Năm mươi năm Inter Mirifica
Hôm qua, ngày 4 tháng Mười Hai, chúng ta đã kỷ niệm
năm thứ 50 ngày công bố Sắc Lệnh về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội của
Công Đồng Vatican II, tức Sắc Lệnh Inter Mirifica. Cùng
với văn kiện này, ta cũng mừng kỷ niệm năm thứ 50 ngày ban hành Hiến Chế Tín Lý
về Phụng Vụ, gọi là Sacrosanctum Concilium.
Khi các Nghị Phụ nhóm họp nhau đầu thập niên 1960, chắc chắn các ngài không có ý niệm gì về việc ngành truyền thông xã hội sẽ phát triển và tiến bộ ra sao từ ngày văn kiện này được Đức Phaolô VI ban hành. Trong thập niên 1960, các máy vi tính còn chiếm trọn cả những căn phòng lớn, bây giờ chúng nằm trong bàn tay ta. Các tiến bộ kỹ thuật đã tiến bộ vượt bậc trong 50 năm qua, nhất là trong 20 năm gần đây với những máy vi tính nằm gọn trong lòng (laptop), điện thoại thông minh, vi tính mỏng như phiến gỗ (tablet) và nhiều dụng cụ khác nữa.
Những dụng cụ này không những làm thế giới của ta tiến bộ, mà Giáo Hội cũng đang sử dụng chúng, cùng với liên mạng, sách mặt, twitter, và nhiều chương trình truyền thông khác cũng như các ứng dụng Công Giáo để loan báo cùng một Tin Mừng từng được các Tông Đồ loan báo cách nay 2000 năm. Đề nghị 18 của Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa tuyên bố rằng “giáo dục cách sử dụng khôn ngoan và xây dựng các phương tiện truyền thông xã hội là một phương thế quan trọng cần được tận dụng trong công cuộc Tân Phúc Âm Hóa”.
Nhiều chủng sinh, phó tế, linh mục, giám mục, nữ tu, hội dòng, giáo phận, tổng giáo phận và ngay cả Đức Giáo Hoàng (@Pontifex) đều đã có một trương mục Twitter, một trang Sách Mặt, hoặc cả hai. Thế giới Blog Công Giáo cũng nổ bùng trong mấy năm qua với thật nhiều giáo dân mở các blog song song với các giáo sĩ và tu sĩ để cổ vũ nét đẹp và sự thật của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội Người.
Tuy nhiên, dù với bấy nhiêu điều được trình bày trên liên mạng liên quan tới Giáo Hội Công Giáo, người ta ngạc nhiên khi thấy thậm chí ngay tại Hoa Kỳ cũng chỉ có 13% người Công Giáo tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật đều đặn biết đến sự có mặt của Công Giáo trên trực tuyến mà thôi.
Như thế, dù sắc lệnh Inter Mirifica vốn từng có mặt trong đời sống Giáo Hội từ lâu, ta vẫn còn phải làm nhiều điều hơn nữa, nếu con số thống kê này chính xác. Quả tình cần tới 50 năm sau công đồng, các văn kiện của nó mới được cảm nhận là hiện hữu trong sinh hoạt Giáo Hội. Có thể nói, chúng mới ở giai đoạn đầu đem lại kết quả. Như thế cũng đủ để ta phấn khích làm người Công Giáo.
Thiển nghĩ người Công Giáo nào cũng nên tìm đọc lại Sắc Lệnh Inter Mirifica này. Đây là một văn kiện tương đối ngắn và dễ đọc dễ hiểu. Bản dịch tiếng Việt đã có từ lâu, ít nhất từ năm 1972, do công phu của các sinh viên Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt (1) với phần giới thiệu và ghi chú. Ấn bản năm 1980 còn có Bản Mục Lục Nguồn Trích Dẫn, Vaticanô II Tự Trích Dẫn, Mục Lục Chi Tiết Các Văn Kiện và nhất là Bản Mục Lục Phân Tích Chủ Đề dầy tới gần 450 trang.
Khi các Nghị Phụ nhóm họp nhau đầu thập niên 1960, chắc chắn các ngài không có ý niệm gì về việc ngành truyền thông xã hội sẽ phát triển và tiến bộ ra sao từ ngày văn kiện này được Đức Phaolô VI ban hành. Trong thập niên 1960, các máy vi tính còn chiếm trọn cả những căn phòng lớn, bây giờ chúng nằm trong bàn tay ta. Các tiến bộ kỹ thuật đã tiến bộ vượt bậc trong 50 năm qua, nhất là trong 20 năm gần đây với những máy vi tính nằm gọn trong lòng (laptop), điện thoại thông minh, vi tính mỏng như phiến gỗ (tablet) và nhiều dụng cụ khác nữa.
Những dụng cụ này không những làm thế giới của ta tiến bộ, mà Giáo Hội cũng đang sử dụng chúng, cùng với liên mạng, sách mặt, twitter, và nhiều chương trình truyền thông khác cũng như các ứng dụng Công Giáo để loan báo cùng một Tin Mừng từng được các Tông Đồ loan báo cách nay 2000 năm. Đề nghị 18 của Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa tuyên bố rằng “giáo dục cách sử dụng khôn ngoan và xây dựng các phương tiện truyền thông xã hội là một phương thế quan trọng cần được tận dụng trong công cuộc Tân Phúc Âm Hóa”.
Nhiều chủng sinh, phó tế, linh mục, giám mục, nữ tu, hội dòng, giáo phận, tổng giáo phận và ngay cả Đức Giáo Hoàng (@Pontifex) đều đã có một trương mục Twitter, một trang Sách Mặt, hoặc cả hai. Thế giới Blog Công Giáo cũng nổ bùng trong mấy năm qua với thật nhiều giáo dân mở các blog song song với các giáo sĩ và tu sĩ để cổ vũ nét đẹp và sự thật của Chúa Giêsu Kitô và của Giáo Hội Người.
Tuy nhiên, dù với bấy nhiêu điều được trình bày trên liên mạng liên quan tới Giáo Hội Công Giáo, người ta ngạc nhiên khi thấy thậm chí ngay tại Hoa Kỳ cũng chỉ có 13% người Công Giáo tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật đều đặn biết đến sự có mặt của Công Giáo trên trực tuyến mà thôi.
Như thế, dù sắc lệnh Inter Mirifica vốn từng có mặt trong đời sống Giáo Hội từ lâu, ta vẫn còn phải làm nhiều điều hơn nữa, nếu con số thống kê này chính xác. Quả tình cần tới 50 năm sau công đồng, các văn kiện của nó mới được cảm nhận là hiện hữu trong sinh hoạt Giáo Hội. Có thể nói, chúng mới ở giai đoạn đầu đem lại kết quả. Như thế cũng đủ để ta phấn khích làm người Công Giáo.
Thiển nghĩ người Công Giáo nào cũng nên tìm đọc lại Sắc Lệnh Inter Mirifica này. Đây là một văn kiện tương đối ngắn và dễ đọc dễ hiểu. Bản dịch tiếng Việt đã có từ lâu, ít nhất từ năm 1972, do công phu của các sinh viên Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt (1) với phần giới thiệu và ghi chú. Ấn bản năm 1980 còn có Bản Mục Lục Nguồn Trích Dẫn, Vaticanô II Tự Trích Dẫn, Mục Lục Chi Tiết Các Văn Kiện và nhất là Bản Mục Lục Phân Tích Chủ Đề dầy tới gần 450 trang.
Dưới đây là 5 trích đoạn rất đáng chú ý của Inter Mirifica:
1. Ý nghĩa từ ngữ: “Trong những phát minh kỳ diệu về kỹ thuật, mà, nhờ ơn Chúa, tài năng con người đã từng khai thác từ tạo vật, nhất là trong thời đại chúng ta, thì Giáo Hội là Mẹ, đặc biệt ân cần tiếp đón và theo dõi, từ những phát minh liên quan đặc biệt tới tinh thần con người, đến những phát minh mở nhiều con đường mới để truyền thông một cách hết sức dễ dàng đủ các loại tin tức, tư tưởng và mệnh lệnh. Tuy nhiên giữa những phát minh này, trổi vượt hơn cả là những phương tiện tự bản tính không những có liên hệ và ảnh hưởng đến từng người, mà còn đến chính đại chúng và toàn thể xã hội nhân loại như báo chí, điện ảnh, phát thanh, vô tuyến truyền hình và những thứ khác tương tự. Do đó những phương tiện này đáng được gọi là những phương tiện truyền thông xã hội” (số 1).
2. Nhiệm vụ của Giáo Hội: “Vì được Chúa Kitô thiết lập để mang lại phần rỗi cho hết mọi người, và do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội mà loan báo ơn cứu rỗi và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn.
“Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền xử dụng và làm chủ bất cứ một loại truyền thông xã hội nào, tùy theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc mưu cầu phần rỗi các linh hồn; các vị Chủ Chăn đáng kính có nhiệm vụ huấn luyện và hướng dẫn các tín hữu thế nào để họ biết dùng cả những phương tiện này mà theo đuổi phần rỗi và sự toàn thiện của mình cũng như của toàn thể gia đình nhân loại.
“Ngoài ra, giáo dân đặc biệt có bổn phận làm cho các phương tiện này thấm nhiễm tinh thần nhân đạo và Kitô giáo, để chúng đáp ứng đầy đủ niềm mong đợi lớn lao của xã hội nhân loại và đúng với ý định của Thiên Chúa” (số 3)
3. Sáng kiến của người Công Giáo: “Trước hết phải cổ võ báo chí lành mạnh, tuy nhiên để độc giả thấm nhiễm đầy đủ tinh thần Kitô giáo, cũng phải thúc đẩy báo chí chính thức của Công Giáo, nghĩa là báo chí - hoặc do chính giáo quyền hoặc những người Công Giáo trực tiếp đề xướng và điều hành - được công khai xuất bản trong tinh thần xây dựng, củng cố và cổ võ những dư luận phù hợp với luật tự nhiên, với giáo lý và quy luật Công Giáo, và để phổ biến cùng giải thích đúng đắn những sự kiện liên quan đến đời sống Giáo Hội. Cũng phải dạy các tín hữu việc cần phải đọc và phổ biến các báo chí Công Giáo, để họ biết phán đoán mọi biến cố theo quan niệm Kitô giáo.
“Phải dùng mọi phương thế hữu hiệu mà phát động và nâng đỡ việc sản xuất và chiếu những phim ảnh có ích cho việc giải trí lành mạnh, văn hóa và nghệ thuật của nhân loại, nhất là những phim ảnh dành riêng cho giới trẻ. Muốn thế phải nâng đỡ và đồng thời liên kết tài nguyên và những sáng kiến của các nhà sản xuất cũng như của những nhà phân phối có lương tâm, tán thưởng, nâng đỡ và liên kết những rạp do người Công Giáo và người đứng đắn khai thác.
“Cũng thế phải giúp đỡ hữu hiệu những buổi phát thanh, phát hình lành mạnh, nhất là những chương trình thích hợp với gia đình. Phải khôn khéo cổ võ những chương trình Công Giáo, để nhờ đó dẫn đưa thính giả và khán giả tham dự đời sống Giáo Hội và làm cho họ thấm nhiễm những chân lý tôn giáo. Và nếu cần cũng phải lo thành lập các đài Công Giáo; tuy nhiên phải cẩn thận lo liệu cho chương trình các đài này được hoàn bị thích hợp và hữu hiệu.
“Hơn nữa nên lo liệu cho nền kịch nghệ cao quý và cổ truyền - một nghệ thuật được phổ biến sâu rộng nhờ những phương tiện truyền thông xã hội - biết hướng về việc giáo dục khán giả và kiến tạo thuần phong mỹ tục” (số 14).
4. Huấn luyện người xử dụng, thụ hưởng… “Ðể xử dụng đúng đắn các phương tiện truyền thông xã hội này, những người xử dụng thuộc tuổi tác và văn hóa khác nhau cần phải được huấn luyện về lý thuyết và phần thực hành một cách thích hợp và riêng biệt. Vì thế, trong các trường Công Giáo thuộc mọi cấp, trong các Chủng Viện và trong cả những nhóm tông đồ giáo dân, phải cổ võ, tăng gia và theo nguyên tắc luân lý Kitô giáo hướng dẫn các tổ chức có khả năng theo đuổi mục đích này, nhất là những tổ chức dành riêng cho giới trẻ. Ðể mau đạt tới kết quả, lớp giáo lý cũng phải có phần trình bày và giải thích giáo thuyết và quy luật Công Giáo về vấn đề này” (số 16).
5. Thẩm quyền giám mục: “Các Giám Mục thì có bổn phận chăm sóc các công cuộc và các tổ chức thuộc loại này trong Giáo Phận mình. Các ngài phải cổ võ và nếu liên quan đến việc tông đồ chung, thì phải phối hợp chúng, kể cả những tổ chức thuộc quyền điều khiển của các tu sĩ miễn trừ” (số 20).
________________________________________________________________________________________________________________________
(1) Thánh Công Đồng Chung Vaticanô II, Phân Khoa Thần Học Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, Đà Lạt Việt Nam, Sài Gòn 1980. Có thể đọc trực tuyến trên www.catholic.org.tw/vntaiwan/vatican2/vatican2.htm.
Vũ Văn An12/5/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét