Chúa Nhật Cầu Cho Ơn Thiên Triệu
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe nói nhiều về ơn gọi. Nhiều lúc chúng ta thắc mắc vì không hiểu được tại sao có người đi tu; tại sao Chúa lại chọn những con người này. Vì ơn gọi rất huyền nhiệm, nên nhiều bạn trẻ muốn đi tu hay tìm hiểu ơn gọi nhưng không chắc chắn rằng mình có ơn gọi hay được Chúa gọi không? Nhân dịp Ngày Quốc Tế Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu, chúng ta tìm hiểu về chủ đề này.
1. Ơn thiên triệu là gì?
Trước hết chúng ta thử hỏi: ơn thiên triệu
hay ơn gọi là gì?
Thông thường khi nói tới ơn thiên triệu, ta nghĩ ngay tới ơn Chúa gọi ai đó đi tu làm linh mục, thầy dòng, hoặc nữ tu, còn giáo dân không đi tu, họ ở giữa thế gian, nên không có ơn thiên triệu. Chúng ta cần phải xét lại các hiểu đó.
Từ ngữ “Thiên Triệu” dịch từ tiếng Vocatio trong tiếng Latinh do động từ vocare có nghĩa là kêu gọi, mời gọi.
Khi dùng trong lãnh vực tôn giáo, vocatio thường dùng để chỉ lời kêu gọi của Thiên Chúa gọi người này, kẻ kia làm việc gì theo ý Ngài, nên ta dịch từ ngữ Vocatio là ơn thiên triệu.
Jacque Guillet định nghĩa: “Ơn gọi là tiếng Thiên Chúa mời gọi kẻ Ngài đã chọn ủy thác làm một công việc đặc biệt trong kế hoạch cứu rỗi loài người và trong vận mệnh của dân Ngài” (trong Vocabulaire de theologie biblique, 1970). Định nghĩa này thu hẹp “lời Thiên Chúa kêu gọi” trong những trường hợp riêng biệt để đảm nhận công việc đặc biệt trong dân Chúa.
Công Đồng Vaticano II hiểu ơn thiên triệu theo nghĩa rộng: Có nghĩa là tất cả mọi người đều được Thiên Chúa mời gọi, đều có ơn thiên triệu: làm người và làm Con Chúa, tất cả đều được mời gọi nên thánh. Công Đồng xác định đây là ơn gọi phổ quát, một ơn gọi mà tất cả mọi kitô hữu đều được mời gọi hướng tới. Trong văn kiện Lumen Gentium số 40 Công Đồng nói rằng: “Tất cả mọi người tín hữu dù ở cấp bậc đều được mời gọi đạt tới sự thánh thiện”. Chính vì vậy, không chỉ có giám mục, linh mục và tu sỹ, cả giáo dân, tất cả đều được mời gọi đạt tới sự hoàn thiện (LG 39). Cũng theo Công Đồng này, trong Giáo Hội có nhiều hình thức của đời sống: ơn gọi linh mục, tu sĩ, giáo dân. Đây là những hình thức đời sống để nên thánh hay để đạt tới sự hoàn thiện kitô giáo.
Nhưng hiểu theo nghĩa nào, cuối cùng ta phải nhìn nhận: Ơn thiên triệu luôn có hai phía hay hai yếu tố đi liền với nhau: Thiên Chúa gọi và con người đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa. Theo cái nhìn đó, ơn gọi là sáng kiến của Thiên Chúa: Thiên Chúa dự định, Thiên Chúa chuẩn bị, Thiên Chúa ban ơn, Thiên Chúa thúc đẩy. Con người đáp trả cách tự do, chọn lựa, từ bỏ và bước theo Chúa, sống cho Chúa, hiến thân cho Chúa.
2. Ơn gọi vừa là hồng ân vừa là chọn lựa dứt khoát
Ơn gọi hay đi tu là một hồng ân mầu nhiệm của Thiên Chúa, vừa là một sự chọn lựa riêng của mỗi người. Chúng ta tìm hiểu những câu chuyện ơn gọi nỗi bật trong Cựu Ước và Tân Ước.
Câu chuyện ơn gọi của Abraham là một điển hình. Chúa gọi Abraham để ông trở thành tổ phụ của một Dân riêng và “Cha của những kẻ tin”. Thiên Chúa chọn Abraham trong dòng dõi Sem, người ‘sinh ra từUr ’ (St
11,10-31) và dẫn đưa ông bằng những con đường đến vùng đất mà ông không hề biết
(Dt 11,8). Ông đã ra đi theo tiếng gọi đó, dù không biết đi về đâu,
nhưng ông biết chắc một điều là có Chúa dẫn đường. Ông đã phó thác
cho Chúa hướng dẫn.
Ơn gọi của Giêrêmia cũng rất huyền nhiệm: Chúa nói: “Trước khi ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã thánh hiến ngươi, Ta đã đặt ngươi làm tiên tri cho các dân tộc”. Giêrêmia đáp lại: A, a, a lạy Thiên Chúa là Thiên Chúa, tôi đâu có biết ăn nói, vì tôi còn là con nít”. Chúa lại phán: ngươi đừng nói ngươi là con nít... ngươi đừng sợ họ, vì ta sẽ ở với ngươi để bảo vệ ngươi” (x. Gr 1,4-10).
Tin Mừng tường thuật về việc Chúa chọn các tông đồ cách lạ lùng:
Chúa Giêsu chọn và mời gọi các môn đệ đầu tiên như Phêrô, Gioan và Giacôbê: “Hãy theo Ta. Ta sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mc 3,20). Họ từ bỏ và mau mắn đáp trả theo Chúa. Họ là ai? Họ là những người đánh cá, bình dân, quê mùa, không có học vấn cao, bằng cấp, có địa vị… nhưng họ đã đáp trả lời mời gọi đó một cách hăng hái và từ bỏ tất cả để theo Chúa. Họ đã được Chúa biến đổi và làm cho trở thành những “kẻ lưới người như lưới cá”.
Trường hợp ơn gọi của Matthêu cũng gây nhiều ngạc nhiên: ông là một người thu thuế, nhưng khi nghe tiếng Chúa gọi: “Hãy theo ta! Ông trả lời tức thì và quảng đại, bỏ tất cả, ông đứng dậy, đi theo Người (Lc 5,28). Tất cả đều được Chúa mời gọi và tất cả đã đáp trả và từ bỏ để theo Chúa.
Như thế, ơn gọi vừa rất huyền nhiệm vì Thiên Chúa gọi ai Ngài muốn, gọi vào thời điểm nào và ở nơi nào đều tùy ý Ngài (x. Mc 3,13). Nhưng ơn gọi cũng là một chọn lựa liên lĩ, đòi hỏi nhiều hy sinh và từ bỏ của những ai mà Thiên Chúa muốn gọi. Vì thế, nếu nhìn ơn gọi như là một hồng ân của Thiên Chúa, việc đi tu hay theo Chúa không phải hệ tại nơi khả năng và tài cán của con người, nhưng hệ tại nơi lòng muốn và ân sủng của Thiên Chúa. Nếu nhìn ơn gọi như là chọn lựa, đi tu bao gồm sự hy sinh, từ bỏ để dấn thân cho Thiên Chúa và cho tha nhân.
Thông thường khi nói tới ơn thiên triệu, ta nghĩ ngay tới ơn Chúa gọi ai đó đi tu làm linh mục, thầy dòng, hoặc nữ tu, còn giáo dân không đi tu, họ ở giữa thế gian, nên không có ơn thiên triệu. Chúng ta cần phải xét lại các hiểu đó.
Từ ngữ “Thiên Triệu” dịch từ tiếng Vocatio trong tiếng Latinh do động từ vocare có nghĩa là kêu gọi, mời gọi.
Khi dùng trong lãnh vực tôn giáo, vocatio thường dùng để chỉ lời kêu gọi của Thiên Chúa gọi người này, kẻ kia làm việc gì theo ý Ngài, nên ta dịch từ ngữ Vocatio là ơn thiên triệu.
Jacque Guillet định nghĩa: “Ơn gọi là tiếng Thiên Chúa mời gọi kẻ Ngài đã chọn ủy thác làm một công việc đặc biệt trong kế hoạch cứu rỗi loài người và trong vận mệnh của dân Ngài” (trong Vocabulaire de theologie biblique, 1970). Định nghĩa này thu hẹp “lời Thiên Chúa kêu gọi” trong những trường hợp riêng biệt để đảm nhận công việc đặc biệt trong dân Chúa.
Công Đồng Vaticano II hiểu ơn thiên triệu theo nghĩa rộng: Có nghĩa là tất cả mọi người đều được Thiên Chúa mời gọi, đều có ơn thiên triệu: làm người và làm Con Chúa, tất cả đều được mời gọi nên thánh. Công Đồng xác định đây là ơn gọi phổ quát, một ơn gọi mà tất cả mọi kitô hữu đều được mời gọi hướng tới. Trong văn kiện Lumen Gentium số 40 Công Đồng nói rằng: “Tất cả mọi người tín hữu dù ở cấp bậc đều được mời gọi đạt tới sự thánh thiện”. Chính vì vậy, không chỉ có giám mục, linh mục và tu sỹ, cả giáo dân, tất cả đều được mời gọi đạt tới sự hoàn thiện (LG 39). Cũng theo Công Đồng này, trong Giáo Hội có nhiều hình thức của đời sống: ơn gọi linh mục, tu sĩ, giáo dân. Đây là những hình thức đời sống để nên thánh hay để đạt tới sự hoàn thiện kitô giáo.
Nhưng hiểu theo nghĩa nào, cuối cùng ta phải nhìn nhận: Ơn thiên triệu luôn có hai phía hay hai yếu tố đi liền với nhau: Thiên Chúa gọi và con người đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa. Theo cái nhìn đó, ơn gọi là sáng kiến của Thiên Chúa: Thiên Chúa dự định, Thiên Chúa chuẩn bị, Thiên Chúa ban ơn, Thiên Chúa thúc đẩy. Con người đáp trả cách tự do, chọn lựa, từ bỏ và bước theo Chúa, sống cho Chúa, hiến thân cho Chúa.
2. Ơn gọi vừa là hồng ân vừa là chọn lựa dứt khoát
Ơn gọi hay đi tu là một hồng ân mầu nhiệm của Thiên Chúa, vừa là một sự chọn lựa riêng của mỗi người. Chúng ta tìm hiểu những câu chuyện ơn gọi nỗi bật trong Cựu Ước và Tân Ước.
Câu chuyện ơn gọi của Abraham là một điển hình. Chúa gọi Abraham để ông trở thành tổ phụ của một Dân riêng và “Cha của những kẻ tin”. Thiên Chúa chọn Abraham trong dòng dõi Sem, người ‘sinh ra từ
Ơn gọi của Giêrêmia cũng rất huyền nhiệm: Chúa nói: “Trước khi ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã thánh hiến ngươi, Ta đã đặt ngươi làm tiên tri cho các dân tộc”. Giêrêmia đáp lại: A, a, a lạy Thiên Chúa là Thiên Chúa, tôi đâu có biết ăn nói, vì tôi còn là con nít”. Chúa lại phán: ngươi đừng nói ngươi là con nít... ngươi đừng sợ họ, vì ta sẽ ở với ngươi để bảo vệ ngươi” (x. Gr 1,4-10).
Tin Mừng tường thuật về việc Chúa chọn các tông đồ cách lạ lùng:
Chúa Giêsu chọn và mời gọi các môn đệ đầu tiên như Phêrô, Gioan và Giacôbê: “Hãy theo Ta. Ta sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mc 3,20). Họ từ bỏ và mau mắn đáp trả theo Chúa. Họ là ai? Họ là những người đánh cá, bình dân, quê mùa, không có học vấn cao, bằng cấp, có địa vị… nhưng họ đã đáp trả lời mời gọi đó một cách hăng hái và từ bỏ tất cả để theo Chúa. Họ đã được Chúa biến đổi và làm cho trở thành những “kẻ lưới người như lưới cá”.
Trường hợp ơn gọi của Matthêu cũng gây nhiều ngạc nhiên: ông là một người thu thuế, nhưng khi nghe tiếng Chúa gọi: “Hãy theo ta! Ông trả lời tức thì và quảng đại, bỏ tất cả, ông đứng dậy, đi theo Người (Lc 5,28). Tất cả đều được Chúa mời gọi và tất cả đã đáp trả và từ bỏ để theo Chúa.
Như thế, ơn gọi vừa rất huyền nhiệm vì Thiên Chúa gọi ai Ngài muốn, gọi vào thời điểm nào và ở nơi nào đều tùy ý Ngài (x. Mc 3,13). Nhưng ơn gọi cũng là một chọn lựa liên lĩ, đòi hỏi nhiều hy sinh và từ bỏ của những ai mà Thiên Chúa muốn gọi. Vì thế, nếu nhìn ơn gọi như là một hồng ân của Thiên Chúa, việc đi tu hay theo Chúa không phải hệ tại nơi khả năng và tài cán của con người, nhưng hệ tại nơi lòng muốn và ân sủng của Thiên Chúa. Nếu nhìn ơn gọi như là chọn lựa, đi tu bao gồm sự hy sinh, từ bỏ để dấn thân cho Thiên Chúa và cho tha nhân.
3. Những dấu chỉ của ơn gọi
Rất khó trả lời một cách chắc chắn rằng bạn có ơn gọi tu trì hay không. Nhưng dựa trên những dấu chỉ mà mình có để phân định ơn gọi và để vững tin tiến bước.
Nếu Thiên Chúa đang kêu mời bạn đi tu, chắc chắn ngài sẽ ban cho bạn những phẩm chất cần thiết để trở thành linh mục hoặc tu sỹ.
Có hai dấu hiệu cho thấy một người có ơn gọi tiến tới đời sống linh mục: đó là có ý hướng ngay lành và những phẩm chất sự phù hợp.
Ý hướng ngay lành:
Ý hướng ngay lành liên quan tới ơn gọi linh mục hoặc thánh hiến bao gồm những nội dung sau đây: Khát khao phụng sự Chúa Kitô vì tình yêu mến chính Ngài và có lòng yêu mến Giáo Hội, yêu mến giáo huấn Giáo Hội, yêu mến đời sống đạo đức, có tinh thần hy sinh chịu khó; khát khao đi tu để phục vụ người khác và muốn dẫn đưa các linh hồn về cho Chúa. Đó là dấu hiệu cho thấy ý hướng ngay lành. Trái với ý hướng ngay là ý hướng lệch lạc: đi tu vì những động cơ nhân loại như để mưu cầu danh dự, tìm đặc ân đặc quyền, thích được trọng vọng và để thoát đời…
Những phẩm chất phù hợp:
Dấu hiệu thứ hai của ơn gọi tu trì là có những phẩm chất phù hợp đó là phẩm chất đạo đức, trí thức, thể lý, tâm sinh lý và hoàn cảnh gia đình.
Trước hết là khả năng về đạo đức: ai muốn đi tu trước hết phải là người có khả năng sống đời sống nội tâm hay tâm linh. Phẩm chất này bao hàm không chỉ khả năng sống khiết tịnh suốt đời mà còn bao hàm các nhân đức khác nữa như khiêm tốn, vâng phục, tự chủ, nhân hậu, quảng đại, vị tha, cẩn trọng, yêu mến sự thật, thẳng thắn, có lòng đạo hạnh, có đời sống luân lý tốt… Tóm lại: là người có lòng yêu mến Chúa và tha nhân.
Khả năng tri thức: đi tu phải có những phẩm chất trí năng cần thiết để thi hành sứ vụ tông đồ.
Phẩm chất về thể lý và tâm sinh lý: đi tu phải là người khỏe mạnh và bình thường về thể lý và tâm lý. Đây là phẩm chất cần thiết để hoàn thành các bổn phận của người theo Chúa. Ứng sinh phải không bị vướng mắc những bệnh nan ý, rối loạn thần kinh và rối loạn chức năng vốn là biểu hiện của một tình trạng “lệch lạc” hoặc bệnh hoạn về tâm lý trong phán đoán, thái độ và hành động.
Sự phù hợp về gia đình – Ứng viên phải xuất phát từ một gia đình có cha mẹ đàng hoàng, có tiếng tốt. Khi xem xét để trao tác vụ linh mục, yếu tố danh thơm tiếng tốt của ứng viên trong cộng đồng cần phải được cân nhắc như giáo luật đòi hỏi. Một ứng viên xuất thân từ một hoàn cảnh gia đình phù hợp thì sẽ là sự thuận lời cho đời sống và sứ vụ linh mục sau này.
Vì thế, trong quá trình tìm hiểu ơn gọi, ứng sinh cần phân định kỹ lưỡng về ơn gọi và những khả năng của mình để chọn lựa và sống ơn gọi tu trì. Cùng với cầu nguyện, biện phân ơn gọi là một công việc quan trọng trong quá trình tìm hiểu và đào tạo.
4. Những đòi hỏi của Giáo Hội đối với ứng sinh linh mục
Mọi ơn gọi Kitô hữu đều đến từ Thiên Chúa, đó là ơn huệ của Thiên Chúa. Tuy nhiên ơn gọi ấy không bao giờ được ban bên ngoài và tách biệt khỏi Giáo Hội, nhưng luôn luôn ở trong Giáo Hội và qua Giáo Hội. Giáo Hội được Chúa giao phó cho nhiệm vụ tuyển chọn và đào tạo ơn gọi.
Giáo Hội - “người sinh ra và giáo dục các ơn gọi” - có nhiệm vụ phân định ơn gọi và sự phù hợp của các ứng sinh vào tác vụ linh mục. Thật vậy, tiếng gọi bên trong của Thánh Thần cần được Giám mục giáo phận và những người có trách nhiệm nhìn nhận xem có phải là tiếng gọi chân thực không.
Chính vì vậy, Giáo Luật 1983 đòi hỏi: Điều 241,1: “Giám mục giáo phận chỉ nên thâu nhận vào Đại Chủng Viện những người nào, xét theo các đức tính nhân bản và luân lý, đạo hạnh và trí tuệ, sức khỏe thể lý và tâm lý cùng ý muốn ngay thẳng của họ, được coi là có đủ khả năng hiến trọn đời cho các tác vụ thánh”.
Ngoài ra, Giáo luật còn yêu cầu cả những đức tính nhân bản, thể lý tâm lý phù hợp với đòi hỏi của thiên chức linh mục:
Điều 1029: “Dựa theo sự phán đoán khôn ngoan của Giám mục riêng hoặc Bề Trên cao cấp có thẩm quyền và sau mọi cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ nên cho tiến chức những người có đức tin tinh tuyền, chí hướng ngay thẳng, kiến thức đầy đủ, danh thơm tiếng tốt, tác phong đoan chính, nhân đức đã được thử luyện và những đức tính khác về thể lý và tâm lý tương ứng với chức thánh sẽ lãnh nhận”.
Kết luận:
Giáo Hội hoàn vũ đang đối diện với cơn khủng khoảng về ơn gọi tu trì. Nếu nhìn ơn gọi tu trì là quà tặng của Thiên Chúa, thì mỗi người kitô hữu cần phải cầu xin Thiên Chúa ban cho Giáo Hội có nhiều ơn gọi như lời Chúa Giêsu dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, các con hãy xin chủ ruộng sai thợ gặt đến” (Lc 10,2).
Nếu hiểu ơn gọi đồng thời là sự đáp trả của con người, thì mỗi người chúng ta cần có ý thức và cộng tác để vun trồng các mầm ơn gọi trong gia đình và trong giáo xứ. Mỗi người cần biết cổ võ ơn gọi và nâng đỡ các chương trình mục vụ ơn gọi trong Giáo Hội để càng ngày Giáo Hội có nhiều người trẻ dám quảng đại dấn thân cho sứ vụ loan báo Tin Mừng.
4/19/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét