THỨ HAI TUẦN XXIV THƯỜNG
NIÊN
BÀI ĐỌC I: 1 Cr 11, 17-26
"Anh
em họp nhau lại thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ
gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, tôi truyền dạy điều này: tôi
chẳng khen anh em, vì anh em hội nhau, không phải để được ích lợi hơn, nhưng là
để ra tệ hơn. Trước tiên, tôi nghe đồn rằng: khi anh em họp nhau trong cộng
đoàn, thì có sự chia rẽ giữa anh em, và tôi cũng tin phần nào. Vì cần phải có
phe phái, để những người đã được thử thách, được tỏ rõ giữa anh em. Vậy khi anh
em họp nhau lại thì không phải là để ăn bữa tối của Chúa, vì mỗi người đều lo
đem bữa ăn riêng của mình đến để ăn. Vì thế người thì đói, người khác lại say
sưa. Chớ thì anh em không có nhà để ăn uống sao? Hay là anh em khinh miệt Cộng
Đoàn Thiên Chúa, và làm nhục những kẻ không có gì? Tôi phải nói thế nào với anh
em? Khen anh em ư? Về điều này, tôi chẳng khen anh em.
Vì chưng, phần tôi, tôi đã lãnh nhận nơi Chúa
điều mà tôi đã truyền lại cho anh em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm
lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: "Các con hãy lãnh nhận mà ăn, này là
Mình Ta, sẽ bị nộp vì các con: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta".
Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén và phán: "Chén
này là Tân Ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà
nhớ đến Ta". Vì mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan
truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến.
Vậy hỡi anh em, khi anh em họp nhau để dùng
bữa, anh em hãy chờ đợi nhau. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 39, 7-8a. 8b-9. 10. 17
Đáp: Anh em hãy loan truyền việc Chúa chịu chết cho
tới khi Chúa lại đến
(1 Cr 11, 26b).
(1 Cr 11, 26b).
Xướng: 1) Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng
Ngài đã mở tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con
đã thưa: "Này con xin đến". - Đáp.
2) Như trong Quyển Vàng đã chép về con: lạy
Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật của Chúa ghi tận đáy lòng
con. - Đáp.
3) Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong
đại hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi. - Đáp.
4) Hãy mừng vui hoan hỉ trong Chúa, bao nhiêu
kẻ tìm Chúa, và luôn luôn nói: Chúa thực là cao cả! Bao nhiêu kẻ mong ơn phù
trợ của Người. - Đáp.
ALLELUIA: Gc 1, 18
Alleluia, alleluia! - Do ý định của Thiên
Chúa, Người đã sinh chúng ta bằng lời sự thật, để chúng ta nên như của đầu mùa
các tạo vật. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 7, 1-10
"Cả
trong dân Israel, Ta cũng chẳng thấy lòng tin mạnh mẽ như vậy".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, lúc Chúa Giêsu đã nói với dân chúng
xong, Người vào Capharnaum. Bấy giờ một viên sĩ quan có tên đầy tớ thân tín bị
bệnh gần chết. Nghe nói về Chúa Giêsu, ông sai vài người kỳ lão Do-thái đi xin
Người đến cứu chữa đầy tớ ông. Họ đến gần Chúa Giêsu và van xin Người rằng:
"Ông ta đáng được Thầy ban cho ơn đó, vì thật ông yêu mến dân ta, và chính
ông đã xây cất hội đường cho chúng ta". Chúa Giêsu đi với họ, và khi Người
còn cách nhà viên sĩ quan không bao xa, thì ông này sai mấy người bạn đến thưa
Người rằng: "Lạy Thầy, không dám phiền Thầy hơn nữa, vì tôi không xứng
đáng được Thầy vào nhà tôi, cũng như tôi nghĩ tôi không xứng đáng đi mời Thầy,
nhưng xin Thầy phán một lời, thì đầy tớ tôi được lành mạnh. Vì tôi cũng chỉ là
một sĩ quan cấp dưới, (tuy nhiên) tôi có những lính dưới quyền tôi, tôi bảo
người này đi, thì nó đi; bảo người khác lại, thì nó lại; và bảo đầy tớ tôi làm
cái này, thì nó làm".
Nghe nói thế, Chúa Giêsu ngạc nhiên và quay
lại nói với đám đông theo Người rằng: "Ta nói thật với các ngươi, cả trong
dân Israel ,
Ta cũng chẳng thấy lòng tin mạnh mẽ như vậy". Và những người được sai đi,
khi về tới nhà, thấy tên đầy tớ lành mạnh. Đó là lời Chúa.
Thứ Hai tuần 24 thương niên
Sứ điệp:Nhận biết mình hèn kém
bất xứng và hết lòng tin tưởng cậy trông vào Chúa, đó là niềm tin của viên đại
đội trưởng mà Chúa Giêsu đã khen ngợi và mời gọi ta bắt chước.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, trong quãng đời mục vụ của Chúa, con nghĩ
một trong những điều làm cho Chúa vui thích đó là câu chuyện hôm nay: một viên
sĩ quan lương dân đã bày tỏ niềm tin nơi Chúa, một niềm tin đơn sơ, khiêm
nhường và mạnh mẽ. Chúa đã khen ngợi và đáp lời ông cầu xin.
Con tự hỏi, đối với con là người theo đạo Chúa,
con thực sự có được một niềm tin như thế chưa?
Lạy Chúa, con phải thú nhận rằng đức tin của con
còn quá yếu kém, bởi vì con chưa nhận ra mình là kẻ tội lỗi rất cần đến lòng
thương xót của Chúa. Con thiếu lòng cậy tin vào Chúa, bởi vì con vẫn tin vào
quyền lực của tiền bạc và địa vị hơn là chính Chúa. Con cầu xin không
được như ý là bởi vì con chưa khiêm nhường đủ, thiếu kiên nhẫn và đầy ích kỷ.
Lạy Chúa, trong thánh lễ hằng ngày, con bắt
chước viên sĩ quan để thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà
con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành mạnh.”
Xin Chúa đến với con dù con bất xứng. Xin Chúa
thương xót con vì con tội lỗi. Xin Chúa dùng con như khí cụ bình an của Chúa dù
con chỉ là tôi tớ mọn hèn. Và trong những cơn gian nan thử thách, những khi cô
đơn tuyệt vọng, những lần ê chề sa ngã, xin cho con vẫn một niềm tin tưởng
tuyệt đối vào Chúa, vì con tin rằng chính những lúc con yếu đuối nhất, lại là
những lúc con mạnh mẽ nhất trong ơn Chúa. Amen.
Ghi nhớ : "Cả trong dân Israel , Ta cũng chẳng thấy lòng tin
mạnh mẽ như vậy".
17/09/12
THỨ HAI TUẦN 24 TN
Th. Rôbetô Bellarminô, giám mục, tiến sĩ HT
Lc 7,1-10
Th. Rôbetô Bellarminô, giám mục, tiến sĩ HT
Lc 7,1-10
NIỀM
TIN ĐI ĐÔI VỚI LÒNG MẾN
“Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh.” (Lc 7,7)
Suy niệm: “Đức tin là tin điều ta không thấy; và phần thưởng cho niềm tin này là thấy điều ta tin” (Th. Âutinh). Các sách Tin Mừng và Công Vụ Tông Đồ luôn nói đến các đại đội trưởng Roma với nhiều thiện cảm. Nơi viên đại đội trưởng này, ngoài đức tính can đảm, khôn ngoan của các đại đội trưởng Roma, ông còn là người yêu thương đầy tớ, đang khi thời ấy đầy tớ bị coi như một đồ vật! Với Đức Giêsu, ông tỏ ra rất khiêm tốn: xin Ngài đừng đến nhà mình vì biết người Do Thái không được phép đến nhà người ngoại giáo. Ông còn chứng tỏ một niềm tin mạnh mẽ: là sĩ quan, ông hiểu rằng mệnh lệnh của ông phải được thi hành ngay tức khắc, huống chi lệnh truyền của Đức Giêsu! Rốt cuộc, ông đã nhìn thấy kết quả điều mình tin: người đầy tớ được chữa lành.
Mời Bạn: “Đức tin làm cho mọi sự có thể, còn tình yêu làm mọi sự trở nên dễ dàng.” Sở dĩ viên đại đội trưởng Roma ấy hạ mình đến với một thầy rápbi Do Thái vì ông thương mến người đầy tớ. Sở dĩ người đầy tớ được lành bệnh vì chủ của anh có một niềm tin mãnh liệt. Với lòng tin và lòng mến Chúa, mọi sự sẽ trở nên có thể và dễ dàng với bạn.
Sống Lời Chúa: Trong thánh lễ mỗi khi đọc: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con...” tôi khiêm tốn ý thức sự bất xứng của mình và xác tín quyền năng chữa lành bệnh tật tâm hồn mình của Thánh Thể Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa kinh ngạc trước một người ngoại giáo có niềm tin mãnh liệt, lòng khiêm tốn thẳm sâu, tình yêu thương chân thành. Xin cho chúng con cũng có được những tâm tình như viên đại đội trưởng này mỗi khi chúng con rước Chúa. Amen.
Cứ nói một lời.
Có khi chúng ta đã đánh mất ý
thức về sự linh thánh khi rước Chúa. Có khi chúng ta chẳng tin mấy vào quyền
năng của Lời Ngài. Xin có được lòng tin đơn sơ như một người dân ngoại.
Suy niệm:
Viên đại đội trưởng ở đây là người coi một trăm
quân.
Ông đã nghe đồn về khả năng chữa bệnh của Đức
Giêsu.
Nhưng ông chẳng hề dám gặp mặt Ngài,
vì ông biết mình là dân ngoại, bị người Do Thái
coi là nhơ uế.
Bởi tình thương đối với anh nô lệ mà ông yêu
quý,
ông đã mạnh dạn nhờ các kỳ mục Do Thái xin Đức
Giêsu đến nhà ông
để cứu sống anh nô lệ đang bệnh nặng gần chết
(cc. 2-3).
Sau khi nghe kể lại những điều tốt đẹp viên sĩ
quan Rôma này đã làm,
Đức Giêsu liền lên đường đến nhà ông ấy để chữa
bệnh (cc. 4-6).
Khi Đức Giêsu còn trên đường, vị sĩ quan này đã
suy nghĩ và đổi ý.
Ông chẳng những thấy mình không đáng đến gặp
mặt Ngài
mà còn không đáng đón Ngài vào nhà mình nữa,
căn nhà vẫn bị coi là ô uế của một người dân
ngoại (c. 6).
Ông muốn ngăn Ngài lại trước khi Ngài đến nhà
ông,
nên đã sai một số bạn hữu ra gặp Ngài trên
đường (c. 6).
Nơi ông bùng cháy một niềm tin mạnh mẽ.
Ông tin rằng chẳng cần Ngài vào nhà ông và gặp
anh nô lệ sắp chết.
Chỉ cần Ngài nói một lời cũng đủ làm cho anh ta
lành mạnh (c. 7).
Viên đại đội trưởng tin vào sức mạnh của lời
Đức Giêsu.
Đối với ông, lời ấy có uy lực như một mệnh
lệnh.
Là một sĩ quan trong quân đội Rôma
ông hiểu thế nào là sự phục tùng của lính tráng
dưới quyền.
“Tôi bảo người này: “Đi !” là nó đi; bảo người
kia: “Đến !” là nó đến;
và bảo người nô lệ của tôi: “Làm cái này !” là
nó làm.” (c. 8).
Lệnh được ban ra là phải thi hành.
Viên đại đội trưởng tin rằng lời của Đức Giêsu
cũng thế.
Chỉ cần một lời cũng đủ làm cơn bệnh nguy tử
phải thoái lui.
Đức Giêsu ngỡ ngàng trước một lòng tin mạnh mẽ
như vậy.
Khó lòng tìm thấy lòng tin đó nơi cộng đoàn dân
Ítraen (c. 9).
Ngài đã không đến nhà viên sĩ quan,
chẳng gặp mặt ông, cũng chẳng nói lời nào.
Chỉ biết là sau đó anh nô lệ đã được khỏi (c.
10).
Ở đâu ta cũng gặp những người như viên sĩ quan
Rôma.
Họ có thể là mẫu mực cho các Kitô hữu về sự
khiêm hạ và tín thác.
Nhiều con người hôm nay, có tấm lòng thật tốt
như viên sĩ quan,
nhưng vẫn ngại chưa dám mời Chúa vào nhà,
chưa dám trực tiếp gặp mặt Chúa,
chỉ dám nói chuyện với Ngài qua trung gian.
Nhưng họ có thể đã mang trong mình một niềm tin
kiên vững
và đã có kinh nghiệm về sự chữa lành kỳ diệu
của Ngài.
“Tôi không đáng được Ngài vào nhà tôi, chỉ xin
Ngài nói một lời…”
Có khi chúng ta đã đánh mất ý thức về sự linh
thánh khi rước Chúa.
Có khi chúng ta chẳng tin mấy vào quyền năng
của Lời Ngài.
Xin có được lòng tin đơn sơ như một người dân
ngoại.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa,
xin ban cho con đức tin lớn hơn hạt cải,
để con làm bật rễ khỏi lòng con
những ích kỷ và khép kín.
Xin cho con đức tin can đảm
để con chẳng sợ thiệt thòi khi trao hiến,
chẳng sợ từ bỏ những gì con cậy dựa xưa nay.
Xin cho
con đức tin sáng suốt
để con
thấy được thế giới
mà mắt
phàm không thấy,
thấy được
Đấng Vô hình,
nhưng rất
gần gũi thân thương,
thấy được
Đức Kitô nơi những người nghèo khổ.
Xin cho
con đức tin liều lĩnh,
dám mất
tất cả chỉ vì yêu Chúa và tha nhân,
dám tiến
bước trong bóng đêm
chỉ vì
mang trong tim một đốm lửa của Chúa,
dám lội
ngược dòng với thế gian
và khước
từ những mời mọc quyến rũ của nó.
Xin cho
con đức tin vui tươi,
hạnh phúc
vì biết những gì
đang chờ
mình ở cuối đường,
sung
sướng vì biết mình được yêu
ngay giữa
những sa mù của cuộc sống.
Cuối
cùng, xin cho con đức tin cứng cáp
qua những
cọ xát đau thuong của phận người,
để dù bao
thăng trầm dâu bể,
con cũng
không để tàn lụi niềm tin
vào Thiên
Chúa và vào con người.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
"Cả
trong dân Israel ,
Ta cũng chẳng thấy lòng tin mạnh mẽ như vậy".
Sức mạnh của Lời Chúa
Tin
Mừng hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về lời quyền năng của Chúa. Thông
thường, Chúa Giêsu chữa trị bằng cách đặt tay hoặc sờ đến bệnh nhân. Cũng có
trường hợp Ngài làm một cử chỉ hay chỉ nói một lời, như được ghi lại trong
trình thuật chữa bệnh cho người đầy tớ của viên bách quản.
"Xin
Ngài chỉ nói một lời". Lời thỉnh cầu của viên bách quản gợi lại câu Thánh
vịnh 106: "Thiên Chúa sai lời của Ngài đi chữa trị". Qua lời thỉnh
cầu này, viên bách quản mặc nhiên nhìn nhận Chúa Giêsu thực sự đến từ Thiên
Chúa và lời của Ngài là lời quyền năng và hữu hiệu. Lời thỉnh cầu của viên bách
quản thể hiện một niềm tin sâu sắc, đến độ đã được Giáo Hội lặp lại mỗi ngày
trong Thánh lễ, để nhắc nhở chúng ta về sức mạnh của lời Chúa, cũng như bổn
phận rao truyền lời Chúa trong cuộc sống chúng ta.
Thế
giới ngày nay đang bước vào kỷ nguyên của thông tin. Lời nói xem chừng tràn
ngập khắp nơi, nhưng liệu con người có nghe được lời quyền năng có sức chữa trị
và giải phóng con người không? Các phương tiện truyền thông đại chúng càng gia
tăng và tinh vi, thì lời nói càng được tung ra, nhưng tác hại không kém. Có
những lời đường mật dụ dỗ người trẻ sa vòng trụy lạc, nô lệ; có những lời dối
trá của chính trị gia; có những lời thất vọng, chán chường của những tiên tri
chỉ biết loan báo thảm trạng. Ngược lại, cũng không thiếu những hình thức tước
đoạt quyền tự do tư tưởng và phát biểu của con người.
Trong
một hoàn cảnh như thế, những người mà niềm tin được xây dựng trên lời quyền
năng của Thiên Chúa, hẳn phải nói lên lời của Ngài hơn bao giờ hết. Ngày nay,
có biết bao viên bách quản đang chờ đợi một lời nói can đảm, chân thật và hữu
hiệu từ các Kitô hữu. Trong một xã hội chỉ có những lời của hận thù, đố kỵ, thì
lời của các Kitô hữu phải là lời của yêu thương, hòa giải và tha thứ. Lời của
Chúa là lời chân thật và hữu hiệu, lời ấy không chỉ được các Kitô hữu nói bằng
môi miệng, mà còn phải được nhập thể vào cuộc sống của họ.
Nguyện
xin Chúa, Ðấng nói một lời thì linh hồn chúng ta được lành mạnh, ban sức mạnh,
để chúng ta can đảm sống và nói lời Ngài, nhờ đó những người xung quanh nhận ra
phép lạ của Ngài.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Sức
mạnh của niềm tin
Năm 2002,
Trước khi Ðức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận qua đời, trong thời
gian ngài bị bệnh, không riêng gì người công giáo Việt Nam mà có lẽ cả thế giới
công giáo đều quan tâm theo dõi và cầu nguyện cho sức khỏe của Ðức cố Hồng Y
Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch hội đồng Tòa Thánh Công Lý Hòa Bình.
Trước khi lên bàn mổ lần thứ hai, Ðức cố hồng y đã đi hành hương đến mồ thánh
Piô năm dấu, người vừa được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh
ngày 16/6/2002. Phép lạ về phương diện y khoa cho tới giờ phút này vẫn chưa xảy
ra nhưng nụ cười vẫn không bao giờ tắt trên môi Ðức hồng y, đó là điều mà nhiều
người xem như một phép lạ. Ðức cố hồng y xem những tháng ngày trên giường bệnh
là một ơn đặc biệt Chúa ban cho ngài. Phải chăng đây không là sự hoàn tất của
con đường thập giá mà Ðức Mẹ đã báo trước cho ngài? Ðức cố Hồng y Phanxicô X.
Nguyễn Văn Thuận không những đã làm vẻ vang Giáo Hội và dân tộc Việt Nam mà ngài còn
là một mẫu mực đức tin cho chúng ta. Ðức tin, đó là ơn trọng đại nhất mà chúng
ta phải không ngừng cầu xin.
Trong câu
chuyện phép lạ được ghi lại trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã đề cao lòng
tin của viên sĩ quan người La Mã. Người sĩ quan này không đòi hỏi Chúa Giêsu
phải đến tận nhà ông mà chỉ xin Chúa phán một lời thì cũng đủ sức chữa lành
người đầy tớ của ông. Lời của viên sĩ quan này biểu lộ một niềm tin sâu sắc đến
độ đã được Giáo Hội mượn làm lời tuyên xưng của chúng ta trước khi đến rước
Chúa vào lòng.
Quả thật,
chúng ta cần được Chúa chữa trị tâm hồn. Sức khỏe phần xác là điều cần thiết
cho cuộc sống nhưng sức khỏe của linh hồn mới là điều quan trọng hơn. Có tất cả
mọi sự, có sức khỏe thể xác nhưng linh hồn bại hoại thì được ích gì.
Nguyện xin
Chúa cứu chữa tâm hồn chúng ta để giữa bệnh tật khổ đau và mất mát trong cuộc
sống chúng ta vẫn một lòng tin tưởng nơi tình yêu quan phòng của Chúa.
(Trích trong
‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Một đức tin lạ lùng
Một viên đại đội trưởng kia có một
người nô lệ bệnh nặng gần chết. Ông ta yêu quý người ấy lắm. Khi nghe đồn về
Đức Giêsu, ông cho mấy kỳ mục của người Do-thái đi xin Người đến cứu sống người
nô lệ của ông. (Lc. 7, 2-3)
Đây không chỉ là một đức tin tuyệt vời
mà Đức Kitô gặp thấy ở vị đại úy xin Người cứu chữa kẻ nô lệ của ông, đây còn
là một đức tin lạ lùng làm kinh ngạc chúng ta khiến chúng ta phải thán phục
chừng nào.
Vì thế Đức Giêsu đã quả quyết Người
chưa gặp thấy lòng tin nào mạnh như thế, ngay cả trong dân Is-ra-el. Một đại úy
của đế quốc Rô-ma có một kẻ nô lệ đau nặng, ông nghe đồn về một Đức Giêsu đầy
quyền năng và lòng nhân hậu. Ông không dám đến gặp Người, hẳn ông ý thức rõ về
địa vị của ông trong đế quốc đang thống trị dân Do-thái, không đáng đón nhận
một ân huệ cho những kẻ thuộc quyền ông, dù Người cởi mở và hiếu khách. Nghĩ
thế, nên ông đã nhờ những kỳ mục Do-thái làm trung gian dễ gần gũi Đức Kitô
hơn. Các ông này có địa vị khá cao nên đến xin Đức Giêsu nhận lời xin của vị
đại úy là người yêu quý dân Do-thái, chính ông đã xây hội đường Ca-pha-na-um
bằng chính tiền của ông.
Chúa không từ chối lời cầu. Lập tức,
Người lên đường. Người không kỳ thị dân tộc. Người làm ơn cho hết mọi dân tộc.
Người sẽ đến đó để giúp đỡ và lắng nghe. Lúc đó lại xảy ra một biến cố đáng
ngạc nhiên: viên đại úy nhờ các bạn hữu của ông đến thưa với Chúa: “Thưa Ngài,
không dám phiền Ngài quá như vậy, vì tôi không đáng rước Ngài vào nhà tôi. Đó
là lý do tôi nghĩ mình không xứng đáng đến gặp Ngài, nhưng xin Ngài cứ phán một
lời thì đầy tớ tôi được khỏi”.
Câu nói vắn gọn lạ lùng đó, chúng ta đã
lập lại mỗi khi lên rước Mình Thánh Chúa Giêsu, có làm cho chúng ta tin mạnh mẽ
sâu thẳm như vị đại úy đó không? Ông không ở gần Đức Giêsu, nhưng ngay lập tức
ông đã tin mạnh mẽ lạ lùng. Đức Giêsu đã ngây ngất thán phục trước đức tin của
ông và đón nhận ông như môn đệ của Người.
Còn chúng ta, có thực, đức tin có liên
kết chúng ta với Đức Kitô không? có thực, đức tin có giúp chúng ta tận hiến cho
Người không?.
GF.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng 9
17 THÁNG CHÍN
Thánh Thần, Đấng Dẫn Dắt
Chúng Ta
Hội Thánh, được sinh ra
từ Thập Giá và cuộc Phục Sinh của Đức Kitô, vẫn không ngừng được hướng dẫn bởi
Chúa Thánh Thần. “Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy,
sẽ dạy cho anh em mọi sự và làm cho anh em nhớ lại tất cả mọi điều [Thầy] đã
nói với anh em” (Ga 14,26).
Hội Thánh trên trần gian
vẫn không ngừng được dẫn dắt bởi Thánh Thần của Đức Kitô Phục Sinh để đào sâu
chính chân lý mà Hội Thánh đã nhận lãnh trực tiếp từ môi miệng của Thầy. Trải
qua bao thế kỷ, Hội Thánh đã thấu hiểu hơn chân lý ấy nhờ sự soi dẫn của Chúa
Thánh Thần. Đó là con đừơng giúp Hội Thánh ngày càng nhận hiểu Đức Kitô nhiều
hơn. Sự hiểu biết có sức cứu độ này đã thật sự được sở đắc bởi Hội Thánh khải
hoàn, là “Giêrusalem trên trời” (Gl 4,26). Chúa Thánh Thần khích lệ Hội Thánh
tại thế bằng viễn cảnh huy hoàng của Hội Thánh vinh quang.
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 17-9
Thánh Robertô Bellarminô, giám mục tiến sĩ Hội Thánh;
1Cr 11, 17-26.33; Lc 7, 1-10.
LỜI SUY NIỆM: Một viên đại đội trưởng kia có
người nô lệ bệnh nặng gần chết. Ông ta yêu mến người ấy lắm. Khi nghe đồn về
Đức Giêsu, ông cho mấy người kỳ mục của người Do-thái đi xin Người đến để cứu
sống người nô lệ của ông. (Lc 7,2).
Trong câu chuyện này Luca cho chúng ta thấy một viên sĩ quan, dưới tay ông có
cả một đại đội, đối với một tên nô lệ trong thời bấy giờ chỉ xem như là một đồ
vật của ông chủ. Nhưng ông ta đã yêu quí người nô lệ này như là người thân
trong gia đình “quá dễ thương” Điểm thứ hai ông ta biết ông là một người ngoại
giáo, không có phép được tiếp xúc với người Do-thái sợ liên lụy đến cho Chúa
Giêsu, nên ông đã nhờ qua trung gian mấy kỳ mục của người Do-thái, và khi Chúa
muốn đến tận nhà ông, ông cũng đã xác nhận nhà của ông không xứng đáng được
Chúa đi vào; và ông Khẳng định chỉ cần một lời Chúa phán thì người đầy tớ của
ông sẽ lành mạnh. Trong mọi Thánh lễ khi chúng ta đọc lên: “Lạy Chúa, con chẳng
đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ
lành mạnh.” Chúng ta có tin thật như vậy?
Mạnh Phương
++++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
NGÀY 17-09 THÁNH RÔBERTÔ BELLARMINÔ (1452 - 1621)
Thánh Rôbertô
Bellarminô sinh ngày 4 tháng 10 năm 1452 tại Montepulcianô. Cha Ngài là
Vinconzo Bellarminô. Mẹ Ngài là Cynthia Cervini. Em Đức giáo hoàng Marcellô II.
Ngay khi còn là một học sinh tại trường các cha dòng Tên. Ngài đã tỏ ra thông
minh đặc biệt. Cha Ngài đã định cho Ngài theo học y khoa. Dầu vậy năm 1560,
Ngài xin gia nhập dòng Tên và đã được cha mẹ ưng thuận.
Theo học triết tại
Roma, Ngài đã tỏ ra là một học sinh nổi bật. Từ Roma Ngài đã được gởi đi dạy
học trong các trường của dòng Tên trong 4 năm tại Florence và Modevi. Lúc này Ngài đã thông
thạo tiếng Hy lạp và được chỉ định dạy cho các bạn cùng lớp. Dầu chưa làm linh mục,
Ngài thường được mời đi giảng và được coi như là nhà giảng thuyết từ bẩm sinh.
Ngài học thần học trước hết ở Padua , rồi sau ở Louvain và thụ phong linh
mục tại đây năm 1570. Các bài giảng của Ngài tại Louvain mang lại thành công đăc biệt. Anh em
Tin Lành tại Anh cũng tìm đến nghe Ngài và nhiều người đã trở lại. Với dáng nhỏ
bé, Ngài thường đứng trên ghế đẩu từ bục giảng.
Là giáo sư thần học
tại Louvain ,
Ngài rất mộ mến các tác phẩn của thánh Tôma. Trong các bài diễn thuyết, Ngài đã
chống lại một cách hữu hiệu nhưng đầy tình thương với các giáo thuyết khơi
nguồn cho thuyết Giansenisme sau này. Thánh Robertô cũng thúc đẩy các sinh viên
học tiếng Do thái và đã soạn cho họ một cuốn văn phạm ngắn gọn. Ngài đọc nhiều
về các giáo phụ và các văn sĩ khác trong Giáo hội, một nỗ lực còn ghi lại trong
tác phẩm "về các văn sĩ trong Giáo hội" (xb năm 1623).
Sau thời kỳ ở Louvain , Ngài được trao
phó thi hành một công việc khó khăn là làm giáo sư phụ trách các cuộc tranh
luận tại Roma. Các cha dòng Tên đã tổ chức việc diễn giảng này nhằm trả lời
bằng ngôn ngữ thời đại đối với các cuộc tấn công của anh em tin lành. Suốt 11
năm, thánh Robertô đã nỗ lực cho công cuộc này với sự thành công rực rỡ. Nhiều
sinh viên của Ngài đã trở thành thừa sai tại Anh và tại Đức. Một số người đã đổ
máu vì đức tin tại Anh.
Các bài diễn thuyết
của Ngài được xuất bản lần đầu tại Ingolstudt, từ năm 1586 - 1593 dưới tựa đề
"các cuộc tranh luận về đức tin công giáo chống lại các người theo lạc
giáo thời nay". Có 20 ấn bản khi Ngài còn sống và nhiều ấn bản sau này
nữa. Đây là một công trình bảo vệ đức tin đầy đủ nhất của Giáo hội có được và
suốt ba thế kỷ liền nó là áo giáp cho các nhà giảng thuyết và các văn sĩ.
Những trách vụ khác
thánh Robertô đảm nhận thời kỳ này là tu chính tác phẩm chú giải của Salmeron,
một bạn dòng, làm việc trong ủy ban tu chính nghi thức phụng vụ Roma và bản
kinh thánh phổ thông. Ngài cũng góp phần lớn cho Đức Sixtô V trong việc ấn hành
các tác phẩm của thánh Ambrosiô.
Với vai trò thần học
gia của Đức Hồng y Goetni. Vị đặc sứ của Đức giáo hoàng tại Pháp năm 1589,
thánh Robertô chứng tỏ rằng: Ngài là một nhà ngoại giao lẫn một học giả có khả
năng. Việc đại diện tại Paris
thật nặng nhọc. Nhưng thử thách lớn lao nhất lại đến từ một phía khác. Đức giáo
hoàng Sixtô V quyết định đặt cuốn I trong bộ những cuộc tranh luận vào sổ sách
bị cấm. Đức giáo hoàng không bằng lòng với chủ trương của thánh Robertô, cho
rằng uy quyền của giáo hoàng trực tiếp trong các vấn đề vật chất, và nếu có thì
chỉ qua uy tín tinh thần mà thôi. Chủ trương này đã trở nên thông thường trong
Giáo hội ngày nay. Nhưng Đức Sixtô đã qua đời và Đấng kế vị Ngài đã rút lại
quyết định. Dầu bị thử thách nhưng thánh Robertô đã góp phần vào ấn bản Kinh
thánh thời Đức Sixtô và đã viết tựa cho ấn bản cũ được vạch ra với một tinh
thần bác ái.
Thánh Robertô liên
tiếp làm cha tinh thần và viện trưởng của học viện Roma, rồi làm bề trên tỉnh
dòng Naples .
Tại Roma Ngài hướng dẫn một thánh trẻ dòng Tên là Luy Gonzaga. Tại Naples,
chính Ngài được một cha dòng Tên khác là thánh Bernadiô Realinô sau này gọi là
thánh.
Bị ép buộc nhận chức
Hồng y năm 1599, từ đó Ngài lo các việc cho toàn thể Hội Thánh, chẳng hạn như
vụ án Galilêô và cuộc tranh luận về ơn thánh giữa các cha dòng Daminh và dòng
Tên.
Ngài làm Tổng giám mục
Capua trong ba năm, rồi chấm dứt những ngày hạnh phúc ấy vào năm 1605 khi Ngài
được triệu về Roma và cầm viết bênh vực Giáo hội. Liên tiếp Ngài dàn xếp với
Fra Sarpi miền Venice ,
với vua Giacôbê I nước Anh và với văn sĩ Pháp Guillaume Barchony.
Thánh Robertô qua đời
ngày 17 tháng 9 năm 1621, được tuyên thánh năm 1928 và được đặt làm tiến sĩ Hội
Thánh năm 1931.
(daminhvn.net)
++++++++++++++++++
17 Tháng Chín
Lời Nói Không Mất Tiền
Mua
Mahatma Gandhi, người đề xướng chủ trương tranh đấu bất bạo động, đến Phi Châu. Ông vào dùng bữa trong một quán ăn bình dân. Sau khi dùng bữa, ông trả tiền và nói với người giúp bàn: "Xin cám ơn vì sự tử tế của anh". Người giúp bàn trả lời: "Thưa ngài, tôi sẽ không bao giờ quên ngài. Từ 25 năm phục vụ ở đây, tôi chưa bao giờ nghe được một tiếng cám ơn".
"Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Một tiếng cám ơn, một lời chào hỏi, nếu được thực thi với tất cả chân tình là một biểu lộ của một lòng tin sâu sắc.
Nói một tiếng cám ơn, biểu lộ một cử chỉ thân thiện với người khác là muốn nói lên rằng
tình liên đới giữa con người là một điều thiết yếu và ta cần có người chung quanh để sống với. Nói một tiếng cám ơn với người nào đó là khẳng định giá trị và nhân phẩm
của người đó. Nhưng ở đời, có ai mà không
cho ta một món quà hay không
dạy ta bất cứ bài học nào đó.
(Lẽ Sống)
++++++++++++++++++
Ngày 17
Thánh Roberto Bellarminô,
giám mục, tiến sĩ Hội thánh
giám mục, tiến sĩ Hội thánh
Chúa Thánh Thần là chứng nhân đầu tiên
giữa chúng ta, Ngài ở trong trái tim và trí khôn của chúng ta, Ngài là chứng
nhân của Chúa Kitô hằng sống. Chính Thánh Thần đã xóa bỏ mọi khoảng cách giữa
Chúa Giêsu thành Nazareth
và tất cả chúng ta. Không có Ngài, Chúa Giêsu không trở thành nhân vật đi vào
lịch sử nhân loại. Qua chúng ta, Chúa Thánh Thần làm chứng về thế giới sự hiện
diện mới của Chúa Kitô hằng sống, của chân lý và mọi thông điệp thời sự. Ngài
làm chứng cho chúng ta. Ngài là ánh sáng, sự dũng mạnh và năng động của sứ mệnh
Giáo Hội và mọi kitô hữu.
Chúa
Thánh Thần là "Thần Khí của sự thật" bởi vì Ngài làm chứng về Chúa
Giêsu khi Ngài đã nói: "Ta là sự thật", là mặc khải chân lý của Thiên
Chúa. Sự Thật không phải là cái gì trừu tượng nhưng là một con người sống động,
chính Chúa Giêsu đã tiết lộ qua lời nói và trong hành động về bản tính của
Thiên Chúa. Thánh Thần là nhân chứng đầu tiên của Chúa Giêsu. Chính Ngài đã làm
cho chúng ta tin vào sự thật của Chúa Giêsu. Do đó, Chúa Thánh Thần là suối
nguồn của niềm tin chúng ta, niềm tin nội tâm. Người kitô hữu không dựa trên sự
chắc chắn trí tuệ nhưng trên lời chứng của Chúa Thánh Thần.
Michel Hubaut
Hạnh Các Thánh
Ngày 17 tháng 9
THÁNH RÔBERTÔ BELLAMINÔ, GIÁM MỤC TIẾN
SĨ
(1649-1721)
|
Thánh
Rôbertô Bellaminô sinh ngày 04 tháng 10 năm 1642 tại Montepulcianô, nước Ý.
Sau
khi đã thụ huấn xong bậc tiểu học trong tư gia, cậu Rôbertô đến theo học
trường của các cha dòng Tên ở tỉnh nhà. Trong thời gian học tập ở đây, cậu là
một học sinh xuất sắc nhất trường cả về đức dục và trí dục. Đặc biệt hơn cả
cậu lại tỏ ra có thiên khiếu âm nhạc. Qua ban trung học, cậu Rôbertô theo lời
cha khuyên đi học y khoa ở đại học Pađova rồi xin gia nhập hội Anh em Chúa
Giêsu năm 1660. Sau một thời gian thụ tập, thầy Rôbertô được gửi đi học triết
lý ở Rôma. Học xong triết lý thầy lại để bốn năm chuyên về văn chương và
nghiên cứu sâu xa về thần học. Vì thế, tuy vẫn còn là sinh viên nhưng thầy đã
làm cho các bạn phải kính phục về tài uyên bác của mình. Nói đến thầy
Rôbertô, không sinh viên nào không nhớ đến những cuộc tranh biện văn chương
triết lý do thầy Rôbertô đảm nhiệm. Suốt ba ngày trời trình bày luận đề,
Rôbertô đã làm cho nhiều người cảm phục trí khôn thông minh, thiên tài hùng
biện và tinh thần khiêm tốn của mình.
Năm
1669, Bề trên dòng lại gửi thầy theo học tại Đại học đường
Vì điều kiện sức khoẻ không bảo đảm nên sau đó ngài
xin phép về quê hương nghỉ ít lâu. Nhưng vì ở đại học mỗi tuần thường có tổ
chức cuộc tranh luận mà bề trên không tìm được ai xứng đáng, nên lại triệu
ngài về và giao cho nhiệm vụ chủ tọa các lớp tranh luận đó. Trong dịp này,
cha Rôbertô đã phải đương đầu với nhiều cuộc tranh luận thuộc đủ mọi vấn đề.
Nhưng bao giờ ngài cũng nắm vững được tư tưởng và giải đáp thông thạo. Nhân
dịp đó, ngài đã sáng tác nhiều tác phẩm minh giáo danh tiếng. Từ năm 1680,
ngài đặc biệt chú trọng đến công việc huấn dụ thiêng liêng cho những người
muốn trở lại đạo công giáo và cả những người đã có một căn bản khá.
Năm 1694, cha được làm bề trên tỉnh dòng Tên ở
Napôli. Ngài điều khiển cách sáng suốt và khôn ngoan khiến dòng tiến bộ rất
nhanh. Năm 1696, ngài được Đức Giáo Hoàng Clêmentê VIII triệu vời về Rôma làm
trưởng ban nghi lễ và cố vấn thần học. Để tán thưởng tài đức của cha Rôbertô,
Đức Giáo Hoàng muốn phong cho ngài làm Hồng Y, nhưng vì đức khiêm nhường và
theo thủ tục dòng, ngài nhất quyết không mang sắc phục. Bề ngoài ngài vẫn ăn
mặc đơn sơ, và tinh thần khiêm nhường bác ái vẫn là bạn đường trung thành của
thánh nhân. Năm 1702, ngài được phong làm Tổng Giám mục thành Capadoue. Được
trao phó bất cứ nhiệm vụ nào, ngài vẫn hăng hái và tận lực hoạt động. Làm
Tổng Giám mục thành Capadoue, ngài mang hết tài năng mở rộng nước Chúa bằng
giảng thuyết, làm phúc bố thí, trùng tu nhà thờ và củng cố tinh thần đạo đức
của mọi giới trong Giáo hội. Thật, ngài xứng đáng là một vị Tổng Giám mục
gương mẫu.
Năm
1705, khi Đức Giáo Hoàng Clêmentê VIII băng hà, ngài được triệu về Rôma để dự
cuộc hội nghị các Hồng Y, ngày ngài ra đi, ai nấy đều bùi ngùi cảm động, vì
dự đoán ngài sẽ không trở về. Quả thực lời dự đoán của họ đã thành sự thực.
Khi vừa lên ngôi Giáo hoàng, Đức Phaolô V đã cử ngài vào ban cố vấn và kiêm
giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các bộ Lễ nghi và bộ Truyền giáo… Để phụng
sự Giáo hội một cách đắc lực hơn và để thi hành đức khiêm nhường, ngài đệ đơn
xin từ chức Tổng Giám mục. Với đức khôn ngoan lạ thường và kiến thức sâu sắc,
thánh Rôbertô đã giải quyết được nhiều khó khăn trong Giáo hội đương thời.
Năm
1706, thánh nhân tranh luận với một thượng nghị sĩ ở Vênitia để bênh vực
quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng. Tuy vấn đề chưa giải quyết dứt khoát, nhưng
ít ra thánh nhân đã làm sáng tỏ vấn đề một phần nào và chinh phục được nhiều
đối thủ của Giáo hội. Ngoài ra thánh nhân còn phải đương đầu trong những cuộc
tranh luận gay go hơn với Hoàng đế Giacôbê I nước Anh. Hoàng đế cương quyết
không nhận quyền của Toà thánh Rôma, bách hại giáo hữu công giáo. Sau khi bị
Đức Giáo Hoàng Phaolô V lên án tuyệt thông, nhà vua đã viết một cuốn sách mục
đích bài xích quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Để tranh đấu với Hoàng đế
rối đạo, Đức Giáo Hoàng giao việc này cho thánh Rôbertô. Thánh nhân hăng hái
giải đáp minh bạch từng vấn nạn của đối thủ. Ngài xuất bản nhiều sách với mục
đích minh chứng quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng là hữu lý và có nền tảng
Kinh thánh. Trong thời gian này, ngài không quản khó nhọc thức khuya, dậy sớm
nghiên cứu sách vở để bênh vực Hội thánh. Ngoài nhiệm vụ minh giáo, thánh
nhân còn được Đức Giáo Hoàng bổ làm Hồng Y Tổng truởng bộ Lễ nghi, và chính
ngài đã lập án phong thánh cho nhiều vị như: Raymond Pénafort, Phanxicô Rôma,
Borômêô Giám mục thành Milanô và thánh Inhaxiô sáng lập dòng Tên v.v…
Dưới
đời Đức Giáo Hoàng Phaolô V, còn xảy ra một cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà
thần học về giáo thuyết Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội. Một số nhà thần học đả
phá học thuyết đó, trái lại, một số khác chủ trương công bố thành tín điều.
Giữa cuộc tranh luận quá sôi nổi, Đức Giáo Hoàng giao nhiệm vụ giải quyết cho
thánh Rôbertô. Trong dịp này thánh nhân cũng đã đem hết tài hùng biện và lý
chứng khôn ngoan ra bênh vực giáo thuyết chủ trương Đức Mẹ Vô Nhiễm tội, ngài
tâu trình Đức Giáo Hoàng nên công bố giáo thuyết đó, nhưng vì hoàn cảnh chưa
thích nghi nên mãi đến ngày 08 tháng 12 năm 1854, Đức Giáo Hoàng Piô IX mới
tuyên bố thành tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Ngoài ra, ngài còn lĩnh
nhiệm vụ điều khiển dòng Célestin. Tuy công việc bề bộn nhưng ngài vẫn tiếp
tục sáng tác sách vở chuyên về minh giáo và tu đức.
Cuối
tháng 8 năm 1621, thánh nhân theo thường lệ dành vài ngày đầu tháng 9 mỗi năm
để đến tĩnh tâm tại nhà dòng thánh Anrê. Nhưng không ai ngờ lần này là lần
cuối cùng kết liễu đời Hồng Y của ngài. Ngài bị sốt nặng cửu tử nhất sinh.
Nghe tin ngài lâm bệnh, giáo hữu xúc động lũ lượt kéo đến thăm ngài. Chính
Đức Giáo Hoàng Grêgôriô cũng tới thăm và ban phép lành Toà thánh cho ngài.
Thánh
Rôbertô qua đời ngày 17 tháng 9 năm 1624, hưởng thọ 79 tuổi. Ngay sau khi
ngài mệnh chung, người ta đã tôn kính ngài như một vị thánh. Họ tranh nhau
lấy các vật dụng của ngài mang về kính tại tư gia. Năm 1930, Đức Giáo Hoàng
Bênêdictô XV phong ngài lên bậc hiển thánh, và tháng 9 năm 1931, Đức Giáo
Hoàng lại truyền phong ngài làm tiến sĩ của Giáo hội. Sau nhiều lần thuyên
chuyển, hiện nay xác thánh ngài nằm bên mộ thánh Louis Gonzaga tại nhà thờ
thánh Inhaxiô bên Ý.
Thánh
Rôbertô quả là một nhân vật lỗi lạc đã phụng sự Giáo hội đến hơi thở cuối
cùng. Phải chăng, nếu mỗi người chúng ta biết noi theo gương mẫu của ngài để
lại mà hoạt động tông đồ và bênh vực Giáo hội, thì có lẽ Giáo hội sẽ còn được
thêm vinh quang và nước Chúa còn lan rộng đến chừng nào!
|
Emmanuel Nguyễn Văn Triệu (1756 – 1798)
Thánh Emmanuel Nguyễn văn Triệu |
Emmanuel Nguyễn
Văn Triệu, Sinh năm 1756 tại Thợ Ðức, Phú Xuân, Huế, Linh mục, bị xử trảm
ngày 17/09/1798 tại Bãi Dâu dưới đời vua Cảnh Thịnh, Đức Lêo XIII suy tôn
Chân Phước cho cha Emmanuel Nguyễn Văn Triệu ngày 27.05.1900. Ngày
19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. lễ kính vào
ngày 17/09.
|
Là một linh mục
giáo phận Đông Đàng Ngoài, vốn biết bao bận rộn vì công tác mục vụ, nhưng cha
Emmanuel Nguyễn Văn Triệu vẫn không quên người mẹ già ở quê nhà. Năm 1798
giữa cơn bách hại gay gắt của vua Cảnh Thịnh, nhất là tại kinh đô, cha đã xin
phép Bề trên về Phú Xuân thăm mẹ, và ở lại gần ba tháng để gầy dựng cho bà
một mái nhà nhỏ xinh. Chính vì muốn trọn đạo hiếu với mẫu thân mà linh mục đã
bị bắt.
Emmanuel Nguyễn
Văn Triệu sinh năm 1756 tại làng Kim Long, Phú Xuân (nay là Huế). Thân phụ
cậu là ông Cai Lương, Nguyễn Văn Lương, một võ quan Công Giáo phò chúa Nguyễn
đã bị tử trận trong một cuộc chiến với Tây Sơn. Sớm mồ côi cha, cậu Triệu
sống với mẹ ở Thợ Đúc, gia nhập quân đội năm 1771 khi mới 15 tuổi. năm 1774,
anh cùng các bạn gia nhập quân đội của vua Lê chúa Trịnh, chiếm được Phú
Xuân. Đến khi Tây Sơn từ phía
Tháng 6 năm đó,
quân Tây Sơn thừa thắng xông lên, tiến ra Bắc lấy cớ phò Lê diệt trịnh. Trịnh
Khải phải mổ bụng tự tử. Rồi vua Lê Cảnh Hưng băng hà, Lê Chiêu Thống lên
ngôi, miền Bắc lại xảy ra nội chiến giữa hai phe Trịnh Lệ và Trịnh Bồng.
Chính bối cảnh nhiễu nhương thay ngôi đổi chúa đó đã làm cho anh vệ binh
Triệu phải suy nghĩ và đi đến quyết định dứt khoát cho cuộc đời mình.
Ba mươi tuổi đời,
mười lăm năm binh nghiệp với biết bao thăng trầm, Emmanuel Triệu bước vào một
khúc quanh mới, giã từ vũ khí để phụng vụ Vua trên trời và qua đó phục vụ tha
nhân cách đích thực hơn. Mới đầu, anh được một linh mục dòng Tên ở Hà Nội
hướng dẫn, nhưng sau anh được Đức cha Obêlar Khâm giáo phận Đông đàng Ngoài
nhận vào học tại trường thần học Trung Linh. Và năm 1793, Đức cha Anlonsô Phê
truyền chức linh mục. Khi đó cha Triệu đã 37 tuổi.
Nhờ nền giáo dục
chu đáo từ nhỏ, cùng với những kinh nghiệm lâu năm trong đời sống quân ngũ,
và nhất là ơn Chúa giúp, cha Emmanuel Triệu trở thành một mục tử hăng say
nhiệt tình và làm việc có phương pháp. Sáu năm phục vụ trong giáo phận Đông,
cha đã thu hoạch được nhiều kết quả và được các bề trên quý mến.
Dưới thời vua Cảnh
Thịnh (1792–1802) tình hình chính trị trong nước ngày càng phức tạp. Nguyễn
Ánh (vua Gia Long sau này) tổ chức quân đội ngày càng mạnh, hùng cứ ở Gia
Định, hằng năm cứ đến mùa gió nồm lại đem quân ra đánh Huế. Hỗ trợ cho Nguyễn
Anh có một số quân Pháp do Đức cha Bá Đa Lộc chiêu mộ. Do đó, vua Cảnh Thịnh
sinh ra ác cảm với đạo, nhất là cuối năm 1797, khi bắt được lá thư của Nguyễn
Anh gửi Đức cha Labartatte Bình (Giám mục Đàng Trong) ở Phú Xuân, nhà vua
càng nghi ngờ đạo Công Giáo tiếp tay cho giặc.
Một quan văn có
đạo, quan Thượng Hồ Cung Điều nhiều lần thanh minh trước mặt nhà vua rằng:
"Đạo dạy trung quân vương, hiếu phụ mẫu, chớ có phải đạo dạy làm giặc
đâu". Vua nghe nói thì chần chừ. Nhưng viên quan nội hầu tên Lợi, cứ
gièm pha mãi, nên cuối cùng, tháng 8.1798, một chiếu chỉ cấm đạo được ban
hành.
Trước đó ba tháng,
cha Emmanuel Triệu vì thương nhớ mẹ già, nên trở về khu Chợ Đúc, Phú Xuân
(Huế). Thật bùi ngùi cảm động sau 12 năm xa cách, hai mẹ con lại gặp nhau.
Giờ đây mái tóc của người mẹ đã bạc phơ, còn con nay đã 42 tuổi và là linh
mục của Chúa. Cha Triệu thấy xót xa trước cảnh mẫu thân mình phải ăn nhờ ở
đậu nhà người khác. Cha quyết định ở lại, cùng với bà con lối xóm, dựng cho
mẹ một mái nhà nhỏ để có nơi nương thân. Thời gian này cha Triệu nhân thể
cũng đi thăm viếng và dâng lễ tại các họ đạo gần đó. Cha được các tín hữu ở
dây thương mến nhiều.
Ngày 07.08.1798,
theo chiếu chỉ nhà vua mới ban hành, bốn cơ binh (mỗi cơ 50 quân) bất thần
bao vây bốn giáo xứ vùng kinh đô. Tại xứ Thợ Đúc, quan quân có ý tìm cha
chính xứ, cha Nhơn, nhưng nhờ quan Thượng Điều đã báo tin, nên ngài đã trốn
thoát kịp. Còn cha Triệu thì mới về, nên quan không biết, quan quân bắt một
số giáo hữu trong đó có cha Triệu và tra hỏi về các linh mục. Cha Triệu tự
nguyện cung khai, nhận mình là người mà họ lùng bắt. Quân lính liền trói tay
cha lại dẫn đi. Khi thấy mẹ già khóc lóc thảm thiết, cha Triệu dừng lại nói
ít câu từ giã: "Thiên Chúa đã cho con vinh dự làm chứng cho Ngài. Xin mẹ
đừng khóc nữa. Mẹ hãy vui lòng vâg theo ý Chúa".
Tiếp theo đó là 40
ngày đêm thử thách trong cảnh ngục tù. Cổ mang gông, tay chân bị xiềng xích,
cha còn bị đưa ra tòa nhiều lần, chịu ba trận đòn dữ dội. Khi các quan thẩm
tra lý lịch, cha nói rõ mình sinh quán Phú Xuân, vì hoàn cảnh khó khăn mới
phải ra Đàng Ngoài để làm ăn, rồi được học giáo lý trong đạo và làm linh mục.
Quan hỏi: "Thày có vợ con ở đây hay ở Đàng Ngoài? Cha đáp: "Tôi
không lấy vợ, vì là linh mục nên tôi sống độc thân".
Ngày 17-8 các quan
định kết án voi giày nhưng một viên quan không đồng ý nên vụ án được trì
hoãn.
Thời gian ở trong
ngục, cha Triệu vẫn giữ được niềm vui vẻ và tin tưởng vào Chúa. Điều an ủi
cha nhất, là được một linh mục cải trang vào thăm và giải tội. Thân mẫu cha
nhiều lần cũng đến thăm. Cha an ủi bà, xin bà cầu nguyện nhiều cho mình được
trung kiên. Ngoài ra, cha tranh thủ mọi giờ rảnh rỗi để chuẩn bị tâm hồn lãnh
phúc tử đạo.
Ngày xử án được ấn
định là 17.9.1798. sáng sớm hôm đó, các quan hỏi cha lần cuối: "Thày có
muốn bỏ nghề đạo trưởng trở về quê quán sinh sống không? Nếu thày đồng ý, ta
sẽ xin vua tha cho". Cha Triệu khẳng khái trả lời : "Thưa không,
tôi là đạo trưởng, tôi thà chết chứ không bỏ việc giảng đạo". Thế là đến
gần 10 giờ sáng cha Triệu bị điệu ra pháp trường cùng với sáu tên trộm cướp
cũng bị tử hình hôm đó. Cha bước đi bình tĩnh, trang nghiêmnhư một chiến sĩ
thận trọng trước giờ lâm chiến. Các tín hữu nghe tin lũ lượt đi phía sau.
Đàng trước cha, một người lính cầm thẻ bài đọc ghi bản án:
"Tên Triệu,
con nhà Nguyễn Văn Lương, chuyên giảng đạo Hoa Lang, quyến rũ dân chúng theo
đạo đáng ghê tởm ấy. Vậy y phải trảm quyết".
Tại Bãi Dâu, nơi
thi hành án, cha Triệu quỳ xuống cầu nguyện. Theo thói lệ, quan phát cho mỗi
tử tội một quan tiền để ăn uống trước khi chết. Cha từ chối, viên quan liền
nói : "Của vua ban không được coi thường". Cha trả lời : "Vậy
xin ai đó cầm tiền giúp tôi, gởi cho người nghèo". Một người lính thấy
thế liền tát vào mặt Ngài một cái. Viên quan nổi giận mắng anh ta: "Chưa
đến giờ xử mà mi dám ngạo ngược như thế sao ?" Rồi ông quay qua mời vị
chứng nhân đức tin ngồi và nói : "Khi nào đến giờ, tôi sẽ báo cho
thày". Cha Triệu liền ngồi và tiếp tục cầu nguyện.
Đúng giờ ngọ (12
giờ trưa), viên quan nói với vị linh mục : "Giờ đã đến rồi". Cha
Triệu quỳ lên giơ cổ cho lý hình chém. Thi hài vị tử đạo được các tín hữu an
táng tại họ Dương Sơn, sau được cải vào nhà thờ Dương Sơn.
Đức Lêo XIII suy
tôn Chân Phước cho cha Emmanuel Nguyễn Văn Triệu ngày 27.05.1900. Ngày
19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.
Nguồn từ Thư viện Đa Minh
Trường
Thi Tử Đạo
Nguyễn Văn Triệu
sinh năm Bính Tý (1756)
Tại Kim Long tỉnh lỵ Thừa Thiên Gia đình Công giáo tài hiền Cha làm quan võ quy thiên Nguyễn Triều Mười lăm tuổi chú Triệu vô lính Ngự lâm quân triều chính cùng quê Tây Sơn đánh phá tứ bề Triều Ðình phải trốn bỏ về miền Nam Quan miền Bắc đứng làm thủ trưởng Triệu tháp tùng dưới trướng điều binh Ði theo như bóng với hình Quan chuyển về Bắc đem mình đi theo Cuộc sống mới gieo neo vất vả Triệu nghĩ suy nên đã đổi thay Ði tu ý muốn trình bày Dòng Tên đón nhận đưa ngay đăng trình Rồi sau đó chuyển Ðaminh Tu Viện Vị Thừa sai đại diện Rôma Ðưa thầy Triệu gặp Ðức Cha Sáu năm thần học sau đà thụ phong Ơn Thiên Triệu quan phòng Linh mục Ðược sai đi tiếp tục giảng rao Giáo lương tình nghĩa dạt dào Người nghèo giúp đỡ đổi trao nghĩa tình Cha phục vụ hy sinh năm tháng Ðược về thăm bóng dáng mẹ hiền Tuổi già đau ốm triền miên Nhờ bà đạo đức trong miền giúp cho Ngài về Huế để lo công việc Trao lá thư đặc biệt Ðức Cha Hai ngày trở lại mẹ già Làm căn nhà nhỏ cho bà an cư Mấy bà cháu rất ư vui vẻ Trong căn nhà mát mẻ sống chung Nhà vua cấm đạo truy lùng Bắt tìm đạo trưởng khốn cùng khắp nơi Cha ngoại quốc kịp thời trốn trước Riêng Cha Triệu phép được thăm quê Quân quan vây bọc tứ bề Giáo dân đâu biết để về báo Cha Ngài bị bắt tại nhà Thợ Ðúc Ông Trùm Quyên đúng lúc đi xa Lính bắt ngài chúng hỏi tra Nhận ngay đạo trưởng chính ta đó mình Chúng đánh đập thất kinh hai trận Dòng nữ tu kế cận tiến vào Tịch thu đồ đạc bỏ bao Ba mươi chị bắt giải vào kinh đô Người hiểu biết tiến vô can thiệp Trả tự do đặc biệt quý Soeurs Nhà dòng phá hủy chỏng chơ Cả nhà Cha Triệu nửa giờ phá tan Bắt Cha Triệu liên can Thầy giảng Cha với Thầy không nản vẫn vui Quan Thượng hỏi người trốn chui Vào Nam giảng đạo ngọt bùi dối đâu Cha Triệu nói Phú Xuân quê cũ Bố của tôi Quan Phủ Nguyễn Triều Hai mươi năm đói tiêu điều Bỏ nhà ra Bắc từ nhiều năm qua Tôi may mắn gặp Cha Cố đạo Ngài giảng rao loan báo niềm tin Tôi đi theo học sưu tìm Thấm nhuần đạo Chúa khắc in trong lòng Rồi sau đó thụ phong Linh mục Người Tông đồ tiếp tục giảng rao Lâu năm thăm mẹ trở vào Tôi là đạo Truởng Chúa trao loan truyền Quan Thượng hỏi cảm phiền có vợ Ở đàng ngoài hay ở đàng trong Cha Triệu nói tôi tu dòng Ðộc thân phải giữ thật lòng chân tu Quan ra lệnh nhốt tù nghiêm ngặt Cổ đeo gông chân chặt xích xiềng Bốn mươi ngày biệt giam riêng Ðánh đòn ba trận nát liền trên lưng Cơm chỉ có muối vừng qua bữa Ðựng mo cau khe cửa đút vô Lính canh ăn nói côn đồ Nản lòng sợ hãi khát khô nước thèm Quan tra hỏi nhiều phen dọa nạt Cha trả lời chẳng khác giảng rao Hùng hồn can đảm tự hào Thánh Linh phù trợ ban trao cho ngài Cha Lộc tới bá vai giải tội Vào thăm tù lính hối đuổi ra Hôm sau Cha bị hầu toà Các quan xúi giục hãy đà nghe ta Bỏ đạo Chúa vua đà trọng thưởng Về thế gian thụ hưởng thiếu chi Cha cương quyết chết tức thì Vẫn theo chân Chúa tử quy Nước Trời Lính giải ngài đến nơi để chém Cha quỳ thẳng lính vén tóc lên Ðầu rơi xuống đất ngay bên Giáo dân ào đến kêu tên khóc ngài Chôn cất dấu mấy ai hay biết Tại một nơi giữa miệt lương dân Thời gian thuận tiện tới gần An táng trọng thể mộ phần của Cha Năm tử đạo chính là Mậu Ngọ (1798) Thánh năm này tuổi thọ bốn hai Roma phong thánh cho Ngài Suy tôn Canh Tý (1900) trần ai mấy người Lời bất hủ: Trước khi xử tử quan hỏi cha Triệu: "Thầy có muốn bỏ nghề đạo trưởng trở về quê quán sinh sống không? Nếu Thầy đồng ý, ta sẽ xin vua tha cho". Cha Triệu khẳng khái trả lời: "Thưa không, tôi là đạo trưởng tôi thà chết chứ không bỏ việc giảng đạo". |
Thứ Hai 17-9
Thánh Robert Bellarmine
(1542-1621)
Khi Robert Bellarmine thụ phong linh mục năm 1570, vấn đề
học hỏi lịch sử Giáo Hội và các Giáo Phụ bị lãng quên một cách đáng buồn.
Ngay từ thời thanh niên ở Tuscany, ngài đã có triển vọng là một học giả nổi
tiếng, vì ngài dành nhiều thời giờ nghiên cứu về những đề tài nói trên, cũng
như Kinh Thánh, để hệ thống hóa học thuyết Công Giáo nhằm đương đầu với các
cuộc tấn công của Tin Lành. Ngài là linh mục dòng Tên đầu tiên làm giáo sư ở
Công
trình nổi tiếng nhất của ngài là bộ sách Tranh Luận về Những Mâu Thuẫn trong
đức tin Kitô Giáo. Ðặc biệt nhất là các đoạn nói về thế quyền của đức giáo
hoàng và vai trò của giáo dân. Ngài chọc tức cả nước Anh và nước Pháp khi chủ
trương rằng thần quyền của các vua chúa không thể tồn tại. Ngài khai thác học
thuyết về thẩm quyền gián tiếp của đức giáo hoàng trong các giao tế nhân sự;
mặc dù ngài bảo vệ đức giáo hoàng chống với triết gia Barclay, ngài cũng bị
Ðức Giáo Hoàng Sixtus V tức giận.
Bellarmine
được Ðức Giáo Hoàng Clement VIII tấn phong hồng y là vì "ngài chưa
được những gì xứng với tài học." Trong khi sống ở
Một
trong những công việc của ngài là trở nên thần học gia của Ðức Giáo Hoàng
Clement VIII, và chuẩn bị hai bộ giáo lý có ảnh hưởng rất lớn trong Giáo Hội.
Sự khó
khăn sau cùng lớn nhất trong đời Bellarmine là năm 1616 khi ngài phải khiển
trách người bạn của ngài là Galileo, người mà ngài rất khâm phục. Bellarmine
đại diện cho Tòa Thánh chuyển trao văn thư cảnh cáo, mà trong đó quyết định
rằng lý thuyết về thái dương hệ của Galileo thì trái với Phúc Âm. Sự khiển
trách chung quy là một lời cảnh cáo đừng đề cao các lý thuyết chưa được hoàn
toàn chứng minh -- khác với giả thuyết. Ðây là một thí dụ điển hình cho thấy
các thánh vẫn có thể sai lầm.
Bellarmine
từ trần ngày 17-9-1621. Tiến trình phong thánh cho ngài được bắt đầu năm 1627
nhưng bị đình hoãn cho đến năm 1930 vì lý do chính trị, phát xuất từ các văn
bản của ngài. Vào năm 1931, Ðức Giáo Hoàng Piô XI tuyên xưng ngài là Tiến Sĩ
Hội Thánh.
Lời
Bàn
Sự canh
tân Giáo Hội mà Công Ðồng Vatican II theo đuổi thì thật khó cho nhiều người
Công Giáo. Trong sự thay đổi, nhiều người cảm thấy thiếu xót một hướng dẫn
vững chắc từ giới có thẩm quyền. Họ mong muốn có những lý luận chính truyền
vững như bàn thạch, và một mệnh lệnh cứng cỏi có xác định thẩm quyền hẳn hoi.
Trong
văn kiện Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, Công Ðồng Vatican II đảm bảo chúng
ta rằng, "Có nhiều thực thể không thay đổi và có nền tảng thực sự từ
Ðức Kitô, Ðấng hôm qua cũng như hôm nay, và mãi mãi."
Thánh
Robert Bellarmine đã hy sinh cuộc đời để nghiên cứu Kinh Thánh và học thuyết
Công Giáo. Các văn bản của ngài giúp chúng ta hiểu rằng, không chỉ có nội
dung đức tin là quan trọng, mà còn chính con người sống động của Ðức Giêsu
Kitô--như được biểu lộ qua sự sống, sự chết và sự sống lại của Người--đó là
nguồn gốc của ơn cứu độ.
Nguồn
gốc thực sự của đức tin không chỉ là mớ lý thuyết nhưng đúng hơn là con người
của Ðức Kitô hiện đang sống động trong Giáo Hội ngày nay.
Khi từ
giã các tông đồ, Chúa Giêsu đảm bảo với họ về sự hiện diện sống động của
Người: "Khi Thần Khí của chân lý đến, Ngài sẽ dẫn dắt anh em đến chân
lý toàn vẹn" (x. Gioan 16:30).
Lời
Trích
"Chia
sẻ mối quan tâm với tất cả giáo hội, các giám mục hành xử quyền bính của
mình, mà họ đã lãnh nhận qua lễ tấn phong, trong sự hiệp thông với Ðức Giáo
Hoàng Tối Cao và dưới quyền của người. Tất cả kết hợp thành một tập thể hay
thân thể để giảng dạy về Giáo Hội hoàn vũ của Thiên Chúa và để điều hành giáo
hội như các mục tử" (Sắc
Lệnh về Nhiệm Vụ Mục Vụ của Các Giám Mục, 3).
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét