Thứ Sáu Ngày 31/05/2013
Tuần VIII Mùa Thường Niên
Năm C
LỄ ĐỨC MẸ ĐI VIẾNG
BÀI
ĐỌC I: Xp 3, 14-18a
"Vua Israel là Chúa
ở giữa ngươi".
Trích sách Tiên tri Xôphônia.
Hỡi
thiếu nữ Sion, hãy cất tiếng ca! Hỡi Israel , hãy hoan hỉ! Hỡi thiếu nữ
Giêrusalem, hãy hân hoan và hãy nhảy mừng hết tâm hồn! Chúa đã rút lại lời kết
án ngươi, và đã đẩy lui quân thù của ngươi. Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi, ngươi
không còn sợ khổ cực nữa.
Trong
ngày đó, ở Giêrusalem thiên hạ sẽ nói rằng: "Hỡi Sion, đừng sợ! Tay đừng bủn rủn! Chúa là Thiên Chúa ngươi, là Đấng mạnh
mẽ ở giữa ngươi, chính Người cứu thoát ngươi. Người hân hoan vui mừng vì ngươi.
Với ngươi, Người làm mới lại tình yêu của Người. Vì ngươi, Người nhảy mừng
trong tiếng reo vui, như thuở tao phùng". Đó là lời Chúa.
Hoặc
đọc: Rm 12, 9-16
"Hãy giúp đỡ các
thánh khi họ thiếu thốn, và ân cần tiếp khách đỗ nhà".
Trích
thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh
em thân mến, đức ái không được giả hình: Hãy chê ghét điều ác và trìu mến điều
lành. Hãy thương yêu nhau trong tình bác ái huynh đệ. Hãy nhân nhượng tôn kính
nhau. Hãy siêng năng, chớ biếng nhác: Hãy sốt mến trong tâm hồn và phụng sự
Chúa. Hãy hân hoan trong niềm cậy trông, nhẫn nại trong gian truân và kiên tâm
cầu nguyện. Hãy giúp đỡ các thánh khi họ thiếu thốn, và ân cần tiếp khách đỗ
nhà.
Hãy
chúc phúc cho những kẻ bắt bớ anh em: Hãy chúc phúc, chứ đừng chúc dữ. Hãy vui
mừng với kẻ vui mừng, và khóc lóc với kẻ khóc lóc. Hãy đồng tâm hiệp ý với
nhau: đừng tự cao tự đại, một hãy ưa thích những sự hèn kém. Đừng tự đắc cho
mình là khôn. Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Is 12, 2-3. 4bcd. 5-6
Đáp: Đấng Thánh cao cả của Israel ở giữa ngươi (c. 6b).
1)
Này là Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi, tôi sẽ tin tưởng hành động và không sợ hãi:
vì Chúa là sức mạnh và là sự ngợi khen của tôi, và Người đã đem lại cho tôi ơn
cứu độ. - Đáp.
2)
Hãy tuyên xưng Chúa và kêu cầu thánh danh Người; hãy làm cho các dân tộc biết
việc Chúa sáng tạo; hãy nhớ rằng danh Người thật cao sang. - Đáp.
3)
Hãy ca mừng Chúa, vì người đã làm những việc trọng đại; hãy công bố việc đó
trong khắp hoàn cầu. Hỡi dân thành Sion, hãy nhảy mừng và ca ngợi, vì Đấng
Thánh cao cả của Israel
ở giữa ngươi. - Đáp.
ALLELUIA: Lc 1, 45
Alleluia,
alleluia! - Hỡi Trinh Nữ Maria, phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng
Bà sẽ được thực hiện. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Lc 1, 39-56
"Bởi đâu tôi được
Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi?"
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Trong
những ngày ấy, Maria chỗi dậy, vội vã ra đi lên miền núi, đến một thành xứ
Giuđêa. Bà vào nhà ông Giacaria và chào bà Elisabeth. Và khi bà Elisabeth nghe
lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà, và bà Elisabeth được
đầy Chúa Thánh Thần, bà kêu lớn tiếng rằng:
"Bà
được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và con lòng Bà được chúc phúc. Bởi đâu
tôi được Mẹ Thiên Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này tai tôi vừa nghe lời Bà chào,
thì hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời
Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện".
Và
Maria nói: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong
Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi, vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của Chúa.
Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen rằng tôi có phước, vì Đấng toàn năng đã làm cho
tôi những sự trọng đại và Danh Ngài là thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua đời
nọ đến đời kia dành cho những người kính sợ Chúa.
"Chúa
đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan những ai thần trí kiêu căng. Chúa lật
đổ người quyền thế xuống khỏi ngai vàng và nâng cao những người phận nhỏ. Chúa
đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và để người giàu có trở về tay không.
Chúa đã săn sóc Israel
tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại lòng thương xót của Ngài. Như Chúa đã phán cùng các tổ
phụ chúng tôi, cho Abraham và dòng dõi người đến muôn đời".
Maria
ở lại với bà Elisabeth độ ba tháng, đoạn Người trở về nhà mình. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Cuộc thăm viếng thánh thiện
LỄ THĂM VIẾNG
Thánh Luca thuật lại một cuộc
thăm viếng thánh thiện với nhiều hoa trái thánh thiện. Đức Maria đang cưu mang
Chúa Giêsu trong lòng đi thăm chị họ. Bà Êlisabét lãnh nhận những hồng ân cao
cả được “Thân Mẫu Chúa tôi” viếng thăm và hài nhi “nhảy mừng trong lòng mẹ”.
Tin mừng hôm nay cho chúng ta
chân dung của hai người mẹ diễm phúc nhất trần gian: Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế
và Bà Isave, mẹ Gioan Tiền Hô.
Cụ bà U60
bày tỏ lòng biết ơn trước thiếu nữ 16: “Bởi đâu tôi được Mẹ của Chúa tôi đến
viếng thăm ”. Bà Isave tuyên
xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Bà nghe chuyển dạ lạ thường của thai nhi tháng
thứ 6 nhảy hip hop trong bụng. Bà ca tụng Đức Mẹ: “Em thật có phúc hơn mọi
người phụ nữ”.
Đức Mẹ hát
bài kinh Magnificat với cả tâm tình của mình. Mẹ hát ca khen Thiên Chúa. Mẹ hát
cho chính Mẹ, cho tổ phụ và dân tộc của Mẹ. Mẹ hát cho mọi người hết mọi đời.
Không biết bình thường Đức Maria có hay hát không, nhưng chỉ biết rằng, hôm đó
Đức Mẹ đã hát rất hay để trở thành ngôi sao tỏa sáng với bài kinh kiểu mẫu tạ
ơn, ngợi khen và mãi mãi là bài ca đi cùng năm tháng của mọi kẻ tin. Mẹ hát ở
cửa nhà bà Isave, rồi lưu lại đó ba tháng. Mẹ hát một lần mà mãi vang vọng ngàn
đời.
Một cuộc
gặp gỡ giữa hai bà mẹ chan chứa niềm vui, diễn ra trong bầu khí của ân sủng.
Thánh Thần tác động trên Maria. Thánh Thần tràn đầy bà Isave. Thánh Thần đã
hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15). Đó là một Lễ Ngũ Tuần đầu tiên, bà
Isave và Mẹ Maria nói và hát dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
Suy niệm về cuộc gặp gỡ kỳ
diệu của hai bà mẹ cho chúng ta những bài học bổ ích.
Đức Maria đi thăm người chị họ
Isave. Dù đường sá xa xôi, vất vả, qua miền đồi núi, Đức Maria vẫn lên đường
viếng thăm vì yêu thương. Chính tình thương đã thúc đẩy bước chân Mẹ. “Đẹp
thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người
loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7). Như thế, hình ảnh Đức
Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, băng ngàn để loan báo tin vui cũng chính là
hình ảnh Isaia đã loan báo.
Cuộc viếng thăm là sự gặp gỡ
giữa hai người mẹ, hai người con đang được cưu mang và giữa hai giao ước cũ và
mới.
- Giữa hai người mẹ: Đức Maria thăm viếng là đem niềm vui có Chúa cho
gia đình người chị họ. Ở lại phục vụ người chị trong thời gian mang thai sinh
con. Bà Isave được ơn Thánh Thần đã xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa
và đã ca tụng đức tin của Đức Mẹ.
- Giữa hai người con: Nghe lời chào của người mẹ cưu mang Đấng Cứu
Thế, con trẻ Gioan trong lòng mẹ Isave nhảy mừng vui sướng.
- Giữa hai giao ước: Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc gặp gỡ giữa
hai giao ước. Thời đại mới mở ra giao ước mới. Con Thiên Chúa làm người khai mở
giao ước của thời đại ân sủng và tình yêu.
Cuộc viếng thăm của Đức Maria
là cuộc viếng thăm của tình yêu.
Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ
ra, chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành
hành động, không phải là một tình yêu đích thực. Tình yêu phải được biểu lộ ra
thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người
thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Tình yêu đích thực đòi hỏi
phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức
Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau
khổ”. Ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất
kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi
thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến
nhau.
Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời.
Năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Những người bệnh tật, già cả,
những người nghèo hèn, đau khổ, những người khô khan thờ ơ, những gia đình rối
rắm bất hoà… Họ rất cần đựơc thăm viếng. Đến thăm nhau là một phương cách tuyệt
vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của đạo Chúa.
Khi đến thăm bà Isave, Mẹ đem
Chúa đến cho người thân của mình. Nhờ Mẹ mang Chúa đến, nên không chỉ bà Isave
vui mừng, mà hài nhi trong lòng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” hân hoan. Nhảy
mừng diễn tả niềm vui. Đây là niềm vui ơn cứu độ. Sự hiện diện của Đức Maria
mang đến niềm vui và còn có sự biến đổi khiến hai mẹ con bà Isave, được tràn
đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ. Gia
đình Bà Isave là gia đình đầu tiên được Chúa Cứu Thế viếng thăm. Đây là gia
đình diễm phúc đón nhận niềm vui ơn cứu độ.
Đến thăm nhau không chỉ là một
phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi
để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, mà niềm vui của
người được thăm tăng lên gấp bội, và họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện
diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi
họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.
Đem Chúa đến cho người mình
thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe.
Đức Maria có nói gì về Chúa với Bà Isave đâu! Chúa là tình thương, ta chỉ
mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình
yêu chân thực. Đến với nhau bằng tình thương, bằng niềm vui là sự gặp gỡ có
Chúa hiện diện rồi. Khi người ta mang hận thù oán ghét, ý nghĩ đen tối đến với
nhau thì nảy sinh bất hoà chiến tranh và đau khổ. Ta chỉ mang Chúa đến cho tha
nhân khi ta đến với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là
hiện thân của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa yêu thương nhân
loại nên đã ban tặng Con yêu dấu là Đức Giêsu. Người đến với con người trong
lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Người đem ơn cứu độ và đem hạnh phúc đến cho
mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Đức Giêsu đã đến thăm nhiều người,
nhiều gia đình. Người quan tâm chăm sóc chữa lành những bệnh nhân. Người giảng
dạy và ân cần với những người nghèo. Ngưòi cải hóa nhiều tội nhân. Người biểu lộ
tình yêu thương cho mọi người.Đức Giêsu muốn chúng ta tiếp nối công việc của
Người.
Một trong những vấn đề mục vụ
hàng đầu của linh mục là thăm viếng giáo dân. Khi đến một giáo xứ mới, công
việc đầu tiên của linh mục là đi thăm tất cả các gia đình trong giáo xứ. Như
mục tử với đoàn chiên, linh mục biết tình hình chung, biết hoàn cảnh mọi gia
đình trong xứ. Từ đó có kế hoạch mục vụ để mang lại hiệu quả thiết thực cho
cộng đoàn.
Các tu sĩ, các hội đoàn trong
giáo xứ có những thời giờ thăm viếng mục vụ. Đến với các bệnh nhân, người già
cả, người nghèo, gia đình rối, gia đình bất hoà luôn được coi là việc tông đồ.
Đem Chúa đến với anh chị em của mình là niềm vui và là sứ mạng của người tín
hữu.
Trong cuộc sống xô bồ ngày
nay, chuyện đi thăm viếng nhau ngày càng ít dần. Nhất là những người sống nơi
thành thị. Có khi hai người ở sát nhà nhau mà không gặp nhau suốt cả tháng dài.
Tình nghĩa láng giềng ngày càng lợt lạt, thay vào đó là đèn nhà ai nhà nấy
sáng, sống chết mặc bay. Linh mục Azevedo nhận xét : ngay cả những tu sĩ ở cùng
một cộng đoàn mà nhiều khi chỉ sống bên cạnh nhau chứ không phải sống với
nhau.Ngược lại, có những người thăm viếng nhau hàng ngày, mỗi ngày bỏ rất nhiều
thời giờ để nói chuyện cà kê dê ngỗng với nhau hoặc ngồi lê đôi mách, nói hành
nói xấu, đơm điều đặt chuyện. Việc họ thăm viếng nhau chẳng những không giúp
ích gì cho nhau mà còn làm dịp tội cho nhau và là dịp để nói xấu người khác.
Đức Maria viếng thăm, phục vụ
và đem Chúa đến với gia đình bà Isave. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp và là mẫu gương
cho mọi tín hữu noi theo Mẹ. Dành thời giờ quý báu để thăm nhau. Chia sẽ tình
thương và đem niềm vui có Chúa cho tha nhân luôn là sứ vụ của con cái Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con
biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh
chúng con. Xin giúp chúng con biết hy sinh thì giờ cho dù rất quí báu để năng
đến gặp gỡ, thăm viếng nhau, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và
nhu cầu của anh chị em. Xin giúp chúng con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và
tìm mọi cách để giúp đỡ những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Lời Chúa Mỗi
Ngày
Lễ Mẹ đi thăm viếng
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:Chúa hạ bệ người quyền thế và nâng cao kẻ khiêm nhường.
Luôn
luôn có một sự tương phản giữa con người và Thiên Chúa: Con người yêu thích
quyền cao, chức trọng; Thiên Chúa yêu mến kẻ hèn kém, khiêm nhường. Con người
thích được mọi người phục vụ; Thiên Chúa yêu mến kẻ phục vụ mọi người. Con
người trốn tránh đau khổ; Thiên Chúa yêu mến những người đau khổ... Một cách cụ
thể, Thiên Chúa chọn cha sở xứ Ars, một người ít học, quê mùa làm quan thầy
hàng giáo sĩ; Ngài chọn Mẹ Têrêxa phục vụ kẻ nghèo để đưa bao nhiêu người vào
Giáo Hội. Ngài chọn một y tá Martinô để chữa bệnh biết bao người, ngay cả tại
Việt Nam .
Các
bài đọc hôm nay muốn nêu bật công trình kỳ diệu của Thiên Chúa nơi những người
vâng phục nghèo hèn. Trong bài đọc I, ngôn sứ Sophonia tiên báo Chúa sẽ đưa con
cái Israel và Judah còn lại
từ khắp nơi trở về để xây dựng lại quê hương và Đền Thờ trong vui mừng, giữa
lúc không còn tia hy vọng nào nữa. Trong Phúc Âm, bà Elisabeth nhận ra ngay lý
do Maria được tôn phong làm Mẹ Thiên Chúa vì Maria tin những gì Chúa phán sẽ
được thực hiện. Mẹ Maria cũng nhận ra quyền năng của Thiên Chúa thực hiện nơi
Mẹ, một thôn nữ nghèo hèn.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Án lệnh phạt ngươi, Đức Chúa đã rút lại, thù địch của ngươi, Người
đã đẩy lùi xa.
1.1/
Bất tuân lệnh Thiên Chúa là lý do của hai cuộc lưu đày: Hai lý do khơi dậy
sự tức giận của Thiên Chúa khiến Ngài để mặc dân Do-thái cho kẻ thù phương Bắc
Assyria và Babylon
giày xéo và mang đi lưu đày:
(1)
Rời bỏ Thiên Chúa để chạy theo các thần ngoại bang: Khi con người trở nên
giàu có, họ có khuynh hướng xa lìa Thiên Chúa như câu tục ngữ Việt Nam
“no cơm rửng mỡ.” Đọc các Sách Ngôn Sứ, chúng ta thấy Thiên Chúa không ngừng
gởi các ngôn sứ tới để kêu gọi dân ăn năn trở lại; nhưng họ đã không thèm nghe,
lại còn bắt bớ, xỉ nhục và bỏ tù nữa.
(2)
Sống bất công với người nghèo khổ: Lý do chính con người trở nên giàu có không
phải vì chăm chỉ làm ăn, mà là đối xử bất công với người nghèo khổ. Những kẻ
quyền thế lợi dụng quyền hành để chiếm đất đai của dân nghèo hay trả lương
không đủ để họ có thể sống. Khi tiếng dân nghèo kêu kên Thiên Chúa, Ngài sẽ
lắng nghe họ.
1.2/
Tin tưởng nơi tình thương Thiên Chúa: Thiên Chúa phải ra tay sửa phạt dân không
phải vì Ngài ghét bỏ họ; nhưng để họ nhận ra những lỗi lầm mà ăn năn trở lại.
Trong khi dân chúng phải sống cực khổ nơi lưu đày, Thiên Chúa vẫn không ngừng
gởi các ngôn sứ tới để cung cấp niềm hy vọng cho dân: Nếu họ biết ăn năn trở
lại, Ngài sẽ ra tay cứu thoát họ.
Tiên
tri Sophonia là một trong các tiên tri sống trong nơi lưu đày với dân. Sứ điệp
của tiên tri gởi đến cho dân là “Reo vui lên, hỡi thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi
nào, nhà Israel
hỡi! Hỡi thiếu nữ Jerusalem ,
hãy nức lòng phấn khởi. Án lệnh phạt ngươi, Đức Chúa đã rút lại, thù địch của
ngươi, Người đã đẩy lùi xa.”
Nhiều
người sẽ nản lòng và không tin, nếu họ nghĩ xưa kia còn vua và binh lính mà còn
chưa giữ được quốc gia; phương chi bây giờ phải chịu khốn khổ nơi lưu đày, lấy
binh lính và khí giói đâu mà chống lại quân thù? Những người hiểu như thế là
chưa biết uy quyền và sự quan phòng của Thiên Chúa. Lịch sử chứng minh Thiên
Chúa đưa dân về mà không cần đến lực lượng quân sự. Ngài thay dạ đổi lòng vua
Dân Ngoại Persia
để vua này không những ra chiếu chỉ cho dân hồi hương mà còn cấp tiền của để
dân kiến thiết lại xứ sở và Đền Thờ.
2/
Phúc Âm: Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?
2.1/
Elisabeth nhận ra chức vụ “Mẹ Thiên Chúa” của Maria: Có hai điều kỳ lạ xảy ra
cho Elisabeth trong cuộc gặp gỡ này.
+
Điều lạ thứ nhất: Maria chưa hề hé môi nói cho Elisabeth biết những gì Thiên Chúa
sẽ thực hiện nơi mình; nhưng chỉ cần sự hiện diện của Maria, Elisabeth đã biết
tất cả. Bà biết là do sự hiện diện của Thánh Thần bao trùm cả hai mẹ con như
lời bà thú nhận: “vừa nghe tiếng bà Maria chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên
vui sướng, và bà được đầy tràn Thánh Thần.” Ngài là Thần Chân Lý, vì thế, không
lạ gì Elisabeth biết: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người
con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.”
+
Điều lạ thứ hai: Elisabeth biết rõ Maria được Thiên Chúa tôn phong là thân mẫu
của Chúa Giêsu vì Maria “tin Lời Chúa phán cùng em sẽ được thực hiện.”
2.2/
Maria nhận ra ý thích và quyền năng thực hiện của Thiên Chúa.
Nhiều
học giả cho bài ngợi ca “Magnigicat” không phải của thánh sử Lucas, cũng không
phải của Maria; nhưng đã có trong truyền thống và được đặt vào đây để nói lên
tâm trạng biết ơn của Maria dành cho Thiên Chúa. Điều này cũng dễ hiểu, vì các
tín hữu thường thuộc lòng những bài ca quen thuộc và hát lên để tạ ơn Thiên
Chúa khi cơ hội tới như bài “Tán tụng hồng ân” mà nhiều người chúng ta hát
trong các dịp để tạ ơn. Tuy nhiên, chúng ta đừng đánh giá thấp sự linh hứng của
Thánh Thần trong Mẹ Maria, Ngài có thể giúp Mẹ làm chuyện này.
Hai
điều quan trọng chúng ta học được trong bài “Ngợi Ca” hôm nay:
(1)
Chúa yêu thích kẻ khiêm nhường và ghét người kiêu căng: Trước tiên, Mẹ nhận
ra những điều Chúa làm cho Mẹ là hoàn toàn do ý định và uy quyền của Ngài. Mẹ
chỉ là phận nữ tỳ hèn mọn, không đáng nhận những ơn lành này. Mẹ ngợi ca tình
yêu của Thiên Chúa và ước mong cho mọi người biết những việc Ngài làm.
Tại
sao Thiên Chúa không thích người kiêu căng? Thứ nhất, người kiêu căng ăn cắp
công ơn của Thiên Chúa đã làm cho họ. Hiểu cho tới ngọn nguồn, chẳng có sự gì
con người có được mà không đến từ Thiên Chúa: quyền thế, danh vọng, của cải,
tài năng, thời gian... Thứ hai, kiêu căng làm con người kiêu căng nghĩ mình
không cần Thiên Chúa. Nếu họ nghĩ mình có thể làm mọi sự, họ sẽ không cần chạy
đến với Ngài. Sau cùng, kiêu căng làm con người khinh thường tha nhân, vì không
được như họ.
(2)
Chúa trông đến kẻ khó nghèo: “Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại
đuổi về tay trắng.” Đây cũng là phúc đầu tiên trong Bát Phúc. Khó nghèo không
chỉ hiểu là nghèo khó về phương diện vật chất, nhưng giầu có khó vào Nước Trời
vì nó làm cho con người xa Thiên Chúa, như trường hợp của chàng thanh niên giàu
có. Nghèo khó hiểu cho đúng phải bao gồm mọi khía cạnh của đời sống. Con người
phải ý thức mình cần Thiên Chúa trong mọi sự và không thể sống thiếu ơn lành
của Thiên Chúa: sự hiện hữu, tình yêu, sự thật, ơn thánh...
ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
-
Chúng ta phải tin tưởng và tuân giữ những gì Thiên Chúa truyền nếu muốn được
Thiên Chúa bảo vệ và chúc lành. Cãi lệnh Thiên Chúa chỉ chuốc lấy thiệt hại vào
thân.
-
Làm theo thánh ý Thiên Chúa là điều kiện để được Ngài chúc phúc. Chúng ta đừng
kiêu căng đánh cắp công ơn của Ngài đã đổ xuống trên chúng ta.
Linh mục Anthony Đinh Minh
Tiên OP
31/05/13 THỨ
SÁU TUẦN 8 TN
Đức Mẹ đi viếng Bà Thánh Isave
Lc 1,39-56
Đức Mẹ đi viếng Bà Thánh Isave
Lc 1,39-56
NIỀM VUI TRONG ĐỨC TIN
Bà Êlisabét nói: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện
những gì Người đã nói với em.” (Lc 1,45)
Suy niệm: Trước khi Đức Giêsu công bố Tám
Mối Phúc Thật, bà Êlisabét đã nói lên mối phúc thứ nhất của Tin Mừng: “Phúc cho em là kẻ đã tin...” Đức Maria là người hạnh phúc vì đã tin vào Chúa, tin Thiên Chúa
thực hiện những điều kỳ diệu trong cuộc đời mình, dù những điều kỳ diệu ấy có
vẻ khó tin. Đức Maria được gọi là người lữ hành trong đức tin, mà khởi điểm
hành trình đức tin ấy là sự kiện Truyền Tin (Thông điệpMẹ Đấng Cứu Chuộc, 14). Hôm nay ngài tiếp tục
hành trình đức tin qua việc thăm viếng bà Êlisabét. Không phải chuyện viếng
thăm thông thường giữa hai người chị em, nhưng là gặp gỡ để chia sẻ niềm vui
đức tin. Cũng chẳng phải chỉ là cuộc hạnh ngộ của hai người mẹ, nhưng còn là
gặp gỡ giữa hai người con: thai nhi Giêsu và thai nhi Gioan.
Mời Bạn: Trong Năm Đức Tin này, bạn hãy
nỗ lực tái khám phá niềm vui khi tin vào Chúa, hạnh phúc trong khi sống đức tin
vào Ngài, và hân hoan trong mối tương quan thân thiết với Ngài để đức tin luôn
là động lực, là nền tảng cho mọi chọn lựa của đời bạn.
Chia sẻ: Làm sao để tái khám phá thấy
niềm vui trong cuộc sống đức tin?
Sống Lời Chúa: Noi gương Đức Maria, người lữ
hành trong đức tin, tôi sẽ cố gắng sống 24 giờ mỗi ngày trong đức tin, nhìn
thấy Chúa hiện diện trong mọi biến cố lớn nhỏ xảy ra trong ngày.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ Maria, người lữ hành
trong đức tin, chúng con ngưỡng mộ mẫu gương sống đức tin của Mẹ. Xin giúp
chúng con noi gương Mẹ, tiến bước theo Chúa trong niềm tin tưởng phó, và luôn
cảm nhận được niềm vui khi sống đức tin hằng ngày. Amen.
Maria ở lại độ ba tháng
Suy niệm:
Từ Nadarét, Chị Maria đã phải đi 160 cây số để đến nhà ông bà
Dacaria.
Ngày nay, người ta cho rằng nhà của ông bà tư tế này là ở En Kerem,
một ngôi làng nằm trên đồi, vây bọc bởi những cây ô liu và vườn nho,
cách Giêrusalem 6 cây số về hướng tây.
Cuộc hành trình vất vả, dài như cuộc hành hương lên Đền Thánh.
Chị Maria không đi một mình, chắc Chị đi với một người bà con.
Hơn nữa, chị đi với Giêsu đang lớn lên trong lòng Chị.
Khi nghe sứ thần nói bà chị họ Êlisabeth già nua đang mang thai,
Maria thấy mình có bổn phận phải vội vã lên đường.
Chị muốn đem đến cho bà Êlisabeth sự hiện diện của Chị.
Ngày nay, người ta cho rằng nhà của ông bà tư tế này là ở En Kerem,
một ngôi làng nằm trên đồi, vây bọc bởi những cây ô liu và vườn nho,
cách Giêrusalem 6 cây số về hướng tây.
Cuộc hành trình vất vả, dài như cuộc hành hương lên Đền Thánh.
Chị Maria không đi một mình, chắc Chị đi với một người bà con.
Hơn nữa, chị đi với Giêsu đang lớn lên trong lòng Chị.
Khi nghe sứ thần nói bà chị họ Êlisabeth già nua đang mang thai,
Maria thấy mình có bổn phận phải vội vã lên đường.
Chị muốn đem đến cho bà Êlisabeth sự hiện diện của Chị.
Một sự hiện diện khiêm tốn và lịch sự.
Chị đã mở lời chào khi vừa bước vào nhà ông bà tư tế Dacaria.
Chúng ta không rõ Maria đã chào như thế nào,
nhưng lời chào của Chị đã làm bật dậy nơi bà Êlisabeth
một chuỗi những âm vang mạnh mẽ và bất ngờ.
Tai vừa nghe lời chào của cô em Maria,
Êlisabeth thấy thai nhi trong lòng mình nhảy lên vì vui sướng (cc. 41, 44).
Lập tức bà được đầy tràn Thánh Thần.
Thánh Thần đã khiến bà nhận ra những mầu nhiệm lớn lao
đang diễn ra trong cuộc hạnh ngộ ở đây, vào giây phút này.
Êlisabeth lớn tiếng ca ngợi Maria là người phụ nữ diễm phúc nhất.
Maria có phúc vì được chọn làm Mẹ sinh ra Đấng Cứu độ (c. 42),
và vì đã tin Chúa sẽ thực hiện những gì Người nói với mình (c. 45).
Ngỡ ngàng và ngây ngất trong hạnh phúc, Êlisabeth kêu lên :
“Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa của tôi đến với tôi thế này?” (c. 43).
Như thế mầu nhiệm ẩn kín nơi Chị Maria, bà Êlisabeth đã biết.
Ngược lại, khi thấy bà chị họ của mình mang thai,
Maria xác tín hơn vào những lời sứ thần đã nói với mình.
Chị đã mở lời chào khi vừa bước vào nhà ông bà tư tế Dacaria.
Chúng ta không rõ Maria đã chào như thế nào,
nhưng lời chào của Chị đã làm bật dậy nơi bà Êlisabeth
một chuỗi những âm vang mạnh mẽ và bất ngờ.
Tai vừa nghe lời chào của cô em Maria,
Êlisabeth thấy thai nhi trong lòng mình nhảy lên vì vui sướng (cc. 41, 44).
Lập tức bà được đầy tràn Thánh Thần.
Thánh Thần đã khiến bà nhận ra những mầu nhiệm lớn lao
đang diễn ra trong cuộc hạnh ngộ ở đây, vào giây phút này.
Êlisabeth lớn tiếng ca ngợi Maria là người phụ nữ diễm phúc nhất.
Maria có phúc vì được chọn làm Mẹ sinh ra Đấng Cứu độ (c. 42),
và vì đã tin Chúa sẽ thực hiện những gì Người nói với mình (c. 45).
Ngỡ ngàng và ngây ngất trong hạnh phúc, Êlisabeth kêu lên :
“Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa của tôi đến với tôi thế này?” (c. 43).
Như thế mầu nhiệm ẩn kín nơi Chị Maria, bà Êlisabeth đã biết.
Ngược lại, khi thấy bà chị họ của mình mang thai,
Maria xác tín hơn vào những lời sứ thần đã nói với mình.
Một sự hiện diện mang tính phục vụ.
Maria đã ở với bà Êlisabeth độ ba tháng để giúp bà trong lúc sinh nở.
Tất cả những việc trong nhà, hẳn chị Maria đã tận tâm chu tất.
Khi Chị nhận mình là nữ tỳ của Chúa (Lc 1, 38),
khi bà Êlisabeth gọi Chị là Mẹ của Chúa tôi (c. 43),
thì Chị lại trở nên nữ tỳ phục vụ bà chị họ cao niên.
Sự hiện diện của Chị đem lại cho cả nhà niềm vui và hạnh phúc.
Giêsu vẫn lớn lên từng ngày trong Chị, và Chị cảm nhận điều đó.
Lời ca Magnificat chẳng phải chỉ được cất lên một lần.
Lời ngợi khen ấy thấm nhuần cuộc sống của Chị.
Mãi mãi Chị là nữ tỳ hèn mọn được Thiên Chúa cúi xuống (c. 48).
Và Chị biết mình cũng phải cúi xuống để phục vụ tha nhân.
Maria đã ở với bà Êlisabeth độ ba tháng để giúp bà trong lúc sinh nở.
Tất cả những việc trong nhà, hẳn chị Maria đã tận tâm chu tất.
Khi Chị nhận mình là nữ tỳ của Chúa (Lc 1, 38),
khi bà Êlisabeth gọi Chị là Mẹ của Chúa tôi (c. 43),
thì Chị lại trở nên nữ tỳ phục vụ bà chị họ cao niên.
Sự hiện diện của Chị đem lại cho cả nhà niềm vui và hạnh phúc.
Giêsu vẫn lớn lên từng ngày trong Chị, và Chị cảm nhận điều đó.
Lời ca Magnificat chẳng phải chỉ được cất lên một lần.
Lời ngợi khen ấy thấm nhuần cuộc sống của Chị.
Mãi mãi Chị là nữ tỳ hèn mọn được Thiên Chúa cúi xuống (c. 48).
Và Chị biết mình cũng phải cúi xuống để phục vụ tha nhân.
Mọi cuộc gặp gỡ của chúng ta hằng ngày đều có tính linh thánh.
Trong niềm vui của Thánh Thần, ta vừa cho đi, vừa nhận lãnh,
vừa ngợi khen Chúa, vừa phục vụ con người.
Ước gì chúng ta thấy mình lớn lên nhờ dám mở ra để gặp gỡ.
Trong niềm vui của Thánh Thần, ta vừa cho đi, vừa nhận lãnh,
vừa ngợi khen Chúa, vừa phục vụ con người.
Ước gì chúng ta thấy mình lớn lên nhờ dám mở ra để gặp gỡ.
Cầu nguyện:
Lạy Mẹ Maria,
khi đọc Phúc Âm,
lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.
Mẹ đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Đức Giêsu.
Mẹ đưa con đi trốn, rồi dâng Con trong đền thờ.
Mẹ tìm con bị lạc và đi dự tiệc cưới ởCana .
Mẹ đi thăm Đức Giêsu khi Ngài đang rao giảng.
Và cuối cùng Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ.
khi đọc Phúc Âm,
lúc nào chúng con cũng thấy Mẹ lên đường.
Mẹ đi giúp bà Isave, rồi đi Bêlem sinh Đức Giêsu.
Mẹ đưa con đi trốn, rồi dâng Con trong đền thờ.
Mẹ tìm con bị lạc và đi dự tiệc cưới ở
Mẹ đi thăm Đức Giêsu khi Ngài đang rao giảng.
Và cuối cùng Mẹ đã theo Ngài đến tận Núi Sọ.
Mẹ lên đường để đáp lại một tiếng gọi
âm thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong,
từ con người hay từ Thiên Chúa.
Chúng con thấy Mẹ luôn đi với Đức Giêsu
trong mọi bước đường của cuộc sống.
Chẳng phải con đường nào cũng là thảm hoa.
Có những con đường đầy máu và nước mắt.
âm thầm hay rõ ràng, từ ngoài hay từ trong,
từ con người hay từ Thiên Chúa.
Chúng con thấy Mẹ luôn đi với Đức Giêsu
trong mọi bước đường của cuộc sống.
Chẳng phải con đường nào cũng là thảm hoa.
Có những con đường đầy máu và nước mắt.
Xin Mẹ dạy chúng con
đừng sợ lên đường mỗi ngày,
đừng sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa
dù phải chấp nhận đoạn tuyệt chia ly.
đừng sợ lên đường mỗi ngày,
đừng sợ đáp lại những tiếng gọi mới của Chúa
dù phải chấp nhận đoạn tuyệt chia ly.
Xin giữ chúng con luôn đi trên Đường-Giêsu
để chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ
đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa.
để chúng con trở thành nẻo đường khiêm hạ
đưa con người hôm nay đến gặp gỡ Thiên Chúa.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J
Suy niệm Lc
1,39-56
Sự
kiện Đức Maria ra đi thăm viếng bà Elizabeth
để lại cho chúng ta những bài học hết sức quý giá.
1. Bài học từ bỏ và hy sinh
Khi
chấp nhận ra đi thăm người chị họ Elizebeth là Đức Maria đã sẵn sàng chấp nhận
từ bỏ:
- Bỏ
mái ấm gia đình với những gì đang có, như sự yên hàn, những tiện nghi, dẫu là
tiện nghi tối thiểu.
- Bỏ
lại những công việc gia đình hàng ngày và những thói quen nhỏ nhặt.
- Bỏ những
bận tâm lo lắng cho bản thân và gia đình mình.
Từ bỏ
những gì quen thuộc với mình là điều rất khó. Thế nhưng, nếu không dám từ bỏ
thì không thể lên đường.
Sự cất
bước lên lên đường của Đức Maria cần phải hy sinh.
- Hy sinh
chỗ ở thân quen, chỗ nằm êm ấm cho dẫu là nhà tre vách lá, chiếu rách giường
xiêu.
- Hy sinh
mang lấy hành trang nặng nề trên vai gầy và tiến bước nặng nhọc đang lúc lòng
mang dạ chữa.
- Hy sinh
chịu gian lao thử thách để băng qua những vùng đồi núi, sa mạc, giữa bầu trời
nắng gắt với bao là hiểm trở, đói khát dọc đường.
Đến với
những nơi phồn hoa phố thị, vào với những biệt thự sang trọng, gặp gỡ những đại
gia, được đón tiếp nồng hậu, được thết đãi bởi những bữa ăn cao lương mỹ vị đã
là một hy sinh; huống chi ra đi đến những nơi đèo dốc hiểm trở, vào ở trong
ngôi nhà nghèo nàn như nhà của Giacaria có lẽ chẳng ai muốn bao giờ. Hơn nữa
đến viếng thăm gia đình của Giacaria chẳng được phục vụ chu đáo, trái lại Đức
Maria còn phải lo lắng chăm sóc cho bà chủ nhà trong lúc sắp sinh nở quả là một
hy sinh lớn lao.
Nhưng điều
mà con người không muốn ấy thì Đức Maria lại thực hiện cách vội vàng "vội
vả lên đường".
Động lực
nào đã thúc đẩy Đức Maria ra đi thăm viếng bà Elizabeth ? Nếu không phải là động lực của
tình yêu. Chính tình yêu là động lực giúp cho Đức Maria sẵn sàng từ bỏ, chấp
nhận hy sinh để ra đi thăm viếng và giúp đỡ người chị họ mình trong lúc khó
khăn. Chính tình yêu thúc bách Đức Maria ra đi để chia sẻ niềm vui. Vui vì đang
cưu mang Đấng Cứu Thế. Niềm vui ấy mong muốn được chia sẻ cùng người chị họ và
cho gia đình Giacaria. Vui vì "có Chúa ở cùng".
2. Bài
học của yêu thương phục vụ.
Không chỉ đơn thuần thăm viếng
để chia sẻ niềm vui, Mẹ còn chấp nhận hy sinh thời giờ và công việc gia đình để
ở lại với người chị họ, không phải một giờ hai giờ, một ngày hai ngày mà là
suốt ba tháng.
Ở lại không phải để được phục
vụ, để sống trong cảnh nệm êm chăn ấm nhưng để giúp đỡ người chị họ đang mang
thai và sinh con trong lúc tuổi già. Đức Maria "đến để phục vụ chứ không
phải được phục vụ".
Ngày nay, thời đại văn minh,
tiến bộ con người không còn nhiều thời gian thăm viếng nhau. Có chăng người ta
chỉ thăm nhau bằng một cú điện thoại hay vài hàng chữ qua Email, họa hiếm lắm
người ta mới đến với nhau với tính cách xã giao, hời hợt.
Giữa cuộc sống bộn bề lo toan
cơm áo gạo tiền, vất vả nhọc nhằn, việc đến thăm nhau chân tình là điều rất
quý. Nhất là thăm viếng mục vụ lại là việc làm cao quý biết bao.
Thăm viếng một bệnh nhân để
lắng nghe họ tâm sự cũng là góp phần chữa lành họ. Có mặt bên cạnh một một gia
đình đang gặp chuyện bất hoà để chia sẻ nỗi niềm của họ cũng là góp phần hàn
gắn gia đình họ trước nguy cơ rạn vỡ, thăm viếng những gia đình ngụi lạnh trong
đạo thánh để hâm nóng lại tình yêu Chúa, cần thiết lắm thay. Thăm viếng những
gia đình nghèo khổ, những bệnh nhân già yếu để chia sẻ, an ủi, động viên và
cũng cố đức tin là nhiệm vụ hết sức quan trọng của đời kitô hữu....
Dĩ nhiên để làm được điều đó
cần phải "có Chúa ở cùng", nhất là dám chấp nhận hy sinh từ bỏ, cũng
như ý thức sống trong tinh thần phục vụ yêu thương chân thành theo gương Mẹ
Maria. Xin Mẹ thương giúp chúng con.
Lm. Seoka
Hãy Nâng Tâm
Hồn Lên
31 THÁNG
NĂM
Một Tinh Thần Nhập Thể
Con người,
được tạo nên giống hình ảnh Thiên Chúa, vừa là một hữu thể tinh thần vừa là một
hữu thể thể lý. Con người được liên kết với thế giới chất thể xuyên qua nhân
tính của mình, tuy nhiên con người cũng vượt trên thế giới chất thể – bởi vì
con người là tinh thần. Con người là một ngôi vị. Chân lý này về con người là
một phần của đức tin chúng ta. Thánh Kinh mặc khải rằng Thiên Chúa “tạo nên con
người theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài”. Chân lý này về bản tính con người
đã không ngừng được quyền giáo huấn của Giáo Hội chuyển đạt qua bao thế kỷ.
Chân lý về
bản tính con người không ngừng được khảo cứu qua sự nghiên cứu của triết học
hay của các khoa học nhân văn khác. Chúng ta có thể nhận thấy điều này trong nỗ
lực nghiên cứu của khoa nhân loại học. Chúng ta thấy rằng con người là một tinh
thần nhập thể, hay một tinh thần ở trong một thân xác. Hoặc ta cũng có thể nói
rằng con người là một thân xác được khuôn hình trong một tinh thần bất tử. Một
cách nào đó, có thể suy luận ra điều này bằng cách nghiên cứu trình thuật sáng
tạo trong Sách Sáng Thế. Đặc biệt, chúng ta nên sử dụng trình thuật Gia-vít –
là trình thuật có sử dụng những hình ảnh có tính nhân hình học
(anthropomorphic). Trong đó, chúng ta đọc thấy: “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi
từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một
sinh vật” (St 2, 7).
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan
Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul
II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Đức Maria Thăm Viếng Bà
Elizabeth
Xp
3, 14-18a ; Lc 1, 39-56.
LỜI
SUY NIỆM : Lễ Đức Mẹ Maria đi thăm Bà Elizabeth cho chúng ta một mẫu cầu nguyện
cần thiết cho đời sống của chúng ta. Đồng thời đánh thức trong tâm hồn của
chúng ta có Chúa hay không ? Ước gì mỗi một Ki-Tô hữu luôn biết dọn mình cho
trong sạch, để được mang Chúa trong mình và đem đến với tha nhân, đặc biệt
những người chưa nhận biết Chúa, để họ nhận ra Chúa mà nhảy mầng như Gioan Tiền
Hô trong lòng của Bà Elizabeth, để họ cũng được trở nên những vị tiền hô cho
Chúa sau này.
Mạnh
Phương
31 Tháng Năm
Lòng Tốt
Của Mẹ Dạy Con Muốn Tiếp Tục Sống
George Washington, một
trong những nhà anh hùng của nền độc lập Hoa Kỳ, thường được đề cao như một
người con chí hiếu đối với mẹ mình.
Sau những trận chiến
cam go nhất, giữa những công việc nặng nề của một nguyên thủ quốc gia, ông
thường về nhà thăm viếng và trò chuyện lâu giờ với người mẹ già.
Một hôm, ngạc nhiên về
sự gắn bó của ông đối với mình, mẹ đã đặt câu hỏi như sau: "Tại sao con
lại chịu khó mất hằng giờ như vậy để ngồi bên cạnh mẹ?".
Vị tổng thống của nước
Mỹ đã trả lời như sau: "Thưa mẹ, ngồi bên cạnh mẹ để lắng nghe mẹ nói,
không phải là một việc mất giờ. Bởi vì, sự thanh thản và lòng tốt của mẹ dạy
con còn muốn tiếp tục sống".
Hôm đó, Giáo Hội mừng
lễ Mẹ đi viếng bà thánh Ysave. Giáo Hội đặt lễ này vào cuối tháng năm như cao
điểm của tháng hoa.
Sự
vội vã lên đường của Mẹ Maria để đi thăm người chị họ cưu mang trong lúc tuổi
già là biến cố khai mạc sứ mệnh của Mẹ: đó là sứ mệnh của một người Mẹ luôn có
mặt để phù trợ con người. Sự hiện diện ấy đã củng cố niềm tin của bà Ysave. Sự
hiện diện ấy đã đem lại niềm an ủi vô bờ cho Gioan Tẩy giả.
Bên
cạnh Chúa Giêsu, từ việc cưới Cana cho đến dưới chân thập giá, và những ngày
đầu của Giáo Hội, Mẹ luôn có mặt để nâng đỡ, để ủi an, để củng cố niềm tin của
mọi người.
Một
cách âm thầm nhưng vô cùng gần gũi, ngày nay lúc nào Mẹ cũng có mặt trong Giáo
Hội và trong từng phút giây của cuộc sống chúng ta.
Tưởng
niệm biến cố Mẹ lên đường đến viếng thăm bà Ysave trong ngày cuối tháng hoa
này, mỗi người Kitô chúng ta được mời gọi để tin tưởng hơn bao giờ hết sự hiện
diện đầy ưu ái của Mẹ có sức mang lại cho chúng ta niềm vui, sự can đảm để tiếp
tục dấn bước trong cuộc lữ hành trần gian này.
Những
lúc mệt mỏi trong cuộc sống, những lúc tối tăm bao trùm cuộc sống, những lúc
hụt hẫng đến độ không còn biết nương tựa vào ai, chúng ta hãy chạy đến với mẹ.
Một vài Kinh Kính Mừng mà chúng ta có thể chỉ đọc một cách máy móc, đó chính là
những giây phút chúng ta đến ngồi bên Mẹ. Ðó không là những phút giây vô ích, trái
lại sự thanh thản của Mẹ, lòng quảng đại của Mẹ sẽ là nguồn nâng đỡ chúng ta.
(Lẽ Sống)
Thứ Sáu 31-5
Lễ Thăm Viếng
Ð
|
ây là một ngày lễ được thiết lập trễ, trong khoảng thế kỷ 13 hay
14. Ngày lễ này được thiết lập trong toàn Giáo Hội để cầu nguyện cho sự hiệp
nhất. Chỉ mới đây, ngày cử hành lễ được ấn định theo sau Lễ Truyền Tin vào
tháng Ba và trước lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả vào tháng Sáu.
Cũng như mọi lễ khác về Ðức Maria, lễ này có liên hệ chặt chẽ với
Ðức Giêsu và công trình cứu chuộc của Người. Các nhân vật chính trong cuộc thăm
viếng (xem Luca 1:39-45) là Ðức Maria và bà Êlidabét. Tuy nhiên, tiềm ẩn ở đằng
sau là Ðức Giêsu và Gioan Tẩy Giả. Ðức Giêsu đã làm Gioan Tẩy Giả nhẩy lên vì
vui mừng -- niềm vui cứu độ của Ðấng Thiên Sai. Ngược lại, bà Êlidabét được
tràn đầy Chúa Thánh Thần và cất lời ca tụng Ðức Maria -- mà những lời này còn
vang vọng qua các thế hệ.
Cần biết rằng chúng ta không có tài liệu tường thuật chi tiết về
cuộc gặp gỡ này. Ðúng hơn, Thánh Luca, lên tiếng thay cho Giáo Hội, đã dùng một
bài thơ có tính cách cầu nguyện để diễn tả lại biến cố này. Lời bà Êlidabét ca
tụng Ðức Maria là "mẹ của Chúa tôi" có thể coi như sự sùng kính của
Giáo Hội thời tiên khởi đối với Ðức Maria. Như tất cả sự sùng kính Ðức Maria
đích thực, những lời đầu tiên của bà Êlidabét (cũng như của Giáo Hội) là ca
tụng Thiên Chúa vì những gì Người đã thể hiện nơi Ðức Maria. Kế đến, bà mới ca
tụng Ðức Maria vì đã tín thác vào công trình của Thiên Chúa. Sau đó là kinh
Ngợi Khen. Ở đây, chính Ðức Maria (cũng như Giáo Hội) đã nhận biết sự cao trọng
của mình là do Thiên Chúa.
Lời Bàn
Trong Kinh Cầu Ðức Bà, có lời xưng tụng Ðức Maria là "Hòm
Bia Giao Ước." Như Hòm Bia Giao Ước thời xa xưa, Ðức Maria đã giúp
Thiên Chúa hiện diện trong đời sống của mọi người. Như Ðavít nhẩy múa trước Hòm
Bia thì Gioan Tẩy Giả cũng nhẩy lên vì vui mừng. Như Hòm Bia giúp kết hợp 12
dòng họ Israel vì được đặt trong thủ phủ của Ðavít thì Ðức Maria cũng có sức
mạnh kết hợp mọi Kitô Hữu trong Con của ngài. Hiện nay, việc sùng kính Ðức
Maria đã có những chia cách, nhưng hy vọng rằng việc sùng kính đích thực sẽ dẫn
đưa mọi người đến Ðức Kitô và từ đó đến với nhau.
Lời Trích
"Ðược thúc giục bởi lòng bác ái nên Ðức Maria đã đến nhà
người bà con... Trong khi mọi lời của bà Êlidabét đều đầy ý nghĩa, lời sau cùng
của bà dường như quan trọng hơn cả: 'Phúc cho ai tin rằng lời Chúa nói với họ
sẽ được thể hiện' (Luca 1:45). Những lời này có thể liên hệ đến danh xưng 'đầy
ơn phúc' mà thiên sứ đã chúc tụng. Cả hai đoạn này tiết lộ một nội dung căn bản
về Thánh Mẫu Học, có thể nói là chân lý về Ðức Maria, là người đã trở nên thực
sự hiện diện trong mầu nhiệm của Ðức Kitô chỉ vì ngài 'đã tin.' Ơn sủng đầy
tràn mà thiên sứ loan báo có nghĩa là chính Thiên Chúa. Ðức tin của Ðức Maria,
được bà Êlidabét xưng tụng trong cuộc thăm viếng, cho thấy Ðức Trinh Nữ
Nagiarét đã đáp ứng thế nào với ơn sủng này" (Ðức Giáo Hoàng Gioan
Phaolô II, "Mẹ Ðấng Cứu Chuộc," 12).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét