LỊCH SỬ ƠN CỨU ĐỘ
MỤC LỤC
PHẦN I : CỰU ƯỚC :
CHUẨN BỊ ƠN CỨU ĐỘ
PHẦN II : TÂN ƯỚC : BAN
ƠN CỨU ĐỘ
Chương 6 : Đức Kitô hoàn
tất ơn cứu độ
Chương 7 : Thông phần vào
ơn cứu độ
Chương 8 : Ơn cứu độ được
lan rộng
Phụ lục : Bản tóm lược
lịch sử Cựu Ước và Tân Ước
SÁCH
THAM KHẢO
1. Lịch Sử Cứu Độ dẫn vào
Thần Học Thánh Kinh, Neal M.
Flanagan.
2. Lịch Sử Cứu Độ, Lm.Tanila Hoàng Đắc Ánh.
3. Lịch Sử Cứu Độ, Lm.François
Việt.
4. Tìm hiểu Cựu Ước, Lm. Albertô Trần Phúc
Nhân.
5. Tìm hiểu Sáng Thế 1 – 11, Lm. Albertô Trần Phúc Nhân
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH
Để việc học tập đạt
được hiệu quả tốt, ngoài việc nghe hướng dẫn trong giờ lớp và ghi chép thêm (ở
các Giáo xứ), bản thân các học viên còn phải có cố gắng làm năm việc sau:
- Đọc kỹ giáo trình trước khi đến lớp.
- Đọc những đoạn Kinh Thánh có liên quan đã được ghi
trong bài học, hãy cố gắng đọc toàn bộ Kinh Thánh Cựu và Tân Ước ít là một
lần trong đời mình.
- Ghi nhớ (thuộc lòng) phần tóm lược cuối mỗi chương.
- Cùng nhau thảo luận về đề tài đã học.
- Đem áp dụng kết quả thu lượm được trong phần thảo
luận và bài học vào đời sống và bài dạy giáo lý.
BAN GIÁO LÝ GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
Nhập Đề
I- LỊCH SỬ CỨU ĐỘ LÀ GÌ ?
Mầu nhiệm
cứu độ là ý định yêu thương
từ muôn đời của Thiên Chúa, nhằm thông ban sự sống hạnh phúc của Thiên Chúa cho
loài người. Ý định này được thực hiện qua công cuộc sáng tạo, nhưng vì loài
người khước từ, mở đường cho sự dữ xâm nhập vào thế gian, gây nên đau khổ và sự
chết. Thiên Chúa vẫn tiếp tục ý định yêu thương, nên đã sai Con Một xuống thế
làm người để cứu chuộc loài người. Ý định cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện
qua một chương trình, diễn ra ngay trong lịch sử loài người : lịch sử dân Israel .
Lịch sử
cứu độ là lịch sử những kỳ công mà Thiên Chúa thực hiện từ sáng thế cho tới tận
thế, qua những biến cố, lời nói, việc làm, để ban ơn cứu độ cho loài người.
Hay nói
cách khác lịch sử cứu độ
chính là :
- Cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa Thiên Chúa và
loài người,
- bắt đầu từ việc Thiên Chúa tạo dựng trời đất
muôn vật,
- trải qua các bước thăng trầm trong thời gian ,
- nhưng luôn qui hướng về Chúa Kitô là trung tâm
của lịch sử ,
- và chỉ hoàn tất khi Chúa Kitô lại đến (ngày
quang lâm tái giáng, ngày tận thế).
II- CÁI NHÌN TỔNG HỢP VỀ LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
Kinh Tạ
Ơn IV trong Thánh Lễ cho ta cái nhìn tổng hợp về lịch sử cứu độ :
Lạy Cha chí thánh,
chúng con xưng tụng
Cha là Đấng cao cả,
đã lấy thượng trí và
tình thương mà sáng tạo muôn loài.
Cha đã dựng nên con người giống hình ảnh Cha
và giao cho trách
nhiệm trông coi vũ trụ,
để khi phụng sự một
mình Cha là Đấng Tạo Hoá, con người làm chủ mọi loài thọ sinh.
Tuy con
người đã mất tình nghĩa với Cha vì tội
bất phục tùng,
Cha cũng
không đành bỏ mặc cho sự chết thống trị.
Quả thế,
Cha đã thương cứu giúp mọi người để những ai tìm Cha đều gặp Cha.
Hơn nữa
nhiều lần Cha đã giao ướcvới
loài người.
Và dùng
các ngôn sứ mà dậy cho biết đợi chờ ơn cứu độ .
Lạy Cha
chí thánh,
Cha quá
yêu thương thế gian ,
đến nỗi
khi tới thời viên mãn,
đã sai
Con Một đến cứu độ chúng con .
Người đã nhập thể bởi quyền năng Chúa Thánh Thần ,
và được
Đức Trinh Nữ Maria sinh ra,
đã sống
trọn thân phận con người như chúng con , chỉ trừ tội lỗi.
Người đã loan Tin Mừng cho người nghèo khó,
công bố
ơn giải thoát cho kẻ bị tù đày,
đem lại
niềm vui cho những ai sầu khổ.
Để chu
toàn ý định của Cha, Người đã hiến thân chịu tử hình,
rồi từ
cõi chết phục sinh, Người đã tiêu diệt sự chết và khơi
nguồn sống mới.
Người đã
chết và sống lại vì chúng con,
để chúng
con không còn sống cho chính mình nữa, mà chỉ sống cho Người.
Vì thế,
từ nơi Cha Người đã sai Chúa
Thánh Thần đến với các tín
hữu như ân huệ mở đầu,
để Chúa Thánh Thần
kiện toàn sự nghiệp của Người trên trần gian, và hoàn tất công trình thánh hoá muôn loài
|
I- THỜI
CỰU ƯỚC
THIÊN CHÚA SÁNG TẠO
Địa vị
và phẩm giá con người.
SA NGÃ -
TỘI LỖI
Lời Hứa Cứu ĐoÄ
Giao ước với các tổ phụ
Đối thoại qua các ngôn sứ
II- TÂN ƯỚC
Chúa Kitô thực hiện ơn cứu độ
NHẬP THỂ
LOAN BÁO TIN MỪNG
TỬ NẠN VÀ PHỤC SINH
III- CHÚA THÁNH THẦN HOẠT ĐỘNG TRONG GIÁO HỘI
|
III- MẠC KHẢI TRONG LỊCH SỬ
Trước khi
rảo qua các chặng đường của lịch sử cứu độ, chúng ta cần tìm hiểu cách thức
Thiên Chúa đã tỏ mình ra và thông truyền cho cho con người ý định cứu độ của
Người. Việc tỏ mình đó được gọi là mạc khải. Thiên Chúa đã làm công việc mạc
khải đó qua hai cuốn sách :
- Cuốn sách vũ trụ : mạc khải tự nhiên.
- Cuốn sách Kinh Thánh : mạc khải siêu nhiên
1- Mạc khải tự nhiên :
Thiên Chúa
ban cho con người có một khả năng lý trí tự nhiên, để có thể nhờ vào trí khôn
và suy luận của mình mà khám phá ra sự hiện hữu của Thiên Chúa qua hai cách :
- Nhờ nhìn
xem vẻ đẹp kỳ diệu và trật tự lạ lùng của vũ trụ và vạn vật mà nhận ra Đấng đã
dựng nên chúng.
- Nhờ lắng nghe tiếng lương tâm trong lòng mỗi
người luôn hướng về điều thiện, cũng như dựa vào những khát vọng tìm kiếm tự
do, hạnh phúc vô biên để nhận ra Thiên Chúa là nguồn mạch mọi điều thiện hảo mà
con người khao khát.
2- Mạc khải siêu nhiên :
Mạc khải
tự nhiên có thể giúp con người nhận ra sự hiện hữu của Thiên Chúa (nỗ lực tìm kiếm trong các tôn
giáo), nhưng khả năng của trí khôn có giới hạn, nên con người không thể tự
mình khám phá những mầu nhiệm siêu việt nơi Thiên Chúa được. Vì vậy mà chính
Thiên Chúa đã phải đến để tỏ mình ra, đó là những mạc khải siêu nhiên (tôn giáo mạc khải) . (Vd: mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi).
Thiên Chúa
đã tỏ mình ra qua :
- Các biến cố : như đưa dân ra khỏi Ai Cập, qua Biển Đỏ; ban manna trong sa mạc …
- Những lời nói : với các tổ phụ (Abraham, Isaac, Giacóp…), với những người lãnh đạo
(Môsê, Giosuê, Đavít, …), với các ngôn sứ (Êlia, Natan, Isaia, Giêrêmia…)
3- Mạc khải trong Kinh Thánh :
Những mạc
khải nói trên được ghi chép lại trong các sách của bộ Kinh Thánh, dưới sự soi
sáng của Chúa Thánh Thần. Sự soi sáng này được gọi là ơn linh hứng. Như vậy có
thể nói Thiên Chúa là tác giả chính, còn người được linh hứng để viết ra là tác
giả phụ.
Vì là sách
có ơn linh hứng nên Kinh Thánh chứa đựng chân lý cứu độ, không thể sai lầm và
hướng dẫn chúng ta đến hạnh phúc chân thật vĩnh cửu.
Tuy nhiên
chúng ta phải nhớ rằng : Thiên Chúa đã dùng tay con người để viết ra bản văn
Kinh Thánh, theo những hình thức văn chương của con người. Vì thế muốn hiểu cho
đúng điều mà các tác giả Kinh Thánh muốn nói, chúng ta phải nắm vững :
- Thời gian và không gian của bản văn
- Thể văn (văn vần, văn xuôi, ký sự, giáo huấn…)
của bản văn cần tìm hiểu. “Vì sự thật được trình bầy và diễn tả khác nhau
trong những bản văn thuộc về những thể văn khác nhau”. (MK 12)
- Hoàn cảnh, đối tượng và mục đích của bản văn.
PHẦN MỘT
CỰU ƯỚC
CHUẨN BỊ ƠN CỨU ĐỘ
CỰU ƯỚC LÀ GÌ ?
1- Xét về hình thức :
Giáo Hội Công Giáo nhìn
nhận Cựu Ước có 46 cuốn, thuộc nhiều thể văn khác nhau : lịch sử, luật pháp,
giáo huấn, giảng thuyết, thi ca… do nhiều tác giả viết vào nhiều thời kỳ khác
nhau, rải rắc từ khoảng 100 năm đến hơn 1.000 năm trước khi Chúa Giêsu sinh ra.
2- Xét theo nội dung :
Cựu Ước là lịch sử dân
tộc Israel
(Do Thái). Mạc khải của Thiên Chúa đã đến với những con người cụ thể trong một
không gian và thời gian xác định.
Cựu Ước là một lịch sử
có tính cách tôn giáo. Dân Israel
chỉ là một dân nhỏ bé nhưng đã được Thiên Chúa tuyển chọn và ban giao ước. Lịch
sử dân Israel
thuật lại những liên lạc giữa Thiên Chúa và dân Người. Vì vậy Cựu Ước còn chứa
đựng những giáo huấn cao siêu về Thiên Chúa và vận mệnh của con người .
Cựu
Ước là một lịch sử hướng về tương lai. Cựu Ước huớng đến việc thực hiện ý định
cứu độ của Thiên Chúa đối với nhân loại. Cựu Ước tự mình chưa đầy đủ. Mạc khải
về ý định cứu độ của Thiên Chúa chỉ được hoàn tất nơi Đức Kitô .
Cựu Ước hướng tới Đức
Kitô, báo trước và chuẩn bị cho Người. Chính vì thế mà Cựu Ước vẫn còn giá trị
quan trong đối với các Kitô hữu chúng ta (x.MK 3.4.15)
Chương 1 :
SÁNG THẾ – CON NGƯỜI – SỰ TỘI
I- SÁNG THẾ :
11 chương đầu của Sách Sáng Thế nhằm
trả lời những thắc mắc của con người về những ý nghĩa quan trọng trong đời sống
con người như :
- Vũ trụ và con người bởi đâu mà có ?
- Con người là gì ?
- Tại sao lại có đau khổ, sự dữ ?
- Loài người có hy vọng nào không ? Chết rồi ra
sao ?
Như vậy những chương này là một suy tư
thần học về vũ trụ và định mệnh của con người. Hình thức diễn tả những suy tư
ấy lệ thuộc vào nền văn hoá của nơi chốn và thời đại mà bản văn được viết ra.
Các tác giả đã dùng ngôn ngữ biểu tượng theo những quan niệm bình dân về vũ trụ
thời bấy giờ.
A.Tìm hiểu bản văn Sáng
Thế 1,1- 2,4a
1- Kết cấu đoạn văn
Đoạn văn về tạo dựng này
có một kết cấu tinh vi :
a- Trong mỗi ngày ta gặp thấy những
kiểu nói được lập lại như một công thức theo một diễn tiến chung:
Diễn tiến chung
|
Công thức
ngày thứ nhất |
Công thức
ngày thứ tư |
NHẬP ĐỀ
|
Thiên Chúa đã phán
|
Thiên Chúa đã phán
|
RA LỆNH
|
Hãy có ánh sáng.
|
Hãy có đèn trên trời…
|
THI HÀNH
|
Và có sự sáng
|
Và đã xảy ra như vậy
|
MÔ TẢ VIỆC
|
Thiên Chúa phân rẽ
sáng với tối.
|
Thiên Chúa đã làm hai
cái đèn lớn…
|
ĐẶT TÊN
HOẶC CHÚC PHÚC |
Thiên Chúa gọi ánh
sáng là ngày, tối tăm là đêm.
|
Đèn lớn hơn (mặt trời) để soi ban ngày, đèn nhỏ (mặt trăng) để soi ban đêm.
|
CA TỤNG
|
Thiên Chúa thấy thế
là tốt lành
|
|
KẾT THÚC
|
Đã có một buổi chiều và một buổi sáng.
Đó là ngày thứ nhất. |
Đã có một buổi chiều và một buổi sáng.
Đó là ngày thứ tư. |
b- Khi trình bầy công
trình tạo dựng của Thiên Chúa được thực hiện trong 6 ngày, ngày thứ 7 Người
nghỉ ngơi. Tác giả có ý đem hoạt động của Thiên Chúa làm gương mẫu cho công
việc của con người trong một tuần lễ : làm việc 6 ngày và nghỉ 1 ngày.
c- Sáu ngày tạo dựng
được chia làm 2 giai đoạn song song và có liên hệ với nhau :
CÔNG TRÌNH PHÂN TÁCH
|
CÔNG TRÌNH TRANG TRÍ
|
Ngày 1 : Sáng – Tối
|
Ngày
4 : Mặt trời – Mặt trăng tinh tú
|
Ngày 2
: Nước phía
trên-
Nước phía dưới |
Ngày 5
: Chim trên
trời-
cá dưới nước |
Ngày
3 : Đất (và thảo mộc)– Nước
|
Ngày 6 : Sinh vật-Con Người
|
Như vậy rõ ràng đây là
một sự sắp xếp có chủ ý, một lối diễn tả rất nghệ thuật để giúp cho dễ nhớ, nên
không thể hiểu bản văn này theo nghĩa đen của từng chữ.
2. Thể văn và mục đích
:
Những phân tích trên
đây cho thấy bản văn này không phải là một bài nghiên cứu khoa học về quá trình
hình thành của vũ trụ. Tác giả đã vận dụng cách lập đi lập lại những kiểu nói
theo một qui luật (như trong một bài thơ, bài vè) giúp cho dễ nhớ và dễ truyền
miệng.
Ngôn ngữ giầu hình ảnh,
có tính chất bình dân và biểu tượng này có mục đích tuyên xưng đức tin vào
Thiên Chúa quyền năng là nguồn gốc mọi loài, đồng thời nói lên phẩm giá cao quí
của con người trong ý định của Thiên Chúa. Chống lại những quan niệm đa thần
ngoại giáo của những dân sống chung quanh, ví dụ như :
- Dân Ai Cập thờ thần mặt trời Aton đứng đầu các
thần (bản văn St tuyên xưng
rằng mặt trời, mặt trăng chỉ là đèn Chúa làm ra để soi sáng mặt đất).
- Dân Canaan thờ thần El (với hình con bò), thần
Baal (thần mưa bão), thần Anat em của Baal (điều khiển chiến tranh, tình yêu,
sinh sản) cũng gọi là Astartê…
- Dân vùng Lưỡng Hà Địa (Mêsôpôtamia) với câu
truyện sáng thế trong chém giết hỗn loạn của các thần Apsu-Tiamat-Marđuk…(Bản
văn St tuyên xưng chỉ có một Thiên Chúa, và Người tạo dựng trong trật tự…)
B- GIÁO HUẤN CỦA ĐOẠN
VĂN
1- Về Thiên Chúa :
a- Thiên Chúa là Đấng
duy nhất, siêu việt, hằng hữu và tự hữu, có ngôi vị (vì thế ta phải tôn thờ và
yêu mến Người).
b- Thiên Chúa là Đấng
quyền năng, tạo dựng mọi sự từ hư vô, bằng lời của Người.
c- Thiên Chúa khôn
ngoan vô cùng đã tạo dựng theo một trật tự tuyệt hảo.
2- Về vạn vật :
a- Vạn vật là do Thiên
Chúa tạo thành (vì thế không
được tôn thờ chúng: mặt trời, tinh tú, các con vật … ).
b- Mọi sự Thiên Chúa đã
tạo thành đều tốt lành (Thiên
Chúa không dựng nên sự dữ, điều xấu) .
3- Về con người :
a- Được tạo dựng sau
cùng, con người là chóp đỉnh của công trình tạo dựng, cao trọng nhất trong mọi
loài Thiên Chúa tạo thành.
b- Con người là hình
ảnh Thiên Chúa, giống Thiên Chúa vì có phần linh thiêng, và do đó được đại diện
Thiên Chúa làm chủ muôn loài.
c- Việc phân biệt phái
tính nam-nữ và khả năng truyền sinh là điều tốt đẹp trong chương trình của
Thiên Chúa (cộng tác với Thiên
Chúa trong việc sáng tạo). Vì vậy hôn nhân được Thiên Chúa chúc phúc.
d- Người nam và người
nữ bình đẳng với nhau.
II. CON NGƯỜI (Theo St 2,4b-25)
A. TÌM HIỂU BẢN VĂN
1- Những khác biệt giữa
St 1 và St 2 :
a- Về hình thức :
- Chương 1 : được viết
theo một khuôn mẫu có tính cách trang trọng và uy nghiêm.
- Chương 2 : có lối văn
bình dân hơn với những hình ảnh cụ thể, gần gũi, sống động.
b- Về nội dung :
- Chương 1 : Thiên Chúa
dựng nên con người sau cùng, con người là chóp đỉnh của công trình tạo dựng.
-
Chương 2 : Thiên Chúa dựng nên con người trước, vạn vật sau. Xoay quanh con
người là một khung cảnh sống (cây cỏ, muông thú…). Con người được coi như trung
tâm thế giới, là cứu cánh, muôn vật được dựng nên để phục vụ con
người.
Có sự khác biệt như vậy
là vì hai bản văn này có thời điểm được viết ra cách nhau khá xa (St 1:
‘Truyền thống Tư tế’, thành
hình vào khoảng 500 năm tcn. St
2 : ‘Truyền thống Giavít’, hình
thành vào khoảng 1.000 năm tcn.).
Khác nhau nhưng không
ngược lại nhau mà còn bổ túc cho nhau, cả hai đều đề cao công trình của Thiên
Chúa và địa vị đặc biệt của con người giữa muôn loài.
c- Chủ đích :
- St 1: Cắt nghĩa sự hiện hữu của các sự vật, trả lời cho câu hỏi : “Bởi
đâu mà có các sự vật ?” (Nguồn
gốc).
-
St 2 : Cắt
nghĩa hiện trạng của các sự vật, trả lời cho câu hỏi: “Vì sao lại có sự vật như
thế ?” (Tình trạng, phẩm giá).
Tình trạng ban đầu của
vạn vật là tốt lành, không có đau khổ và sự dữ (chống nhị nguyên). Chính tội lỗi của con người đã làm
hỏng sự tốt lành nguyên thuỷ và làm con người mất hạnh phúc. Tuy nhiên tình
trạng đau khổ của con người không đến nỗi tuyệt vọng như người ta đáng phải
chịu, bởi vì Thiên Chúa nhân từ sẽ tìm cách cứu vớt.
2- Giải nghĩa đoạn văn
St 2,4b-25
Đoạn văn này nói về
việc Thiên Chúa tạo dựng con người và sắp đặt để mọi sự phục vụ con người.
Có những hình ảnh quan
trọng cần lưu ý :
- “Thiên Chúa nặn đất” : Cũng như đồ gốm trong tay người thợ gốm, con người là gì thì hoàn
toàn tuỳ ở ý muốn của Chúa.
- “Thiên Chúa lấy bụi đất mà làm ra con người” : Thân xác con người là vật chất mỏng giòn và yếu đuối.
- “Thiên Chúa thở hơi sống vào mũi con người” : Hơi thở chính là sự sống. Thiên Chúa ban cho con người sự sống
thiêng liêng, đó là linh hồn, là hình ảnh của Thiên Chúa.
Như vậy ở đây bản văn
không có ý nói về cách thức Thiên Chúa tạo dựng mà là nói về bản chất con người
là gì : xác và hồn. Sự sống con người thật là cao quí và gần với Thiên Chúa hơn
mọi loài đến nỗi được gọi là hơi thở của Thiên Chúa.
- “Thiên Chúa đặt con người trong vườn Eđen để nó canh tác” : Vườn Eđen hay vườn thượng uyển là khu vườn đặc biệt của vua và
hoàng gia, cấm những người khác. Được ở trong vườn tức là được Thiên Chúa ưu
đãi, được ở trong tình trạng thân mật, gần gũi với Thiên Chúa. Đây là một đặc
ân, là tình trạng công chính thánh thiện ban đầu.
- “Để nó canh tác vườn” : Con người ở trong vườn là để làm việc và giữ vườn như người quản
lý của Thiên Chúa.
- “Thiên Chúa lấy xương sườn người nam làm thành
người nữ” : Hai người nam và nữ
cùng một bản tính(bình đẳng), và
có liên hệ mật thiết với nhau trong hôn
nhân (bất khả ly).
- “Con người trần truồng mà không xấu hổ” : Thuở ban đầu con người đơn sơ trong trắng như trẻ thơ vô tội,
chưa bị rối loạn vì tội lỗi. Con người sống an bình hoà hợp với Thiên Chúa, với
mọi người, và với bản thân mình (không
xấu hổ, không ‘đi núp’ trốn tránh người khác vì có tội).
B- GIÁO HUẤN CỦA ĐOẠN
VĂN
1- Thiên Chúa dựng nên
con người và yêu thương săn sóc con người, lo liệu cho mọi điều kiện sống tốt
nhất.
2- Con người là hồn-xác. Con người mang trong mình sự sống Thiên Chúa (hơi thở).
3- Con người thể hiện quyền làm chủ vũ trụ qua công việc lao động (trí thức và chân tay).
4- Con người phải vâng phục Thiên Chúa (lệnh
cấm ăn trái cây biết lành-dữ). Chỉ trong vâng lời Thiên Chúa thì con người
mới phát triển đầy đủ để đạt được trọn vẹn ý nghĩa định mệnh của mình và cộng
tác với kế hoạch của Thiên Chúa.
5- Về tương quan nam-nữ
:
- Người nam và người nữ
là cùng một loài, một bản tính, một địa vị bình đẳng với nhau.
- Nam-nữ khác nhau là
để bổ túc cho nhau về nhiều phương diện (thể
lý, tâm lý, xã hội…).
- Trong ý định của
Thiên Chúa hôn nhân có tính đơn nhất và bền vững (đơn hôn và bất khả ly).
- Người nữ có phần nào
tuỳ thuộc người nam (nữ bởi
sườn nam, được nam đặt tên cho).
III. SỰ TỘI (St 3,1 –
11,26)
1- Nội dung St 3 :
St 3 có liên hệ chặt chẽ với St 2, để
trả lời cho câu hỏi về nguồn gốc của tội lỗi, đau khổ và sự dữ : Thiên Chúa đã
tạo dựng mọi sự đều tốt lành, chính sự sa ngã của con người đã đưa tội lỗi và
đau khổ đến cho con người.
2- Tội nguyên thuỷ là
tội nào ?
Kinh Thánh dùng hình ảnh ăn trái cấm
để diễn tả sự phản loạn, không vâng phục Thiên Chúa. Con người đã không biết
dùng tự do của mình để yêu mến Thiên Chúa, quay lưng lại với Đấng dựng nên
mình. Con người đã sa ngã trước cám dỗ muốn đưa mình lên, loại trừ Thiên Chúa,
phản bội lại tình yêu của Người để chạy theo tham vọng của mình (kiêu ngạo).
3- Hậu quả của tội :
a- Đánh mất sự hiệp
thông :
- Mất sự hiệp thông với
Thiên Chúa : ‘đi núp’ tránh mặt Thiên Chúa, bị đuổi ra khỏi vườn.
- Mất sự hiệp thông với
nhau : đổ lỗi cho nhau.
- Mất đi sự hoà hợp với
thiên nhiên : Trước đây lao động là niềm vui sáng tạo thì bây giờ tội đã làm
cho công việc trở thành gánh nặng vất vả, thiên nhiên như xa lạ và chống lại
con người.
- Mất đi sự hoà hợp với
chính bản thân mình : lấy lá che thân, xấu hổ vì chính bản thân, che đậy mình
lại, mất bình an vì không còn làm chủ được dục tình nổi loạn.
b- Đánh mất sự sống và
các đặc ân :
- Tội làm con người xa
cách Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống, thế nên cái chết là điều không thể tránh
khỏi.
- Xa cách Thiên Chúa
nên con người trở nên yếu đuối, tối tăm dễ sa ngã phạm tội (mất các đặc ân).
4- Tội lỗi gia tăng :
(x.St 4-11)
St 4-11 là 8 chương nói
đến sự gia tăng và lan tràn
của tội lỗi qua các câu chuyện :
của tội lỗi qua các câu chuyện :
a- Cain giết Aben (x.St
4)
Câu chuyện này cho thấy
một khi người ta đã dám phạm tội chống lại Thiên Chúa thì thế nào họ đi đến chỗ
xúc phạm đến đồng loại. Hay nói cách khác : mến Chúa đi đôi với yêu người.
b- Con trai Thiên Chúa
lấy con gái loài người (x.St
6,1-4)
Đây là một mẩu thần
thoại được dùng để nói lên rằng : trật tự tạo thành của Thiên Chúa bị đảo lộn
(lẫn lộn giữa thiên giới ‘con
trai Thiên Chúa’ và hạ giới ‘con gái loài người’), sự sa
đoạ tràn lan. Thế giới từ nay không còn tinh tuyền, thiện ác lẫn lộn.
c- Hồng thuỷ (x. St 6,5
- 8,19)
Câu chuyện này phát
xuất từ truyền thuyết về những trận lụt lớn ở vùng Lưỡng Hà Địa, sách Sáng Thế
đã lấy lại để diễn tả sự gia tăng khủng khiếp của tội đến nỗi Thiên Chúa phải
dùng Hồng Thuỷ để tẩy rửa tội lỗi(chứ không phải vì Thiên Chúa độc ác ghét
bỏ loài người). Chính tội con người phạm đã gây ra hoạ diệt vong. Tuy nhiên
Thiên Chúa vẫn nhân từ cứu vớt gia đình Nôe và tái tạo loài người.
d- Tội kiêu ngạo ở tháp
Baben (x. St 11,1-9)
Hình ảnh xây tháp tượng
trưng cho tội cộng đồng của con người: muốn dựa vào sức lực và tài khéo để tìm
vinh quang cho mình, chống lại Thiên Chúa, thay thế Thiên Chúa (kiêu ngạo). Tội này đã gây ra sự hỗn loạn và bất
hoà, chia rẽ. Vì đầu mối sự hiệp nhất là Thiên Chúa, khi người ta đánh mất sự
hiệp nhất với Thiên Chúa thì chính họ sẽ bị phân tán.
e- Tuổi thọ giảm dần
(x.St 5,1 ; 6,3 ; 11,10-26)
Những bản liệt kê tuổi
tác của các tổ phụ cho thấy tuổi thọ của con người giảm dần. Tuổi thọ là dấu
chỉ ơn Chúa chúc phúc. Tuổi thọ giảm tức là con người đã đánh mất ân sủng. Tội
là nguyên nhân sự chết, con người chết sớm vì tội lỗi gia tăng.
1- Thiên Chúa là Đấng toàn năng và thiện hảo đã
sáng tạo muôn loài muôn vật cách tốt đẹp.
2- Thiên Chúa ban cho con người xác- hồn và một
phẩm giá cao quí, một địa vị trổi vượt trên mọi loài mọi vật.
3- Tội lỗi con người đã phá hỏng công trình thiện
hảo của Thiên Chúa, làm cho con người xa cách Thiên Chúa, lòng trí ra yếu đuối
tối tăm, phải đau khổ và phải chết.
4- Tội lỗi ngày một gia tăng một cách khủng khiếp
và con người không thể nào tự mình thoát ra được.
5- Thiên Chúa không bỏ rơi con người trong tội
nhưng đã lên kế hoạch cứu độ loài người.
Câu hỏi thảo luận chương 1
1- Bản văn St 1-11 có đi ngược với khoa học không
?
2- Thiên Chúa có muốn con người phải đau khổ
không?
3- Dựa vào hai bản văn St 1 và St 2 bạn có thể nói
gì về bản chất và địa vị của con người trong ý định của Thiên Chúa ?
Chương 2
GIA ĐÌNH – DÂN TỘC – TÔN GIÁO
Những nhân vật, địa danh và biến cố
được nói đến trong Kinh Thánh, từ St 12 về sau, có tính cách lịch sử, phù hợp
với những nghiên cứu và khám phá của khoa học. Khoa khảo cổ đã chứng minh có
những cuộc di dân lớn trong vùng Lưỡng Hà Địa hướng về phía bắc (Kharan), sang Canaan và Ai Cập, vào khoảng năm 1.900 đến năm 1.800
trước công nguyên, đúng với thời điểm di cư của Abraham. Bắt đầu từ Abraham,
chúng ta sẽ tiếp xúc với những nhân vật và biến cố có thể xác định được không
gian và thời gian theo nghĩa lịch sử thật sự (‘người
thật việc thật’).
I. GIA ĐÌNH CỦA ABRAHAM
(x. St 12,1 – 25,8)
1- Ơn gọi của Abraham :
St 4-11 diễn tả sự gia
tăng của tội, đẩy con người ngày một xa lìa Thiên Chúa. Con người như vẫy vùng
trong tuyệt vọng, không thể thoát ra khỏi vực thẳm tội lỗi được.
Chính trong hoàn cảnh
bi đát đó Thiên Chúa đã ra tay can thiệp, chuẩn bị cho kế hoạch cứu độ bằng
cách kêu gọi ABRAM, một người du mục, thuộc thị tộc Têrắc, thành Ur, xứ Canđê (nước Iraq ngày nay). Thị tộc này ngược dòng sông Ơphrat, di
cư về hướng tây bắc, đến vùng Kharan (x.St
11,27-32). Tại đây Thiên Chúa đã kêu gọi Abram.
Sáng kiến của Thiên
Chúa đã khởi sự một giai đoạn mới trong lịch sử cứu độ.
Abram
đã mau mắn đáp lại và dứt khoát rời bỏ tất cả để ra đi, dù không hề biết mình
sẽ đi đến đâu và được những gì. Đức tin của ông thật lớn lao, đưa nhân loại
đang đắm chìm trong lầm lạc và tan rã bước vào tiến trình phục hồi.
Như
vậy, ơn cứu độ luôn bắt đầu từ Thiên Chúa, con người chẳng có công trạng gì. Để
được cứu độ, mỗi người cũng phải mau mắn đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa và
dứt bỏ mọi bám víu để lên đường. Đó chính là hành trình đức tin.
2- Lời hứa (x.St
12,1-3)
Cùng với lệnh truyền ra
đi là lời Chúa hứa :
j Một dân tộc đông đảo sẽ phát xuất từ Abram.
k Một đất nước cho dân tộc ấy.
l Một phúc lành sẽ đến cho muôn dân nhờ Abram.
3- Minh Ước (x.St 15)
Lời
hứa của Thiên Chúa với Abram được bảo đảm và xác nhận bằng một lễ ký kết giao
ước theo phong tục thời bấy giờ: Abram xẻ đôi những con vật hy sinh (bê, dê, cừu, chim cu gáy, bồ câu),
đặt ra hai bên. Thiên Chúa đã lấy hình ngọn lửa đi qua để chứng tỏ sự cam kết
giữ lời hứa với Abram (ai vi phạm
sẽ chịu số phận như con vật bị phân thây).
Sau này Thiên Chúa còn
lập lại lời hứa với Abram và đổi tên ông thành ABRAHAM : “Cha của nhiều dân”, để nói trước tương lai của ông (St 17,5).
4- Thử thách (x.St
22,1-19)
Bà Sara, vợ ông
Abraham, là người hiếm muộn, đã cao tuổi mà chẳng có con. Thiên Chúa đã thực
hiện lời hứa thứ nhất khi ban cho hai ông bà “Nụ
Cười” là Isaac. Nhưng sau đó
Thiên Chúa lại tiếp tục thanh luyện niềm tin của ông khi yêu cầu ông hiến tế
Isaac : một thử thách kinh khủng! Abraham đã vâng phục. Lòng tin này thật phi
thường, vượt trên mọi lý luận, tính toán và tình cảm của con người : “Tuyệt vọng mà vẫn một niềm cậy
trông” (Rm 4,18). Mặc dù
không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin. Ông tin rằng dù thế
nào đi nữa thì Thiên Chúa cũng sẽ thực hiện lời hứa : “Vì với Thiên Chúa, nào có gì lại
là không có thể !” (Lc 1,37. x.St 18,14).
Một lần nữa chúng ta
lại thấy vai trò quan trọng của đức tin trong công trình cứu độ. Ơn cứu độ cả
thế giới bắt đầu với niềm tin của Abraham thế nào thì ơn cứu độ của mỗi Kitô
hữu cũng bắt đầu với niềm tin của mình như vậy : chấp nhận mọi điều Chúa dậy và
mọi điều Chúa hứa.
5- Tăng triển (Các tổ
phụ : x.St 12-50)
Thiên Chúa thực hiện
lời hứa ban cho ông Abraham một dòng dõi đông đảo :
SARAH + ABRAHAM + HAGA
ISAAC+RÊBÉCCA ÍTMAEL
GIACÓP - ESAU Dân
Ả Rập
(Dân Êđom)
12 người con trai
đứng đầu 12 chi tộc dân Israel
Những câu chuyện về các
tổ phụ (Abraham, Isaac,
Giacóp) cho thấy Thiên Chúa
vô cùng khôn ngoan khi dẫn dắt lịch sử loài người. Qua đó chúng ta nhận ra tình
thương và sự kiên nhẫn của Thiên Chúa đối với những con người bất toàn. Và dù
còn nhiều khuyết điểm, đời sống các tổ phụ cũng đã chứng tỏ được niềm tin và sự
trung thành với Thiên Chúa.
II. THÀNH LẬP DÂN THIÊN
CHÚA
1- Ông Giuse (x.St
37-50)
Những câu chuyện ly kỳ
trong cuộc đời ông Giuse (các
giấc mơ, bị bán, làm quản gia, bị tù, làm quan…) cho thấy quyền năng và lòng nhân hậu
của Thiên Chúa mạnh hơn sự gian ác của con người. Các anh đã cư xử độc ác với
Giuse, nhưng Thiên Chúa đã biến nó thành cơ hội để cứu cả gia đình Giacóp thoát
nạn đói và phát triển thành một dân đông đảo trên đất Ai Cập (khoảng năm 1.700 tcn.).
Đây là bài học quan
trọng dậy ta phải luôn tín nhiệm vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
2- Ông Môsê
Con cháu ông Giacóp lập
cư ở vùng đất Gôsen, phía đông bắc nước Ai Cập, trong một thời gian dài khoảng
400 năm (từ năm -1.700 đến năm -1.300).
Sự thay đổi chính quyền (người Hyksos mất quyền) kéo theo sự thay đổi về chính sách cai
trị. Những vị vua sau này không chấp nhận những ưu đãi cho dân ngoại quốc đến
nhập cư như trước kia nữa. Vì vậy dân Israel bị đàn áp, phải làm nô dịch
trong các công trình xây cất trên đất Ai Cập.
Thiên
Chúa thấy nỗi cơ cực của dân và chuẩn bị cho họ một vị cứu tinh là ông Môsê.
Tên của ông nói lên việc ông được cứu lên khỏi nước thuở sơ sinh, được công
chúa Ai Cập nhận làm con. Ông được nuôi dưỡng, được học tập ngay trong cung
vua. Thiên Chúa đã xếp đặt để ông được huấn luyện những điều cần thiết cho sứ
mạng lãnh đạo sau này.
3- Cuộc Xuất Hành (x.Xh
13)
Khi biết được nguồn gốc
của mình thì đó cũng là lúc ông Môsê phải trốn vào sa mạc. Thiên Chúa đã hiện
ra với ông trong ngọn lửa, tỏ mình cho ông, sai ông đi giải thoát dân Chúa ra
khỏi Ai Cập. Qua Môsê Thiên Chúa đã giáng xuống Ai Cập nhiều tai hoạ. Nhưng
phải đến tai hoạ thứ mười : giết con đầu lòng, bấy giờ dân Chúa mới được ra đi.
Bàn tay mạnh mẽ của Chúa đã đưa dân Người qua Biển Đỏ và chôn vùi quân thù
trong lòng biển sâu.
Biến
cố này xảy ra vào khoảng năm -1.250. Từ đó đến nay, dân Israel hằng năm
vẫn mừng Lễ Vượt Qua để tưởng niệm biến cố đặc biệt này đối với vận mệnh dân
tộc họ.
Dân Israel ra khỏi
Ai Cập cũng là cơ hội cho nhiều nhóm nô lệ khác trốn theo. Trong hành trình sa
mạc tất cả những ai đã ra khỏi Ai Cập phải liên kết lại với nhau để tồn tại,
cùng chấp nhận một nếp sống chung, một mục đích chung, dưới sự lãnh đạo duy
nhất của ông Môsê. Như vậy
cùng với nhau họ làm thành một dân tộc.
III. TÔN GIÁO
1- Giao Ước Sinai
Sau khi ra khỏi Ai Cập
ba tháng, ông Môsê dẫn dân đến núi Sinai. Tại đây Thiên Chúa đã thiết lập Giao
Ước với dân Israel
qua trung gian ông Môsê.
Các chương 19-24 là
trung tâm của sách Xuất Hành, nói về Giao Ước Sinai :
- Chương 19 : chuẩn bị Giao Ước.
- Chương 20-23 : MƯỜI ĐIỀU RĂN và các điều khoản
của Giao Ước (Luật Giao Ước).
- Chương 24 : nghi lễ kết ước.
Trong
Giao Ước này Thiên Chúa nhận Israel
làm dân riêng và chăm sóc cho họ như cha với con. Ngược lại dân Israel hứa vâng
phục Thiên Chúa như người con hiếu thảo.
Giao
Ước được ký kết bằng một nghi lễ :
ông Môsê lấy máu các con vật hy sinh đổ một nửa lên bàn thờ (tượng trưng cho Thiên Chúa),
còn một nửa ông rảy trên dân chúng. Hành động này có ý nói rằng từ nay Thiên
Chúa và dân liên kết chặt chẽ với nhau như những người cùng chung một dòng máu,
chung một gia đình, chung một vận mệnh.
2- Hòm Bia (Khám Giao
Ước) : (x.Xh 25,10)
Hai bia đá khắc 10 điều
răn được cất giữ trong một hòm gỗ quí có dát vàng (kích thước: 125cm x 75cm x 75cm, 1
xích tương đương với 50 cm). Hòm
Bia này có một ý nghĩa đặc biệt đối với dân Israel, vì đó là dấu chỉ của Giao
Ước, dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người.
Hòm Bia Giao Ước được
đặt trong Lềâu Tạm (hay “Lều
Hội Ngộ” = “Trướng Tao Phùng”) là
nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và dân Người, nơi qui tụ sinh hoạt phụng tự chính
thức của Israel
trong suốt hành trình sa mạc. Về sau Đền thờ Giêrusalem sẽ giữ vai trò
này.
3- Phụng tự :
Các nghi lễ phụng tự có
một ý nghĩa rất sâu xa đối với dân Israel . Phụng tự của Israel có rất
nhiều lễ tế(x.Xh 23, 14-17; 34,18-23; Đnl 16,1-16; Lv 23; Ds 28-29),
nhưng có thể chia những lễ ấy làm ba loại :
Lễ toàn thiêu : Toàn thể con vật hy tế được thiêu huỷ trên bàn thờ. Lễ này nói
lên ý nghĩa con người phải cống hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa là chủ tất cả mọi
loài.
Lễ thông hiệp : Một phần con vật hy sinh được thiêu huỷ trên bàn thờ, phần còn
lại chia cho các tư tế và những người dự lễ (bữa
ăn cộng đồng - x. Xh 24,11). Lễ này nói lên sự hiệp nhất trong Giao Ước.
Lễ xá tội : Sau khi rảy máu con vật hy sinh trên nắp Hòm Bia, vị thượng tế
đặt tay trên đầu một con dê, xưng tội của dân vào tai con vật rồi đuổi nó vào
sa mạc để nó đem đi tội lỗi. Lễ này nói lên ý nghĩa muốn xin ơn tha thứ, hoà
giải, tái lập Giao Ước (x. Lv
16).
Đến giai đoạn này dân Israel đã có
Giao Ước, Hòm Bia, nghi lễ phụng tự.
Đó là những yếu tố nền tảng cho ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO của dânIsrael ,
MỘT TÔN GIÁO ràng buộc Thiên Chúa với dân của Người và ngược lại.
Đó là những yếu tố nền tảng cho ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO của dân
MỘT TÔN GIÁO ràng buộc Thiên Chúa với dân của Người và ngược lại.
Tóm lược chương 2
1. Từ tổ phụ Abraham đã xuất hiện một gia tộc. Gia
tộc ấy phát triển ngày càng đông đảo và trở nên một dân tộc. Toàn bộ đời sống
của dân Israel
chịu chi phối bởi luật Giao Ước và các nghi lễ phụng tự, hình thành một cộng
đồng tôn giáo đúng nghĩa.
2. Quá trình trên được đánh dấu bằng hai biến cố
vô cùng quan trọng :
- Vượt Qua và Xuất Hành.
- Giao Ước Sinai.
3. Đây là một quá trình lâu dài và gian khổ mà
Thiên Chúa khôn ngoan và quyền năng đã dùng để huấn luyện cho con người biết
vâng phục và tin cậy vào Thiên Chúa quan phòng.
Câu hỏi thảo luận chương 2
1. Con Chiên Vượt Qua
và phép lạ Biển Đỏ báo trước điều gì trong Tân Ước ?
2. Nhìn vào công việc
ông Môsê đã thực hiện, bạn thấy ông có những vai trò gì đối với dân Israel
? (Nhà giải phóng-cứu tinh,
nhà lập pháp, người trung gian, ngôn sứ)
3.
Cuộc đời ông Môsê để lại cho chúng ta những bài học gì ? (Với Thiên Chúa: Trung thành, tin
tưởng, thân mật… Với dân : yêu thương, gắn bó, tha thứ…)
4.
Hai biến cố Vượt Qua và Giao Ước có ý nghĩa gì đối với đời sống đạo của chúng
ta hôm nay không ?
Chương
3
QUỐC GIA – VƯƠNG QUỐC
I.
MỘT QUỐC GIA (x.Giôsuê 1-12; 24)
1-
Đất Hứa
Sau
khi ông Môsê nằm xuống ở núi Nêbô, Thiên Chúa chọn ông Giôsuê làm người kế vị
để đưa dân Israel
vào Đất Hứa, ‘Đất chảy sữa và
mật’.
Bước
đầu tiên trong cuộc chinh phục là phải vượt qua sông Giođan, biên giới phía
đông của đất Canaan . Ở đây cũng đã xảy ra một
sự kiện linh thiêng như khi qua Biển Đỏ : dòng nước ngừng chảy khi các thầy
Lêvi khiêng Khám Giao Ước vừa đặt chân xuống sông, một lối khô ráo được mở ra
cho dân Israel
băng qua (x.Gs 3).
Dân
Israel
đã phải chiến đấu trong khoảng 50 năm để chiếm cứ đất đai để có nơi cư ngụ.
(Thực ra những xung đột còn kéo dài nhiều thế kỷ sau này với những nhóm dân còn
sót lại).
Sách
Thánh cho thấy chính Thiên Chúa đã hiện diện trong cuộc chiến đấu này và giúp
cho Israel
chiến thắng. Ngoài cái nhìn đức tin này, người ta cũng nhận ra những yếu tố tự
nhiên khiến dân Canaan phải bại trận :
Dân Canaan suy yếu
vì chia rẽ thành 31 tiểu quốc (x.Gs 12,24).
Dân Canaan bị tấn
công từ hai phía : Philitinh ở phía tây và Israel ở phía đông.
Dân
Israel
phân chia đất đai theo các chi tộc và chuyển từ nếp sống du mục sang đời sống
định cư. Họ phải học hỏi dân địa phương việc trồng trọt nên cũng chịu ảnh hưởng
văn hoá và tôn giáo của họ, dễ bị cám dỗ bắt chước việc tôn thờ các ngẫu tượng
Baal, Astartê…(x.Thủ lãnh 2,11-13).
Trước
khi qua đời, ông Giôsuê đã triệu tập đại hội toàn dân tại Sikem, cảnh cáo về
nguy cơ chạy theo tà thần. Ông long trọng nhắc lại Giao Ước, nhắc cho dân ý
thức mình là dân được tuyển chọn, đã thuộc về Thiên Chúa nên phải giữ vững đức
tin. Toàn dân đã đồng thanh cam kết giữ Giao Ước và nhất quyết phụng thờ một
mình Thiên Chúa mà thôi. Chính niềm tin này đã hiệp nhất họ lại với nhau, mặc
dù bấy giờ họ không có vua, chỉ một mình Chúa là Thủ lãnh tối cao.
Sự
kiện Israel
có đất cư ngụ cho thấy họ đã lập nên một quốc gia (có dân và lãnh thổ). Như vậy
Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa thứ nhì với Abraham : ban cho dòng dõi ông một
đất nước làm sản nghiệp. Vùng Đất Hứa này là dấu chỉ cho một thực tại cao cả
hơn mà Chúa Giêsu hứa cho người công chính : “Phúc
cho những ai hiền lành vì họ sẽ được Đất Hứa làm cơ nghiệp” (Mt 5,4). Đó là “Trời Mới, Đất Mới”, nơi con
người được hạnh phúc trọn vẹn với Thiên Chúa.
2-
Các Thủ lãnh (Thẩm
phán - Quan án)
Mười
hai chi tộc sống trong một quốc gia không có vua, họ hiệp nhất lại với nhau nhờ
niềm tin tôn giáo, tượng trưng bằng Khám Giao Ước (Hòm Bia) đặt ở Silô (đất Ephraim). Thời kỳ này kéo
dài khoảng 200 năm. Trong thời gian này nhiều lần họ đã phản bội Giao Ước, bỏ
Chúa để bắt chước lối sống của dân Canaan mà
thờ lạy các ngẫu tượng.
Vì
vậy Thiên Chúa phải sửa dậy bằng hình phạt, để cho họ bị kẻ thù tấn công đàn
áp. Trong đau khổ họ mới hối cải, nhớ tới Chúa và cầu xin ơn tha thứ, xin giải
thoát. Khi ấy Chúa cho xuất hiện những vị anh hùng dẹp giặc nổi tiếng như
Ghêđêon, Giéptê, Samson… đó là những vị thủ lãnh được Thiên Chúa tuyển chọn và
sai đến cứu thoát dân Chúa. Sách Thủ Lãnh (Thẩm
Phán-Quan Aùn) ghi lại sứ
mạng của 12 vị Thủ Lãnh, gồm những câu chuyện ly kỳ hấp dẫn, với mục đích đưa
ra một bài học có thể tóm lại trong 4 chữ: TỘI – PHẠT – HỐI – CỨU.
- Tội : Dân Israel phạm tội, bỏ Chúa.
- Phạt : Thiên Chúa sửa dậy bằng tai hoạ.
- Hối : Dân hối cải, trở về với Chúa.
- Cứu : Thiên Chúa gửi các Thủ Lãnh đến giải thoát
Ngày
hôm nay bài học này vẫn còn
giá trị cho chúng ta, về tội lỗi bất trung của con người và lòng nhân từ vô
biên của Thiên Chúa.
II.
VƯƠNG QUỐC
1-
Ông Samuel (x.1S
1-25)
Samuel
là một nhân vật đặc biệt ngay từ khi được cưu mang. Bà Anna mẹ ông là một phụ
nữ hiếm muộn. Bà đến Silô cầu tự. Thiên Chúa nhận lời, ban cho bà một con trai
là Samuel. Khi thôi bú (3
tuổi), cha mẹ đã dâng Samuel
cho Thiên Chúa. Samuel ở trong thánh điện Silô với thầy cả Hêli. Và tại nơi đây
Thiên Chúa đã kêu gọi và trao sứ mạng cho Samuel.
Sau khi thầy cả Hêli qua đời, Samuel
đứng lãnh đạo quốc gia suốt 20 năm (1050-1030tcn). Ông là thủ lãnh trong vai trò giải quyết các công việc cho
dân chúng. Ông còn có một vai trò khác quan trọng hơn, đó là làm tiên tri (ngôn
sứ) : đón nghe Lời Thiên Chúa và truyền đạt lại cho dân chúng.
Đời sống của Samuel không được hạnh
phúc vì Khám Giao Ước bị cướp mất, thánh điện Silô hoang tàn, đời sống đức tin
của dân chúng sa sút. Họ không còn tin vào sự dẫn dắt của Thiên Chúa và muốn có
một vị vua cai trị như những nước lân cận.
2- Vua Saolê (Sa-un) (x.1S 9-31)
Chúa đã sai Samuel xức dầu tấn phong Saolê thuộc
chi tộc Benjamin lên làm vị vua đầu tiên. Từ đó các vị vua được gọi là : “Người được xức dầu của Thiên
Chúa” (Messia trong tiếng Aram; Chritos trong tiếng Hy Lạp; Kitô trong tiếng Việt). Tức là người được
Thiên Chúa tuyển chọn và tấn phong (qua
việc xức dầu), và trao cho sứ
mạng lãnh đạo dân theo đường lối Chúa.
Trong thời gian đầu, vua Saolê khá thành công trong lãnh vực quân sự. Ông
đã tập hợp được nhiều quân binh của các chi tộc lại để đẩy lui quân Philitinh
xâm lược. Cho đến trận chiến với người Amalêch, ông đã nghe lời dân mà không
thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa (lỗi luật biệt hiến), nên Chúa đã bỏ ông để
chọn người khác.
3- Vua Đavit
a. Những bước khởi đầu
Tiên tri Samuel được Chúa sai đến Belem tìm Đavit
(con út của ông Isai - Giétsê, chi tộc Giuđa) để xức dầu tấn phong đứa út này
lên làm vua thay cho Saolê (1 S 16,13). Đavít có bà cố nội là bà Rút (x.sách
Rút), một người gốc dân ngoại (dân Mô-áp), đây là dấu chỉ báo trước về ơn cứu
độ phổ quát, Thiên Chúa không quên dân ngoại trong lịch sử cứu độ.
Đavít có tài phóng đá bằng dây rất
chính xác để đánh đuổi thú dữ, bảo vệ đàn chiên của mình. Chính nhờ vũ khí đơn
sơ đó mà Chúa đã giúp Đavít chiến thắng đại tướng Gồliát. (x. 1S 17)
Gia đình vua Saolê yêu quí Đavít :
Hoàng tử Giônatan kết nghĩa anh em với Đavít, vua gả công chúa Mican cho Đavít,
hằng ngày vua nghe Đavít trổ tài đàn hát. Nhưng rồi chỉ vì ghen tị với những
thành công của Đavít mà vua
Saolê tìm mọi cách để diệt trừ Đavít. Tuy vậy, Đavít vẫn một lòng kính trọng
Saolê là đấng đã được Chúa xức dầu, ngay cả những khi có cơ hội giết Saolê
Đavít cũng không bao giờ ra tay. (x.1S 24-26)
b. Sự nghiệp của Đavít :
Sau khi Saolê và Giônatan tử trận, Đavít chính thức
lên làm vua ở Hebrôn (x.2S 1-8) vào khoảng năm 1.000 tcn. Vua Đavít thu họp
giang sơn về một mối, tổ chức quân đội, đánh đuổi quân Philitinh, mở rộng bờ
cõi : bắt các dân Aram, Amon, Môáp, Êđom làm chư hầu. Vua Đavít lập thủ đô
Giêrusalem, rước Khám Giao Ước (Hòm Bia) về đây để lôi kéo lòng dân, làm trung
tâm qui tụ tất cả 12 hai chi tộc Israel cả về tôn giáo lẫn chính trị.
c. Lỗi lầm của Đavít
Đavít là một chiến sĩ anh hùng tài ba, một vị vua
đạo đức tôn kính Thiên Chúa. Tuy nhiên ông cũng là một con người yếu đuối : ông
đã phạm 2 tội lớn : ngoại tình và sát nhân (x.2Sm 11-12). Điều đáng nói ở đây
là ông vua này đã biết khiêm
tốn nhận tội và ăn năn hối
lỗi, đây là điều hiếm thấy nơi các vị vua đầy quyền lực trong tay. Sự hoán cải
này là gương mẫu đặc biệt cho mọi tội nhân, cho những ai trót phạm tội.
d. Lời Thiên Chúa hứa với Đavít (x.2Sm 7,14)
Khi Đavít chuẩn bị vật liệu, muốn xây
Đền Thờ, xây Nhà cho Chúa, thì Chúa tỏ cho ông hay chính Chúa sẽ xây nhà cho
ông. Nhà đây là triều đại cho dòng dõi Đavit (giống trong tiếng Việt khi nói về
một triều đại vua người ta dùng từ ‘NHÀ’ : Nhà Trần, Nhà Nguyễn). Chúa sẽ củng
cố cho triều đại Đavít vững bền mãi mãi. Đây chính là lời hứa về Đấng Cứu Thế
sẽ xuất thân từ dòng dõi của Đavít. Như vậy Đavít và dòng giống ông đóng một
vai trò đặc biệt trong chương trình cứu độ, chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến.
Tóm
tắt chương 3
1- Sau khi ông Môsê chết, ông
Giosuê được Chúa chọn để đưa dân Israel
vào đất Canaan . Cuộc chinh phục Đất Hứa kéo
dài khoảng 50 năm. Trên vùng đất này họ thành lập một quốc gia.
2- Tổ chức quốc gia Israel
thuở ban đầu còn rời rạc : Các chi tộc làm thành một liên minh tôn giáo dựa
trên căn bản là niềm tin vào Một Đức Chúa Giavê, nhưng không có quyền bính
trung ương, mỗi chi tộc sống riêng rẽ tự lập. Họ chỉ đoàn kết lại với nhau khi
cần chống lại kẻ thù xâm lược dưới sự lãnh đạo của một vị anh hùng được Chúa
chọn. Những vị anh hùng giải phóng đó được gọi là các Thủ Lãnh (hay Thẩm Phán –
Quan Án). Thời kỳ của các thủ lãnh kéo dài khoảng 200 năm.
3- Trải qua kinh nghiệm chiến
tranh của thời các thủ lãnh, dân Israel thấy rõ nhu cầu cấp bách phải có một vị
vua đứng đầu để có thể tập trung sức mạnh quân sự chống lại hiểm hoạ xâm lược
từ các dân chung quanh. Do nhu cầu thực tế lịch sử đó mà khai sinh nền quân chủ
của Israel
với vị vua đầu tiên là Saolê (Sa-un), người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống lại
quân Philitinh.
4- Vua Đavít là vị vua đặc
biệt :
§ Ông có nhiều chiến công
oanh liệt, đánh đuổi quân Philitinh, thống nhất đất nước, lập thủ đô
Giêrusalem.
§ Ông là vị vua đạo đức:
vâng phục và yêu mến ca tụng Thiên Chúa, nhất là biết khiêm tốn nhìn nhận lỗi
lầm.
§ Ông được Chúa ban lời hứa
củng cố triều đại. Lời hứa này liên quan đến lời hứa ban Đấng Cứu Thế.
Câu
hỏi thảo luận
1- Thời kỳ các thủ lãnh để
lại cho chúng ta bài học gì ?
2- Đọc lại 1Sm 16, 1-13 về ơn
gọi của Đavit chúng ta có thể rút ra nhận xét như thế nào ?
3- Đavit có vai trò và ảnh
hưởng gì đối với lịch sử Israel
và lịch sử cứu độ ?
Chương
4
THỜI NAM
BẮC PHÂN TRANH VÀ PHONG TRÀO CÁC NGÔN SỨ
I-
VƯƠNG QUỐC CHIA RẼ
1-
Vua Salômon (x.1V
1-11)
Salômon lên kế vị vua Đavit vào khoảng
năm -970tcn. Salômon là vị vua nổi tiếng về sự khôn ngoan, có tài tổ chức về
hành chánh và thương mại làm cho đất nước phồn vinh. Ông đã thực hiện được mơ
ước xây dựng Đền thờ cho Chúa của vua cha.
Để tạo những mối bang giao tốt với
những nước lân bang, vua Salômon đã xin cưới một số công chúa của những nước
này. Từ đó dẫn đến sai lầm tai hại là đã xây cất đền miếu cho các bà vợ ngoại
giáo và tệ hơn nữa là đã tham gia vào việc thờ cúng ấy, làm gương xấu và đưa
dân chúng vào con đường lầm lạc, đưa đất nước đến chỗ suy vong. Lỗi lầm này tác
hại đến đời sống đức tin và vận mệnh cả một dân tộc ngay khi Salômon nằm xuống.
2-
Nam
Bắc phân ly (x.1V
11,26 – 12,25)
Để phục dịch cho đời sống xa hoa hoang
phí nơi cung đình Salômon, dân chúng đã phải gánh chịu sưu cao thuế nặng, nhất
là những chi tộc miền bắc (vì họ không cùng chi tộc với nhà vua). Vì vậy mà nảy
sinh sự bất mãn và chống đối trong dân chúng.
Vua Salômon chết năm -931, con Salômon
là Rôbôam (Rơ-kháp-am) lên kế vị. Vua mới là người non trẻ, thiếu khôn ngoan,
đã không chấp nhận giảm thuế mà ngược lại còn đe doạ hà khắc hơn. Lập tức cuộc
ly khai của 10 chi tộc miền bắc bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Giơrôbôam (thuộc
chi tộc Ê-phra-im), thành lập một quốc gia mới lấy tên là Israel . Vương quốc Giuđa của Rôbôam
chỉ còn duy nhất chi tộc Giuđa và một phần nhỏ của hai chi tộc Bengiamin và
Simêon.
II-
CÁC NGÔN SỨ TRƯỚC THỜI LƯU ĐẦY
1-
Bối cảnh lịch sử :
a-
Tôn giáo
Cuộc ly khai về chính trị kéo theo
cuộc ly khai về tôn giáo :
Vua
đầu tiên của Vương quốc Israel
(nước phía bắc) là ông Giơrôbôam (Gia-róp-am). Ông đã cho xây dựng 2 đền thờ,
một ở Bêthen và một ở Đan để cho dân đến đó mà tế lễ cho Thiên Chúa, thay vì
phải lên đền thờ Giêrusalem nằm trên miền đất Giuđa (x. 1V 12, 26-33). Ông cho
dựng tượng con bê vàng làm bệ ngai của Giavê. Nhưng đối với người Canaan thì con bê vàng lại là biểu tượng cho Baal. Việc
làm này đã gây ra tai hại khủng khiếp, vì dân chúng đã quay ra thờ lạy tượng
con bê vàng theo kiểu người Canaan . Họ phạm
tội bỏ Thiên Chúa mà thờ lạy tà thần (điều răn thứ nhất). Họ bắt chước việc thờ
cúng cùng với cách sống buông thả vô luân của dân ngoại nữa. Sau này vua Acáp
cưới Giêgiaben (I-dơ-ven), một bà vợ ngoại giáo, và họ đã công khai xây đền thờ
Baal ở Samaria (thủ đô của Israel ). Các ngôn sứ, trong đó có
Êlia là gương mặt tiêu biểu, đã mạnh mẽ chống lại việc thờ quấy này.
Tại
vương quốc Giuđa ở miền nam đời sống tôn giáo cũng bị sa sút vì người ta chỉ thờ phượng theo hình thức mà không
có nội tâm. Đồng thời dân chúng cũng bị cám dỗ chạy theo việc thờ cúng tà thần
và nếp sống buông thả của những dân chung quanh.
b-
Xã hội :
Sự
cách biệt giữa người giầu và người nghèo ngày gia tăng.
Người
nghèo chịu nhiều thiệt thòi và bất công.
2-
Các ngôn sứ
Trước
bối cảnh xã hội và tôn giáo trên đây, Thiên Chúa đã sai các ngôn sứ đến để phục
hưng tôn giáo, cải tổ xã hội và đời sống luân lý của dân chúng.
a- Ngôn sứ là ai ?
Ngôn sứ hay tiên tri là người được Thiên Chúa kêu
gọi và sai đi để thi hành sứ mệnh nói thay cho Thiên Chúa.
Nói đến ngôn sứ, chúng ta phải kể đến
ông Mô-sê là vị ngôn sứ vĩ đại. Tuy nhiên các ngôn sứ chỉ có mặt thường xuyên
và liên tục vào thời các vua : từ khoảng thế kỷ X(tcn) với các ông Samuel và
Natan, thế kỷ IX(tcn) với các ông Êlia và Êlisê. Sau đó là đến các “ngôn sứ văn
sĩ”, tức là những ngôn sứ có lời rao giảng được được chép lại thành sách mang
tên của mình như Isaia, Giêrêmia, Amốt, Hôsê …
Ngôn sứ có sứ mạng nói với mọi người,
đặc biệt là với những người lãnh đạo Dân Chúa. Thường thì ít có vị vua nào
thích nghe những lời trách mắng và răn đe của các ngôn sứ nên cuộc đời các ngôn
sứ thường gặp nhiều chống đối, đau khổ, bách hại… Sự cứng lòng của dân chúng
cũng là nỗi khổ tâm lớn cho các ngôn sứ.
Trong thời nam-bắc phân tranh có các
ngôn sứ sau đây :
§ Miền bắc : Êlia, Êlisê, Amos, Hôsê.
§ Miền nam : Isaia, Mica,
Giêrêmia.
b-
Sứ điệp của các ngôn sứ :
Nội
dung sứ điệp mà các ngôn sứ loan báo có 5 điểm chính :
Chỉ thờ phượng Đức
Chúa Giavê là Thiên Chúa duy nhất và chân thật.
Việc thờ phượng
không phải chỉ có hình thức bên ngoài mà phải có sự thánh thiện trong tâm hồn,
phải sống đạo thật lòng qua cố gắng yêu mến và vâng phục Thiên Chúa.
Sống công bằng,
không bóc lột làm hại người nghèo.
Đời sống tội lỗi,
bất trung với giao ước sẽ dẫn đến kết cục bi thảm là cuộc lưu đầy khổ nhục.
Thiên Chúa không bỏ
rơi nhưng sẽ sai Đấng Cứu Thế đến giải thoát những người bị lưu đầy.
c-
Cách thức các ngôn sứ sử dụng để trình bầy sứ điệp :
Các
ngôn sứ trình bầy sứ điệp của Thiên Chúa không phải chỉ bằng lời nói (nhắc nhở, trách mắng, đe doạ, khuyến
dụ, an ủi…) mà còn bằng những hành
động tượng trưng (Akhigia xé
áo : 1V 1130, Isaia để mình trần : Is 203, Giêrêmia đập
vỡ bình gốm : Gr 19, mang ách : Gr 27, mua đất : Gr 32 …) và bằng chính đời sống của mình (Giêrêmia không có vợ con :
Gr 16, Hôsê cưới người vợ hư hỏng, …).
d-
Hai nhóm ngôn sứ văn sĩ :
Tuỳ
theo tác phẩm dài hay ngắn mà các ngôn sứ văn sĩ được chia thành hai nhóm :
- Bốn ngôn sứ lớn : Isaia,
Giêrêmia, Êgiêkien, Đanien.
- Mười hai ngôn sứ nhỏ : Hôsê,
Giôen, Amốt, Ôvađia, Giôna, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Xôphônia, Khácgai,
Dacaria, Malakhi.
Tóm
lược chương 4
Tội
lỗi của vua Salômon là nguyên nhân dẫn đến cảnh đất nước phân ly hai miền
nam-bắc (Israel
– Giuđa) vào năm -931.
Các
vua và dân chúng ở cả hai miền nam bắc đều được Thiên Chúa dạy bảo qua các ngôn
sứ. Những điều các ngôn sứ nhắc đi nhắc lại là : từ bỏ ngẫu tượng và tội lỗi,
ăn ở công bằng với tha nhân và sống trung thành với tình yêu của Thiên Chúa.
Câu
hỏi thảo luận chương 4
1. Trong xã hội hôm nay chúng ta có còn
bị cám dỗ tôn thờ những ngẫu tượng như dân Do Thái ngày xưa không ?
2. Nếu có chúng ta phải làm
gì ?
Chương
5
LƯU
ĐÀY – HỒI HƯƠNG – DO THÁI GIÁO
I-
LƯU ĐÀY
1-
Mất nước
Các vua Israel và Giuđa đưa dân chúng vào
con đường phản bội lại Giao Ước với Thiên Chúa, thờ ngẫu tượng, luân lý suy
đồi. Những lời Thiên Chúa nhắc nhở, dạy dỗ qua các ngôn sứ đều vô ích. Cơn bệnh
đã đến độ trầm trọng, vì vậy mà cuối cùng Thiên Chúa phải dùng đến một ‘liều thuốc
mạnh’ là cuộc lưu đày.
Năm -722 tcn, sau ba năm vây hãm, Vua
Sargon II nước Assyri đã chiếm được thủ đô Samari của Israel . Vua bắt những thành phần ưu
tú của Israel
đi lưu đày, rồi lại đưa những dân khác đến cư ngụ. Họ sống chung với những người
Israel
còn được ở lại, từ sinh hoạt chung đó phát sinh một thứ tôn giáo pha trộn,
không còn tinh tuyền nữa. Vì vậy mà sau này người Do thái rất ghét và khinh bỉ
người Samari, coi họ là dân lai căng và lạc đạo.
Tuy có chậm hơn nhưng rồi Miền
Nam-Giuđa cũng không thoát khỏi số phận Miền Bắc. Sau hơn ba trăm năn thống
trị, đế quốc Assyri (Ninivê) cũng đến ngày suy tàn để nhường chỗ cho một khuôn
mặt mới là đế quốc Babylon
của vua Nabucôđônoso. Năm -598 tcn, Nabucôđônoso đã bắt vua Giuđa và một số
người ưu tú sang Babylon .
Đến năm -587 tcn, Nabucôđônoso phá huỷ bình địa Giêrusalem và đền thờ, bắt
nhiều người đi lưu đày sang Babylon .
2-
Thử thách
Khoảng 30 đến 50 ngàn người Giuđa phải
đi lưu đày. Họ phải chịu nhiều thử thách nặng nề :
§ Đau khổ thể xác : đi bộ cả ngàn cây
số, cuộc sống sống thiếu thốn và công việc cực nhọc nơi lưu đày …
§ Đau khổ tinh thần : họ bị thử thách
về đức tin. Hoàn cảnh đặt ra cho họ những câu hỏi nhức nhối : Có Chúa Giavê
thật không ? Nếu có thì tại sao Ngài lại để đất nước, thành thánh Giêrusalem và
Đền thờ bị tàn phá như vậy ? Hay là thần Marduk của Babylon mạnh hơn Giavê ? Giavê có còn nhớ Lời
Hứa hay đã huỷ bỏ Giao Ước rồi ? …
Tuy nhiên, trong kế hoạch của Thiên
Chúa thì cuộc lưu đày không phải là ‘viên
thuốc độc’ mà là ‘viên thuốc đắng’ mà Thiên Chúa phải dùng đến để chữa
trị ‘chứng bệnh nan y’ của dân Người. Như thời các Thủ Lãnh,
một lần nữa, khi lâm cảnh đau khổ và tai hoạ, người ta mới nhận ra hậu quả ghê
gớm do tội lỗi của họ đã gây ra. Tội đã xúc phạm đến Thiên Chúa. Tội làm cho họ
tách lìa khỏi tình yêu Thiên Chúa. Chính họ đã tự đẩy mình ra xa khỏi Thiên
Chúa, đánh mất hạnh phúc của mình.
3-
Canh tân
Nhờ
sống ở chốn lưu đày mà dân Chúa đã học biết đổi mới đời sống :
- Khi không còn đền thờ và lễ vật
bên ngoài, bấy giờ người ta mới hiểu của lễ mà họ có thể dâng là chính bản
thân, chính đời sống của mình. Điều đó quan trọng hơn các nghi lễ và hình
thức phô trương ồn ào bên ngoài mà không có lòng thành (đạo hình thức).
- Tế lễ bản thân có nghĩa là sống
thánh thiện theo đường lối Chúa, làm lành lánh dữ.
- Sự gia tăng đời sống thánh thiện
thúc đẩy người ta chăm chỉ học hỏi Lời Chúa : nghiên cứu Lề Luật
(Tôrah-Ngũ Kinh) và lời các Ngôn sứ.
4-
Sự đóng góp của các ngôn sứ trong thời lưu đày
Trong
thời gian lưu đày Chúa đã dùng các ngôn sứ để thanh tẩy dân Chúa :
a-
Ngôn sứ Êgiêkien là
người nói lên những lời an ủi và giúp cho dân giữ vững tinh thần. Ông nhấn mạnh
đến 3 điểm :
j Thiên
Chúa ở khắp mọi nơi, Người không bị ràng buộc chỉ ở Giêrusalem mà
thôi, Người luôn hiện diện ở giữa dân, ngay trên đất lưu đày (Êd 1) .
k Trách
nhiệm cá nhân :
mỗi người phải chịu trách nhiệm về công việc mình làm, ai làm lành sẽ được
thưởng, ai làm ác sẽ bị phạt. (Êd 18, 19-24).
Sẽ
có một cuộc Xuất hành mới. Chính Chúa là Mục tử dẫn dân ra khỏi
Babylon về quê
hương (Êd 34) và dân Chúa được phục hồi (Êd 36-37).
b-
Ngôn sứ Isaia Đệ Nhị (Người
môn đệ của Isaia, x.Is 40-55)
Ngôn
sứ Isaia đã chết trước thời lưu đày (theo truyền thuyết thì Isaia đã bị vua
Mơnassê đã cưa đôi), người môn đệ của ông tiếp tục loan báo việc Thiên Chúa sẽ
đổi mới và khôi phục Israel để nâng đỡ tinh thần dân lưu đày. Vì vậy sách Is
40-55 được gọi là “Sách An Ủi”.
Trong đó có 4 đoạn thơ nổi tiếng có đầu đề :“Những bài ca của Người Tôi Tớ” (Is 421-4, Is 491-6,
Is 504-9, Is 5213-5312) tiên báo về Đấng
Cứu Thế sẽ phải chịu nhiều đau khổ, chịu chết để xoá tội lỗi của dân và được
Thiên Chúa tôn vinh.
II.
HỒI HƯƠNG
1-
Chiếu chỉ của vua Kyrô
Sau
thời Nabucôđônoso (604-552), đế quốc Babylon
bắt đầu suy thoái và tan rã, nhường chỗ cho đế quốc Ba Tư của vua Kyrô. Năm
-539 vua Kyrô chiếm được thành Babylon
và sau đó mở rộng đế quốc đến tận Ai Cập.
Vua
Kyrô tôn trọng phong tục của những dân mà ông đã chinh phục, ông có một chính
sách rộng rãi về mặt tôn giáo : công nhận và khuyến khích tôn giáo của các dân
dưới quyền cai trị của mình. Vì vậy mà năm -538 ông ra chiếu chỉ cho phép người
Do Thái ở Babylon
được hồi hương. Đồng thời vua cho trả lại những vật dụng quí giá mà
Nabucôđônoso đã lấy của Đền Thờ Giêrusalem và còn ra lệnh xuất tiền công khố để
đài thọ phí tổn xây lại Đền Thờ. Isaia Đệ Nhị đã không ngần ngại gọi Kyrô là “Đấng Được Xức Dầu Của Thiên Chúa”(451)
và là “Mục Tử Của Thiên Chúa” (4428), là người được Chúa
chọn để cứu Dân Chúa.
2-
Tái thiết Giêrusalem (x.Ét-ra)
a-
Xây Đền Thờ :
Năm 537tcn, người Do
Thái trở về xứ Giuđa, lập cư tại Giêrusalem và vùng phụ cận, xây cất nhà cửa và
khởi công tái thiết Đền Thờ. Họ đã gặp nhiều trở ngại do đời sống khó khăn
thiếu thốn, thêm vào đó họ còn bị người Samari gây cản trở và phá hoại. Sự kình
địch giữa người Do Thái và người Samari bắt đầu từ đây và còn kéo dài về sau mà
chúng ta sẽ đọc thấy trong thời Chúa Giêsu (Lc 9,51-55; Ga 4,9).
Phải đợi đến năm 520tcn
(17 năm sau khi hồi hương), nhờ có hai ngôn sứ Khácgai và Dacaria kêu gọi,
khích lệ, dân chúng mới lấy lại niềm phấn khởi đã mất để bắt tay vào việc xây
dựng lại Đền Thờ dưới sự chỉ huy của quan khâm sai Dơrôbaben (Dơ-rúp-ba-ven) và
thượng tế Giôsua (x.Kg 1-2 và Dcr 1-8).
Năm năm sau đó (năm -515),
Đền thờ được hoàn tất theo hoạ đồ và kích thước của Đền Thờ mà Salomon đã xây.
Tuy không còn Khám Giao Ước nữa nhưng chắn chắn Thiên Chúa vẫn công nhận Đền
Thờ này như là nhà của Người ở trần thế để Dân Chúa có thể có nơi cử hành việc
phụng thờ, gặp gỡ Người qua việc tế lễ và cầu nguyện.
b-
Xây tường thành Giêrusalem
Ông
Nêhêmia là một người Do Thái được làm quan trong triều đình vua Ba tư. Năm 445
tcn ông xin nhà vua cho phép ông về Giêrusalem để xây lại tường thành. Chỉ
trong vòng hai tháng người Do Thái đã xây xong công trình này. Họ vừa phải làm
việc vừa phải chiến đấu chống lại những người Samari và Ammon đến quấy phá cản
trở, vừa là thợ xây vừa là chiến sĩ.
Ông
Nêhêmia còn có công cải tổ và củng cố việc điều hành tổ chức đời sống xã hội
cho người Do Thái tốt đẹp hơn.
c-
Phục hồi về mặt tôn giáo :
Song song với với công
cuộc phục hưng xứ sở là việc nâng cao đời sống thiêng liêng. Là một người thuộc
dòng dõi tư tế và thông thạo lề luật, ông Ét-ra đã có công củng cố cộng đoàn về
mặt tôn giáo :
- Bắt người Do Thái phải bỏ những
người vợ ngoại đạo cùng với việc thờ cúng tà thần dân ngoại.
- Công bố sách Luật Môsê cho dân
chúng học hỏi và tuân giữ. (x.Er 8-9)
III.
DO THÁI GIÁO (x.Er 8-9)
1-
Do Thái Giáo sau thời lưu đầy :
Sau
thời lưu lưu đày, người Do Thái chú ý đến việc học hỏi Sách Thánh : Lề Luật và
lời các Ngôn sứ. (Sách Luật được
gọi là Torah, tức là Ngũ Kinh : Sáng Thế, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số,
Đệ Nhị Luật.)
Luật
Chúa không những hướng dẫn đời sống đạo mà còn chi phối mọi sinh hoạt xã hội.
Luật quốc gia lệ thuộc vào luật đạo. Vì thế mà các luật sĩ và kinh sư (rabbi)
có một vai trò quan trọng và địa vị quan trọng trong xã hội Do Thái; các hội
đường rất được kính trọng vì là nơi giảng dạy Sách Thánh. Vị thượng tế ở
Giêrusalem nắm quyền điều hành cả phần đạo lẫn phần đời.
Như
vậy, trên nguyên tắc vua Ba Tư vẫn bổ nhiệm quan cai trị, nhưng trong thực tế
vị Thượng tế mới là người thay thế nhà vua nắm quyền điều khiển. Luật quốc gia
và luật tôn giáo thống nhất là một trong tay vị thượng tế. Hình thức này còn kéo
dài cho đến khi dân Do Thái lại một lần nữa bị mất nước (quân Rôma tiêu huỷ
Giêrusalem năm 70 scn).
2-
Lệ thuộc Hy Lạp và Rôma :
a-
Thời Hy Lạp (336-63tcn)
Đế
quốc Ba Tư suy tàn nhường chỗ cho đế quốc Hy Lạp rộng lớn của Alexandre Đại Đế,
vùng đất nhỏ bé Palestine
lại đổi chủ. Theo tinh thần của Aristote, Alexandre chủ trương một thế giới đại
đồng, mọi người đều là anh em, và ông đã quyết tâm thực hiện lý tưởng ấy. Đáng
tiếc là ông đã chết sớm vào năm 32 tuổi, triều đại của ông chỉ được 13 năm
(336-324)). Lý tưởng phổ quát của ông là một thuận lợi dọn đường cho việc phổ
biến Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô sau này cho hết mọi người.
Thời
các vua Ptôlêmê (301-198 tcn):
Khi Alexandre chết, các
tướng lãnh của ông phân chia đế quốc làm bốn phần. Dòng họ Ptôlêmê cai trị Vùng
Ai Cập và Palestine
với một pháp luật hiền hoà, dân Do Thái vẫn được tự do tôn giáo. Trong thời kỳ
này một cộng đoàn người Do Thái ở Alexandria (Ai Cập) đã dịch Thánh Kinh Cựu
Ước từ tiếng Hipri ra tiếng Hy Lạp để dễ phổ biến cho các cộng đoàn dân Do Thái
đang sống trong môi trường văn hoá Hy Lạp. Bản văn này được gọi là bản “Thánh
Kinh Bảy Mươi” (tương truyền
là do 70 vị Rabbi dịch ra).
Thời
các vua Sơlucô :
Năm
198 tcn., vua Antiôcô III thuộc dòng họ Sơlucô (cai trị vùng Babylon ) chiến thắng Ptôlêmê. Vua Antiôcô IV
(175-164) bắt dân Do Thái bỏ đạo để thờ các thần Hy Lạp, cuộc bách hại diễn ra
khắc nghiệt : huỷ bỏ luật Môsê, cấm tế lễ cho Chúa, cướp phá Đền Thờ
Giêrusalem, đem tượng thần Zéus của Hy Lạp đặt trên bàn thờ làm ô uế nơi thánh
(năm 167).
Cuộc
kháng chiến của anh em Macabê :
Một
năm sau khi Đền Thờ bị Antiôcô làm ô uế, tư tế Mat-ta-thy-a đứng lên khởi
nghĩa. Người con trai thứ ba của ông, vị tướng tài ba nổi tiếng nhất, tên là
Giuđa và có biệt hiệu Macabê (nghĩa là “Cái Búa”). Những chiến công của anh em
Macabê được ghi lại trong hai quyển sách mang tên Macabê. Sách Đaniel cũng được
viết ra trong thời kỳ này để nâng đỡ ý chí kháng chiến của người Do Thái. Cuộc
khởi nghĩa đã thành công nhanh chóng. Tháng 12 năm 165 tcn, ông Giuđa chiếm lại
được Đền Thờ và tổ chức lễ Hannukah, tức là lễ Ánh Sáng để Thanh Tẩy và Cung
Hiến Đền thờ.
b-
Thời lệ thuộc Rôma :
Nền
độc lập của do Thái không được lâu. Dòng họ Macabê lập nên triều đại Hasmônê,
nhưng triều đại này chỉ được năm đời. Năm 67 tcn., hai anh em là Hycarnô và
Aristôbôlô tranh giành quyền lực. Hycarnô đã cầu viện quân Roma. Chụp lấy thời
cơ, tướng Pompê có lý do để đem quân đến. Năm 63 tcn, Pompê đã chiếm được
Giêrusalem và bắt dân Do Thái phải làm chư hầu. Trong thời kỳ này đã xuất hiện
những phong trào phản kháng : Pharisiêu, Sađốc, Hassiđim, Essêni.
Năm
48 tcn, tướng Cêsar thắng Pompê, Cêsar đặt Antipater làm tổng trấn xứ Giuđêa.
Có nhiều tranh chấp đẫm máu xảy ra nhưng cuối cùng người con của Antipater là
Hêrôđê được hoàng đế Roma (Antonius) đặt làm vua người Do Thái năm 41 tcn.
Năm
20 tcn, Hêrôđê muốn lấy lòng người Do Thái nên đã đứng ra tu sửa Đền thờ
Giêrusalem cho thật nguy nga tráng lệ. Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh
dưới thời vị vua độc ác này.
Tóm
lược chương 5
1-
Phục hưng :
Sau
50 năm lưu đầy ở Babylon, năm 538 tcn, người Do Thái được hồi hương. Đời sống
gặp nhiều khó khăn nhưng họ đã xây lại được Đền Thờ và tường thành Giêrusalem.
Điều
quan trọng hơn là sự phục hưng về tôn giáo. Cuộc lưu đầy đã giúp cho họ được
thanh tẩy, canh tân đời sống, trở về với Chúa, chăm chú học hỏi Lề Luật và lời
các tiên tri, sống đức tin một cách trưởng thành hơn, bớt hình thức phô trương
bên ngoài. Từ nay, Sách Thánh có một vị trí nòng cốt trong sinh hoạt xã hội
cũng như trong đạo Do Thái. Hội đường là nơi qui tụ mọi người để học hỏi Sách
Thánh và cầu nguyện. Những luật sĩ có một địa vị quan trọng nhờ công việc
nghiên cứu và giảng dạy lề luật.
2-
Lịch sử biến động liên tục :
Trong
khoảng thời gian dài hơn 5 thế kỷ, từ khi hồi hương đến khi Đấng Cứu Thế ra
đời, lịch sử dân Do Thái là một chuỗi dài những biến động chính trị :
§ Sau cuộc hồi hương dân Do
Thái vẫn chịu sự cai trị của Ba Tư.
§ Từ năm 332 tcn Do Thái
chịu sự cai trị của người Hy Lạp. Các vua Ptôlêmê vẫn cho họ được tự do tôn
giáo (301-198tcn), nhưng các vua Sơlucô (198-165tcn) bách hại đạo Do Thái.
§ Năm 165 tcn, cuộc khởi
nghĩa của anh em nhà Macabê thành công, giành lại độc lập, lập ra triều đại
Hasmônê, nhưng chỉ kéo dài được hơn 100 năm.
§ Từ năm 63 tcn đến thời
Chúa Giêsu, Do Thái chịu ách thống trị của đế quốc Rôma.
Câu
hỏi thảo luận chương 5
Cuộc
lưu đầy có những ảnh hưởng gì (tiêu
cực cũng như tích cực) đối
với dân Do Thái ? Từ kinh nghiệm này chúng ta có thể nói gì về những đau khổ
thử thách xảy đến trong đời sống mỗi người chúng ta ?
CHƯƠNG
6 :
ĐỨC
KITÔ HOÀN TẤT ƠN CỨU ĐỘ
Biến cố Đức Giêsu đến trong lịch sử nhân loại có một ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Cả trời đất vũ trụ, cả thần thánh và nhân loại đều qui hướng về
biến cố này. Cuộc Nhập Thể là bước thân mật nhất của Thiên Chúa đi vào lịch sử
loài người.
Lịch sử nhân loại có khởi điểm từ công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa. Một
lịch sử được Thiên Chúa quan tâm dẫn dắt : kêu gọi Abraham và ban cho ông một
dòng dõi, kêu gọi Môsê làm người giải phóng và ký kết Giao Ước Sinai … Thiên
Chúa hướng dẫn lịch sử ấy qua các vua các tiên tri của Người. Sau cùng chính
Ngôi Lời của Thiên Chúa “đến ở giữa chúng ta” :
“LỜI đã thành xác phàm và lưu trú giữa chúng tôi, và chúng tôi đã được
nhìn ngắm vinh quang của Ngài …” (Ga 1,14).
I-
CHÚA GIÊSU GIÁNG SINH
1-
Chúa Giêsu đến tái lập sự hiệp nhất
Tình trạng tội lỗi làm con người xa cách Thiên Chúa và thù ghét lẫn
nhau, con người quá yếu đuối không thể tự mình ra khỏi vực sâu tăm tối ấy (x.
chương 1). Vì xót thương nhân loại lầm than mà Chúa Cha đã cho con của Người
nhập thể, để cứu vớt và đem con người trở về, cho họ được gặp lại Thiên Chúa và
anh em đồng loại.
2-
Chúa Giêsu đến để làm cho trọn vẹn :
- Lời hứa đầu tiên khi con
người sa ngã : “Dòng dõi Người Nữ sẽ đạp đầu mi.” (St 3,15).
- Lời hứa với Abraham (St
12,1-4) (x. 2.I chương 2)
- Giao Ước Sinai (Xh 19
tt) (x. 1.III chương 2)
- Lời hứa với Đavit (2Sm
7,14) (x. 3.II, chương 3)
- Lời loan báo Đấng Cứu Thế
của các tiên tri. (x. 2.II chương 4; 4.I chương 5)
3-
Chúa Giêsu có một Người Mẹ
Khi làm người Đức Giêsu nên giống chúng ta hoàn toàn (ngoại trừ tội
lỗi): cũng có một người mẹ trần thế như bất cứ một người bình thường nào trên
trần gian này. Đức Maria là người được Thiên Chúa tuyển chọn để cưu mang và
sinh hạ Đức Giêsu.
Khi đối chiếu biến cố truyền tin và thăm viếng trong Tin Mừng Luca (Lc
1, 35-56) với hai sự kiện trong Cựu Ước : đám mây che phủ Nhà Tạm (Xh 40,34) và
sự kiện vua Đavit rước Hòm Bia về Giêrusalem (2S 6), chúng ta thấy vai trò của
Đức Maria trong chương trình cứu độ được trình bày như Hòm Bia Giao Ước. Nhà
Tạm là nơi đặt Hòm Bia, là nơi Thiên Chúa cư ngụ và hiện diện giữa dân Người.
Thiên Chúa cũng muốn tuyển chọn Đức Maria làm nơi cư ngụ và hiện diện giữa loài
người. (Kinh cầu Đức Bà : “Đức
bà như Hòm Bia Thiên Chúa vậy”).
4-
Chúa Giêsu đến cho mọi người
Chúa Giêsu làm người là để đến với tất cả mọi người, không phân biệt do
Thái hay dân ngoại, sang giầu hay nghèo hèn.
Những
trình thuật về biến cố Giáng sinh của Chúa Giêsu cho thấy từ những người chăn
chiên tầm thường cho đến những đạo sĩ thông thái (Ba Vua) đều được kêu
mời đến thờ lạy Đấng Cứu Thế. Đúng như Isaia đã tiên báo Chúa Giêsu đến để :
- Đem Tin Mừng cho người
nghèo khó (Is 61, 1).
- Là ánh sáng cho hết mọi
dân tộc (Is 42,6 ; 49,6).
II.
CHÚA GIÊSU HOẠT ĐỘNG CÔNG KHAI
1. Chúa Giêsu giảng dạy : Môsê mới (x.
Mt 5)
Tin Mừng thánh Matthêu trình bầy Chúa
Giêsu giảng dạy như một RABBI
– VỊ THẦY. Đức Giêsu giảng dạy những gì ông Môsê đã dạy chứ không bãi bỏ;
hơn nữa Người còn kiện toàn việc giữ lề luật bằng một tinh thần và cách thức
hoàn toàn mới, phát xuất từ động lực yêu thương. Đi từ nền tảng chắc chắn là sự
công bình của Luật Cũ đến đỉnh cao hoàn hảo là tình yêu của Luật Mới. Thánh
Matthêu muốn chứng minh Đức Giêsu còn vượt xa hơn các Rabbi: Người là MÔSÊ MỚI - để mời gọi đồng bào Do Thái của mình
đừng chối từ, nhưng hãy đón nhận Đức Giêsu và những giáo huấn của Người. (Mt 5,
38-45).
2. Chúa Giêsu làm phép lạ.
Tin
Mừng cứu độ mà Chúa Giêsu loan báo được thể hiện và chứng minh qua những hành
động cụ thể là các phép lạ:
- Xua trừ ma quỉ.
- Dẹp yên sóng gió.
- Chữa lành bệnh tật.
- Cho kẻ chết sống lại.
Mỗi Phúc Ââm có một
cách trình bầy để nói lên một khía cạnh khác nhau về ý nghĩa và mục đích các
phép lạ của Chúa Giêsu :
- Thánh Marcô đã trình bày các
phép lạ ấy như là phương tiện để mở mắt cho người ta nhận ra Đức Giêsu chính là
Đấng Mêssia, Đấng Cứu Độ muôn dân trông ngóng.(x.Mc 4,37-41)
- Thánh Gioan trình bầy các phép
lạ của Chúa Giêsu như những dấu chỉ tượng trưng để diễn tả những chân lý đức
tin cao siêu mà mắt thường không thể nhìn thấy. Chỉ có con mắt đức tin mới có
thể khám phá ra chân lý ẩn sau dấu chỉ. Ví dụ:
- Bánh hoá nhiều báo trước phép
Thánh Thể. (Ga 6)
- Chúa Giêsu cho người mù bẩm
sinh được thấy là dấu chỉ muốn nói Chúa Giêsu là ánh sáng cho thế gian.
(Ga 9)
- Phép lạ
cho Lazarô sống lại là dấu hiệu cho người ta nhận ra Chúa Giêsu là Sự Sống
đích thực của nhân loại. (Ga 11)
- Thánh Matthêu trình bầy các phép
lạ (Mt 7-8) là cuộc tấn công trực tiếp của Chúa Giêsu vào vương quốc Satan gồn
4 yếu tố: bản thân Satan + sự tội + bệnh tật + sự chết (x. III chương 1).
Thánh Matthêu muốn cho mọi người thấy Vương Quốc của Thiên Chúa đã được thể
hiện nơi công việc của Chúa Giêsu, và công trình ấy đã thắng thế, đẩy lùi ảnh
hưởng độc hại của ma quỉ trên thế gian này. (x. Mt 12,28).
1. Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội :
a- Đặt nền móng Giáo Hội :
Chúa Giêsu muốn
loan báo Tin Mừng và ban ơn cứu độ cho hết mọi người, ở khắp mọi nơi, qua mọi
thời đại. Để có thể thực hiện chương trình lớn lao và lâu dài này, Chúa
Giêsu đã tuyển chọn “Nhóm Mười Hai”. Các tông đồ đã được chia sẻ sứ mệnh và
quyền năng của Chúa Giêsu (trên ma quỉ, bệnh tật, tội lỗi), để các ngài tiếp
tục công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu cho đến tận thế (x. Mt 10,1). Từ 12 tông đồ
sẽ phát triển thành một đoàn Dân Mới đông đảo là Giáo Hội trong mọi dân nước,
thay thế cho 12 chi tộc dân Israel (x. Lc 22, 30).
b- Củng cố sự bền vững của Giáo Hội từ
gia đình :
Gia đình là thành phần quan
trọng trong Giáo Hội. Để củng cố Giáo Hội, phải gìn giữ sự hiệp nhất trong gia
đình. Việc ly dị làm gia đình tan rã và Giáo Hội sa sút. Vì thế Chúa Giêsu đã
dứt khoát huỷ bỏ sự ly dị (Mc 10, 2-12), đem hôn nhân trở lại lý tưởng ban đầu
(x. II chương I). Chúa Giêsu đã huỷ bỏ sự ly dị để bảo vệ tính cách bền chặt và
vĩnh viễn cho gia đình và Giáo Hội. Sự hiệp nhất yêu thương này có một giá trị
cao quí đến nỗi thánh Phaolô đã dùng nó để diễn tả tình yêu và sự hiệp nhất
vĩnh viễn giữa Đức Kitô và Giáo Hội (x. Êphêsô 5, 22-33).
c- Nuôi dưỡng Giáo Hội :
Chúa Giêsu cũng đã
hứa ban Thánh Thần và Bánh Hằng Sống để nuôi dưỡng Giáo Hội. Phép lạ bánh hoá
nhiều báo trước của ăn ấy chính là Mình Máu Người trong bí tích Thánh Thể (Ga
6). Bí tích cực thánh này có một vai trò vô cùng quan trọng để qui tụ và nuôi
dưỡng sự hiệp thông trong Giáo Hội, đến nỗi có thể nói rằng : Thánh Thể làm nên
Giáo Hội.
Các hoạt động của
Chúa Giêsu (giảng dạy, làm phép lạ, thiết lập Giáo Hội) cho thấy Vương quốc của
Thiên Chúa đang đến, đang phát triển và đẩy lui quyền lực của Satan trên nhân
loại.
III. CHÚA GIÊSU CHIẾN
THẮNG VINH QUANG
Cao điểm của công
trình cứu độ là cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Đó là giờ cứu độ,
giờ mà quyền lực Satan phải nhường bước trước quyền lực của Đức Giêsu Kitô, giờ
mà tội lỗi con người được xoá bỏ và sự chết bị khuất phục.
1. Chiến thắng tội lỗi:
Nguồn gốc của tội
là sự kiêu căng và bất tuân mệnh lệnh Thiên Chúa. Ngược lại, trong cái chết
trên thập giá Chúa Giêsu đã chứng tỏ sự hạ mình tự huỷ và sự tuân phục hoàn
toàn trong tình yêu:
- Chúa Cha yêu thương loài
vô cùng đến nỗi đã sẵn sàng hy sinh và trao ban Con Một của Người để cho loài
người được sống (x.1Ga 4,9)
- Chúa Giêsu yêu thương loài
người đến cùng (x.Ep 5,2).
Nhờ vậy mà cái chết
của Chúa Giêsu có sức mạnh chiến thắng tội lỗi (x.Rm 5,19; Pl 2,8). Thánh Gioan
đã gọi giờ phút của Chúa Giêsu trên Núi Sọ là giờ chiến thắng, “giờ Con Người
được tôn vinh” (x.Ga 7).
2. Chiến thắng sự chết:
Chúa Giêsu đã chiến
thắng tội lỗi và Người cũng khuất phục cả hậu quả của tội là sự chết bằng cuộc
Phục Sinh vinh hiển. Người đã sống lại từ trong cõi chết để bẻ gẫy quyền lực
của sự chết trên loài người. Ađam cũ đã đem sự chết đến cho loài người, Chúa
Giêsu là Ađam mới đem cho loài người sự sống mới : “Vì chưng sự chết do bởi một
người, thì việc kẻ chết sống lại cũng do bởi một người.” (1Cr 15,21). “Hỡi sự
chết, đắc thắng của ngươi đâu? Nọc của ngươi đâu? Nọc của sự chết là tội, mãnh
lực của tội là lề luật. Đội ơn Thiên Chúa, Đấng đã ban toàn thắng cho ta, nhờ
Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô.” (1Cr 15, 54-57).
Chúa Giêsu Kitô đã
thực hiện việc cứu độ nhân loại trong cuộc tử nạn và Phục Sinh của Người :
chiến thắng tội lỗi và sự chết. Chúa Giêsu Kitô đã làm cho vương quốc của Satan
sụp đổ. Ai bước theo Đức Kitô, người ấy cũng sẽ được chia sẻ chiến thắng của
Đức Kitô. 500 năm trước Đức Kitô, tiên tri Isaia đã tiên báo về Đức Kitô là
Người Tôi Tớ của Thiên Chúa tình nguyện chịu đau khổ để gánh tội cho mọi người
(x.Is 52,13 – 53,12). Từ nay Vương quốc của Đức Kitô mở rộng cho mọi người vào
hưởng hạnh phúc ơn cứu độ (x. Rm 4,25; Cl 2,9-15).
3. Đức Maria cùng chiến thắng với Chúa
Giêsu :
Đức Maria đã khiêm tốn vâng theo lời mời
gọi của Thiên Chúa để cộng tác vào công trình cứu độ : từ nhập thể cho đến tử
nạn. Đức Maria đã can đảm đứng dưới chân thập giá để chia sẻ đau đớn với Chúa
Giêsu trong cuộc giao tranh quyết liệt với Satan. Vì thế Đức Maria cũng xứng
đáng được chia sẻ chiến thắng của Chúa Giêsu trên Satan : trên tội lỗi và sự
chết. Đây là nền tảng thần học cho hai tín điều về Đức Mẹ Maria :
- Đức Mẹ vô Nhiễm Nguyên Tội : Mẹ chiến thắng
hoàn toàn tội lỗi.
- Đức Mẹ Lên Trời Hồn Xác : Mẹ chiến thắng sự
chết.
Khi chia sẻ chiến thắng với Chúa Giêsu,
Đức Mẹ còn lãnh nhận một sứ mạng mới : làm Mẹ cả nhân loại. Chúa Giêsu đã nói
với tông đồ Gioan : “Này là Mẹ của anh !” và nói với Đức Maria : “Này là con Bà
!” Tông đồ Gioan đã được chọn làm đại diện cho các môn đệ và cả loài người để
đón nhận Đức Maria là Mẹ thiêng liêng. (Ga 19, 16-27). Evà là mẹ của chúng sinh
vướng mắc tội truyền còn Đức Maria là Evà Mới, là Mẹ của một nhân loại được
Thiên Chúa cứu độ.
4. Chúa Giêsu chiến thắng là nguồn ơn
Thánh Thần :
Trong giờ phút “được tôn vinh” trên thập giá, cạnh sườn Chúa Giêsu bị
đâm thâu, máu và nước tuôn chảy (Ga 19,34).
Nước là dấu chỉ của các ơn Chúa Thánh Thần đem lại sức sống thiêng
liêng. Nước ấy chảy từ cạnh sườn Chúa Giêsu là hình ảnh diễn tả: Thân thể Đức
Giêsu Kitô là nguồn mạch ơn Thánh Thần (x. Ga 7, 37-39). Giờ Chúa Giêsu chịu
chết là giờ tôn vinh, giờ bắt đầu kỷ nguyên của Thánh Thần. Đối với thánh
Gioan, “Chết – Sống Lại – Lên Trời – Hiện Xuống” là một biến cố duy nhất.
Như thế, muốn được tái sinh làm con
Thiên Chúa, cần phải có một nguồn sống. Chúa Thánh Thần là Đấng cung cấp nguồn
sống mới này cho con người (x.Rm 8,4-15 ; Gl 5,25). Chính Chúa Thánh Thần hiệp
nhất chúng ta với nhau trong Đức Giêsu Kitô (x.Ep 4,3-4; 1Cr 12,13).
Sau hết, việc ban Thánh Thần là một bằng
chứng bảo đảm của Thiên
Chúa đối với chúng ta, làm cho chúng ta được nếm trước cuộc sống vinh hiển đang
đợi chờ mọi tín hữu ở bên kia thế giới (x.2C 1, 22). Niềm tin này giúp chúng ta
phấn đấu để biến con người xác thịt nên con người Thần Khí (x. 1 Cr 3,1).
TÓM TẮT chương 6
Việc chuẩn bị đã đầy đủ, “thời gian tới
hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới” (Gl 4, 4). Đức Giêsu, Con Thiên
Chúa xuống thế làm người, sinh ra tại Belem ,
xứ Giuđêa.
Sau những năm sống
ẩn dật tại Nazarét, Đức Giêsu bắt đầu đời sống công khai :
- Đi rao giảng Tin Mừng,
- Làm các phép lạ,
- Tuyển chọn các tông đồ và
thiết lập Giáo Hội, sai các ông đi rao giảng.
Cao điểm của việc thực hiện ơn cứu độ là
cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu. Người đã yêu thương nhân loại cho đến
cùng nơi cái chết thập giá. Ba ngày sau Người sống lại, chiến thắng tội lỗi và
sự chết. Khi chiến thắng Người ban Thánh Thần sự sống để dẫn đưa mọi người vào
đời sống mới của con cái Thiên Chúa.
Câu hỏi thảo luận:
Bạn hãy đọc Mt 5, 38-45 và nhận định xem có phải Chúa Giêsu đến để huỷ bỏ Cựu Ước không ?
Bạn hãy đọc Mt 5, 38-45 và nhận định xem có phải Chúa Giêsu đến để huỷ bỏ Cựu Ước không ?
Chương 7
THÔNG
PHẦN VÀO ƠN CỨU ĐỘ
Chúa Kitô đã chiến thắng tội lỗi và sự
chết để đem ơn cứu độ đến cho nhân loại. Những ai muốn được thông phần vào ơn
cứu độ của Chúa Kitô thì phải hiệp thông với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người.
I. HIỆP THÔNG VỚI CHÚA KITÔ.
Chỉ có Đức Giêsu là
người duy nhất đã chiến thắng tội lỗi và sự chết. Vì vậy chỉ có Đức Giêsu là
Đấng Cứu Độ duy nhất, là Đấng Trung Gian duy nhất và hoàn hảo có thể đem ơn cứu
độ cho loài người. Như vậy chân lý cơ bản liên quan đến sự cứu độ của mỗi cá nhân
chính là sự hiệp nhất với Đức Giêsu để được cứu độ. Đức Giêsu đã hoàn tất việc
cứu độ, nhưng ơn cứu độ của mỗi người lại tuỳ thuộc vào việc đón nhận Đức Giêsu
của từng người. Ngay từ buổi đầu, Giáo Hội sơ khai đã tuyên xưng niềm tin này :
“Ngoài Người ra,
không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một Danh nào khác đã
được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào Danh đó mà được cứu độ.” (Cv
4,12)
Thánh Kinh gợi ra
cho chúng ta những con đường thiết yếu để hiệp thông với Đức Giêsu Kitô : đức tin, đức mến, các bí tích.
1/ Đức tin - Đức cậy - Đức mến:
Từ ngữ đức tin có một nội dung rất rộng.
Trước hết đó là ân sủng Thiên Chúa ban để dẫn đưa con người đến với Đức Giêsu.
Rồi từ sự nhận biết này người ta mới có thể đi đến quyết định đặt tất cả hy
vọng và trông cậy vào Đức Giêsu Kitô và can đảm bước theo Người với tất cả lòng
yêu mến.
Đức tin là bước thiết yếu trước hết để
hiệp nhất với Đức Giêsu Kitô. Tổ phụ Abraham đã tin tưởng và đặt mọi hy vọng
nơi Thiên Chúa như thế nào thì người muốn thông phần ơn cứu độ cũng phải tin và
hy vọng như vậy: Đức tin bao hàm đức cậy.
Tin và hy vọng là
phó thác, tin bao giờ cũng dẫn đến đức mến và được minh chứng qua những hành
động biểu lộ lòng mến: “Ai yêu mến Ta thì giữ lời Ta và Cha Ta sẽ yêu mến nó và
chúng ta sẽ đến ở với nó.” (Ga 14,23). Yêu mến là sống trong Đức Giêsu Kitô và
trong Thiên Chúa: “Thiên Chúa là lòng mến. Ai ở trong lòng mến thì ở trong
Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong kẻ ấy.” (1Ga 4,16).
2/
Các bí tích
Các bí tích thông ban và tăng cường sức sống
thiêng liêng cho loài người. Rửa tội và Thánh Thể là hai bí tích có vị trí đặc
biệt trong Tân Ước :
a- Bí tích rửa tội :
Qua bí tích rửa tội người
tín hữu chết cho tội lỗi và sống đời sống mới trong Thiên Chúa. Bí tích rửa tội
cho người tín hữu thông phần vào chiến thắng của Đức Giêsu Kitô trên tội lỗi và
sự chết. Cái chết và sự phục sinh là hai mặt không bao giờ tách rời của công
trình cứu độ. Người chịu phép rửa tội cũng trải qua sự chết và phục sinh giống
như thế bằng con đường bí tích. Họ được chuyển từ vương quốc tội lỗi và sự chết
của Satan sang vương quốc tình yêu và sự sống của Thiên Chúa để sống cuộc sống
mới trong Thánh Thần của Đức Giêsu Kitô. (X. Rm 6,3-4.10-11; Col 2,12)
b- Bí tích Thánh Thể
Phép Thánh Thể
là phương thế rõ rệt nhất để hợp nhất với Đức Kitô ! Trong Phép Thánh Thể chúng
ta được tiếp nhận Mình Máu Đức Kitô. Đây là của ăn nuôi dưỡng đời sống siêu
nhiên và bảo đảm sự sống đời đời. (x. Ga 6, 53-58).
Khi cùng nhau đón nhận
Mình Máu Chúa Kitô, mọi người cũng được liên kết trong cùng
một sức sống, được nuôi dưỡng từ một nguồn mạch thần linh, được hiệp thông
trong một tình yêu (x. 1Cr 10, 16-17).
Như vậy bí tích Thánh Thể
vừa đưa ta vào sự hiệp nhất với Đức Kitô vừa làm cho chúng ta được hiệp nhất
với nhau trong Đức Kitô và nhờ Đức Kitô.
3/
Hiệu quả ơn hiệp thông :
Con đường tin-cậy-mến và
con đường các bí tích gặp gỡ nhau, qui hướng về Đức Kitô, đưa chúng ta vào sự
hiệp thông với Đức Kitô để được sống và sống dồi dào. Mỗi người chúng ta sẽ
được :
- Đức Kitô dẫn đến với Chúa Cha
và nên một với Người, vì Đức Kitô luôn là một với Chúa Cha (x. Ga 10, 30;
14,10; 15,10; 17,11.21).
- Trở nên đền thờ của Chúa
Thánh Thần (1Cr 6,19)
- Thành công dân Nước Trời
(Pl 3,20)
- Nên anh em với Đức Kitô và
làm con cái của Thiên Chúa, trở nên “con trong Người Con”, “đồng thừa tự với
Đức Kitô”.
- Nên con cái thiêng liêng
của Đức Mẹ Maria.
- Là những người đồng chiến
thắng Satan, chia sẻ chiến thắng của Đức Kitô (x. chương 6, phần III, 3)
- Là con cháu thiêng liêng
của Abraham theo phương diện đức tin, được thừa hưởng thành quả lời Chúa đã hứa
cho Abraham và dòng dõi ông đến muôn đời. (x.Gl 3, 26-29).
- Hợp nhất với nhau trong
Đức Kitô.
II. HIỆP THÔNG VỚI GIÁO HỘI
Nhờ hợp nhất với
Đức Kitô mà chúng ta được liên kết thành một cộng đoàn có tổ chức và cơ cấu.
Cộng đoàn này được gọi bằng nhiều tên như : Israel mới, Dân Thiên Chúa, Vườn
Nho, Cánh Đồng, Đền Thờ, Hiền Thê Đức Kitô … Ba danh hiệu thông dụng hơn cả là
: Giáo Hội Đức Kitô, Vương Quốc Đức Kitô, Thân Thể Đức Kitô. Những danh hiệu
này muốn diễn tả một số điều quan trọng liên quan đến bản chất và đặc tính của
Giáo Hội.
1- Giáo Hội qui tụ chung quanh Đức
Kitô
Chính niềm tin vào
Đức Kitô qui tụ những ai chấp nhận theo Ngài và lãnh nhận phép rửa. Đức Kitô là
trung tâm thu hút mọi người hiệp nhất lại với nhau một cách chặt chẽ và sống
động. Sự gắn bó này cần thiết như cành nho cần gắn liền với cây nho, như chi
thể với đầu. Sự liên kết này vững chắc như những viên đá được kết dính lại làm
nên ngôi Đền thờ thiêng liêng. Thánh Phaolô còn dùng hình ảnh tình yêu thắm
thiết của vợ chồng để diễn tả mối liên kết yêu thương giữa Đức Kitô và Giáo
Hội. Giáo Hội được gọi là Hiền Thê của Đức Kitô.
2- Giáo Hội loan báo Đức Kitô
Đức Kitô phục sinh
đã trao cho Giáo Hội sứ mệnh giáo huấn, tiên tri, rao giảng Tin Mừng cứu độ.
Khi thi hành sứ mệnh và quyền hạn này Giáo Hội luôn được Chúa Thánh Thần soi
sáng, hướng dẫn và nâng đỡ (x. Ga 14,26; Cv 15, 28).
Qua mọi thời đại,
Giáo Hội luôn đặt nhiệm vụ rao giảng lên hàng đầu, coi đó như là bản chất của
mình. Giáo Hội luôn tin tưởng tiến
bước vì chính Đức Kitô đã hứa sẽ tiếp tục ở cùng Giáo Hội “cho đến tận thế”
(x.Mt 28, 20). Đức Kitô tiếp tục hiện diện và giảng dạy qua Giáo Hội là Thân
Thể, là “bí tích” (dấu chỉ) của Ngài.
3- Giáo Hội thực thi quyền năng của
Đức Kitô .
Đức Kitô đã dùng
quyền năng của mình để chiến thắng Satan, đem đem sự sống của Thánh Thần cho
nhân loại. Đó là quyền năng chữa lành bệnh tật, trừ quỷ, tha tội, dẹp yên sóng
gió thiên nhiên, cho kẻ chết sống lại …
Ngày nay Giáo Hội
tiếp tục thể hiện quyền năng của Đức Kitô qua ba nhiệm vụ :
- Nhiệm vụ giáo huấn (tiên tri).
- Nhiệm vụ thánh hoá (tư tế) : tế lễ và cử hành các bí tích.
- Nhiệm vụ lãnh đạo (vương đế) : Giáo Hội có cơ cấu và tổ chức
phẩm trật. Giáo Hội vừa có cơ cấu hữu hình vừa có sự sống thiêng liêng là sức
mạnh Chúa Thánh Thần luôn tác động bên trong như linh hồn.
Tóm tắt chương 7
- Chỉ có một mình Chúa Giêsu
mới có thể chiến thắng tội lỗi và sự chết, vì vậy để có thể thông phần ơn cứu
độ, con người phải hiệp nhất với
Chúa Giêsu.
- Các phương thế giúp con
người thông phần ơn cứu độ :
đức tin, đức cậy, đức mến, các bí tích, nhất là rửa tội và Thánh Thể.
- Sự hiệp nhất của mỗi người
chúng ta với Chúa Giêsu qui tụ chúng ta nên cộng đoàn Giáo Hội. Thánh Kinh đã
dùng nhiều hình ảnh để diễn tả Giáo Hội : Cây nho, Đền thờ, Thân mình, Hiền
thê.
- Giáo Hội cũng hiệp nhất
với Chúa Giêsu khi tiếp tục sứ vụ của Ngài : Tiên tri, Tư tế và Vương đế.
Câu hỏi thảo luận:
Mỗi Kitô hữu thi hành sứ vụ tiên tri,
tư tế, vương đế như thế nào ?
Chương 8
ƠN
CỨU ĐỘ LAN RỘNG
I. BẮT ĐẦU TẠI GIÊRUSALEM
1- Cộng đoàn Do Thái tin vào Đức Giêsu
Kitô ở Giêrusalem
Cộng đoàn Giáo Hội
tiên khởi của Đức Kitô gồm có các tông đồ, những người Do Thái sùng đạo từ các
nước khác trở về Giêrusalem dự lễ (lễ Vượt qua và lễ Ngũ Tuần, x. Cv 2,5) và
những người Do Thái chính gốc. Năm chương đầu của sách Công Vụ Tông Đồ mô tả rõ
ràng cuộc sống của Giáo Hội sơ khai : các tín hữu chăm chỉ học hỏi giáo lý từ
các tông đồ và siêng năng cầu nguyện, hiệp thông với nhau khi dự “Lễ Bẻ Bánh”
và chia sẻ vật chất với nhau trong tình bác ái huynh đệ (x. Cv 2, 42-47; 4,
32).
Trong giai đoạn này, sinh hoạt của cộng
đoàn có những điểm riêng biệt, khác với Do Thái giáo nhưng vẫn gắn bó với Do
Thái giáo : các tông đồ và các tín hữu vẫn lên đền thờ cầu nguyện như những
người Do Thái sùng đạo. Nghĩa là cộng đoàn này chưa tách ra khỏi Do Thái giáo.
Trong cộng đoàn tiên khởi này, đứng đầu
là thánh Phêrô và các tông đồ. Khi số tín hữu gia tăng, các tông đồ tuyển chọn
thêm những người cộng tác với các ngài để phục vụ bàn thờ và phục vụ người
nghèo trong Giáo Hội. Họ được gọi
là các tá viên, bây giờ Giáo Hội gọi là các phó tế. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, các
phó tế hoạt động rất hiệu quả (x. Cv 6-8).
2- Cái chết của thánh Stêphanô
Ông Stêphanô, là
một trong bảy phó tế Do Thái gốc Hy Lạp, được tuyển chọn để giúp việc cho các
tông đồ. Ông được trao trách nhiệm phục vụ những nhóm người Do Thái gốc Hy Lạp,
đặc biệt là những người nghèo như nhóm các bà goá, vì họ ít được quan tâm chăm
sóc. (Tên gọi “Người Do Thái gốc Hy Lạp” được dùng để chỉ những người Do Thái
sinh trưởng ngoài xứ Palestin, sống theo văn hoá Hy Lạp và nói tiếng Hy Lạp,
hay còn gọi : “Hy hoá”).
Với sự xuất hiện
của Stêphanô và những đồng bào Do Thái gốc Hy Lạp, cộng đoàn những người theo
Đức Kitô bắt đầu phát triển ra khỏi phạm vi của Do Thái giáo và trung tâm Do
Thái Giáo là Giêrusalem, lòng tin vào Đức Giêsu Kitô được truyền bá đi khắp
nơi, đến với những người không phải là Do Thái.
Giáo Hội sơ khai
phát triển theo hướng tách ra khỏi Do Thái giáo. Bài giảng của ông Stêphanô nêu lên tính cách tạm thời của
Do Thái giáo (x. Cv 7). Nó phải nhường chỗ cho tôn giáo Đức Giêsu Kitô thiết
lập, một tôn giáo không còn bị giới hạn trong một quốc gia hay một đền thờ nào
cả. Stêphanô phải trả giá cho sự thật này bằng chính mạng sống mình, ông đã bị
ném đá cho đến chết.
Cái chết của ông
Stêphanô mở đầu cho cuộc bách hại, các Kitô hữu gốc Hy Lạp phải phân tán đi
khắp nơi. Biến cố này cũng mở ra một giai đoạn mới : “Những người phải tản mác
này đi khắp nơi loan báo Lời Chúa.” (Cv 8,4).
Sự kiện Stêphanô
cho ta thấy hai điều:
- Tính cách độc lập của Kitô
giáo và Kitô giáo chính là sự hoàn tất của Do Thái giáo.
- Chúa quan phòng đã khôn
ngoan làm cho cuộc phân tán này trở thành cơ hội cho các Kitô hữu đem hạt giống
Tin Mừng đi gieo vãi khắp nơi (x. Cv 11, 19-21).
II. CHO ĐẾN TẬN CÙNG TRÁI ĐẤT
1- Thánh Phêrô và ông Cornêliô (x. Cv
10-11).
Tính phổ quát của
Giáo Hội được diễn tả qua việc thánh Phêrô rửa tội cho một viên đại đội trưởng
người Roma là ông Cornêliô.
Thị kiến mà Thiên Chúa tỏ cho thánh
Phêrô thấy sự ngăn cách giữa người Do Thái (con vật sạch) và dân ngoại (con vật
ô uế) theo luật Môsê (x.Lv 11), đã bị huỷ bỏ. Giáo Hội mở rộng cửa đón nhận mọi
người, không phân biệt chủng tộc, màu da.
2- Thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại
:
Theo cái nhìn của thánh sử Luca trong
sách Công Vụ, thì thánh Phaolô chắc chắn là vị anh hùng đệ nhất trong số các
Kitô hữu đầu tiên. Từ một người đi bách hại các Kitô hữu, Chúa đã biến đổi ngài
thành vị tông đồ tiên phong rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại lừng danh nhất qua
mọi thời đại và là gương mẫu cho tất cả những ai tham gia vào việc truyền giáo
của Giáo Hội.
Thánh Phaolô đã rao
giảng không ngừng nghỉ để thiết lập các giáo đoàn. Ba cuộc hành trình truyền
giáo của thánh Phaolô :
Năm
46 – năm 48 (x. Cv 13-14)
Năm
49 – năm 52 (x. Cv 16-18)
Năm
53 – 58 (x. Cv 18,18 – 21, 26)
Thánh Phaolô là người góp phần quan
trọng nhất vào việc cắt đứt dây ràng buộc giữa Kitô giáo và Do Thái giáo, mở
rộng con đường cho muôn dân đến với Đức Kitô và cho Giáo Hội đến với muôn dân.
Đó là điều mà ngài đã thể hiện ở công đồng đầu tiên của Giáo Hội ở Giêrusalem.
3- Công đồng Giêrusalem (x. Cv 15)
Sự gia tăng nhanh
chóng của các Kitô hữu không phải là người Do Thái làm phát sinh một vấn đề gây
tranh luận : Những tín hữu này có phải giữ lề luật Môsê và sống theo các tập
tục như người Do Thái hay không ? Lý do là vì những Kitô hữu gốc Do Thái còn
quá quyến luyến với Do Thái giáo, với lề luật và tập tục lâu đời từ thời Môsê
để lại, nên không dễ gì từ bỏ và thay đổi ngay được.
Nhưng giờ đây một giai đoạn mới đã khởi
đầu. Những kinh nghiệm của
Stêphanô, Phêrô, Phaolô và Barnaba cho thấy rõ đường hướng của Chúa Thánh Thần
về tính phổ quát của Giáo Hội Chúa Kitô. Tại Công Đồng Giêrusalem, các tông đồ
-Phêrô, Phaolô và Barnaba- trình bày các biến cố đã xảy ra chứng tỏ Chúa Thánh
Thần xuống trên mọi tín hữu không phân biệt Do Thái hay không Do Thái. Hơn nữa
ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô, chứ không phải do lề luật. Điều
cần là lòng tin vào Đức Giêsu Kitô và gắn bó với Người. Vì vậy không được đặt
ách nặng nề của luật cũ lên vai các tín hữu nữa.
Cuối cùng tông đồ Giacôbê công bố quyết
định của Công Đồng không buộc các Kitô hữu phải giữ tập tục của đạo Do Thái
nữa. Như vậy, từ nay Giáo Hội Chúa Kitô mở rộng cửa cho mọi người.
4- Tương quan giữa Kitô giáo và Do
Thái giáo
Mặc dù Kitô giáo
tách biệt và độc lập với Do Thái giáo nhưng vẫn có những mối liên hệ sâu xa.
Thánh Phaolô đã dùng ba hình ảnh sau đây để diễn tả mối tương quan này :
Do Thái giáo được
ví như người giám hộ, người quản giáo cho Kitô giáo. Đối với người
Hy Lạp thì người giám hộ hay quản giáo là người nô lệ giúp việc trong nhà.
Người này có nhiệm vụ đưa đứa trẻ con ông chủ đi học (vì vậy người này được gọi
là người sư phạm). Khi đứa trẻ đã được đưa tới cửa trường là nhiệm vụ của người
quản giáo (sư phạm) đã xong. Nhiệm vụ của Do Thái giáo là dẫn thế giới này đến
với Đức Kitô. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng đã kết thúc vì Đức Giêsu
Kitô đã đến gặp nhân loại. (x. Gl 3, 24-25).
Do Thái giáo là
giai đoạn niên thiếu (vị
thành niên), Kitô giáo là con người trưởng thành. Khi là đứa trẻ thì cần phải
trông chừng, nhắc bảo. Nhưng khi trưởng thành thì nó biết ý thức, có khả năng
tự lập, không phải lệ thuộc nữa. Cũng vậy, Do Thái giáo giống như thời niên
thiếu cần được chăm sóc, canh giữ bằng nhiều thứ luật lệ. Kitô giáo là thời
trưởng thành, được tự do trong Thánh Thần, không nô lệ lề luật nữa. (x.Gl 4,
1-7).
Do Thái giáo là tôn
giáo của lời hứa (với
Abraham, Môsê, Đavit, các tiên tri). Kitô giáo là sự thực hiện và hoàn tất các
lời hứa.
Để kết luận về mối tương quan
giữa Kitô giáo và Do Thái giáo chúng ta có thể nói rằng: Kitô giáo là cùng đích
của Do Thái giáo. Vì vậy các Kitô hữu phải kính trọng và thân thiện với Do Thái
giáo.
III. GIÁO HỘI HƯỚNG VỀ CÁNH CHUNG
Đức Giêsu Kitô đã
lên trời, Giáo Hội tiếp tục công trình của Ngài cho đến ngày Ngài trở lại
(quang lâm, tái giáng) để phán xét muôn loài. Đó là ngày hoàn tất lịch sử cứu
độ, ngày tiêu diệt vĩnh viễn tội lỗi và sự chết. Thiên Chúa sẽ đổi mới mọi sự :
xác loài người ta sẽ sống lại vinh quang, muôn loài muôn vật được giải thát
khỏi cảnh hư nát.
Nhìn lại lịch sử
phát triển của Giáo Hội, chúng ta có thể tạm chia 20 thế kỷ đã qua ấy làm đôi :
1-
Ngàn năm thứ nhất
-
Ba thế kỷ đầu được ghi dấu bởi thử thách và bách hại. Bước đầu gian khổ báo
trước mùa màng bội thu : “Máu các chứng nhân tử đạo là hạt giống nảy sinh các
Kitô hữu” (Tertulianô).
-
Năm 313, với chiếu chỉ Milan công nhận Kitô giáo là tôn giáo hợp pháp, tên tuổi
hoàng đế Côngtăngtinô (Constanstinus) gắn liền với giai đoạn tự do và lớn mạnh
rất nhanh của Giáo Hội trong đế quốc của Côngtăngtinô.
-
Từ thế kỷ V, nhờ uy tín của các giám mục, nhờ các đan sĩ đạo đức và tài giỏi
trong việc tổ chức nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, xã hội … dân chúng dần
dần xin gia nhập Giáo Hội. Giáo Hội vượt ra khỏi ranh giới đế quốc Roma, cảm
hoá các sắc dân ở châu Âu. Tin Mừng đến với các sắc dân German vào khoảng thế
kỷ V đến thế kỷ VIII và dân Slaves từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI.
-
Hồi Giáo xuất hiện vào thế kỷ VII (từ năm 622), bành trướng mạnh mẽ và đe doạ
các dân theo Kitô giáo.
2- Ngàn năm thứ hai
Ngàn năm thứ hai của Giáo Hội là một
bức tranh đan xen ánh sáng và bóng tối, tích cực và tiêu cực:
-
Phong trào canh tân phát xuất từ Đan Viện Biển Đức Cluny (Pháp) đem lại mùa xuân mới cho Giáo
Hội.
-
Ngàn năm thứ hai bắt đầu bằng một biến cố chia rẽ đáng tiếc dẫn đến ly khai của
Chính Thống Giáo với Công Giáo vào năm 1054, Đông Phương và Tây Phương không
còn hiệp nhất nữa.
-
Sự đe doạ của Hồi Giáo dẫn đến việc thành lập Đạo Binh Thánh Giá để chiếm lại
Đất Thánh và Giêrusalem. Bảy cuộc Thập tự chinh: 1096 – 1099, 1147 – 1149 ,
1189 – 1197, 1202 – 1204 , 1228 – 1229 , 1248 – 1254 , 1268 – 1291.
-
Những cuộc Thập Tự Chinh đem lại nhiều thất bại và tai tiếng. Vì các thế lực
chính trị đã lợi dụng tính chất tôn giáo để thực hiện những mưu đồ trục lợi của
mình : dùng chiến tranh để cướp đoạt tài nguyên và mở rộng thị trường ở vùng
Trung-Cận-Đông.
-
Hai thế kỷ XII và XIII là thời cực thịnh của Giáo Hội Tây Phương. Các dòng tu,
đặc biệt là Đaminh và Phanxicô đã đem lại sinh khí mới cho Giáo Hội trong việc
nâng cao đời sống sống đạo đức, luân lý cho các tín hữu. Các dòng tu đóng vai
trò quan trọng trong sinh hoạt văn hoá, trí thức, cách riêng là lãnh vực triết
học.
-
Thế kỷ XIII là thời gian khủng hoảng vì bè rối và Toà Án Pháp Đình của Giáo Hội
đã phạm nhiều sai lầm.
-
Thế kỷ XIV là thời kỳ đen tối vì cuộc đại ly khai ở Tây Phương 1378-1415, phân
rẽ giữa Roma và Avignon gây ra hỗn loạn.
-
Cuộc cải cách của Luther dẫn đến ly giáo ngày 03-01-1521.
- Vua Henri VIII và cuộc ly giáo 1533
ở nước Anh.
-
Công Đồng Triđentinô 1545-1563 đáp ứng đòi hỏi canh tân nội bộ Giáo Hội về tín
lý, bí tích và kỷ luật.
-
Thế kỷ XV-XVII : giai đoạn truyền giáo dưới “Quyền Bảo Trợ” của Bồ Đào Nha và
Tây Ban Nha, từ năm 1493 Toà Thánh trao cho các vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
điều khiển việc truyền giáo. Giáo Hội mở rộng tầm nhìn, vượt ra ngoài châu Âu,
đem Tin Mừng đến mọi dân tộc.
-
Ngày 09-9-1659 là một ngày đáng ghi nhớ đối với Giáo Hội Việt Nam : Đức Thánh
Cha Alexander VII thiết lập hai giáo phận : Đàng Trong (Đức cha Lambert de la
Motte) và Đàng Ngoài (Đức cha François Pallu).
-
Do những lạm dụng và bất tiện của Quyền Bảo Trợ, năm 1622 Toà Thánh thiết lập
“Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin” để chấn chỉnh và hướng dẫn, trực tiếp nắm quyền và
điều hành, giúp cho việc truyền giáo đạt được nhiều thành quả mới.
-
Cuộc Cách Mạng Pháp 14-7-1789 mở màn cho bước tiến “trần thế hoá” (tục hoá) :
tước bỏ những quyền của Giáo Hội trong lãnh vực trần thế, gây nhiều khó khăn
cho Giáo Hội, nhưng cũng giúp cho Giáo Hội ý thức về bản chất của mình.
-
Công Đồng Vaticanô I năm 1870 xác định về ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng.
-
Trong thế kỷ cuối cùng, với Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội bước vào con đường
mới, đồng hành với con người và thế giới, thích nghi với những biến đổi không
ngừng của xã hội.
-
Ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo
Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam.
3. Giáo Hội tiến bước trong niềm tin
Giáo Hội đã trải qua nhiều
thăng trầm, những chặng đường sáng ngời xen lẫn với đen tối suy sụp. Giáo Hội
vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển vì đã được phát sinh từ Chúa Giêsu Kitô và
được Chúa Thánh Thần không ngừng dẫn dắt.
Câu hỏi thảo luận
chương 8
- Loan báo Tin Mừng là trách nhiệm của
những ai trong Giáo Hội ?
-
Là một Kitô hữu và là một giáo lý viên bạn có thể làm gì để góp phần vào công
cuộc loan báo Tin Mừng của Giáo Hội ?
TÓM
LƯỢC LỊCH SỬ THỜI CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC
Lịch
sử thời Cựu Ước và Tân Ước có thể chia ra làm chín giai đoạn :
I- THỜI TIỀN SỬ
- Vào khoảng 400.000 năm
trước công nguyên (thời đại đồ đá cũ) bắt đầu có dấu vết người ở gần hồ
Tibêria.
- Vào khoảng năm 9.000 tcn :
Người ta bắt đầu biết chăn nuôi và trồng trọt.
- Vào khoảng năm 7.000 tcn :
Thời đại đồ đá mới, bắt đầu có thành Giêricô.
- Vào khoảng năm 4.500 tcn :
Phát minh đồ gốm.
- Vào khoảng năm 3.500 tcn :
Bắt đầu dùng kim khí (đồ đồng).
II- THỜI CÁC TỔ PHỤ
- Tổ tiên của Abraham sống ở
miền Lưỡng Hà (Mêsôpôtamia).
- Vào khoảng năm 1.800 tcn :
Nhóm của Abraham tách ra, di cư sang miền Palestine .
- Vào khoảng năm 1.700 tcn :
Giacóp và con cháu sang Ai Cập
III- THỜI MÔSÊ VÀ GIÔSUÊ
- Vào khoảng năm 1.250 tcn :
dưới thời vua Ai Cập là Ramxét II, Môsê đưa dân Israel ra khỏi Ai Cập. Giao Ước tại
núi Sinai. Israel
bắt đầu thành một dân.
- Vào khoảng năm 1.220 –
1.200 tcn : Giôsuê đưa dân Israel
vào chiếm miền Palestine .
IV- THỜI CÁC THỦ LÃNH VÀ CÁC
VUA ĐẦU TIÊN (1.200-931)
- Vào khoảng năm 1.200 tcn:
Bắt đầu thời đại đồ sắt. Người Philitinh xâm lăng Ai Cập, nhưng bị đẩy lui và
đến định cư ở ven bờ biển Palestine .
- Vào khoảng năm 1.200-1.030
tcn: Thời các Thủ Lãnh (Thẩm Phán)
- Vào khoảng năm 1.030-1.010
tcn : Saolê là vua đầu tiên của Israel .
Thắng người Ammôn và Philitinh. Nhưng sau lại thua người Philitinh và tử trận.
- Vào khoảng năm 1.010-970
tcn : Đavít lên làm vua, trước tiên ở Giuđa rồi cả Giuđa và Israel . Chiếm Giêrusalem làm kinh
đô. Thắng các dân chung quanh : Philitinh, Môáp , Aram ,
Ammôn, Êđom.
- Vào khoảng năm 970-931 tcn
: Salômôn làm vua. Xây Đền thờ Giêrusalem. Phát triển ngoại giao, mở mang thương
mãi. Nền văn chương chớm nở : châm ngôn và sử ký.
V- THỜI HAI VƯƠNG QUỐC GIUĐA
VÀ ISRAEL
(931-721tcn)
- Năm 931 tcn : Rôbôam lên
nối ngôi Salômôn, không biết xử khéo nên các chi tộc Miền Bắc ly khai lập nước Israel
và tôn Giêrôbôam làm vua. Rôbôam và dòng họ chỉ còn làm vua nước Giuđa (Miền Nam ).
- Thế kỷ IX tcn: Tại Israel ,
Omri (885-874 tcn) lập một triều đại mới và đặt kinh đô tại Samari. Vua Akháp
(874-853 tcn) xây Đền thờ Baal. Do đó ngôn sứ Êlia đứng lên bảo vệ Đạo Giavê.
Tiếp đó ngôn sứ Êlisê hoạt động.
- Thế kỷ VIII tcn: Bắt đầu
xuất hiện các “ngôn sứ văn sĩ” (là những ngôn sứ có sách mang tên các ông). Tại
Israel
: Amốt, Hôsê. Tại Giuđa : Isaia, Mica.
- Đế quốc Assyri bành
trướng. Năm 721 tcn : kinh đô Samari bị thất thủ, dân bị đưa đi đày, nước Israel
bị tiêu diệt.
VI- THỜI TÀN CỦA VƯƠNG QUỐC
GIUĐA (722 (721)-587 tcn)
- Thế kỷ VII tcn: Vua Êdêkia
(716-687 tcn) cải tổ tôn giáo và cố gắng thoát ly ảnh hưởng của Assyri, nhưng
không thành công. Vua Giôsia (640-609 tcn) cũng cải tổ tôn giáo và cố gắng khôi
phục nền độc lập. Đế quốc Assyri sụp đổ, đế quốc Babylon bắt đầu bành trướng. Trong thời kỳ
này có các ngôn sứ Nahum, Habacúc, Sôphônia và nhất là Giêrêmia hoạt động.
- Thế kỷ VI tcn: Ngôn sứ
Giêrêmia tiếp tục, ngôn sứ Êdêkien bắt đầu hoạt động.
- Năm 597 tcn : Nabucôđônoso
lấy thành Giêrusalem lần thứ nhất, đưa dân đi đày.
- Năm 587 tcn : Nabucôđônoso
lấy thành lần thứ hai, phá thành và Đền thờ, đưa dân đi đày.
- Năm 582 tcn : lưu đày đợt
thứ ba.
- Êdêkien và tác giả “Sách
Yên Ủi Israel ”
(Isaia Đệ Nhị) hoạt động giữa những người lưu vong.
VII- THỜI LỆ THUỘC BA TƯ
(538-333 tcn)
- Năm 539 tcn : Kyrô, Vua Ba
Tư, lấy thành Babylon .
- Năm 538 tcn : Kyrô ra
chiếu chỉ cho phép người Do Thái hồi hương.
- Năm 520-515 tcn : Tái
thiết Đền thờ Giêrusalem, ngôn sứ Hácgai và Dacaria hoạt động.
- Thế kỷ V tcn : Ét-ra cải
tổ tôn giáo, công bố luật (Ngũ Thư). Nêhêmia củng cố mặt hành chánh.
VIII- THỜI LỆ THUỘC HY LẠP
(332-63 tcn)
- Năm 336 tcn : Alexandre,
vua Macêđônia, bắt đầu thắng đế quốc Ba Tư.
- Năm 332 tcn : Alexandre chiếm Palestine. Sau khi vua chết (323tcn), các
tướng lãnh chia nhau đế quốc. Nhà Laghít (Ptôlêmê) chiếm Ai Cập, nhà Sơlucô
chiếm Syri và Babilon
- Năm 319-200 tcn : Miền Palestine thuộc quyền các vua Laghít (Ptôlêmê). Tại
Ai Cập, sách Cựu Ước được dịch ra tiếng Hy Lạp (Bản Bảy Mươi).
- Năm 200-142 tcn : Miền Palestine thuộc quyền các vua Sơlucô.
- Năm 167 tcn : Vua Antiôcô IV bắt bớ Đạo Do Thái. Mat-ta-thy-a và và các con
(Giuđa, Giônathan, Simon) khởi nghĩa.
- Năm 164 tcn : Giuđa lấy
lại Đền thờ và làm nghi lễ thanh tẩy.
- Năm 142-63 tcn : Con cháu
của Simon làm vua người Do Thái.
IX- THỜI LỆ THUỘC RÔMA (từ năm
63 tcn trở đi)
- Năm 63 tcn : Pompê, tướng
của Rôma, chiếm Giêrusalem, Palestine
trở nên một tỉnh của đế quốc Rôma.
- Năm 37-4 tcn : Hêrôđê Cả
làm vua.
- Năm 27 tcn – năm 14 sau
công nguyên : Hoàng đế Augusto trị vì.
- Vào khoảng năm 7-6 tcn : Đức Giêsu ra đời.
- Vào khoảng năm 5-10 sau công nguyên : Phaolô sinh ra tại Tarxê.
- Năm 26-36 scn : Phongxiô
Philatô làm Quan Trấn thủ Giuđê và Samari.
- Năm 27 scn : (Mùa thu)
Gioan Tẩy Giả ra rao giảng. Đức Giêsu khai mạc sứ vụ.
- Năm 30 scn : Lễ Vượt Qua. Đức Giêsu chịu đóng đinh.
- Vào khoảng năm 36-37 scn : Stêphanô tử đạo. Phaolô trở lại.
- Vào khoảng năm 43-44 :
Tông đồ Giacôbê, em của Gioan bị chém đầu.
- Năm 45-47 scn : hành trình
truyền giáo thứ nhất của Phaolô.
- Vào khoảng năm 48-49 scn :
Công đồng Giêrusalem.
- Năm 50-52 scn : Hành trình
truyền giáo thứ hai của Phaolô.
- Năm 53-58 scn : Hành trình
truyền giáo thứ ba của Phaolô.
- Năm 58 scn : (Lễ Ngũ Tuần)
Phaolô bị bắt tại Giêrusalem.
- Năm 60 scn : Phaolô bị
điệu đi Rôma.
- Năm 61-63 scn : Phaolô bị
giam ở Rôma.
- Năm 64 hoặc 67scn : Phêrô
tử đạo ở Rôma.
- Năm 66 scn : Người Do Thái
ở Palestine nổi
loạn.
- Năm 67 scn : Phaolô tử đạo
tại Rôma.
- Năm 70 scn : Titô, tướng
của Rôma chiếm Giêrusalem, đốt Đền thờ.ø
- Năm 95 scn : Hoàng đế
Domitiano bắt đạo.
“Nói về Thánh Truyền và
Thánh Kinh như nguồn mạch của việc dạy giáo lý, là nhấn mạnh rằng việc dạy giáo
lý phải tiêm nhiễm và thấm nhuần tư tưởng, tinh thần và thái độ theo Thánh Kinh
và Tin Mừng, nhờ sự tiếp xúc chuyên cần với chính các bản văn ...”
( ĐTC Gioan Phaolô II
Tông huấn
Catechesi Tradendae, số 27)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét