Thứ Tư sau Chúa Nhật VI Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 17, 15. 22 -
18,1
"Ðấng quý vị thờ mà
không nhận biết, thì tôi xin loan báo Người cho quý vị".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, nhừng
người tháp tùng Phaolô, dẫn đưa ngài cho đến Athêna; và khi đã nhận lệnh ngài
truyền cho Sila và Timôthêu đến gặp ngài lập tức, họ liền ra đi.
Bấy giờ Phaolô đứng giữa đồi
Arêôpagô mà nói: "Kính thưa quý vị người Athêna, tôi nhận thấy quý vị rất
sùng tín về mọi mặt. Vì khi đi ngang qua, nhìn các tượng thần của quý vị, tôi
cũng thấy một bàn thờ có ghi chữ: "Kính Thần vô danh". Vậy Ðấng quý vị
thờ mà không nhận biết, thì tôi xin loan báo Người cho quý vị. Thiên Chúa, Ðấng
đã tác tạo vũ trụ và vạn vật trong vũ trụ, Người là Chúa trời đất, nên không ngự
nơi đền thờ do tay người phàm làm ra. Người cũng không cần bàn tay người phàm
phụng sự như thể thiếu thốn điều gì, vì chính Người ban cho mọi người sự sống,
hơi thở và hết mọi sự. Người đã làm cho toàn thể loài người từ một nguyên tổ
lan tràn khắp mặt đất. Người phân định thời hạn rõ rệt và biên giới chỗ họ ở, để
họ tìm thấy Thiên Chúa nếu họ cố gắng dò dẫm tìm gặp Người, vì thật ra Người
không ở xa mỗi người chúng ta. Vì chưng ta sống, ta cử động và ta hiện hữu
trong Người, như có mấy thi sĩ của quý vị đã nói: "Chúng ta thuộc tông giống
Người". Vậy bởi chúng ta là dòng giống của Thiên Chúa, chúng ta không được
nghĩ rằng Thần Linh giống như vàng, hoặc bạc, hay đá do nghệ thuật chạm trổ và
suy tưởng của con người làm ra. Thiên Chúa không chấp những thời gian mê muội
đó, nay Người loan báo cho nhân loại nhận biết để mọi người khắp nơi ăn năn hối
cải, vì Người đã quy định ngày Người sẽ xét xử vũ trụ cách công minh, do Ðấng
Người đã chỉ định và cho Ðấng ấy từ cõi chết sống lại để mọi người tin".
Khi họ nghe nói kẻ chết sống lại,
thì có kẻ nhạo cười, có người lại nói rằng: "Ðể khi khác, chúng tôi sẽ
nghe ông nói lại về điều đó". Thế là Phaolô bỏ họ ra đi. Nhưng cũng có vài
người theo và tin ngài, trong số đó có Ðiônysiô nhân viên thuộc Arêôpagô, một
phụ nữ tên Ðamari và mấy người khác nữa. Sau đó, Phaolô rời Athêna đi Côrintô.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 148, 1-2. 11-12ab. 12c-14a. 14bcd
Ðáp: Trời đất đầy vinh quang của Chúa.
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hãy ca tụng Chúa từ muôn cõi trời, hãy ca tụng Người trên nơi cao
thẳm. Các thiên thần Chúa, hãy ca tụng Người đi, ca tụng Người đi, hỡi các đạo
thiên binh. - Ðáp.
2) Quân vương địa cầu và tất cả chư dân, quan chức và các vị chính quyền
trên cõi đất, các thanh niên và cả những cô gái tân, những ông cụ già với đoàn
con trẻ. - Ðáp.
3) Họ hãy ca tụng danh Chúa, vì danh Người siêu phàm, độc nhất, oai nghiêm.
Người tràn lan trên trời dưới đất, và Người nâng cao quyền thế dân Người. -
Ðáp.
4) Dân Người là đề tài ca tụng cho mọi tín hữu, cho hết thảy con cái
Israel, dân tộc sống gần gũi với Người. - Ðáp.
Alleluia: Ga 16, 7 và 13
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ sai Thần Chân Lý đến, Người
sẽ dạy các con biết tất cả sự thật". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 16, 12-15
"Thần Chân lý sẽ dạy các con biết tất cả sự thật".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng
các môn đệ rằng: "Thầy còn nhiều điều phải nói với các con, nhưng bây giờ
các con không thể lĩnh hội được. Khi Thần Chân lý đến, Người sẽ dạy các con biết
tất cả sự thật, vì Người không tự mình mà nói, nhưng Người nghe gì thì sẽ nói vậy,
và Người sẽ bảo cho các con biết những việc tương lai. Người sẽ làm vinh danh
Thầy, vì Người sẽ lãnh nhận từ nơi Thầy mà loan truyền cho các con. Tất cả những
gì Cha có, đều là của Thầy, vì thế Thầy đã nói: "Người sẽ lãnh nhận từ nơi
Thầy mà loan truyền cho các con".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Thánh Thần do Ðức Giêsu gởi đến
sẽ làm chứng về Người. Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn đó
chính là sự thật tỏ bày nơi Con Thiên Chúa làm người. Ðể dần dần chúng ta càng
hiểu sâu xa hơn về Ðức Giêsu. Chúa Thánh Thần cũng sẽ cho chúng ta thấy rõ sứ mạng
của Ðức Giêsu: vì yêu, Ngài tự hiến để cứu nhân loại chúng ta.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, cuộc sống của
chúng con không thiếu những lúc phải mò trong tối tăm mù mịt vì chúng con không
nhận biết Chúa. Có khi chúng con đã lầm đường lạc lối, vì chúng con quên đi vai
trò của Chúa Thánh Thần. Mà Chúa Thánh Thần là người Thầy duy nhất được Ðức
Giêsu sai đến hướng dẫn chúng con. Xin cho chúng con biết yêu mến và lắng nghe
tiếng Chúa Thánh Thần thúc giục trong tâm hồn, nhất là những lúc lương tâm
chúng con bị mờ tối. Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Công Việc Thánh Linh
Có một thanh niên nọ, trong
thời gian còn trai trẻ, anh ta là một tín đồ Ấn Giáo. Anh lại có tính tò mò ưa
tìm hiểu các tôn giáo khác. Sự tò mò nay đã thay đổi người thanh niên đến một
bước ngoặc biến đổi cuộc đời. Anh ta đã gặp một chủng sinh Công giáo trong một
khóa Kinh Thánh học về bài giảng trên núi. Chẳng bao lâu họ trở thành đôi bạn tâm
đắc. Anh đã tâm sự với chủng sinh nọ như sau: "Tôi biết bài giảng trên núi
đã ảnh hưởng trên thánh Gandhi như thế. Và tôi cũng muốn sống theo lời dạy
trong bài giảng, nhưng tôi sợ rằng nó quá cao, quá khó đói với một người bình
thường như tôi. Người chủng sinh không nói gì, anh chỉ lấy diễn từ của Chúa
Giêsu trước khi ly biệt các tông đồ trao cho người thanh niên.
Thời gian cứ trôi qua theo
năm tháng, và đến cuối khóa học, người thanh niên đã hớn hở chia sẻ như sau:
"Quả thật, những lời dạy trong bài giảng trên núi đòi hỏi thật nhiều, có
thể nói là rất khó thực thi. Tuy nhiên, tôi đã gặp được lời hứa của Chúa Giêsu.
Ngài hứa ban Chúa Thánh Thần để hướng dẫn và thêm sức mạnh cho những ai muốn sống
theo Ngài. Bây giờ chẳng còn gì làm cho tôi phải bận tâm suy nghĩ, lo lắng nữa".
Và hôm nay người thanh niên ấy đã trở thành tư tế muôn đời của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến!
Khi trao cho anh thanh niên người Ấn Giáo diễn từ của Chúa Giêsu, người chủng
sinh đã gởi cho anh sự bình an tâm hồn. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Giáo Hội
cũng muốn gởi đến chúng ta một phần nữa của sự bình an của Chúa Thánh Thần.
Có thể nói được rằng, hiểu biết là chìa khóa mở của sức mạnh. Tuy nhiên,
không phải hiểu biết nào cũng tạo cho con người sức mạnh, một hiểu biết chủ
quan chỉ đưa con người đến mù lòa; mù lòa trong phán đoán, mù lòa trong hành động.
Và có những hiểu biết giả hiệu khác bằng các danh xưng thật hào nhoáng, nhưng
thực chất lại trống rỗng, chẳng đưa con người tới đâu.
Ba năm chung sống với Thầy, biết bao dịp để tiếp cận với lời Thầy giảng dạy,
với những công việc Thầy làm, nhưng các môn đệ cũng chẳng hiểu gì nhiều về Thầy
mình. Mỗi lần Ngài loan báo cuộc tử nạn là mỗi lần các ông lại rơi vào lầm lẫn
và thất vọng. Bởi thế, Chúa Giêsu đã phải hứa là ban Thánh Thần Chân Lý đến để
phù trợ cho các ông. Khi Ngài đến, Ngài sẽ dạy dỗ các ông biết tất cả sự thật,
sẽ cho các ông hiểu biết trọn vẹn về Ðức Giêsu, Ðấng là Ðường, là Sự Thật và là
Sự Sống.
Ðón nhận hiểu biết từ Thánh Thần đối với các môn đệ là một khám phá lại về
Chúa Giêsu, vì Thánh Thần loan truyền những gì đã lãnh nhận từ Ngài. Ðây chẳng
phải là một vòng luẩn quẩn hay dư thừa, vì dù cho đã sống ba năm hay hơn nữa,
các môn đệ vẫn chưa hiểu về Thầy, nếu không được Thánh Thần hướng dẫn.
Biến cố hiện xuống của Chúa
Thánh Thần là lật lại trang sử cuộc đời của Chúa Giêsu. Nếu trước đây các tông
đồ đã sống trong những trang sử ấy và đã không hiểu gì thì bây giờ nhờ sự trợ
giúp của Thánh Thần, các ông sẽ đọc được ý nghĩa của các dấu chỉ. Bây giờ Phêrô
sẽ không còn khó chịu khi thấy hai bàn tay đã làm nhiều phép lạ lại sẵn sàng
đưa ra cho người ta bắt trói. Ông cũng sẽ không còn trốn chạy trước khổ hình Thập
Giá. Nhờ Thánh Thần, Phêrô và các tông đồ đã thực sự hiểu biết. Sự hiểu biết đã
mang lại cho các ông sức mạnh, vì hiểu biết giúp các ông sáp nhập vào Ðức Kitô.
Họ sống nhưng không còn là họ sống nữa mà là chính Ðức Kitô sống trong họ. Và
cũng chẳng có một sự thật, một con đường và một sự sống nào khác ngoài Chúa
Kitô, nên người tín hữu hôm nay cũng được mời gọi hướng về Ngài. Như các tông đồ
xưa, họ đã chẳng khám phá ra Ðức Kitô, nếu không được Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
Thiếu vắng Thánh Thần, cái nhìn của tín hữu chỉ là cái nhìn chủ quan, hiểu biết
cũng hạn hẹp, mù lòa. Chính khi đã khám phá ra sự thật, họ mới vững niềm tin và
mạnh dạn bước theo tiếng gọi của Ngài.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, ước
mong rằng nhờ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, mỗi người trong chúng ta sẽ biết
khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa trong các điều quen thuộc của cuộc sống. Có
thể hằng ngày chúng ta vẫn tiếp cận với tình yêu Ngài, vẫn hưởng nhận tình yêu
Ngài, nhưng rồi chẳng bao giờ nhận ra để dâng lời cảm tạ Ngài. Nguyện xin Thánh
Thần Chân Lý chiếu tỏa trên chúng ta ánh sáng của Ngài. Amen.
(Veritas Asia)
Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh
em tới sự thật toàn vẹn (Ga 16,13)
Suy
niệm:
Có
thể nói hiểu biết là chìa khóa của sức mạnh. Tuy nhiên, không phải hiểu biết
nào cũng tạo nên sức mạnh. Một sự hiểu biết chủ quan chỉ đưa con người đến mù
lòa :mù lòa trong phán đoán, mù lòa trong hành động : lại có sự hiểu biết giả
hiệu được gán cho những danh xưng hào nhóang, nhưng thực chất trống rỗng chẳng
đưa con người tới đâu cả. Ba năm chung sống với Chúa Giêsu, biết bao lần được
tiếp cận với lời Ngài giảng, việc Ngài làm, nhưng các môn đệ cũng chẳng hiểu gì
nhiều về Ngài. Mỗi lần Ngài loan báo cuộc Tử nạn của Ngài là một lần các ông
rơi vào lầm lẫn, thất vọng. Chính vì thế Chúa Giêsu hứa ban Thần Chân Lý, để
khi Ngài đến, ngài sẽ đưa các ông vào tất cả sự thật, sẽ hiểu biết trọn vẹn về
Chúa Giêsu, Đấng là Đường là sự thật và là sự sống. Đón nhận hiểu biết từ Thánh
thần đối với các môn đệ là khám phá lại về Chúa Giêsu, vì Thánh thần sẽ dạy dỗ
những điều đã lãnh nhận từ Ngài. Đây không phải là cái vòng luẩn quẩn hoặc dư
thừa, bởi vì cho dù được sống với Chúa Giêsu ba năm, các ông vẫn chưa hiểu về
Ngài.
Biến
cố Hiện xuống lật lại trang sử cuộc đời Chúa Giêsu. Nếu trước đây các môn đệ được
sống trong những trang sử ấy và đã chẳng hiểu gì, thì giờ đây nhờ sự trợ giúp của
Thánh Thần, các ông sẽ đọc được ý nghĩa của các dấu chỉ. Phêrô sẽ không còn khó
chịu khi thấy hai bàn tay đã từng làm phép lạ lại sẵn sàng đưa ra cho người ta
bắt trói, ông cũng không hổ thẹn đến trốn chạy trước khổ hình Thập gái nữa. Nhờ
thánh thần, Phêrô và Phaolô cũng như các môn đệ khác đã thực sự hiểu biết, một
sự hiểu biết đem lại sức mạnh vì đã làm cho các ông được sát nhập vào Đức Kitô.
Chúa
Thánh Thần là Đấng dẫn ta đến sự thật, không phải chỉ sự thật về bản thân mình
mà còn là sự thật toàn vẹn.
Sự
thật toàn vẹn là gì? Đó chính là điều Chúa Giêsu ngụ ý trong câu đầu bài Tin Mừng
hôm nay “Thầy còn nhiều điều muốn nói với chúng con, nhưng bây giờ chúng con
không có sức chịu nổi.” Trong khoảng thời gian Chúa Giêsu sống cạnh cách môn đệ,
có nhiều điều Chúa Giêsu vừa mới hé mở một chút là các môn đệ không chịu nổi
nên Chúa Giêsu không nói nữa.
Sự
thật toàn vẹn là các môn đệ phải chấp nhận số phận của Thầy mình, phải tự khiêm
hạ, phải chịu đau khổ, phải chịu bắt bớ và có thể chịu chết giống như Thầy.
Nhưng nhiều lần Chúa Giêsu không nói hết ý không phải Ngài không muốn nói,
nhưng vì các môn đệ đã không chịu nổi. Về sau khi Chúa Giêsu sống lại và lên trời,
Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt các môn đệ đến sự thật toàn vẹn ấy; và khi đó, nhờ sự
giúp đỡ của Chúa Thánh Thần, các ông đã chịu nổi, chẳng những chịu nổi mà còn
vui lòng chịu.
Người
Kitô hữu chúng ta được mời gọi hướng về Thánh thần, bởi vì không có Ngài, chúng
ta sẽ chẳng khám phá ra Đức Kitô: không có Ngài, cái nhìn của chúng ta chỉ là
cái nhìn chủ quan, và sự hiểu biết của chúng ta chỉ là sự hiểu biết hạn hẹp
nông cạn. Ước gì chúng ta luôn ý thức được ơn ban cao quý của Chúa Thánh Thần
và xin Ngài hướng dẫn cuộc đời mình.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa, chỉ trong
Chúa Thánh Thần các môn đệ mới hiểu và tin vào Ngài. Một hiểu biết mang lại sức
mạnh cho các ông đón nhận mầu nhiệm tử nạn và Phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Và
con cũng thế, sẽ chẳng hiểu được lời Ngài dạy trong cuộc sống, nếu không có Thần
Khí của Ngài hướng dẫn. Nguyện xin Thánh Thần Chúa chiếu toả ánh sáng tình yêu
và ơn thông hiểu trên chúng con.
Dẫn đến toàn bộ sự thật
Suy niệm:
Làm người ở đời, một trong những điều rất khó
là sống bình an hạnh phúc với người khác.
Trong gia đình, nơi Giáo hội, ngoài xã hội, trên thế giới,
đâu đâu cũng thấy những xung đột và khổ đau do con người gây cho nhau.
Từ cái chết của Aben đến cái chết của một thai nhi bị người mẹ chối từ.
Một triết gia người Pháp viết: “Hỏa ngục chính là những người khác.”
Mục tiêu của giáo dục không phải chỉ là đào tạo những người giỏi giang,
mà còn là huấn luyện nên những người biết sống với và sống cho người khác.
Để được vậy, cần giúp người ta ra khỏi sự ích kỷ, khép kín của lòng mình.
Đời sống của Ba Ngôi giúp chúng ta biết cách sống với người khác.
là sống bình an hạnh phúc với người khác.
Trong gia đình, nơi Giáo hội, ngoài xã hội, trên thế giới,
đâu đâu cũng thấy những xung đột và khổ đau do con người gây cho nhau.
Từ cái chết của Aben đến cái chết của một thai nhi bị người mẹ chối từ.
Một triết gia người Pháp viết: “Hỏa ngục chính là những người khác.”
Mục tiêu của giáo dục không phải chỉ là đào tạo những người giỏi giang,
mà còn là huấn luyện nên những người biết sống với và sống cho người khác.
Để được vậy, cần giúp người ta ra khỏi sự ích kỷ, khép kín của lòng mình.
Đời sống của Ba Ngôi giúp chúng ta biết cách sống với người khác.
Ba Ngôi sống tùy thuộc lẫn nhau.
Cha đã sai Đức Giêsu đến với thế gian (Ga 3, 17).
Khi rời bỏ thế gian, Đức Giêsu đã sai Thánh Thần đến (Ga 15, 26; 16, 7).
Chấp nhận được sai phái là chấp nhận tùy thuộc.
Nếu Đức Giêsu đã không tự mình nói điều gì,
và chỉ nói đúng những điều mà Ngài đã nghe được từ Cha (Ga 8, 26; 12, 50),
thì Thánh Thần cũng không tự mình nói điều gì (c. 13).
Thánh Thần chỉ loan báo điều mình đã nghe từ Đức Giêsu (c. 14),
và làm các môn đệ nhớ lại những gì Thầy Giêsu đã nói (Ga 14, 26).
Không tự mình nói, không tự mình làm: đó là dấu hiệu của sự tùy thuộc.
Cha đã sai Đức Giêsu đến với thế gian (Ga 3, 17).
Khi rời bỏ thế gian, Đức Giêsu đã sai Thánh Thần đến (Ga 15, 26; 16, 7).
Chấp nhận được sai phái là chấp nhận tùy thuộc.
Nếu Đức Giêsu đã không tự mình nói điều gì,
và chỉ nói đúng những điều mà Ngài đã nghe được từ Cha (Ga 8, 26; 12, 50),
thì Thánh Thần cũng không tự mình nói điều gì (c. 13).
Thánh Thần chỉ loan báo điều mình đã nghe từ Đức Giêsu (c. 14),
và làm các môn đệ nhớ lại những gì Thầy Giêsu đã nói (Ga 14, 26).
Không tự mình nói, không tự mình làm: đó là dấu hiệu của sự tùy thuộc.
Ba Ngôi sống cho nhau.
Nếu Đức Giêsu đã tôn vinh Cha bằng cách vuông tròn việc Cha giao (Ga 17, 4),
thì Thánh Thần cũng tôn vinh Đức Giêsu
bằng việc loan báo, soi sáng, nhắc nhớ những lời Ngài dạy (c. 14).
Chính Chúa Cha cũng tôn vinh Đức Giêsu qua phục sinh vinh hiển (Ga 17,1).
Ba Ngôi không tìm vinh quang cho mình, nhưng mở ra để chia sẻ.
“Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy” (c. 15).
“Tất cả những gì của Cha đều là của Con…” (Ga 17, 10).
Cha là nguồn mạch trao cho Con tình yêu, sự sống, quyền năng, vinh quang.
Và Con cũng chẳng giữ gì cho mình, Con chia sẻ cho cả các môn đệ.
Nếu Đức Giêsu đã tôn vinh Cha bằng cách vuông tròn việc Cha giao (Ga 17, 4),
thì Thánh Thần cũng tôn vinh Đức Giêsu
bằng việc loan báo, soi sáng, nhắc nhớ những lời Ngài dạy (c. 14).
Chính Chúa Cha cũng tôn vinh Đức Giêsu qua phục sinh vinh hiển (Ga 17,1).
Ba Ngôi không tìm vinh quang cho mình, nhưng mở ra để chia sẻ.
“Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy” (c. 15).
“Tất cả những gì của Cha đều là của Con…” (Ga 17, 10).
Cha là nguồn mạch trao cho Con tình yêu, sự sống, quyền năng, vinh quang.
Và Con cũng chẳng giữ gì cho mình, Con chia sẻ cho cả các môn đệ.
Đến giờ phút chia tay, nhưng Thầy Giêsu phải khiêm tốn nhìn nhận rằng
mình còn nhiều điều chưa nói hết (c. 12).
Khiêm tốn là chấp nhận ra đi khi phần việc của mình đã xong,
tuy công việc vẫn còn dang dở.
Khiêm tốn là chấp nhận giới hạn của các môn đệ, họ cần thời gian để chín.
Khiêm tốn là chấp nhận mình cần được bổ sung bởi người khác,
mình không làm được hết mọi sự.
Đức Giêsu là Sự Thật đã được chính Ngài vén mở cho ta,
nhưng Thánh Thần mới là Đấng đưa chúng ta vào mầu nhiệm Giêsu,
vào Sự Thật trọn vẹn (c. 13).
mình còn nhiều điều chưa nói hết (c. 12).
Khiêm tốn là chấp nhận ra đi khi phần việc của mình đã xong,
tuy công việc vẫn còn dang dở.
Khiêm tốn là chấp nhận giới hạn của các môn đệ, họ cần thời gian để chín.
Khiêm tốn là chấp nhận mình cần được bổ sung bởi người khác,
mình không làm được hết mọi sự.
Đức Giêsu là Sự Thật đã được chính Ngài vén mở cho ta,
nhưng Thánh Thần mới là Đấng đưa chúng ta vào mầu nhiệm Giêsu,
vào Sự Thật trọn vẹn (c. 13).
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Thánh Thần,
xin ban sức sống cho chúng con.
Xin cho cuộc đời Kitô hữu của chúng con
đừng rơi vào sự đơn điệu nghèo nàn,
vào những lối mòn quen thuộc,
nhưng xin canh tân
và tái tạo chúng con mỗi ngày.
xin ban sức sống cho chúng con.
Xin cho cuộc đời Kitô hữu của chúng con
đừng rơi vào sự đơn điệu nghèo nàn,
vào những lối mòn quen thuộc,
nhưng xin canh tân
và tái tạo chúng con mỗi ngày.
Xin nuôi chúng con bằng những thức ăn mới,
cho chúng con khám phá ra
những chiều sâu khôn dò của Đức Kitô
và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.
cho chúng con khám phá ra
những chiều sâu khôn dò của Đức Kitô
và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.
Lạy Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống,
thế giới hôm nay luôn bị đe dọa
bởi bạo lực, khủng bố, chiến tranh ;
mạng sống con người bị coi rẻ.
thế giới hôm nay luôn bị đe dọa
bởi bạo lực, khủng bố, chiến tranh ;
mạng sống con người bị coi rẻ.
Xin cho chúng con biết say mê sự sống,
và gieo vãi sự sống khắp nơi.
và gieo vãi sự sống khắp nơi.
Ước gì Chúa ban cho nhân loại
một lễ Hiện Xuống mới
để con người có thể hiểu nhau hơn
và đón nhận nhau trong yêu thương.
một lễ Hiện Xuống mới
để con người có thể hiểu nhau hơn
và đón nhận nhau trong yêu thương.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J
16/05/12
THỨ TƯ TUẦN 6 PS
Ga 16,12-15
Ga 16,12-15
THIÊN CHÚA VẪN PHÁN DẠY
“Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn… Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em.” (Ga 16,13.15)
Suy niệm: Cuốn sách cuối cùng của bộ Thánh Kinh là Sách Khải Huyền được viết vào khoảng năm 100, nhưng không phải là kể từ ngày ấy Thiên Chúa đã lặng im không còn nói, không còn dạy con người điều chi nữa. “Trong thời sau hết, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Người Con…” (Dt 1,2). Những điều Thiên Chúa muốn nói qua Người Con đã được ghi lại trong bộ Thánh Kinh, còn Chúa Thánh Thần dần dần vén màn cho chúng ta thấu hiểu được sự thật toàn vẹn. Chính vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy các tông đồ phải đợi đến khi Chúa Thánh Thần hiện xuống mới hiểu được những lời Chúa Giê-su đã nói. Và cũng không lạ khi những lời đã được viết ra cả hằng ngàn năm nay, mỗi khi được tuyên đọc, vẫn khơi dậy trong chúng ta những tâm tình những hiểu biết và những sứ vụ luôn luôn mới.
Mời Bạn: Thiên Chúa vẫn luôn phán dạy bạn: Mỗi khi bạn đọc hoặc nghe Lời Chúa, chính Chúa Giê-su trực tiếp nói với bạn vì Ngài là Đấng Phục Sinh, “Đấng đã chết mà nay vẫn đang sống”, và Chúa Thánh Thần giúp bạn hiểu Lời Chúa Ki-tô vì “Người lấy của Thầy mà loan báo cho anh em”.
Chia sẻ: Nhìn lại chính việc chia sẻ Lời Chúa: bạn đang chia sẻ điều Chúa Thánh Thần nói với bạn hay bạn chỉ nói ý kiến riêng của mình?
Sống Lời Chúa: Mỗi khi đọc Lời Chúa, bạn xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn dạy dỗ bạn.
Cầu nguyện: Đọc kinh Đức Chúa Thánh Thần.
Con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa
và các hoạt động của Ngài
Bài đọc: Acts 17:15, 22-34, 18:1; Jn 16:12-15.
Thiên Chúa là sự thật, và Ngài đã tỏ mình ra cho con người qua
việc tạo dựng, quan phòng, và các mặc khải trong Kinh Thánh. Các Bài Đọc hôm
nay nhấn mạnh đến khả năng của con người có thể hiểu những sự thật của Thiên
Chúa. Bài Đọc I tường thuật Bài Giảng của Phaolô cho dân thành Athens . Phaolô bắt đầu từ niềm tin và lòng
kính sợ Thiên Chúa của họ; để dẫn dắt họ đến nhu cầu cần phải tin vào Đức Kitô
và ăn năn xám hối, để được sống lại đời đời. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải
cho các môn đệ về sự cần thiết của Thánh Thần, mà Ngài sẽ xin Chúa Cha gởi tới
cho các ông. Ngài sẽ soi sáng cho các ông hiểu tất cả những gì Chúa Giêsu nói,
và giúp các ông hiểu biết mọi sự thật.
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Bài giảng của
Phaolô cho người Hy-lạp tại Areopagus, Athens
1.1/ Phaolô bắt đầu từ văn hóa Hy-lạp: Để việc rao giảng Tin Mừng
có hiệu quả, nhà rao giảng cần hiểu biết phong tục và văn hóa của những nơi mà
Lời Chúa được gieo vào. Truyền thống Hy-lạp thờ rất nhiều thần và văn hóa Hy-lạp
đặc biệt chú trọng đến sự khôn ngoan. Các thần của Hy-lạp đều được điêu khắc rất
đẹp và đều có đền thờ riêng tùy địa phương tôn sùng. Sự khôn ngoan của văn hóa
Hy-lạp được bày tỏ qua các triết gia và triết học của họ. Areopagus là nơi những
người Hy-lạp khôn ngoan thường tụ tập để tìm hiểu những triết thuyết của thế giới.
Phaolô biết rõ những điều này, và ông đã can đảm và chuẩn bị chu đáo để gieo
Tin Mừng vào những người đang tìm kiếm sự khôn ngoan. Đứng giữa Hội đồng
Areopagus, ông Phaolô khen đức tính tôn kính các thần của họ và dùng đức tính
này để bắt đầu rao giảng Tin Mừng: "Thưa quý vị người Athens , tôi thấy rằng, về mọi mặt, quý vị là
người sùng đạo hơn ai hết. Thật vậy, khi rảo qua thành phố và nhìn lên những
nơi thờ phượng của quý vị, tôi đã thấy có cả một bàn thờ, trên đó khắc chữ:
"Kính thần vô danh." Vậy, Đấng quý vị không biết mà vẫn tôn thờ, thì
tôi xin rao giảng cho quý vị."
1.2/ Nội dung chính của bài giảng của Phaolô: Phaolô khôn ngoan
bắt đầu với những điểm tương đồng mà khán giả của ông dễ chấp nhận, trước khi
tiết tới những điểm đặc thù của Kitô Giáo: "Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ
trụ và muôn loài trong đó, Đấng là Chúa Tể trời đất, không ngự trong những đền
do tay con người làm nên. Người cũng không cần được bàn tay con người phục vụ,
như thể Người thiếu thốn cái gì, vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và
mọi sự."
(1) Con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa: Phaolô nhấn mạnh
đến việc thiên nhiên mặc khải sự hiện hữu và quan phòng của Thiên Chúa: Nếu con
người chịu quan sát và học hỏi nơi thiên nhiên, họ sẽ nhận ra sự hiện hữu của
Ngài: "Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại,
để họ ở trên khắp mặt đất; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những
ranh giới cho nơi ở của họ. Như vậy là để họ tìm kiếm Thiên Chúa; may ra họ dò
dẫm mà tìm thấy Người, tuy rằng thực sự Người không ở xa mỗi người chúng
ta."
- Nhu cầu phải hiểu biết đúng về Thiên Chúa: "Thật vậy,
chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu, như một số thi sĩ của
quý vị đã nói: "Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người."
- Đả kích tội thờ bụt thần: "Vậy, vì là dòng giống Thiên
Chúa, chúng ta không được nghĩ rằng thần linh giống như hình tượng do nghệ thuật
và tài trí con người chạm trổ trên vàng, bạc hay đá.
(2) Nhu cầu phải xám hối, sự xét xử, và sự sống lại: Đây là đích
điểm mà Phaolô muốn nhắm tới, vì ông biết truyền thống Hy-lạp không tin nhu cầu
phải xám hối và sự sống lại. Trước tiên Phaolô muốn họ ý thức về thực tại của tội,
con người phạm tội vì không nhận biết Thiên Chúa dù Ngài đã tỏ mình cho con người
trong thiên nhiên: "Vậy mà Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời đại người
ta không nhận biết Người. Bây giờ Người truyền cho người ta rằng mọi người ở mọi
nơi phải sám hối."
+ Đa số người Hy-lạp thời đó không tin nhu cầu cần xám hối, vì họ
tin Thiên Chúa không thay đổi: nếu Ngài thay đổi để tha thứ tội cho con người,
Ngài không còn là Thiên Chúa nữa.
+ Họ cũng chẳng tin việc Thiên Chúa xét xử, vì họ không tin có đời
sau và vì Thiên Chúa không bao giờ thay đổi.
+ Sự sống lại: Truyền thống Hy-lạp, đặc biệt những người
Epicureans, không tin có sự sống lại. Đối với họ, chết là hết; sự chết lấy đi tất
cả những gì con người sở hữu. Nên khi vừa nghe nói đến người chết sống lại, kẻ
thì nhạo cười, kẻ thì nói: "Để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề
ấy." Thế là ông Phaolô bỏ họ mà đi.
Kết quả của sự rao giảng của Phaolô tại Athens: Sách CVTĐ tường
thuật: "Nhưng có mấy người đã theo ông và tin Chúa, trong số đó có ông
Dionysius, thành viên Hội-đồng Areopagus và một phụ nữ tên là Damaris cùng những
người khác nữa."
2/ Phúc Âm: Con người có khả
năng để hiểu biết những mặc khải của Thiên Chúa.
2.1/ Mặc khải của Thiên Chúa phải tiệm tiến theo thời gian vì sự
hiểu biết của con người giới hạn: Chúa Giêsu biết rõ điều này, nên Ngài tâm sự
với các ông: "Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh
em không có sức chịu nổi." Không như Thiên Chúa, Đấng có khôn ngoan và quyền
năng biết tất cả mọi sự một lúc, con người cần có thời gian để học biết những
điều căn bản, trước khi có thể hiểu những chân lý cao siêu hơn. Ví dụ, một học
sinh phải qua các cấp bậc tiểu học, trung học, đại học, và cao học. Trong việc
mặc khải các mầu nhiệm của Thiên Chúa cho con người cũng thế: bắt đầu từ mầu
nhiệm một Thiên Chúa, Đấng tạo thành và điều khiển muôn lòai trong Cựu Ước; để
chuẩn bị cho Đức Kitô đến qua mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc trong Tân Ước;
trước khi tiến đến mầu nhiệm Chúa Thánh Thần và các công việc của Ngài, như
Chúa Giêsu đề cập tới hôm nay.
2.2/ Mặc khải toàn vẹn của Thánh Thần: Chúa Giêsu hứa với các
môn đệ: "Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới Tất cả sự
thật (toàn vẹn). Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người
nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến."
(1) Mặc khải đến từ Thiên Chúa: Trước tiên con người cần biết: Tất
cả sự thật đến từ Thiên Chúa. Con người không sở hữu sự thật, nhưng chỉ khám
phá ra sự thật, nó là quà tặng của Thiên Chúa cho con người. Con người cũng
không phát minh ra sự thật, nhưng sự thật đã có sẵn trong trời đất và chờ đợi để
con người khám phá và hiểu biết nó. Nói tóm, chỉ một mình Thiên Chúa sở hữu sự
thật.
(2) Thánh Thần sẽ làm cho con người hiểu những gì Chúa Giêsu mặc
khải: Đây cũng là nền tảng của việc mặc khải về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi:
"Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho
anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những
gì của Thầy mà loan báo cho anh em." Cả Ba Ngôi Thiên Chúa đều cộng tác
trong việc làm cho con người hiểu thấu các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
II. ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta được Thiên Chúa ban cho có khả năng để tìm ra và nhận
biết sự thật; nhất là nhận ra Thiên Chúa, Đấng là sự thật trên hết các sự thật.
- Sự thật của Kitô Giáo không đến với con người qua những suy niệm
trừu tượng; nhưng qua một con người sống động là Đức Kitô, và sự hướng dẫn từ
trong tâm hồn của Chúa Thánh Thần. Vì thế, khi con người càng sống gần gũi với
Chúa Giêsu và để Thánh Thần soi sáng, con người càng khám phá ra sự thật.
Anthony Đinh Minh Tiên, Op
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 16-5
Cv 17, 15-22-18,1; Ga: 16, 12-15.
LỜI SUY NIỆM:
“Khi Người
đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội, về sự công chính và việc
xét xử” (Ga 16,8).
Chúa Thánh
Thần sẽ trách cứ người ta, khi đồng lòng đóng đinh giết chết Chúa Giêsu. Người
Do-Thái không nghĩ mình phạm tội, họ tưởng thế là phục vụ Thiên Chúa. Nhưng về
sau, khi câu chuyện đóng Chúa Giêsu vào Thập Giá được rao giảng, lòng họ mới thấy
là đã phạm tội giết người công chính. “Vậy toàn thể nhà Ít-ra-en phải biết chắc
điều này: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên thập giá, Thiên Chúa đã đặt Người
làm Đức Chúa và làm Đấng Ki-tô” (Cv 2,36). Điều này họ ý thức tội họ gây nên.
Chúa Thánh
Thần sẽ thuyết phục con người về sự công chính. Khi Giáo quyền Do-Thái xem Chúa
Giêsu là kẻ tà đạo, chính quyền Rôma xem Chúa Giêsu là nhân vật nguy hiểm. Ngài
đã bị xử đóng đinh vào thập giá như một tội nhân. Ai đã mở lòng cho viên đại đội
trưởng đứng dưới chân thập giá khi Ngài trút linh hồn thốt lên: “Quả thật, người
này là con Thiên Chúa.” (Mc 15,39)
Chúa Thánh
Thần đã thuyết phục lòng người công nhận sự công chính của Chúa Giêsu.
Mạnh Phương
*****************************************
16 Tháng Năm
Cái Hôn
Hãng thông tấn AFP của Pháp trong bản tin ngày
23/01/1991 đã ghi một mẩu chuyện lạ như sau:
Một phụ nữ Brazil đã lợi dụng cái hôn để cắn
và nuốt mất khúc lưỡi của người yêu. Bà cho biết: làm như thế là để trả thù người
đàn ông vì đã đánh đập, hành hạ bà.
Cảnh sát tại thành phố Salvador de Bahia, mạn
đông bắc Brazil cho biết như sau: Lucia bị người yêu là ông Djalm dos Santos,
47 tuổi, đã đánh đập, hành hạ thậm tệ. Nàng kiên nhẫn chờ đợi cơ hội. Hôm
22/01/1991, ông Djalm đến thăm Lucia để xin lỗi. Cô ta liền nhảy xổ vào người
yêu, ôm hôn ông một cách rất tình tứ, không cho ông có thì giờ để giải thích.
Hai người đang hôn nhau, thì đột nhiên, Lucia
cắn đứt một phần lưỡi của Djalim và nuốt luôn vào bụng để người ta không thể vá
lại khúc lưỡi đã bị mất.
Người đàn ông được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Nhưng theo các bác sĩ điều trị, ông ta sẽ không bao giờ có thể nói lại một cách
bình thường được, vì đã mất một khúc lưỡi.
Ông Djalm than thở như sau: "Ðây là nụ
hôn thê thảm nhất trong đời tôi. Ðó thật là nụ hôn của Giuda".
Cái hôn có nhiều hình thức và ý nghĩa khác nhau.
Có cái hôn của các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính
trị để nói lên tình hữu nghị, sự hòa giải. Có cái hôn bình an của các tín đồ của
một tôn giáo. Có cái hôn dạt dào thương mến giữa cha mẹ và con cái. Có cái hôn
nồng cháy dục tình giữa đôi tình nhân hay vợ chồng.
Tựu trung, trong cái hôn nào cũng có hai yếu tố:
yếu tố hữu hình là sự tiếp giáp giữa hai thân xác qua môi miệng và yếu tố vô
hình mà cái hôn muốn diễn tả như tình liên đới, hữu nghị, sự hòa giải, tình mẫu
tử, tình yêu lứa đôi. Cái hôn sẽ trở thành đồng nghĩa với sự phản bội khi nó tước
đoạt khỏi yếu tố vô hình trên đây. Ðó là trường hợp cái hôn của người đàn bà Brazil trên
đây.
Nhưng điển hình nhất của cái hôn phản bội vẫn là
cái hôn Giuda dành cho Chúa Giêsu. Ðiều bỉ ổi nhất trong cái hôn của Giuda
chính là dùng một cử chỉ của tình thân như một dấu hiệu của sự bán nộp.
Cái hôn của Giuda được lập lại khi người ta dùng
những chiêu bài cao đẹp để che đậy những ý đồ đen tối. Cái hôn của Giuda được lập
lại khi người ta nhân danh nhân nghĩa, nhân danh phục vụ, nhân danh người nghèo
để kiếm quyền bính, tư lợi cho mình.
Ðối với người tín hữu Kitô, thì cái hôn của
Giuda chính là thái độ sống giả hình mà Chúa Giêsu không ngừng kết án trong
Phúc Âm. Ðó là điều mà tiên tri Isaia đã cảnh cáo khi ông nói: "Dân này thờ
Ta ngoài môi miệng, mà lòng trí chúng thì xa Ta". Nếu cái hôn của Giuda là
một cử chỉ thân tình ngoài môi miệng, nhưng lòng trí thì lại chất chứa âm mưu
thâm độc, thì thái độ sống giả hình của người tín hữu cũng là một cái hôn như
thế.
Khi môi miệng sốt sắng cầu kinh, nhưng cuộc sống
lại đầy những hành động gian ác ích kỷ, phải chăng đó không là chiếc hôn của
Giuda mà chúng ta dành cho Chúa.
(Lẽ Sống)
****************************************
"Thần Chân lý sẽ dạy các con biết tất cả sự thật".
Đấng Mặc Khải
Đức Giêsu Kitô, khi tiếp xúc với các
tông đồ đã biết rõ sự yếu đuối của con người và sự khó hiểu của loài người về mặc
khải của Thiên Chúa. Vì thế, ngày hôm nay, Đức Giêsu loan báo cho chúng ta về
Tin mừng này là “Thánh Thần sẽ đến dẫn đưa anh em đến sự thật toàn vẹn … Ngài sẽ
lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em”.
Đức Giêsu đã hứa với chúng ta rằng
chúng ta sẽ được dẫn tới sự thật toàn vẹn có phải để chúng ta biết được mọi bí
mật trong vũ trụ? Có phải cho chúng ta một kiến thức bách khoa không? Có phải
không có chi vượt ra ngoài sự hiểu biết của chúng ta không? Tôi không tưởng như
vậy. Bài Tin mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta một chiều kích khác, đó là sự
thật toàn vẹn về một người. Chân lý của giáo lý Công giáo chỉ cho chúng ta biết,
người đó chính là Đức Giêsu, Đấng làm chứng về Thiên Chúa yêu thương và cứu độ.
Đức Giêsu còn làm chứng rằng đời sống của chúng ta được mời gọi đến sự sống đời
đời sau cái chết. Người lấy chính bản thân mình làm chứng rằng hiến mạng sống
mình cho người khác là phương thế biến đổi đời sống diệt vong này ra đời sống
trường sinh bất diệt. Theo giáo lý, tin là tin vào một người chân thật, lời chứng
của họ mới chân thật. Người ta không tin những nguyên lý, những mầu nhiệm, những
chân lý suông. Tin là tin vào một người. Mặc khải của Thiên Chúa chính là mặc
khải về một người đã hành động đầy nhân ái đối với con người.
Điều quan trọng là chúng ta gắn bó
liên kết nhiều với Đấng của công thức đức tin, chứ không phải công thức tín lý
làm cho có đức tin như chúng ta tưởng. Chúng ta không bao giờ tới được Đấng mà
các nhà thần học chôn vùi trong hàng ngàn từ ngữ.
Trong Thánh lễ, chúng ta hãy chúc tụng
Thiên Chúa đã cho chúng ta được tới với Ngài trong đức tin, và hãy cảm tạ Ngài
vì đã ban tặng Thần khí của Ngài mặc khải cho chúng ta Đấng lạ lùng này là Đức
Giêsu Kitô. Người là chân lý, là sự thật. Trong người chúng ta có thể hãnh diện
biết bao.
C.G
Ngày 16
Chân lý trọn vẹn
"Người sẽ dẫn anh em đến chân lý trọn vẹn". Khi suy gẫm những chương này của Phúc Âm Thánh Gioan, tư tưởng mà chúng ta có thể thấy về phẩm giá con người, gia tăng trong vũ trụ. "Lạy Chúa! Con người là gì mà Chúa phải bận tâm?" (Tv 8,5). Con người là gì mà được chia sẻ vàò đời sống thần linh, được dựng nên để lãnh nhận chính Đấng sáng tạo của mình? Con người là ai mà Đức Giêsu được tôn vinh khi hiệp thông trong Chúa Thánh Thần để ban cho con người tất cả những gì đến từ Người?
Họ có còn là con người hay không khi chán ngán với ơn gọi thần linh? Ai là Thiên Chúa? Ai là Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần? Không thể nào nắm bắt được chân lý của hiện sinh chúng ta nhờ các quan niệm tri thức bên ngoài.
Chân lý được Chúa Thánh Thần trao ban là sự soi sáng tâm hồn và lý trí của chúng ta, sâu thẳm nhất trong chúng ta, trong thinh lặng và cời mở cho Tin Mừng.
Lạy Chúa Giêsu, vì tình yêu và chân lý của Ngài. Xin đổ đầy ánh sáng của Ngài vào trong chúng ta!
Các nữ tu Đaminh ở
Taulignan
Thứ Tư 16-5
Thánh Simon Stock
(1165 - 1265)
hánh Simon Stock sinh ở
Thánh Simon Stock thành lập nhiều cộng đoàn
Cát Minh, nhất là trong các khuôn viên Ðại Học như Cambridge, Oxford, Paris,
và Bologna, và ngài là người đã giúp thay đổi dòng Cát Minh từ hình thức ẩn
tu sang hình thức tu sĩ khất thực. Năm 1254, ngài được chọn làm Bề Trên Tổng
Quyền của Dòng ở Luân Ðôn. Thánh Simon cai quản nhà dòng với sự thánh thiện
và khôn ngoan, và đã phát triển dòng từ Anh Quốc ra khắp Âu Châu nhờ nhân đức
của ngài cũng như ơn nói tiên tri và làm phép lạ.
Thánh Simon Stock thường được nhắc đến qua một
thị kiến ngài được thấy ở Cambridge, Anh Quốc, ngày 16 tháng Bảy năm 1251,
lúc đó Dòng Cát Minh đang bị đàn áp. Trong thị kiến ấy, Ðức Trinh Nữ Maria đã
hiện ra với thánh nhân, tay cầm khăn choàng mầu nâu. Ðức Mẹ nói: "Hỡi
con yêu dấu, hãy nhận lấy khăn choàng này của Dòng con; đó là dấu hiệu đặc biệt
nói lên lòng quý mến của Mẹ đã dành cho con và con cái Dòng Cát Minh. Những
ai từ trần khi mang khăn này sẽ không bị lửa đời đời. Ðó là phù hiệu của sự cứu
chuộc, là khiên thuẫn khi gặp nguy hiểm, và là lời hứa được bảo vệ và sự bình
an đặc biệt." Khăn choàng (do bởi tiếng Latinh, scapula, có nghĩa
"xương bả vai") gồm hai mảnh vải, một mảnh ở trước ngực và mảnh kia
ở đằng sau, được nối với nhau bằng dây vải bắt ngang qua vai. Trong một số
dòng tu, các tu sĩ nam nữ mặc khăn choàng dài từ vai đến gót chân như áo
khoác ngoài. Giáo dân thường mang khăn choàng bên trong quần áo thường; gồm
hai mảnh vải chỉ độ vài phân vuông mà người Việt chúng ta thường gọi là
"áo Ðức Bà."
Tuy bất cứ ai cũng có thể mặc "áo Ðức
Bà" nhưng phải có một linh mục cử hành nghi thức này. Ngoài ra, phải
mang "áo Ðức Bà" một cách xứng đáng, nếu quên không mang áo này
trong một thời gian, lợi ích sẽ không còn. Giáo Hội Công Giáo cho phép sử dụng
mười tám loại "áo Ðức Bà" khác nhau thường làm bằng nỉ mầu nâu.
Thánh Simon từ trần ở
|
|
Copyright © 2010 by Nguoi Tin Huu.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét