CHÚA NHẬT
08/12/2013
Chúa Nhật II Mùa Vọng
Năm A
(phần II)
Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật II Mùa Vọng,
Năm A ngày 8.12.2013
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG, NĂM
A
Sách Ngôn Sứ Isaia
11.1-10; Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma 15.4-9
và Phúc Âm
Thánh Matrthêô 3.1-12
I. Giáo Huấn P.Â.:
Gioan Tầy Giả thực thi sứ
mệnh làm tiền hô, dọn đường cho Đấng Cứu Thế bằng cách kêu gọi mọi người: “Hãy
sám hối vì Nước Trời đã đến gần!”
Sám hối bằng cách: lãnh
phép rửa sám hối và đời sống phải sinh hoa kết trái bằng những việc thiện.
Nếu không sám hối sẽ bị
triệt hạ, như cây không sinh quả sẽ bị chặt bỏ hay bị tiêu huỷ như lúa lép vô
ích.
II. Vấn nạn P.Â.
Phép rửa sám hối của
Gioan Tẩy Giả và bí tích rửa tội do Chúa Giêsu thiết lập có gì giống và khác nhau?
Những điểm giống nhau giữa hai phép rửa:
Cả hai đều dùng nước để nói lên ý nghĩa thanh tẩy hay rửa sạch.
Cả hai đều đòi buộc người lãnh nhận phải bày tỏ lòng ăn năn sám hối tội lỗi
mình đã phạm và quyết tâm sống tốt hơn.
Cả hai đều đến từ Trời cao, Phép Rửa Sám Hối do
Gioan Tầy Giả thực hiện đã được Chúa Giêsu xác nhận là do Trời trong Phúc Âm
Matcô 11:29-33. “Đức Giê-su đáp: "Tôi chỉ xin hỏi các ông một điều
thôi. Các ông trả lời đi, rồi tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà
làm các điều ấy. Vậy, phép rửa của ông Gio-an là do Trời hay do người ta ? Các
ông trả lời cho tôi đi !" Họ bàn với nhau : "Nếu mình nói : ' Do Trời
', thì ông ấy sẽ vặn lại : 'Thế sao các ông lại không tin ông ấy ?' Nhưng chẳng
lẽ mình nói : ' Do người ta ' ?" Họ sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông
Gio-an thật là một ngôn sứ. Họ mới trả lời Đức Giê-su : "Chúng tôi không
biết." Đức Giê-su liền bảo họ : "Tôi cũng vậy, tôi cũng không nói cho
các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy."
Còn Bí Tích Rửa Tội do chính Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Con Thiên Chúa
thiết lập “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành
môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”
(Mt 28, 19).
Những
điểm khác nhau giữa hai phép rửa:
Phép Rửa của Gioan Tầy Giả là phép rửa sám hối hay là cách thức để tội nhân tỏ
lòng ăn ăn hối tiếc về những tội mình đã phạm. Nó được thực hiện qua việc dìm
người trong nước để nói lên ý nghĩa tẩy sạch. Tuy nhiên, không tất yếu ban ơn
tha tội, tội tổ tông và tội mình làm như trong Bí Tích Rửa Tội mà chúng ta đã
lãnh nhận. Thật ra phép rửa sám hối của Gioan tẩy Giả cũng như bản thân Gioan
Tẩy giả chỉ là “tiền hô” hay chỉ là những việc làm chuẩn bị cho biến cố quan
trọng đang đến. Vì như Gioan Tẩy Giả xác nhận về Chúa Giêsu và Phép Rửa ban ơn
tha tội do Chúa thiết lập “Tôi,
tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng
đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ
làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa”
Để dễ hiểu, tôi xin được phép làm một so sánh
giữa phép rửa Sám Hối của Gioan và Nghi Thức Sám Hối trong Thánh Lễ. Khi chúng
ta đọc “Tôi thú nhận cùng Thiên chúa Toàn Năng và cùng anh chị em…” không có
nghĩa là mọi tội chúng ta đều được tha. Thật ra, kinh cáo mình chỉ tha tội nhẹ
hay giống như phép rửa sám hối của Gioan, chỉ là cách thức tỏ lòng sám hối.
Chính vì thế, ai có tội trọng vẫn phải đi xưng tội riêng.
Trong Sách Tông Đồ Công Vụ chương 19 từ 1-6, Thánh Phaolô cũng rửa tội cho
những ai đã lãnh nhận phép rửa Sám Hối của Gioan: “Trong khi ông A-pô-lô ở
Cô-rin-tô thì ông Phao-lô đi qua miền thượng du đến Ê-phê-xô. Ông Phao-lô gặp
một số môn đệ và hỏi họ : "Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần
chưa ?" Họ trả lời : "Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa
hề được nghe nói." Ông hỏi : "Vậy anh em đã được chịu phép rửa nào ?"
Họ đáp : "Phép rửa của ông Gio-an." Ông Phao-lô nói : "Ông
Gio-an đã làm một phép rửa tỏ lòng sám hối, và ông bảo dân tin vào Đấng đến sau
ông, tức là Đức Giê-su." Nghe nói thế, họ chịu phép rửa nhân danh Chúa
Giê-su. Và khi ông Phao-lô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ,
họ nói tiếng lạ và nói tiên tri. Cả nhóm có chừng mười hai người”
Phép Rửa của Gioan Tẩy Giả không thể là Phép Rửa tội mà Chúa Giêsu đã thiết lập
như được nói trong Tin Mừng Marcô 16.15-16 hay trong Tin Mừng Matthêô 28:18-20.
Bí Tích Rửa tội Chúa Giêsu thiết lập đặt nền trên cái chết và sự sống lại của
Chúa Giêsu. Thánh Phaolô đã xác định trong Thư gừi tín hữu Roma 6:4 “Vì được
dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi
thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của
Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” và trong thư
gửi tin hữu Colossê 2:12 Anh em đã cùng được mai táng với Đức Ki-tô khi
chịu phép rửa, lại cùng được trỗi dậy với Người, vì tin vào quyền năng của
Thiên Chúa, Đấng làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết”
Phép rửa Sám Hối của Gioan tẩy Giả không còn giá trị sau cái chết và sự phục
sinh của Chúa Giêsu, Đấng đến thiết lập bí tích rửa tội, để thanh tẩy chúng ta
trong lửa và trong Thánh Thần, trong tình yêu mến và trong Thần Linh, Đầng đã
làm cho Chúa sống lại từ cõi chết. Đó cũng là ý nghĩa tái sinh của Bí Tích Rửa
Tội do Chúa Giêsu thiết lập.
Ông Gio-an mặc áo lông
lạc đà, thắt lưng bằng dây da, lấy châu chấu và mật ong rừng làm thức ăn.
Gioan Tẩy Giả, tiên tri cuối cùng trong Cựu Ước. Ông được Chúa kêu gọi để chuẩn
bị cho Đấng Cứu Thề, mở màn cho Tân Ước. Cả hai, Cựu Ước và Tân Ước đều phục vụ
cho việc thực hiện giao ước giữa Thiên chúa và con người: Thiên Chúa yêu thương
và cứu chuộc con người, nhưng con người phải đáp trả bằng tình yêu thương và
lòng trung thành thờ phượng một mình Thiên Chúa. Để thực hiện tương quan tình
yêu giữa Trời và Đất nầy. Các Tiên tri thường được kêu gọi để sống và làm những
việc rất gây “ấn tượng” để nói lên sứ mệnh của mình.
Thí dụ Tiên Tri Giêrêmia nhận lệnh Chúa truyền để làm một cái ách đeo vào cổ.
Sứ điệp: Dân Do Thái mất niềm tin vào Chúa, đi liên kết và dựa vào sức mạnh của
ngoại bang để rồi bị chính đồng minh bỏ rơi và bị làm nô lệ ngoại bang. Điều
nầy được diễn tả trong Giêrêmia chương 27
“Vào đầu triều Xít-ki-gia-hu, con vua Giô-si-gia-hu, làm vua Giu-đa, có lời
ĐỨC CHÚA phán với ông Giê-rê-mi-a như sau :ĐỨC CHÚA phán với tôi rằng : Ngươi
hãy bện dây thừng và làm một cái gông rồi đeo vào cổ. Sau đó, ngươi hãy gửi một
sứ điệp cho vua Ê-đôm, vua Mô-áp, vua dân Am-mon, vua Tia, vua Xi-đôn, qua
trung gian các sứ giả chúng gửi đến Giê-ru-sa-lem để gặp Xít-ki-gia-hu, vua
Giu-đa. Ngươi hãy truyền lệnh cho chúng phải thưa với chủ mình rằng : "ĐỨC
CHÚA các đạo binh, Thiên Chúa Ít-ra-en, phán thế này : Các ông hãy thưa với chủ
của các ông như sau : Chính Ta đã làm nên cõi đất, con người và súc vật trên
mặt đất, nhờ sức mạnh lớn lao và cánh tay uy quyền của Ta ; Ta ban cõi đất này
cho ai vừa mắt Ta. Vậy giờ đây, chính Ta trao tất cả các xứ này vào tay
Na-bu-cô-đô-nô-xo, vua Ba-by-lon, là tôi tớ của Ta ; ngay cả giống vật ngoài
đồng, Ta cũng trao cho nó sử dụng. Mọi dân tộc sẽ phải làm tôi nó cũng như con
cháu nó, cho tới khi đến thời của xứ sở nó, đến lượt nó phải làm tôi các dân
tộc mạnh mẽ và các vua chúa hùng cường. Vậy, dân tộc nào hoặc vương quốc nào
không làm tôi nó, tức là Na-bu-cô-đô-nô-xo, vua Ba-by-lon, và không chịu quàng
ách của vua Ba-by-lon vào cổ mình, thì Ta sẽ dùng gươm đao, đói kém và ôn dịch
mà viếng thăm dân tộc ấy - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA - cho đến khi Ta dùng tay nó
mà làm cho dân tộc ấy biến mất hoàn toàn”
Ngôn sứ Hôsêa nhận lệnh Chúa truyền đi lấy một cô nô lệ làm vợ để giải thoát cô.
Nhưng sau đó chính cô vợ nấy lại đi phản bội người chồng đã cứu mình.
Sứ điệp : Dân Do Thái được Chúa thươnmg yêu giải thoát khỏi ách nô lệ Ai
Cập, nhưng sau đó lại sống bất trung, phản bội Chúa đi thờ tà thần.
ĐỨC CHÚA phán với tôi : "Một lần nữa, ngươi cứ đi yêu người đàn bà đang có
tình nhân và đang ngoại tình, cũng như ĐỨC CHÚA yêu thương con cái Ít-ra-en,
trong khi chúng lại quay lưng đi theo các thần khác và thích bánh nho."
Thế là tôi đã bỏ ra mười lăm đồng bạc, ba mươi thùng lúa mạch, để mua nàng về.
Tôi bảo nàng : "Trong một thời gian dài, mình cứ ở yên cho tôi, không được
đi khách, không được theo người đàn ông nào cả ; phần tôi, tôi cũng xử với mình
như thế. Vì quả thật, trong một thời gian dài, con cái Ít-ra-en sẽ không có vua,
không thủ lãnh, không hy lễ cũng chẳng có trụ thần, chẳng có ê-phốt và
tơ-ra-phim. Sau đó, con cái Ít-ra-en sẽ trở lại tìm kiếm ĐỨC CHÚA, Thiên
Chúa của chúng, và tìm Đa-vít, vua của chúng. Ngày lại ngày chúng sẽ đem lòng
kính sợ mà hướng về ĐỨC CHÚA và chờ mong ân huệ của Người »
Thiên Chúa đã chọn gọi Gioan Tẩy Giả để dọn
đường, dọn lòng cho dân Do Thái đón nhận Ðấng Mêsia. Gioan là nhịp cầu giữa Cựu
Ứơc và Tân Ứơc. Ông thuộc về Cựu Ước như trong Phúc Âm Luca 16,16, nhưng tay
ông đã đụng đến Ðấng lập ra Tân Ước. Ông biết mình được sinh ra vào một thời
điểm quan trọng trong lịch sử cứu độ, và được sinh ra cho một sứ mạng quan
trọng. Gioan thực hiện sứ mệnh mình bằng việc sống trong hoang địa và nêu
gương hãm mình khắc khổ, mặc áo lông lạc đả, ăn châu chấu và mật ong, thức ăn
của người nghèo, của người từ bỏ thế tục. Nếp sống khổ hạnh của nhà ngôn
sứ, từ bỏ mọi tiện nghi để trở thành người của Thiên Chúa để xứng đáng đón nhận
Nước Trời đang gần đến. Con người phải từ bỏ chính mình, phải xa rời những tham
vọng trần thế thì mới có chỗ cho Đấng Cứu Thế và đáng lãnh nhận ơn cứ độ.
Hồi ấy, ông Gio-an Tẩy
Giả đến rao giảng trong hoang địa miền Giu-đê rằng : "Anh em hãy sám hối,
vì Nước Trời đã đến gần." Nước Trời có nghĩa gì?
Nước Trời không phải là Nước sẽ được lập ở trên trời, nhưng là Nước Thiên Chúa
sẽ được lập trên mặt đất. Nước ấy nay đã đến gần bên. Ðó là một tin vui, nhưng
cũng là một đòi buộc chuẫn bị để đón nhận.
Ðể đón lấy Nước Trời, cần phải đón lấy Ông Trời, tức đón nhận Chúa. Muốn đón
nhận Chúa, phải có thái độ sám hối và hoán cải tận căn: “Bấy giờ, người ta
từ Giê-ru-sa-lem và khắp miền Giu-đê, cùng khắp vùng ven sông Gio-đan, kéo đến
với ông. Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gio-đan. Thấy
nhiều người thuộc phái Pha-ri-sêu và phái Xa-đốc đến chịu phép rửa, ông nói với
họ rằng : "Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ
của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy ? Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng
sám hối. Đừng tưởng có thể bảo mình rằng : "Chúng ta đã có tổ phụ
Áp-ra-ham." Vì, tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những
hòn đá này trở nên con cháu ông Áp-ra-ham. Cái rìu đã đặt sát gốc cây:
bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa.
Nước Trời là chính Thiên chúa. Muốn có Chúa phải
ăn năn sám hối, dốc lòng từ bỏ con đường bất chính và phải thanh tẩy chính mình
bằng phép rửa sám hối. Ngắn gọn: Để mình hoàn toàn thuộc về Chúa và theo sự
hướng dẫn của lửa và thần khí, của tình yêu và lòng yêu mến Chúa.
III. Thực hành P.Â.:
1. Nếp sống đơn giản.
Đức Giám Mục địa phận tôi thỉnh thoảng nhắc nhở anh em linh mục chúng tôi là
“live a simple life!” Hãy sống một đời sống đơn giản! Nếp sống đơn
giản làm cho chúng ta tự do và thoải mái, vì nếu không đơn giản hay duy trì một
nếp sống cầu kỳ phức tạp sẽ làm chúng ta bận bịu và mất giờ về quần áo mặc hay
về nơi ăn chốn ở hay về những tiện nghi vật dụng mình xài.
Có một tân linh mục đã mơ ước một chiếc xe “mới cáo và đắt tiền!” Nên Cha đã
phải tiêu pha nhiều tiền và nhiều ngày giờ để dò tìm, để dò giá cả. Sau cùng,
Cha mua được chiếc xe mới cáo như lòng mong ước, nhưng Cha phải lái xe rất cẩn
thật, sợ cọ quẹt trầy tróc, sợ dơ thảm xe và phải đậu xe chỗ thật an toàn. Nếp
sống không đơn giản cho thấy chúng ta chưa dám “mặc áo lông lạc đà, chưa dám ăn
châu chấu và mật ong rừng” cũng như chưa dám trình bày về một Chúa Kitô, Đấng
sống đơn giản và đơn sơ đến độ “Con Người không có chỗ gối đầu!”
Một trong những yếu tố mà Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang kiệt được mọi người
quí mến là tính đơn giản trong cách ăn mặc và đơn sơ chân thành trong lời ăn
tiếng nói.
Tôi không sao quên được hình ảnh một linh mục người Mỹ tên Hank Slevin ở trại
tỵ nạn Mã Lai ngày xưa. Ngài chỉ có hai bộ đồ: quần jean xanh và áo sơ mi tay
ngắn có sọc. Sau một ngày làm việc cực nhọc, lã mồ hôi, tối về, giặt đồ cũ đang
mặc và xử dụng bộ đồ
y chang” như vậy cho ngày mai. Nhờ nếp sống đơn sơ, không bận vướng mà Cha đã có giờ lo cho người tỵ nạn khổ sở và cần đến Cha.
y chang” như vậy cho ngày mai. Nhờ nếp sống đơn sơ, không bận vướng mà Cha đã có giờ lo cho người tỵ nạn khổ sở và cần đến Cha.
2. Chúng ta được kêu gọi dọn đường cho Chúa đến
Tôi rất thích coi duyệt binh ngày lễ quốc khánh: Người ta chuẩn bị thật chu đáo
tiếp đón những chính khách và quốc khách: lễ phục đẹp và oai phong, đi
đứng đều đặn, nhịp nhàng và hùng dũng và tiếp đón thật trịnh trọng và theo lễ
nghi. Những chính khách và quốc khách lần lượt đến khi bắt đầu giờ khai mạc.
Người đến trước nhất là người có địa vị thấp nhất và sau cùng là tổng thống,
nhân vật số một cùa quốc gia.
Sau quốc nghi là quốc kỳ và quốc ca. Tiếp đến, những đoàn thể và những binh
chủng duyệt binh qua lễ đài danh dự có tồng thống và quốc khách đang tham dự.
Thường người ta phải mất hàng mầy tháng để làm việc chuẩn bị nầy. Tất cả phải
hy sinh cho ngày độc lập của quốc gia. Tất phải chuẩn bị cho ngày quốc khách,
cho thế giới biết quốc gia của mình. Quốc gia trên hết!
Tôi được rửa tội. Tôi được học học giáo lý. Tôi thành giáo dân. Tôi thành linh
mục. Tôi lảnh nhiệm vụ trong Hội đồng giáo xứ, tôi làm cha sở hay Cha xứ…tất cả
làm tôi mất nhiều thời gian để đào tạo. Muốn làm linh mục, cần ít là 15 năm.
Muốn làm thành viên Hội Đồng Giáo Xứ cần đời sống đạo đức gương mẫu và tinh
thần phục vụ vì công ích….
Tất cả đều mất công sức và thời gian đầu tư. Tất cả chỉ để dọn đường cho Nước
Chúa hiển trị, cho danh Cha cả sáng và để cho Chúa lớn lên, còn tôi phải nhỏ bé
đi. Ít ai muốn mình phải nhỏ bé đi và cho Chúa lớn lên. Nhiều người trong các
cộng đoàn Công Giáo đang đòi quyền ăn nói, đang đòi chỗ đứng và đang đòi… lớn
lên.
Xin hãy trở lại vai trò chuẩn bị cho Chúa đến. Xin hãy noi gương Thánh Gioan
Tiền Hô, làm cho Chúa lớn lên và nước Chúa thống trị trong mọi tâm hồn. Trước
khi làm việc gì, xin hãy tự hỏi: Việc nầy thực hiện xong thành công, người ta
sẽ biết Chúa hay người ta sẽ biết tôi là người tài ba, khéo léo tổ chức?
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
CN II MÙA VỌNG
HÃY SỬA ĐƯỜNG CHO CHÚA ĐI
Lm. Thiện Duy
Ngày xưa một vị vua
muốn ngự giá nơi nào, thì luôn luôn phải có lính đi trước để thông
báo, để dọn đường. Ngày hôm nay để đón một vị lãnh đạo quốc gia
đến với địa phương mình, người ta phải cho dọn dẹp đường xá, chỉnh
trang đô thị…
Con Thiên Chúa giáng
trần, Ngài là Hoàng Tử Bình An. Ngài giáng trần để mang đến ơn cứu
độ cho con người… Chắc chắn sự xuất hiện của Ngài đem đến niềm vui,
hạnh phúc cho những tâm hồn thiện tâm. Vì vậy càng phải có sự chuẩn
bị để chào đón Ngài. Dĩ nhiên sự chuẩn bị ở đây không phải là đi
trước thổi loa cho dân chúng phải cúi mộp người xuống không dám ngẩng
đầu lên nhìn đức vua; không phải làm cầu, đường lại cho êm; không phải
dẹp đường cho thông thoáng để con đường đó chỉ dành cho một mình
Ngài thôi…
Con Thiên Chúa đã đến.
Để chuẩn bị cho lần xuất hiện này, Thiên Chúa đã dùng các tổ phụ
và các tiên tri để loan báo, để sửa dạy con người; cụ thể là Gioan
Tẩy Giả, vị tiền hô của Đấng Messia với sứ mạng: “Đi trước
Chúa, mở lối cho Người”.
Con Thiên Chúa sẽ đến.
Để chuẩn bị cho lần tái giáng lâm này, Thiên Chúa cũng cần mỗi
người và từng người chúng ta chỉnh trang lại con đường nơi chính bản
thân chúng ta. Hành động sửa lại con đường là hành động sám hối,
hoán cải theo lời mời gọi của Gioan: “Hãy sám hối vì Nước
Trời đã gần đến” (Mt 3, 2).
I. PHỤNG VỤ LỜI CHÚA
1. Bài Đọc I: Is 11, 1-
10
Trong lúc dân chúng
đang thất vọng về những vị lãnh đạo của họ, chỉ lo thao túng bản
thân và gia đình trong khi xã hội đầy dẫy những bất công, tội lỗi,
đạo hạnh khô khan… Lúc đó tiên tri Isaia loan báo cho họ biết Thiên
Chúa sẽ sai Đấng Messia của Ngài đến để thiết lập một vương quốc
mới.
Đấng Messia này là
người đầy tràn Thần Khí: “Thần Khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị
này” (Is 11, 2). Ngài như cây roi để ai làm điều gì sai là sẽ đánh
đòn: “Lời Người nói như cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở
ra giết chết kẻ gian tà” (Is 11, 4b).
Sự xuất hiện của
Ngài là để đưa con người đến với Chân Lý, kéo con người ra khỏi tội
lỗi. Hay nói cách khác là để chỉnh, để sửa. Nhờ Ngài mà hòa bình
được lặp lại: “Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê
nhỏ. Bé thơ còn đang bú chơi giỡn bên hang rắn lục. Sẽ không còn ai
tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta” (Is 11, 6.8-9a)
2. Đáp ca: Tv 71
Thánh vịnh này là
lời cầu nguyện van xin cho triều đại của Đấng Messia mau đến: “Thân
lạy Chúa xin ban quyền bính cho Tân Vương, trao công lý trong tay Hoàng
Tử”. Mùa Vọng là sống tâm tình của dân Chúa, van xin, chờ
đợi Đấng Messia, Đấng đem lại bình an cho con người. Tâm tình đó cũng
được gói gọn trong những câu hát: “Trời cao hãy đổ sương
xuống!”, hoặc “Mây ơi mau hãy mưa vị cứu tinh!”
3. Tin Mừng: Mt 3, 1-12
Trong bài Tin Mừng hôm
nay, Gioan Tẩy Giả nói cho dân chúng biết Đấng Messia mà tiên tri Isaia
loan báo sắp đến rồi. Vì vậy: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức
Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mt 3, 3b). Nghĩa là hãy
lo sửa soạn tâm hồn đón Chúa đến. Cách mà Gioan Tẩy Giả chỉ cho
người ta sửa soạn là: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã
đến gần” (Mt 3, 2), và: “Hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng
sám hối” (Mt 3, 8)
II. TIẾNG VỌNG NGÀY XƯA
Thời của Gioan Tẩy
Giả, dân Do Thái trãi qua thời kỳ hơn 400 năm không có vị ngôn sứ nào.
Vì vậy sự xuất hiện của Gioan như tiếng nói của Thiên Chúa thình
lình vang lên phá tan sự im lặng của một không gian tĩnh mịch. Đâu là
đặc điểm của tiếng nói này?
1. Một sự mạnh dạn:
Hình ảnh của Gioan
giống như một người làm vườn cầm cây dao. Gặp một cành nào phá dáng
là lập tức ông chặt bỏ. Gặp một cây nào nghiêng ngả là ông đốn ngay.
Ông mạnh dạn tố giác những tội ác mà ông biết được. Khi dân chúng
sống một cuộc sống vô đạo, không chịu nhận biết Thiên Chúa, ông cảnh
cáo họ ngay. Khi những người biệt phái và Pharisêu là những vị lãnh
đạo tôn giáo sống quá nệ vào những hình thức bên ngoài, ông không
ngần ngại lên tiếng. Và kể cả vua Hêrôđê khi làm điều sai trái là
dám cưới vợ của anh mình, Gioan cũng lên tiếng quở trách…
Ông giống như là ánh
sáng để bất cứ nơi nào ông xuất hiện, bóng tối phải lui vào. Có
những lúc bản thân chúng ta quá cẩn thận không dám làm mích lòng ai.
Diogene từng nói: “Người nào không bao giờ làm mích lòng ai
thì cũng chẳng bao giờ làm được ích gì cho ai”. Một sự mạnh
dạn để chỉnh, để sửa là cần thiết trong cuộc sống, nhất là đời
sống đức tin.
2. Hướng về chân lý:
Gioan chẳng những tố
cáo, lên án tiêu cực, mà ông còn hướng người ta đến với điều tích
cực. Ông chẳng những ngăn chặn những điều sai trái, mà còn khơi thông
lẽ phải. La rầy những chuyện sai, nhưng mời gọi làm những chuyện đúng.
Nói ngắn gọn, Gioan có sứ mạng hướng người khác đến chân lý trời
cao. Chúng ta chỉ la rầy tố cáo chứ chưa chỉ dạy những điều đúng
đắn.
3. Tinh luyện trong Thần Khí:
Gioan xuất hiện sau khi
ở trong sa mạc để được Thần Khí tinh luyện. Vì vậy ông đến không
phải với một vài quan niệm cá nhân, mà đến với sứ điệp của Thiên
Chúa nhờ tiếp nhận được trong thời gian ở trong sa mạc lâu dài. Người
rao giảng lời Chúa phải có thời gian ở với Thiên Chúa.
Đặc điểm tiếng vọng
của Gioan Tẩy Giả là như vậy đó. Tiếng vọng đó ngày hôm nay đến với
cuộc sống tôi như thế nào?
III. TIẾNG VỌNG HÔM NAY
Dĩ nhiên sứ điệp
chính yếu của Gioan vẫn là “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời
đã đến gần” (Mt 3, 2), và: “Hãy sinh hoa quả để chứng tỏ
lòng sám hối” (Mt 3, 8).
1. Sám hối
Sám hối là thành
thật nhìn nhận những điều sai trái của mình. Vì vậy điều quan trọng
là biết nhìn ra đâu là những sai trái của mình. Có một bản xét
mình của Lm. Thái Nguyên mà tôi rất thích, nó dường như tóm kết tất
cả mọi hành động sai lầm của chúng ta, xin được giới thiệu như một
gợi ý xét mình giúp chúng ta sám hối
Trong bản xét mình
này, tác giả đưa ra những sai lầm của con người chúng ta dựa trên 3
nền tảng căn bản là đời sống nhân bản, đời sống tâm linh và đời
sống trí thức. Trong tuần thứ 2 mùa vọng này, chúng ta hãy xét mình
về đời sống nhân bản của chúng ta:
Quá chú trọng đến bản
thân mình mà ít quan tâm đến tha nhân.
Coi trọng việc riêng mà
coi nhẹ việc chung.
Chỉ làm những điều mình
muốn làm mà không làm những điều mình phải làm.
Đòi hỏi người khác mà
không hề đòi hỏi mình.
Góp phần xây dựng thì ít
mà chê bai phê phán thì nhiều.
Ham quyền hành chức vụ mà
không khiêm tốn phục vụ.
Phục vụ theo ý mình mà
không theo nhu cầu của người khác.
Ưa chuộng và quí mến
người này nhưng ghét bỏ và khinh thường người kia.
Cởi mở và vui vẻ với
người này nhưng đóng kín và lạnh lùng với người khác.
Đặt nặng công việc mà coi
nhẹ con người. (xem con người làm phương tiện).
Đặt nặng hiệu năng mà coi
thường tính cách và ý hướng. (Bệnh thành tích).
Đòi hỏi có tự do mà không
có khả năng sống tự chủ.
Khôn nhưng không ngoan,
thẳng nhưng không khéo.
Phán đoán bên ngoài mà
không tìm hiểu bên trong. (Nông cạn, hình thức)
Đánh giá mình và người
khác dựa vào công việc, mà không dựa vào phẩm cách.
Biết lỗi mà không nhận
lỗi; nhận lỗi mà không sửa lỗi. (Cố chấp)
Làm theo những gì mình
nghĩ, mà không nghĩ về những gì mình làm.
Nhiệt thành mà thiếu khôn
ngoan. (Chủ quan, nhẹ dạ).
Ham nghe người khác tâng
bốc mà không muốn nghe sự thật. (tự lừa dối mình).
Muốn mọi người phải giúp
mình nhưng mình chẳng giúp ai. (ích kỷ).
Chúng ta hãy nhìn lại
xem, nếu thấy mình bị đánh động điều gì trong những lối sống đó
thì hãy lo sửa đổi.
2. Sinh hoa quả
Sau khi đã sám hối,
chúng ta còn phải sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối đó. Nghĩa
là hãy làm những hành động cụ thể. Hành động cụ thể mà Giáo Phận
Cần Thơ mời gọi từng người, từng gia đình thực hiện trong năm Thánh
Hóa Gia Đình, và nhất là trong Mùa Vọng này là biến gia đình thành
cộng đoàn cầu nguyện bằng việc “Đọc kinh tối chung trong gia
đình”; biến gia đình thành cộng đoàn yêu thương bằng việc “biết
nói lời xin phép, xin lỗi và cám ơn”.
Những việc làm hết
sức đơn giản, cụ thể. Tuy nhiên bối cảnh xã hội ngày hôm nay làm cho
các gia đình khó thực hiện khi người ta ít hiện diện trong gia đình,
hoặc có hiện diện thì cũng gián mắt vào Tivi, laptop, điện thoại.
Giờ để đi chơi, tán gẫu thì nhiều, nhưng chỉ cần 15 phút để đọc kinh
chung với nhau thì khó.
Người ta cúi mạp
trước cấp trên, xin lỗi đồng nghiệp và cám ơn bạn bè, nhưng lại khó
nói những điều đó với vợ chồng, con cái, anh chị em trong gia đình.
Tuy nhiên nếu muốn
thực sự hoán cải, đổi mới thì mỗi người chúng ta phải mạnh dạn,
và từng gia đình phải biết liên kết với nhau để nhắc nhở, động viên
nhau thực hiện việc đọc kinh tối chung trong gia đình. Mỗi người đừng
ngỡ ngàng khi nghe người khác xin phép, nghĩa là hỏi ý kiến mình;
xin lỗi mỗi khi họ có gì sai lầm, và cám ơn mỗi khi chúng ta làm cho
họ dù là một việc nhỏ.
Tóm lại, sứ điệp của
lời Chúa hôm nay muốn chúng ta phải sửa soạn lại tâm hồn để chờ đón
Chúa ngự đến. Hai việc làm cụ thể là nhìn xem đâu là những điều sai
trái của chúng ta để sửa đổi, đồng thời phải sinh hoa trái bằng
những việc làm mà Giáo Hội đã gợi lên cho chúng ta trong năm thánh
hóa gia đình này là đọc kinh tối chung trong gia đình và biết nói
lời xin phép, xin lỗi và cám ơn.
Lạy Chúa xin soi sáng
để chúng con thấy đâu là những điều mà chúng con sám hối. Xin ban
thêm sức mạnh để chúng con dám thực hiện những việc làm giúp chúng
con trổ sinh hoa trái trong đời sống đức tin.
Lectio: Chúa Nhật II Mùa Vọng (A)
Chúa Nhật, 8 Tháng 12,
2013
Lời công bố của Gioan Tẩy Giả trong sa mạc
Mt 11:2–11
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy ban Thần Khí Chúa đến
để con có thể được biết trở nên bé nhỏ như Giakêu, nhỏ bé trong tầm vóc đạo
đức, nhưng cũng xin Chúa ban cho con sức mạnh để con tự nhấc mình lên khỏi mặt
đất một chút, được thôi thúc bởi ước muốn trông thấy Chúa đi ngang qua trong
thời gian mùa Vọng này, để biết Chúa và biết rằng Chúa đang ở đó vì
con. Lạy Chúa Giêsu, Thầy nhân lành, bởi quyền năng của Chúa Thánh
Thần, xin khơi dậy trong lòng chúng con ước muốn tìm hiểu Lời Chúa mặc khải
tình yêu cứu độ của Chúa Cha.
2. Đọc Lời Chúa
1 Ngày ấy, Gioan Tẩy Giả đến giảng dạy trong hoang địa xứ Giuđêa
rằng: 2 “Hãy ăn năn thống hối, vì nước Trời gần
đến.”
3 Chính Người là Đấng mà tiên tri Isaia đã tiên báo: Có
tiếng kêu trong hoang địa rằng: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho
ngay thẳng.”
4 Bởi vì chính Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây
gia thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. 5 Bấy giờ dân
thành Giêrusalem, khắp xứ Giuđêa và các miền lân cận sông Giođan tuôn đến với
người,6 thú tội và chịu phép rửa do tay người trong sông
Giođan.
7 Thấy có một số đông người Biệt Phái và Sađốc cũng đến xin
chịu phép rửa, thì Gioan bảo rằng: “Hỡi nòi rắn độc, ai bảo các
ngươi trốn lánh cơn thịnh nộ hòng đổ xuống trên đầu các ngươi? 8 Hãy
làm việc lành cho xứng với thống hối; 9 chớ tự phụ nghĩ
rằng: tổ tiên chúng ta là Ápraham. Vì ta bảo cho các ngươi
hay: Thiên Chúa quyền năng có thể khiến những hòn đá trở nên con cái
Ápraham. 10 Đây cái rìu đã để sẵn dưới gốc
cây. Cây nào không sinh trái tốt, sẽ phải chặt đi và bỏ vào lửa.
11 Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, để các ngươi được
lòng sám hối. Còn Đấng sẽ đến sau tôi có quyền năng hơn tôi và tôi
không đáng xách giày cho Người; chính Đấng ấy sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh
Thần và lửa. 12 Ngài cầm nia trong tay mà sẩy sân
lúa của Ngài, rồi thu lúa vào kho, còn rơm thì đốt đi trong lửa không hề tắt.”
3. Giây phút cầu nguyện thinh lặng
Mỗi người chúng ta có đầy dẫy các câu hỏi
trong lòng dành cho những ai lắng nghe chúng ta, nhưng hơn hết cả là ta cần
phải lắng nghe, biết rằng Chúa Giêsu đang nói với chúng ta. Hãy để
cho bản thân bạn được dẫn đến nội tâm nơi Lời của Chúa vang vọng với tất cả tầm
quan trọng về chân lý và tình yêu, trong tất cả quyền năng chữa trị và biến đổi
của nó. Yên lặng cầu nguyện đòi hỏi chúng ta phải giữ yên lặng
“trong lòng”, chúng ta đứng hoàn toàn dưới chân Chúa và xử dụng tất cả mọi sinh
lực của chúng ta để chỉ lắng nghe Người mà thôi. Hãy tạm dừng và
lắng nghe.
4. Để tìm hiểu Lời Chúa
a) Bối cảnh mà đoạn Tin Mừng đã
được viết:
Trong Chúa nhật mùa Vọng tuần này, chúng ta
được giới thiệu về hình ảnh của Gioan Tẩy Giả, một nhân cách đầy thách thức,
như Chúa Giêsu có lần đã nói về Gioan Tẩy Giả trong việc miêu tả phong cách của
ông: “Các con đã làm gì khi ra ngoài thấy một cây sậy bay trong
gió?” (Mt 1:7). Sơ lược tiểu sử của Gioan Tẩy Giả mà phần phụng vụ
trình bày trước chúng ta gồm có hai phần chính: Chương 3:1-6, thân thế và các
hoạt động của ông Gioan; Chương 3:7-12, lời rao giảng của ông. Trong
hai phần này chúng ta có thể tìm thấy những việc nhỏ hơn xác định sự diễn đạt
của văn bản này. Trong Chương 3:1-2, Gioan được giới thiệu như người
đi rao giảng về “sự hối cải” vì “Nước Trời đã gần kề”. Lời kêu gọi
này như một dòng mạch duyệt qua toàn bộ hoạt động của Gioan và được lặp lại
trong Chương 3:8-12. Lý do cho lời kêu gọi hãy ăn năn sám hối này
được đưa ra như là bản án không thể tránh được của Thiên Chúa được so sánh như
các cây không sinh trái tốt sẽ bị chặt đi và ném vào lửa (3:10) và như người
nông dân sẩy sân lúa để thu lúa vào kho và rơm thì sẽ bị đốt trong lửa
(3:12). Hình ảnh lửa cháy được mô tả trong phần cuối của bài Tin
Mừng Phụng Vụ của chúng ta cho thấy sự cấp bách của việc dọn mình cho ngày Chúa
phán xét đang đến.
Bài Tin Mừng được phân ra như sau:
Mt 3:1-3: Trong phần dẫn nhập “tiếng kêu trong hoang địa” của
sách Isaia 40:2 được xác định đó là tiếng nói của Gioan Tẩy Giả với lời mời gọi
mọi người hãy ăn năn “trong hoang địa xứ Giuđêa”;
Mt 3:4-6: Tiếp theo sau là một đoạn ngắn, một cách đẹp đẽ như
tranh vẽ, miêu tả hình ảnh truyền thống của Gioan: ông là một tiên
tri và một nhà khổ tu; bởi vì đặc tính tiên tri của ông, ông đã được so sánh
với tiên tri Êlia; quả thế, ông ăn mặc giống như tiên tri Êlia. Một
chi tiết địa dư và đặc thù mô tả việc người ta lũ lượt tuôn đến để nhận phép
rửa trong dòng sông Giođan, trong một bầu không khí ăn năn sám hối. Ảnh
hưởng hoạt động tiên tri của ông không chỉ giới hạn một chỗ nhưng bao phủ toàn
cõi Giuđêa gồm cả thành Giêrusalem và các miền lân cận sông Giođan.
Mt 3:7-10: Một nhóm người đặc biệt đến gặp ông Gioan để được
nhận phép rửa, họ là “những người Biệt Phái và Sađốc”. Gioan nói với
họ với những lời nghiêm khắc rằng họ phải ngưng lại các việc đạo đức giả hình
và chú ý vào việc “cây sinh trái tốt” để họ có thể tránh được sự phán xét luận
tội.
Mt 3:11-12: Ở đây, ý nghĩa của phép rửa có liên quan đến việc
thống hối được làm sáng tỏ và một cách đặc biệt là sự khác biệt giữa hai phép
rửa và hai nhân vật chính: phép rửa của Gioan dùng nước vì lòng ăn năn sám hối;
phép rửa của Chúa Giêsu, “Đấng đến sau có quyền năng hơn” Gioan, thì rửa với
Chúa Thánh Thần và lửa.
b) Thông điệp của bài Tin Mừng:
Trong một phong cách kể chuyện, Thánh Sử
Mátthêu trình bày hình ảnh và hoạt động của ông Gioan Tẩy Giả trong hoang địa
xứ Giuđêa. Chi tiết địa lý có ý được đặt để hoạt động của ông Gioan trong vùng
Giuđêa, trong khi Chúa Giêsu sẽ thực hiện việc rao giảng của Người tại xứ
Galilê. Đối với Mátthêu, hoạt động của Gioan được hoàn toàn hướng
tới và nhắm về “Đấng sắp đến”, tức là Chúa Giêsu. Ông Gioan cũng
được giới thiệu như là một nhà truyền giáo cao quý và can đảm báo trước ngày
phán xét của Thiên Chúa sắp xảy ra.
Thông điệp của ông Gioan Tẩy Giả bao gồm một
mệnh lệnh rõ ràng, “hối cải”, và một lý do cũng minh bạch không kém: “vì nước
Trời đã gần kề”. Sự hối cải là điều quan trọng nhất trong lời rao
giảng của Gioan Tẩy Giả mặc dù lúc đầu nội dung của lời rao giảng này vẫn chưa
được rõ ràng. Tuy nhiên, trong Chương 3:8, thành quả của sự hối cải
được tiết lộ cho một hướng đi mới cho sự hiện hữu của một người. Một
mặt, một sự mặc khải như thế thì điển hình của các vị tiên tri, những người
muốn tạo sự hối cải càng cụ thể càng tốt qua việc nhất quyết sống tách rời khỏi
những gì cho đến nay được xem là có giá trị; một mặt khác, sự mặc khải đi xa
hơn và có nghĩa cho thấy sự hối cải là một sự thay đổi hướng về “nước trời”,
đến một điều gì mới mẻ sắp xảy ra, cùng với nhu cầu và triển vọng của
nó. Đây là một việc đưa tới một quyết định dứt khoát biến đổi cuộc
sống theo một chiều hướng mới: “Vương Quốc Nước Trời” là nền tảng và mang lại ý
nghĩa cho sự hối cải và không chỉ có các nỗ lực của nhân loại. Từ
ngữ “Vương Quốc Nước trời” nói rằng Thiên Chúa sẽ tỏ mình cho tất cả mọi người
và một cách mạnh mẽ nhất. Gioan nói rằng sự mặc khải của Thiên Chúa
đã gần kề, không còn xa nữa.
Hoạt động tiên tri của ông Gioan Tẩy Giả, với
các đặc điểm của hình ảnh tiên tri Êlia, có nghĩa là để chuẩn bị những người
cùng thời với ông về sự ra đời của Thiên Chúa trong Đức Giêsu. Các
chủ đề và hình ảnh qua đó cho thấy hình dáng của Gioan Tẩy Giả được giải thích
thật thú vị, trong đó có thắt lưng bằng dây da thú, dấu hiệu được thừa nhận của
tiên tri Êlia (2V 1:8); áo làm bằng lông lạc đà là điển hình của tiên tri theo
sách Giacaria 13:4. Đây sự nhận dạng trực tiếp giữa tiên tri Êlia và
Gioan Tẩy Giả. Cách lý giải này hiển nhiên là một câu giải đáp của Thánh
Sử đối với sự phản đối của người Do Thái bấy giờ: làm thế nào mà Đức
Giêsu lại là Đấng Mêssia được, nếu mà tiên tri Êlia chưa xuất hiện?
Qua các hoạt động tiên tri của ông, Gioan đã
thành công trong việc lay chuyển được tâm tư toàn bộ đám đông giống như Êlia đã
hướng dẫn toàn dân tin tưởng vào Thiên Chúa (1V 18). Phép rửa của
ông Gioan không quan trọng vì có số đông người đến nhận lãnh, mà bởi vì nó được
đi kèm với lời cam kết dứt khoát hối cải. Ngoài ra, đó không phải là
một phép rửa có quyền năng tha tội, chỉ có cái chết của Chúa Giêsu mới có quyền
năng này, nhưng nó trình bày một hướng đi mới để ban cho người ta một đời sống
mới.
Ngay cả “những người Biệt Phái và Sađốc” cũng
đến để xin chịu phép rửa, nhưng họ đến trong một tinh thần giả hình, không hề
có ý định ăn năn. Vì vậy họ sẽ không thể trốn lánh sự phán xét của
Thiên Chúa. Lời công kích dữ dội của Gioan hướng thẳng về những nhóm người
này, bao gồm cả việc đạo đức giả, nhấn mạnh rằng vai trò phép rửa của ông, nếu
được lãnh nhận một cách chân thành với quyết định thay đổi đời sống, sẽ bảo vệ
cho bất cứ ai nhận lãnh nó khỏi phải chịu sự phán xét thanh tẩy sắp xảy đến của
Thiên Chúa.
Làm thế nào mà một quyết định ăn năn thống hối
như thế sẽ trở nên hiển nhiên? Gioan không cho biết những dấu hiệu
chính xác về nội dung, nhưng tự giới hạn để cho thấy lý do: để tránh
bản án trừng phạt của Thiên Chúa. Chúng ta có thể nói rằng mục đích của sự hối
cải là Thiên Chúa, sự nhận thức căn bản về Thiên Chúa, hướng dẫn trong một cách
hoàn toàn mới mẻ đời sống của người ta với Thiên Chúa.
Tuy nhiên, “những người Biệt Phái và Sađốc”
không thật lòng hối cải mà họ chỉ chừng mực đặt niềm tin và hy vọng của họ là
con cháu của Abraham: Bởi vì họ thuộc dòng dõi dân riêng, họ chắc mẩm rằng
Thiên Chúa, với cương vị của người cha sẽ ban cho họ ơn cứu
độ. Gioan đặt vấn đề về sự đoan chắc sai lầm này của họ qua hai hình
ảnh: cái cây và ngọn lửa.
Đầu tiên, trong Cựu Ước, hình ảnh của cái cây
bị chặt đề cập đến sự phán xét của Thiên Chúa. Một đoạn Kinh Thánh
của tiên tri Isaia mô tả nó như sau: “Lạy Thiên Chúa, Chúa các đạo
bình, Đấng đã tách lìa những cành với tiếng ồn điếc tai, những ngọn cao nhất bị
chặt lìa, các đỉnh cây bị ngã đổ”. Hình ảnh của ngọn lửa có nhiệm vụ
diễn tả “cơn thịnh nộ sắp đổ xuống” sẽ được thể hiện tại ngày phán xét của Chúa
(3:7). Nói cách khác, chúng cho thấy sự cấp bách của giờ Chúa đến;
những người đang lắng nghe phải mở to mắt của họ để thấy những gì đang chờ đợi
họ.
Sau cùng, Gioan giảng dạy sự tương phản của
hai phép rửa và hai nhân vật: Gioan và Đấng sắp đến. Sự khác
biệt đáng kể là Chúa Giêsu làm phép rửa với Chúa Thánh Thần và lửa trong khi
Gioan chỉ rửa với nước, một phép rửa cho sự hối cải. Sự phân biệt
này nhấn mạnh rằng phép rửa của ông Gioan thì hoàn toàn phụ thuộc vào phép rửa
của Chúa Giêsu. Mátthêu ghi chú rằng phép rửa với Chúa Thánh Thần đã
xảy ra, gọi là lễ Rửa Tội Kitô giáo, như đã nói trong cảnh phép rửa của Chúa
Giêsu, nơi mà phép rửa với lửa vẫn phải xảy đến và sẽ xảy ra tại ngày phán xét
mà Chúa Giêsu sẽ thực hiện.
Khi ấy, mục đích việc rao giảng của ông Gioan
là để trình bày lời mô tả bản án đang chờ đợi cộng đoàn qua hình ảnh của rơm
trấu. Hành động của người nông dân trên sân lúa khi ông sàng sẩy lựa
lúa khỏi rơm cũng sẽ là hành động của Thiên Chúa trên cộng đoàn vào ngày phán
xét.
5. Suy gẫm
a) Mong đợi Thiên Chúa và sự hối
cải:
Trong lời rao giảng của ông, Gioan nhắc nhở
chúng ta rằng sự xuất hiện của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta thì sắp xảy
ra đến nơi, ông cũng mạnh mẽ mời gọi chúng ta về một sự hối cải thanh lọc tâm
hồn, dọn cho nó sẵn sàng để gặp gỡ Chúa Giêsu là Đấng đã đến với thế giới loài
người và mở nó ra cho sự hy vọng và tình yêu phổ quát.
Một lời phát biểu của Đức Hồng Y Newman có thể
giúp chúng ta hiểu về chiều hướng mới này rằng Lời Chúa cho thấy sự cấp
bách: “Trên thế gian này, sống là để thay đổi, và để được kiện toàn
thì phải thay đổi thường xuyên”. Thay đổi phải được hiểu từ quan điểm
của sự ăn năn: một sự thay đổi sâu sắc của nội tâm. Sống
là để thay đổi. Nếu bao lâu mà sự thôi thúc về thay đổi này trở nên
mờ nhạt, bạn sẽ chẳng còn sống. Sách Khải Huyền xác nhận điều này
khi Chúa nói: “Ngươi được tiếng là đang sống, mà thực ra đã chết”
(Kh 3:1). Một lần nữa, “để được hoàn hảo thì phải thay đổi thường
xuyên”. Có vẻ như Đức Hồng Y Newman đã muốn nói: “Thì giờ
thì được đo bằng sự hối cải của tôi”. Thời gian Mùa Vọng này cũng
được đo qua các công việc mà Thiên Chúa đã dành cho tôi. Tôi phải
liên tục mở rộng tâm hồn, sẵn sàng để cho phép bản thân mình được đổi mới bởi
Người.
b) Chấp nhận Phúc Âm:
Đây là điều kiện cho sự hối
cải. Phúc Âm không chỉ làm một tập sưu tầm các thông điệp, nhưng là
một Đấng đã xin để được đi vào đời sống của bạn. Chấp nhận Phúc Âm
của Chúa Nhật Mùa Vọng tuần này có nghĩa là mở cửa đời sống của chính mình cho
một Đấng mà Gioan Tẩy Giả xác định là Đấng có quyền năng hơn ông. Ý
tưởng này đã được diễn đạt tốt đẹp bởi ĐGH Gioan Phaolô II: “Hãy mở
cửa cho Chúa Kitô…” Chấp nhận Đức Kitô, Đấng đến với tôi bằng lời
xác tín về ơn cứu rỗi của Người. Chúng ta nhớ lại những lời của
Thánh Augustinô đã từng nói: “Tôi lo sợ Chúa đã đi ngang qua”. Việc
đi ngang qua của Chúa như thế có thể xảy ra cho chúng ta tại một thời điểm của
đời sống khi mà chúng ta đang bị phân tâm hay sống bề ngoài.
c) Mùa Vọng – Thời gian dành cho bên
trong linh hồn:
Một sự gợi lên mầu nhiệm được tìm thấy trong
các tác phẩm của Chân Phước Êlisabéth Ba Ngôi giúp chúng ta khám phá ra sự hối
cải như là một thời gian và cơ hội để nhận chìm chúng ta trong Thiên Chúa, để
bộc lộ chính chúng ta với ngọn lửa tình yêu biến đổi và thanh tẩy đời sống
chúng ta: “Tại đây chúng ta đang ở trong thời gian thiêng liêng của
Mùa Vọng hơn bất kỳ lúc nào khác mà chúng ta có thể gọi là thời gian dành cho
nội tâm linh hồn, các linh hồn luôn sống và trong mọi sự “dấu ẩn trong Thiên
Chúa với Đức Kitô”, ngay tại trung tâm bản thân. Trong khi chờ đợi sự mầu nhiệm
cao cả [của Chúa Giáng Sinh]… chúng ta hãy cầu xin Người làm cho chúng ta thật
lòng trong tình yêu của chúng ta, đó là biến đổi chúng ta… thật là tốt để nghĩ
rằng đời sống của một linh mục, cũng như đời sống của một nữ tu dòng Camêlô, là
một mùa vọng để chuẩn bị cho việc xuống thế của Chúa trong tâm hồn! Vua
Đavít đã hát trong một bài Thánh Vịnh rằng “ngọn lửa sẽ dẫn lối đi trước Thiên
Chúa”. Phải chăng tình yêu là ngọn lửa? Phải chăng sứ vụ
của chúng ta cũng là chuẩn bị đường cho Chúa bằng sự hợp nhất của chúng ta với
Đấng mà thánh tông đồ gọi là “ngọn lửa lan tràn”? Khi được tiếp xúc
với Người, linh hồn chúng ta sẽ trở nên giống như một ngọn lửa của tình yêu
tràn lan tới tất cả các thành viên của thân thể Chúa Kitô đó là Giáo
Hội”. (Trích thư gửi Lm. Chevignard, trong Writings, trang 387-389).
6. Thánh Vịnh 71 (72):
Với bài Thánh Vịnh này, Giáo Hội cầu nguyện
trong Mùa Vọng để diễn tả sự trông đợi vị vua hòa bình, Đấng giải thoát người
khó nghèo và kẻ bị áp bức.
Xét xử dân Ngài theo
công lý
Tâu Thượng Đế, xin ban quyền bính Ngài cho vị
Tân Vương,
trao công lý Ngài vào tay Thái Tử,
để Tân Vương xét xử dân Ngài theo công lý,
và bênh vực quyền lợi kẻ nghèo hèn.
Triều đại Người, đua nở hoa công lý
và thái bình thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn.
Người làm bá chủ từ biển này qua biển nọ,
từ Sông Cả đến tận cùng cõi đất.
Người giải thoát bần dân kêu khổ
và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương,
chạnh lòng thương ai bé nhỏ khó nghèo.
Mạng sống dân nghèo, Người ra tay tế độ,
giải thoát cho khỏi áp bức bạo tàn,
từng giọt máu họ, Người đều coi là quý.
Danh thơm Người sẽ trường tồn vạn kỷ,
nức tiếng gần xa dưới ánh mặt trời.
Ước gì mọi sắc tộc trần gian, nhờ Người được chúc lành,
và muôn dân thiên hạ ngợi khen Người có phúc.
7. Lời nguyện kết
trao công lý Ngài vào tay Thái Tử,
để Tân Vương xét xử dân Ngài theo công lý,
và bênh vực quyền lợi kẻ nghèo hèn.
Triều đại Người, đua nở hoa công lý
và thái bình thịnh trị tới ngày nao tuế nguyệt chẳng còn.
Người làm bá chủ từ biển này qua biển nọ,
từ Sông Cả đến tận cùng cõi đất.
Người giải thoát bần dân kêu khổ
và kẻ khốn cùng không chỗ tựa nương,
chạnh lòng thương ai bé nhỏ khó nghèo.
Mạng sống dân nghèo, Người ra tay tế độ,
giải thoát cho khỏi áp bức bạo tàn,
từng giọt máu họ, Người đều coi là quý.
Danh thơm Người sẽ trường tồn vạn kỷ,
nức tiếng gần xa dưới ánh mặt trời.
Ước gì mọi sắc tộc trần gian, nhờ Người được chúc lành,
và muôn dân thiên hạ ngợi khen Người có phúc.
7. Lời nguyện kết
Lạy Chúa Giêsu, được dẫn bởi những lời mạnh mẽ
và mãnh liệt của Gioan Tẩy Giả, người mở đường cho Chúa, chúng con mong muốn
được nhận lãnh phép rửa của Chúa trong Chúa Thánh Thần và lửa. Chúa biết
rằng chúng con có bao nhiêu nỗi lo sợ, lười biếng tâm linh và thái độ đạo đức
giả đang ở trong lòng chúng con. Chúng con biết rằng với sự sàng sẩy
của Chúa, rất ít lúa sẽ được còn sót lại trong đời sống chúng con và rất nhiều
rơm trấu, sẵn sàng bị ném vào lửa không hề tắt. Từ tận đáy lòng
chúng con, chúng con xin nói: Xin Chúa hãy đến với chúng con qua sự
khiêm nhu của Chúa khi nhập thể làm người, nhân loại của Chúa có đầy đủ mọi
thiếu sót và tội lỗi; xin hãy ban cho chúng con được ngập chìm vào trong nước
sông Giođan đã chảy ra từ vết thương nơi nương long Chúa trên thập giá và xin
hãy ban cho chúng con có thể nhận biết được Chúa chính là Con Thiên Chúa, Đấng
Cứu Độ thật sự của chúng con. Trong Mùa Vọng này, xin hãy đưa chúng
con vào sa mạc của hư không, của sự hối cải, của sự cô đơn để chúng con có thể
cảm nghiệm được tình yêu của Suối Trường Sinh. Nguyện xin cho lời
nói của Chúa không chỉ lưu lại trong sa mạc mà nó còn vang vọng trong tâm tưởng
chúng con để cho tiếng nói của chúng con, được nhận chìm, được rửa trong sự
Hiện Hữu của Chúa, có thể trở nên tin của tình yêu
thương. Amen.
www,dongcatminh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét