Cuộc ''đổi thay” được
Đức Phanxicô khởi động ở Vatican
Chưa đầy ba ngày sau khi được bầu chọn làm Tân Giáo Hoàng và
cũng chưa làm lễ đăng quang nhận chức, nhưng qua những lời phát biểu, những cử
chỉ cũng như cách thức cư xử thân thiện, gần gũi và đáng yêu của ngài, Đức Tân
Giáo Hoàng Phanxicô I đã hé mở cho cả thế giới nhận diện được cuộc “đổi thay”
theo tinh thần đơn sơ, khiêm tốn và nghèo khó của thánh Phanxicô Assisi, mà
ngài đã chọn làm tước hiệu và đường hướng mục vụ của triều đại Giáo Hoàng của
ngài, đã thực sự bắt đầu được khởi động.
Người ta đã thắc mắc tự hỏi: Phải chăng Đức Giáo Hoàng Phanxicô I muốn chấm dứt những hình thức sang trọng đậm tính cách trình diễn pho trương trong các lễ nghi truyền thống từ bao thế kỷ nay của giáo triều Roma?
Thật ra, sau công đồng Vatican II, các Đức Giáo Hoàng, kể từ Đức Gioan XXIII, đã mạnh tay canh tân, loại bỏ và đơn giản hóa rất nhiều – từ phẩm phục xa hoa của các Đức Hồng Y và của Đức Giáo Hoàng cũng như các lễ nghi rườm rà dư thừa không cần thiết của thời tiền Công Đồng –, mỗi vị lại tiến thêm một bước nữa.
Đặc biệt nhất là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, tuy xuất thân là một giáo sư lỗi lạc, một nhà trí thức uyên bác, nhưng ngài lại có một cách thức giao tiếp và cả một cuộc sống tư hết sức đơn sơ, khiêm tốn và gần gũi. Chính nhân đức trổi vượt ấy của ngài đã khiến cả thế giới kính nể và yêu mến ngài. Tuy nhiên, với tư cách là Giáo Chủ Giáo Hội Công Giáo, Đức Bênêđíctô XVI lại là người đặt nặng vấn đề truyền thống, nên chưa đặt ra kế hoạch cải tổ chính giáo triều Roma.
Người ta đã thắc mắc tự hỏi: Phải chăng Đức Giáo Hoàng Phanxicô I muốn chấm dứt những hình thức sang trọng đậm tính cách trình diễn pho trương trong các lễ nghi truyền thống từ bao thế kỷ nay của giáo triều Roma?
Thật ra, sau công đồng Vatican II, các Đức Giáo Hoàng, kể từ Đức Gioan XXIII, đã mạnh tay canh tân, loại bỏ và đơn giản hóa rất nhiều – từ phẩm phục xa hoa của các Đức Hồng Y và của Đức Giáo Hoàng cũng như các lễ nghi rườm rà dư thừa không cần thiết của thời tiền Công Đồng –, mỗi vị lại tiến thêm một bước nữa.
Đặc biệt nhất là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, tuy xuất thân là một giáo sư lỗi lạc, một nhà trí thức uyên bác, nhưng ngài lại có một cách thức giao tiếp và cả một cuộc sống tư hết sức đơn sơ, khiêm tốn và gần gũi. Chính nhân đức trổi vượt ấy của ngài đã khiến cả thế giới kính nể và yêu mến ngài. Tuy nhiên, với tư cách là Giáo Chủ Giáo Hội Công Giáo, Đức Bênêđíctô XVI lại là người đặt nặng vấn đề truyền thống, nên chưa đặt ra kế hoạch cải tổ chính giáo triều Roma.
Nhưng nay, qua cách thức hành xử của mình, vị Kế Vị của ngài
là Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô I lại đang hé mở cho thế giới biết một đường
hướng “cách mạng” mới mẻ theo tinh thần thánh Phanxicô Assisi. Sau đây chúng ta
thử đan cử một vài cử chỉ tiêu biểu:
• Khi trở lại nhà nghỉ dành cho các Giáo Sĩ “Domus Paolo VI”, nơi ngài cũng như đa số các Đức Hồng Y trọ trước khi vào Mật Nghị bầu Giáo Hoàng, để lấy lại hành lý và trả tiền phòng sau khi bầu Giáo Hoàng xong, ĐTC Phanxicô I đã không đi xe Mercedes của Tòa Thánh với tài xế riêng, nhưng ngài đã cùng đi xe Buýt chung với các Đức Hồng Y khác đến đó, rồi ngài đã tự lấy tiền túi trả tiền phòng và tự xách valy của mình.
• Trong ngày thứ sáu, 15.3.2013, khi gặp gỡ các Đức Hồng Y, ĐTC Phanxicô đã đứng dậy và đi xuống bắt tay và ôm hôn huynh đệ từng vị Hồng Y, chứ không ngồi ở ngai Giáo Hoàng để các Đức Hồng Y lần lượt đến quỳ gối tỏ lòng tôn kính và vâng phục đối với ngài như trong quá khứ. Chính ngài đã khẳng định: “Tự đặt mình làm tâm điểm là một tai họa cho Giáo Hội.”
• Sau khi được bầu làm Giáo Hoàng và trước khi xuất hiện chào các tín hữu và khách hành hương trên ban-công đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã từ chối mang tượng Thánh Giá bằng vàng được dành cho các Đức Giáo Hoàng và vẫn tiếp tục mang nơi cổ tượng Thánh Giá bằng sắt như người ta vẫn thấy nơi ngài.
• Thánh Lễ đầu tiên với các Đức Hồng Y trong tư cách là Giáo Hoàng vào ngày thứ sáu vừa qua, khác với Đấng Tiền Nhiệm của ngài với một bài giảng văn vẻ trau chuối và dài trên mấy tiếng đồng hồ, ngài chỉ giảng hầu như bộc phát với những lời lẽ đơn sơ của một cha xứ miền quê. Trọng tâm bài giảng của ngài là “người ta không được phép thu hẹp Giáo Hội Đức Kitô thành một tổ chức chính phủ trần thế.” Đức Kitô phải được nhìn nhận và được tôn thờ là trung tâm điểm của vũ trụ.
• Ngày đăng quang và chính thức đảm nhận sứ vụ Giáo Hoàng vào thứ ba, 19.3.2013, thì theo dự kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô I sẽ mặc áo lễ màu trắng đơn giản, chứ không mặc áo lễ thêu vàng lộng lẫy như các vị Tiền Nhiệm của ngài.
Trên đây là một vài dẫn chứng hé mở cho thấy chiều hướng
“đổi thay” của ĐTC Phanxicô I, vị Cha Chung của toàn thể các tín hữu Công Giáo
trên khắp thế giới, một cuộc đổi thay theo tinh thần nghèo khó, đơn sơ và khiêm
tốn của thánh Phanxicô Assisi, một vị đại thánh đáng yêu của Giáo Hội nói chung
và của nước Ý nói riêng.
Dĩ nhiên, đối với bản thân Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô I, những hành động, cử chỉ và cách sống của ngài như vừa trích dẫn hoàn toàn là bình thường. Ngài chỉ vẫn tiếp tục sống đơn sơ, khiêm tốn và khó nghèo như khi ngài còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires ở Á-căn-đình. Nhưng cách sống và hành động đó của ngài trong tư cách một vị Giáo Hoàng tại giáo triều Roma thì không chỉ phải gọi là “đổi thay”, mà còn là “đại cách mang”, vì chưa từng có Vị Tiền Nhiệm nào trước ngài đã dám vượt lên khỏi sức ép khủng khiếp của những truyền thống nặng nề từ hàng bao thế kỷ qua để hành động được như thế.
Chúng ta hãy đồng hành với Vị Cha Chung bằng lời cầu nguyện để ngài có thể lèo lái tốt Con Thuyền Giáo Hội đang luôn phải xô xát, chống chọi với bão táp thế tục đầy nghiệt ngã và nguy hiểm, và dẫn đưa về được bến bình an.
Dĩ nhiên, đối với bản thân Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô I, những hành động, cử chỉ và cách sống của ngài như vừa trích dẫn hoàn toàn là bình thường. Ngài chỉ vẫn tiếp tục sống đơn sơ, khiêm tốn và khó nghèo như khi ngài còn là Tổng Giám Mục Buenos Aires ở Á-căn-đình. Nhưng cách sống và hành động đó của ngài trong tư cách một vị Giáo Hoàng tại giáo triều Roma thì không chỉ phải gọi là “đổi thay”, mà còn là “đại cách mang”, vì chưa từng có Vị Tiền Nhiệm nào trước ngài đã dám vượt lên khỏi sức ép khủng khiếp của những truyền thống nặng nề từ hàng bao thế kỷ qua để hành động được như thế.
Chúng ta hãy đồng hành với Vị Cha Chung bằng lời cầu nguyện để ngài có thể lèo lái tốt Con Thuyền Giáo Hội đang luôn phải xô xát, chống chọi với bão táp thế tục đầy nghiệt ngã và nguy hiểm, và dẫn đưa về được bến bình an.
Lm Nguyễn Hữu Thy 3/17/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét