Thứ Hai sau Chúa Nhật 21 Quanh Năm
Thánh MONICA -Lễ nhớ
Thánh Monica. |
Bài Ðọc I: (Năm
II) Tx 1, 1-5. 11b-12
"Ðể danh Chúa được
vinh hiển trong anh em, và anh em được vinh hiển trong Người".
Khởi đầu thư thứ hai của
Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.
Phaolô, Silvanô, và Timôthêu
kính gửi lời thăm Giáo đoàn Thêxalônica trong Thiên Chúa là Cha chúng ta, và
trong Chúa Giêsu Kitô. Nguyện xin ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha
chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô ở cùng anh em. Anh em thân mến, tôi phải luôn
luôn cảm tạ ơn Thiên Chúa vì anh em, đó là điều phải lẽ, bởi vì anh em ngày
càng thêm lòng tin và hết thảy anh em đều đầy lòng thương yêu nhau, đến nỗi
chính chúng tôi cũng được hãnh diện trong các giáo đoàn của Chúa, vì anh em
hằng kiên nhẫn và giữ lòng tin trong những cơn bắt bớ gian truân anh em phải
chịu. Ðó là dấu chỉ về sự phán xét công minh của Thiên Chúa, để anh em xứng
đáng vào nước Thiên Chúa, bởi anh em phải chịu khốn khó vì nước ấy.
Xin Thiên Chúa chúng ta đoái
thương làm cho anh em nên xứng đáng ơn Chúa kêu gọi anh em, và xin Người dùng
quyền phép mà kiện toàn những ý định ngay lành do lòng tốt của anh em và công
việc của lòng tin anh em, để danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, được vinh hiển
trong anh em, và anh em được vinh hiển trong Người, do ân sủng của Thiên Chúa
chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 95, 1-2a. 2b-3.
4-5
Ðáp: Hãy tường thuật phép lạ Chúa giữa muôn dân (c. 3).
Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa
một bài ca mới. Hãy ca mừng Chúa đi, toàn thể địa cầu! Hãy ca mừng Chúa, hãy
chúc tụng danh Người. - Ðáp.
2) Ngày ngày hãy loan truyền
ơn Người cứu độ. Hãy tường thuật vinh quang Chúa giữa muôn dân, và phép lạ
Người ở nơi vạn quốc. - Ðáp.
3) Vì Thiên Chúa, Người hùng
vĩ và rất đáng ngợi khen. Người khả uý hơn mọi bậc chúa tể. Vì mọi chúa tể của
chư dân là hư ảo, nhưng Thiên Chúa đã tác tạo trời xanh. - Ðáp.
*
* *
Alleluia: 2 Cr 5, 19
Alleluia, alleluia! - Thiên
Chúa ở trong Ðức Kitô đã giải hoà thế gian với Người, và đã đặt lời giải hoà
trên môi miệng chúng tôi. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 23, 13-22
"Khốn cho các ngươi,
hỡi những kẻ dẫn đường đui mù".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo
Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng:
"Khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái giả hình! Vì các ngươi
đóng cửa nước trời không cho người ta vào: vì các ngươi không vào, mà kẻ muốn
vào, các ngươi cũng chẳng để cho vào.
"Khốn cho các ngươi, hỡi
những luật sĩ và biệt phái giả hình! Vì các ngươi đọc kinh cho dài để nuốt tài
sản của các bà goá, bởi thế, các ngươi sẽ chịu phán xét nặng hơn.
"Khốn cho các ngươi, hỡi
những luật sĩ và biệt phái giả hình! Vì các ngươi rảo khắp biển khơi và lục
địa, để tìm cho được một người tòng giáo, nhưng khi đã cho người đó tòng giáo,
các ngươi làm cho nó trở thành con cái hoả ngục gấp hai lần các ngươi.
"Khốn cho các ngươi, hỡi
những kẻ dẫn đường đui mù! Vì các ngươi nói rằng: Ai lấy đền thờ mà thề, thì
không có giá trị gì, nhưng ai lấy vàng trong đền thờ mà thề, thì mắc lời thề.
Hỡi kẻ ngu ngốc và đui mù, chớ thì vàng hay là đền thờ thánh hoá vàng, cái nào
trọng hơn? Các ngươi còn bảo rằng: Ai lấy bàn thờ mà thề, thì không giá trị gì,
nhưng ai lấy của lễ để trên bàn thờ mà thề, thì mắc lời thề. Hỡi những kẻ đui
mù, chớ thì của lễ hay là bàn thờ thánh hoá của lễ, cái nào trọng hơn?
"Vậy ai lấy bàn thờ mà
thề, thì lấy cả bàn thờ và mọi sự để trên bàn thờ mà thề. Kẻ nào lấy đền thờ mà
thề, thì lấy cả đền thờ và Ðấng ngự trong đền thờ mà thề. Và kẻ nào lấy trời mà
thề, thì lấy ngai toà Thiên Chúa và Ðấng ngự trên ngai toà ấy mà thề".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Ðức Giêsu trách những người
Do Thái và Pharisêu, bởi vì họ là những người đạo đức giả. Họ mang danh lề luật
để biến mình thành những người ban luật, ban ơn, chiếm quyền của Thiên Chúa.
Chúng ta cũng không khác gì
Pharisêu xưa. Ðức tin của chúng ta chỉ có trên lý thuyết. Lối sống đạo của
chúng ta chỉ giới hạn trong Thánh Ðường. Chúng ta có đi lễ, đọc kinh, thế nhưng
khi ra khỏi nhà Thánh Ðường là chúng ta chẳng còn gì cả. Chúng ta thiếu đời
sống bác ái, ít quan tâm tới anh chị em nghèo khổ... Với những hành động thiếu bề
sâu nội tâm của chúng ta, khiến anh em ngoài Kitô giáo khinh thường, đánh giá
chúng ta là mê tín, là đạo Nhà Thờ và chẳng có sức thuyết phục. Như thế chúng
ta chẳng dẫn họ đến được với Chúa, mà trái lại làm cho họ xa Chúa, xa Giáo Hội.
Cầu Nguyện:
Lạy Chúa, chúng con xin lỗi
Chúa, vì bấy lâu nay chúng con đã sống như người ngoài đạo, thậm chí như kẻ
nghịch cùng Chúa. Xin cho chúng con một niềm xác tín để chúng con đi theo con
đường của Chúa: Sống bác ái yêu thương, tôn trọng anh chị em. Ðể cuộc sống của chúng
con trở thành lời loan báo Tin Mừng của Chúa giữa lòng đời. Amen.
(Lời Chúa trong giờ
kinh gia đình)
Kết Án Tội Mù Quáng
(Mt 23, 13-22)
Suy Niệm:
Kết Án Tội Mù Quáng
Toàn chương 23 Phúc Âm thánh
Mátthêu ghi lại những lời kết án của Chúa Giêsu đối với các Luật sĩ và Biệt
phái. Nhưng trước khi công bố 7 lời kết án đó, tác giả Mátthêu ghi lại nhận
định chung của Chúa Giêsu (c.1-12): Chúa Giêsu, Ngài đề ra luật sống mới cho
tất cả những ai muốn theo Ngài, Ngài là vị thầy duy nhất thay thế Môsê và các
vị thầy nhân loại khác, Ngài muốn cho các môn đệ đừng rơi vào thái độ của những
Luật sĩ và Biệt phái: mù quáng, giả hình, vụ hình thức, chú trọng đến cái phụ
thuộc mà bỏ quên giáo lý làm linh hồn cho những hình thức bên ngoài.
Ba lời lên án của Chúa Giêsu
trong Tin Mừng hôm nay có cùng một điểm chung là sự mù quáng. Vì mù quáng, các
Luật sĩ và Biệt phái chẳng những không được vào Nước Trời, mà còn cản trở những
ai muốn vào đó; vì mù quáng, họ chỉ muốn khoe khoang lòng nhiệt thành tông đồ
của họ, chứ không thực sự nhằm đến ơn cứu rỗi của những người họ muốn đưa về
cùng Chúa; vì mù quáng, họ thay đổi luật Chúa theo ý riêng để có lợi cho cá
nhân, chứ không thực sự màng đến luật Chúa.
Ðó là ba lời kết án của Chúa
Giêsu. Chúa Giêsu đã tự ví mình như người chăn chiên nhân lành đi tìm chiên
lạc, như thầy thuốc cần cho bệnh nhân, như một Vị Thiên Chúa quyền năng sẵn
sàng tha thứ và giải phóng con người tội lỗi. Thế nhưng, Ngài đã không sợ đưa
ra những lời kết án mạnh mẽ, thẳng thắn: "Khốn cho các ngươi", không
phải vì Ngài không còn lòng nhân từ và tha thứ, nhưng vì sự cứng lòng chai đá
của con người đã đến mức tột cùng; không hoán cải khỏi thái độ giả hình, mù
quáng, lạm dụng tôn giáo, con người không thể hưởng được tình yêu thương nhân
từ của Thiên Chúa.
Ước gì Lời Chúa hôm nay thức
tỉnh chúng ta khỏi thái độ mù quáng, khép kín, tư lợi, và cho chúng ta biết
sống khiêm tốn, chân thành trước mặt Chúa và đối với anh em, để chúng ta xứng
đáng hưởng chúc lành của Chúa.
(Vertas Asia)
LỜI CHÚA
MỖI NGÀY
THỨ HAI TUẦN XXI THƯỜNG NIEN năm II
Bài đọc: II Thes 1:1-5, 11-12; Mt 23:13-22
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Một niềm tin, hai lối
sống.
Thủ tướng Ghandi có lần
nhận xét: “Nếu tất cả các Kitô hữu sống đúng những gì Chúa dạy, có lẽ cả thế
giới đã tin vào Ngài.” Thật vậy, các Kitô hữu là những người có chung một niềm
tin nơi Thiên Chúa, nhưng không phải ai cũng thực hành những gì Ngài dạy. Các
bài đọc hôm nay cho chúng ta thấy những ví dụ cụ thể về hai lối sống của những
người cùng một niềm tin vào Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Lối sống tin Chúa yêu
người của tín hữu thành Thessalonica.
Đứng trước thử thách và
đau khổ, những tín hữu sống theo tin yêu sẽ sẵn sàng chấp nhận gian khổ để làm
chứng cho Thiên Chúa, sẽ sẵn sàng hy sinh để người khác được những sự tốt đẹp
hơn mình. Đây là những mẫu người mà Thánh Phaolô đã tìm được nơi các tín hữu
Thessalonica. Ngài khen họ: “Thưa anh em, chúng tôi phải luôn luôn tạ ơn Thiên
Chúa về anh em: đó là điều phải lẽ, vì lòng tin của anh em đang phát triển
mạnh, và nơi tất cả anh em, lòng yêu thương của mỗi người đối với người khác
cũng gia tăng. Bởi thế, chúng tôi hãnh diện về anh em trước mặt các Hội Thánh
của Thiên Chúa, vì anh em kiên nhẫn và có lòng tin mỗi khi bị bắt bớ hay gặp
cảnh gian truân. Đó là dấu cho thấy Thiên Chúa xét xử công minh: anh em sẽ được
coi là xứng đáng tham dự Nước Thiên Chúa, chính vì Nước Thiên Chúa mà anh em
chịu đau khổ.”
Lòng tin yêu, nếu không
luôn được tôi luyện, sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng suy nhược, và dần dà sẽ mất
đức tin. Vì thế, Thánh Phaolô luôn cầu nguyện cho những tín hữu mới của ngài
luôn được bền vững trong đức tin mà họ mới lãnh nhận: “Xin Thiên Chúa chúng ta
làm cho anh em được xứng đáng với ơn gọi, và xin Người dùng quyền năng mà hoàn
thành mọi thiện chí của anh em và mọi công việc anh em làm vì lòng tin. Như
vậy, danh của Chúa chúng ta là Đức Giêsu, sẽ được tôn vinh nơi anh em, và anh
em được tôn vinh nơi Người, chiếu theo ân sủng của Thiên Chúa chúng ta và của
Chúa Giêsu Kitô.”
2/ Phúc Âm: Lối sống giả hình của
các Kinh-sư và Biệt-phái.
Giả hình (hupokrites) trong tiếng Hy-lạp có nghĩa
“người trả lời.” Vì thế, theo truyền thống Hy-lạp, chữ này có liên quan đặc
biệt đến những người trả lời trong cuộc đối thọai của các vở kịch trên sân
khấu, các diễn viên. Họ là những người đóng kịch, trong lòng đang vui mà phải
giả bộ khóc hay đang buồn mà phải cố cười để mua vui cho thiên hạ. Nói tóm,
người giả hình là người sống không thật với lòng mình, người mà ca dao Việt-nam
mô tả:
Bề ngòai thơn thớt nói
cười,
Mà trong nham hiểm giết
người không dao.
Đứng trước thử thách và
đau khổ, những người theo lối sống giả hình sẽ tìm cách không phải chịu gian
khổ bằng cách nêu lên mọi lý do để biện minh cho hành động nhát đảm sợ sệt của
mình. Họ sẽ cố gắng che đậy sự ích kỷ trong lòng bằng những hành động giả ân
nghĩa bên ngoài.
Chúa Giêsu gọi các
Kinh-sư và Biệt-phái là những hạng người này: "Khốn cho các ngươi, hỡi các
Kinh-sư và Biệt-phái giả hình! Các ngươi khoá cửa Nước Trời không cho thiên hạ
vào. Các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi cũng không để họ
vào. Khốn cho các ngươi, hỡi các Kinh-sư và Biệt-phái giả hình! Các người nuốt
hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ, cho nên
các người sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn.”
Kinh-sư và Biệt-phái
khóa cửa Nước Trời bằng lối sống giả hình. Làm sao họ có thể vào Nước Trời bằng
giữ chi li bao lề luật không cần thiết mà bỏ quên biết bao điều quan trọng của
Luật như công bằng, nhân từ và trung tín? Và nếu dân chúng cũng tin họ và làm
như thế thì cũng chẳng được vào Nước Trời.
Chúa cũng lên án họ về
việc không chịu làm gương sáng cho những người mới theo đạo: "Khốn cho các
người, hỡi các Kinh-sư và Biệt-phái giả hình! Các người rảo khắp biển cả đất
liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các người lại
làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các người.” Thay vì làm gương sáng, họ
làm gương mù và dạy cho những người mới trở lại đạo giả hình của mình. Những
người mới vào đạo thường hăng hái và nhiệt thành hơn những người đã theo đạo
lâu năm; nếu không nhiệt thành về điều tốt, họ sẽ nhiệt thành về những gì xấu
đã được chỉ dạy.
Các Kinh-sư và Biệt-phái
là những người làm luật và thông luật. Họ biết cách phiên dịch luật sao cho
trắng hóa đen, đúng hóa sai, bằng cách thêm bớt hay tìm chỗ sơ hở của lề luật.
Một ví dụ Chúa Giêsu đưa ra hôm nay về việc chỉ Đền Thờ mà thề. Luật dạy khi đã
chỉ Đền Thờ, nơi Thiên Chúa hiện diện, thì phải giữ lời thề đó bằng bất cứ giá
nào. Nhưng các Kinh-sư và Biệt-phái tìm cách làm cho lời thề đó không phải giữ
bằng cách lý luận loanh quanh. Họ bảo: "Ai chỉ Đền Thờ mà thề, thì có thề
cũng như không; còn ai chỉ vàng trong Đền Thờ mà thề, thì bị ràng
buộc."
Chúa vạch trần những lý
luận khôi hài của họ: “Đồ ngu si mù quáng! Thế thì vàng hay Đền Thờ là nơi làm
cho vàng nên của thánh, cái nào trọng hơn? Các ngươi còn nói: "Ai chỉ bàn
thờ mà thề, thì có thề cũng như không; nhưng ai chỉ lễ vật trên bàn thờ mà thề,
thì bị ràng buộc." Đồ mù quáng! Thế thì lễ vật hay bàn thờ là nơi làm cho
lễ vật nên của thánh, cái nào trọng hơn? Vậy ai chỉ bàn thờ mà thề, là chỉ bàn
thờ và mọi sự trên bàn thờ mà thề.”
Và Chúa kết luận: “Ai
chỉ Đền Thờ mà thề, là chỉ Đền Thờ và Đấng ngự ở đó mà thề. Và ai chỉ trời mà
thề, là chỉ ngai Thiên Chúa và cả Thiên Chúa ngự trên đó mà thề.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
- Cùng một niềm tin có
thể dẫn tới hai lối sống hoàn toàn trái ngược nhau: một lối sống dựa trên tin
yêu và một lối sống giả hình hoàn toàn bên ngòai.
- Con người có thể bị
đánh lừa bằng lối sống giả hình bên ngoài, nhưng Thiên Chúa không bao giờ bị
đánh lừa vì Ngài thấu suốt mọi sự trong tâm hồn.
- Chúng ta cần biết sống
đơn sơ thành thật trước mặt Thiên Chúa và con người.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
****************
Thứ Hai tuần 21 thường niên
Sứ điệp: Chúa Giêsu nghiêm khắc
chỉ trích thái độ giả hình của nhóm kinh sư và biệt phái, họ sống đạo hình thức
mà quên đi cái cốt lõi của đạo: lòng mến Chúa chân thật và yêu thương con
người.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã
than trách nhóm kinh sư và biệt phái giả hình. Ngày hôm nay, con tự nghĩ Chúa
cũng đang than trách chính con, vì con cũng có những tật xấu như họ. Thật vậy,
con vẫn thường khắt khe đòi buộc người khác phải tuân giữ luật Chúa, còn con tự
cho mình được miễn trừ. Con dạy người ta phải sống Tin Mừng, đang khi cuộc sống
của con đầy dẫy những gương xấu. Con hăng hái làm các việc tông đồ, nhưng các
việc làm của con nhằm vinh danh cho chính con hơn là cho Chúa. Con không để cho
Chúa Thánh Thần soi sáng khi suy gẫm Lời Chúa, mà lại tùy tiện giải thích theo
ý riêng con và có lợi cho con. Lạy Chúa, xin thương tha thứ cho con.
Xin cho con biết thờ phượng Chúa trong tinh thần
và chân lý, đừng để con rơi vào một thứ đạo hình thức và giả dối. Xin cho lời
nói của con luôn đi đôi với việc làm, để những gì con muốn người khác làm cho
con, con cũng làm cho họ như vậy. Xin cho ngọn lửa nhiệt thành nhà Chúa thôi
thúc con để con hăng say dấn thân làm tông đồ cho Chúa và chỉ nhằm vinh danh
Chúa mà thôi.
Và xin Thánh Thần Chúa thanh lọc khỏi con người
con những ích kỷ, giả dối, kiêu căng và tham lam, để đời sống đạo của con theo
tinh thần phúc âm, sẽ trở nên dấu chỉ cho mọi người nhận biết Chúa. Amen.
Ghi nhớ : "Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ dẫn đường đui
mù".
27/08/12
THỨ HAI TUẦN 21 TN
Th. Mônica
Mt 23,13-22
Th. Mônica
Mt 23,13-22
LỜI
NÓI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM
“Các người khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào các người cũng không để họ vào.” (Mt 23,13)
Suy niệm: Các kinh sư và người Pharisêu tự cho rằng mình công chính hơn những người khác nhưng họ đã bị Chúa Giêsu kết án là những kẻ giả hình. Lẽ ra họ là những người dẫn đưa người khác đến với Chúa nhưng họ lại là những kẻ dẫn đường mù quáng. Họ chỉ dạy người khác với nhiều lời lẽ hay nhưng cách sống của họ lại phản chứng. Đã có lần Chúa Giêsu nói: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5,20). Thật vậy, Nước Trời chỉ dành cho những người biết kết hợp giữa lời nói và việc làm: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Mời Bạn: Thánh nữ Mônica là người biết kết hợp giữa lời nói và việc làm. Thánh nữ đã hy sinh cầu nguyện đêm ngày cho con mình là Âu-tinh bỏ đường lầm lạc trở về với Chúa và trở thành vị thánh lớn của giáo hội. Bạn cũng được mời gọi sống chứng nhân bằng những việc làm cụ thể giúp đỡ người khác, chứ không chỉ dừng lại ở việc đọc kinh đi lễ. Bạn góp phần thăng tiến gia đình, hội đoàn, những người nghèo khổ…, dẫn đưa họ đến với Chúa là nguồn hạnh phúc thật.
Sống Lời Chúa: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1Ga 3,18).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con thật sự là người của Chúa.
ĐẠO ĐỨC GIẢ
Đức Giêsu đã nói như
một vị ngôn sứ. Khi nói khốn cho, Ngài không có ý nguyền rủa hay kết án ai, cho
bằng nói lên sự đau xót, thậm chí giận dữ đến độ trách phạt.
Suy niệm:
Trong Bài Giảng trên núi, Đức Giêsu đã nói đến
Các Mối Phúc.
Ngài chúc mừng những ai thuộc về Nước Trời bằng
các lời Phúc cho.
Còn trong chương 23 của Tin Mừng Mátthêu,
Đức Giêsu lại 7 lần dùng lối nói Khốn cho,
khi nói với giới lãnh đạo Do Thái giáo là các
kinh sư và nhóm Pharisêu.
Đức Giêsu không phải là người đầu tiên dùng lối
nói khó chịu này.
Các ngôn sứ thời xưa như Amốt hay Isaia (Am 6,
1; Is 5, 8-24)
cũng đã lắm khi dùng lối nói này để tố cáo
những người quyền thế.
Mục đích của các ngôn sứ là vạch trần những sai
phạm của họ,
và cảnh báo cho mọi người biết mà tránh xa.
Đức Giêsu đã nói như một vị ngôn sứ.
Khi nói khốn
cho, Ngài không có ý nguyền rủa hay kết án ai,
cho bằng nói lên sự đau xót, thậm chí giận dữ
đến độ trách phạt.
“Khốn cho ngươi, hỡi Khoradin! khốn cho ngươi,
hỡi Bétsaiđa!”
Đức Giêsu đã nói như thế với các thành phố từ
chối Ngài (Mt 11, 21).
“Khốn cho kẻ nào nộp Con Người, thà nó đừng
sinh ra thì hơn” (Mt 26, 24).
Đây không phải là một lời chúc dữ cho Giuđa,
hay kết án anh phải đời đời hư mất.
Đúng hơn đây diễn tả một tiếc nuối xót xa về
tội của người môn đệ.
Vào thời thánh Mátthêu viết sách Tin Mừng, từ
sau năm 70,
có một sự xung đột nghiêm trọng giữa các Kitô
hữu gốc Do Thái
với những nhà lãnh đạo Do Thái giáo lúc bấy
giờ.
Bài Tin Mừng hôm nay phản ánh sự căng thẳng đó.
Các vị kinh sư và những người pharisêu đầy
quyền lực
không muốn đồng bào của mình tin vào một ông
Giêsu bị đóng đinh.
Ai tin sẽ bị trục xuất khỏi hội đường (x. Ga 9,
22).
Như thế họ đã khóa cửa Nước Trời để chẳng ai
vào được, kể cả họ (c. 13).
Các vị kinh sư và nhóm Pharisêu hăng say trong
việc truyền giáo.
Họ muốn làm cho dân ngoại trở thành Dân Chúa.
Tiếc thay, sau khi đã vào đạo rồi, những người
tân tòng này
có thể trở nên cứng nhắc vì nệ luật, và rơi vào
thói giả hình.
Họ “trở thành con cái của hỏa ngục gấp đôi các
ông” (c. 15).
Đức Giêsu cũng tố cáo sự phân biệt quá chi li
về giá trị những lời thề.
Đối với Ngài, thề nhân danh Đền thờ hay vàng
trong Đền thờ,
nhân danh bàn thờ hay lễ vật trên bàn thờ (cc.
16-20),
thì cũng chẳng khác gì thề nhân danh chính
Thiên Chúa (cc. 21-22).
Tất cả lời thề đều phải được giữ như nhau, đều
ràng buộc như nhau.
Những lời tố giác của Đức Giêsu đối với giới
lãnh đạo Do Thái giáo
vẫn đặt câu hỏi cho chúng ta thời nay.
Làm sao để tôn giáo mở đường cho con người gặp
gỡ Thiên Chúa,
chứ không khép lại hay gây cản trở?
Làm sao để người tân tòng thực sự trở thành con
cái Nước Trời?
Làm sao để chúng ta khỏi sa vào những chi li thái
quá của luật lệ?
Những lời của Đức Giêsu mời gọi chúng ta nhìn
lại mình và thay đổi.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu,
khi đến
với nhau,
chúng con
thường mang những mặt nạ.
Chúng con
sợ người khác thấy sự thật về mình.
Chúng con
cố giữ uy tín cho bộ mặt
dù đó chỉ
là chiếc mặt nạ giả dối.
Khi đến
với Chúa,
chúng con
cũng thường mang mặt nạ.
Có những
hành vi đạo đức bên ngoài
để che
giấu cái trống rỗng bên trong.
Có những
lời kinh đọc trên môi,
nhưng
không có chỗ trong tâm hồn,
và ngược
hẳn với cuộc sống thực tế.
Lạy Chúa
Giêsu,
chúng con
cũng thường ngắm mình trong gương,
tự ru ngủ
và đánh lừa mình,
mãn
nguyện với cái mặt nạ vừa vặn.
Xin giúp
chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ,
đã ăn sâu
vào da thịt chúng con,
để chúng
con thôi đánh lừa nhau,
đánh lừa
Chúa và chính mình.
Ước gì
chúng con xây dựng bầu khí chân thành,
để chúng
con được lớn lên trong bình an.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Khốn
cho các ngươi, hỡi những kẻ dẫn đường đui mù".
Nữ Quan Thầy Của Các Bà Mẹ
Hôm
nay chúng ta mừng lễ thánh Monica, Nữ vương của các bà mẹ nói chung và của các
bà mẹ công giáo nói riêng. Sự kiên tâm bền chí của thánh nhân trong cầu nguyện
là một lời chứng hùng hồn về đời sống đức tin sâu xa của một người nữ trong
cương vị là một người mẹ. Thánh Monica đã nếm mùi đau khổ trong việc nuôi dạy
người con ngỗ nghịch của mình là thánh Augustino. Như chúng ta biết, thánh
Monica là người đã đau khổ nhiều vì thánh Augustino, có lúc tưởng chừng như
tuyệt vọng, nhưng đức tin đã cung cấp cho thánh nữ sức mạnh, lòng tin tưởng và
kiên trì trong lời cầu nguyện cho người con xa Chúa, và phần thưởng cho sự kiên
trì đó là ơn trở lại của Augustino và cuối cùng, thánh nhân đã được hạnh phúc
chứng kiến người con của mình trở thành người của Chúa, được tận hiến cho Chúa
để chăm sóc cho một cộng đoàn. Có thể nói thánh Monica đã thành thật sống đức
tin của mình để nêu gương cho người con đã một thời sống ngoài luật Chúa. Thật
là trái ngược với thái độ sống giả hình của những người biệt phái và kinh sư mà
Chúa Giêsu đã nặng lời khiển trách.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Lắng nghe tiếng nói của lương tri
Những
lời "khốn cho các ngươi" được lập lại nhiều lần tương ứng với những
điều chướng tai gai mắt cũng là những tội của các kinh sư và biệt phái. Họ đã
cố tình làm những điều phi lý, khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào, nuốt
hết tài sản của các bà góa, rảo khắp các biển cả đất liền rủ cho được một người
theo đạo, nhưng khi họ theo rồi thì lại làm cho họ đáng xuống hỏa ngục hơn.
Chúa Giêsu đã gọi các kinh sư và biệt phái là những người sống mù quáng. Ðiều
đáng nói ở đây là các kinh sư và biệt phái cố tình chia lìa trong lỗi lầm của
mình, họ thích danh vọng và chạy theo những bả vinh hoa, vì vậy họ cố gắng tìm
mọi cách để đạt đến nó bằng bất cứ cách nào. Có thể nói đây là những người chủ
trương lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện. Cứu cánh của họ đã không công
minh, chính trực và phương tiện lại còn đê hèn hơn, nên họ đã lợi dụng những
dân đen, là những người thấp cổ bé họng, không có khả năng tự bảo vệ mình.
Lời
Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói của lương tri, là lời
của Chúa muốn dạy chúng ta cách cụ thể trong từng trường hợp của đời sống ta.
Lạy
Chúa,
Xin
Chúa ban cho mỗi chúng con luôn biết xa tránh những điều xấu xa và tìm đến
nguồn mạch ân sủng là Lời Chúa, nhờ đó lương tâm của chúng con mãi trong sáng
để rọi lên hình ảnh sống động của Chúa và thánh ý Ngài trong mỗi giây phút của cuộc
sống chúng con.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Khốn cho kẻ giả hình
Đức Giêsu nói: “Khốn cho các ngươi, những kinh sư và người Pha-ri-sêu
giả hình! các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! các ngươi đã
không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi cũng không để họ vào.”(Mt. 23, 13)
Nếu
có ai hỏi sao một người hiền lành, dịu ngọt nhất như Đức Giêsu lại có những lời
như xẻ cưa, lửa đốt như vậy trong Tin Mừng của Người khi Người khiển trách
những kẻ giả hình và những kẻ làm gương mù? Vì lợi ích tương lai của công trình
Người, Người phải lột mặt nạ tập đoàn kinh sư lợi dụng quyền thế tách rời Người
ra khỏi những người thường dân bé nhỏ. Hôm nay, Người nói rõ sự thật về họ một
cách trịnh trọng:
Những kẻ giả hình xưa:
Tiếng
kêu: “Khốn cho” kẻ giả hình, họ giả hình vì chỉ thực hành những nghi thức tôn
giáo hoàn toàn hình thức bên ngoài, khác xa với lòng đạo đức chân thực sống
động bên trong con người. Kẻ giả hình luôn lợi dụng việc thờ phượng Thiên Chúa
hằng sống để thượng tôn pháp luật và nghi lễ bên ngoài một cách xảo quyệt.
Chính ra việc phụng sự Thiên Chúa phải thành thực và sống động bởi lòng yêu mến
chân chính.
Những
lời khiển trách của Chúa còn tới chúng ta ngày nay không?
Kẻ giả hình ngày ngay.
Chúng
ta có là kẻ giả hình không? Không nên khóc thương những kẻ giả hình khốn khổ
xưa, cũng không xét đoán ai. Nhưng chính mình chúng ta có sống chân thật không?
Trong đời sống chúng ta? trong lúc hành đạo? có thể chúng ta có nhiều thái độ
giả hình được biện minh nhân danh phục vụ, cần cho hợp thời dựa vào sự đổi mới
của Công đồng Va-ti-can 2 hay liệng bỏ lời Giáo Hội là Thầy dạy.
Chúng
ta giầu và phong phú lắm. Phải, đúng là chúng ta rất phong phú về lễ nghi.
Nhưng chúng ta có biết tự hạ mình xuống giúp những kẻ không có gì chăng? có lẽ
chúng ta cầu nguyện nhiều, nhưng có vừa đủ để cho người khác cầu nguyện không?
và có khi họ cầu nguyện còn thành thực hơn chúng ta nhiều.
CG.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 8
27 THÁNG TÁM
Ánh Sáng Soi Dẫn Sự Sống Của Giáo Hội Hôm Nay
Bản Báo Cáo Chung Kết
(tài liệu đúc kết kỳ Thượng Hội Đồng bất thường này) diễn tả hùng hồn mối quan
tâm của tập thể các giám mục và nỗ lực chung của toàn thể Giáo Hội nhằm muốn
trân trọng hơn đối với Công Đồng Vatican II. Ở đây chúng ta nhìn các vấn đề của
Giáo Hội hậu Công Đồng với một cái nhìn mới, với một tinh thần nhận định khách
quan và với nhãn giới ưu tư mục vụ. Chúng ta khảo sát kỹ lưỡng tình hình của
mình sau hai mươi năm, với tất cả những thay đổi và những cải thiện quan trọng
đã xảy ra trong đời sống Giáo Hội. Trong cuộc khảo sát này, chúng ta nhìn thấy
cả những khó khăn và những thành công.
Bản Báo Cáo Chung Kết
này – được xem xét kỹ – đã trao cho chúng ta những đề nghị thích hợp để thay
đổi và đã soi sáng cho những vấn đề khẩn cấp trong đời sống của Giáo Hội hiện
nay. Có những nhấn mạnh đặc biệt về tiếng gọi nên thánh phổ quát. Chúng ta thấy
rằng sự nên thánh này phải phát nguồn từ chính đời sống và ơn gọi của Giáo Hội.
Trước hết, nó phải được cắm rễ trong sự đáp trả của Giáo Hội đối với Lời Chúa
và đối với tiếng gọi phổ quát Phúc Aâm hóa bằng việc chia sẻ Tin Mừng. Hết thảy
mọi Kitôhữu đều được mời gọi tiến tới trong tiếng gọi nên thánh khẩn thiết này,
được hướng dẫn bởi quyền giáo huấn của các giám mục và công việc không ngừng
của các nhà thần học của Giáo Hội.
Thứ hai, phụng vụ phải
dẫn chúng ta vào trong một kinh nghiệm đích thực về sự thiêng thánh và thái độ
tôn kính sự hiện diện của Thiên Chúa. Thực tại Giáo Hội trong phụng vụ phải
được diễn tả như một sự hiệp thông với Đức Kitô và Thân Thể mầu nhiệm của Ngài.
Thứ ba, chúng ta nhận
thấy nhu cầu phải đẩy mạnh những lãnh vực được Công Đồng đề cập đến. Chúng ta
nhận thấy cần phải đối thoại và phát triển mối hiệp nhất giữa các Giáo Hội Đông
phương và Tây phương. Chúng ta cần phải lưu tâm đến những đóng góp quan trọng
của các hội đồng giám mục. Chúng ta phải tiếp tục làm cho Giáo Hội liên đới với
những nhu cầu và những vấn đề của con người hiện đại. Chúng ta phải tăng cường
sự hiểu biết và cảm thông đối với các tôn giáo ngoài Kitô giáo và đối với các
anh chị em vô thần. Chúng ta phải luôn luôn thăng tiến quyền lợi của người
nghèo và những người bị áp bức, và bảo vệ nhân phẩm của mọi con người bằng cách
tuân thủ các giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Công Đồng Vatican II là di sản của
chúng ta, di sản của Giáo Hội.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 27-8
THÁNH MÔNICA;
2Tx 1, 1-5.11b-12; Mt 23, 13-22.
LỜI
SUY NIỆM: “Khốn cho các
ngươi, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các ngươi khóa cửa Nước Trời
không cho thiên hạ vào! Các ngươi đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi
cũng không để họ vào” (Mt 23,13).
Chúa Giêsu đưa ra những lời quở trách những kinh sư và người Pharisêu, bởi
vì họ là những kẻ nói một đàng mà làm một nẽo, trái ngược với những gì họ
đã nói.
Lời quở trách của Chúa Giêsu vẫn còn hiệu lực cho ngày hôm nay. Mỗi khi tham dự
Thánh Lễ hay những cuộc hành hương, tỉnh tâm, cầu nguyện ở nơi đông người, là
cơ dịp để gặp gỡ nhau trong tâm tình là con cùng một Cha trên trời; đến để chia
sẻ , quan tâm đến nhau, để cảm thông hoàn cảnh của người anh em, và hiệp thông
trong cầu nguyện; để giúp nhau trong cuộc sống. Thì họ lại đến nhà thờ,
nơi cầu nguyện có đông người, họ luôn khoát trên mình một bộ mặt nghiêm nghị,
người khác nhìn họ chỉ nhận lại những ánh mắt hình sự thay vì được nhận được
ánh mắt thương yêu trìu mến. Để tránh được lời quở trách của Chúa Giêsu,
chúng ta chỉ còn cách là sống trung thực với chính mình, với tha nhân và với
Chúa. Chúa biết chúng ta bất toàn, nhưng Chúa chấp nhận bất toàn của chúng ta,
nếu chúng ta khiêm tốn, tự hạ mình xuống trước Chúa và anh em mình. Chúa sẽ
nâng chúng ta lên.
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 27-08
Thánh MONICA
(331 - 387)
Thánh Monica, mẹ của
Thánh Augustinô, có lẽ sinh tại Thagaste miền Numidia, là nơi Ngài lập gia đình
và sống phần lớn cuộc đời mình. Thuộc dòng dõi Berber nên tên Ngài là Berber.
Những gì chúng ta biết được về thánh nữ đều nhờ các bút tích của con Ngài, nhất
là cuốn IX bộ "tự thuật" (confessions)
Monica là một người tốt,
nhưng được một vú nuôi già của gia đình dạy dỗ những các khắt khe. Chẳng hạn,
bà không cho phép cô uống nước ngoài những bữa ăn. Có lẽ vì vậy Ngài có thói
quen dùng những thứ không được phép. Thói xấu lớn dần cho đến khi cha mẹ Ngài
sai đi ép rượu, người đầy tớ giúp việc chế nhạo Ngài như một tay nghiền. Thánh
nữ mắc cỡ và bỏ hẳn thói xấu ấy.
Còn nhỏ tuổi, Monica đã
được gả cho Pareiciô, một người có tính hẹp hòi, nhưng không phải là xấu nết
khó thương. Tuy nhiên thánh nữ đã đối xử tốt đẹp với cả chồng lẫn mẹ chồng
khiến sau một thời gian nàng đã hoàn toàn chinh phục được bà. Khác với các phụ
nữ láng giềng, không hề có dấu nào chứng tỏ rằng: thánh nữ đã bị chồng ngược
đãi. Lý do khiến ông không mạnh tay với thánh nữ vì Ngài đã giữ không mạnh
miệng với chồng.
Mối giây liên kết thánh
nữ với người con thông thái là cả một phép mầu của lòng nhẫn nại và tình thương
không biết mệt mỏi. Có lẽ thánh nữ đã không hoàn toàn hiểu nổi đời sống khó
khăn và những thay đổi trong trí khôn con mình mà chỉ biết đau buồn vì chàng đã
đi theo thuyết Manichêô. Về phần Augustinô khi ấy chỉ thấy mẹ mình gây phiền
toái mà thôi. Khi bà quyết theo con tới Roma (vì Patricô đã qua đời) Augustinô
đã trốn bà và đi một mình. Dẫu vậy, bà vẫn đuổi theo và gặp lại chàng ở Milanô.
Tại đây bà gặp thánh Abrosiô. Hai người rất mực kính trọng lẫn nhau.
Cuối cùng vào năm 386,
thánh nữ vui mừng thấy con hối cải. Đó là phần thưởng đền bù không biết bao
nhiêu là nước mắt và kinh nguyện của Ngài. Thánh nữ cùng tĩnh tâm với Augustinô
ở Cassicicum và có mặt trong lễ rửa tội của con do thánh Ambrosiô cử hành.
Năm 387, thánh nữ lên
đường về Phi châu với con và các bạn hữu của Ngài. Tại Ostia, thánh nữ chia sẻ
với con mình sự hoan lạc trong tâm hồn mà thánh Augustinô ghi lại trong cuốn IX
"bộ tự thuật".
Sau đó thánh Monica nói:
- Con ơi, phần mẹ, mẹ không còn thấy vui sướng vì bất cứ điều gì ở đời này nữa.
Mẹ không hiểu sẽ phải làm gì và tại sao lại còn sống ở đây. Niềm hy vọng của mẹ
trên thế gian này đã được hoàn thành. Chỉ có một điều mẹ ao ước là được thấy
con trở thành người công giáo trước khi mẹ lìa đời. Thiên Chúa cho mẹ được toại
nguyện và hơn nữa đã cho mẹ thấy con chán ghét hạnh phúc trần gian và hiến thân
phụng sự Ngài. Mẹ còn làm gì nữa đây ?
Chẳng bao lâu sau đó,
thánh nữ mang bệnh và từ trần tại Ostia
vào tuổi 56 .
Trước kia thánh nữ thường
ao ước được chôn cất bên chồng. Bây giờ, thánh nữ được hỏi xem có buồn khi phải
gởi xác ở xa quê hương không ? Ngài trả lời : - Không có gì cách xa Thiên Chúa
cả. Đừng sợ rằng: Ngài sẽ không biết mẹ ở đâu để phục sinh mẹ dậy .
Và những lời cuối cùng
nói cho con mình:
- Hãy chôn cất mẹ ở đâu
cũng được. Đừng lo lắng chi về điều đó cả. Mẹ chỉ xin con hãy nhớ đến mẹ tại
bàn thờ Chúa khi nào con có thể.
Chắc chắn Augustinô không
bao giờ quên Ngài và cả được ai đọc về Ngài trong bộ "tự thuật". Ngài
được mai táng tại Ostia .
Dường như năm 1430 xác Ngài được cải táng về Roma chôn tại thánh đường thánh
Augustinô .
(daminhvn.net)
++++++++++++++++++
27 Tháng Tám
Ăn Cắp Lửa Trời
Thần thoại Hy Lạp có
kể lại câu chuyện của thần Prométhée ăn cắp lửu trời để sáng tạo con người.
Theo óc tưởng tượng
của người Hy Lạp, Thiên Triều do thần Zeus cai trị gồm có hai loại thần: các
đại thần và tiểu thần. Tiểu thần là các vị thần đã bị nhóm các vị thần trung
thành với Ngọc Hoàng Zeus đánh đổ... Trong số các tiểu thần thất sủng ấy,
Prométhée là vị thần duy nhất vẫn còn được Ngọc Hoàng Zeus tín nhiệm nên ban cho
quyền tạo dựng con người và súc vật trên mặt đất.
Ngày nọ, Prométhée và
em của mình đã thí nghiệm khảt năng sáng tạo của họ. Họ dùng mọi yếu tố trên
trần gian để nhào nặn nên con người... Thế nhưng, giống người mà họ tạo nên vẫn
chết cứng bởi vì còn thiếu lửa. Nhưng lửa thì chỉ có các vị đại thần trên thiên
triều mới nắm giữ. Thế là Prométhée đã lén đến lò rèn của thần Hephetus để đánh
cắp lửa thiêng. Lửa ăn cắp từ thiên triều đx lan tràn khắp mặt đất làm cho con
người được sưởi ấm và hân hoan.
Ngọc Hoàng Zeus đã hay
biết mọi chuyện. Ông nổi giận lôi đình và cho sấm sét đến lay chuyển cả mặt
đất... Vì tội ăn cắp lửa trời, nên Prométhée đã bị Zeus cho trói vào một ngọn
núi cao, mỗi ngày diều hâu đến mổ vào gan của ông.
Huyền thoại Prométhée
trên đây như muốn nói lên sự khao khát vô tận và khả năng khoa học gần như
không giới hạn của con người... Khả năng đó là một thể hiện của chính hình ảnh
Thiên Chúa khắc ghi vào con người... Khả năng sáng tạo đó cũng nói lên phẩm giá
siêu việt của con người... Khả năng sáng tạo đó, Thiên Chúa phú bẩm cho con
người là để phục vụ phẩm giá con người hay để hủy hoại nó? Ðó là câu hỏi đang
được đặt ra cho con người của thời đại chúng ta.
Có nhiều người chủ
trương rằng do tiến hóa, con người bởi loài khỉ mà ra. Ðứng trên phương diện
khoa học thì giả thuyết đó không phải là một điều tưởng tượng... Tuy nhiên, một
thách đố có thể đặt ra cho con người là: liệu có thể có một tiến trình ngược
lại theo đó con người có trở thành khỉ không?
Cách đây không lâu,
ông Chiarelli, một giáo sư nhân chủng học tại đại học Firenze bên Italia đã đề
nghị cho khỉ cái được thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người nam. Giống
sinh vật do sự lai giống này sinh ra sẽ là một con vật nửa người nửa khỉ. Mục
đích được tạo dựng của giống sinh vật này là để dùng vào các công tác tạp dịch
hoặc để lấy các cơ phận của nó ghép vào các bệnh nhân.
Vấn đề được đặt ra là:
giống sinh vật nửa người nửa khỉ này nếu dùng được ngôn ngữ của con người, nó
sẽ xưng hô thế nào với người cho tinh trùng từ đó nó được thụ thai? Dù muốn dù
không, không ai có thể chối bỏ được phụ tính của người đàn ông cho tinh trùng.
Nói một cách nôm na, giống sinh vật nửa người nửa khỉ này là con của ông, nó có
quyền gọi ông là cha... Vậy thì, có người cha nào muốn dùng con mình vào những
cuộc thử nghiệm không? Có người cha nào muốn biết con của mình thành một con
thú hay không?
Ðặt câu hỏi như thế
không phải là xa vời, bởi vì dưới ánh mặt trời này, khi con người chối bỏ lẫn
nhau, khi con người không còn biết nhìn nhận phẩm giá siêu việt của người khác,
thì chuyện gì xem ra cũng có thể xảy đến... Hitler đã giết hại 6 triệu người Do
Thái, Polpot đã tiêu diệt gần 2 triệu đồng bào ruột thịt của mình. Cả hai đều
xây dựng trên một lý thuyết: con người chỉ là một con vật!
Câu chuyện khoa học
trên đây có quá xa vời với chúng ta không? Dù trong nghiên cứu khoa học, trong
các hoạt động chính trị hay trong các giao tế hằng ngày: vấn đề vẫn giống nhau.
Mỗi khi con người chối bỏ phẩm giá của người khác là lúc con người cũng muốn
biến người đó thành một loài khỉ và dĩ nhiên theo một thứ luận lý rất chặt chẽ,
con người cũng tự nhận mình là khỉ.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày
27
Thánh Nữ
Mônica
Tôi sẽ
nói cho bạn biết một bí mật về sự thánh thiện và hạnh phúc. Nếu như mỗi ngày,
trong vòng năm phút, bạn để cho trí tưởng tượng của mình yên tĩnh, bạn nhắm mắt
với những gì khả giác, bạn bịt tai với mọi tiếng ồn ào chung quanh, sao cho
mình có thể lui vào trong cung thánh của linh hổn mình là đền thờ Chúa Thánh
Thần, và thân thưa với Ngài rằng:
Lạy Chúa Thánh Thần, linh hồn của linh hồn
con, con thờ lạy Chúa, xin soi sáng cho con, hướng dẫn con, thêm sức cho con và
an ủi con. Xin cho con được biết việc phải làm và xin ra lệnh cho con thực
hiện. Con xin hứa sẽ tuân phục tất cả những điều Chúa đòi hỏi, và chấp nhận tất
cả những gì Chúa cho phép xảy đến. Chỉ xin tỏ ra cho con biết Thánh Ý Chúa là
gì!
Nếu bạn
làm được như thế, cuộc đời bạn sẽ trôi qua trong an hòa vui tươi, tràn đầy an
ủi giữa biết bao sóng gió, vì ân sủng sẽ được ban cho tùy theo thử thách, và cả
sức mạnh để chịu đựng chúng, dẫn đưa bạn tới ngưỡng cửa Thiên Đàng, hoàn toàn
xứng đáng. Việc tuân phục Thánh Thần như thế chính là bí mật của sự thánh
thiện.
Hồng y Mercier
Ngày 27 tháng 8
THÁNH MONICA, QUAN THẦY CÁC BÀ MẸ CÔNG
GIÁO
|
Thánh nữ
Monica, một bà mẹ gương mẫu, một bà mẹ đã khóc và cầu nguyện 15 năm trường để
đem người con trở về với đức tin Công giáo, và sau nên vị Tiến sĩ thời danh
của Giáo hội: Thánh Âutinh. Mừng lễ thánh Monica, Giáo hội muốn đề cao gương
sáng một người mẹ, đã vì Chúa hy sinh toàn đời sống hun đúc nền thánh thiện
cho con.
Souk Ahras một
làng nhỏ nằm trên đường Carthagô đi Hipponê bên Phi châu là tổ quán của thánh
nữ. Ngài sinh ra năm 333, trong một gia đình đạo đức và thánh thiện. Bầu
không khí của gia đình ấy đã hun đúc Monica sớm trở nên một cô bé ngoan ngoãn
và nhiều đức tính tốt. Cô đơn sơ vui vẻ và thương người đến cực điểm. Cứ mỗi
bữa ăn, cô sung sướng để dành một phần bánh đem cho người nghèo. Khác với chị
em cùng tuổi, Monica có lòng đạo khác thường: Ngoài những giờ làm việc giúp
đỡ mẹ, và những buổi cắp sách đến trường, Monica tìm nhiều giờ vào nhà thờ
hay đến nơi vắng vẻ để cầu nguyện. Nhờ đó, linh hồn Monica luôn trinh trong,
nảy nở nhiều nhân đức.
Vẻ đẹp của
nhân đức ấy hiện rõ trên nét mặt của cô, đến nỗi một sử gia đã viết lại: “Vẻ
đẹp của Monica không sao diễn tả được”. Phải, chính vẻ đẹp thánh thiện và
siêu nhiên ấy là hồng ân Chúa ban, tô điểm thêm duyên sắc thùy mị và đoan
trang hiếm có của cô. Cô ăn mặc đơn giản, với chiếc áo trắng là biểu hiện sự
trong sạch của linh hồn.
Năm 22 tuổi
Monica vâng lời cha mẹ kết hôn với Patriciô là con một gia đình quý phái ở
Thagastê. Patriciôâ là người có tính ngang tàng độc ác. Đàng khác, tuổi ông lại
gấp đôi tuổi Monica. Thấy thế, nhiều người ngạc nhiên, không hiểu tại sao ông
bà thân sinh lại gả Monica cho một người như vậy? Nhưng ai hiểu được ý Chúa
nhiệm mầu thể hiện qua sự quyết định của cha mẹ. Là một thiếu nữ nhân đức,
Monica tin ở Chúa và cha mẹ. Cô nén chịu nỗi khổ tâm, vui vẻ vâng lời cha mẹ
và can đảm theo ý Chúa với ước vọng sẽ cứu được một linh hồn.
Về nhà chồng,
Monica còn phải sống với người mẹ chồng ngoại giáo độc ác không kém con trai
của bà. Còn Patriciôâ, một người chồng có bản tính cục cằn và vũ phu, ngăn
cản không muốn cho Monica làm bất cứ một việc thiện nào, dù là bố thí cho kẻ
nghèo, yên ủi người bệnh tật hay giúp đỡ người giúp việc. Vì thế, lúc nào
Monica cũng gặp thấy trăm ngàn cay cực. Nhưng đã định chinh phục con người
xấu nết ấy, Monica nhất quyết nhẫn nại, dù với giá nào. Cảm phục đức tính của
mẹ, sau này Âutinh đã viết: “Nếu khi còn là con gái, mẹ tôi chỉ biết ngoan
ngoãn vâng lời Chúa và cha mẹ, thì khi đã kết bạn, người chỉ biết vâng lời
chồng, vâng lời một cách thâm sâu”. Quả thế, nhờ lời cầu nguyện và đức kiên
nhẫn mà Monica đã dần dần cảm hóa được ông Patriciô. Ông hiểu biết và đem
lòng mến phục người bạn trăm năm. Mấy năm sau Monica đã được ba mặt con, mà
Âutinh là anh cả. Vui mừng, giữa những ngày đẫm lệ! Mặc dầu sống trong một
gia đình hầu như hoàn toàn ngoại giáo, bà đã hết lòng chu toàn sứ mệnh làm
mẹ, giáo dục các con biết mến Chúa và yêu người.
Bà luôn tự ẵm
bế con, phú dạy cho con đức tin Công giáo bằng chính khóe mắt yêu đương và
dòng sữa dịu ngọt. Bà thường nói với Âutinh về tình yêu Thiên Chúa, và máng
cỏ Chúa giáng trần, về vẻ đẹp siêu phàm của nhân đức và về sự xấu xa ghê rợn
của tội lỗi. Chính thánh Âutinh đã ca ngợi với lòng chan chứa cảm tình cái
hạnh phúc tầy trời ấy của tuổi thơ: “Lạy Chúa, điều con biết là khi bước chân
vào cuộc đời, con đã được Chúa tiếp nhận con trong tình thương, như con đã
biết điều ấy nơi mẹ con, người mẹ đã ấp ủ, con sinh ra đã đọc thấy ngay trong
mắt và trong lòng người mẹ đức tin trong sạch và nhân đức… Còn mẹ con, lạy
Chúa, Chúa biết con được chịu phép rửa tội, để lòng con được rửa sạch trong
nước tinh tuyền mà tuyên xưng đức tin Chúa đã ban cho con. Lạy Chúa, cũng
chính người đã dạy con đặt Chúa trên hết mọi sự, chỉ nên nghe theo và yêu mến
một mình Chúa thôi…”
Nhưng buồn
thay! Càng lớn lên, Âutinh càng để lộ những tính xấu. Vì quá ỷ lại vào trí
khôn thông minh, Âutinh sinh ra lười biếng. Hay bị phạt, Âutinh đi đến chỗ
nói dối lường gạt cha mẹ và thầy dạy. Tính lười biếng còn làm đà cho thói ham
chơi, mê mải lạc thú và kiêu căng, ham danh vọng. Tắt một lời, hình như tính
vô nhân đạo của ông Patriciô đã sôi lên trong người Âutinh.
Dầu vậy, bà
Monica không thất vọng, một phần bà tin tưởng ở sức cải hóa của ơn Chúa, mặt
khác, bà cũng nhìn thấy Âutinh một vài nét tính khả quan: Âutinh yêu thích sự
thật, dễ cảm, dễ yêu cha kính mẹ, và có lòng nhiệt thành. Bà muốn luôn theo
sát để đề phòng cho tâm hồn giòn mỏng của Âutinh. Nhưng không ngờ một việc
xảy đến khiến bà phải xa cách con: Vì quá hãnh diện về trí khôn thông minh
của cậu con trai cưng, ông Patriciô quyết định gửi con tới theo học văn
chương tại một trường danh tiếng ở Carthagô. Vâng lời chồng, bà Monica đưa
con đi, mắt đẫm lệ và lòng đầy sầu muộn. Bà nhìn thấy trước, đây là cửa mở
cho những cơn sóng tội lỗi tràn vào tâm hồn Âutinh. Thực thế, giữa thành phố
hoa lệ đầy tội lỗi, và bên cạnh những bạn bè xấu nết, Âutinh dần dần đã làm
quen với tội lỗi đến nỗi đâm ra chán nghe lời mẹ, muốn trốn tránh và còn nhẫn
tâm khinh dể mẹ nữa là khác… Thời gian học ở đây đã lưu lại trong tâm trí Âutinh
những kỷ niệm sầu khổ. Người viết: “Dù hãnh diện và kiêu căng vì trí khôn
minh mẫn, và xuất sắc, nhưng tâm hồn con suy nhược dần. Lạy Chúa, hỡi ôi,
lòng con tan vỡ, trống trải, con xa Chúa, con mải mê quằn quại trong bùn lầy
tội lỗi…”
Ngoài Chúa, ai
có thể hiểu rõ nỗi đau khổ của bà Monica bấy giờ. Bà khóc tràn trụa mỗi khi
cầu nguyện và xem lễ. Chính nước mắt yêu thương và trong sạch này, trước khi
cảm hóa linh hồn Âutinh, đã hòa tan trong ơn Chúa để uốn nắn lòng ông
Patriciô. Nhờ nhân đức của bà, ông dần dần trở nên hiền lành và nhu mì hơn;
ông đã trở về với Chúa và đón nhận cái chết thánh thiện năm 371.
Một mình ở lại
với các con, bà Monica càng cố gắng chu toàn sứ mệnh giáo dục con cái. Bà dọn
nhà đến ở gần Âutinh. Nơi đây bà luôn sống vui vẻ, dịu hiền với mọi người. Bà
thương người nghèo khổ, thông cảm với bệnh nhân. Những lúc lòng nặng buồn hay
mệt mỏi, bà chạy đến tìm mạch suối yêu đương nơi Thánh Thể Chúa.
Năm 372,
Âutinh nổi tiếng thông thái và được mọi người mến phục. Nghe biết Âutinh,
nhiều bà mẹ thèm ước đến ghen tương số phận của bà Monica. Họ có lý, nhưng họ
lại không nhìn thấy rõ nỗi khổ đau của bà Monica, người mẹ đã hao mòn vì thấy
con mỗi ngày một rơi sâu vào hố tội lỗi. Còn gì khổ cực cho bà hơn khi nghe
biết Âutinh đã phản bội đức tin, đi theo bè rối Manikêô. Lòng dội lên vì bực
tức và vì yêu con, bà cương quyết đuổi Âutinh ra khỏi nhà. Nhưng rồi tình mẫu
tử khiến bà không thể cầm lòng nhìn con ra đi để sa xuống vực thẳm tội lỗi.
Lập tức bà lại ra đi tìm đến nơi Âutinh ở. Bà cầu xin Chúa mau hoán cải con
bà chóng trở về với đức tin! Chúa đã nhận lời và báo cho bà trong giấc chiêm
bao, mà sau này thánh Âutinh đã kể lại: “Mẹ tôi đứng trên bậc cao, trong lúc
đau khổ, người nhìn thấy một thanh niên chói sáng đến cùng người, và hỏi tại
sao lại khóc? Người trả lời rằng: “Tôi khóc linh hồn con tôi”. Người thanh
niên xinh đẹp đó trả lời: “Ồ, bà đừng buồn nữa, hãy trông đứa con bà, bà ở
đâu thì nó ở đó”… Tỉnh dậy bà Monica cảm động chạy đến tìm Âutinh kể lại cho
con mộng đẹp đẽ ấy. Vốn sẵn lòng tự ái và kiêu căng, Âutinh không tin lời mẹ,
nhưng rồi cũng ngoan ngoãn theo mẹ về nhà.
Tin vào tình
yêu và sức mạnh của Thiên Chúa, bà Monica càng kiên tâm cầu nguyện và hoạt
động. Một ngày kia nghe tin có Đức Giám mục vừa tới Thagastê, bà đem nỗi niềm
trình bày với vị chúa chiên và xin người khuyên nhủ Âutinh trở lại. Câu
truyện kéo dài trong nước mắt. Cuối cùng vị Giám mục thành thực nói với bà:
“Được, bà cứ yên lòng, không lẽ nào với nước mắt của một người mẹ mà đứa con
lại hư mất! Bà cứ chờ đợi và cầu nguyện, có ngày nó sẽ trở lại với Chúa”.
Được ít lâu,
Âutinh buồn rầu bỏ Thagastê, sau cái chết của một người bạn chí thân, về
Carthagô ở. Chính ở đây, nước mắt của bà Monica đã có công hiệu là cảm hóa
được tâm hồn trụy lạc của Âutinh. Sau mười năm trời mê theo, nay Âutinh nhất
quyết từ bỏ bè rối Manikêô. Nhưng rồi dĩ vãng cũ một đời phóng túng lại thức
tỉnh khiến một ngày kia, Âutinh muốn kín đáo trốn mẹ trẩy sang Rôma! Biết ý
định của con, bà Monica khóc lóc năn nỉ đòi theo Âutinh. Nhưng người thanh
niên ấy đã nhẫn tâm đánh lừa mẹ và trốn đi. Như điên cuồng, bà Monica vội đáp
tàu đi Rôma. Qua mấy ngày vượt trùng dương thấm mệt, bà tới nơi và gặp lại
được Âutinh.
Đã đến lúc
Âutinh bị Chúa đầy đọa. Ở Rôma, ngài thấy mình khổ hơn mọi lúc. Cùng với cơn
bệnh sốt rét đang phá hoại sinh lực, tâm hồn Âutinh nặng chĩu những hình ảnh
tội lỗi, những nỗi niềm đắng cay. Lòng thống hối và thất vọng, đến nỗi sau
này nhớ lại thánh nhân đã phải kêu lên: “Lạy Chúa con sẽ đi đâu nếu con chết
trong giờ này?”.
Cơn bệnh qua,
sức khỏe trở lại, Âutinh từ biệt Rôma đi thành Milanô. Không thể sống xa con,
bà Monica theo con từng bước với hai dòng lệ đằm đìa thương yêu. Thấy con còn
yếu gầy vì cơn bệnh mới qua, bà Monica tìm nhiều dịp yên ủi và trấn tỉnh con.
Chính trong một buổi nói truyện thân mật, Âutinh đã báo cho mẹ một tin mừng:
“Thưa mẹ, con đã bỏ không theo bè rối nữa”. Niềm vui hiện lên nét mặt bà
Monica ngày đêm cảm ơn Chúa và cầu nguyện nhiều cho Âutinh mau trở về với
Chúa thực.
Nhưng bởi đâu
có sự thay đổi nhanh chóng đến thế? Chính Chúa đã dùng thánh Giám mục
Ambrosiô giúp Âutinh trở lại. Theo lời tường thuật của Âutinh thì vừa tới
Milanô, ngài đã đến gặp Đức Giám mục Ambrôsiô. Đức Giám mục tiếp nhận ngài
với cả tâm tình của một chúa chiên hiền hậu, một bậc thầy lỗi lạc, một người
cha đầy tình thương. Chính tâm tình cao cả của Đức Giám mục trong hai năm đã
ấp ủ và đem tia sáng “Mặt trời chân lý” đến cho tâm hồn Âutinh. Ngài cảm thấy
rõ tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Và còn biết nói gì về niềm hoan lạc của
bà Monica khi biết hồng ân Thiên Chúa đang đổ xuống lòng Âutinh qua tay thánh
Giám mục Ambrôsiô!
Âutinh như con
thuyền đang căng buồm về với Thiên Chúa, nhờ dòng sông là nước mắt của bà mẹ.
Chúa như đã xếp đặt mọi hoàn cảnh để đưa Âutinh về với Người. Sau khi tìm
được một căn nhà yên tĩnh, có vườn rộng và nhiều cây cao ngả bóng, hai mẹ con
bà Monica cùng về ở đó. Chính ở nơi đây, Âutinh đã chịu đựng, cầm cự và chiến
đấu nhiều cơn bão tố của tâm hồn. Âutinh căm thù với chính mình, muốn bay
bổng lên cùng Chúa, nhưng còn bị những dây tình dục xưa trói buộc. Một ngày
kia, khi đang đi dạo trong vườn, lòng cay đắng, mắt tràn lệ, Âutinh ngước lên
trời cầu cứu… Bỗng tiếng hát như từ nhà bên vọng sang đem đến cho Âutinh một
niềm phấn khởi: “Hãy cầm lấy và đọc, hãy cầm lấy và đọc”. Không trì hoãn,
Âutinh vào lấy sách thư thánh Phaolô mở ra đọc và thấy ngay dòng này: “Đừng
sống theo tình dục và lạc thú dâm ô nữa, nhưng hãy mặc lấy Chúa Kitô”. Lòng
Âutinh thanh thoát, sáng lên như một buổi chiều hè vừa qua cơn giông. Ngài
hân hoan chạy về báo cho mẹ biết sự việc xảy ra. Niềm vui tràn đầy ánh mắt,
bà Monica mừng rỡ dâng lời cảm tạ Chúa.
Như một bông
hoa vừa nở dưới ánh trời xuân, Âutinh cảm thấy phấn khởi để dấn bước trên
đường cải thiện. Bà Monica vui sướng nhìn đến ngây ngất, bà âu yếm dẫn con
tiến mau trên con đường đầy ánh sáng và tình yêu. Bà Monica giúp con tĩnh tâm
đợi ngày chịu phép thánh tẩy. Yên ủi cho bà hơn nữa, mấy thanh niên cùng chí
hướng với Âutinh cũng đến xin ở để dọn lòng đón nhận đức tin. Lúc ấy, bà
Monica là linh hồn của gia đình, là hiện thân của lòng từ bi Thiên Chúa…
Đêm thánh Phục
sinh năm 364, bà Monica dẫn Âutinh và mấy người thanh niên đến nhà thờ. Niềm
vui hiện rõ trên nét mặt, bà vận chiếc áo dài trắng theo kiểu các quả phụ
công giáo bấy giờ. Đức Giám mục Ambrôsiô vui mừng ban phép rửa tội cho Âutinh
và các bạn của ngài. Người ta mặc cho thánh nhân chiếc áo dài trắng chỉ sự
tái sinh. Với chiếc áo này, Âutinh cầm cây nến sáng tiến lên bàn thánh rước
Chúa vào lòng.
Tự đáy lòng bà
Monica vang lên một niềm vui khôn tả! Bà quỳ gối đăm chiêu nhìn Chúa như để
trút cho Người tất cả lòng yêu mến và lời cảm tạ biết ơn. Bà cũng không quên
được hình ảnh quê hương đất tổ. Bà muốn cùng con trở về Thagastê. Và năm 385,
hai mẹ con lên đường về tới
Được tin bà
qua đời, đoàn lũ giáo dân đến viếng xác. Họ kính bà như một vị thánh. Riêng
Âutinh, ai có thể tả được tâm hồn ngài lúc này? Mất mẹ, một người mẹ đã 30
năm đau khổ vì thương con, tâm hồn tan nát, Âutinh không cầm nổi xúc động.
Âutinh để mặc dòng lệ tuôn rơi bù lại phần nào nước mắt của mẹ xưa. Và cho
đến chết Âutinh hằng giữ chặt hình ảnh mẹ không khi nào quên.
Người ta cất
xác thánh nữ tại
Đời sống thánh
nữ Monica quả là một gương sáng ngời cho các bà mẹ công giáo noi theo.
|
Thứ Hai 27-8
Thánh Monica
(322?-387)
H
|
oàn cảnh cuộc đời Thánh Monica đã có thể biến ngài thành một người
vợ hay mè nheo, một nàng dâu nhiều cay đắng và một người mẹ tuyệt vọng, tuy
nhiên ngài đã không chịu thua bất cứ cám dỗ nào. Mặc dù ngài là một Kitô Hữu,
cha mẹ ngài đã gả cho một người ngoại giáo, ông Patricius, là người sống trong
cùng tỉnh Tagaste ở Bắc Phi Châu. Patricius là người tốt nhưng ông vô cùng nóng
nẩy và phóng túng. Ngoài ra Thánh Monica còn phải chịu đựng bà mẹ chồng hay gắt
gỏng. Ông Patricius thường rầy la vợ vì bà hay thương người. Nhưng sự cầu
nguyện và gương mẫu đời sống của Thánh Monica sau cùng đã chinh phục được người
chồng cũng như mẹ chồng, ngài đã đưa họ trở về với đức tin Kitô Giáo. Ông
Patricius chết năm 371, sau khi rửa tội được một năm để lại người vợ goá và ba
con nhỏ.
Người con cả, Augustine Hippo, nổi tiếng nhất (sau này là thánh).
Vào lúc cha chết, Augustine mới 17 tuổi và là sinh viên trường hùng biện ở Carthage . Thánh Monica
thật đau buồn khi thấy con mình đi theo tà thuyết Manikê và sống cuộc đời phóng
đãng. Có những lúc Thánh Monica không cho con được ăn ngủ ở trong nhà. Và rồi
một đêm kia, ngài được thị kiến và được đảm bảo là Augustine sẽ trở về với đức
tin. Từ đó trở đi ngài sống gần với con hơn để ăn chay và cầu nguyện cho con.
Quả vậy, ngài ở gần đến nỗi Augustine cũng phải bực mình.
Khi 29 tuổi, Augustine quyết định đi Rôma để dạy về hùng biện. Một
tối kia, Augustine nói với mẹ là anh ra bến tầu để từ giã bạn bè. Nhưng, anh
lại lên tầu đi Rôma. Thánh Monica thật đau lòng khi biết mình bị lừa, nhưng
ngài nhất định đi theo. Vừa đến Rôma thì ngài lại biết là Augustine đã đi Milan . Mặc dù việc di
chuyển khó khăn, Thánh Monica vẫn nhất định bám sát.
Ở đây, Augustine bị ảnh hưởng bởi một giám mục, Ðức Ambrôsiô, là
vị linh hướng sau này của Thánh Monica. Augustine chấp nhận mọi lời khuyên của
đức giám mục và tập được đức khiêm tốn đến độ ngài có thể từ bỏ được nhiều tật
xấu. Thánh Monica trở thành người lãnh đạo của nhóm phụ nữ đạo đức ở Milan cũng như khi ở
Tagaste.
Ngài tiếp tục cầu nguyện cho Augustine trong những năm anh theo
học với đức giám mục. Vào Phục Sinh năm 387, Ðức Ambrôsiô rửa tội cho Augustine
và một vài người bạn của anh. Không lâu sau đó, cả nhóm đi Phi Châu. Lúc ấy,
Thánh Monica biết cuộc đời ngài sắp chấm dứt, ngài nói với Augustine, "Con
ơi, không có gì trên trần gian này làm mẹ vui lòng cả. Mẹ không biết có gì còn
phải thi hành và tại sao mẹ lại ở đây, vì mọi hy vọng của mẹ ở trần gian này
đều đã được hoàn tất." Sau đó không lâu ngài bị bệnh và chịu đau đớn
trong chín ngày trước khi từ trần.
Tất cả những gì chúng ta biết về Thánh Monica là trong tác phẩm Tự
Thú của Thánh Augustine.
Lời Bàn
Trong xã hội ngày nay, mọi thứ đều sẵn sàng, từ mì ăn liền, cà phê
uống liền, đến việc tiêu xài liền (instant-credit) khiến chúng ta không còn
kiên nhẫn. Tương tự như thế, chúng ta cũng muốn lời cầu xin của chúng ta được
đáp trả ngay lập tức. Thánh Monica là gương mẫu của sự kiên nhẫn. Những năm
trường cầu nguyện, cộng với đức tính kiên cường và kỷ luật, sau cùng đã đưa đến
sự trở lại của người chồng nóng nẩy, người mẹ chồng ưa gắt gỏng và người con
thông minh nhưng bướng bỉnh, là Augustine.
Lời Trích
Khi Thánh Monica từ Bắc Phi Châu sang Milan, ngài nghĩ ra những
thói quen đạo đức mới cho ngài và cho những người thời ấy, tỉ như ăn chay ngày
thứ Bảy, là điều không phổ thông ở Milan. Ngài hỏi Thánh Ambrôsiô là nên giữ
những thói quen nào. Câu trả lời nổi tiếng của Thánh Ambrôsiô là: "Khi
cha ở đây, cha không giữ chay ngày thứ Bảy, nhưng khi ở Rôma thì cha sẽ giữ
chay; hãy làm theo những phong tục và huấn thị của Giáo Hội như đã được ban bố
đặc biệt cho địa phương mà con đang sống."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét