Ngày 28 tháng 12
(Trong Tuần Bát Nhật Lễ
Chúa Giáng Sinh)
Các Thánh Anh Hài Tử Ðạo
Bài
Ðọc I: 1 Ga 1, 5 - 2,2
"Máu
Chúa Giêsu Kitô rửa chúng tôi sạch mọi tội lỗi".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ.
Các
con thân mến, đây là sứ điệp chúng tôi nhận được bởi Chúa, và chúng tôi loan
truyền cho các con: Thiên Chúa là sự sáng và nơi Người không có sự tối tăm nào.
Nếu chúng tôi nói rằng chúng tôi thông hảo với Người, mà chúng tôi đi trong đường
tối tăm, thì chúng tôi nói dối, và chúng tôi không thực thi chân lý. Nếu chúng
tôi đi trong ánh sáng, cũng như chính Người ở trong ánh sáng, thì chúng tôi có
sự thông hảo với nhau; và máu Chúa Giêsu Kitô Con Người rửa chúng tôi sạch mọi
tội lỗi.
Nếu
chúng tôi nói rằng mình không có tội, thì chúng tôi lừa dối mình, và trong người
chúng tôi không có chân lý. Nếu chúng tôi xưng tội mình ra, thì Người là Ðấng
trung thành và công chính, sẽ tha tội cho chúng tôi, và rửa sạch chúng tôi khỏi
điều gian ác. Nếu chúng tôi nói rằng chúng tôi không phạm tội, thì chúng tôi coi
Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng tôi.
Các
con thân mến, cha viết những điều này cho các con, để các con đừng phạm tội,
nhưng nếu có ai phạm tội, thì chúng ta có Ðức Giêsu Kitô, Ðấng công chính làm
trạng sư nơi Ðức Chúa Cha. Chính Người là của lễ đền tội chúng ta, không nguyên
đền tội chúng ta mà thôi, nhưng còn đền tội cho cả thế gian.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 123, 2-3. 4-5. 7b-8
Ðáp: Hồn chúng tôi
như chim non, thoát khỏi lưới dò của người gài bẫy bắt chim (c. 7a).
Xướng:
1) Nếu như Chúa không che chở chúng tôi, khi thiên hạ cùng chúng tôi gây hấn, bấy
giờ người ta đã nuốt sống chúng tôi rồi, khi họ bừng bừng giận dữ chúng tôi. -
Ðáp.
2)
Bấy giờ nước cả đã lôi cuốn mất, trào lưu đã ngập lút con người chúng tôi, bấy
giờ sóng cả kiêu hùng đã ngập lút chúng tôi. - Ðáp.
3)
Lưới dò đã đứt gãy, và chúng tôi đã thoát thân. Ơn phù trợ chúng tôi ở nơi danh
Chúa, là Ðấng tạo thành trời đất. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia,
alleluia! - Chúng con ca ngợi Chúa là Thiên Chúa; tinh binh các Ðấng Tử Ðạo ca
ngợi Chúa. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 2, 13-18
"Hêrôđê
giết hết các con trẻ ở Bêlem".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
các đạo sĩ ra đi, thiên thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo
ông: "Hãy thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và ở đó cho
tới khi tôi báo lại ông, vì Hêrođê sắp sửa tìm kiếm Hài Nhi để sát hại Người".
Ông thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai-cập đang lúc ban
đêm. Ông ở lại đó cho tới khi Hêrođê băng hà, hầu làm trọn điều Chúa dùng miệng
tiên tri mà phán rằng: "Ta gọi con Ta ra khỏi Ai-cập".
Bấy
giờ Hêrođê thấy mình bị các đạo sĩ đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân
đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và vùng phụ cận, từ hai tuổi trở xuống, tính
theo thời gian vua đã cặn kẽ hỏi các đạo sĩ. Thế là ứng nghiệm lời tiên tri
Giêrêmia đã nói: Tại Rama, người ta nghe tiếng khóc than nức nở, đó là tiếng bà
Rakhel than khóc con mình, bà không chịu cho người ta an ủi bà, vì các con bà
không còn nữa.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Lễ
Kính Các Thánh Anh Hài
"Dù
một chấm một phẩy trong Kinh Thánh
cũng
không bỏ qua cho đến khi tất cả được nên trọn".
Không
cần phải đưa Hài Nhi ra khỏi Ai Cập, chỉ cần đi xa vài làng mạc thành phố thôi
cũng đủ để thoát khỏi bàn tay sát hại của Hêrôđê, hoặc có thể khiến cho ba đạo
sĩ không đi ngang qua lối ấy để vua Hêrôđê không biết. Thế nhưng để ứng nghiệm
lời tiên tri như đã chép mà Chúa đã làm như vậy. Từ đó chúng ta nhớ lại đoạn
Phúc Âm Chúa Giêsu đã nói: "Ai tuân giữ và dạy người khác thực hành những
điều nhỏ mọn nhất trong luật Chúa thì sẽ là kẻ lớn nhất trong Nước Trời".
Chúng
ta đừng hiểu theo nghĩa đen như những người biệt phái và luật sĩ ngày xưa,
nhưng phải đem tinh thần của lề luật vượt lên trên hết tất cả mọi điều luật. Ðó
là tình yêu khoan dung bao la tha thứ của Thiên Chúa đối với những người ăn năn
hối cải quay trở về với người Cha nhân từ.
Hôm
nay lễ kính các thánh Anh Hài Tử Ðạo, chúng ta nói qua về vấn đề có tội và vô tội.
"Nhân vô thập toàn", không ai là hoàn toàn cả: "Tinh thần thì
hăng hái, xác thịt thì nặng nề". Nhóm người cổ Hy Lạp ngày xưa cùng thời với
Platon, Aristote cho thân xác là tù ngục của linh hồn là thế. Cho nên nếu chúng
ta nói: "Tôi là người vô tội" thì coi chừng tôi đang lừa dối tôi đấy.
Thánh Phaolô đã cảnh tỉnh chúng ta: "Khi anh em tin rằng, anh em mạnh mẽ đứng
vững, anh em hãy coi chừng kẻo ngã đấy".
Trong
bài Thánh Thư hôm nay, thánh Gioan Tông Ðồ có viết thêm: "Nếu chúng tôi
nói rằng chúng tôi không phạm tội thì chúng tôi là kẻ kêu Ðức Giêsu Kitô là kẻ
nói dối và lời của Ngài không có ở trong chúng tôi". Vì sao? Vì Ðức Kitô đến
để chuộc tội cho nhân loại tội lỗi, trong đó có mỗi người trong chúng ta. Thánh
Gioan còn nói rõ hơn nữa: "Chính Ðức Kitô là của lễ đền tội chúng ta,
không nguyên đền tội chúng ta mà thôi nhưng còn đền tội cho cả thế gian nữa".
Như thế không ai trong chúng ta là kẻ vô tội.
Lúc
mới sinh ra, con người đã mang lấy tội Tổ Tông ngoại trừ Ðức Kitô là Thiên Chúa
làm người, ngoại trừ Mẹ Maria được ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội, và như Gioan Tẩy Giả
được Mẹ Maria mang Chúa đến viếng thăm, dù đang ở trong bụng mẹ cũng đã nhảy mừng
và thoát khỏi tội Tổ Tông, còn tất cả chúng ta đều mắc tội Tổ Tông.
Khi
lớn lên tới tuổi khôn là tuổi nhận biết, phân biệt được hành vi việc làm của
mình, Giáo Hội xác định là bảy tuổi, tức là chúng ta bắt đầu tới tuổi khôn, bắt
đầu thêm tội mình nữa. Có một thánh nhân đã thú nhận: "Trong một ngày hai
mươi bốn tiếng đồng hồ, không khỏi có năm phút sai lỗi". Tội nặng hay nhẹ
tùy hai yếu tố quan trọng sau đây:
1.
Lý do bởi luật buộc là nặng.
2.
Do sự chú ý cố tình sai phạm khi biết đó là tội trọng.
Vậy
phạm một tội trọng cũng không phải là chuyện dễ, vì phải gồm có hai yếu tố
trên.
Con
người tuy mang lấy bản tính yếu đuối hay sa ngã, chán nản, mỏng dòn nhưng con
người được Thiên Chúa biết và thông cảm cho. Nếu trong một ngày, người anh em
con phạm tội đến con và nói với con rằng: "Tôi hối hận" thì con cũng
phải tha thứ cho anh em con bảy lần không?" Chúa Giêsu trả lời: "Thầy
không bảo con phải tha bảy lần, nhưng là bảy mươi lần bảy, nghĩa là phải tha thứ
luôn luôn".
Vì
nếu chúng ta tính được tới bảy mươi lần bảy thì chúng ta đã trở thành máy móc,
trở thành thói quen quán tính tha tội cho người anh em của mình mãi. Chúa đã dạy
chúng ta như thế, phương chi lòng Chúa càng phải bao dung tha thứ biết bao
nhiêu lần. Tội hay vô tội, vấn đề đó không quan trọng, quan trọng của vấn đề là
có lòng thống hối ăn năn hay không? Ðược tha nhiều sẽ mến Chúa nhiều hơn, như
Maria Madalena trong Phúc Âm đã xức dầu thơm chân Chúa, như Phanxicô Xaviê,
Augustinô chẳng hạn. Từ đó, con người đam mê trong trụy lạc thời còn trai trẻ
được Thiên Chúa cho giác ngộ để dấn thân theo tiếng Chúa gọi và trở nên những vị
thánh nổi tiếng lừng danh trong Giáo Hội.
Lạy
Chúa, trong ngày lễ kính các Thánh Anh Hài hôm nay, xin cho mỗi người chúng con
ý thức được vấn đề tội lỗi và tình thương của Chúa để chúng con sống đẹp lòng
Chúa hơn trong giây phút hiện tại. Amen.
(Veritas Asia)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Ngày 28 tháng 12, Lễ Các Thánh Anh Hài Tử Đạo
Bài đọc: I Jn 1:5-2:2; Mt 2:13-18.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tình yêu Thiên Chúa
và tội lỗi con người
Nhiều
người thường thắc mắc về biến cố tử đạo của các thánh anh hài hôm nay: "Tại
sao Thiên Chúa thương yêu nhân loại đến độ cho Con Một của mình bỏ trời cao xuống
nhập thể để ở với con người, lại để cho vua Herode đối xử tàn nhẫn với các trẻ
thơ như vậy?" Rồi họ kết luận: hoặc Thiên Chúa không có uy quyền để ngăn
chặn, hoặc Thiên Chúa không yêu thương con người thật; cả hai lý do đều làm họ
không tin vào Thiên Chúa.
Trước
tiên, chúng ta phải xác nhận vì Đức Kitô đã xuống trần, nên chết không phải là
điều tai hại; nhưng là bước qua ngưỡng cửa đời sau để hưởng hạnh phúc với Thiên
Chúa. Đó là mục đích của cuộc đời, nếu cho con người lựa chọn khi mới sinh ra:
hoặc là về hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa ngay, hoặc phải sống đủ thời gian
trên dương thế chịu đựng đau khổ, bệnh tật, và chưa chắc đã được cứu độ, chúng
ta sẽ chọn đàng nào?
Thứ
đến, Thiên Chúa không chịu trách nhiệm cho những tội lỗi của con người: việc
vua Herode giết các anh hài hoàn toàn do sự lạm dụng tự do Thiên Chúa ban cho
ông; vì ông kiêu căng và sợ mất quyền bính. Tuy nhiên, uy quyền Thiên Chúa vẫn
chiếu sáng trong thảm trạng đau khổ này: máu của trẻ thơ vô tội đổ ra để làm chứng
cho biến cố Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn dùng tình
thương để hoán cải lòng dạ chai đá và tính ngông cuồng tội lỗi của con người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Sự tương phản giữa Thiên Chúa và con người
1.1/
Tình thương và uy quyền của Thiên Chúa:
(1)
Thiên Chúa là ánh sáng, Đấng tuyệt đối thánh thiện: Gioan xác tín:
"Đây là lời loan báo của Đức Giêsu Kitô mà chúng tôi đã nghe, và nay chúng
tôi loan báo cho anh em: Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút
bóng tối nào." Ánh sáng và bóng tối là một trong những chủ đề chính của
Gioan cả trong Phúc Âm cũng như trong các thư. Thiên Chúa là ánh sáng từ trời
xuống trần gian để giúp con người nhìn ra sự thật, và sự thật sẽ giải thoát con
người (Jn 8:32). Ai đi trong ánh sáng sẽ vững tâm vì không sợ bị lạc đường.
(2)
Thiên Chúa thanh tẩy bóng tối tội lỗi con người qua Máu của Đức Kitô: Bóng tối là tội lỗi
con người, là tất cả những gian tà, dối trá, ẩn giấu trong tâm hồn con người.
Bóng tối và ánh sáng không thể ở chung với nhau: kẻ thích bóng tối ghét ánh
sáng vì ánh sáng làm cho những tà tâm của họ bị phơi bày; nhưng người lành
thích và đến cùng ánh sáng, để họ được hưởng những lợi ích của ánh sáng: được
thanh tẩy mọi bóng tối tội lỗi và được hiệp nhất với Thiên Chúa và với nhau.
Khi con người nói mình được kết hiệp với Đức Kitô mà lại đi trong bóng tối, thì
con người tự dối mình và không hành động theo sự thật.
1.2/
Yếu đuối và tội lỗi của con người:
(1)
Tội lỗi hiện hữu nơi con người: Thánh Gioan nêu lên một sự kiện thực tế: mọi phàm
nhân đều phạm tội. "Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự
lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta." Nhiều người không cho
mình có tội, vì nhiều lý do: (1) Họ không chịu xét mình cẩn thận; (2) Họ không
biết các giới răn và hiểu biết những dạy dỗ của Thiên Chúa; (3) Lương tâm của họ
đã ra chai đá vì đã quá quen ở trong tội. Khi ở trong bóng tối quá lâu, con người
mất khả năng cảm nghiệm ánh sáng; khi đã quá quen với dối trá, con người dị ứng
với sự thật. Khi con người nói họ không phạm tội, họ biến Thiên Chúa thành kẻ
nói dối: "Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội, thì chúng ta coi
Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta."
(2)
Mọi người đều cần lãnh nhận ơn tha thứ: Nếu đã phạm tội, con người cần thú nhận tội lỗi để
được tha thứ. Đức Kitô đã chuẩn bị cho con người được tha tội qua việc trao quyền
cầm buộc và tháo cởi cho các Tông đồ và những người kế vị. "Nếu chúng ta
thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho
chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính." Khi con người
tự cho mình là công chính, họ sẽ không cần đến với Thiên Chúa để lãnh nhận ơn
tha thứ.
2/
Phúc Âm:
Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập.
2.1/
Sự khôn ngoan của Thiên Chúa: Ngài thấu suốt ý định độc ác của vua Herode, nên sai sứ thần làm
hai chuyện để cứu Chúa Giêsu, Con của Ngài:
(1)
Báo cho các nhà đạo sĩ biết kế hoạch độc ác của vua Herode, để họ tìm đường
khác trở về quê hương, mà không cần trở lại Jerusalem gặp vua Herode.
(2)
Sai sứ thần báo mộng cho ông Giuse đang đêm trong giấc mộng: "Này ông, dậy
đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại,
vì vua Herode sắp tìm giết Hài Nhi đấy!" Giuse vâng lời sứ thần, ông liền
trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập.
Lý
do vua Herode tìm giết con trẻ là vì ông sợ con trẻ sẽ lấy đi ngai vàng của
ông! Ông tìm giết con trẻ khi vẫn còn thơ và khi trong tay không có một vũ khí
để tự vệ. Con người ngày nay vẫn đang tìm giết các trẻ thơ yếu đuối vô tội,
ngay khi còn là thai nhi trong lòng mẹ, vì đủ mọi lý do tưởng tượng mà con người
có thể nghĩ tới: bảo vệ tương lai, tự do, và sức khỏe cho người mẹ, hay sợ thai
nhi phải đau khổ và không được giáo dục sau này.
2.2/
Tính ngông cuồng cường bạo của vua Herode: Trình thuật kể vua tức giận vì bị các nhà đạo sĩ
"đánh lừa." Thực ra, các nhà đạo sĩ không đánh lừa nhà vua mà chỉ
sông theo sự thật. Họ được sứ thần Thiên Chúa cho biết ý nghĩ ác độc của vua
Herode, nên họ theo lối khác mà về quê hương của họ. Chẳng lẽ họ trở lại để
mách đường cho nhà vua đến giết Người mà họ đã vất vả tìm kiếm để thờ lạy? Vua
Herode nổi giận, ''nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bethlelem và toàn
vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi cặn kẽ các
đạo sĩ."
Matthew
tường thuật sự ứng nghiệm lời của ngôn sứ Jeremiah (Jer 31:15): "Ở Ramah,
vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Rachel khóc thương con mình và không
chịu để cho người ta an ủi, vì chúng không còn nữa." Để hiểu lời ngôn sứ
Jeremiah, chúng ta phải trở về với (Gen 35:19), tường thuật hoàn cảnh đau khổ của
bà Rachel: bà chết khi sinh Benjamin trong lúc tuổi già; chứ không đau khổ vì
con bị lấy đi. Tiên tri Jeremiah dùng cách giải thích Kinh Thánh Midrash của
người Do-thái, thay lý do chính tại sao bà Rachel than khóc trong câu kế tiếp
(Jer 31:16), vì các con Bà bị lưu đày bên Ai-cập; nhưng Thiên Chúa sẽ cho các
con của Bà được trở về. Trong trình thuật hôm nay, Ngài cũng đem con Ngài từ
Ai-cập trở về.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Thiên Chúa rất mực tốt lành và yêu thương, nơi Ngài không ẩn giấu một chút gian
tà và thù hận; ngược lại, nơi con người đầy dẫy những yếu đuối, tội lỗi, và thù
hận. Chúng ta cần ánh sáng, sự thật và tình thương tha thứ của Thiên Chúa.
-
Nguy hiểm xảy ra là khi con người tự cho họ có đủ khôn ngoan để xét xử Thiên
Chúa và tự cho là công chính để không cần đến tình thương Thiên Chúa. Những người
này đã bị ma quỉ lừa dối để họ từ chối lãnh nhận ơn cứu độ của Ngài.
Lm.An-tôn ĐINH MINH
TIÊN, OP.
HẠT GIỐNG NẢY MẦM
Đoạn này viết theo văn thể Midrash nhằm cho thấy
Chúa Giêsu là Môsê mới :
Ngày xưa ở Ai cập, một bạo vương đã tàn sát các
trẻ sơ sinh do thái, nhưng trẻ Môsê đã được Thiên Chúa che chở, sau này chính
Môsê đã đưa dân Chúa “ra khỏi Ai cập” (câu 15) và tiến vào Đất hứa - Ngày nay,
Hêrôđê cũng tàn sát các hài nhi, nhưng Chúa Giêsu đã thoát chết. Ngài sẽ dẫn
Dân mới (Giáo Hội) thoát ách nô lệ tội lỗi và tiến vào Đất Hứa thực sự.
B.... nẩy mầm.
1. Trong thư gởi các thiếu nhi thế giới ngày
3/12/1994 Đức Gioan Phaolô II viết : “Những ngày tiếp theo ngày sinh của
Chúa Giêsu cũng là những ngày lễ (...) Ngay từ những ngày đầu sau khi sinh hạ,
Hài nhi Giêsu đã phải đương đầu với một đe dọa trầm trọng : bạo vương
Hêrôđê ra lệnh tàn sát các trẻ thơ dưới hai tuổi, và vì lý do này Chúa Giêsu bị
bắt buộc cùng với cha mẹ trốn sang Ai cập...” Mầu nhiệm giáng sinh gắn liền với
mầu nhiệm tử nạn. Trong hài nhi nằm trong máng cỏ nghèo hèn, cuộc tử nạn đã
được báo trước... Trong ánh sáng của mầu nhiệm giáng sinh, phải chăng chúng ta
không được mời gọi nhận ra bóng đêm của mầu nhiệm tử nạn ? Bóng thập giá
phải chăng đã không phủ trên máng cỏ của Hài nhi Giêsu ? (Trích "Mỗi
ngày một tin vui")
2. Vấn đề đau khổ, nhất là đau khổ của kẻ vô tội,
đặc biệt là đau khổ của những trẻ thơ, đã là một thắc mắc khó hiểu đối với
nhiều người. Chuyện các thánh anh hài chịu chết giúp ta bớt thắc mắc thấy được
giá trị cái chết của các em. Cái chết ấy góp phần vào việc thực hiện kế hoạch
Thiên Chúa cứu độ muôn người. Tấm gương này mời ta hãy nhìn đau khổ theo con
mắt của Chúa.
3. con sâu trong tảng đá : Một hôm Đức Ala
gọi một Thiên sứ đến và truyền lệnh : "Ngươi hãy xuống trần gian để
đưa về đây người đàn bà góa có 4 đứa con thơ". Thiên sứ ra đi, gặp ngay
người đàn bà góa đang cho đứa con nhỏ nhất bú. Ngài nhìn người đàn bà với 4 đứa
con dại, rồi lại lên Đức Ala để tha thiết nài xin rút lại lệnh truyền. Làm sao
có thể nhẫn tâm tách lìa người mẹ khỏi những đứa con thơ ấy ? Nhưng lời
van xin của Sứ thần chẳng mảy may đánh động được Đức Ala. Cuối cùng Sứ thần
đành phải vâng lệnh Đức Ala mà cướp người mẹ góa khỏi bầy con thơ và đưa về
trời.
Hoàn thành công tác, nhưng xem chừng vị
thiên sứ lại có vẻ buồn. Phải, làm sao vui được trước cảnh chia ly giữa mẹ và
con ? Thấy sứ thần buồn, Đức Ala gọi đến và đưa vào sa mạc. Ngài chỉ cho
sứ thần thấy một tảng đá lớn và bảo đập nó ra. Tảng đá vừa vỡ đôi, sứ thần ngạc
nhiên vô cùng, vì từ trong tảng đá một con sâu nhỏ từ từ bò ra. Chợt hiểu được
ý nghĩa của sự kiện ấy, sứ thần bỗng thốt lên : “Ôi lạy Đấng tối cao, mầu
nhiệm thay công cuộc sáng tạo của Ngài. Với sự khôn ngoan thượng trí và tình
yêu vô biên, Ngài đã không bỏ mặc một tạo vật bé nhỏ như con sâu kia, thì hẳn
Ngài cũng sẽ không quên được 4 đứa trẻ mồ côi là con cái của Ngài.” (Trích
"Món quà giáng sinh")
4. Bạn xét đoán Chúa chỉ vì không thể thấy kế
hoạch của Ngài vì những đau khổ của bạn, giống như con chuột chui vào cây đàn
piano gặm nhấm dây đàn làm nhạc sĩ rối loạn khi biểu diễn bản nhạc của Chopin
hoặc Beethoven. Với trí óc nhỏ bé, chuột nghĩ rằng nó đâu làm gì, nhưng cả vũ
trụ bị đảo lộn. Khi xét đoán kế hoạch của Chúa theo quan điểm của ta, phải
chăng sự thể cũng như vậy ?
Tương tự, con nhện cuốn tơ trên một xà sắt, sẽ
bất mãn khi cây xà được chuyển đi xây một cây cầu. Nó chẳng bao giờ nghĩ rằng
kế hoạch của một kỹ sư có giá trị hơn tơ của nó (Góp nhặt)..
5. “Vua Hêrôđê thấy mình bị các nhà chiêm tinh
đánh lừa thì đùng đùng nổi giận, nên sai người đi giết tất cả các con trẻ ở
Bêlem và toàn vùng lân cận từ hai tuổi trở xuống” (Mt 2,16)
Chẳng bao lâu sau tiếng đàn ca xướng hát của các
thiên thần trong đêm Chúa Giáng sinh là tiếng khóc than rền rĩ của những bà mẹ
mất con trong cuộc sát hại con trẻ ở Bêlem của Hêrôđê. Chẳng lẽ việc Chúa ra
đời lại là nguyên nhân gây ra cái chết của trẻ thơ vô tội ? Không, Thiên
Chúa đã tạo dựng con người và ban cho con người tự do. Hêrôđê có tự do, và ông
đã lạm dụng tự do để sát hại trẻ thơ, hầu trút cơn giận dữ và thoả lòng ghen
tị. Tôi cũng có tự do, và tự do của tôi đã được sử dụng để vun đắp sự sống hay
để huỷ diệt ?
Lạy Chúa, thế giới con đang sống còn đầy những
thảm họa do con người đã lạm dụng tự do của mình. Xin cho con biết sử dụng tự
do để làm vinh danh Chúa hơn và mang lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người.
(Epphata)
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI –Cần Thơ
28/12/13 THỨ BẢY TRONG TUẦN BÁT NHẬT GS
Các Thánh Anh Hài Tử Đạo
Mt 2,13-18
Các Thánh Anh Hài Tử Đạo
Mt 2,13-18
MỘT GIA ĐÌNH THÁNH
Sứ thần Chúa hiện ra báo mộng
cho ông Giuse rằng :” Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập.” (Mt 2,13)
Suy niệm: Chẳng
bao lâu sau tiếng hát thiên thần trong đêm Chúa Giáng sinh, là tiếng khóc than
của những bà mẹ mất con trong cuộc tàn sát của Hêrôđê ở Bêlem. Chẳng lẽ việc
Chúa ra đời lại là nguyên nhân gây ra cái chết của trẻ thơ vô tội? Sử sách cho
thấy Hêrôđê không từ một thủ đoạn tàn độc nào để bám lấy cái ngai vua của ông
ta; việc tàn sát hài nhi ở Bêlem chỉ là chuyện nhỏ mà chính Chúa Giêsu cũng là
nạn nhân chứ không phải nguyên nhân và các hài nhi, dù chưa thể dùng lời nói để
lên tiếng nhưng đã thông phần cuộc khổ nạn của Chúa, “dùng cái chết của mình để
tuyên xưng danh Chúa.”
Mời Bạn: Tình trạng “tàn sát” đó ngày hôm nay vẫn còn xảy
ra. Thảm cảnh những thai nhi bị tiêu diệt trước khi hưởng niềm vui hạnh phúc
được chào đời vẫn còn diễn ra nhan nhản trước con tim ích kỷ và con mắt dửng
dưng của bao người. Hiện trạng đó không thể đổ thừa cho ai khác, mà chính những
người liên quan phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về những cái chết vô tội của
đó. Thiên Chúa ban cho con người hồng ân sự sống vô cùng cao quý đến nỗi Con
Thiên Chúa đã phải hy sinh mạng sống để cứu chuộc. Bạn đừng vì lý do gì mà huỷ
diệt sự sống ấy nhé!
Chia sẻ: Bạn
có nhận thấy rằng mọi người, trong đó có tôi, có bạn, cũng mang phần trách
nhiệm của những việc “tàn sát thai nhi” này không?
Sống Lời Chúa: Cầu nguyện và tham gia vào hoạt động bảo vệ sự
sống.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho mọi người biết quý trọng hồng ân sự sống và sống
quảng đại, quên mình để bảo vệ sự sống của những người bé mọn nhất.
Khóc
thương con mình
Lễ Giáng Sinh và lễ các Thánh Anh Hài là lễ của
trẻ thơ. Chăm sóc cho trẻ thơ hiện tại là cách xây dựng tốt nhất cho tương lai.
Suy
niệm:
Trong
tuần Bát Nhật Giáng Sinh, một thời gian rất vui,
chúng
ta cũng nhớ đến cái chết của các Thánh Anh Hài.
Không
rõ đã có bao nhiêu trẻ thơ bị giết bởi vua Hêrôđê Cả.
Vị
vua này điên cuồng bảo vệ ngôi báu nên đã giết nhiều người,
trong
số đó có người vợ Do Thái và ba con trai của ông.
Đối
với ông, việc sát hại trẻ thơ ở Belem chỉ là chuyện nhỏ.
Trước
khi giết các bé trai ở Belem, vua đã muốn giết Hài Nhi Giêsu.
Nhưng
Thiên Chúa có cách bảo vệ cho Con của Ngài.
Giuse
vẫn là người đứng mũi chịu sào trong cơn nguy khó.
Sứ
thần báo mộng cho ông, để ông đưa Hài Nhi và Mẹ trốn qua Ai Cập.
Khi
được báo, ông đã trỗi dậy giữa đêm khuya và lên đường.
Cuộc
trốn chạy vội vã trong đêm với những lo sợ, thiếu thốn, vất vả.
Ngay
từ khi chào đời, Đức Giêsu đã bị đe dọa, phải sống xa quê nhà.
Đấng
đem đến ơn cứu độ lại cần được cứu.
Đau
khổ và thập giá đã có mặt ngay từ khi Vầng Dương ló rạng.
Biết
Hài Nhi Giêsu đã trốn thoát, vua Hêrôđê nổi cơn thịnh nộ,
vì
thấy mình bị mắc lừa bởi các nhà Đạo sĩ.
Ông
bực tức ra lệnh giết các bé trai dưới hai tuổi ở Belem.
Tiếng
khóc của trẻ thơ và của các bà mẹ vang lên như oán than.
Có
ai còn nghe tiếng hát cao vút của các thiên thần?
Cái
chết của Các Thánh Anh Hài là cái chết đặc biệt,
cái
chết của những nạn nhân bé bỏng, vô tội, chưa có ý thức và tự do.
Cái
chết của những người chưa biết nói, chưa có lòng tin vào Giêsu.
Nhưng
đây là cái chết vì Đức Giêsu, nên thực sự là cái chết tử đạo.
Có
bao nhiêu cái chết như thế trên thế giới mỗi ngày.
Cái
chết không tự nguyện, không tiếng nói phản kháng.
Cái
chết làm bằng chứng về một giá trị quan trọng bị chối bỏ.
Cái
chết ấy có thể đưa người ta về với Giêsu.
Thế
giới hôm nay vẫn có bao trẻ thơ chết vì bị giết.
Có
những trẻ thơ chết trong lòng mẹ,
chết
vì nghèo đói, vì chiến tranh, vì bệnh tật.
Có
những trẻ em phải nghỉ học để đi làm, bị bóc lột bởi chủ nhân.
Có
những em bị lạm dụng, bị bỏ rơi, tuổi thơ bị cướp mất.
Nơi
những em này, ta thấy hình bóng của Các Thánh Anh Hài,
và
thấy cả khuôn mặt của Hài Nhi Giêsu ngây thơ.
Xúc
phạm đến trẻ thơ là xúc phạm đến chính Thiên Chúa.
Thánh
Giuse và Mẹ Maria đã bảo vệ Hài Nhi Giêsu an toàn tại Ai Cập.
Ai
sẽ bảo vệ những trẻ em hôm nay khỏi bao tấn công của cái xấu?
Ai
sẽ làm gương sáng để các em còn hy vọng?
Vẫn
có những tiếng khóc của các bà mẹ, vì con bị giựt khỏi tay mình.
Lễ
Giáng Sinh và lễ các Thánh Anh Hài là lễ của trẻ thơ.
Chăm
sóc cho trẻ thơ hiện tại là cách xây dựng tốt nhất cho tương lai.
Xin
Chúa cho chúng ta dám làm một điều gì đó cho các em.
Cầu
nguyện:
Lạy Cha nhân ái, từ trời cao,
xin
Cha nhìn xuống
những
gia đình sống trên mặt đất
trong
những khu ổ chuột tồi tàn
hay
biệt thự sang trọng.
Xin
thương nhìn đến
những
gia đình thiếu vắng tình yêu
hay
thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu,
những
gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ
hay
vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc.
Xin
Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục
vì
chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng.
Lạy
Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới,
những
trẻ em cần sự chăm sóc và tình thương
những
trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán,
những
trẻ em lạc lõng bơ vơ, không được đến trường,
những
trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng.
Xin
Cha thương bảo vệ gìn giữ
từng
gia đình là hình ảnh của thánh Gia Thất,
từng
trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ.
Xin
Cha sai Thánh Thần Tình Yêu
đem
đến hạnh phúc cho mỗi gia đình ;
nhưng
xin cũng nhắc cho chúng con nhớ
hạnh
phúc luôn ở trong tầm tay
của
từng người chúng con. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy
niệm
Hòa
trong bầu khí vui mừng của những ngày mừng lễ giáng sinh, nhưng hình như sự
trầm buồn vẫn len lỏi đâu đó. Trầm buồn không bởi Con Thiên Chúa bị khướt từ
xua đuổi; cũng không do việc Con Thiên Chúa sinh hạ nơi hang đá thấp hèn, cũng
không hẳn vì gia đình thánh gia phải chốn chạy lưu lạc nơi đất khách quê người.
Nhưng nổi buồn hơn hết phải nói đến đó là bao trẻ thơ vô tội đã bị sát hại dưới
bàn tay độc ác của bạo chúa Hêrôđê.
Nguyên
nhân nào đưa đến những cái chết thương tâm của những hài nhi vô tội. Có hai
nguyên nhân chính:
-
Nguyên nhân thứ nhất: Khi Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem, thì các nhà đạo sĩ
phương đông nhìn thấy ánh sao lạ. Đoán biết Đức vua dân Do Thái xuất hiện nên
các ngài đã lên đường tìm tới Bêlem để thờ lạy. Sau khi dâng lễ vật: vàng, nhũ
hương và mộc dược, các ngài được mộng báo trở về quê hương bằng con đường khác,
không trở lại báo tin cho Vua Hêrôđê biết về nơi chốn hạ sinh của Hài Nhi Giêsu
như thỏa thuận trước đó. Biết mình bị lừa nên nhà vua rất tức giận.
-
Nguyên nhân thứ hai: Bởi lẽ theo các thượng tế và kinh sư là những chuyên gia
sử sách, thì vị lãnh tụ chăn dắt Israel phải sinh ra tại Bêlem, miền đất Giuđa.
Nay vị lãnh tụ được sử sách nói đến đã xuất hiện. Nhà vua lo sợ mất ngai vàng
nên quyết định ra lệnh sát hại các trẻ em từ hai tuổi trở xuống tại Bêlem cũng
như các vùng phụ cận với hy vọng trong đó có cả Hài Nhi Giêsu. Thế là bao tiếng
khóc than thảm thiết của những bà mẹ vang lên làm nao động lòng người.
Nếu
ngày xưa vì tức giận, sợ mất quyền lực mà vua Hêrôđê đã nhẫn tâm giết chết bao
hài nhi vô tội để lại bao tiếng ai oán thì ngày nay thay vì quyền sống, sự bình
đẳng và phẩm giá con người phải được đề cao. Thế mà chúng ta không thể tưởng
tượng nổi hàng năm có biết bao là trẻ em vô tội bị giết chết do sự độc ác của
những Hêrôđê thời đại. Thật là một điều đáng
buồn!
Theo bài viết của Lệ Hà đăng trên Baomoi.com, thì Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế
giới. Theo thống kê của hội Kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ phá thai Việt Nam là
1,2 – 1,6 triệu ca mỗi năm, trong đó 20% thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên.
Trong năm 2009, chỉ riêng tại trung tâm của BS. Nguyễn
Thị Hồng Minh có hơn 5.000 ca phá thai. BS Hồng Minh, giám đốc trung tâm cũng
cho biết: trong số những ca đến nạo phá thai đối tượng là học sinh, sinh viên
chiếm tới 25%. Trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam nạo phá thai 2,5 lần trong đời.
Tại Việt Nam, cứ 6 giây là một thai nhi bị giết và cứ 1
giây, trên toàn thế giới có 40 em sinh linh nhỏ bé không được chào đời.
Dân
gian thường nói: “Hổ dữ không ăn thịt con”. Vậy mà chính cha mẹ chỉ vì
ích kỷ, chỉ vì ham hố địa vị mà đánh mất nhân phẩm, mờ mắt lương tri, giết chết
chính con cái mình, thua loài lang sói.
Đó là một
hành động vô đạo, bất nhân. Hơn nữa, giết một đứa trẻ không có khả năng tự vệ
là một hành động bỉ ổi, hèn nhát.
Theo
Đức Cha Micae, Giám Mục Giáo Phận Kon Tum, kẻ nào phá thai thì còn dã man tàn
bạo hơn cả vua Hêrôđê. Hêrôđê chỉ giết một lần, còn ngày nay người ta kéo dài
hành động tàn ác đó khắp nơi. Mỗi ngày có nhiều em nhỏ vô tội bị giết chung
quanh chúng ta và giữa chúng ta.
Lễ
mừng kính các thánh anh hài tử đạo hôm nay nhắc nhở chúng ta hãy can đảm bảo vệ
sự sống, nhất là những bậc làm cha mẹ hãy trân trọng món quà vô giá là sự sống
mà Chúa thương ban. Hãy chăm lo nuôi dưỡng con cái thật chu đáo, hãy quan tâm
giáo dục con cái mình trở thành người và người con Chúa thật tốt trước tình
trạng xã hội xuống dốc về đạo đức như ngày hôm nay.
Xin
các thánh Anh hài tử đạo vì danh Chúa Giêsu, tha thứ cho những sai lầm của
những người có trách nhiệm, nhất là những bậc làm cha mẹ vì đã nhẫn tâm giết
hại các ngài.
Lm.Seoka-Gp.Cần Thơ
Thứ Bẩy 28-12
H
|
êrôđê "Ðại
Ðế", là vua xứ Giuđêa nhưng không được dân chúng mến chuộng vì ông làm
việc cho đế quốc La Mã và ông rất dửng dưng đối với tôn giáo. Vì lý do đó ông
luôn cảm thấy bất an và lo sợ bất cứ đe dọa nào đối với ngai vàng của ông. Ông
là một chính trị gia giỏi và là một bạo chúa dám thi hành những việc tàn bạo.
Ông giết chính vợ ông, anh của ông và hai người chồng của cô em, đó chỉ là sơ
khởi.
Phúc Âm theo Thánh
Mátthêu 2:1-18 kể cho chúng ta câu chuyện sau: Hêrôđê "thật bối rối"
khi các nhà chiêm tinh đến từ đông phương hỏi về "vị vua mới sinh của
người Do Thái," mà họ đã thấy ngôi sao của người. Và các vị chiêm tinh
được cho biết trong Sách Thánh Do Thái có đề cập đến Bêlem, là nơi Ðấng Cứu
Tinh sẽ chào đời. Một cách xảo quyệt, Hêrôđê dặn họ là hãy báo cho ông biết sau
khi tìm thấy vị vua ấy để ông cũng "đến thần phục." Các nhà chiêm
tinh đã tìm thấy Hài Nhi Giêsu, họ dâng Ngài các lễ vật, và được thiên thần báo
mộng về ý định thâm độc của Hêrôđê và khuyên họ hãy thay đổi lộ trình trên
đường về. Sau đó Thánh Gia trốn sang Ai Cập.
Hêrôđê vô cùng tức giận
và "ra lệnh tàn sát tất cả các con trai từ hai tuổi trở xuống ở Bêlem
và vùng phụ cận." Vì Bêlem là một thành phố nhỏ, số trẻ bị giết có lẽ
khoảng 20 hay 25. Sự kinh hoàng của việc thảm sát và sự tuyệt vọng của các cha
mẹ đã khiến Thánh Mátthêu trích dẫn lời tiên tri Giêrêmia: "Ở Rama,
vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ: tiếng bà Raken khóc thương con mình..."
(Mt 2:18). Bà Raken là vợ của ông Giacóp. Bà than khóc ở Rama là nơi người Do
Thái bị tập trung lại sau khi bị người Assyria bắt làm tù binh.
Lời Bàn
Hai mươi trẻ em thì chỉ
là số ít, so với sự diệt chủng và sự phá thai trong thời đại chúng ta. Nhưng dù
đó chỉ là một người, chúng ta cũng phải nhớ đến tạo vật quý trọng nhất mà Thiên
Chúa đã dựng trên mặt đất -- đó là con người, được tiền định để sống đời đời và
được chúc phúc nhờ sự chết và sự sống lại của Ðức Giêsu.
Lời Trích
"Lạy Chúa, xin
ban cho chúng con sự sống ngay cả trước khi chúng con có thể hiểu biết"
(Lời Nguyện Trên Lễ Vật, Lễ Các Thánh Anh Hài).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét