bàn tay uy quyền của
Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời Người đã định. 7 Mọi
âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em. 8 Anh
em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm
thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. 9 Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự,
vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ
như thế. 10 Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi
anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Ki-tô. Phần anh em là những kẻ
phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững
vàng, mạnh mẽ và kiên cường. 11 Kính dâng Người vinh quang và uy quyền đến
muôn thuở muôn đời. A-men.
12 Nhờ tay anh Xin-va-nô mà tôi coi là một người
anh em trung tín, tôi viết ít lời để khuyên nhủ anh em và làm chứng rằng đó thật
là ân sủng của Thiên Chúa : anh em hãy sống vững vàng trong ân sủng đó.
13 Hội Thánh ở Ba-by-lon, cũng được chọn như
anh em, và Mác-cô, con tôi, gửi lời chào anh em.
14 Anh em hãy hôn chào nhau trong tình yêu
thương.
Chúc tất cả anh em,
những người đang sống trong Đức Ki-tô, được bình an.
Đáp ca Tv 88,2-3.6-7.16-17
(Đ. x. c. 2a)
Đáp : Lạy Chúa, tình thương Chúa, đời đời con ca
tụng.
Hoặc:
Đáp : Ha-lê-lui-a.
2 Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng,
qua
muôn ngàn thế hệ
miệng
con rao giảng lòng thành tín của Ngài.
3 Vâng con nói : "Tình thương ấy được
xây dựng tới thiên thu,
lòng
thành tín Chúa được thiết lập trên trời." Đ.
6 Lạy Chúa, thiên đình xưng tụng những kỳ
công của Chúa,
cộng
đoàn chư thánh ca ngợi lòng thành tín của Ngài.
7 Trên cõi trời cao, nào có ai sánh tày Đức
Chúa ?
Trong
hàng thần thánh, hỏi có ai giống Chúa được chăng ? Đ.
16 Hạnh phúc thay dân nào biết ca ngợi tung
hô ;
nhờ
Thánh Nhan soi tỏ, họ tiến lên, lạy Chúa.
17 Nhờ được nghe danh Ngài, họ suốt ngày hớn
hở ;
bởi
vì Ngài công chính, nên họ được hiên ngang. Đ.
Tung hô Tin Mừng 1 Cr 1,23a-24b
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúng tôi rao giảng
một Đấng Ki-tô bị đóng đinh. Người là sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.
Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Mc 16,15-20
15 Ngày ấy, Đức Giê-su tỏ mình ra cho Nhóm Mười
Một, Người nói với các ông : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan
báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. 16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ ;
còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. 17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có
lòng tin : nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. 18
Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ
đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ."
19 Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên
hữu Thiên Chúa. 20
Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các
ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
(bản văn theo UB.Kinh
Thánh/HĐGMVN)
Sư Tử Có Ðôi Cánh
Khách du lịch đến thưởng ngoạn Venezia, một thành phố mơ mộng nằm trên sông
nước và được làm tăng thêm vẻ đẹp bằng những công trình kiến trúc độc đáo cũng
như bằng những tác phẩm nghệ thuật thời danh nằm ở mạn đông bắc Italia, không
thể bỏ qua công trường Marcô, công trình mang tên của vị thánh bổn mạng của
thành phố Venezia và cũng là vị thánh Giáo hội mừng kính hôm nay.
Trên con đường tiến gần đến công trường Marcô, du khách nhìn thấy một con
sư tử có đôi cánh đứng sừng sững trên một ngọn tháp cao. Hình sư tử này nhắc đến
sự nghiệp viết sách Phúc Âm đầu tiên của thánh Marcô, như chứng từ của sử gia
Papias, sinh sống vào cuối thế kỷ thứ hai viết như sau:
"Marcô, người thông ngôn của Phêrô, đã viết ra đúng những gì nhớ được,
tuy không theo thứ tự, về những điều Ðức Kitô đã nói và đã làm. Marcô không trực
tiếp nghe Chúa giảng, cũng không phải là môn đệ của Ngài. Nhưng ông đã tháp
tùng Phêrô, người đã giảng dạy theo những gì ông cảm thấy cần thiết, chứ không
phải chủ tâm thuật lại lời Chúa một cách có hệ thống".
Marcô là người thông ngôn và lãnh trách nhiệm chép lại những lời Phêrô giảng,
vì thế không lạ gì ở cuối bức thư thứ nhất, Phêrô gọi ông là "Marcô, người
con của tôi".
Ngoài sự gần gũi với thánh Phêrô, Marcô cũng tiếp xúc lân cận với Phaolô, bắt
đầu vào lần gặp gỡ đầu tiên vào năm 44, khi Phaolô và Barnaba đưa về Giêrusalem
số tiền cộng đoàn Antiokia quyên được để trợ giúp cộng đoàn Mẹ. Khi trở về,
Barnaba đem theo Marcô, là cháu của ông.
Sau đó, trong khi đồng
hành với Phaolô và Barnaba để hoạt động truyền giáo ở đảo Cypre, vì một sự bất
đồng ý kiến nào đó, Marcô đã bỏ về Giêrusalem. Vì lý do này, trong chuyến truyền
giáo thứ hai, Phaolô đã nhất quyết không cho Marcô theo, mặc dù Barnaba tha thiết
yêu cầu. Sự kiện này đã gây đổ vỡ đến sự cộng tác giữa Phaolô và Barnaba.
Nhưng trong những ngày cuối
đời, khi chờ đợi ngày hành quyết, Phaolô đã viết thư nhắn với Timôthê:
"Hãy đem cả Marcô đến nữa, vì tôi cần sự giúp đỡ của anh ấy lắm". Bạn
bè người ta muốn gặp trong những ngày cuối đời phải là những người đồng sinh đồng
tử!
Những chi tiết khác nhau
đó của cuộc đời của thánh Marcô không lấy gì làm chắc. Có tài liệu cho là thánh
nhân chết tự nhiên. Tài liệu khác lại cho là thánh nhân được phúc tử đạo. Vương
cung thánh đường tại công trường Marcô ở Venezia tự hào là còn giữ lại hài cốt
của Ngài.
Trong cuộc sống, Marcô đã chu
toàn bổn phận mà mọi người Kitô được kêu gọi phải thực thi: Ðó là rao giảng Tin
Mừng và làm chứng về Ðức Kitô. Marcô đã thực hiện công việc này đặc biệt qua
công tác viết sách Phúc Âm, những người Kitô khác qua kịch nghệ, âm nhạc, thơ
phú hay qua việc dạy đạo cho con em quanh bàn ăn của gia đình hoặc qua cuộc sống
chứng tá trong những sinh hoạt và nếp sống hằng ngày.
(Veritas Asia)
Lễ Thánh Marcô Thánh Sử
Trung thành với sứ vụ rao giảng Tin Mừng
Bài đọc: 1 Pet 5:5b-14; Mk 16:15-20.
Theo truyền thống, Marcô Thánh Ký được đồng nhất với
John Mark (Acts 12:12, 25; 15:37; Col
4:10; 2 Tim 4:11; Phi 24). Thánh Phêrô trong bài đọc I hôm nay gọi Marcô là
“con của ngài” (1 Pet 5:13). Marcô là anh em họ (anepsios) của Barnabas (Col 4:10), là con của bà Mary. Bà này là bạn
với thánh Phêrô, sống tại Jerusalem (Acts
21:12), và là một thành phần quan trọng của giáo hội sơ khai tại Jerusalem . Chính tại nhà
Bà mà thánh Phêrô đến, sau khi được sứ thần của Thiên Chúa giải thoát khỏi ngục
tù (Acts 12:12-13).
Khi nạn đói xảy ra vào năm 45-46 AD, Barnabas và
Phaolô sau khi đã hoàn thành sứ vụ tại Jerusalem, họ mang Marcô đi với họ trong
hành trình trở về Antioch (Acts 12:25). Không lâu sau đó, khi bắt đầu hành
trình truyền giáo thứ nhất, họ đem Marcô theo như một trợ tá (hupereten, Acts 13:5). Theo văn mạch ám chỉ, Marcô có
thể đã giúp hai ông ngay cả trong việc rao giảng Tin Mừng. Khi hai ông tiếp tục
cuộc hành trình từ Perga tiến vào trong vùng trung tâm của Asia Minor, Marcô bỏ
hai ông và trở về Jerusalem (Acts 13:13). Tại sao Marcô trở lại Jerusalem , không ai biết
rõ lý do; nhưng có thể Marcô sợ khổ cực (Acts 15:38). Phaolô không quên biến cố
này, nên ông từ chối cho Marcô đi theo trong hành trình truyền giáo thứ hai. Sự
từ chối này dẫn tới việc phân ly giữa Phaolô và Barnabas, Phaolô tiếp tục cuộc
hành trình, Barnabas và Marcô xuống thuyền tới đảo Cyprus (Acts 15:37-40). Sau biến cố
này (khoảng 49-50 AD), chúng ta mất dấu Marcô trong CVTĐ, cho tới khi Marcô xuất
hiện khoảng 10 năm sau như một bạn đồng hành của Phaolô, và đi theo Phêrô tại
Rôma.
Theo cuốn Lịch Sử Giáo Hội của Eusebius (III,39), viết
khoảng năm 130 AD, đặt căn bản trên thế giá của một kỳ mục, Marcô là “người
thông dịch” (hermeneutes) của
Phêrô, và đã viết cách chính xác, mặc dù không theo niên lịch, giáo huấn của
Phêrô. Nhiều người giả sử chàng thanh niên ở trần trốn chạy từ vườn Gethsemane là Marcô (Mk 14:51). Điều này có thể vì nhà mẹ
của Marcô nằm trong Jerusalem
và là nơi các môn đệ hay lui tới. Ngày chết của Marcô không chắc chắn, thánh
Jerome cho là năm thứ tám của triều đại Nero (62-63 AD). Thánh Marcô là quan thầy
của Alexandria , Ai-cập; và là quan thầy của
thành phố Venice ,
nước Ý.
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hội-thánh ở Babylon , và Marcô, con
tôi, gửi lời chào anh em
1.1/ Thiên Chúa chống
lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.
Trình thuật hôm nay
là phần khuyên nhủ và kết thúc Thư I của thánh Phêrô. Ngài tóm tắt những điều cần
khuyên nhủ quan trọng tới các tín hữu.
(1) Hãy tự khiêm tự
hạ dưới bàn tay uy quyền của Thiên Chúa, để Người cất nhắc anh em khi đến thời
Người đã định: Đây là đức tính quan trọng hàng đầu người tín hữu cần luyện tập;
nếu không có đức tính này, họ sẽ dễ dàng rơi vào bẫy giăng của ma quỉ và sa ngã
như ông Adam và bà Eva trong Vườn Địa Đàng
(2) Mọi âu lo, hãy
trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em: Lo lắng làm con người bất an và
nghi ngờ tình thương của Thiên Chúa. Để diệt lo lắng, con người cần tin tưởng
nơi sự quan phòng của Thiên Chúa, chẳng lẽ Ngài bỏ rơi con cái trông đợi nơi
tình thương của Ngài!
(3) Hãy sống tiết độ
và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm
mồi cắn xé: Tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa không có nghĩa con người
không cần phải làm chi cả. Thánh Phêrô khuyên con người hãy tập luyện để biết sống
tiết độ. Nói cách khác, con người cần tập luyện nhân đức mới có thể thắng vượt
các chước cám dỗ của ba thù.
(4) Hãy đứng vững
trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải
qua cùng một loại thống khổ như thế: Đức tin cần được thử thách bằng những gian
khổ, ai cũng phải trải qua tiến trình rèn luyện để vượt qua những gian khổ. Người
chiến thắng là người kiên vững trong đức tin cho dù phải gian nan, đau khổ,
ngay cả phải chấp nhận cái chết.
1.2/ Phần thưởng của
các tín hữu là cuộc sống mai sau: Các Kitô hữu phải chịu đau khổ để thử luyện đức
tin trước khi được lãnh nhận vinh quang: “Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng
là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Kitô. Phần
anh em là những kẻ phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được
nên hoàn thiện, vững vàng, mạnh mẽ và kiên cường.”
Ân sủng của Thiên
Chúa đủ cho các tín hữu: Khi phải chịu thử thách nặng nề, thay vì kêu trách
Thiên Chúa và tha nhân, các tín hữu cần chạy đến với Thiên Chúa để xin gia tăng
ơn thánh, hầu có thể đứng vững trong đức tin. Thánh Phêrô, cũng như thánh
Phaolô, tin chắc ơn thánh của Thiên Chúa ban đủ sức giúp các tín hữu vượt qua mọi
trở ngại trong cuộc đời: “Tôi viết ít lời để khuyên nhủ anh em và làm chứng rằng
đó thật là ân sủng của Thiên Chúa: anh em hãy sống vững vàng trong ân sủng đó.”
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu trao sứ
vụ rao giảng Tin Mừng cho các môn đệ.
2.1/ Trao sứ vụ rao
giảng Tin Mừng: Người nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên
hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu
độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án." Khi Chúa Giêsu phục sinh và lên
trời, Ngài đã hoàn tất sứ vụ mang lại ơn cứu độ cho con người. Giờ đây Ngài
trao sứ vụ loan báo Tin Mừng cho các môn đệ, để các ông mang ơn cứu độ này cho
mọi người sống trên trần thế. Để được hưởng ơn cứu độ, con người cần tin vào Đức
Kitô và chịu Phép Rửa.
3.2/ Ban uy quyền
cho các môn đệ để khán giả tin vào lời các ông rao giảng: Chúa hứa với các nhà
rao giảng: "Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh
Thầy, họ sẽ:
(1) Khai trừ quỷ:
Phaolô truyền cho quỉ xuất khỏi người đầy tớ tại Philippi
(Acts 16:18)
(2) Nói được những
tiếng mới lạ: Các Tông-đồ nói tiếng của thổ dân trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Acts
2:1-11)
(3) Tránh được nguy
hiểm: "Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng
sao."
(4) Chữa lành:
"Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh
khoẻ." Điều này đã được làm bởi Phêrô, Phaolô, và rất nhiều môn đệ.
"Nói xong,
Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ ra đi
rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ
kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng."
II. ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Trung thành theo
Chúa đến cùng không phải là điều dễ dàng vì chúng ta phải đương đầu với ba kẻ
thù nặng ký là ma quỉ, thế gian và xác thịt.
- Để có thể vượt
qua các thử thách, con người cần tập luyện nhân đức và cầu nguyện xin Thiên
Chúa ban ơn thánh. Chúng ta phải trỗi dậy sau mỗi lần bị ngã và tiếp tục tiến
bước. Ngoài ra, chúng ta cũng phải giúp nhau để trung thành trong ơn gọi của
mình.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP.
25/04/12 THỨ TƯ TUẦN 3
PS
Th. Máccô, tác giả sách Tin Mừng
Mc 16,15-20
Th. Máccô, tác giả sách Tin Mừng
Mc 16,15-20
KHỞI SỰ VIỆC LOAN BÁO
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15)
Suy niệm: “Người lính Do Thái phải tìm hiểu và yêu thương quê hương của mình bằng hai bàn chân” (B. Gourion). Cha Ngô Phúc Hậu đã chia sẻ người tín hữu phải bắt đầu truyền giáo bằng việc ra đi. Ngày nay họ có thể “đi” bằng phương tiện truyền thông xã hội (báo chí, internet…), nhưng cũng phải đi bằng thân xác thể lý, để có thể hiện diện, đối thoại, gặp gỡ anh em lương dân. Muốn truyền giáo hữu hiệu thì phải “mặt đối mặt, lời trao lời mới nảy ra tình yêu.” Truyền giáo mà thiếu quả tim yêu thương thì không thể truyền giáo thật sự được. Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở nhiệm vụ số một của mọi tín hữu là đi khắp thế giới để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
Mời Bạn: Muốn đi bằng chân hay thân xác thể lý thì trước hết bạn phải ra khỏi cái tôi chật hẹp của mình, bớt những bận tâm về bản thân, sở thích, thói quen, lợi lộc của mình, để toàn tâm toàn trí thực thi mệnh lệnh của Đức Giêsu. Bạn chỉ có thể đi đến với anh em lương dân khi nào lòng bạn yêu mến Đức Giêsu cũng như quan tâm đến phần rỗi của những người chưa biết Chúa.
Chia sẻ: Bạn nghĩ gì về tình trạng người Công giáo ViệtNam chưa quan
tâm đến nhiệm vụ loan báo Tin Mừng?
Sống Lời Chúa: Trong mùa Phục Sinh này, tôi sẽ tập thói quen viếng thăm nhà những người lương dân lân cận, để khởi sự việc loan báo Tin Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con phải đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng. Từ hôm nay xin cho chúng con biết khởi sự bằng việc quan tâm thăm viếng những gia đình lương dân kế cận mình. Amen.
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15)
Suy niệm: “Người lính Do Thái phải tìm hiểu và yêu thương quê hương của mình bằng hai bàn chân” (B. Gourion). Cha Ngô Phúc Hậu đã chia sẻ người tín hữu phải bắt đầu truyền giáo bằng việc ra đi. Ngày nay họ có thể “đi” bằng phương tiện truyền thông xã hội (báo chí, internet…), nhưng cũng phải đi bằng thân xác thể lý, để có thể hiện diện, đối thoại, gặp gỡ anh em lương dân. Muốn truyền giáo hữu hiệu thì phải “mặt đối mặt, lời trao lời mới nảy ra tình yêu.” Truyền giáo mà thiếu quả tim yêu thương thì không thể truyền giáo thật sự được. Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nhắc nhở nhiệm vụ số một của mọi tín hữu là đi khắp thế giới để loan báo Tin Mừng Nước Trời cho mọi người.
Mời Bạn: Muốn đi bằng chân hay thân xác thể lý thì trước hết bạn phải ra khỏi cái tôi chật hẹp của mình, bớt những bận tâm về bản thân, sở thích, thói quen, lợi lộc của mình, để toàn tâm toàn trí thực thi mệnh lệnh của Đức Giêsu. Bạn chỉ có thể đi đến với anh em lương dân khi nào lòng bạn yêu mến Đức Giêsu cũng như quan tâm đến phần rỗi của những người chưa biết Chúa.
Chia sẻ: Bạn nghĩ gì về tình trạng người Công giáo Việt
Sống Lời Chúa: Trong mùa Phục Sinh này, tôi sẽ tập thói quen viếng thăm nhà những người lương dân lân cận, để khởi sự việc loan báo Tin Mừng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy chúng con phải đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng. Từ hôm nay xin cho chúng con biết khởi sự bằng việc quan tâm thăm viếng những gia đình lương dân kế cận mình. Amen.
Lời Chúa Trong Gia Đình
Thánh Mác-Cô, tác giả Sách Tin Mừng;
1Pr 5, 5b-14; Mc: 16, 15-20.
LỜI SUY NIỆM: Người nói với các ông:
“Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.
Ai tin và chịu phép Rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.”
(Mc 16, 15-16)
Thánh sử
Mác-cô khởi đầu Tin Mừng. Mác-cô đã Giới hiệu Chúa Giêsu Con Thiên Chúa và kết
thúc Ngài trình bày lệnh truyền của Chúa Giêsu cho các tông đồ, tức là Hội
Thánh tiên khởi. Như vậy Hội Thánh phải có nhiệm vụ rao giảng về Chúa Giêsu cho
những người chưa hề nghe đến.
Đối với người
Ki-tô hữu chúng ta cũng đã được giao quyền loan báo Tin Mừng và có bổn phận và
trách nhiệm tích cực phải làm cho tốt. Muốn được vậy chúng ta cần phải học hỏi
nhiều và đem ra áp dụng trong đời sống của chúng ta. Nếu không học biết chúng
ta sẽ loan truyền sai về Đức Ki-tô. Nếu không sống đúng và tốt với những gì
loan báo về Nước Trời thì chúng ta đã phản lại những gì mình đã loan báo.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 25-04:
THÁNH MARCÔ THÁNH SỬ
(Thế kỷ I)
Marcô là ai ? Chắc chắn Ngài không phải là một
trong 12 tông đồ. Nhưng một người tên Marcô đã được các cộng đoàn Kitô giáo sơ
khai biết đến, nhiều như là người bạn đồng hành của thánh Phaolô và như người bạn
thân ái của thánh Phêrô ở Roma (Cl 4,10; 1Pr 5,13; 2Tim 4,11). Sách Công vụ ba
lần nói tới một "Gioan cũng gọi là Marcô" (Cv 12,12; 25,15.17) là bạn
thiết của thánh Barnaba.
Các học giả thường đồng ý rằng: Marcô đã được
nói tới trong các thánh thư, Gioan tên Marcô trong sách công vụ và tác giả Phúc
âm thứ II đều chỉ là một người. Đồng ý với sự đồng hóa trên, chúng ta có thể
phác họa hình ảnh của thánh sử như sau:
- Ngài là con của Maria. Một
góa phụ giàu có ở Giêrusalem có một người giúp việc và căn nhà rộng rãi làm nơi
tụ họp các tín hữu.
Năm 43, sau khi thoát khỏi
ngục tù, thánh Phêrô đã chọn nhà này làm nơi trú ngụ (Cv 12,12-17). Như thế,
Marcô sớm quen thuộc với những ghi nhận của thánh Phêrô. Hai năm sau, tức là
năm 45, chúng ta thấy Marcô và thánh Barnaba cùng đi trong cuộc hành trình thứ
nhất của Phaolô. Nhưng khi đoàn truyền giáo đi về hướng bắc, Marcô đã từ giã để
trở về Giêrusalem (Cv 13,13). Phaolô bất bình và không muốn nhận cho Marcô đi
theo trong cuộc hành trình thứ hai. Năm 50, như Barnaba đề nghị, Barnaba về phe
với Marcô, và đáp tàu về Cyprus là quê hương của Barnaba (Cv 15,36-39).
Chúng ta không thấy nói gì
đến Marcô nữa cho tới năm 61 khi Ngài ở Roma với Phaolô (Cl. 4,10), ba năm sau
tức là năm 64 thánh nhân vẫn có mặt ở Roma vì Phêrô có nhắc tới tên Người trong
các lời chào của mình (1Pr 5,13). Đây là năm thánh Phêrô chịu tử đạo. Ít lâu
sau đó có lẽ thánh Marcô đã bắt đầu viết sách Phúc âm ở Roma, dầu một số tác giả
mới đây cho rằng ở Alexandri. Năm 67, thánh sử ở Ephesô vì một ít tháng trước
khi qua đời, thánh Phaolô dặn dò Timothêô đưa theo Marcô đến Roma (2Tm 4,14). Mối
bất hòa xưa đã được hàn gắn hoàn toàn.
Từ đây, chúng ta phải dựa
vào truyền thống để tìm hiểu về Marcô. Có lẽ sau khi thánh Phêrô qua đời, Marcô
đi rao giảng ở Alaexandria thành lập và làm giám mục giáo đoàn này. Sự kiện
không được chắc vì các bậc tiến sĩ của Alexandria như Clêmente (200), và
Origênê (203) không nhắc nhở gì đến.
Cuốn Chronicon-Pascale
không mấy có thế giá cho rằng: Marcô đã làm giám mục ở Alexandrie và bị thiêu sống
dưới thời Trajanô (năm 98 - 117).
Dựa vào bút pháp của Marcô,
chúng ta cố gắng tìm hiểu tính khí của Ngài. Tính chất sống động của Phúc âm thứ
II biểu lộ rõ chứng tích mục kiến của Phêrô, chứ không phải của Marcô, dầu có
thể là Marcô đã chứng kiến việc bắt bớ Chúa Giêsu vì các nhà chú giải đồng hóa
Ngài với người thanh niên vô danh bỏ chạy mình trần (Mc 14,50-52). Dầu vậy,
thánh Marcô không phải là một máy ghi âm diễn lại lời của Phêrô, Ngài là tác giả
ghi lại ký ức của Phêrô với bút pháp riêng. Ngài là người ít lời (673 câu so với
1068 câu nơi Matthêu) và có giọng văn không chải chuốt.
Người ta có thể cho rằng:
Ngài không có đau khả năng viết văn cho duyên dáng. Nhưng với những khiếm khuyết
này, Marcô lại tỏ ra rất chân thành, Ngài đã ương ngạnh từ chối việc bỏ bớt những
sự kiện vụng về hay là giải thích chúng. Chẳng hạn không thánh sử nào giấu giếm
sự chậm hiểu của các thánh tông đồ, nhưng ở Marcô nhấn mạnh: "Lòng họ ra
như chai lại" ( Mc 6,51). Marcô cũng không che dấu tham vọng không thể tin
nổi của họ (Mc 9,34). Chính Phêrô cũng rất thẳng thắn: "Ông không biết phải
đáp ứng làm sao" (Mc 9,6). Có lẽ chứng cớ hùng hồn nhất nói lên sự lương
thiện của Marcô là Ngài đã liều tỏ ra mâu thuẫn với chính mình.
Chẳng hạn đối với Ngài Chúa
Giêsu là Con Thiên Chúa với ý nghĩa đầy đủ nhất của từ ngữ "vượt các thiên
thần" (3,32) "có quyền tha tội" (2,10). Nhưng rồi Ngài không ngần
ngại viết rằng: "Ở Nazareth Người đã không làm được phép lạ nào"
(6,5) Ngài cũng không dấu diếm sự kiện bà con Chúa Giêsu nghi ngờ Người thiếu
khôn ngoan (3,21) hay sự kiện Chúa Giêsu thất vọng với cây vả không trái
(11,13). Những chi tiết loại này khiến cho tựa đề của Marcô được nguyên vẹn (Phúc
âm Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa) nhưng lại mang dáng vẻ khó hiểu vì Ngài đã
không thèm dấu giếm gì hết. Với một sử gia tài danh như vậy, chúng ta rất an
tâm.
Tại đền thờ thánh Marcô người
ta nói có chôn dưới bàn thờ thánh nhân do các thương gia mang từ Alexandria về
vào thế kỷ IX. Thánh sử được biểu trưng bằng hình con sư tử vì Phúc âm của Ngài
mở dầu bằng tiếng nói oai hùng của Gioan tẩy giả từ trong sa mạc. Đọc Phúc âm
theo thánh Marcô, chúng ta như có thể nghe tiếng nói thô sơ của thánh sử
"Đừng nhìn tôi, hãy nhìn Người".
(Daminhvn.net)
+++++++++++++++++
25 Tháng Tư
Sư Tử Có Ðôi Cánh
Khách du lịch đến thưởng ngoạn Venezia, một
thành phố mơ mộng nằm trên sông nước và được làm tăng thêm vẻ đẹp bằng những
công trình kiến trúc độc đáo cũng như bằng những tác phẩm nghệ thuật thời danh
nằm ở mạn đông bắc Italia, không thể bỏ qua công trường Marcô, công trình mang
tên của vị thánh bổn mạng của thành phố Venezia và cũng là vị thánh Giáo hội mừng
kính hôm nay.
Trên con đường tiến gần đến công trường Marcô,
du khách nhìn thấy một con sư tử có đôi cánh đứng sừng sững trên một ngọn tháp
cao. Hình sư tử này nhắc đến sự nghiệp viết sách Phúc Âm đầu tiên của thánh
Marcô, như chứng từ của sử gia Papias, sinh sống vào cuối thế kỷ thứ hai viết
như sau:
"Marcô, người thông ngôn của Phêrô, đã
viết ra đúng những gì nhớ được, tuy không theo thứ tự, về những điều Ðức Kitô
đã nói và đã làm. Marcô không trực tiếp nghe Chúa giảng, cũng không phải là môn
đệ của Ngài. Nhưng ông đã tháp tùng Phêrô, người đã giảng dạy theo những gì ông
cảm thấy cần thiết, chứ không phải chủ tâm thuật lại lời Chúa một cách có hệ thống".
Marcô là người thông ngôn và lãnh trách nhiệm
chép lại những lời Phêrô giảng, vì thế không lạ gì ở cuối bức thư thứ nhất,
Phêrô gọi ông là "Marcô, người con của tôi".
Ngoài sự gần gũi với thánh Phêrô, Marcô cũng
tiếp xúc lân cận với Phaolô, bắt đầu vào lần gặp gỡ đầu tiên vào năm 44, khi
Phaolô và Barnaba đưa về Giêrusalem số tiền cộng đoàn Antiokia quyên được để trợ
giúp cộng đoàn Mẹ. Khi trở về, Barnaba đem theo Marcô, là cháu của ông.
Sau đó, trong khi đồng hành với Phaolô và
Barnaba để hoạt động truyền giáo ở đảo Cypre, vì một sự bất đồng ý kiến nào đó,
Marcô đã bỏ về Giêrusalem. Vì lý do này, trong chuyến truyền giáo thứ hai,
Phaolô đã nhất quyết không cho Marcô theo, mặc dù Barnaba tha thiết yêu cầu. Sự
kiện này đã gây đổ vỡ đến sự cộng tác giữa Phaolô và Barnaba.
Nhưng
trong những ngày cuối đời, khi chờ đợi ngày hành quyết, Phaolô đã viết thư nhắn
với Timôthê: "Hãy đem cả Marcô đến nữa, vì tôi cần sự giúp đỡ của anh ấy lắm".
Bạn bè người ta muốn gặp trong những ngày cuối đời phải là những người đồng
sinh đồng tử!
Những
chi tiết khác nhau đó của cuộc đời của thánh Marcô không lấy gì làm chắc. Có
tài liệu cho là thánh nhân chết tự nhiên. Tài liệu khác lại cho là thánh nhân
được phúc tử đạo. Vương cung thánh đường tại công trường Marcô ở Venezia tự hào
là còn giữ lại hài cốt của Ngài.
Trong cuộc sống, Marcô
đã chu toàn bổn phận mà mọi người Kitô được kêu gọi phải thực thi: Ðó là rao giảng
Tin Mừng và làm chứng về Ðức Kitô. Marcô đã thực hiện công việc này đặc biệt
qua công tác viết sách Phúc Âm, những người Kitô khác qua kịch nghệ, âm nhạc,
thơ phú hay qua việc dạy đạo cho con em quanh bàn ăn của gia đình hoặc qua cuộc
sống chứng tá trong những sinh hoạt và nếp sống hằng ngày.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 25
THÁNH MARCÔ, TÁC GIẢ PHÚC ÂM
Cuộc Phục sinh của chúng ta không hoàn toàn nằm trong tương lai, nó đang hiện diện trong chúng ta, nó đã bắt đầu.
THÁNH MARCÔ, TÁC GIẢ PHÚC ÂM
Cuộc Phục sinh của chúng ta không hoàn toàn nằm trong tương lai, nó đang hiện diện trong chúng ta, nó đã bắt đầu.
Paul Claude
Hãy
mở các cánh cửa
"Hãy công bốTin Mừng cho tất cả mọi thụ tạo": đó là mệnh lệnh truyền giáo Đức Giêsu ban cho mười một tông đổ. Vì Lời của Người luôn sống động và các tông đồ đã chuyên trao cho chúng ta , nên ngày nay đó là sứ vụ của chúng ta.
Hoàn cảnh mà chúng ta đang sống thật khác xưa. Chúng ta không rảo quanh thế giới, thế giới đang ở trước mặt chúng ta. Trước màn hình ti vi hay máy tính, chỉ cần một nhấp chuột là chúng ta ở bên kia thế giới.
Điều quan trọng là chúng ta phải sống thật cụ thể niềm tin của chúng ta nơi đây và ngay bây giờ, đem lại sức sống cho Lời, đem thân xác cho Lời. Đấng phục sinh tin tưởng chúng ta.
Với tiếng nói của chúng ta, Chúa có thể chạm đến bao con tim. Để đạt được như thế trước tiên chúng ta hãy chú tâm đến tâm hồn chúng ta. Lời Người sẽ làm cho tình yêu của chúng ta sống động. Chỉ cần cảm nghiệm được niềm vui từ bàn tiệc Thánh Thể. Hãy sống trong chân lý, Lời được lắng nghe sẽ làm chứng cho chúng ta.
"Hãy công bốTin Mừng cho tất cả mọi thụ tạo": đó là mệnh lệnh truyền giáo Đức Giêsu ban cho mười một tông đổ. Vì Lời của Người luôn sống động và các tông đồ đã chuyên trao cho chúng ta , nên ngày nay đó là sứ vụ của chúng ta.
Hoàn cảnh mà chúng ta đang sống thật khác xưa. Chúng ta không rảo quanh thế giới, thế giới đang ở trước mặt chúng ta. Trước màn hình ti vi hay máy tính, chỉ cần một nhấp chuột là chúng ta ở bên kia thế giới.
Điều quan trọng là chúng ta phải sống thật cụ thể niềm tin của chúng ta nơi đây và ngay bây giờ, đem lại sức sống cho Lời, đem thân xác cho Lời. Đấng phục sinh tin tưởng chúng ta.
Với tiếng nói của chúng ta, Chúa có thể chạm đến bao con tim. Để đạt được như thế trước tiên chúng ta hãy chú tâm đến tâm hồn chúng ta. Lời Người sẽ làm cho tình yêu của chúng ta sống động. Chỉ cần cảm nghiệm được niềm vui từ bàn tiệc Thánh Thể. Hãy sống trong chân lý, Lời được lắng nghe sẽ làm chứng cho chúng ta.
Các chị Đa Minh ở Taulignan
Panorama
Panorama
Thánh Máccô
hững gì
chúng ta biết về Thánh Máccô thì trực tiếp từ Kinh Thánh Tân Ước. Ngài thường
được coi là nhân vật Máccô trong Tông Ðồ Công Vụ 12:12 (Khi Phêrô thoát khỏi
ngục và đến nhà mẹ của Máccô).
Phaolô
và Barnabas muốn đem theo Máccô trong chuyến truyền giáo đầu tiên, nhưng vì một
vài lý do nào đó, Máccô đã ở lại Giêrusalem một mình. Trong cuộc hành trình
thứ hai, Phaolô lại từ chối không muốn đem theo Máccô, bất kể sự nài nỉ của
Barnabas, điều đó chứng tỏ Máccô đã làm phật lòng Phaolô. Sau này, Phaolô yêu
cầu Máccô đến thăm ngài khi ở trong ngục, điều đó cho thấy sự bất hòa giữa
hai người không còn nữa.
Là phúc
âm đầu tiên và ngắn nhất trong bốn Phúc Âm, Máccô nhấn mạnh đến việc Ðức
Giêsu bị loài người tẩy chay trong khi chính Người là Thiên Chúa. Phúc Âm
Thánh Máccô có lẽ được viết cho Dân Ngoại tòng giáo ở Rôma -- sau cái chết của
Thánh Phêrô và Phaolô khoảng giữa thập niên 60 và 70.
Cũng
như các thánh sử khác, Máccô không phải là một trong 12 tông đồ. Chúng ta
không rõ ngài có biết Ðức Kitô một cách cá biệt hay không. Một số sử gia cho
rằng vị thánh sử này đã nói đến chính ngài trong đoạn Ðức Kitô bị bắt ở Giệtsimani:
"Bấy giờ một người trẻ đi theo Người chỉ khoác vỏn vẹn một tấm vải
gai. Họ túm lấy anh, nhưng anh tuột tấm vải lại, bỏ chạy trần truồng"
(Máccô 14:51-52).
Nhiều
người khác cho rằng Máccô là giám mục đầu tiên của Alexandria, Ai Cập. Thành
phố Venice, nổi tiếng với quảng trường San Marco, cho rằng Thánh Máccô là
quan thầy của thành phố này; một vương cung thánh đường vĩ đại ở đây được coi
là nơi chôn cất thánh nhân.
Dấu hiệu
của Thánh Máccô là sư tử có cánh, do bởi đoạn Máccô diễn tả Gioan Tẩy Giả như
một "tiếng kêu trong hoang địa" (Máccô 1:3), mà các nghệ
nhân so sánh tiếng kêu ấy như tiếng sư tử gầm. Ðôi cánh của sư tử là vì người
ta dùng thị kiến của Êgiêkien về bốn con vật có cánh mà áp dụng cho các thánh
sử.
Lời
Bàn
Cuộc đời
Thánh Máccô đã hoàn tất những gì mà mọi Kitô Hữu được mời gọi để thi hành:
rao truyền Tin Mừng cứu độ cho mọi người. Ðặc biệt, phương cách của Thánh
Máccô là qua sự viết văn. Những người khác có thể loan truyền Tin Mừng qua âm
nhạc, nghệ thuật sân khấu, thi văn hay giáo dục con em ngay trong gia đình.
Lời
Trích
Hầu hết
những gì Thánh Máccô viết đều có đề cập đến trong các Phúc Âm khác -- chỉ trừ
bốn đoạn. Sau đây là một đoạn: "... Chuyện nước trời cũng tựa như
chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Ðêm hay ngày, người ấy có ngủ hay
thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không
biết. Ðất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng
đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm
hái ra gặt, vì đã đến mùa" (Máccô 4:26-29).
|
|
Copyright © 2010 by Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét