‘Ý ĐỊNH’ CÓ
TRƯỚC ‘VẬT CHẤT’
Khắp năm châu, ''thiên hạ'' đều nói: ''Muốn
là được!'' (Vouloir,
c'est pouvoir!) Cổ nhân dạy: ''Vô đam mê, bất thành đại sự.'' (Rien ne se fait grand sans passion.)
Thậm chí người Việt mình còn ''cường điệu'' nhất
thế giới để ''xây dựng'' hạnh phúc hôn nhân: ''Thuận vợ, thuận chồng, tác Biển Đông cũng cạn.''
Tuy nhiên, sức người chỉ có giới hạn ''ở đây và
bây giờ'' (hic et nunc) trong Vũ Trụ này. Với ý chí và nỗ lực, con người đã lên
thăm chị Hằng, ''muốn chinh phục'' không gian, kéo dài tuổi thọ, thậm chí còn ước
ao được trường sinh, bất tử và nâng mình lên bằng những ''mỹ từ'': vĩ đại, vô
cùng, siêu phàm, siêu đẳng, cực kỳ, cực cấp tuyệt đối. Chưa khám phá được hết
các mặt ''tâm sinh lý'' phức tạp nơi thân xác mình, vậy mà con người ''vô tri
Thiên Chúa'', cả gan định nghĩa về Ngài theo khoa học do Ngài làm ra. Thánh
Bernard bày tỏ kinh nghiệm bản thân: ''Càng biết rõ chính mình, tôi càng biết rõ về Thiên
Chúa.'' (Plus j'avance dans la connaissance de mon "moi", plus je
m'approche de la connaissance de Dieu.) Triết gia Socrate khuyên đời phản tỉnh: ''Hãy
tự biết chính mình.'' (Connais-toi,
toi-même.) Vậy mà vẫn có lắm kẻ tự cao, tự đại, chẳng hạn qua câu nói: ''Khách hàng là vua, là Thượng Đế! Ta thay trời làm mưa!'' Ngược lại, vẫn có người khiêm tốn,
xưng mình là ''phàm nhân, tầm thường, tương đối...'' Nếu chấp nhận câu nói: ''Không
có gì tuyệt đối cả!'' là
đúng hoàn toàn thì câu ấy lại trở thành tuyệt đối. Mà không có ''cái gì'' tuyệt
đối thì đương nhiên có ''Đấng Tuyệt Đối'' như tôi đã trình bày trong bài ''Nguồn
Gốc và Ý Nghĩa của Chữ Công Giáo'' thế này: ''Mọi sự đều có nguyên nhân!'' Mệnh đề khẳng định này
là một trong bảy nguyên tắc căn bản của lý trí con người. Blaise Pascal nói:
''Con người là cây sậy biết tư duy.'' Descartes bảo: ''Tôi tư duy, vậy là tôi
hiện hữu.'' (Cogito, ergo sum. - Je pense, donc je suis. - I think,
therefore I am.) Tôi hiện hữu có giới hạn nên tôi biết rằng có Đấng Vô Hạn, tức
là Đấng Hằng Hữu hay là Đấng Tự Hữu. Đấng ấy không phải là ''sự của mọi sự'',
mà là ''Tác Giả, Nguyên Lý, Nguồn Gốc'' của mọi loài hữu hình và vô hình. Ngài
là Ông Trời mà người đời đề cập đến trong thơ-văn, cuộc sống...''
Danh Xưng ''Đấng Hằng Hữu'' là Lời Thiên Chúa cho
biết về Ngài trong Cựu và Tân Ước: ''Ta là Đấng Hằng Hữu. - Ego sum qui sum. I am who I
am. - Je suis qui suis.'' (1) Khi chiêm ngưỡng Vũ Trụ là kỳ công
của Thiên Chúa, Newton ,
nhà thiên văn tài ba, đã la lên: ''Ở đầu viễn vọng kính, tôi thấy Thiên Chúa đi qua!'' Ngược lại, trước đây, chỉ mới đặt chân
trên mặt trăng, bất chấp tuyệt đại đa số người tin Chúa trên toàn Thế Giới, các
phi hành gia Liên-xô cũ đã nói rằng họ không thấy Thiên Chúa đâu hết! Trong khi
đó, phi hành gia Hoa Kỳ lại tôn vinh Ngài là Chúa Tể Càn Khôn bởi vì Ngài là
Toàn Năng, là Trí Tuệ, là Ý Chí Tác Thành. Nhưng cũng có lắm người khư khư cho
rằng Vũ Trụ tự hiện hữu. Tôi bèn nói: ''Chiếc xe hơi này cũng thế: Không ai làm ra nó cả!'' Anh kia trả lời: ''Nói
vậy mà không sợ bị cho là gàn!'' Tôi
đáp lại: ''Đúng là tôi gàn bởi vì, nhìn cái tháp này, đáng lý
tôi phải biết rằng đã có kiến trúc sư và thợ làm ra nó mặc dù tôi không thấy
các người vừa nêu. Đứng ở thang máy đưa mình lên đỉnh tháp, nhìn Thiên Cơ, ngắm cảnh vật, đáng lý tôi phải nhận ra rằng ấy làThen Máy của Trời. Nó vận hành đâu vào đó, được xếp đặt theo quy luật,
được tính toán tinh vi theo trật tự lạ lùng. Khí quyển có lắm tầng được dựng
nên để bảo vệ, chăm sóc quá tỉ mỉ sự sống của tôi. Vậy, tôi phải tin rằng có Ý
Chí và Trí Tuệ Tuyệt Đối làm ra Thiên Cơ....''
Nghe nói vậy, anh bạn phản luận như sau: ''Cái
đó là do tạo hóa, là tự nhiên hay là thiên nhiên. Thế thôi!'' Tôi bèn giải thích: ''Chữ
'Tạo Hóa' thường được viết hoa như trong Từ Điển Việt-Pháp của Lê Khả Kế-Nguyễn
Lân: le Créateur. Chữ này còn có nghĩa là Đấng Tạo Thành, Hóa Công. Chữ 'tự
nhiên' đồng nghĩa với 'thiên nhiên' mà tiếng Pháp, Anh, Đức... gọi là 'nature,
Natur', tức là 'được sinh ra'. Vậy thì Tác Giả của Vũ Trụ là Ông Trời bởi vì
Ông Ta là Đấng Tự Hữu (Self-Existent: Existing without having been created).
Cho nên cái gọi là Big Bang cũng do Ông Trời là Tác Giả. Lần đầu tiên, từ 'Big
Bang' do nhà vật lý Anh, Fred Hoyle, đặt ra với ý nhạo báng người chống lại môn
nghiên cứu về vũ trụ (cosmology). Ai dè thành ngữ này lại được thông dụng để giải
thích việc hình thành Vũ Trụ!''
Từ Điển Tiếng Việt định nghĩa chữ ''tự nhiên''
như sau: ''I d. Tất cả nói chung những gì tồn tại mà không phải do
có con người mới có... Quy luật tự nhiên. II t. 1. ...không có tác động hoặc sự can thiệp của con người... 2...bình thường như vốn có của một người. 3. Không có hoặc không rõ lý do. Tự nhiên anh ta bỏ đi. 4. Theo lẽ thường..., phù hợp với lẽ thường của tự nhiên.''
Nhận xét: Đúng ở điều này: không
có tác động hoặc sự can thiệp của con người. Thật vậy, con người không làm ra sỏi,
đá, cát... được! Nhà bác học chỉ lấy cái có sẵn trong thiên nhiên để chế ra thứ
khác. Bảo rằng ''không có lý do'' là sai. Nhà trường hôm nay ở Việt Nam vẫn dạy cho
học sinh ''báo cáo'' với Thầy-Cô: ''Ba (người) vắng không có lý do!'' Đúng ra, phải nói: ''Ba
(người) vắng chưa / không biết lý do.''
Xét cho cùng, câu nói: ''Tôi
đi qua đây. Tự nhiên miếng ngói rơi xuống đầu tôi.'' là sai hoàn toàn. Việc ''tôi bị ngói
rơi xuống đầu'' là hậu quả của rất nhiều lý do mà ai cũng có thể ''truy
nguyên'' được. Ngoài ra, câu ''không phải do có con người mới có'' cũng
sai nốt bởi vì phát biểu như thế là vô tình coi thường Đấng Hóa Công là Tình
Yêu nhân loại. Kính mời ''những ai chưa biết Đấng Ấy'' vui lòng thử tìm hiểu về
Ngài qua một số nhận định và bằng chứng sau đây:
Các Triết Gia Bậc Thầy ngàn xưa định nghĩa ''con
người là tinh thần nhập thể và nhập thế, sống trong Vũ Trụ và bên cạnh tha nhân.'' Các Vị ấy gọi triết lý là sự
tra cứu về cuộc đời. Cho nên, trong triết học, mỗi ''câu trả lời'' lại trở
thành ''câu hỏi'' và triết gia là người lữ hành (homo viator: homme voyageur)
không bao giờ tới đích bởi vì tới đích là triết lý chấm dứt. Sau này, triết gia
Kant phát biểu rằng ''tri thức triết học là sự hiểu biết về các nguyên lý, khác với tri thức khoa học về các đối tượng.'' Tuy
nhiên, khoa học thì bao la. Do đó, càng khám phá khoa học là ''cái do Ông Trời
làm ra'', con người càng cảm thấy mình bé nhỏ trước Vũ Trụ. Đó cũng là lý do
khiến đại đa số nhà bác học cùng phát biểu tương tự như Kant: ''Đề
tài về Thiên Chúa còn hơn đại dương quá bao la. Con người không thể dùng tàu bè
để đi trên đó.'': Thiên hạ chỉ biết giới hạn về Vũ Trụ! Xin dẫn chứng
kiến thức khoa học: Vận tốc ánh sáng trong một giây là 300.000 (ba trăm ngàn)
cây số. Nếu có được chiếc ''quang phi thuyền'' (tàu bay nhanh bằng ánh sáng) để
lên chòm sao (constellation) Andromède thì tôi phải mất tới 900.000 (chín trăm
ngàn) năm ánh sáng, tức là ''quang niên''!!! Nếu muốn tới tinh tú xa nhất trong
chòm sao vừa nêu, tôi phải mất 6 triệu năm ánh sáng!
Kính mời quý Vị xem bài viết ở các Link dưới đây
nói về ''phép lạ, sự
huyền nhiệm và cái đẹp của cuộc sống''do Tạo Hóa:
1. The Miracle of Life – A
Meditation on Mystery and Beauty of Life as we March | Archdiocese of Washington(Trong
Link này, có Video về thai nhi rất dễ thương.)
Ngoài ra, trong bài
''Phép lạ bị lãng quên'' (Le Miracle oublié), bác sỹ Deepak Chopra nói thế này: ''Thân thể không phải là cái máy đồ nghề. Nó chỉ vận hành khi sức sống
là linh hồn làm cho nó linh động. Tất cả những gì do linh hồn làm và nghĩ ra đều
được biểu lộ (diễn nghĩa) trong thân xác vật lý. Linh hồn là hơi thở, là nguyên
lý sự sống, là ý thức về mình, là phần tinh thần.'' (le souffle principe de vie, la
conscience de soi, notre "corps spirituel'')
Trong cuốn ''Ai nắm
chìa khóa Vũ Trụ?'' (Qui détient la clé de l'Univers?), bác sỹ ấy đặt câu hỏi: ''Phải
chăng chỉ có khoa học mới hiểu được Vũ Trụ hay phải cậy vào thực thể thần linh,
dù thế nào đi nữa, để mà giải thích về Vũ Trụ?''(L'univers est-il
compréhensible par la science seule ou doit-on avoir recours à une entité
divine, quelle qu'elle soit, pour l'expliquer?)
Còn trong cuốn ''Điều khiến thiên thần phải cười''
(Ce qui fait rire les anges), để trả lời cho câu hỏi vừa nêu, bác sỹ Chopra viết
như sau: ''Thiên Chúa khoái thấy chúng ta cười.'' Qua cuốn này, tác giả giúp người
đọc tìm lại ''con đường của niềm vui và của sự lạc quan'' (le chemin de la joie
et de l'optimisme) trong cuộc sống. Thấy đời có ý nghĩa, Mano Solo phát biểu
như sau: "Không phải là tôi có cuộc sống của riêng tôi,
nhưng điều chắc chắn là tôi yêu cuộc sống.'' (Ce n'est pas que
j'aime la mienne, mais ce qui est sûr, c'est que j'aime la vie.)
Có vô số định nghĩa về cuộc sống tùy quan niệm của
mỗi người. Đại văn hào Victor Hugo khuyên ''thiên hạ'' thế này:''Đọc (hiểu) rõ Vũ Trụ là hiểu thấu đáo cuộc đời.'' (Bien lire l'Univers, c'est
bien lire la vie.) Nhà văn Antoine de Saint-Exupéry quan niệm: "Điều
làm nên ý nghĩa cho cuộc sống cũng làm nên ý nghĩa cho sự chết.'' (Ce qui donne un sens
à la vie donne un sens à la mort.) Nhà văn hiện thực Gustave Flaubert viết: "Điều
an ủi tôi trong cuộc sống là cái chết; điều an ủi tôi trong cái chết là sự sống.'' (Ce qui me console de la vie,
c'est la mort; ce qui me console de la mort, c'est la vie.) Bob Dylan cảm nhận
được ''siêu hình'' qua phạm trù ''hữu hình'' tạm bợ nơi con người: "Cái
được gọi là cuộc sống chỉ là giai đoạn ngắn ngủi giữa hai huyền nhiệm lớn mà thật
sự chỉ là một.'' (Ce
qu'on appelle la vie n'est qu'un bref épisode entre deux grands mystères, qui
n'en font en fait qu'un seul.) Ingmar Bergman cũng nhận ra ý nghĩa siêu nhiên của đời người: "Chính bóng tối của sự chết mới làm nổi bật sự sống.'' (C'est l'ombre de la mort qui donne
son relief à la vie.) Morihei Ueshiba nhận định: "Mọi
cuộc sống là sự biểu lộ tinh thần và tình thương.'' (Toute vie est une manifestation de
l'esprit et de l'amour.) Adrien Thério cũng có đồng quan niệm: "Sống
an bình dưới sự giám thị của Thiên Chúa là có mọi thuận lợi làm hồi sinh thế giới.'' (Une vie paisible sous le regard de
Dieu a toutes les chances de régénérer le monde.)
Liên tưởng đến Sách Sáng
Thế Ký, Honoré de
Balzac đặt câu hỏi: "Nếu ánh sáng là tình đầu của sự sống, phải chăng tình ấy là ánh sáng của con tim?'' (Si la lumière est le
premier amour de la vie, l'amour n'est-il pas la lumière du coeur?" Jimmy
Molière (2) cảnh báo hạng
bất nhân: ''Sống ác, chết cũng ác.'' (Une méchante vie amène une
méchante mort.) Thi sỹ Đức Wolfgang Goethe ca ngợi sự sống: ''Mọi
lý thuyết đều xám xịt, nhưng cây đời lại xanh tươi.'' (Toute théorie est grise, mais vert et
florissant l'arbre de la vie.) Colette Baron-Reid còn thấy cuộc sống đẹp hơn: ''Kiến
thức có màu xám, cây vàng của đời người thì xanh.'' (Grise est la connaissance,
vert l'arbre d'or de la vie.) Paulo Coelho diễn nghĩa đời: ''Trong
cuộc sống, mọi cái đều là dấu chỉ.'' (Dans la vie, tout est signe.) Pascal
chờ ngày ''tử quy'': ''Ở đời này, chỉ có điều lành là sự mong chờ cuộc sống
khác.'' (Il n'y a de
bien en cette vie que l'espérance d'une autre vie.) Sénèque thấy đời là chuyến
lữ hành: "Cả cuộc sống là hành trình về cõi chết.'' (Toute la vie n'est qu'un
voyage vers la mort.) François-René de Chateaubriand đồng quan niệm: "Cả
đời trôi đi, lang thang quanh mộ.'' (Toute notre vie se passe à
errer autour de notre tombe.) Jules Renard khốn khổ từ bé trong gia đình bất
hòa nên đã viết: ''Nếu ai thạo đời, xin cho tôi địa chỉ của nó.'' (Si vous connaissez la vie,
donnez-moi son adresse.)
Có một Vị trả lời
giúp tôi. Đó là ''Giêsu Nadaret, Vua Dân Do Thái!'', Đấng gánh tội trần gian
(qui tollis peccata mundi) vì Ngài đã phán: ''Ta là sự sống lại và là sự sống.'' (Gioan 11,25) Ngài cũng là
Thiên Chúa như Cha, đã xuống thế, mang thân phận của người nghèo khó, khốn khổ
nhất, bị tra tấn ngay cả khi Ngài đã tắt hơi bởi vì Tình Yêu chính là Ngài:
Deus Caritas est!
Hộ chiếu đến với Ngài
là đức khiêm nhượng. Sống noi gương Ngài thì sẽ thấy đời có ý nghĩa như tục ngữ
Latinh:''Sống trước, triết lý sau.'' (Primum vivere, deinde philosophari.)
(3)
Đaminh
Phan văn Phước
Ghi
chú:
1. Đại từ Ego dùng để
nhấn mạnh: Chính Ta là Đấng Hằng Hữu. (Có người dịch sai
như sau: Ta là Ta. Chữ ''am'' thứ hai đồng nghĩa với ''exist''.) Cho nên Ngài
đã tiền định mọi sự như trong câu 1 ở Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý Công Giáo. 2.
Jimmy Molière khác với Jean-Baptiste Popelin Molière, kịch bản gia. 3. Có người
ghi ''philosophare'' thay vì ''philosophari''.
Tháng Hoa dâng Mẹ Chúa Giêsu
Đức Quốc, 10.5.2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét