Thứ Sáu sau Chúa Nhật VII Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 25, 13-21
"Ðức Giêsu đã chết mà
Phaolô quả quyết là vẫn sống".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, vua
Agrippa và Berni xuống Cêsarêa chào Phestô. Vì hai người lưu lại đó nhiều ngày,
nên Phestô đem chuyện Phaolô trình nhà vua rằng: "Ở đây có một người tù
Phêlixê để lại. Lúc tôi ở Giêrusalem, các thượng tế và kỳ lão Do-thái đã đến
xin tôi lên án hắn. Tôi đã trả lời với họ rằng: "Người Rôma không có thói
quen lên án người nào trước khi bị cáo đối diện với nguyên cáo, và có cơ hội
bào chữa để thanh minh tội mình". Vậy họ liền đến đây, ngày hôm sau tôi ngồi
toà án, truyền điệu bị cáo đến. Các nguyên cáo đều có mặt, nhưng không đưa ra một
tội trạng nào, như tôi đã ngờ trước; họ chỉ tố cáo hắn mấy điều về mê tín, về một
Giêsu nào đó đã chết mà Phaolô quả quyết là vẫn sống. Ðang phân vân về vấn đề ấy,
tôi hỏi hắn có muốn đi Giêrusalem để được xét xử tại đó về các điều ấy không.
Nhưng Phaolô nại đến thẩm quyền của hoàng đế Augustô, nên tôi đã truyền giữ hắn
lại để nạp cho hoàng đế".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 102, 1-2. 11-12.
19-20ab
Ðáp: Chúa thiết lập ngai vàng Người ở cõi cao xanh (c. 19a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Linh hồn tôi ơi,
hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người.
Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. -
Ðáp.
2) Cũng như trời xanh cao vượt
trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người.
Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi. -
Ðáp.
3) Chúa thiết lập ngai vàng
Người ở cõi cao xanh, và vương quyền Người phủ trị trên khắp muôn loài. Hãy
chúc tụng Chúa đi, chư vị thiên thần, dũng lực hùng anh, thi hành lời Chúa. -
Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 18
Alleluia, alleluia! - Chúa
phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng
các con sẽ vui mừng". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 21, 15-19
"Con hãy chăn dắt các
chiên mẹ và chiên con của Thầy"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Gioan.
Khi Chúa Giêsu đã tỏ mình ra
cho các môn đệ, Người dùng bữa với các ông, và hỏi Simon Phêrô rằng:
"Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy hơn những người này
không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có, Thầy biết con yêu mến Thầy".
Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các chiên con của Thầy".
Người lại hỏi: "Simon,
con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy: Có,
Thầy biết con yêu mến Thầy". Người bảo ông: "Con hãy chăn dắt các
chiên con của Thầy".
Người hỏi ông lần thứ ba:
"Simon, con ông Gioan, con có yêu mến Thầy không?" Phêrô buồn phiền,
vì thấy Thầy hỏi lần thứ ba "Con có yêu mến Thầy không?" Ông đáp:
"Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự: Thầy biết con yêu mến Thầy" Người bảo
ông: "Con hãy chăn dắt các chiên mẹ của Thầy. Thật, Thầy bảo thật cho con
biết: khi con còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu mặc ý, nhưng khi con già,
con sẽ giang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con
không muốn đến". Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ chết cách nào để làm
sáng danh Thiên Chúa. Phán những lời ấy đoạn, Người bảo ông: "Con hãy theo
Thầy".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Trước khi trao quyền trông
coi Giáo Hội cho Phêrô, Ðức Giêsu hỏi ông ba lần: "Con có yêu mến Thầy
không?" Câu hỏi được lập đi lập lại để Phêrô phải suy nghĩ, lựa chọn và
xác định tầm quan trọng của vấn đề. Ðể thi hành sứ vụ, Phêrô cũng như các môn đệ
Ngài phải có lòng yêu mến thiết tha, vì có yêu Thầy tha thiết, thì mới chăm sóc
được đoàn chiên của Thầy.
Mỗi người chúng ta được đặt để
ở mỗi môi trường khác nhau với sứ vụ khác nhau trong cuộc xây dựng nước Trời tại
thế. Nhưng chúng ta cũng phải có một tình thương! Vì tình thương xóa bỏ hận
thù, san bằng những khác biệt và là keo kết dính mọi nhân tố.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, dù cho chúng
con dồn mọi khả năng để mong đạt được thắng lợi nào đó giúp đồng loại. Dù cho
chúng con bương trải vất vả nhọc nhằn để nuôi sống gia đình, chu toàn trách nhiệm
làm cha, làm mẹ. Dù cho chúng con hăng say phục vụ giáo xứ, hay say mê học tập
vì mục đích nào đó cho tương lai... Tất cả đều trở nên vô nghĩa nếu chúng con
không làm vì lòng yêu thương quy hướng về Chúa và phục vụ anh em con. Amen.
(Lời Chúa trong giờ kinh gia đình)
Thứ Sáu tuần VII Mùa Phục Sinh (Ga 21,15-19)
Chúa Báo Phúc Tử Ðạo Cho Phêrô
Ðoạn Phúc Âm nói về Chúa gọi
Phêrô và chọn ông làm thủ lãnh Giáo Hội, thường gợi lên những câu hỏi như:
"Tại sao Chúa báo cho Phêrô hai lần hãy chăn dắt chiên mẹ và một lần hãy
chăn dắt chiên con?" Như vậy, có phải là chăn chiên mẹ khó hơn chăn chiên
con hay không?
Hoặc giả như chăn chiên con
không quan trọng bằng, vì con ngoan hay hư là tại mẹ, nên chỉ cần chăn dắt
chiên mẹ đi đúng đường rồi chiên con đi theo là đủ. Ở đây không đi vào chi tiết
về chiên mẹ hay chiên con, nhưng qua đoạn Phúc Âm trên mà chúng ta thấy được
nhiều quí giá về bài học lãnh đạo trong Giáo Hội rất đáng chúng ta quan tâm.
Trước hết, Chúa Giêsu hỏi ba
lần: "Này anh Simon con ông Joan, con có yêu mến Thầy không? Và ba lần
Phêrô đáp con yêu mến Thầy" (Ga 21,15-17), và cũng ba lần Chúa Giêsu nói:
"Hãy chăm sóc chiên con của Thầy". Ðiều đó cho chúng ta biết rằng
tình thương không chỉ biểu lộ trong lòng mà con biểu lộ trong lời nói và hành động.
Ðặc biệt đối với chúng ta, tình yêu với Thiên Chúa cần phải được thường xuyên
hâm nóng và xác quyết bằng chính lời nói thành thực và sinh động trong chúng ta.
Mỗi lần nghe giảng, đọc sách thiêng liêng, mỗi lần đọc kinh Lạy Cha hay kinh
Tin Kính, đó là chúng ta xác quyết lại sự thần phục, sự hiện diện và biểu lộ
lòng yêu mến của chúng ta đối với Thiên Chúa.
Chúa Giêsu hỏi ba lần
"con có yêu mến Thầy không?", đáp lại ba lần "có" cũng là để
bù lại ba lần chối Thầy. Trước thái độ ba lần từ chối của Phêrô, Chúa không đòi
hỏi Phêrô ba lần xin lỗi hay để trừng phạt, song ba lần Chúa muốn được nghe
Phêrô nói "con yêu mến Thầy". Như trước đây với Madalêna, lần này là
Phêrô và sau này là mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu như muốn nói: "Con yêu
nhiều thì sẽ được tha thứ nhiều và ngược lại, con được tha thứ nhiều vậy con
hãy yêu mến nhiều". Tiếng gọi lãnh đạo của Chúa là tiếng gọi tình yêu,
Chúa Giêsu đã không hỏi Phêrô con đã có chìa khóa lãnh đạo cao cấp chưa? Hay có
bằng cấp gì? Tốt nghiệp đại học nào chưa? Song như có lần Chúa Giêsu nói:
"Ai yêu mến Ta thì hãy giữ lề luật của Ta" thì bây giờ Ngài nói:
"Con yêu mến Thầy thì hãy chăm sóc chiên con của Thầy".
Chúa Giêsu quan niệm về lãnh
đạo là yêu thương, là phục vụ, rửa chân cho những người mình lãnh đạo, Chúa
Giêsu không quan niệm nền tảng và phương pháp lãnh đạo là thao tác bắt người ta
làm theo ý mình, song bằng tình yêu giúp nhau thực hiện ý Chúa. Như trong trường
hợp của Phêrô, tình thương của Chúa đối với Phêrô và của Phêrô đối với Chúa,
tình thương ấy xóa bỏ hận thù, xóa bỏ lỗi lầm xưa và đưa người yếu kém kia trở
lại sống trong tình yêu của Chúa.
"Anh em yêu mến Thầy thì
hãy chăm sóc chiên của Thầy". Lời mời gọi ấy nhắm vào hàng giáo sĩ. Dĩ
nhiên, sau cùng là lời mời gọi đối với mỗi người chúng ta, tất cả chúng ta đều
có trách nhiệm liên đới đến vận mệnh phần rỗi của anh em mình, về phận sự chăn
dắt, nuôi nấng và đưa anh em về đàn chiên và gìn giữ họ an toàn trong Ðức Tin.
Hãy vì yêu mến Chúa mà làm phận sự chăn dắt và yêu người, tức là làm việc Tông
Ðồ truyền bá Tin Mừng và làm cho anh em mình nhận biết và phụng thờ Thiên Chúa.
Trong vai trò cha mẹ, anh chị
em thân thuộc, trong vai trò người lãnh đạo một hội đoàn của người giáo dục và
trong vai trò của một Kitô hữu, chúng ta có phận sự và trách nhiệm chăm sóc cho
anh chị em mình. Thiên Chúa hỏi Cain: "Cain! Em ngươi đâu? Cain trả lời:
tôi không biết, tôi đâu phải là người giữ em tôi". Chúng ta không thể trả
lời vô trách nhiệm như Cain.
Lạy Chúa, xin cho chúng
con biết làm tròn phận sự là cầu nguyện, nâng đỡ cho những vị chủ chăn của
chúng con và xin cho chúng con hết lòng yêu thương những người mà chúng con có
phận sự phải chăm lo trong phận sự của chúng con là cha mẹ, anh chị em, bạn bè
đồng bào dân tộc và mọi người đồng loại.
Yêu thương vô điều
kiện
Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã hiện
ra với các môn đệ như một người bình thường trên Biển Hồ Tiberia. Ngài giúp cho
các môn đệ bắt được nhiều cá và sau khi ăn sáng xong với các môn đệ, Chúa Giêsu
liền hỏi ông Phêrô: "Này anh Phêrô, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy
không?" Chúa hỏi ông Phêrô đến ba lần, điều này khiến ông đau lòng vì nhắc
ông nhớ tới việc đã công khai chối Thầy đến ba lần. Và trước mặt Chúa, Phêrô đã
khẳng định với Ngài rằng ông yêu mến Ngài hơn các môn đệ khác. Chỉ trong lúc đó
Phêrô mới hiểu rằng tình yêu của Thầy đổ tràn lên ông hơn là tình yêu của ông đối
với Thầy. Trước đây, Phêrô đã từng hùng hồn tuyên xưng trước các môn đệ khác rằng:
"Dẫu tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp
ngã". Nhưng sau kinh nghiệm cay đắng vì sự phản bội của mình, Phêrô ý thức
về sự yếu đuối của mình để hiểu rằng ông phải hoàn toàn trông cậy vào Thiên
Chúa chứ không ở khả năng của mình, vì thế mà Phêrô đã thưa với Chúa:
"Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy".
Chúa Giêsu, trước khi giao phó Giáo
Hội của Ngài cho Phêrô chỉ đòi hỏi ở ông duy nhất một điều kiện, đó là tuyệt đối
yêu mến Ngài. Chúa không đòi hỏi người môn đệ khả năng xuất chúng để lèo lái
Giáo Hội, cũng như trí thông minh phi thường để đối phó với các thử thách mà
Ngài chỉ đơn giản hỏi ông: "Anh có mến Thầy hơn các anh em này
không?" Thánh Gioan cho chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu đã chọn ông Phêrô
làm người đứng đầu Hội Thánh không phải vì ông yêu mến Chúa hơn các môn đệ
khác, nhưng vì Chúa Giêsu đã đặt ông đứng đầu Hội Thánh nên ông phải yêu Chúa
và yêu các môn đệ nhiều hơn cũng như cần phải trung thành nhiều hơn nữa.
Phêrô hiểu rằng cội nguồn của tình
yêu không tới từ ông mà đến từ Chúa khi Ngài hỏi ông: "Anh có mến Thầy
không?" Chúa Giêsu chính là cội nguồn của lòng nhân ái và Ngài muốn trao
ban tình yêu đó cho Phêrô. Chúa Giêsu không chỉ hỏi ông Phêrô câu hỏi này,
nhưng Ngài còn hỏi tất cả chúng ta và Ngài muốn trao ban cho chúng ta món quà
quí giá đó. Chúng ta mang trong trái tim ước mơ yêu thương Thiên Chúa nhưng nhiều
lúc tình yêu đó hời hợt vì bản chất chúng ta yếu đuối và bất trung, và đôi khi
chúng ta lại còn nghi ngờ Ngài. Nhưng chính Chúa đã cho Phêrô và cả chúng ta cơ
hội để trả lời Ngài: Lạy Chúa, Chúa biết chúng con yêu Chúa không phải vì chúng
con hoàn hảo, mà vì Chúa đã yêu thương chúng con một cách nhưng không. Chúng
con là những kẻ bất trung, còn Chúa thì luôn trung thành với lời hứa của Ngài.
Khi Chúa Giêsu nói với Phêrô: "Hãy theo Thầy", Ngài loan báo cái chết
tử đạo của ông vì đi theo Chúa tức là vác thập giá để theo Ngài, có nghĩa là từ
bỏ hoàn toàn chính mình và hy sinh cả mạng sống mình vì Nước Trời. Chúa Giêsu
là người yêu chúng ta trước nhất, Ngài yêu chúng ta một cách vô điều kiện. Sau
khi phục sinh, Chúa Giêsu đã cho các môn đệ hồng ân là được theo Ngài và chịu
chết tử đạo để làm vinh danh Ngài như thánh Gioan đã viết trong bài Phúc Âm hôm
nay: "Người nói vậy có ý ám chỉ ông Phêrô sẽ phải chết cách nào để tôn
vinh Thiên Chúa". Ngài đã cho Phêrô hiểu thế nào là một tình yêu hoàn hảo,
đó là dâng hiến chính mạng sống của mình cho Thiên Chúa và tha nhân, và biết hướng
về tình yêu của Thiên Chúa bằng với tất cả lòng tin cậy. Ðiều đó cũng nhắc nhở
với chúng ta là các hoạt động tông đồ trước hết phải đặt nền tảng trên tình yêu
gắn bó với Chúa, để sau đó loan truyền tình yêu của Ngài cho những người khác.
Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu rằng
tình yêu của chúng con đối với Chúa phải được thể hiện qua việc yêu mến tha
nhân, và xin giúp cho chúng con yêu họ một cách cụ thể bằng việc quan tâm đến
những niềm vui cũng như nỗi đau khổ của họ, đồng thời sẵn sàng hy sinh để giúp
họ hạnh phúc hơn.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
25/05/12
THỨ SÁU TUẦN 7 PS
Th. Bêđa Khả Kính, lm
Ga 21,15-19
Th. Bêđa Khả Kính, lm
Ga 21,15-19
THẦY BIẾT CON MẾN THẦY
“Ông Phêrô đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” (Ga 21,15)
Suy niệm: Mấy tuần trước bên một bếp lửa, Phêrô đã sợ hãi chối Chúa ba lần; hôm nay cũng bên một bếp lửa hồng trên bờ biển, ông lại ba lần xác tín mạnh mẽ tình yêu dành cho Thầy. Cũng cạnh lò lửa, vậy mà lần đó Phêrô mềm như sợi bún, còn lần này lại vững như bàn thạch. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy vì trước đó là một Phêrô cậy sức mình và bây giờ là một Phêrô tựa nương vào Chúa. Lần trước Phêrô mạnh miệng nói rằng: “Dù cho tất cả có vấp ngã vì Thầy đi nữa, thì con đây cũng chẳng bao giờ vấp ngã,” lần này ông không dám bạo miệng trả lời mến Thầy hơn các anh em khác. Lòng khiêm tốn cùng với tâm tình yêu mến của ông là nền tảng để Đấng Phục Sinh giao phó cho ông nhiệm vụ phục vụ cộng đoàn.
Mời Bạn: Hôm nay Đấng Phục Sinh cũng kiên nhẫn chờ bạn trả lời câu hỏi quan trọng nhất trong đời bạn: “X, Y… con có yêu mến Thầy không?” Hãy thay tên Phêrô bằng chính tên của bạn. Mời bạn thành thật trả lời với Ngài. Bạn có tin rằng vận mệnh đời bạn an vui hay bất hạnh, hạnh phúc hay buồn khổ tùy thuộc nơi câu trả lời sinh tử này không?
Sống Lời Chúa: Tôi trả lời Chúa: “Lạy Thầy, Thầy biết con mến Thầy.” Tôi cũng sẽ diễn tả tình yêu mến ấy bằng một việc làm cụ thể (cầu nguyện, một hy sinh hãm mình, một việc bác ái, tham gia một hội đoàn…).
Cầu nguyện: Lạy Thầy Giêsu, Thầy biết chúng con yêu mến Thầy. Thầy cũng biết lòng yêu mến của chúng con còn yếu kém lắm, vì nhiều lúc chúng con yêu mình nhiều hơn. Xin Thầy nâng đỡ lòng yêu mến của chúng con, để chúng con thật sự yêu mến Thầy với trọn con tim của mình. Amen.
Người môn đệ phải lãnh trách
nhiệm
coi sóc và hy sinh cho đoàn chiên
Bài đọc: Acts 25:13-21: Jn 21:15-19.
Trong cuộc đời,
chúng ta rất dễ tìm người lãnh đạo ngoài xã hội, vì ai cũng mong có địa vị, uy
quyền, và các lợi lộc vật chất; nhưng không dễ tìm người lãnh đạo trong Giáo Hội,
vì chẳng những không có lợi lộc vật chất, mà còn đòi phải chịu phê bình, bắt bớ,
tù đày, và ngay cả phải hy sinh đến tính mạng. Vì thế, chẳng lạ gì mà càng ngày
càng thiếu những người tình nguyện hy sinh cuộc đời làm mục tử để lãnh đạo Dân
Chúa, nhất là trong những quốc gia phát triển, nơi mà sự thành công được đo lường
trên địa vị và lương bổng. Điều gì đã thúc đẩy các mục tử trong Giáo Hội sẵn
sàng hy sinh quên mình, để chăm sóc cho đoàn chiên của Thiên Chúa?
Các Bài Đọc hôm nay
cho chúng ta thấy những mẫu gương và lý do của việc hy sinh phục vụ. Trong Bài
Đọc I, Phaolô bị các người Do-thái trong Thượng Hội Đồng bắt nộp cho Thống-đốc
Rôma, vì niềm tin vào Đức Kitô và sự loan truyền đạo lý của Ngài. Những nhà cầm
quyền Rôma không dám tha cho Phaolô, dù không tìm thấy nơi ông tội gì đáng chết,
vì họ sợ người Do-thái. Phaolô kháng cáo lên hoàng đế Caesar vì ông có quốc tịch
Rôma. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu hỏi Phêrô ba lần: "Anh có yêu mến Thầy
không?" trước khi trao cho ông nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên của Ngài. Nếu
không có tình yêu dành cho Chúa Giêsu, Phêrô không bao giờ có thể hy sinh nghề
nghiệp để chăm sóc đoàn chiên, nhất là phải chịu tù đày và hy sinh mạng sống.
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phaolô được chuyển
đi Rôma để được xét xử bởi Hoàng-đế Caesar.
1.1/ Các nguyên cáo
đã không đưa ra một tội trạng nào như tôi tưởng: Khi vua Agrippa trị vì lãnh thổ
của Galilee và Perea, và Bernice, chị em với bà Drussila, vợ của Felix, tới
Judea thăm Festus, là Thống-đốc của Judea, Festus biết Agrippa có kiến thức sâu
rộng về Đạo Do-thái và truyền thống, nên đã đề nghị ông có cuộc nói chuyện về
trường hợp của Phaolô. Ông nói với Agrippa: "Ở đây có một người tù do ông
Felix để lại. Khi tôi tới Jerusalem ,
các thượng tế và các kỳ mục Do-thái đến kiện và xin tôi kết án người ấy. Tôi đã
trả lời họ rằng người Rôma không có lệ nộp bị cáo nào, trước khi đương sự ra đối
chất với nguyên cáo, và được cơ hội biện hộ về lời tố cáo. Vậy họ cùng đến đây
với tôi, và không chút trì hoãn, ngày hôm sau tôi ra ngồi toà và truyền điệu
đương sự đến. Đứng quanh đương sự, các nguyên cáo đã không đưa ra một tội trạng
nào như tôi tưởng."
1.2/ Tranh luận về
tôn giáo: Giống như trong trường hợp của Chúa Giêsu, Philatô không tìm được một
lý do chính trị hay luật pháp nào để buộc tội Chúa. Người Do-thái phải họp nhau
để lập mưu và tìm một lý do chính trị "Chúa Giêsu xưng mình là Vua! Ai
xưng mình là Vua, kẻ ấy chống lại Caesar!" Với lý do đó, Philatô sợ và
trao Chúa Giêsu cho họ mang đi đóng đinh. Trong trường hợp của Phaolô, Festus
nói: "Họ chỉ tranh luận với ông ta về một số vấn đề liên quan đến tôn giáo
riêng của họ, và liên quan đến một ông Giêsu nào đó đã chết, mà Phaolô quả quyết
là vẫn sống. Phần tôi, phân vân trước cuộc tranh luận về những chuyện ấy, tôi hỏi
xem ông ta có muốn đi Jerusalem
để được xử tại đó về vụ này không. Nhưng Phaolô đã kháng cáo, xin dành vụ này
cho Thánh Thượng xét xử, nên tôi đã ra lệnh giữ ông ta lại cho đến khi giải lên
hoàng đế." Phaolô rất khôn ngoan, vì ông biết nếu họ xử ông ở Jerusalem , ông chắc chắn
sẽ bị buộc tội và bị chết.
2/ Phúc Âm: Hãy chăm sóc
chiên của Thầy.
2.1/ Chúa Giêsu
trao cho Phêrô nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên của Ngài: Trình thuật hôm nay nằm
trong chương cuối cùng của Tin Mừng Gioan. Nhiều học giả Kinh Thánh cho chương
21 không phải chính Gioan viết, nhưng là do các môn đệ của ông thêm vào; nhưng
có rất nhiều điểm Gioan đã trình bày trong các chương trước được nêu bật trong
chương này:
(1) Sự quan trọng của
tình yêu: Trong các chương 13-16, Chúa Giêsu đã đề cập rất nhiều với các môn đệ
về việc liên hệ giữa tình yêu và giữ các giới răn: Nếu anh em yêu mến Thầy, hãy
giữ các giới răn của Thầy; và giới răn quan trọng nhất trong Tin Mừng Gioan là
giới luật yêu thương. Trong trình thuật hôm nay, Chúa Giêsu hỏi Phêrô đến 3 lần:
"Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?" Điều này
làm chúng la liên tưởng ngay đến 3 lần Phêrô đã chối Chúa Giêsu trong Cuộc
Thương Khó của Ngài.
(2) Phải có tình
yêu của Thiên Chúa trước khi có thể phục vụ tha nhân: Bắt đầu chương 13, khi
Chúa Giêsu biết đã sắp đến giờ Ngài phải về với Chúa Cha; và để tỏ tình yêu
thương cho các môn đệ, Ngài đã hạ mình làm công việc của người đầy tớ phục vụ
chủ: Ngài rửa chân cho các ông! Sau khi rửa chân, Ngài đã nói với các môn đệ
đang sững sờ ngạc nhiên về hành động của Ngài: " Anh em gọi Thầy là
"Thầy," là "Chúa," điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là
Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì
anh em cũng phải rửa chân cho nhau" (Jn 13:13-14).
Chúa Giêsu phải hỏi
Phêrô tới 3 lần trước khi trao cho ông nhiệm vụ chăn dắt các chiên con và chiên
mẹ của Ngài. Chúa Giêsu muốn nhắc nhở cho Phêrô biết phải có tình yêu Chúa ông
mới có thể hoàn tất sứ vụ Ngài trao; vì đó là sứ vụ rất khó khăn và đòi nhiều
hy sinh và kiên nhẫn. Đó cũng là sứ vụ rất dễ bị nản chí và bỏ cuộc, vì không
được đền bù bằng địa vị và lương bổng.
2.2/ Phải sẵn sàng
hy sinh tính mạng vì đòan chiên: Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu cũng dạy dỗ
các môn đệ: "Không có tình yêu nào cao quí cho bằng tình của người sẵn
sàng hy sinh tính mạng cho người mình yêu." Chúa Giêsu không chỉ dạy như một
điều lý tưởng; nhưng Ngài đi tiên phong vác Thập Giá và chết cho các ông và con
người, để khuyến khích các ông cũng phải làm như vậy cho nhau và cho đoàn chiên
Chúa như người Mục Tử Tốt Lành. Trong trình thuật hôm nay, Ngài nói với Phêrô:
"Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy,
và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt
lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn." Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ
phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: "Hãy
theo Thầy!"
Noi gương Thầy Chí
Thánh, Phêrô can đảm từ bỏ mọi sự: gia đình, nghề nghiệp, danh vọng, để lãnh
trách nhiệm coi sóc đoàn chiên Chúa là Giáo Hội, trong giai đoạn đầu cực kỳ khó
khăn; và trong khi về già, ông sẵn sàng chịu chết vì Danh Chúa. Chỉ có một điều
khác với Chúa Giêsu là ông xin cho được chịu đóng đinh ngược, vì ông cảm thấy
mình không xứng đáng để chịu đóng đinh như Chúa.
II. ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Lãnh đạo các tín
hữu trong Giáo Hội rất khác với lề lối lãnh đạo dân chúng ngoài xã hội. Chúa
Giêsu đòi hỏi người mục tử phải thấm nhuần tình yêu Thiên Chúa, và lãnh đạo bằng
tình yêu và phục vụ; chứ không bằng quyền hành và ra lệnh.
- Vì yêu Thiên
Chúa, người mục tử được trao phó đoàn chiên để săn sóc, bảo vệ, và yêu thương.
Để hoàn tất sứ vụ, người mục tử nhiều khi phải hy sinh đến tính mạng của mình.
- Người mục tử sẽ
không được đền bù theo kiểu của thế gian: địa vị, quyền hành, và lợi nhuận vật
chất; nhưng ông sẽ tìm được niềm vui và yêu thương nơi Thiên Chúa, vì đã được
đáp trả tình yêu của Ngài dành cho ông.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP.
Cơ hội thứ hai
Trong một cuộc phỏng vấn, khi những
người trung niên và lớn tuổi được hỏi về những năm tháng đã qua của cuộc đời mình,
họ có hối tiếc gì không, và nếu có cơ hội thứ hai, họ sẽ quyết định như thế
nào. Một số người cho biết, họ vẫn làm những gì họ đã chọn lựa. Ngược lại, một
số đông cho biết họ đã chọn lựa sai ở một số thời điểm quyết định sự thành bại,
và nếu bây giờ có cơ hội thứ hai, họ sẽ chọn lựa khác hẳn.
Tin mừng hôm nay cho chúng ta chứng
kiến việc Chúa Giêsu trao ban cho Phêrô cơ hội thứ hai. Thật thế, trong Bữa Tiệc
ly trước khi chịu khổ hình, Chúa Giêsu đã tuyên bố với các môn đệ: “Tất cả các
con sẽ bị vấp ngã vì Ta trong đêm nay”. Nghe thế, Phêrô phản đối và quả quyết:
“Cho dù tất cả vấp ngã vì Thày, con sẽ không vấp ngã bao giờ”, nhưng rồi chỉ
vài giờ sau đó ông đã nhát đảm chối Thày đến ba lần. Giờ đây, sau khi Phục
sinh. Chúa Giêsu đã gặp riêng Phêrô và cho ông cơ hội thứ hai. Chúa hỏi:
“Simon, con của Giona, con có mến Ta hơn những người này không?. Phêrô không khỏi
ngạc nhiên tự hỏi: những giọt lệ thống hối chân thành sau khi chối Thày đã
không đủ để minh chứng mình yêu mến Thày sao? Nhưng Phêrô đã học được bài học của
quá khứ, nhất là bài học khiêm nhường cần thiết để lãnh nhận ơn cứu rỗi mà nhóm
Biệt phái không thể lãnh nhận được vì tự cao tự đại. Phêrô đã thưa: “Lạy Thày,
Thày biết rõ mọi sự, Thày biết con yêu mến Thày”. Ba lần hỏi dẫn đến ba câu trả
lời cùng một nội dung, nhưng không phải là để bù đắp cho ba lần chối Thày trước
đây, mà là một đòi hỏi tiên quyết là tuyên xưng lòng yêu mến. Sau đó, Chúa đã
trao cho Phêrô nhiệm vụ chăn dắt Giáo Hội, Phêrô đã sống đến tận cùng cơ hội thứ
hai và đã sẵn lòng chết vì niềm tin của mình.
Thiên Chúa luôn sẵn sàng cho chúng
ta cơ hội thứ hai, không phải một lần mà là nhiều lần. Điều quan trọng là chúng
ta phải thành tâm nhìn nhận tội lỗi, xin ơn tha thứ và bắt đầu lại. Do đó mối
hiểm nguy là do chúng ta tự định giới hạn cho lòng nhân từ vô biên của Thiên
Chúa, mà không xin Ngài một cơ hội khác. Đó là sự khác biệt giữa Giuđa và
Phêrô: Cả hai đã phản bội Thày trong cùng một ngày, nhưng Giuđa không xin cơ hội
thứ hai nên đã thất bại, còn Phêrô đã tận dụng cơ hội được ban cho và đã toàn
thắng.
Ước gì lời Chúa hôm nay giúp chúng
ta khám phá ra lòng nhân từ vô biên của Chúa, để chúng ta luôn khiêm nhường chỗi
dậy sau mỗi lần sa ngã, và xin Chúa ban cho chúng ta trung thành với ơn Chúa
cho đến cùng.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Thứ
Sáu tuần 7 Phục Sinh
Sứ điệp: Cũng như Thánh Phêrô được
Chúa Giêsu trao cho sứ mệnh mục tử để chăn dắt đoàn chiên Chúa, mỗi người Kitô
hữu cũng được Chúa trao sứ mệnh mục tử trong phạm vi và khả năng của mình.
Nhưng trước hết, Chúa đòi phải có lòng yêu mến và sự hy sinh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trước
khi về trời, Chúa đã trao cho Thánh Phêrô sứ mệnh mục tử, thay mặt Chúa chăn dắt
đoàn chiên, dù trước đó Ngài đã ba lần chối Chúa. Chúa đã cho biết rõ Ngài yếu
đuối nhưng Chúa hoàn toàn tin tưởng vào Ngài. Chúa chỉ đòi hỏi Ngài lòng yêu mến
Chúa, một lòng yêu mến đặc biệt, yêu mến Chúa hơn mọi người, yêu mến đến độ dám
hy sinh cả mạng sống.
Ngày nay, Chúa vẫn yêu
thương và tin tưởng chúng con. Chúa trao cho mỗi người trách nhiệm chăn dắt đoàn
chiên Chúa: là cha xứ đối với giáo xứ, là cha mẹ đối với con cái, là anh chị đối
với đàn em, là người trên đối với người dưới, là người giàu đối với người
nghèo, là người khoẻ mạnh đối với người yếu đau… Mỗi người chúng con đều có sứ
mệnh của người mục tử. Chúa tin tưởng và trao phó sứ mệnh mục tử cho chúng con,
dù Chúa biết rõ chúng con đã từng phạm tội, chỉ là kẻ tài hèn sức mọn.
Lạy Chúa, chỉ có lòng
yêu mến Chúa thật mới giúp con có đủ khả năng để thay mặt Chúa chăm sóc anh chị
em. Xin Chúa đốt lên trong con ngọn lửa yêu mến Chúa nồng nàn để trong mọi
hoàn cảnh, con luôn hết lòng chu toàn sứ mệnh ấy. Xin ban thêm lòng yêu mến
Chúa cho con, để dù trong lúc khó khăn, con luôn biết hy sinh sức lực, khả
năng, thời giờ và ngay cả mạng sống, để phục vụ những người mà Chúa đã tin tưởng
trao phó cho con. Amen. Con hãy
Ghi nhớ : " chăn dắt các chiên mẹ và chiên con của Thầy"
Lãnh trọng trách
Mùa phục sinh sắp hoàn tất. Suốt
mùa, chúng ta được Đức Kitô giáo huấn. Lời Người rao giảng cho chúng ta mỗi
ngày giúp chúng ta gắn bó hơn với Người trong cuộc đời Kitô hữu đã rửa tội và
được sống lại.
Sau phần giáo huấn của Đức Kitô, có
lẽ chúng ta sẵn sàng gắn bó sâu hơn với Người. Nhận biết như Chúa là luôn luôn
tiến sâu nữa. Hôm nay, chúng ta sẵn sàng trả lời những câu hỏi của Đức Giêsu
như thánh Phê-rô đã đáp lời Người: “Si-mon, con ông Gio-na, anh có mến Thầy hơn
các anh em này không?”. Anh đã học biết Thầy, Thầy đã giới thiệu anh với Cha Thầy,
bây giờ anh biết kế hoạch cứu độ loài người, Thầy yêu anh, Thầy đã tha thứ cho
anh: vậy “Anh có mến Thầy không?”
“Thưa Thầy, Thầy biết con mến Thầy”,
ba lần Phê-rô đã quyết hứa lòng mộ mến Thầy. Tuy nhiên, Đức Giêsu không dừng lại
đây, Người nhấn mạnh Phê-rô phải lãnh trọng trách đối với những người khác: “Để
chứng tỏ anh mến Thầy là anh phải yêu mến anh em”. Thánh Gio-an đã quả quyết:
“Ai quả quyết mến Chúa mà không yêu anh em là kẻ nói dối?”.
Lãnh trọng trách còn đi xa hơn nữa:
mỗi lần gắn bó với ai, luôn luôn hy sinh sức khỏe, tự ái, tự do của mình cho
người ấy: “Anh sẽ phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi
anh chẳng muốn đến”.
Tình yêu Đức Giêsu luôn luôn kêu gọi
ta từ bỏ, hy sinh đến chết. Yêu người khác đến độ trở nên tôi tớ để làm theo ý
muốn của họ, đáp lại mọi ước ao của họ. Tình yêu phải chịu lệ thuộc.
Chúng ta đã được Đức Giêsu giáo huấn,
được Ngài dẫn vào hiệp thông với Chúa Cha. Chúng ta đã học yêu mến Chúa. Bây giờ
chúng ta hãy chọn: chúng ta có biết tự giữ lấy mọi lời đó cho mình không? Tình
yêu mến Chúa của chúng ta chỉ là một thứ tình cảm chóng qua hay là một sức mạnh
thúc đẩy chúng ta phục vụ.
CG.
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 25-5 - Thánh Bêđa, Khả kính, linh mục tiến sĩ Hội Thánh,
Thánh Grêgôriô VII, giáo hoàng, Thánh Maria Magđalêna Pazzi Trinh
nữ;
Cv 25, 13b-21; Ga: 21, 15-19.
LỜI SUY NIỆM:
Đức Giêsu
hỏi ông Simon Phêrô: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh
em này không?” Ông đáp: Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Đức Giêsu
nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy.” (Ga 21,15).
Chúa Giêsu
đã đặt câu hỏi này đến ba lần với Phêrô, điều này đã làm cho ông khó chịu.
Nhưng ông đã vâng lời để trả lời cho Chúa biết ông yêu mến Chúa. Sau mỗi câu trả
lời của Phêrô đều có nhận lãnh công tác của Ngài. Yêu mến Chúa Giêsu; để chăm
sóc đàn chiên trưởng thành và chiên con của Ngài.
Khi nhìn
vào hình ảnh của Chúa Giêsu đối với Phêrô trên Biển Hồ Tibêria, với những câu hỏi
đầy yêu thương và tha thứ cho chúng ta thấy: Trong đời sống của chúng ta phải
có niêm tin vào Chúa; dù chúng ta có sai phạm đến đâu, chúng ta cũng được Ngài
tha thứ, không những tha thứ mà Ngài còn tin dùng cả trong việc chăm sóc và quản
lý những người thuộc về Chúa. Điều cốt yếu là chúng ta phải biết vâng lời đáp
trả những câu hỏi của Ngài thật lòng mình; yêu mến Ngài và đảm nhận công việc
mà Ngài sẽ giao cho.
Mạnh Phương
*****************************************
25 Tháng Năm
Cái Bật Lửa
Ðể kỷ niệm một trận chiến, một quận công bên
Anh Quốc đã làm một bữa tiệc khoản đãi một nhóm cựu sĩ quan đã từng chiến đấu
sát cánh bên ông.
Tong bữa tiệc, ông dem kho một cái bật lửa rất
đẹp mà Nữ hoàng Anh đã tặng cho ông. Cái bật lửa đã được truyền từ tay người
này đến tay người nọ để được trầm trồ khen ngợi.
Sau bữa ăn, mọi người được mời ra phòng khách
để uống trà. Ông quận công mới đem thuốc lá ra mời mọi người. Nhưng mặt ông bỗng
biến sắc, vì ông lục lạo mãi trong túi áo mà vẫn không tìm ra cái bật lửa. Ông
hỏi quan khách có ai thấy nó ở đâu không. Mọi người chia nhau đi tìm khắp nơi
mà tuyệt nhiên vẫn không thấy cái bật lửa. Lúc bấy giờ, một viên sĩ quan mới đề
nghị cho tất cả mọi quan khách nên lật túi áo của mình ra may ra mới có thể tìm
thấy nó chăng. Lần lượt tất cả mọi người đều kéo tất cả những gì có trong túi
áo của mình ra. Duy chỉ có một người không chịu chấp nhận công việc này. Mọi
người đều đưa mắt nhìn về ông và ai cũng đoán chắc đây là người đã đánh cắp cái
bật lửa, bởi vì dáng vẻ của ông tiều tụy, áo quần của ông lại rách rưới. Ông lấy
danh dự của một cựu sĩ quan để thề thốt và dứt khóat không mở túi áo ra cho mọi
người xem.
Vài tuần lễ sau, ông quận công lại mở một bữa
tiệc khác và lần này, ông khám phá ra cái bật lửa trong túi áo của ông. Cảm thấy
xấu hổ vì đã nghi oan cho một viên sĩ quan đã từng chiến đấu bên cạnh mình, ông
quận công đã quyết định đến thăm anh ta để xin lỗi.
Nhà của viên cựu sĩ quan này nằm trong khu phố
lầy lội nghèo nàn. Sau khi đã xin lỗi, ông quận công đã hỏi viên sĩ quan:
"Tại sao trong bữa tiệc hôm đó, anh đã khước từ không mở túi ra cho mọi
người xem?".
Anh ta mới giải thích như sau: "Hẳn ngài
đã thấy được căn nhà tôi đang ở tồi tàn như thế nào. Từ lâu, tôi đã thất nghiệp
mà vẫn phải nuôi nhiều miệng ăn trong nhà. Ngài đâu có biết rằng hôm đó, tôi đã
nhét vào túi tôi tất cả những đồ ăn thừa trên bàn để mang về cho vợ con
tôi".
Sau khi hiểu được hoàn cảnh đáng thương của một
người đã từng vào sinh ra tử với mình, ông quận công quyết định đền bù bằng
cách tìm cho viên cựu sĩ quan một công việc xứng đáng.
Câu chuyện đáng thương tâm trên đây có lẽ cũng
diễn ra trong cuộc sống chúng ta dưới nhiều cấp độ và hình thức khác nhau.
Nhưng tựu trung, có lẽ mẫu số chung của câu chuyện ấy thường giống nhau: đó là
chúng dễ nhìn và đoán xét người theo bề ngoài. Lại nữa, một xã hội có quá nhiều
lừa gạt đảo điên cũng khiến cho chúng ta có thái độ e dè, nghi kỵ đối với những
người thân thuộc.
Là tín hữu, chúng ta hãy nhìn ngắm cung cách cư
xử của Chúa Giêsu. Ngài không nhìn người bằng nhãn hiệu có sẵn. Ngài không đến
với người bằng những định kiến. Bên kia bộ quần áo sang trọng hay rách rưới,
Chúa Giêsu chỉ nhìn thấy hình ảnh cao quý của chính Thiên Chúa. Ngài dành yêu
thương cho những người nghèo khổ, phường thu thuế, bọn gái điếm, những kẻ tội lỗi,
những ngườii con bị xã hội đẩy ra bên lề. Ngài muốn cho mọi người thấy rằng
Ngài chỉ có một cái nhìn duy nhất về con người: đó là cái nhìn của cảm thông, của
tha thứ, của yêu thương.
(Lẽ Sống)
*****************************************
Gương Thánh Nhân
Ngày 25-05: Thánh BÊ-ĐA
Đáng Kính
Linh mục, Tiến Sĩ Hội
Thánh (673 - 735)
Chính
thánh Beđa kể cho chúng ta biết mọi điều về cuộc đời thơ ấu của Ngài. Trong vài
câu thêm vào cuốn lịch sử Giáo hội, thánh nhân sinh năm 673 hay là 674. Tên
Bêđa theo từ ngữ Saxon có nghĩa là cầu nguyện. Cuộc sống của Ngài rất gương mẫu
nên người ta thêm cho Ngài biệt danh Vênêrabilê có nghĩa là khả kính. Lên bảy
tuổi Ngài bị mồ côi cha mẹ và được giao phó cho tu viện trưởng Bênêdictô Biscop
săn sóc giáo dục. Lúc 18 tuổi Ngài được thụ phong chức phó tế và năm 702 hay
703 tức là lúc 29 tuổi Ngài được thụ phong linh mục.
Cuộc
sống của Ngài trong tu viện rất cực nhọc. Chúng ta có thể tóm lược cuộc sống ấy
bằng chính lời Ngài: - "Tôi đã sống trọn đời nỗ lực học hỏi kinh thánh và
trong khi tuân thủ luật dòng cũng như bổn phận hàng ngày và hát thánh ca tại
nhà thờ, tôi sung sứơng được học hành, dạy dỗ và viết lách".
Đây
quả là tổng hợp chính xác trọn cuộc sống của thánh Bêđa, Ngài rất ít rời bỏ nhà
dòng. Chúng ta chỉ nghe biết có hai chuyện du hành của Ngài. Một lần Ngài đi
thu tập tài liệu về đời thánh Cuthbert, Ngài ở lại Lindisfanne và từ đó đến viếng
Farne Islanol để khảo sát những di tích trong căn phòng của vị thánh. Một lần
khác, Ngài đến York
để thăm Đức tổng giám mục Egbert, và để quan sát các trường học nổi tiếng ở đó.
Dạy
học, thánh Bêna tỏ ra là một bậc thầy lỗi lac. Ngài không quan tâm suy tư và ao
ước được nổi bật. Tài năng của Ngài là cố gắng không cùng để tự đào luyện mình
rồi truyền thông không phải chỉ có những gì mình đã học mà còn cả cảm thức về
giá trị của điều đã được hiểu biết, đặt tầm quan trọng của việc giảng dạy. Tuy
nhiên chúng ta không thể nói nhiều về điểm này. Nhưng các sách đủ loại Ngài viết
đều là kiểu mẫu trong việc trưng dẫn các tài liệu. Chính cách trình bày cẩn thận
và điều độ và gắng để được chính xác và đúng đắn làm cho các sách ấy có thế
giá. Các tác phẩm của thánh Bêda có thể xếp thành ba loại. Các bút tích về thần
học của Ngài chính yếu gồm những phần dẫn giải thánh kinh của một thầy dạy phần
lớn dựa trên các sách giáo phụ Tây phương. Dầu thiếu sự độc sáng trong cách
trình bày, nhưng những dẫn giải của thánh Bêda ngày nay còn là phương tiện tốt
đẹp nhất để hiểu về các giáo phụ.
Các
tác phẩm về khoa học của Ngài một phần là những giải thích cổ truyền về các hiện
tượng tự nhiên, một phần bàn về niên lịch và cách tính của Đông phương. Cách
tính niên lịch của Ngài kể từ thời Chúa Giêsu Giáng sinh đã được Kitô giáo Tây
phương chấp nhận rộng rãi hơn cả.
Các
tác phẩm về lịch sử của thánh nhân có lẽ ngày nay được nhớ tới nhiều hơn hết.
Cuốn "Lịch sử Giáo hội của dân Anh" là một trong những tác phẩm quan
trọng nhất về lịch sử về thời đầu Trung cổ. Ngài đã viết cách khách quan và phê
phán cách quân bình, dựa trên những tài liệu và nhân chứng đáng tin cậy, Ngài
cũng viết một tiểu sữ về các tu viện ở Wearmonth và thơ văn về cuộc đời thánh
Cuthbert.
Kể
từ năm 679, Ngài ở hai tu viện Wearmonth và Jarrow, chăm chú thi hành bổn phận
thuộc đời sống tu trì và vẫn không ngừng viết lách và dạy học. Lời kinh ở cuối
cuốn "Lịch sử Giáo hội" trình bày lý tưởng của Ngài: - "Lạy Chúa
Giêsu nhân từ, con khẩn cầu Chúa, khi đã cho con được vui hưởng những lời khôn
ngoan của Chúa thì xin Chúa cho con một ngày kia được đến gần bên thánh nhan
Chúa".
Đương
thời, không ai nghi ngờ sự thánh thiện của thánh nhân, nhưng Ngài đã không làm
một phép lạ, không được một thị kiến và không mở ra một đường lối tu đức mới mẻ
nào. Mùa hè năm 735 vào tuổi 63, sức khỏe suy giảm, Ngài còn bị đau khổ bị bệnh
suyễn. Dầu vậy, Ngài vẫn làm việc đến giây phút cuối cùng, đọc cho thầy thơ ký
hoàn tất cuốn sách Chú giải Phúc âm thánh Gioan và 48 giờ cuối cùng trên giường
bệnh. Đúng ngày lễ Thăng thiên 27 tháng 5 năm 735, thánh Beda từ trần.
****************************
Ngày 25-05: Thánh
GRÊGORIÔ VII
Giáo Hoàng (1028 - 1085)
Thánh
Gregoriô hay là Hildebrand theo tên rửa tội, sinh khoảng năm 1028. Gia đình
Ngài không thuộc dòng tộc quí phái và có thuộc gốc Do thái. Thấy con mình thông
minh lại hiếu học, thân phụ thánh nhân gởi Ngài tới thụ huấn với người chú là
Tu viện trưởng Đức Bà Maria ở Aventin, Hildebrand đã trở thành một tu sĩ dòng
Bênêdictô.
Tuy
nhiên khả năng đặc biệt của Ngài đã sớm kéo Ngài ra khỏi hàng rào tu viện để phục
vụ tại giáo triều. Khi đắc cử giáo hoàng, trên đường về nhận chức, Đức Leo IX
ghé qua Cluny
và dẫn theo thày dòng trẻ tuổi Hildebrand để làm cố vấn cho mình. Đức giáo
hoàng đã trao cho Ngài điều khiển tu viện thánh Phaolô và đặt làm hồng y. Đức
giáo hoàng Leo IX là vị tiên khởi trong cuộc cải cách Grêgoriô, danh hiệu dựa
vào khuôn mặt sáng giá nhất cuộc cải cách này, nhưng chính đức Leo là người khởi
xướng.
Kể
từ việc đề cử của Đức Leo IX Hildebrand đã có ảnh hưởng lớn lao trong nhiều triều
đại liên tiếp. Khi được cử làm đặc sứ tại Pháp Đức Hồng y Hildebrand, đã chống
lại nhiều tập tục xấu. Trong hội đồng họp ở Tour, Ngài đã buộc Berenger từ bỏ
những lầm lạc của mình. Thế là chính Ngài đã giữ phần quyết định trong cuộc
tranh luận về bí tích Thánh Thể giữa Lanfranc và Berenger. Ngài ủng hộ giáo
thuyết về sự biến thể của Lanfranc nhưng cũng giảm bớt sức đối kháng để trình
bày cách mầu nhiệm hơn.
Dưới
ảnh hưởng của Đức hồng y Hildebrand, chức giáo hoàng ngày càng nghịch với hoàng
đế hơn. Một liên minh hình thành với nhiều nhà cai trị ở miền nam nước Ý chống
lại các Hoàng đế nhà Hohenstanen. Đức giáo hoàng nâng đỡ phong trào quần chúng
chống lại hoàng đế ở Milanô nhưng tâm điểm đường lối chính trị của tòa thánh được
diễn tả trong việc chọn lựa Đức Giáo hoàng, dành riêng cho hồng y đoàn. Nói
cách khác, ảnh hưởng của hoàng để bị rút lại, nếu không nói là bị hủy bỏ. Năm
1073 dưới ảnh hưởng đã trở nên lớn mạnh, Đức Hồng y Hildebrand đắc cử giáo
hoàng với hiệu Gregoriô VII.
Tình
hình Giáo hội lúc này thật đáng buồn với nhiều thảm trạng đang diễn ra. Đích
thân giáo hoàng thấy rõ những điều đó, sống khắc khổ như một thày dòng, Ngài đã
sáng ngời như mặt trời chiếu dãi vào ngôi nhà Giáo hội. Đầy uy quyền trong lời
nói và việc làm, Ngài đã nỗ lực tái lập kỷ lục truyền bá đức tin, diệt trừ các
lỗi lầm. Nhất là Ngài được chống lại hoàng đế Henri IV nước Đức. Ông hoàng này
ham mê khoái lạc và tham lam, đã dám bán quyền giám mục và các chức vụ trong
Giáo hội cho những người bất xứng.
Năm
1075, Đức Gregoriô VII đã tuyên bố phạt mọi người ở bất cứ địa vị nào dám dùng
tiền để mua bán chức thánh. Với tình phụ tử, Ngài cảnh cáo hoàng đế Henri IV và
các lạm quyền của ông. Tức giận ông bắt cóc Đức Giáo hoàng đang khi Ngài làm lễ
và giam ngục. Nhưng rồi dưới áp lực của dân Roma, ông phải thả Ngài ra. Đức
giáo hoàng đã tha thứ cho ông. Tuy nhiên nhà vua vẫn ngoan cố. Năm 1076, ông
triệu tập một số giám mục rồi đặt Gnibert de Ravenna làm giáo hoàng. Đức
Gregoriô VII liền ra vạ tuyệt thông Henri IV. Hối hận và sợ các quan bất phục,
Henri IV lo giữ ngôi bằng cách đến Canossa làm
việc đền tội.
Ngày
28 tháng giêng năm 1077, Đức giáo hoàng giải vạ cho ông.
Một
thời gian sau Henri IV lại trở mặt, ông cầm quân sang Roma để bắt Đức Giáo
hoàng. Nhưng Đức Gregoriô đã kịp thời rút lui về Sôlerna và qua đời tại đây năm
1085. Trước khi qua đời Ngài đã nói: - Ta yêu mến điều công chính và chê ghét sự
gian tà nên mới phải chết ở chốn lưu đày này.
Người
ta đã nói tới cuộc cải cách thời Gregoriô. Phải nhận đinh rằng ý tưởng của Ngài
rất cao thượng, Ngài quan niệm hàng giáo sĩ được đặt ra ngoài mọi người khác bởi
phép truyền chức thánh làm thành một cộng đoàn siêu nhiên ấn định bởi quyền ban
bí tích và được cai quản bởi đấng kế vị thánh Phêrô. Họ phải sống xứng đáng với
phận vụ thiêng liêng, Ngài nhiệt hành ủng hộ luật độc thân của giáo sĩ và chống
lại mọi thứ buôn thần bán thánh.
Ngài
cũng nỗ lực diệt trừ mọi can thiệp vào việc chọn giám mục, nhất là sự can thiệp
của hoàng đế. Dầu không thành công trong việc này, nhưng chắc chắn đã làm thay
đổi thái độ của mọi người đối với Giáo hội.
Sau
khi đã từ trần, lý tưởng canh tân Giáo hội của Ngài mới rõ rệt hơn, sắc bén hơn
và tiến gần tới hiện thực hơn.
****************************
Ngày 25-05: Thánh MARIA MADALENA ĐỆ PAZZI
(1566 - 1607)
Thánh Maria Madalena Pazzi sinh năm 1566 tại
Florence. Khi rửa tội Ngài được đặt tên là Catarina. Ngay từ nhỏ, Ngài đã ham
thích cầu nguyện và làm việc lành. Muốn cho Ngài vui thích, cứ việc đọc cho
Ngài nghe truyện các thánh hay là dẫn Ngài tới nhà thờ.
Lên 7 tuổi lòng thương người của Ngài đã tiến
xa tới độ nhịn ăn để giúp đỡ người nghèo. Có dịp về miền quê, niềm vui chính của
Ngài là tập họp trẻ em lại để dạy giáo lý cho chúng. Một lần kia, khi mới bắt dầu
dạy đạo cho một em bé con một nông dân, thì Ngài phải báo cho biết là phải trở
về Florence. Ngài đã buồn rầu đến độ không cầm được nước mắt, Cha Ngài chỉ có
thể an ủi Ngài bằng cách dẫn em bé ấy về để dạy cho xong.
Thánh nữ có lòng sùng kính phép Thánh thể một
cách đặc biệt. Lên 10 tuổi, tức là năm 1576, Ngài được rước lễ lầ đầu. Dịp này,
Ngài đã khấn dâng mình trọn vẹn cho Chúa. Năm 13 tuổi Ngài còn tự ý làm một mão
gai để đội đầu mỗi khi đi ngủ để cảm thông với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
Kitô.
Đến 16 tuổi, Catarina đã ao ước được gia nhập
dòng Carmêlô. Sau một thời gian luỡng lự, cuối cùng cha mẹ Ngài đã chấp nhận,
Catarina vào dòng ngày 14 tháng 8 năm 1582 và ngay 30 tháng giêng năm 1583, được
mặc áo dòng với danh hiệu Maria Madalena. Cuộc đời Ngài là một phép lạ liên tục.
Một cơn bệnh xâu xé Ngài. Có nữ tu hỏi thánh nữ xem bí mật nào đã giúp Ngài nhẫn
nại chịu đựng như vậy, chỉ vào cây thánh giá Ngài trả lời: - Hãy xem điều Chúa
Giêsu đã làm để cứu chuộc tôi. Những ai nhớ tới những đau khổ của Chúa Giêsu và
dâng những đau khổ của mình lên Thiên Chúa, họ chỉ còn thấy êm ái đối với những
gì mình phải chịu mà thôi.
Đau đớn vì bệnh hoạn, thánh nữ lại hay xuất
thần. Những yếu tố ấy đều góp phần xây dựng đời sống thánh thiện của Ngài. Dù suốt
năm năm liền kể từ tháng 6 năm 1585, Ngài đã phải trải qua một cuộc thử thách dữ
dằn, Thiên Chúa cho Ngài thấy sự dữ đang diễn ra trong Giáo hội, những xúc phạm
do hàng giáo sĩ và do các giám mục gây nên. Các tu sĩ trong cộng đoàn vấp phạm
vì những khuyến cáo Ngài trình lên Đức gíao hoàng và các đức giám mục để thực
hiện cuộc canh tân. Sự nghi ngờ của họ trở thành sự khinh bỉ, khi thánh nữ chịu
cơn thử thách khủng khiếp này, là thấy mình bị Thiên Chúa bỏ rơi. Thêm vào đó,
Ngài còn bị cám dỗ trở nên kiêu căng thất vọng.
Dầu vậy, ý chí của Ngài bám chặt vào Chúa
không ngơi, Ngài chỉ còn biết rên rỉ: - Tôi không hiểu mình có còn trí khôn nữa
không. Tôi không thấy mình còn có gì đáng kể ngoài một chút thiện chí là không
bao giờ dám xúc phạm đến Thiên Chúa.
Nhưng nhìn lên thánh giá Ngài thêm phấn khởi:
- Đừng chết, nhưng chớ gì được chịu đau khổ mãi.
Bị
cám dỗ quá, Ngài gieo mình vào bụi gai, bình thường Ngài hãm mình kinh khủng và
thường mặc áo nhặm.
Năm
năm bão tố trôi qua nhằm lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống trong khi hát kinh tạ
ơn, Maria Madalena đã bỗng xuất thần và thưa với bề trên trong niềm vui mừng: -
Bão tố qua rồi, xin hãy giúp con cảm tạ Chúa tạo thành khả ái.
Từ
đây Ngài chỉ còn ước muốn vô cùng là được làm việc để tôn vinh Chúa và mưu ích
cho các linh hồn. Ngài luôn tìm kết hiệp với thánh ý Chúa. Thánh Thần đọc cho
Ngài những ý tưởng thâm sâu và hai chị thơ ký đã ghi thành một pho sách được
các người nhân đức và thông thái ở Ý chuẩn nhận.
Với
nhiệt tình, Ngài đã nguyện hy sinh không muốn biết đến một sự dịu ngọt nào nữa.
Khi làm phó bề trên, Ngài bị tật bệnh dày vò lại còn mất ơn an ủi, cha linh hướng
tìm cách an ủi, nhưng Ngài nói: - Không, đó không phải là thứ an ủi con tìm kiếm.
Con chỉ ước mong được đau khổ đến lúc cuối đời. Khi sắp từ trần thánh nữ nói:
-
Tôi sắp từ giã mà không hiểu tại sao một thụ tạo lại quyết tâm phạm tội chống lại
Chúa tạo thành được.
Với
các nữ tu vây quanh, Ngài nói những lời sau cùng: - Tôi sắp từ giã các chị để
đi vào vĩnh cửu, tôi xin các chị như là một ân huệ cuối cùng là chỉ yêu mến một
mình Chúa, đăt trọn niềm hy vọng nơi Ngài và chịu đựng tất cả vì tình yêu Ngài.
Thánh
nữ từ trần ngày 25 tháng 5 năm 1607. Thân xác Ngài vẫn còn nguyên vẹn cho tới
ngày nay.
(daminhvn.net)
*****************************************
Ngày 25
Thánh
Bêđa đáng kính, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh
Thánh Grêgôriô VII, giáo hoàng
Thánh Maria Magđalêna Pazzi, trinh nữ
“Hãy là mục tử cho các con chiên của Thầy”
Chúa yêu cầu thánh Phêrô, nếu ông yêu Chúa, đó cũng là điều ông đã nói; và Người yêu cầu ông không phải một lần, nhưng hai lần và ba lần. Và mỗi lần như thế thánh Phêrô trả lời, ông yêu Chúa; và mỗi lần như thế Đức Giêsu gởi gắm đàn chiên nhờ ông chăm sóc. Đối với ba lần chối Chúa, thì đây ba lần xác nhận tình yêu. Ông phải sử dụng miệng lưỡi để tuyên bố tình yêu cũng như đã dùng để nói lên sự sợ sệt của mình. Lời ông làm chứng rõ ràng trước sự sống mà ông đã phát biểu trước sự chết. Ông phải đưa ra một bằng chứng tình yêu của mình khi chấp nhận đàn chiên của Chúa, cũng như khi xưa ông để lộ sự sợ sệt khi chối Đấng là mục tử.
Lời nói này được Đức Kitô lập lại ba lần, kết án những kẻ mà thánh Phaolô rên siết khi thấy họ chỉ tìm tư lợi hơn là những điều Chúa muốn (P1 2,21), các lời này có nghĩa gì? "Anh có yêu Thầy không? Hãy chăn dắt chiên của Thầy". Như Người muốn nói: nếu anh yêu mến tôi, đừng lo cho bản thân mình, nhưng hãy lo cho đàn chiên; nhìn chúng không phải như của mình, nhưng là những con chiên của Thầy; hãy tìm vinh quang của Thầy, chứ không phải của anh; quyền lực của Thầy, chứ không phải của anh; điều Thầy muốn chứ không phải điều anh muốn.
Đừng lo cho chúng ta; hãy yêu Chúa...
Thánh Maria Magđalêna Pazzi, trinh nữ
“Hãy là mục tử cho các con chiên của Thầy”
Chúa yêu cầu thánh Phêrô, nếu ông yêu Chúa, đó cũng là điều ông đã nói; và Người yêu cầu ông không phải một lần, nhưng hai lần và ba lần. Và mỗi lần như thế thánh Phêrô trả lời, ông yêu Chúa; và mỗi lần như thế Đức Giêsu gởi gắm đàn chiên nhờ ông chăm sóc. Đối với ba lần chối Chúa, thì đây ba lần xác nhận tình yêu. Ông phải sử dụng miệng lưỡi để tuyên bố tình yêu cũng như đã dùng để nói lên sự sợ sệt của mình. Lời ông làm chứng rõ ràng trước sự sống mà ông đã phát biểu trước sự chết. Ông phải đưa ra một bằng chứng tình yêu của mình khi chấp nhận đàn chiên của Chúa, cũng như khi xưa ông để lộ sự sợ sệt khi chối Đấng là mục tử.
Lời nói này được Đức Kitô lập lại ba lần, kết án những kẻ mà thánh Phaolô rên siết khi thấy họ chỉ tìm tư lợi hơn là những điều Chúa muốn (P1 2,21), các lời này có nghĩa gì? "Anh có yêu Thầy không? Hãy chăn dắt chiên của Thầy". Như Người muốn nói: nếu anh yêu mến tôi, đừng lo cho bản thân mình, nhưng hãy lo cho đàn chiên; nhìn chúng không phải như của mình, nhưng là những con chiên của Thầy; hãy tìm vinh quang của Thầy, chứ không phải của anh; quyền lực của Thầy, chứ không phải của anh; điều Thầy muốn chứ không phải điều anh muốn.
Đừng lo cho chúng ta; hãy yêu Chúa...
Lời Cầu Nguyện của ÐTC Bênêđitô XVI
dâng lên Mẹ Maria nhân ngày cầu nguyện
cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc
ngày 24 tháng 5 hằng năm
Our Lady of Sheshan,
Ðức Mẹ Sheshan (Xa Sơn), Thượng Hải
Ðấng Phù Hộ Các Tín Hữu,
và Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc.
Lời Cầu Nguyện của Ðức
Thánh Cha Bênêđitô XVI dâng lên Mẹ Maria nhân ngày cầu nguyện cho Giáo Hội Công
Giáo tại Trung Quốc, ngày 24 tháng 5, hằng năm.
Our Lady of China - Ðức Mẹ
Trung Hoa.
(Radio Veritas Asia
17/05/2008) - Quý vị và các bạn thân mến. Cách đây khoảng một năm, vào ngày 27
tháng 5 năm 2007, khi gởi thư cho mọi thành phần Dân Chúa tại Trung Quốc, ÐTC
Bênêđitô XVI đã quyết định đặt ngày 24 tháng 5 hằng năm, ngày lễ kính Ðức Maria
dưới tước hiệu "Ðấng Phù Hộ Các Tín Hữu", làm ngày thế giới cầu nguyện
cho Giáo Hội công giáo tại Trung Quốc.
Giờ đây, nhân ngày Cầu
Nguyện này sắp đến, phòng báo chí Toà Thánh vừa cho công bố, vào trưa hôm thứ
Sáu 16 tháng 5 năm 2008, Lời Kinh do chính Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI soạn ra,
để khẩn cầu Mẹ Maria được tôn kính tại Ðền Thánh Mẫu Sheshan, cách thành phố
Thượng Hải vài cây số. ÐTC muốn cho mọi thành phần Giáo Hội đọc Lời Kinh này
trong ngày 24 tháng 5, ngày lễ kính Ðức Mẹ, Ðấng Phù Hộ Các Tín Hữu, và là ngày
thế giới cầu nguyện cho giáo hội công giáo tại Trung Quốc.
Mục thời sự hôm nay
kính mời quý vị và các bạn theo dõi lời Cầu Nguyện này như sau:
Lạy Ðức Nữ Ðồng Trinh rất thánh,
Lạy Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể và là Mẹ chúng con,
Lạy Mẹ được tôn kính dưới tước hiệu "Ðấng Phù Hộ các
tín hữu" nơi Ðền Thánh Sheshan, Mẹ là Ðấng được toàn thể giáo hội công
giáo tại Trung Quốc hướng về với tình mến thiết tha,
Hôm nay chúng con đến trước nhan Mẹ để cầu xin Mẹ thương
bảo vệ.
Xin Mẹ hãy đưa mắt nhìn đến Dân Chúa đây và với sự chăm
sóc hiền mẩu xin Mẹ hướng dẫn Dân Chúa trên những con đường sự thật và tình
yêu, ngõ hầu, trong mọi hoàn cảnh, Dân Chúa trở thành men của sự chung sống hoà
hợp giữa tất cả mọi công dân.
Với tâm tình tuân phục thưa "Vâng" tại
Nazareth, Mẹ đã ưng thuận cho Con Một hằng hữu của Thiên Chúa Cha đến nhập thể
trong cung lòng đồng trinh của Mẹ, và như thế khai mào công cuộc cứu độ trong lịch
sử.
Rồi sau đó, với lòng dấn thân sốt sắng, Mẹ cộng tác vào
công cuộc cứu rỗi, chấp nhận cho lưỡi gươm đau khổ đâm thấu linh hồn Mẹ, mãi
cho đến giờ cao điểm của Thập Giá, khi Mẹ đứng trên đồi Calvariô bên cạnh Con Mẹ,
Ðấng chịu chết ngõ hầu con người được sống.
Kể từ đó, một cách mới mẻ, Mẹ đã trở thành Mẹ của tất cả
những ai Tin vào Chúa Giêsu Con Mẹ, và chấp nhận vác lấy Thánh Giá mà theo
Chúa.
Lạy Mẹ của niềm hy vọng, trong cảnh mờ tối của ngày thứ Bảy
tuần thánh, Mẹ đã tin tưởng tiến bước đến buổi sáng Phục Sinh với niềm phó thác
không lay chuyển, xin hãy ban cho các con cái của Mẹ khả năng biết phân định
trong mọi hoàn cảnh, cả trong những lúc đen tối nhất, để nhìn thấy những dấu chỉ
sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa.
Lạy Ðức Bà Sheshan, xin Mẹ hãy nâng đỡ sự dấn thân của tất
cả những ai tại Trung Quốc tiếp tục sống đức tin, sống hy vọng và yêu thương,
dù trong những khó khăn hằng ngày, ngõ hầu họ không bao giờ sợ phải nói về Chúa
Giêsu cho thế gian biết , và nói về thế gian cho Chúa biết.
Nơi tượng Mẹ đứng trên cao tại Ðền Thánh Sheshan, Mẹ trao
ra cho thế gian Con Mẹ đang mở rộng đôi tay tràn đầy yêu thương. Xin Mẹ giúp
cho những người công giáo biết luôn sống làm chứng một cách đáng tin cho tình
thương này, vừa duy trì sự hiệp nhất với Ðá Tảng Phêrô mà trên đó Giáo Hội được
thiết lập.
Lạy Thánh Mẫu của Trung Quốc và của Á Châu, xin Mẹ khẩn cầu
cho chúng con bây giờ và mãi mãi. Amen.
Quý vị và các bạn
thân mến,
Vừa rồi là Lời Kinh của
ÐTC Bênêđitô XVI dâng lên Mẹ Maria, Ðức Bà Sheshan, vừa được Phòng Báo Chí Toà
Thánh phổ biến hôm thứ Sáu 16 tháng 5 năm 2008, để dùng trong ngày Cầu Nguyện
cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc, ngày 24 tháng 5 hằng năm.
Hẹn gặp lại quý vị và
các bạn.
(Ðặng Thế Dũng)
Prayer To Our Lady Of
Sheshan
(Benedict XVI)
Virgin Most Holy, Mother of the Incarnate Word and our
Mother,
venerated in the Shrine of Sheshan under the title
"Help of Christians",
the entire Church in China looks to you with devout
affection.
We come before you today to implore your protection.
Look upon the People of God and, with a mother�s
care, guide them
along the paths of truth and love, so that they may
always be
a leaven of harmonious coexistence among all citizens.
When you obediently said "yes" in the house of Nazareth ,
you allowed God�s eternal Son to take flesh in your
virginal womb
and thus to begin in history the work of our redemption.
You willingly and generously cooperated in that work,
allowing the sword of pain to pierce your soul,
until the supreme hour of the Cross, when you kept watch
on Calvary ,
standing beside your Son, who died that we might live.
From that moment, you became, in a new way,
the Mother of all those who receive your Son Jesus in
faith
and choose to follow in his footsteps by taking up his
Cross.
Mother of hope, in the darkness of Holy Saturday you
journeyed
with unfailing trust towards the dawn of Easter.
Grant that your children may discern at all times,
even those that are darkest, the signs of God�s
loving presence.
Our Lady of Sheshan, sustain all those in China ,
who, amid their daily trails, continue to believe, to
hope, to love.
May they never be afraid to speak of Jesus to the world,
and of the world to Jesus.
In the statue overlooking the Shrine you lift your Son on
high,
offering him to the world with open arms in a gesture of
love.
Help Catholics always to be credible witnesses to this
love,
ever clinging to the rock of Peter on which the Church is
built.
Mother of China and all Asia ,
pray for us, now and for ever. Amen!
(Prepared for Internet
by Radio Veritas Asia , Philippines )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét