Một trăm ngày đầu của Đức Phanxicô
Đức Phanxicô sắp trải qua 100 ngày đầu tiên trong
cương vị Cha Chung của chúng ta. Việc khởi đầu triều giáo hoàng của ngài đã lôi
cuốn rất nhiều chú ý và cho thấy nhiều phương cách mới trong việc thừa hành vai
trò lãnh đạo Giáo Hội Phổ Quát. Người ta thích thú theo dõi câu truyện đầy bất
ngờ của ngài. Có thể nói: Hoa Thịnh Đốn vừa phấn khích vừa chấn động trước cuộc
bầu cử nhanh chóng, không cần vận động, không ứng cử viên, không cố vấn không
cả quảng cáo, và những thăm dò kết quả chỉ là những làn khói đen hay trắng
thoát ra từ ống khói.
Tại một cuộc bàn luận về vị tân giáo hoàng tại đại học Harvard, khi được hỏi phải phản ứng ra sao trước hiện tượng mới lạ này, một nhà xuất bản Hoa Kỳ đã cho hay: nếu phải viết một cuốn sách về hiện tượng này, chương đầu của ông sẽ là việc từ nhiệm của một vị giáo hoàng lần đầu tiên trong 600 năm. Chương hai sẽ tập chú vào vị linh mục dòng tên 76 tuổi chuyên đáp xe buýt đi làm trong tư cách tổng giám mụcBuenos Aires . Chương ba sẽ là câu truyện cơ
mật viện bầu giáo hoàng, trong đó, vị linh mục dòng Tên này đã được bầu và lấy
tên Phanxicô để bày tỏ quyết tâm vì người nghèo, vì hòa bình và vì môi sinh.
Chương bốn sẽ tường trình những ngày đầu của vị tân giáo hoàng, người xin dân
chúng cầu cho mình được chúc lành trước khi chúc lành cho họ, người đã từ chối
không dọn vào nơi Tông Điện và Thứ Năm Tuần Thánh đã vào nhà tù rửa chân cho
các tù nhân, trong đó có phụ nữ và người Hồi Giáo…
Nhiều người theo dõi câu truyện của ngài với một thái độ ngưỡng phục. Những bài giảng lễ dựa vào Sách Thánh mỗi sáng của ngài quả là nguồn thách thức và phong phú hóa thiêng liêng, chúng vừa khiêu khích vừa tràn trề hy vọng. Sau 100 ngày, Hoa Thịnh Đốn thường tự hỏi chức vụ đã thay đổi người nắm giữ nó ra sao, liệu nhà tân lãnh đạo có khả năng thực hiện bất cứ một thay đổi thực sự nào không và buổi khởi đầu này hứa hẹn gì đối với tương lai. Thiển nghĩ những suy nghĩ sau đây có thể trả lời cho thắc mắc ấy.
Những quan sát buổi đầu
1. Đức Phanxicô đang thay đổi Vatican, chứ không ngược lại. Cho đến nay, Đức Phanxicô đang thay đổi cách thi hành trách nhiệm của một vị giáo hoàng, hơn là bị các trách nhiệm này thay đổi. Ngài cưỡng lại việc bị cô lập và nhấn mạnh tới ý muốn được gần gũi với tân hội đồng gồm 8 vị Hồng Y, với những người cùng sống tại nhà khách, cùng ăn với họ, được điện đàm với các bạn cũ, được gặp gỡ thường xuyên những người ngài phục vụ, nhất là người nghèo và yếu thế. Đức Phanxicô đang thích ứng các lề thói của ngôi vị giáo hoàng theo cung cách mục vụ của ngài, hơn là ngược lại.
2. Cho đến nay, giáo hoàng của mọi người… Đức Phanxicô đang thay đổi lớn lối người ta nhìn ngôi vị giáo hoàng và Giáo Hội. Ngày 14 tháng 6 vừa qua, Real Clear Religion, một trang mạng dẫn ta tới nhiều bài báo và phân tích về tôn giáo, đã đăng tải bài Pope Francis Is Good for Jews của Francis Rocca trên tờ Wall Street Journal và bài Pope Francis Is Good for Protestants của Chris Nye trên tờ Relevant Magazine. Mấy ngày sau, lại có bài He's Our Francis, Too của Timothy George trên ấn phẩm lớn của Tin Lành Christianity Today. Những nhận định kiểu này về ngôi vị giáo hoàng và Giáo Hội không hẳn là chuyện thông thường trong những năm gần đây. Chỉ bằng việc ngài là ai, ngài hành động ra sao, ngài nói năng những gì, Đức Phanxicô đang giúp mọi người, kể cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, nhìn Giáo Hội và sự lãnh đạo của vị giáo hoàng một cách rất khác và rất tích cực. Thực vậy, nhiều người cho hay họ quay về với Giáo Hội vì cảm thấy được Đức Phanxicô chào đón và khuyến khích.
3. Biểu tượng là bản chất. Đức Phanxicô là một người có phong thái đơn giản nhưng lời lẽ lại mạnh mẽ. Biểu tượng vốn là thực chất trong một Giáo Hội bí tích. Nơi ngài sống, quần áo ngài mặc, điểm ngài chủ trương, cách ngài nói, cách ngài vươn tới người khác chứng tỏ cách phục vụ đầy khiêm hạ của ngài trong tư cách Giám Mục Rôma. Các câu truyện về khía cạnh này khá nhiều: trao ghế ngồi và bánhsandwich cho một vệ binh Thụy Sĩ; dừng chân để trả tiền trọ và lấy hành lý tại khách sạn; điện thoại để hủy mua báo tại quê nhà; yêu cầu đồng bào Á Căn Đình đừng tới Rôma dự lễ đăng quang, để dành tiền cho người nghèo; và cảm động hơn cả là rửa chân cho các tù nhân trẻ vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
4. Quyền lực là phục vụ. Ngay từ bài giảng lễ đầu tiên, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh rằng “quyền lực chân chính là phục vụ” và trách nhiệm của ngài là “mở rộng vòng tay để che chở mọi người dân Chúa và âu yếm ôm lấy toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo khổ nhất, yếu đuối nhất, và kém quan trọng nhất”. Không đoàn tùy tùng, không vệ sĩ bảo vệ và không cả một chiến lược truyền thông vĩ đại, chỉ là một mục tử hoàn cầu trên một diễn đàn mới để chia sẻ tin, cậy, mến.
5. Cái tên bao hàm điều gì? Trong các diễn văn, các bài giảng và nhiều sáng kiến khác, Đức Phanxicô luôn đặt người nghèo vào tâm điểm sứ vụ của ngài và sinh hoạt Công Giáo. Ngài luôn đề cao giá trị nhân bản của người nghèo, nhiệm vụ của ta phải bảo vệ cuộc sống và phẩm giá của họ, trách nhiệm của Giáo Hội phải ra ngoài lề cuộc sống để hiện diện và chăm sóc “những người nghèo nhất, yếu đuối nhất và ít quan trọng nhất”. Đây là một biểu lộ giáo huấn Công Giáo, chứ không để đánh trống lảng. Việc Đức Phanxicô nhấn mạnh tới ưu tiên dành cho người nghèo chỉ là một phát biểu can đảm đối với giáo huấn bị nhiều người làm ngơ của Đức Bênêđíctô trong Deus Caritas Est và Caritas in Veritate. Các ngôn từ mạnh mẽ của ngài về “chủ nghĩa tư bản man rợ” và sự dửng dưng đối với người nghèo chính là các ứng dụng giáo huấn Công Giáo truyền thống được nói lên từ một mục tử đầy nhiệt tình mà tâm hồn dành hết cho người nghèo và đôi chân luôn rảo khắp vùng tồi tàn của họ.
6. Lời lẽ đơn sơ mang theo sứ điệp mạnh mẽ. Các phóng viên báo chí rất thích trích dẫn các ngôn từ khiêu khích, đầy thách thức của Đức Phanxicô. Chúng chuyên chở nguyên tắc luân lý và một lòng say mê chân thực. “Chiến tranh là cuộc tự sát của nhân loại vì nó sát hại trái tim, sát hại tình yêu”. “Thực phẩm ta phí phạm là thực phẩm ta ăn cướp của người đói khát”. “Việc thờ phượng bò vàng xưa tìm được hình ảnh mới và vô tâm nơi việc tôn thờ tiền bạc và nền độc tài kinh tế không mặt mũi”. “Giáo Hội là một người mẹ, chứ không phải người giữ em”… Giáo Hội không phải là một tổ chức, nhưng là “một truyện tình”. Cảnh báo chống lại “cuộc sống buồn thảm của các Kitô hữu mê ngủ… các người Công Giáo nằm trên đống khoai… các Kitô hữu chỉ sống đủ tốt”.
Và hẳn giới truyền thông phải cảm phục khi ngài cho rằng “cả người vô thần” cũng được Chúa Kitô cứu chuộc.
7. Đức Phanxicô không chịu thu mình. Đức Phanxicô bất chấp các phạm trù chính trị, ý thức hệ và Giáo Hội đã thành ước lệ. Ngài không làm tuyên úy cho bất cứ phe phái đặc thù nào, nhưng làm nhà lãnh đạo phổ quát nhằm thách thức mọi người chúng ta để qua bên mọi thiên kiến có tính ý thức hệ và các sở thích chính trị để xem sét như mới mọi thách đố của ta bằng lăng kính Tin Mừng và giáo huấn Công Giáo. Như mọi người đều biết, Đức HY Bergoglio từng thách thức các cám dỗ Mácxít nơi một số yếu tố của thần học giải phóng; và ngài cũng không e ngại thách thức các yếu tố của “chủ nghĩa tư ban man rợ” từng loại bỏ không biết bao nhiêu con người. Đức Phanxicô cũng lên án chủ nghĩa duy tương đối vốn làm rỗng ý nghĩa đức tin và ủng hộ một xã hội đang đánh mất nền tảng luân lý của nó. Ngài cũng bác bỏ chủ nghĩa chính thống cực đoan (fundamentalism) “không muốn thay đổi” và những ai “chỉ muốn vặn ngược đồng hồ” và khư khư tìm cách “thuần hóa Chúa Thánh Thần”. Ngài đả phá chủ nghĩa duy tục chủ trương ta có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp mà không cần có Thiên Chúa, và chủ nghĩa duy vật, là chủ nghĩa cho rằng xã hội được đo lường bởi cái ta có hay sản xuất chứ không bởi cung cách ta chăm sóc cho nhau, nhất là chăm sóc người nghèo và người yếu thế.
8. Vấn đề căn tính. Giáo Hội không phải là một tổ chức khác nữa để làm điều thiện, mà là thân thể Chúa Kitô. “Ta có thể xây dựng nhiều thứ, nhưng nếu ta không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, mọi thứ ấy đều vô ích. Ta chỉ có thể trở thành một cơ chế nhân đạo phi chính phủ, chứ không phải là Giáo Hội". Ngài luôn nhấn mạnh sự kiện Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại như là tâm điểm của việc phục vụ và làm chứng của Kitô hữu.
9. Qủy vẫn lẩn quẩn quanh đây. Qủy cũng không được làm ngơ trong các sứ điệp của Đức Phanxicô. Ngài là người của hy vọng, nhưng không quá lạc quan tếu. Có sự hiện diện của ma qủy trong thế gian và trong cuộc sống ta và chúng bắt nguồn từ Satan. Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “bi quan, yếm thế và vu vạ phát xuất từ Sa tan” và nhắc nhở ta “ma qủy luôn đánh lừa ta”.
10. Các nguyên tắc nền tảng luôn quan trọng. Đức Phanxicô nhắc nhở Tổng Giám Mục Canterbury và tất cả chúng ta rằng hợp nhất đòi ta phải “phát huy các giá trị Kitô Giáo trong một thế giới xem ra có lúc đã hoài nghi một số nền tảng của xã hội, chư việc tôn trọng tính thánh thiêng của sự sống con người hay tầm quan trọng của định chế gia đình xây dựng trên hôn nhân”.
11. Thực hiện các nối kết. Đức Phanxicô nối kết các ưu tiên và nguyên tắc trong khi người khác chia rẽ chúng. Vào cuối tuần qua, khi cử hành Tin Mừng Sự Sống, ngài kêu gọi bảo vệ trẻ chưa sinh và người nghèo, coi việc này như minh chứng cho cam kết của ta đối với sự sống. Ngài nói rằng “mục đích của kinh tế và chính trị là phục vụ nhân loại, bắt đầu với những người nghèo nhất và yếu thế nhất bất cứ họ ở đâu, ngay cả ở trong bụng mẹ. Mọi lý thuyết kinh tế và chính trị hay hành động đều phải nhằm cung cấp cho mỗi cư dân của địa cầu những điều tối thiểu để họ sống trong nhân phẩm và tự do, có khả năng hỗ trợ một gia đình, giáo dục được con cái, ca ngợi được Thiên Chúa và phát triển được tiềm năng nhân bản riêng của họ”.
12. Xây cầu, đừng xây tường. Đức Phanxicô tìm cách bắt tay và thuyết phục, tìm kiếm người hồi tâm, chứ không tìm kiếm người lạc đạo. Ngài nói với các nhà báo của tờ Civilta Cattolica: “trách vụ chính của anh chị em không phải là xây tường mà là xây cầu”. Ngài bảo: “qua đối thoại, ta luôn có thể tới gần sự thật, vốn là hồng ân của Thiên Chúa, và làm giầu cho nhau… Điều chủ yếu là hãy mở lòng và trí ra… Ngay cả Giáo Hội, khi trở thành chỉ biết hướng về mình, sẽ trở nên bịnh hoạn và già cỗi”.
13. Đừng giáo sĩ hóa tầng lớp giáo dân. Nhiều năm qua, lúc nào Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh tới ơn gọi làm muối, ánh sáng và men bột của người giáo dân giữa trần gian. Ngài vốn nói rằng “Ta thường hay tập chú vào… cung thánh, hơn là đem Tin Mừng cho thế gian”. Ơn gọi của giáo dân là “sống và truyền bá đức tin nơi gia đình, nơi làm việc, nơi trường học, nơi chòm xóm của họ và ngoài các phạm vi ấy nữa… là thành men tình yêu Chúa giữa lòng xã hội… Người giáo dân có nhiệm vụ sáng tạo và gieo vãi hy vọng, công bố đức tin, không phải từ tòa giảng mà từ… cuộc sống hàng ngày”.
14. Không có chỗ cho người ca thán, bép xép hay bon chen. Đức Phanxicô không có giờ cho “ông hay bà ca thán” hay “những Kitô hữu sầu muộn, mặt mũi lúc nào cũng giống những trái ớt ngâm dấm hơn là tươi vui”. Đối với ngài, phúc âm là “tin vui” và ta phải tỏ ra niềm vui ấy. Ngài cũng không có giờ cho những “niềm vui đen tối của bép xép (gossip)” và cãi cọ nhau giữa các tín hữu. Ngài gọi kiểu tấn công nhau này là “cơ chế xấu xa”. Ngài nhắc nhở ta “đừng nói xấu lẫn nhau. Đừng bôi xấu lẫn nhau. Đừng hạ thấp lẫn nhau”. Theo ngài, “cuối cùng, ta vẫn là những người cùng đi một con đường”. Đức Phanxicô liên tiếp cảnh giác tham vọng của giáo sĩ: “duy nghề nghiệp là phong cùi”.
15. Những người ý thức hệ miễn nạp đơn. Một khai triển ai cũng có thể đoán được trong 100 ngày đầu này là cơn cám dỗ muốn dành Đức Giáo Hoàng cho thứ Công Giáo riêng của mình… là nhà tranh đấu xã hội hay Công Giáo tin lành, là chiến sĩ văn hóa hay người cổ vũ đối thoại, là nhà cải cách hay nhà chấp pháp. Trước đây, câu hỏi chủ yếu là liệu ta có đồng ý với Đức Giáo Hoàng hay không, nay thì liệu Đức Giáo Hoàng có đồng ý với ta hay không. Nhiều người cố gắng giải thích “mất tiêu” việc ngài tha thiết đồng hóa với người nghèo và việc ngài thẳng thừng lên án nền kinh tế hoàn cầu từng bỏ rơi không biết bao nhiêu con người. Nhiều người khác cho rằng tất cả những chuyện công bằng xã hội đều tốt, nhưng liệu ngài có chịu thay đổi giáo huấn về phá thai và hôn nhân đồng tính hay không? Đức Phanxicô không hề làm tuyên úy cho bất cứ phe phái nào, cũng không làm người cổ vũ mua vui (cheerleader) cho bất cứ nghị trình chính trị nào. Thực thế, ngài không có giờ cho những người ý thức hệ, luôn cố tình “sai lạc hóa Tin Mừng… kết cục thành những nhà trí thức vô tài, những nhà đạo đức bất lương. Và thậm chí đừng nói đến cái đẹp, vì họ không hiểu nó chút nào”. Ngài cảnh cáo những ai kình chống Vatican II, những người “không muốn thay đổi” và chỉ “muốn vặn ngược lại đồng hồ”. Ngài cũng cảnh cáo những ai muốn làm rỗng bản chất đức tin, thay thế cầu nguyện bằng “tắm gội vũ trụ”, thay thế việc thực sự gặp gỡ Chúa Kitô bằng việc “rẩy phun thần minh” (god-spray), và hạ thấp đức tin để được người đời tiếp nhận.
16. Đi ra bên lề. Chủ đề nổi bật của 100 ngày đầu này là nếu tự hướng về chính mình, Giáo Hội sẽ sinh bịnh. Theo Đức Phanxicô, “một Giáo Hội mà không ra ngoài, sớm muộn gì, cũng sinh bịnh vì bị khép kín… Điều cũng đúng là ra ngoài phố sẽ gặp nguy cơ bị tai nạn, nhưng nói cho ngay, tôi thích một Giáo Hội bị tai nạn một ngàn lần hơn một Giáo Hội bị bịnh”. Đức Phanxicô kêu gọi Giáo Hội phải ra khỏi chính mình, phải sẵn sàng đón nhận nguy hiểm khi công bố Tin Mừng và bênh vực người nghèo và người yếu thế. Tai nạn là điều chịu đựng được; thái độ và tác phong “tự qui về chính mình” (self-referential)” thì không thể khoan dung.
Dự phóng tương lai
Trước mặt là nhiều quyết định và thách thức quan trọng. Ta biết sắp tới sẽ có hai thông điệp. Đức Phanxicô đang hoàn tất thông điệp về đức tin của Đức Bênêđíctô XVI. Chính ngài sẽ viết thông điệp riêng về người nghèo, một thông điệp sẽ rõ ràng thách thức thái độ im lặng nặng nề của ta xưa nay về người nghèo trong sinh hoạt công. Việc ngài trở lại Châu Mỹ La Tinh chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ là một biến cố và là một thử nghiệm lớn lao. Tương lai không ai đoán được, nhưng ngay bây giờ ta có thể thấy trước một vài phác thảo của con đường trước mặt:
Hợp tác chứ không cô lập: Đức Phanxicô không chịu cô lập. Ngài tìm tham khảo và hợp tác. Ngài đã chọn cho mình nhóm “bát nhân bang” Hồng Y để giúp ngài lãnh đạo Giáo Hội, cố vấn cho ngài cải cách và làm cho Giáo Hội tiến lên phía trước. Phiên họp đầu tiên vào tháng mười sắp tới vừa có tính khai phá vừa có tính tiếp diễn.
Nhân sự là chính sách. Nếu biểu tượng là bản chất, thì ngài chọn ai để cầm đầu các sở bộVatican sẽ là điều quyết định
đối với việc định hướng, định ưu tiên và bầu khí chung cho tương lai Giáo Hội.
Đức Phanxicô chưa khởi sự bổ nhiệm các vị chức sắc cho các vai trò chủ chốt
này. Nhiều người chú y tới việc bổ nhiệm Quốc Vụ Khanh. Tuy nhiên, các chọn lựa
quan trọng nhất là chọn lựa các vị sẽ là giám mục để lãnh đạo các Giáo Hội địa
phương. Nhiều giáo phận lớn của Hoa Kỳ đang chờ mong giám mục mới. Vị nào sẽ là
“giám mục của Đức Phanxicô” đây để dẫn dắt các giáo phận này hướng tới tương
lai?
Các nữ tu đâu phải chuyện đùa. Nói đến Hoa Kỳ, người ta nghĩ ngay đến thử nghiệm lớn của Đức Phanxicô trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng của Hội Đồng Lãnh Đạo Các Nữ Tu (LCWR). Nhiều người tại đây coi các sáng kiến từ trước đến nay của Vatican dường như đang tấn công vào lòng trung thành, việc làm và tư cách thành viên của các cộng đồng nữ tu vốn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người Công Giáo. Phần lớn các giáo dân đang nghiêng về phía các nữ tu. Các dấu hiệu từ trước đến nay chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, có tường trình cho hay trong một cuộc gặp gỡ các nữ tu Châu Mỹ Latinh, Đức Phanxicô tỏ ra muốn có tập chú mới về cuộc khủng hoảng này. Đây là điều khó có thể làm ngơ, vì nó có ý nghĩa biểu tượng đối với việc Giáo Hội xử lý phụ nữ.
Cải tổ: ai phục vụ ai? Dù sao, đức tân giáo hoàng cũng có sứ mệnh phải cải tổ Giáo Triều Rôma một cách đáng kể. Vấn đề căn bản là: Đức Thánh Cha trông vào ai để thực sự dẫn đạo Giáo Hội tiến lên: các giám mục tại các giáo phận địa phương và trong các hội đồng quốc gia và miền, hay trưởng các bộ sở tại Rôma? Nhiều người nhấn mạnh rằng các bộ sở ở Rôma thường hay hành động như những cơ quan đầu não coi thường và hay ra lệnh lạc trịch thượng cho các quản trị viên chi nhánh ở địa phương. Các chỉ trích loại này thường cáo buộc rằng khuynh hướng tập trung quyền hành này dẫn tới việc thiếu phối hợp trầm trọng giữa các bộ sở Vatican, thiếu tham khảo trong các vụ bổ nhiệm giám mục, các cuộc điều tra bất ngờ và nhiều diễn trình có những thách thức không ai tiên đoán. Họ cũng cho rằng các thượng hội đồng và các cơ phận tham vấn khác đã trở thành những nghị trường chán ngắt cho những bài diễn văn 5 phút với thật ít lắng nghe và thảo luận về các vấn đề quan trọng như giáo sĩ lạm dụng tình dục, tự do tôn giáo, thế tục hóa, tranh chấp và nghèo khó hoàn cầu. Quyết định chủ yếu là liệu các cơ chế của Vatican có đó để phục vụ Giáo Hội Hoàn Vũ trong tính đa dạng và hợp nhất của nó hay các Giáo Hội địa phương phải phục dịch hay chịu trách nhiệm trước các cơ chế củaVatican .
Một giáo hoàng biết làm giáo hoàng
Về cuối thừa tác vụ của ngài, Đức Bênêđíctô XVI được nhận định như một giáo hoàng dạy dỗ. Đức Phanxicô, ngay từ đầu, xuất hiện như một mục tử rao giảng bằng lời và gương sáng. Đây chỉ là cách nói quá đơn giản. Thực ra, Giáo Hội của chúng ta luôn diễm phúc có được sự lãnh đạo tuyệt vời để công bố Tin Mừng và xây đắp Nhiệm Thể Chúa Kitô. Các Đức Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI đều đã sử dụng các hồng ân Chúa ban, lòng can đảm và trung thành bản thân để dạy dỗ, lãnh đạo, gợi hứng và phục vụ ở những thời điểm và trong nhiều cách thế khác nhau. Bài này không hẳn nói về thế giá hay năng lực, mà chỉ mô tả cách Đức Tân Giáo Hoàng lãnh đạo Giáo Hội trong thời buổi nhiều thách thức này mà thôi. Đức Phanxicô đã vươn tới những người ngài phục vụ, bênh vực người nghèo, công bố Tin Mừng một cách minh bạch và đầy tin tưởng, áp dụng nó vào các thách đố hàng ngày của ta và cảnh giác ta khỏi tính vị kỷ và xu hướng tội lỗi. Một thí dụ rõ ràng, ngài đã kết án những ai coi bí tích như phần thưởng cho tác phong tốt, chứ không phải máng chuyển ơn thánh Chúa; ngài nhấn mạnh rằng những ai tới với phép rửa và phép hôn phối nên được chào đón, chứ không bị phán đoán. Đây là vị giáo hoàng xuất hiện đúng nghĩa “Đức Thánh Cha”, vị mục tử thông minh, đầy chăm sóc và đơn sơ của giáo xứ hoàn vũ, người hàng ngày dạy dỗ ta bằng những gì ngài nói và làm. Ngài thách thức chúng ta sống thực “tin vui” của Chúa Giêsu Kitô một cách can đảm, vui tươi và khiêm nhường.
Một người không Công Giáo quan sát 100 ngày đầu này cho rằng “các ông có được một vị giáo hoàng biết làm giáo hoàng”. Sau 100 ngày này, hiển nhiên ai cũng mong được thấy phần còn lại của câu truyện diễn tiến ra sao.
Tại một cuộc bàn luận về vị tân giáo hoàng tại đại học Harvard, khi được hỏi phải phản ứng ra sao trước hiện tượng mới lạ này, một nhà xuất bản Hoa Kỳ đã cho hay: nếu phải viết một cuốn sách về hiện tượng này, chương đầu của ông sẽ là việc từ nhiệm của một vị giáo hoàng lần đầu tiên trong 600 năm. Chương hai sẽ tập chú vào vị linh mục dòng tên 76 tuổi chuyên đáp xe buýt đi làm trong tư cách tổng giám mục
Nhiều người theo dõi câu truyện của ngài với một thái độ ngưỡng phục. Những bài giảng lễ dựa vào Sách Thánh mỗi sáng của ngài quả là nguồn thách thức và phong phú hóa thiêng liêng, chúng vừa khiêu khích vừa tràn trề hy vọng. Sau 100 ngày, Hoa Thịnh Đốn thường tự hỏi chức vụ đã thay đổi người nắm giữ nó ra sao, liệu nhà tân lãnh đạo có khả năng thực hiện bất cứ một thay đổi thực sự nào không và buổi khởi đầu này hứa hẹn gì đối với tương lai. Thiển nghĩ những suy nghĩ sau đây có thể trả lời cho thắc mắc ấy.
Những quan sát buổi đầu
1. Đức Phanxicô đang thay đổi Vatican, chứ không ngược lại. Cho đến nay, Đức Phanxicô đang thay đổi cách thi hành trách nhiệm của một vị giáo hoàng, hơn là bị các trách nhiệm này thay đổi. Ngài cưỡng lại việc bị cô lập và nhấn mạnh tới ý muốn được gần gũi với tân hội đồng gồm 8 vị Hồng Y, với những người cùng sống tại nhà khách, cùng ăn với họ, được điện đàm với các bạn cũ, được gặp gỡ thường xuyên những người ngài phục vụ, nhất là người nghèo và yếu thế. Đức Phanxicô đang thích ứng các lề thói của ngôi vị giáo hoàng theo cung cách mục vụ của ngài, hơn là ngược lại.
2. Cho đến nay, giáo hoàng của mọi người… Đức Phanxicô đang thay đổi lớn lối người ta nhìn ngôi vị giáo hoàng và Giáo Hội. Ngày 14 tháng 6 vừa qua, Real Clear Religion, một trang mạng dẫn ta tới nhiều bài báo và phân tích về tôn giáo, đã đăng tải bài Pope Francis Is Good for Jews của Francis Rocca trên tờ Wall Street Journal và bài Pope Francis Is Good for Protestants của Chris Nye trên tờ Relevant Magazine. Mấy ngày sau, lại có bài He's Our Francis, Too của Timothy George trên ấn phẩm lớn của Tin Lành Christianity Today. Những nhận định kiểu này về ngôi vị giáo hoàng và Giáo Hội không hẳn là chuyện thông thường trong những năm gần đây. Chỉ bằng việc ngài là ai, ngài hành động ra sao, ngài nói năng những gì, Đức Phanxicô đang giúp mọi người, kể cả Công Giáo lẫn không Công Giáo, nhìn Giáo Hội và sự lãnh đạo của vị giáo hoàng một cách rất khác và rất tích cực. Thực vậy, nhiều người cho hay họ quay về với Giáo Hội vì cảm thấy được Đức Phanxicô chào đón và khuyến khích.
3. Biểu tượng là bản chất. Đức Phanxicô là một người có phong thái đơn giản nhưng lời lẽ lại mạnh mẽ. Biểu tượng vốn là thực chất trong một Giáo Hội bí tích. Nơi ngài sống, quần áo ngài mặc, điểm ngài chủ trương, cách ngài nói, cách ngài vươn tới người khác chứng tỏ cách phục vụ đầy khiêm hạ của ngài trong tư cách Giám Mục Rôma. Các câu truyện về khía cạnh này khá nhiều: trao ghế ngồi và bánhsandwich cho một vệ binh Thụy Sĩ; dừng chân để trả tiền trọ và lấy hành lý tại khách sạn; điện thoại để hủy mua báo tại quê nhà; yêu cầu đồng bào Á Căn Đình đừng tới Rôma dự lễ đăng quang, để dành tiền cho người nghèo; và cảm động hơn cả là rửa chân cho các tù nhân trẻ vào Ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
4. Quyền lực là phục vụ. Ngay từ bài giảng lễ đầu tiên, Đức Phanxicô đã nhấn mạnh rằng “quyền lực chân chính là phục vụ” và trách nhiệm của ngài là “mở rộng vòng tay để che chở mọi người dân Chúa và âu yếm ôm lấy toàn thể nhân loại, nhất là những người nghèo khổ nhất, yếu đuối nhất, và kém quan trọng nhất”. Không đoàn tùy tùng, không vệ sĩ bảo vệ và không cả một chiến lược truyền thông vĩ đại, chỉ là một mục tử hoàn cầu trên một diễn đàn mới để chia sẻ tin, cậy, mến.
5. Cái tên bao hàm điều gì? Trong các diễn văn, các bài giảng và nhiều sáng kiến khác, Đức Phanxicô luôn đặt người nghèo vào tâm điểm sứ vụ của ngài và sinh hoạt Công Giáo. Ngài luôn đề cao giá trị nhân bản của người nghèo, nhiệm vụ của ta phải bảo vệ cuộc sống và phẩm giá của họ, trách nhiệm của Giáo Hội phải ra ngoài lề cuộc sống để hiện diện và chăm sóc “những người nghèo nhất, yếu đuối nhất và ít quan trọng nhất”. Đây là một biểu lộ giáo huấn Công Giáo, chứ không để đánh trống lảng. Việc Đức Phanxicô nhấn mạnh tới ưu tiên dành cho người nghèo chỉ là một phát biểu can đảm đối với giáo huấn bị nhiều người làm ngơ của Đức Bênêđíctô trong Deus Caritas Est và Caritas in Veritate. Các ngôn từ mạnh mẽ của ngài về “chủ nghĩa tư bản man rợ” và sự dửng dưng đối với người nghèo chính là các ứng dụng giáo huấn Công Giáo truyền thống được nói lên từ một mục tử đầy nhiệt tình mà tâm hồn dành hết cho người nghèo và đôi chân luôn rảo khắp vùng tồi tàn của họ.
6. Lời lẽ đơn sơ mang theo sứ điệp mạnh mẽ. Các phóng viên báo chí rất thích trích dẫn các ngôn từ khiêu khích, đầy thách thức của Đức Phanxicô. Chúng chuyên chở nguyên tắc luân lý và một lòng say mê chân thực. “Chiến tranh là cuộc tự sát của nhân loại vì nó sát hại trái tim, sát hại tình yêu”. “Thực phẩm ta phí phạm là thực phẩm ta ăn cướp của người đói khát”. “Việc thờ phượng bò vàng xưa tìm được hình ảnh mới và vô tâm nơi việc tôn thờ tiền bạc và nền độc tài kinh tế không mặt mũi”. “Giáo Hội là một người mẹ, chứ không phải người giữ em”… Giáo Hội không phải là một tổ chức, nhưng là “một truyện tình”. Cảnh báo chống lại “cuộc sống buồn thảm của các Kitô hữu mê ngủ… các người Công Giáo nằm trên đống khoai… các Kitô hữu chỉ sống đủ tốt”.
Và hẳn giới truyền thông phải cảm phục khi ngài cho rằng “cả người vô thần” cũng được Chúa Kitô cứu chuộc.
7. Đức Phanxicô không chịu thu mình. Đức Phanxicô bất chấp các phạm trù chính trị, ý thức hệ và Giáo Hội đã thành ước lệ. Ngài không làm tuyên úy cho bất cứ phe phái đặc thù nào, nhưng làm nhà lãnh đạo phổ quát nhằm thách thức mọi người chúng ta để qua bên mọi thiên kiến có tính ý thức hệ và các sở thích chính trị để xem sét như mới mọi thách đố của ta bằng lăng kính Tin Mừng và giáo huấn Công Giáo. Như mọi người đều biết, Đức HY Bergoglio từng thách thức các cám dỗ Mácxít nơi một số yếu tố của thần học giải phóng; và ngài cũng không e ngại thách thức các yếu tố của “chủ nghĩa tư ban man rợ” từng loại bỏ không biết bao nhiêu con người. Đức Phanxicô cũng lên án chủ nghĩa duy tương đối vốn làm rỗng ý nghĩa đức tin và ủng hộ một xã hội đang đánh mất nền tảng luân lý của nó. Ngài cũng bác bỏ chủ nghĩa chính thống cực đoan (fundamentalism) “không muốn thay đổi” và những ai “chỉ muốn vặn ngược đồng hồ” và khư khư tìm cách “thuần hóa Chúa Thánh Thần”. Ngài đả phá chủ nghĩa duy tục chủ trương ta có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp mà không cần có Thiên Chúa, và chủ nghĩa duy vật, là chủ nghĩa cho rằng xã hội được đo lường bởi cái ta có hay sản xuất chứ không bởi cung cách ta chăm sóc cho nhau, nhất là chăm sóc người nghèo và người yếu thế.
8. Vấn đề căn tính. Giáo Hội không phải là một tổ chức khác nữa để làm điều thiện, mà là thân thể Chúa Kitô. “Ta có thể xây dựng nhiều thứ, nhưng nếu ta không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, mọi thứ ấy đều vô ích. Ta chỉ có thể trở thành một cơ chế nhân đạo phi chính phủ, chứ không phải là Giáo Hội". Ngài luôn nhấn mạnh sự kiện Chúa Kitô chịu đóng đinh và sống lại như là tâm điểm của việc phục vụ và làm chứng của Kitô hữu.
9. Qủy vẫn lẩn quẩn quanh đây. Qủy cũng không được làm ngơ trong các sứ điệp của Đức Phanxicô. Ngài là người của hy vọng, nhưng không quá lạc quan tếu. Có sự hiện diện của ma qủy trong thế gian và trong cuộc sống ta và chúng bắt nguồn từ Satan. Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “bi quan, yếm thế và vu vạ phát xuất từ Sa tan” và nhắc nhở ta “ma qủy luôn đánh lừa ta”.
10. Các nguyên tắc nền tảng luôn quan trọng. Đức Phanxicô nhắc nhở Tổng Giám Mục Canterbury và tất cả chúng ta rằng hợp nhất đòi ta phải “phát huy các giá trị Kitô Giáo trong một thế giới xem ra có lúc đã hoài nghi một số nền tảng của xã hội, chư việc tôn trọng tính thánh thiêng của sự sống con người hay tầm quan trọng của định chế gia đình xây dựng trên hôn nhân”.
11. Thực hiện các nối kết. Đức Phanxicô nối kết các ưu tiên và nguyên tắc trong khi người khác chia rẽ chúng. Vào cuối tuần qua, khi cử hành Tin Mừng Sự Sống, ngài kêu gọi bảo vệ trẻ chưa sinh và người nghèo, coi việc này như minh chứng cho cam kết của ta đối với sự sống. Ngài nói rằng “mục đích của kinh tế và chính trị là phục vụ nhân loại, bắt đầu với những người nghèo nhất và yếu thế nhất bất cứ họ ở đâu, ngay cả ở trong bụng mẹ. Mọi lý thuyết kinh tế và chính trị hay hành động đều phải nhằm cung cấp cho mỗi cư dân của địa cầu những điều tối thiểu để họ sống trong nhân phẩm và tự do, có khả năng hỗ trợ một gia đình, giáo dục được con cái, ca ngợi được Thiên Chúa và phát triển được tiềm năng nhân bản riêng của họ”.
12. Xây cầu, đừng xây tường. Đức Phanxicô tìm cách bắt tay và thuyết phục, tìm kiếm người hồi tâm, chứ không tìm kiếm người lạc đạo. Ngài nói với các nhà báo của tờ Civilta Cattolica: “trách vụ chính của anh chị em không phải là xây tường mà là xây cầu”. Ngài bảo: “qua đối thoại, ta luôn có thể tới gần sự thật, vốn là hồng ân của Thiên Chúa, và làm giầu cho nhau… Điều chủ yếu là hãy mở lòng và trí ra… Ngay cả Giáo Hội, khi trở thành chỉ biết hướng về mình, sẽ trở nên bịnh hoạn và già cỗi”.
13. Đừng giáo sĩ hóa tầng lớp giáo dân. Nhiều năm qua, lúc nào Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh tới ơn gọi làm muối, ánh sáng và men bột của người giáo dân giữa trần gian. Ngài vốn nói rằng “Ta thường hay tập chú vào… cung thánh, hơn là đem Tin Mừng cho thế gian”. Ơn gọi của giáo dân là “sống và truyền bá đức tin nơi gia đình, nơi làm việc, nơi trường học, nơi chòm xóm của họ và ngoài các phạm vi ấy nữa… là thành men tình yêu Chúa giữa lòng xã hội… Người giáo dân có nhiệm vụ sáng tạo và gieo vãi hy vọng, công bố đức tin, không phải từ tòa giảng mà từ… cuộc sống hàng ngày”.
14. Không có chỗ cho người ca thán, bép xép hay bon chen. Đức Phanxicô không có giờ cho “ông hay bà ca thán” hay “những Kitô hữu sầu muộn, mặt mũi lúc nào cũng giống những trái ớt ngâm dấm hơn là tươi vui”. Đối với ngài, phúc âm là “tin vui” và ta phải tỏ ra niềm vui ấy. Ngài cũng không có giờ cho những “niềm vui đen tối của bép xép (gossip)” và cãi cọ nhau giữa các tín hữu. Ngài gọi kiểu tấn công nhau này là “cơ chế xấu xa”. Ngài nhắc nhở ta “đừng nói xấu lẫn nhau. Đừng bôi xấu lẫn nhau. Đừng hạ thấp lẫn nhau”. Theo ngài, “cuối cùng, ta vẫn là những người cùng đi một con đường”. Đức Phanxicô liên tiếp cảnh giác tham vọng của giáo sĩ: “duy nghề nghiệp là phong cùi”.
15. Những người ý thức hệ miễn nạp đơn. Một khai triển ai cũng có thể đoán được trong 100 ngày đầu này là cơn cám dỗ muốn dành Đức Giáo Hoàng cho thứ Công Giáo riêng của mình… là nhà tranh đấu xã hội hay Công Giáo tin lành, là chiến sĩ văn hóa hay người cổ vũ đối thoại, là nhà cải cách hay nhà chấp pháp. Trước đây, câu hỏi chủ yếu là liệu ta có đồng ý với Đức Giáo Hoàng hay không, nay thì liệu Đức Giáo Hoàng có đồng ý với ta hay không. Nhiều người cố gắng giải thích “mất tiêu” việc ngài tha thiết đồng hóa với người nghèo và việc ngài thẳng thừng lên án nền kinh tế hoàn cầu từng bỏ rơi không biết bao nhiêu con người. Nhiều người khác cho rằng tất cả những chuyện công bằng xã hội đều tốt, nhưng liệu ngài có chịu thay đổi giáo huấn về phá thai và hôn nhân đồng tính hay không? Đức Phanxicô không hề làm tuyên úy cho bất cứ phe phái nào, cũng không làm người cổ vũ mua vui (cheerleader) cho bất cứ nghị trình chính trị nào. Thực thế, ngài không có giờ cho những người ý thức hệ, luôn cố tình “sai lạc hóa Tin Mừng… kết cục thành những nhà trí thức vô tài, những nhà đạo đức bất lương. Và thậm chí đừng nói đến cái đẹp, vì họ không hiểu nó chút nào”. Ngài cảnh cáo những ai kình chống Vatican II, những người “không muốn thay đổi” và chỉ “muốn vặn ngược lại đồng hồ”. Ngài cũng cảnh cáo những ai muốn làm rỗng bản chất đức tin, thay thế cầu nguyện bằng “tắm gội vũ trụ”, thay thế việc thực sự gặp gỡ Chúa Kitô bằng việc “rẩy phun thần minh” (god-spray), và hạ thấp đức tin để được người đời tiếp nhận.
16. Đi ra bên lề. Chủ đề nổi bật của 100 ngày đầu này là nếu tự hướng về chính mình, Giáo Hội sẽ sinh bịnh. Theo Đức Phanxicô, “một Giáo Hội mà không ra ngoài, sớm muộn gì, cũng sinh bịnh vì bị khép kín… Điều cũng đúng là ra ngoài phố sẽ gặp nguy cơ bị tai nạn, nhưng nói cho ngay, tôi thích một Giáo Hội bị tai nạn một ngàn lần hơn một Giáo Hội bị bịnh”. Đức Phanxicô kêu gọi Giáo Hội phải ra khỏi chính mình, phải sẵn sàng đón nhận nguy hiểm khi công bố Tin Mừng và bênh vực người nghèo và người yếu thế. Tai nạn là điều chịu đựng được; thái độ và tác phong “tự qui về chính mình” (self-referential)” thì không thể khoan dung.
Dự phóng tương lai
Trước mặt là nhiều quyết định và thách thức quan trọng. Ta biết sắp tới sẽ có hai thông điệp. Đức Phanxicô đang hoàn tất thông điệp về đức tin của Đức Bênêđíctô XVI. Chính ngài sẽ viết thông điệp riêng về người nghèo, một thông điệp sẽ rõ ràng thách thức thái độ im lặng nặng nề của ta xưa nay về người nghèo trong sinh hoạt công. Việc ngài trở lại Châu Mỹ La Tinh chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ là một biến cố và là một thử nghiệm lớn lao. Tương lai không ai đoán được, nhưng ngay bây giờ ta có thể thấy trước một vài phác thảo của con đường trước mặt:
Hợp tác chứ không cô lập: Đức Phanxicô không chịu cô lập. Ngài tìm tham khảo và hợp tác. Ngài đã chọn cho mình nhóm “bát nhân bang” Hồng Y để giúp ngài lãnh đạo Giáo Hội, cố vấn cho ngài cải cách và làm cho Giáo Hội tiến lên phía trước. Phiên họp đầu tiên vào tháng mười sắp tới vừa có tính khai phá vừa có tính tiếp diễn.
Nhân sự là chính sách. Nếu biểu tượng là bản chất, thì ngài chọn ai để cầm đầu các sở bộ
Các nữ tu đâu phải chuyện đùa. Nói đến Hoa Kỳ, người ta nghĩ ngay đến thử nghiệm lớn của Đức Phanxicô trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng của Hội Đồng Lãnh Đạo Các Nữ Tu (LCWR). Nhiều người tại đây coi các sáng kiến từ trước đến nay của Vatican dường như đang tấn công vào lòng trung thành, việc làm và tư cách thành viên của các cộng đồng nữ tu vốn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người Công Giáo. Phần lớn các giáo dân đang nghiêng về phía các nữ tu. Các dấu hiệu từ trước đến nay chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, có tường trình cho hay trong một cuộc gặp gỡ các nữ tu Châu Mỹ Latinh, Đức Phanxicô tỏ ra muốn có tập chú mới về cuộc khủng hoảng này. Đây là điều khó có thể làm ngơ, vì nó có ý nghĩa biểu tượng đối với việc Giáo Hội xử lý phụ nữ.
Cải tổ: ai phục vụ ai? Dù sao, đức tân giáo hoàng cũng có sứ mệnh phải cải tổ Giáo Triều Rôma một cách đáng kể. Vấn đề căn bản là: Đức Thánh Cha trông vào ai để thực sự dẫn đạo Giáo Hội tiến lên: các giám mục tại các giáo phận địa phương và trong các hội đồng quốc gia và miền, hay trưởng các bộ sở tại Rôma? Nhiều người nhấn mạnh rằng các bộ sở ở Rôma thường hay hành động như những cơ quan đầu não coi thường và hay ra lệnh lạc trịch thượng cho các quản trị viên chi nhánh ở địa phương. Các chỉ trích loại này thường cáo buộc rằng khuynh hướng tập trung quyền hành này dẫn tới việc thiếu phối hợp trầm trọng giữa các bộ sở Vatican, thiếu tham khảo trong các vụ bổ nhiệm giám mục, các cuộc điều tra bất ngờ và nhiều diễn trình có những thách thức không ai tiên đoán. Họ cũng cho rằng các thượng hội đồng và các cơ phận tham vấn khác đã trở thành những nghị trường chán ngắt cho những bài diễn văn 5 phút với thật ít lắng nghe và thảo luận về các vấn đề quan trọng như giáo sĩ lạm dụng tình dục, tự do tôn giáo, thế tục hóa, tranh chấp và nghèo khó hoàn cầu. Quyết định chủ yếu là liệu các cơ chế của Vatican có đó để phục vụ Giáo Hội Hoàn Vũ trong tính đa dạng và hợp nhất của nó hay các Giáo Hội địa phương phải phục dịch hay chịu trách nhiệm trước các cơ chế của
Một giáo hoàng biết làm giáo hoàng
Về cuối thừa tác vụ của ngài, Đức Bênêđíctô XVI được nhận định như một giáo hoàng dạy dỗ. Đức Phanxicô, ngay từ đầu, xuất hiện như một mục tử rao giảng bằng lời và gương sáng. Đây chỉ là cách nói quá đơn giản. Thực ra, Giáo Hội của chúng ta luôn diễm phúc có được sự lãnh đạo tuyệt vời để công bố Tin Mừng và xây đắp Nhiệm Thể Chúa Kitô. Các Đức Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI đều đã sử dụng các hồng ân Chúa ban, lòng can đảm và trung thành bản thân để dạy dỗ, lãnh đạo, gợi hứng và phục vụ ở những thời điểm và trong nhiều cách thế khác nhau. Bài này không hẳn nói về thế giá hay năng lực, mà chỉ mô tả cách Đức Tân Giáo Hoàng lãnh đạo Giáo Hội trong thời buổi nhiều thách thức này mà thôi. Đức Phanxicô đã vươn tới những người ngài phục vụ, bênh vực người nghèo, công bố Tin Mừng một cách minh bạch và đầy tin tưởng, áp dụng nó vào các thách đố hàng ngày của ta và cảnh giác ta khỏi tính vị kỷ và xu hướng tội lỗi. Một thí dụ rõ ràng, ngài đã kết án những ai coi bí tích như phần thưởng cho tác phong tốt, chứ không phải máng chuyển ơn thánh Chúa; ngài nhấn mạnh rằng những ai tới với phép rửa và phép hôn phối nên được chào đón, chứ không bị phán đoán. Đây là vị giáo hoàng xuất hiện đúng nghĩa “Đức Thánh Cha”, vị mục tử thông minh, đầy chăm sóc và đơn sơ của giáo xứ hoàn vũ, người hàng ngày dạy dỗ ta bằng những gì ngài nói và làm. Ngài thách thức chúng ta sống thực “tin vui” của Chúa Giêsu Kitô một cách can đảm, vui tươi và khiêm nhường.
Một người không Công Giáo quan sát 100 ngày đầu này cho rằng “các ông có được một vị giáo hoàng biết làm giáo hoàng”. Sau 100 ngày này, hiển nhiên ai cũng mong được thấy phần còn lại của câu truyện diễn tiến ra sao.
6/19/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét