Cuộc họp đầu tiên giữa Đức Giáo Hoàng và 8 vị Hồng
Y
Sáu tháng sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng,
phong cách lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô và trọng tâm triều đại giáo
hoàng của ngài đang trở thành rõ ràng hơn. Một trong những sự kiện quan trọng
nhất sẽ là cuộc họp đầu tiên giữa Đức Giáo Hoàng và 8 vị Hồng Y . Sự kiện này
tiên báo cho những thay đổi trong cách thức quản trị Giáo Hội và Giáo Triều
Rôma.
Trước cuộc họp này, từ vài tháng qua, mỗi vị Hồng Y đã bị thu thập thông tin từ các giám mục trong khu vực của các ngài. Trong các ngày từ 1 tháng 10 đến 3 tháng 10, các vị sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Vatican. Theo dự trù vào ngày 04 Tháng 10, các vị Hồng Y sẽ cùng đi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm linh địa Assisi.
Tám vị Hồng Y này là những ai?
Trước hết là Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Tegucigalpa, Honduras, là điều phối viên của nhóm. Ngài nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau và đã làm việc với Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần trước đây. Đáng chú ý nhất , là khi soa,n thảo tài liệu Aparecida vào năm 2007.
Bên cạnh đó là Đức Hồng Y Francisco Javier Errazuriz từ Chile. Ngài mới bước sang tuổi 80, và có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh.
Từ Châu Á có Đức Hồng Y Oswald Gracias, người Ấn Độ. Năm nay ngài 68 tuổi và là Tổng Giám Mục của Bombay từ ngày 14 tháng 10 năm 2006 cho đến nay.
Châu Âu sẽ được đại diện bởi Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich. Ở tuổi 61 tuổi, ngài là người trẻ nhất trong nhóm.
Những vấn đề đặc thù của Giáo Hội tại Châu Phi sẽ được Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, người Congo trình bày với Đức Thánh Cha.
Các vị khác từ các nước tân tiến phương Tây gồm có Đức Hồng Y George Pell, là Tổng Giám Mục Syndey, Australia; Đức Hồng Y Sean Patrick O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, Hoa Kỳ, và Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, người Ý, Thống Đốc Thành Vatican.
Dù không phải là một vị Hồng Y, Đức Tổng Giám Mục Albano Marcelo Semenaro sẽ được mời làm thư ký trong các cuộc họp của 8 vị Hồng Y mà báo chí thường gọi là “nhóm G8”.
Nhóm G8 đã được Đức Thánh Cha thành lập vào ngày 13 tháng Tư như một câu trả lời cho những quan tâm đã được các Hồng Y đưa lên trong thời gian tiền Mật Nghị bầu Giáo Hoàng.
Sau khi hoàn tất, đề nghị của ủy ban sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng, nhưng đơn giản chỉ là những lời đề nghị. Cuối cùng, chính Đức Giáo Hoàng sẽ có tiếng nói định đọat cuối cùng về nhữngthay đổi sẽ được thực hiện, dựa trên các khuyến nghị của các ngài.
Trước cuộc họp này, từ vài tháng qua, mỗi vị Hồng Y đã bị thu thập thông tin từ các giám mục trong khu vực của các ngài. Trong các ngày từ 1 tháng 10 đến 3 tháng 10, các vị sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Vatican. Theo dự trù vào ngày 04 Tháng 10, các vị Hồng Y sẽ cùng đi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm linh địa Assisi.
Tám vị Hồng Y này là những ai?
Trước hết là Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Tegucigalpa, Honduras, là điều phối viên của nhóm. Ngài nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau và đã làm việc với Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần trước đây. Đáng chú ý nhất , là khi soa,n thảo tài liệu Aparecida vào năm 2007.
Bên cạnh đó là Đức Hồng Y Francisco Javier Errazuriz từ Chile. Ngài mới bước sang tuổi 80, và có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh.
Từ Châu Á có Đức Hồng Y Oswald Gracias, người Ấn Độ. Năm nay ngài 68 tuổi và là Tổng Giám Mục của Bombay từ ngày 14 tháng 10 năm 2006 cho đến nay.
Châu Âu sẽ được đại diện bởi Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich. Ở tuổi 61 tuổi, ngài là người trẻ nhất trong nhóm.
Những vấn đề đặc thù của Giáo Hội tại Châu Phi sẽ được Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, người Congo trình bày với Đức Thánh Cha.
Các vị khác từ các nước tân tiến phương Tây gồm có Đức Hồng Y George Pell, là Tổng Giám Mục Syndey, Australia; Đức Hồng Y Sean Patrick O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, Hoa Kỳ, và Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, người Ý, Thống Đốc Thành Vatican.
Dù không phải là một vị Hồng Y, Đức Tổng Giám Mục Albano Marcelo Semenaro sẽ được mời làm thư ký trong các cuộc họp của 8 vị Hồng Y mà báo chí thường gọi là “nhóm G8”.
Nhóm G8 đã được Đức Thánh Cha thành lập vào ngày 13 tháng Tư như một câu trả lời cho những quan tâm đã được các Hồng Y đưa lên trong thời gian tiền Mật Nghị bầu Giáo Hoàng.
Sau khi hoàn tất, đề nghị của ủy ban sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng, nhưng đơn giản chỉ là những lời đề nghị. Cuối cùng, chính Đức Giáo Hoàng sẽ có tiếng nói định đọat cuối cùng về nhữngthay đổi sẽ được thực hiện, dựa trên các khuyến nghị của các ngài.
Đặng Tự Do 9/29/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét