Thứ Bảy Ngày 18/05/2013
Tuần VII Mùa Phục Sinh Năm C
Cv 28,16-20.30-31 |
BÀI
ĐỌC I: Cv 28, 16-20. 30-31
"Ngài ở lại Rôma,
rao giảng nước Thiên Chúa".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi chúng tôi đến Rôma, Phaolô được phép ở nhà
riêng với người lính canh. Sau ba hôm, ngài mời các đầu mục người Do-thái đến.
Khi họ đến, ngài nói với họ: "Thưa anh em, dầu tôi đây không làm điều gì
phạm đến dân tộc hay tục lệ tổ tiên, mà tôi đã bị bắt tại Giêrusa-lem và bị nộp
trong tay người Rôma. Khi đã điều tra, họ muốn thả tôi vì tôi không có tội gì
đáng chết. Nhưng người Do-thái chống lại, nên tôi buộc lòng phải nại đến hoàng
đế, nhưng không phải là tôi có gì kiện cáo dân tôi. Do đó tôi đã xin gặp anh em
và nói chuyện: Chính vì niềm hy vọng của Israel mà tôi phải mang xiềng xích
này".
Suốt hai năm, ngài trú tại ngôi nhà đã thuê,
tiếp nhận tất cả những ai đến gặp ngài, ngài rao giảng nước Thiên Chúa và dạy
dỗ những điều về Chúa Giêsu Kitô một cách dạn dĩ, không có ai ngăn cấm. Đó là
lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 10, 5. 6 và 8
Đáp: Lạy Chúa, người chính trực sẽ nhìn thấy tôn nhan Chúa (c.
8b).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Chúa kiểm soát
người hiền đức, kẻ ác nhân, ai chuộng điều ác, thì linh hồn Người ghét bỏ. - Đáp.
2)
Trên lũ tội nhân Người làm mưa than đỏ diêm sinh, và phần chén của chúng là
luồng gió lửa. Bởi Chúa công minh, nên Người thích chuyện công minh, người
chính trực sẽ nhìn thấy thiên nhan. - Đáp.
ALLELUIA: Ga 14, 16
Alleluia,
alleluia! - Thánh Thần sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất
cả những gì Thầy đã nói với các con. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga 21, 20-25
"Chính môn đệ này
làm chứng về những việc đó và đã viết ra".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Phêrô quay lại, thấy môn đệ Chúa Giêsu
yêu mến theo sau, cũng là người nằm sát ngực Chúa trong bữa ăn tối và hỏi
"Thưa Thầy, ai là người sẽ nộp Thầy?" Vậy khi thấy môn đệ đó, Phêrô
hỏi Chúa Giêsu rằng: "Còn người này thì sao?" Chúa Giêsu đáp:
"Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến thì việc gì đến con?
Phần con, cứ theo Thầy". Vì thế, có tiếng đồn trong anh em là môn đệ này
sẽ không chết. Nhưng Chúa Giêsu không nói với Phêrô: "Nó sẽ không
chết", mà Người chỉ nói: "Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi
Thầy đến thì việc gì đến con".
Chính
môn đệ này làm chứng về những việc đó và đã viết ra, và chúng tôi biết lời
chứng của người ấy xác thật. Còn nhiều việc khác Chúa Giêsu đã làm, nếu chép
lại từng việc một thì tôi thiết tưởng cả thế giới cũng không thể chứa hết các
sách viết ra. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Số Phận Gioan
Ông
Giuse Pégary là một nhà ái quốc Italia, ông được coi là nhà anh hùng dân tộc
nhờ việc khởi xướng phong trào nổi dậy chống xâm lăng đánh đuổi quân Pháp và Áo
giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Trong một thứ hiệu triệu gửi cho
thanh niên Italia năm 1849 có đoạn viết: "Hỡi các bạn trẻ, tôi chẳng có gì
cống hiến cho các bạn, ngoài sự đói khát, gian lao vất vả và cái chết. Tuy
nhiên, tất cả những ai yêu mến mảnh đất thân yêu này hãy liên kết với
tôi". Ðoạn văn quả là một lời thách đố, vậy mà khi được phổ biến, kết quả
đã vượt ra ngoài sức tưởng tượng. Bài đọc Tin Mừng ngày hôm nay cũng phần nào
tương tự như một lời thách đố của Chúa Giêsu đối với tông đồ Phêrô. Lời thách
đố này mang nội dung như thế nào? Mời mọi người cùng nghe qua tường thuật của
thánh Gioan đoạn 21, 20-25.
Anh
chị em thân mến!
Lúc
vừa mở mắt chào đời là lúc con người hội nhập vào xã hội. Chẳng phải là loại
cây cỏ có thể tự mình phát triển nên con người luôn cần đến những người khác
mới có thể sinh tồn. Bởi thế, dù muốn hay không, cuộc sống của người khác không
thể không ảnh hưởng trên chúng ta, ngay cả khi họ chẳng giữ một vai trò gì. Có
họ hay không, cuộc đời ta vẫn thế, vậy mà nếu thiếu vắng bóng họ, cuộc đời
chúng ta cảm thấy thiếu mất điều gì. Con người là thế, chẳng ai đứng ngoài vòng
liên đới. Ðau khổ và hạnh phúc của người khác thường vươn tỏa lên con người
tôi. Nhìn một người đang hạnh phúc, tôi có thể vui hoặc buồn. Vui, nếu tôi chia
sẻ được phần hạnh phúc, buồn, nếu tôi không được hạnh phúc như họ, và nỗi buồn
thấm thía hơn nếu người đang hưởng hạnh phúc kia đang ở trong cùng một hoàn
cảnh như tôi. Người ấy cũng như tôi tại sao lại được nhiều may mắn đến thế.
Trong
bài Tin Mừng hôm nay, câu hỏi của thánh Phêrô phần nào gợi lên tâm trạng này.
Khi đã trao nhiệm vụ cho thánh Phêrô, Chúa Giêsu cũng đã báo trước về quãng đời
còn lại của ông sẽ như thế nào: một viễn ảnh đầy khó khăn thử thách. Thánh
Phêrô đã tò mò hỏi Chúa về số phận của người đồng môn và đã được trả lời:
"Nếu Thầy muốn người ấy cứ ở lại mãi cho đến khi Thầy đến thì việc gì đến
con, phần con, cứ theo Thầy". Chúa Giêsu biết rằng câu trả lời của Ngài sẽ
khiến cho Phêrô và các môn đệ buồn về cách đối xử phân biệt, có thể sẽ kéo theo
sự chia rẽ giữa các ông. Chúa Giêsu quan tâm đến điều này vì câu hỏi của Ngài
cũng là một lời mời gọi đầy thách thức riêng đối với thánh Phêrô và chung cho
tất cả những ai muốn theo Ngài. Ðáp trả lời mời gọi trước hết là một quyết định
riêng tư của mỗi người trưc tiếp giữa họ và Thiên Chúa. Lời mời gọi chẳng hứa
hẹn ngon ngọt nhưng chỉ là gai góc, khổ đau, và khi đã chấp nhận theo Ngài thì
cũng đòi hỏi kẻ theo Chúa tuyệt đối trung thành với con đường Ngài đã vạch ra
cho mỗi người. Mỗi người có con đường riêng của mình, có thể con đường họ đang
đi gập ghềnh sỏi đá và con đường của người bên cạnh lại yên vui phủ đầy bóng
mát. Tuy vậy, họ cũng chẳng thể dừng lại ngồi nhìn người bên cạnh, Ngồi nhìn kẻ
khác chỉ khiến họ thêm buồn tủi, mất hết nhuệ khí, chùn chân, không muốn tiến
bước, mà không cất bước thì chẳng bao giờ đến đích điểm cuối cùng: một nơi đang
bày sẵn phần thưởng để chờ đón họ. Ðường đi càng gian khổ thì niềm vui càng
bừng nở. Thiên Chúa công bằng vô cùng, Ngài sẽ không để cho một ai phải thiệt
thòi về những điều đã bỏ công góp sức. Cho đi thế nào thì sẽ nhận lại như vậy.
Ðong đấu nào thì sẽ được trả lại bằng đấu ấy và còn đầy tràn hơn nữa.
Lạy Chúa, bước đường
theo Chúa thường đầy gian khổ và không ít lần con đã dừng lại bâng quơ nghĩ
ngợi và ghen tị so sánh với kẻ khác. Xin cho con luôn nhớ rằng dù có nhìn thấy
trăm ngàn con đường người khác đang đi thì cũng chẳng ai có thể thay con trên
con đường mà Chúa đang mở ra cho con. Chỉ vì khi nào biết can đảm tiến bước,
con mới mong đạt đến đích điểm vinh quang mà Chúa đang dành để cho con đến lãnh
nhận. Amen.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần VII PS
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa trong mọi
hoàn cảnh.
Mùa
Phục Sinh sẽ kết thúc sau ngày hôm nay, để đón mừng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện
Xuống ngày Chủ Nhật, và sau đó tiếp tục tuần 11 mùa Thường Niên, bắt đầu ngày
thứ hai.
Các
Bài Đọc hôm nay đều rút ra từ chương cuối cùng của hai Sách: Công Vụ Tông Đồ và
Tin Mừng Gioan mà chúng ta đã nghe suốt từ ngày đầu của Mùa Phục Sinh cho tới
giờ. Đây là cơ hội thuận tiện để chúng ta nhìn lại hai Sách này và rút ra những
điểm thần học chính yếu từ đấy. Mục đích của Sách CVTĐ là tường thuật sự thành
hình của Giáo Hội qua sự rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu Phục
Sinh, bắt đầu từ Jerusalem, đến khắp vùng Judea và Samaria, rồi cho đến tận
cùng trái đất (Acts 1:8). Vì mục đích này mà thánh-sử Lucas chấm dứt Sách CVTĐ
khi Phaolô đặt chân tới Rôma và bắt đầu rao giảng Tin Mừng trong trình thuật
hôm nay. Rôma được coi là trung tâm của thế giới, một khi Tin Mừng đạt tới
trung tâm của thế giới là có thể lan ra đến tận cùng trái đất. Trong cuộc hành
trình rao giảng Tin Mừng từ Jerusalem đến Roma, niềm tin vào Chúa Giêsu Phục
Sinh đã biến đổi các Tông-đồ và các môn đệ, từ những người nhát đảm sợ sệt
thành những người can đảm, lợi khẩu, dám đương đầu với mọi quyền lực, và vượt
qua mọi khó khăn để làm chứng cho Tin Mừng. Niềm tin vào Chúa Phục Sinh cũng
biến đổi Phaolô, từ một người hăng say bắt đạo đến chỗ thành một người nhiệt
thành rao giảng đạo, qua 3 cuộc hành trình đầy khó khăn, cam go, nguy hiểm.
Mục
đích của Tin Mừng Gioan là tường trình những biến cố chính và quan trọng liên
quan tới Chúa Giêsu, để khơi dậy niềm tin nơi khán giả; và vì niềm tin, họ được
hưởng Ơn Cứu Độ. Đoạn kết của Tin Mừng hôm nay nói rõ: "Chính môn đệ này
(Gioan) làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng
của người ấy là xác thực. Còn có nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại
từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách
viết ra.'' Hai điều thần học quan trọng chúng ta nghe nhắc đi nhắc lại trong
suốt Mùa Phục Sinh là tình yêu Thiên Chúa và lời hứa ban Thánh Thần: Để có thể
rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu, hai điều này không thể thiếu
nơi người rao giảng, và được ban cho từ Thiên Chúa, qua Đức Kitô.
Điểm
quan trọng của mỗi ngày là Giáo Hội cố gắng sắp xếp song song, giữa những gì
Chúa Giêsu nói hay những biến cố liên quan đến Ngài trong Phúc Âm, với những gì
các môn đệ nói hay những biến cố liên quan tới các ông, để làm nổi bật một chủ
đề hay hoàn thành lời hứa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Phaolô làm chứng cho Chúa Giêsu tại Roma.
1.1/
Phaolô tập họp các tín hữu tại Rôma để cho họ biết tình trạng của ông: Khi tới Rôma, ông
Phaolô được phép ở nhà riêng cùng với người lính canh giữ ông. Ba ngày sau, ông
mời các thân hào Do-thái đến. Khi họ đã tới đông đủ, ông nói với họ: "Thưa
anh em, tôi đây, mặc dầu đã không làm gì chống lại dân ta hay các tục lệ của tổ
tiên, tôi đã bị bắt tại Jerusalem
và bị nộp vào tay người Rôma."
Giống
như trường hợp của Chúa Giêsu, mặc dù quan Philatô không nhận thấy Chúa Giêsu
làm điều gì đáng chết cả; nhưng những người Do-thái vẫn muốn xin Philatô cho
đóng đinh Chúa vào Thập Giá. Trường hợp của Phaolô cũng thế, Phaolô tâm sự với
giáo đoàn Rôma: "Sau khi điều tra, họ muốn thả tôi, vì tôi không có tội gì
đáng chết. Nhưng vì người Do-thái chống đối, nên bó buộc tôi phải kháng cáo lên
hoàng đế Caesar; tuy vậy không phải là tôi muốn tố cáo dân tộc tôi. Đó là lý do
khiến tôi xin được gặp và nói chuyện với anh em, bởi chính vì niềm hy vọng của Israel mà tôi phải
mang xiềng xích này."
1.2/
Phaolô tiếp tục rao giảng Tin Mừng trong khi bị giam cầm: "Suốt hai năm
tròn, ông Phaolô ở tại nhà ông đã thuê, và tiếp đón tất cả những ai đến với
ông. Ông rao giảng Nước Thiên Chúa và dạy về Chúa Giêsu Kitô, một cách rất mạnh
dạn, không gặp ngăn trở nào."
Phaolô
chứng minh mặc dù ông bị giam cầm, nhưng Lời Chúa không bị xiềng xích. Ông đã
có thể loan báo Tin Mừng ngay trong ngục tù cho những lính cai tù thay phiên
nhau canh gác ông trong suốt hai năm; tranh luận để thuyết phục những người
Do-thái; và viết các Thư Ngục Tù để yên ủi và khích lệ các tín hữu của các cộng
đoàn mà ông đã thành lập. Đi tới đâu ông luôn tìm dịp để Lời Chúa được thấm
nhập tới đó.
2/
Phúc Âm: Phần anh, hãy theo Thầy!
2.1/
Phêrô muốn biết số phận của người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến: Khi Phêrô quay lại và
nhìn thấy người môn đệ Đức Giêsu thương mến đi theo sau (ông này là người đã
nghiêng mình vào ngực Đức Giêsu trong bữa ăn tối và hỏi: "Thưa Thầy, ai là
kẻ nộp Thầy?"), ông Phêrô nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, còn anh này
thì sao?" Đức Giêsu đáp: "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới
khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy."
Chúa
Giêsu mời gọi các ông luôn nhìn thẳng tới phía trước và cố gắng hoàn thành
trọng trách Chúa trao phó; chứ đừng phí thời giờ nhìn chung quanh để so sánh
hay ghen tị với người khác. Khi nghe Chúa Giêsu nói thế, các môn đệ đồn thổi
giữa các ông là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giêsu đã không nói với ông
Phêrô là: "Anh ấy sẽ không chết," mà chỉ nói: "Giả như Thầy muốn
anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh?"
2.2/
Người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến làm chứng cho Chúa Giêsu: Có nhiều giả thuyết
về "người môn đệ Chúa Giêsu thương mến:" Có người cho là tác giả của
Sách Tin Mừng không muốn chỉ rõ là ai, nhưng để độc giả có thể đặt tên mình vào
đó; nhưng đa số đều cho đó là Gioan. Nhất là theo trình thuật hôm nay, khi
Phêrô nói rõ là người môn đệ đã ngả đầu vào ngực Chúa trong Bữa Tiệc Ly.
Mục
đích Chúa Giêsu chọn các Tông-đồ và các môn đệ là cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng
và làm chứng cho Chúa Giêsu. Có nhiều cách làm chứng khác nhau, nhưng Gioan làm
chứng cho Chúa Giêsu bằng cách viết sách Tin Mừng để làm chứng cho những gì
Chúa đã nói và làm. Tác giả xác tín: "Chính môn đệ này làm chứng về những
điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.
Còn có nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi
thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
-
Rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh phải là bổn phận quan
trọng hàng đầu của những người môn đệ Chúa. Bao lâu Tin Mừng chưa được rao
giảng cho đến tận cùng trái đất, chúng ta chưa làm tròn bổn phận Chúa trao.
-
Phải tìm dịp rao giảng Tin Mừng mọi nơi, mọi lúc, và trong mọi hoàn cảnh: khi
thuận tiện cũng như lúc bất tiện. May mắn hơn Phaolô và các môn đệ thuở ban
đầu, với kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể ngồi nhà và rao truyền Tin Mừng cho
mọi người qua mạng internet.
-
Sống trong tình yêu Thiên Chúa và theo sự hướng dẫn của Thánh Thần là hai điều
kiện không thể thiếu để việc rao giảng Tin Mừng được bền bỉ và có kết quả tốt
đẹp.
Linh mục Anthony Đinh
Minh Tiên OP
HẠT
GIỐNG NẨY MẦM TUẦN 7 PHỤC SINH
Ga 21,20-25
A. Hạt giống...
Tiếp bài nói chuyện bên bờ hồ : Về thân
phận của Thánh Gioan "Người môn đệ Chúa Giêsu yêu mến... cũng là người nằm
sát ngực Chúa... Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến... Chính
môn đệ này đã làm chứng..."
B.... nẩy mầm.
Thánh Gioan tông đồ có nhiều nét đáng nêu
gương cho chúng ta :
1. "Khi ấy Phêrô quay lại thì thấy
người môn đệ Chúa Giêsu thương mến đi theo sau". trong ngôn ngữ Tin Mừng,
"đi theo" nghĩa là làm môn đệ. Ngay từ đầu Gioan đã đi theo Chúa
Giêsu. Gioan còn tiếp tục đi theo Chúa Giêsu trên tất cả các nẻo đường Ngài đi,
kể cả đường thập giá. Rồi khi Chúa Giêsu đã đặt Phêrô thay thế mình, Gioan lại
tiếp tục đi theo Phêrô. Thánh Gioan đúng là hình mẫu của người môn đệ trung
thành.
2. "Ông này là người đã nghiêng mình
vào ngực Chúa Giêsu trong bữa ăn tối và hỏi". Gioan chẳng những là người
trung thành đi theo, mà còn là người hiểu biết Chúa Giêsu nhiều nhất và sâu
nhất, vì Gioan "nghiêng mình vào ngực Chúa", vì Gioan thường
"hỏi" nghĩa là thường suy gẫm về Chúa.
3. "Nếu Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho
tới khi Thầy đến...". Ý Chúa Giêsu không nói là Gioan sẽ sống mãi không
chết, nhưng Chúa muốn Gioan "ở lại". Phải hiểu chữ "ở lại"
này theo nghĩa của Tin Mừng thứ tư : ở lại là tồn tại mãi trong tình yêu mến,
trong sự thân thiết. Dù sau này Gioan sẽ chết đi nhưng Chúa Giêsu muốn hình mẫu
của Gioan như một môn đệ trung thành đi theo Thầy, như một môn đệ thường suy
gẫm về Thầy tiếp tục tồn tại mãi trong Giáo Hội.
4. "Chính người môn đệ này làm chứng
về những điều đó". Nghĩa là vì Chúa muốn hình mẫu của Gioan còn tồn tại
mãi trong Giáo Hội như một cách làm chứng, cho nên Gioan đã làm chứng bằng cách
viết lại những cảm nghiệm, những suy gẫm của mình về Chúa Giêsu. Và Gioan còn
cho biết "Tôi thiết nghĩ cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các điều được
viết ra". Có lẽ không phải thế giới không đủ chỗ chứa những sách mà Gioan
nếu muốn sẽ viết ra. Không đủ chỗ chứa là đối với những cảm nghiệm và những suy
gẫm rất sâu sắc của Gioan về mầu nhiệm Chúa Giêsu và về những điều Chúa Giêsu
dạy.
Chúng ta hãy noi gương Gioan, trung thành
"đi theo" Chúa Giêsu, biết "nghiêng mình vào ngực Chúa
Giêsu", biết "hỏi" Chúa Giêsu, để có như thế chúng ta mới có thể
"làm chứng" về Ngài.
5. (những mầm khác)
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI –
Gp.Cần Thơ
18/05/13 THỨ
BẢY TUẦN 7 PS
Th. Gioan I, giáo hoàng, tử đạo
Ga 21,20-25
Th. Gioan I, giáo hoàng, tử đạo
Ga 21,20-25
NGƯỜI MÔN ĐỆ ẨN DANH
“Giả như Thầy muốn anh ấy ở lại cho đến khi Thầy đến, thì
việc gì đến anh. Phần anh, hãy theo Thầy.” (Ga 21,22)
Suy niệm: Phêrô và Gioan là hai môn đệ
thân tín của Đức Giêsu, yêu mến Thầy sâu đậm, gắn bó với Thầy sâu sắc. Thế
nhưng, Đức Giêsu lại giao cho hai người hai sứ vụ khác nhau: Phêrô lãnh sứ mạng
coi sóc đoàn chiên và đổ máu đào để làm chứng; người môn đệ Chúa yêu, tức là
Gioan, là chứng nhân sống cho Chúa, kể lại câu chuyện về Chúa và sống đời chứng
tá cho đến tuổi già. Cả hai đều nói với người khác rằng“Chúng tôi biết Đức Giêsu, chúng tôi đã sống
với Ngài, chúng tôi đã gặp Ngài sống lại.”Tuy nhiên, mỗi người phụng sự
Chúa tuỳ theo công tác và số phận Ngài giao phó. Vinh quang, danh giá của người
môn đệ không nằm nơi việc hơn thua với người khác, nhưng là tận tình phụng sự
Chúa trong sứ vụ mình.
Mời Bạn: Trong Giáo Hội có nhiều ơn gọi khác nhau
nhưng tựu trung vẫn có một mối dây lien kết mọi người: lòng mến. Người môn đệ
ẩn danh trong Tin Mừng là hình ảnh của bạn, của tôi và của những người môn đệ
bước theo Thầy Giêsu với tình yêu mến chân thành. Dù bạn là ai, đang đóng vai
trò nào đi nữa, bạn vẫn luôn được mời gọi thi hành sứ mạng ấy: “Trong lòng Giáo Hội, Mẹ con,
con sẽ là Tình yêu” (Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu).
Sống Lời Chúa: Tôi xác quyết đời mình chỉ có
giá trị khi hết lòng phụng sự Chúa trong sứ vụ Chúa giao phó, chứ không phải
nơi danh giá, danh tiếng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã mời
gọi chúng con bước vào sự sống và mối tương quan với Chúa trong lòng Mẹ Giáo
Hội. Xin cho con luôn tái xác định vai trò khiêm tốn của con với tình yêu chân
thành và kiên vững. Amen.
Lời chứng xác thực
Suy niệm:
Trong bài Tin Mừng hôm nay, ngoài Đức Giêsu và Phêrô,
còn có người môn đệ được Đức Giêsu thương mến.
Anh đã có mặt trong bữa Tiệc Ly cùng với Phêrô, đã nằm gần Thầy,
và được Phêrô nhờ hỏi Thầy xem ai là kẻ phản bội (13,23-25).
Anh đã đưa Phêrô vào dinh thượng tế khi Đức Giêsu bị bắt (18,15-16).
Anh đã cùng với Phêrô chạy ra ngôi mộ trống lúc ban mai,
nhưng anh chạy nhanh hơn, và tin trước Phêrô (20,3-10).
Khi Phêrô chối Thầy ba lần và không lộ diện nữa (18,17-18.25-27),
thì anh là môn đệ duy nhất đứng gần thập giá Đức Giêsu,
và được Ngài trao Thân Mẫu của mình để làm Mẹ của anh (19:25-27).
Trong lần Đức Giêsu tỏ mình bên bờ hồ Galilê, sau mẻ cá lạ (21,4-7),
anh là người đầu tiên nhận ra Thầy, và nói với Phêrô: “Chúa đó!”
Có vẻ hình ảnh người môn đệ được Chúa thương nổi trội hơn Phêrô.
còn có người môn đệ được Đức Giêsu thương mến.
Anh đã có mặt trong bữa Tiệc Ly cùng với Phêrô, đã nằm gần Thầy,
và được Phêrô nhờ hỏi Thầy xem ai là kẻ phản bội (13,23-25).
Anh đã đưa Phêrô vào dinh thượng tế khi Đức Giêsu bị bắt (18,15-16).
Anh đã cùng với Phêrô chạy ra ngôi mộ trống lúc ban mai,
nhưng anh chạy nhanh hơn, và tin trước Phêrô (20,3-10).
Khi Phêrô chối Thầy ba lần và không lộ diện nữa (18,17-18.25-27),
thì anh là môn đệ duy nhất đứng gần thập giá Đức Giêsu,
và được Ngài trao Thân Mẫu của mình để làm Mẹ của anh (19:25-27).
Trong lần Đức Giêsu tỏ mình bên bờ hồ Galilê, sau mẻ cá lạ (21,4-7),
anh là người đầu tiên nhận ra Thầy, và nói với Phêrô: “Chúa đó!”
Có vẻ hình ảnh người môn đệ được Chúa thương nổi trội hơn Phêrô.
Dù sao Simon Phêrô đã ba lần tuyên xưng tình yêu trước Thầy,
và ba lần Thầy giao cho anh chăm sóc đoàn chiên như người mục tử.
Thầy còn tiên báo cái chết tử đạo của anh,
và mời anh một lần nữa: “Hãy theo Thầy” (21,19; x. 13,36-37).
Đó là đường đời của Phêrô, một môn đệ và một mục tử.
Nhưng đâu là con đường tương lai của người môn đệ kia?
và ba lần Thầy giao cho anh chăm sóc đoàn chiên như người mục tử.
Thầy còn tiên báo cái chết tử đạo của anh,
và mời anh một lần nữa: “Hãy theo Thầy” (21,19; x. 13,36-37).
Đó là đường đời của Phêrô, một môn đệ và một mục tử.
Nhưng đâu là con đường tương lai của người môn đệ kia?
Phêrô đi theo Đức Giêsu, quay lại, thấy anh này cũng đang đi theo.
“Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” (c. 21).
Đức Giêsu đã không bảo là anh này sẽ không chết,
hay anh còn sống mãi cho đến ngày Ngài quang lâm (c. 23).
Khi cuốn Tin Mừng Thứ Tư được viết xong vào cuối thế kỷ thứ nhất,
thì người môn đệ kia đã qua đời, nhưng không được phúc tử đạo.
Như thế tiếng đồn về câu nói của Đức Giêsu là sai sự thật (c. 22).
“Thưa Thầy, còn anh này thì sao?” (c. 21).
Đức Giêsu đã không bảo là anh này sẽ không chết,
hay anh còn sống mãi cho đến ngày Ngài quang lâm (c. 23).
Khi cuốn Tin Mừng Thứ Tư được viết xong vào cuối thế kỷ thứ nhất,
thì người môn đệ kia đã qua đời, nhưng không được phúc tử đạo.
Như thế tiếng đồn về câu nói của Đức Giêsu là sai sự thật (c. 22).
Những gì anh để lại cho thế giới là cuốn Tin Mừng Thứ Tư.
“Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra.
Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực” (c. 24).
Người môn đệ này cho chúng ta một lời chứng đáng tin,
vì anh là người đã sống bên Thầy Giêsu, thật gần gũi.
Anh đã mắt thấy tai nghe, và có kinh nghiệm thân thiết với Thầy.
Không hẳn anh đích thân cầm bút viết cuốn Tin Mừng này,
nhưng anh lại chính là tác giả của mọi điều được viết trong đó.
Tất cả là kinh nghiệm riêng tư anh đã trải qua với Thầy Giêsu,
và những suy niệm lâu dài dưới ánh sáng Phục sinh và Thánh Thần.
Người môn đệ này còn là người sáng lập một cộng đoàn tín hữu.
Cộng đoàn ấy được ám chỉ qua đại từ “chúng tôi” (c. 24; x. 1,14.16).
Một người trong cộng đoàn đã viết chương cuối này (c. 25: “tôi”).
“Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra.
Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực” (c. 24).
Người môn đệ này cho chúng ta một lời chứng đáng tin,
vì anh là người đã sống bên Thầy Giêsu, thật gần gũi.
Anh đã mắt thấy tai nghe, và có kinh nghiệm thân thiết với Thầy.
Không hẳn anh đích thân cầm bút viết cuốn Tin Mừng này,
nhưng anh lại chính là tác giả của mọi điều được viết trong đó.
Tất cả là kinh nghiệm riêng tư anh đã trải qua với Thầy Giêsu,
và những suy niệm lâu dài dưới ánh sáng Phục sinh và Thánh Thần.
Người môn đệ này còn là người sáng lập một cộng đoàn tín hữu.
Cộng đoàn ấy được ám chỉ qua đại từ “chúng tôi” (c. 24; x. 1,14.16).
Một người trong cộng đoàn đã viết chương cuối này (c. 25: “tôi”).
Ai là người môn đệ được Đức Giêsu thương mến?
Nhiều người nghĩ anh là Gioan, nhiều người lại nghĩ khác.
Dù sao anh thật là một môn đệ lý tưởng cho chúng ta.
Điều anh để lại cho đời trong cuốn Tin Mừng là điều anh xác tín.
Anh là nhân chứng đáng tin cậy của Đức Kitô, Con Thiên Chúa.
Đúng anh là người được Thầy yêu và là người đã hết lòng yêu Thầy.
Nhiều người nghĩ anh là Gioan, nhiều người lại nghĩ khác.
Dù sao anh thật là một môn đệ lý tưởng cho chúng ta.
Điều anh để lại cho đời trong cuốn Tin Mừng là điều anh xác tín.
Anh là nhân chứng đáng tin cậy của Đức Kitô, Con Thiên Chúa.
Đúng anh là người được Thầy yêu và là người đã hết lòng yêu Thầy.
Cầu nguyện:
Lạy Thiên Chúa của đời con,
chỉ trong tình yêu con mới tìm thấy Chúa.
chỉ trong tình yêu con mới tìm thấy Chúa.
Trong tình yêu, các cánh cửa hồn con mở tung,
để con được thở không khí tự do tươi mới
và quên đi cái tôi nhỏ mọn của mình.
để con được thở không khí tự do tươi mới
và quên đi cái tôi nhỏ mọn của mình.
Trong tình yêu, toàn bộ con người con vươn ra khỏi
những ranh giới cứng nhắc của óc hẹp hòi
và của thái độ tự khẳng định đầy bất an
khiến con bị giam mình trong sự nghèo nàn và trống rỗng.
những ranh giới cứng nhắc của óc hẹp hòi
và của thái độ tự khẳng định đầy bất an
khiến con bị giam mình trong sự nghèo nàn và trống rỗng.
Trong tình yêu, mọi sức mạnh của hồn con tuôn chảy về Chúa,
chẳng bao giờ còn muốn quay trở lại,
nhưng chỉ muốn mất mình trọn vẹn trong Chúa,
vì qua tình yêu, Chúa là trung tâm sâu nhất của lòng con,
Chúa gần con hơn cả chính con gần con.
chẳng bao giờ còn muốn quay trở lại,
nhưng chỉ muốn mất mình trọn vẹn trong Chúa,
vì qua tình yêu, Chúa là trung tâm sâu nhất của lòng con,
Chúa gần con hơn cả chính con gần con.
Nhưng khi con yêu Chúa,
khi con tìm cách phá vỡ vòng vây chật hẹp của cái tôi, và vứt bỏ sau lưng
nỗi khắc khoải không nguôi về những câu hỏi còn bỏ ngỏ,
khi đôi mắt mù lòa của con không còn chỉ nhìn từ xa và từ bên ngoài
ánh rạng ngời không thể lại gần được của Chúa,
và hơn nữa, lạy Chúa là Đấng vô phương thấu hiểu,
khi qua tình yêu, Chúa trở nên trung tâm sâu nhất của đời con,
khi ấy con mới có thể chôn mình hoàn toàn trong Chúa,
lạy Thiên Chúa nhiệm màu,
và chôn mọi câu hỏi của con cùng với con.
khi con tìm cách phá vỡ vòng vây chật hẹp của cái tôi, và vứt bỏ sau lưng
nỗi khắc khoải không nguôi về những câu hỏi còn bỏ ngỏ,
khi đôi mắt mù lòa của con không còn chỉ nhìn từ xa và từ bên ngoài
ánh rạng ngời không thể lại gần được của Chúa,
và hơn nữa, lạy Chúa là Đấng vô phương thấu hiểu,
khi qua tình yêu, Chúa trở nên trung tâm sâu nhất của đời con,
khi ấy con mới có thể chôn mình hoàn toàn trong Chúa,
lạy Thiên Chúa nhiệm màu,
và chôn mọi câu hỏi của con cùng với con.
Karl Rahner, S.J.
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
Suy niệm Ga 21,20-25
Lạy Chúa, lời Chúa hôm nay cho con chiêm ngắm về người
môn đệ được Chúa thương mến.
Ông là người đã “nghiêng
mình vào ngực Đức Giêsu trong bữa ăn tối” (Ga21,20). Điều này thể hiện ông rất yêu mến Chúa
nên hiểu Chúa. “Nghiêng đầu vào ngực” có nghĩa là ông đã đụng chạm đến
con tim của Chúa.
Ông là người làm chứng cho Chúa một cách xác thực: “Chính môn đệ này làm chứng về điều
đó và đã viết ra. Chúng
tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực” (Ga21,24). Lời chứng về Chúa một cách xác
thực là lời chứng về tình yêu của Chúa, vì chính Gioan đã định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu”. Sở dĩ ông có thể làm chứng về tình yêu
một cách xác thực là bởi vì ông đã yêu mến Chúa.
Nhưng sự thật khó hiểu nhất về Gioan chính là việc: “Do đó, có tiếng đồn giữa anh em là
môn đệ ấy sẽ không chết” (Ga21,23). Có
phải là Gioan có khả năng bất tử không? Tin Mừng hôm nay cũng giải thích điều
đó: “Đức Giêsu không nói với
Phêrô là “Anh ấy sẽ không chết”, mà chỉ nói “Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại
cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh” (Ga 21,23). Như vậy rõ ràng Gioan chỉ “ở lại”
thôi chứ không phải là không chết. “Ở lại” là gì? “Ở lại” không phải là thân xác,
mà là những lời làm chứng, những sách vở và nhất là quyển Tin Mừng thứ Tư của
Gioan.
Lạy Chúa, từ đoạn Tin Mừng hôm nay cho con những cảm
nghiệm sau đây:
1/ Điều quan trọng nhất trong cuộc đời là con cảm nghiệm
được tình yêu thương của Chúa và đáp trả lại tình yêu thương đó bằng những hành
động cụ thể. Hành động cụ thể của tình yêu thương là: “Mến Chúa và Yêu
Người”. Tình yêu của con đáp trả lại tình yêu thương của Chúa là việc giữ những
lời dạy bảo của Ngài, cụ thể qua việc con tuân giữ những điều răn của Ngài.
Tình yêu của con dành cho anh chị em con thể hiện qua việc tôn trọng, giúp đỡ
và không làm hại họ. Tình yêu thương đó lan tỏa ra trong cuộc sống của con, để
những ai tiếp xúc với con có thể cảm nhận được sự bình an, thanh thản và một sự
an ủi.
2/ Chính cách sống yêu thương của con sẽ là lời làm chứng
về Chúa một cách đắc lực nhất. Con không cần rao giảng những mầu nhiệm cao siêu
về Chúa, nhưng con chỉ cần minh chứng về một Thiên Chúa yêu thương qua cuộc
sống của mình.
3/ Những cảm nghiệm về một Thiên Chúa yêu thương không
thể giữ lại cho riêng cõi lòng con, mà còn phải được san sẻ cho nhiều người
bằng nhiều cách, tùy theo khả năng mọi người.
Lạy Chúa, xin cho con cảm nghiệm được tình yêu của Chúa
và sống tình yêu đó một cách cụ thể trong cuộc sống của mình.
Lm. Thiện Duy
Làm chứng tá cho tình yêu
Hôm
nay chúng ta lắng nghe phần đoạn kết trong sách Phúc Âm của thánh Gioan tông
đồ, chỉ có ba nhân vật được kể đến trong phần cuối của Phúc Âm này là Chúa
Giêsu, Phêrô và Gioan.
Qua
những lời đối thoại với Phêrô, Chúa Giêsu cho chúng ta hiểu rằng Ngài đã chọn
mười hai vị tông đồ và trao phó cho mỗi người một sứ mạng khác nhau. Phêrô và
Gioan vì thế cũng có sứ mạng khác biệt nhau. Nếu như Phêrô được chọn để chăn
dắt đàn chiên của Chúa và trung thành với các sứ vụ bằng cái chết tử đạo, thì
vai trò của Gioan là làm chứng tá cho Chúa Giêsu bằng Phúc Âm.
Gioan
được ơn sống lâu để chiêm niệm một cách sâu xa hơn về mầu nhiệm nhập thể làm
người và phục sinh của Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa. Vì thế mà Gioan kết thúc
Phúc Âm của mình bằng sự xác quyết: "Còn có nhiều điều khác Chúa Giêsu đã
làm, nếu viết lại từng điều một thì tôi thiết nghĩ cả thế giới cũng không đủ
chỗ chứa các sách viết ra". Qua lời kết thúc này Gioan cho thế gian hiểu
rằng quyền năng của Chúa Giêsu không bao giờ cạn, hồng ân của Ngài thì vô cùng,
sự khôn ngoan của Ngài thì không ai có thể đối chọi lại được, và tình yêu của
Ngài thì vô biên.
Trong
lịch sử Giáo Hội suốt hai mươi thế kỷ nay, Thiên Chúa cũng vẫn liên tục kêu gọi
nhiều người và ban cho họ những ân sủng đặc biệt để tiếp tục sống mãn đời trên
trần thế. Họ là các thánh nam nữ đã được Thiên Chúa lựa chọn và trao cho các sứ
mệnh đặc biệt ở những thời kỳ và hoàn cảnh khác biệt nhau. Có vị được gọi để
trở thành các giáo phụ và tiến sĩ Hội Thánh. Các ngài dùng ngòi bút và trí
thông minh để rao giảng Phúc Âm và đem ánh sáng Lời Chúa đến cho mọi người.
Những vị khác thì được ơn gọi sáng lập các dòng tu với tinh thần tông đồ và
hoạt động truyền giáo trong nhiều lãnh vực khác biệt nhau. Các sứ vụ tuy có
khác biệt nhưng đều mang ý nghĩa và tầm mức quan trọng như nhau. Tất cả đều qui
tụ vào cùng một mục đích duy nhất là làm chứng tá cho chân lý và tình yêu của
Thiên Chúa đối với nhân loại.
Lạy
Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con sức mạnh của đức tin và ngọn lửa của tình
yêu, để chúng con can đảm và hăng say làm chứng tá cho tình yêu và chân lý của
Chúa giữa thế gian. Xin Chúa cũng luôn hiện diện để giúp chúng con trung thành
với ơn gọi và sứ mạng do Chúa giao phó, nhất là trong những lúc đứng trước các cơn
bão táp của cuộc sống.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng Ba
18 THÁNG
NĂM
Chúng Ta Không Bị Bỏ
Mồ Côi
“Thầy sẽ
xin Cha, và Ngài sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác – để ở với anh em luôn
mãi: đó là Thần Khí sự thật…” (Ga 14, 16 – 17). “Thầy sẽ không bỏ anh em mồ
côi; Thầy sẽ đến với anh em” (Ga 14, 18).
Đức Giêsu
nói những lời này để chuẩn bị cho các môn đệ đón nhận cuộc ra đi của Người khi
sứ mạng mê-si-a của Người trên dương thế gần đến hồi kết thúc. “Thầy sẽ không
bỏ anh em mồ côi; Thầy sẽ đến với anh em”, khi nói những lời ấy, Đức Giêsu muốn
nói về những ngày sau phục sinh – tức 40 ngày mà Người sẽ tiếp tục trải qua với
các môn đệ. Những lời đó, đồng thời, cũng nhằm hướng chỉ đến Chúa Thánh Thần.
Đức Kitô
Phục Sinh không để các môn đệ Người “mồ côi”. Người không để Giáo Hội “mồ côi”.
Thật vậy, Người trao cho chúng ta Thánh Thần.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan
Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul
II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Thánh
Gioan I, giáo hoàng, tử đạo
Cv
28, 16-20.30-31; Ga 21,20-25.
LỜI SUY NIỆM: “Giả như
Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho đến khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh,
hãy theo Thầy” (Ga 21,22)
Sau
khi Phê-rô đã nhận lãnh sứ mạng theo Chúa Giêsu để chăm sóc đàn chiên của Chúa,
thì thấy ông Gioan còn đi theo sau Chúa Giêsu nên Phê-rô đã thắc mắc. Đây là
thái độ chúng ta thường gặp ngày hôm nay. Trong Giáo Hội của Chúa có nhiều công
việc, mà mỗi người đều có một ơn gọi riêng để thi hành và làm cho tốt, nhưng
lại thường xâm lo chuyện của người khác. Chúng ta phải biết mỗi một người đều
là một chi thể trong Nhiệm Thể của Chúa Ki-Tô, Chúa Giêsu là đầu của Giáo Hội.
Trong một giáo xứ cái đầu của Giáo xứ là Linh mục chánh xứ. Tất cả những gì có
liên quan đến đời sống đạo, chúng ta phải nghe lời ngài. Có như vậy đời sống
của Giáo xứ mới đi lên.
Mạnh
Phương
Gương Thánh nhân
Ngày
18-05
Thánh
GIOAN I
Giáo
Hoàng Tử Đạo (+526)
Thánh
Gioan sinh tại Tuscia. Ngài được chọn làm giám mục Rôma ngày 13 tháng 8 năm
523. Người ta không biết gì về đời thơ ấu của thánh nhân, nhưng tư ngày lên kế
vị thánh Pherô Ngài đã nhiệt thành sống khẩu hiệu "tất cả vì danh
Chúa". Ngài đã có công hoàn thành nhạc bình ca mà các vị tiền nhiệm của
Ngài là Đức Celestinô I, Leo Cả và Galesiô khởi xướng.
Năm
624, vua Justinô I bên Tiểu Á muốn hiệp nhất Giáo hội cũng như nhằm mục đích
chính trị đã đàn áp nhóm theo lạc giáo Ariô. Tại Roma vua Theodôricô là người
theo lạc giáo Ariô đã tức giận bắt đức giáo hoàng Gioan dẫn đầu phái đoàn đi
thương thuyết. Sau nhiều lần phản đối, Ngài đã chấp nhận lên đường. Đây là lần
đầu tiên có một vị giáo hoàng rời khỏi nước Ý. Vua Justinô và toàn dân
Constantinopole hân hoan vui mừng đón tiếp Đức Giáo hoàng. Ngài đã cử hành lễ
phục sinh tại thánh đường thánh nữ Sôphia và phong vương cho vua Justinô.
Trở
lại Rôma, Ngài bị vua Thêđôricô cho là đã hành động phản nghịch với mình. Tức
giận, ông tính xử tử Ngài, nhưng lại sợ dân chúng nổi loạn, nên bắt giam Ngài
tại Ravenna .
Tại đây đức giáo hoàng đã từ trần ngày 18 tháng 5 năm 526.
Ngày
27 tháng 5 năm 530 xác Ngài được dời về Roma. Niên lịch phụng vụ cử kính nhớ
Ngài vào ngày này,
(daminhvn.net)
18
Tháng Năm
Cánh Diều
Người Rumani nói về
nguồn gốc của trò chơi thả diều bằng mẩu chuyện như sau:
Tại một làng kia, có
một người nghèo mà ai cũng gọi là Cob. Cob là một tên gọi không mấy thanh cao
trong ngôn ngữ Rumani. Người ta gọi ông bằng tên ấy vì cái miệng sún răng cũng
như đôi chân khập khiễng của ông. Con người có dáng vẻ xấu xí ấy lẽ dĩ nhiên
chỉ có thể là một người nghèo mà thôi. Không vợ, không con, ông Cob lầm than
như tất cả những người nghèo khác. Ði đến đâu, ông cũng trở thành trò đùa cho
mọi người. Vậy mà con người ấy không hề than thân trách phận hoặc tỏ ra giận
dữ, buồn phiền mỗi khi bị chọc ghẹo.
Cả đời, ông chỉ có mỗi
một băn khoăn: là chưa hề làm một việc thiện cho người khác. Ông yêu người, ông
muốn tặng thật nhiều quà cho mọi người. Nhưng ông cảm thấy mình quá nghèo để có
thể thực hiện được giấc mơ ấy. Ông thường tự nhủ: "Bệnh tật, đau yếu, khốn
khổ, chết chóc, đó là số phận chung của mọi người. Ai không nhỏ lệ thì cũng
khóc thầm trong lòng. Nước mắt là cơm bữa của loài người. Do đó, cần phải làm
cho con người phấn khởi, vui tươi". Nghĩ thế, ông trình bày lên Chúa tước
nguyện như sau: "Xin Chúa cho con có thể mang lại cho những người đau khổ
một quà tặng".
Một quà tặng cho nhân
loại đau khổ, nhưng ông Cob vẫn không biết món quà đó phải như thế nào. Trong
khi chờ đợi, mỗi lần bị cười chê, mỗi lần bị đem ra làm trò cười, ông vẫn tươi
cười với ý nghĩ rằng: "Ít ra mình cũng làm cho người vui".
Sau một thời gian suy
nghĩ, cuối cùng ông Cob mới tìm ra được món quà tặng mà ông sẽ mang lại cho
nhân loại đau khổ: đó là một cánh diều bay lơ lửng trên không.
Nghĩ đó là sự linh ứng
của Chúa, ông Cob đi nhặt tất cả những gì cần thiết để làm một cánh diều. Ông
miệt mài cắt xén, sơn vẽ để hoàn thành được một cánh diều óng ả, sáng chói như
một đĩa bay.
Khi cánh diều gặp gió
bay cao, cả dân làng kéo nhau ra cánh đồng để nhìn ngắm cánh diều của ông Cob.
Mọi người đưa mắt nhìn lên không trung và quên hẳn những nhọc nhằn của cuộc
sống. Ðó là quà tặng mà người khốn khổ nhất của ngôi làng đã mang lại cho người
đồng loại của mình.
Một
tác giả nào đó đã nói: "Trái tim không phải là một món hàng để mua bán, mà
là một món quà để trao tặng". Một trái tim không biết trao tặng là một
trái tim chết.
Sự
giàu có và nghèo nàn có thể phân biệt con người thành giai cấp thứ bậc. Có
người tiền rừng bạc biển, có người nghèo rớt mòng tơi. Nhưng mỗi người chỉ có
một quả tim, và quả tim đó lẽ ra phải giống nhau, bởi vì người ta không thể cân
lường được quả tim. Do đó, quà tặng xuất phát từ quả tim đều vô giá. Giá trị
của món quà không hệ tại ở số lượng của tiền của, mà ở quả tim được gói gém
trong món quà.
Chúa
Giêsu đã nhìn thấy qủa tim mà một người đàn bàgóa đã gói trọn trong một đồng xu
nhỏ dâng cúng đền thờ. Nhân vật Cob trong câu chuyện của người Rumani trên đây
đã đặt tất cả con tim của mình vào cánh diều để làm vui cho con người.
Một
ánh mắt, một nụ cười, một lời nói an ủi, một bàn tay nâng đỡ, đó là bao nhiêu
quả tim mà con người có thể trao tặng cho nhau. Và có thể là những món quà cao
quý nhất mà những người xung quanh đang chờ đợi nơi chúng ta.
(Lẽ Sống)
Thứ Bẩy 18-5
Thánh Giáo Hoàng Gioan I
(c. 526)
T
|
Nhiệm vụ thật khó khăn nhưng chuyến đi thật vinh quang. Bất cứ đâu ngài đến đều được dân chúng vui mừng tiếp đón. Khi đến
Khi Ðức Gioan trở về
Phần vì mệt mỏi sau cuộc hành trình, cộng thêm sự đau khổ vì đối xử tệ hại, ngài ở tù không lâu và đã từ trần ngày 18 tháng Năm 526. Ngài được chôn cất ở bên ngoài thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét