16/01/2014
Thứ Năm sau Chúa Nhật
1 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (năm II) 1 Sm 4, 1-11
"Israel
thất trận và hòm bia Thiên Chúa bị chiếm đoạt".
Trích
sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong
những ngày ấy, những người Philitinh kéo đến gây chiến, và Israel phải xuất
quân chống lại và đóng binh tại gần nơi gọi là Tảng Ðá Phù Hộ, còn người
Philitinh đóng quân tại Aphê và giàn trận đánh dân Israel. Vừa giáp trận, dân
Israel đã phải rút lui trốn khỏi quân Philitinh; và trong trận đó có khoảng bốn
ngàn binh sĩ bị giết rải rác khắp đồng ruộng. Khi tàn quân trở về trại, các kỳ
lão Israel nói rằng: "Tại sao hôm nay Thiên Chúa sát hại chúng ta trước mặt
quân Philitinh? Chúng ta hãy đem hòm bia Thiên Chúa từ Silô đến giữa chúng ta,
để cứu chúng ta khỏi tay quân thù".
Rồi
dân chúng phái người đến Silô đem hòm bia Thiên Chúa các đạo binh ngự trên các
vệ binh thần (tới). Hai con Hêli là Ophni và Phinê cùng đi theo hòm bia Thiên
Chúa. Và khi hòm bia Thiên Chúa đến trại, toàn dân Israel lớn tiếng hoan hô
vang trời dậy đất. Quân Philitinh nghe tiếng hoan hô, liền hỏi nhau rằng:
"Tại sao trong trại quân Do-thái có tiếng hò la vang dậy?" Khi biết
là hòm bia Thiên Chúa đã đến giữa trại, quân Philitinh sợ hãi và nói:
"Thiên Chúa đã ngự đến trại quân địch". Rồi chúng kêu than rằng:
"Vô phúc cho chúng ta, mấy bữa nay đâu có tiếng hò la như vậy. Thật vô
phúc cho chúng ta. Ai sẽ cứu chúng ta thoát khởi tay những vị thần minh cao
siêu đó? Ðây là những thần minh đã giáng biết bao tai hoạ trên những người Ai-cập
nơi hoang địa. Hỡi người Philitinh, hãy can đảm và hiên ngang, đừng chịu làm nô
lệ dân Do-thái như chúng đã làm nô lệ chúng ta. Hãy can đảm mà chiến đấu".
Vậy người Philitinh giao chiến, và dân Israel bị bại trận, và mạnh ai nấy chạy
về trại mình. Và thật là một đại hoạ, bên Israel có đến ba mươi ngàn bộ binh tử
trận. Hòm bia Thiên Chúa cũng bị chiếm đoạt. Cả hai con Hêli là Ophni và Phinê
cũng tử trận.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 43, 10-11. 14-15. 24-25
Ðáp: Lạy Chúa, xin
cứu chúng con theo lòng từ bi của Chúa (c. 27b).
Xướng:
1) Nay Chúa đã xua đuổi và để chúng con đầy nhuốc hổ, Chúa không xuất trận với
quân đội chúng con. Chúa đã bắt chúng con phải tháo lui trước quân thù, và những
kẻ thù ghét chúng con tha hồ cướp của. - Ðáp.
2)
Chúa đã để chúng con bị lân bang chế diễu, bị những kẻ chung quanh phỉ báng chê
cười. Bị các quốc gia tha hồ chế nhạo, và bị các dân tộc trông thấy lắc đầu. -
Ðáp.
3)
Ôi lạy Chúa, xin hãy tỉnh dậy, sao Chúa vẫn ngủ? Xin hãy bừng tỉnh và đừng xua
đuổi chúng con muôn đời. Sao Chúa lại ẩn giấu thiên nhan, Chúa quên lãng cảnh
chúng con chịu thống khổ và áp bức? - Ðáp.
Alleluia: 1 Sm 3, 9
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe; Chúa có
lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 1, 40-45
"Bệnh
cùi biến mất và người ấy được sạch".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, có một người bệnh cùi đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa Người rằng:
"Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch". Ðộng lòng thương,
Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: "Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh".
Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch. Nhưng Người nghiêm nghị bảo
anh đi ngay và dặn rằng: "Anh hãy ý tứ đừng nói gì cho ai biết, một hãy đi
trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê, để minh chứng mình đã
được khỏi bệnh". Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin
đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được. Người dừng lại ở
ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ, và người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Chữa
người phong cùi
Raoul
Folereau, vị đại ân nhân của những người phong cùi đã ghi lại một chuyến đi của
ông như sau: Ðến một nơi cách thành phố 15 cây số, chúng tôi lần theo một lối
đi được chỉ trước, và sau nửa giờ đi bộ chúng tôi lạc vào một thế giới của buồn
thảm, đau khổ và thất vọng. Thật thế, tại một nơi mà không ai muốn đặt chân đến,
có khoảng 60 người phong cùi đang sống bên nhau. Trước đây, người ta giam họ
trong một trại cùi chẳng khác nào một trại tù, mọi người nhìn họ như những kẻ bị
chúc dữ, hoặc tệ hơn nữa, như những con thú dữ. Không chịu nổi sự giam hãm và
cách ly như thế, một số người cùi này đã trốn thoát và đến trú ẩn giữa khu rừng
này. Tại đây, tình trạng của họ càng thêm tồi tệ hơn, xung quanh họ, trên đất đầy
dẫy những vết tích của căn bệnh quái ác này.
Tôi
đến bên một người lớn tuổi được xem như đại diện của họ và hỏi:
-
Hôm nay là chiều Thứ Bảy, cửa quán ngoài phố xá đã đóng cửa rồi; thứ hai tôi sẽ
trở lại và mang theo thức ăn thức uống; tôi cũng sẽ đưa một bác sĩ đến để chăm
sóc cho bà con, chúng tôi sẽ cất nhà và sẽ ở lại đây với bà con khi cần, vậy
bác hỏi bà con có thể chờ cho đến ngày Thứ Hai không?
Người
đó đưa mắt nhìn tôi với vẻ nghi ngờ, vì đã từ lâu họ không còn tin điều đó nữa;
đối với họ, xem ra không còn ai đáng tin trên đời này nữa. Rồi ông khẩn khoản
nói:
-
Ông không thể giúp cho chúng tôi ngay được sao? Chúng tôi vừa mới có một người
anh em qua đời, chúng tôi phải dùng đôi tay cùi lở này để đào xới một cái mộ
chôn người anh em.
Tôi
nhìn đôi bàn tay không nguyên vẹn vì bệnh tật, nay phải mang thương tích vì người
đồng loại. Những con người khốn khổ đó nếu không nhìn thấy, không thể tin được
là có thật.
Căn
bệnh phong cùi vẫn là căn bệnh ghê sợ nhất đối với hiện tại. Người phong cùi
đau đớn trên thân xác đã đành, mà còn đau khổ gấp bội phần trong tâm hồn khi cảm
thấy bị bỏ rơi.
Trong
Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã gặp gỡ và chữa lành cho người phong cùi. Không
những chữa lành tấm thân bệnh hoạn, Ngài còn tái lập họ trong cộng đoàn nhân loại,
khi bảo bệnh nhân đi trình diện với các tư tế, nghĩa là hội nhập họ trở lại cuộc
sống. Sự tái hội nhập này luôn đòi hỏi sự cảm thông, lòng quảng đại và cởi mở
đón nhận của người khác. Vi trùng Hansen đục khoét và hủy hoại thân xác con người,
thì cũng có biết bao thứ vi trùng khác độc hại hơn đang ẩn núp trong tâm hồn
con người, tên của chúng là dửng dưng, ích kỷ, thù hận. Chúng đang giết dần giết
mòn con người mà con người không hay biết.
Xin
Chúa tha thứ cho những mù quáng, dửng dưng và ích kỷ của chúng ta trước bao
nhiêu cảnh khốn cùng của đồng loại. Xin Ngài ban cho chúng ta một trái tim biết
cảm thông và đôi tay rộng mở để san sẻ.
(Verritas Assia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần I TN2
Bài đọc: I Sam 4:1-11; Mk
1:40-45.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Bất tuân lệnh Thiên
Chúa sẽ phải lãnh nhận hậu quả xấu.
Trong
cuộc sống, mọi người chúng ta đều nhận ra nguyên tắc: nếu muốn kết quả tốt đẹp,
phải thi hành những điều kiện đòi hỏi; vì nếu làm ngược lại, chúng ta sẽ phải
lãnh mọi hậu quả xấu. Ví dụ, để có thể lành bệnh, con người phải làm theo những
gì bác sĩ căn dặn; nếu không, sẽ không khỏi bệnh. Để có thể thu thập kiến thức
và đạt được điểm cao, học sinh phải lắng nghe giáo sư và viết lại những gì giáo
sư nói; nếu nói ngược lại và không có lý do chứng minh, sẽ bị điểm xấu và có thể
bị ở lại lớp.
Các
Bài Đọc hôm nay xoay quanh việc con người phải vâng lời Thiên Chúa và thi hành
những gì Ngài dạy, nếu muốn được Thiên Chúa săn sóc và ban ơn. Làm ngược lại những
gì Thiên Chúa dạy là tự chuốc hậu quả xấu cho mình. Trong Bài Đọc I, năm chẵn,
con cái Israel nghĩ nếu họ cứ mang Hòm Bia Thiên Chúa ra chiến trường, mà không
cần biết có lệnh Thiên Chúa hay không, là sẽ toàn thắng quân thù. Kết quả là họ
đã thảm bại và Hòm Bia Thiên Chúa rơi vào tay quân Philistines. Trong Phúc Âm,
mặc dù đã được ngăn cấm bởi Đức Kitô, người phong hủi vẫn không vâng lời. Sự bất
tuân của anh làm cho Chúa Giêsu không thể vào thành và dạy dỗ dân chúng được.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I (năm chẵn):
Sao hôm nay Đức Chúa để chúng ta bị người Philistines đánh bại?
1.1/
Đừng nghĩ Thiên Chúa luôn bảo vệ mà dân chúng không cần ăn năn: Trong lịch sử Cựu Ước,
cứ khi nào dân chúng vâng lời làm theo những gì Thiên Chúa dạy, họ được Ngài bảo
vệ khỏi tay quân thù, và làm việc gì cũng thành công; nhưng khi họ bất tuân lệnh
Thiên Chúa, Ngài sẽ bỏ mặc họ cho quân thù tứ bề xâu xé, và họ sẽ phải chịu mọi
thảm bại cách nhục nhã. Trình thuật hôm nay là một dẫn chứng: Các con cái của
thầy cả Eli là Hophni và Phinehas và nhiều người trong con cái của Israel càng
ngày càng bất tuân lệnh Thiên Chúa. Hậu quả khi họ giao chiến với quân đội của
Philistines, họ bị thảm bại và bị thiệt hại khoảng 4,000 người.
(1)
Phản ứng của các kỳ mục Israel: Khi dân trở về trại, các kỳ mục Israel nói:
"Sao hôm nay Đức Chúa để chúng ta bị người Philistines đánh bại? Chúng ta
hãy đi Shiloh lấy Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa về: Hòm Bia sẽ đến giữa chúng
ta và sẽ cứu chúng ta khỏi bàn tay quân thù." Họ chỉ nghĩ đơn giản là họ sẽ
chiến thắng quân thù nếu có sự hiện diện của Hòm Bia Thiên Chúa. Thế là họ sai
người đi Shiloh; từ đó họ mang về Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa các đạo binh, Đấng
ngự trên các thần hộ giá; ở đó, bên cạnh Hòm Bia Giao Ước của Thiên Chúa, có
hai con ông Eli là Hophni và Phinehas. Khi Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa xuống
trại, toàn thể Israel hò reo vang dội khiến đất rung chuyển.
(2)
Phản ứng của người Philistines: Khi người Philistines nghe thấy tiếng hò reo thì hỏi
nhau: "Tiếng hò reo vang dội ấy trong trại bọn Do-thái là gì vậy?"
Khi chúng biết là Hòm Bia Đức Chúa đã đến trại, chúng sợ hãi và nói với nhau:
"Một vị thần đã đến trại!" Rồi chúng bảo nhau: "Khốn thân ta, vì
trước đây không có như vậy! Khốn thân ta! Ai sẽ giải thoát ta khỏi tay những thần
hùng mạnh ấy? Đó là những thần đã dùng mọi thứ đòn mà đánh phạt người Ai-cập
trong sa mạc." Nhưng vì bị dồn vào thế phải chiến đấu, nên người lãnh đạo
quân đội Philistines phải lên tiếng động viên tinh thần các binh sĩ: "Hỡi
người Philistines, can đảm lên, hãy tỏ ra là nam nhi, kẻo phải làm nô lệ cho bọn
Do-thái như chúng đã làm nô lệ cho anh em. Hãy tỏ ra là nam nhi và chiến đấu!"
Và họ tiến lên giao chiến với quân đội của Israel.
1.2/
Kết quả của cuộc chiến: Hôm
đó là một cuộc thảm bại nhục nhã của Israel. Họ bị quân đội Philistines đánh bại
tan tành. Phía Israel có ba mươi ngàn bộ binh tử trận. Hòm Bia Thiên Chúa bị
chiếm đoạt, và hai con ông Eli là Hophni và Phinehas bị giết. Số còn lại chạy
trốn về lều của mình.
Con
cái Israel học được một bài học: Không phải cứ có Hòm Bia Thiên Chúa là tự động
được Thiên Chúa bảo vệ. Họ không thể điều khiển Thiên Chúa; nhưng bổn phận của
họ là phải vâng lời Ngài, nếu muốn được Ngài bảo vệ.
2/
Phúc Âm:
Người phong cùi được chữa lành, nhưng không nghe lời Thiên Chúa.
2.1/
Chúa Giêsu chữa lành người phong cùi: Có người bị phong hủi đến gặp Người, anh ta quỳ xuống
van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch." Người
chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch
đi!" Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.
2.2/
Lệnh truyền của Chúa Giêsu: Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, và bảo anh: "Coi chừng,
đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành sạch,
thì hãy dâng những gì ông Moses đã truyền, để làm chứng cho người ta biết."
Mục đích tại sao Chúa Giêsu làm phép lạ là vì thương bệnh nhân và muốn cho họ
nhận ra Ngài là Thiên Chúa, chứ không phải để được tán dương ca tụng. Nếu sau
khi lãnh nhận phép lạ, mà vẫn không tin vào Ngài, phép lạ đó coi như đã không đạt
được mục đích.
2.3/
Anh được chữa lành phong hủi không nghe lời Chúa Giêsu: Trình thuật kể:
“Nhưng vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi
Người không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng
ngoài thành.” Chúng ta cứ thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra cho anh phong cùi
này, nếu Chúa Giêsu là một ông vua hay nhà lãnh đạo quân sự?
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Bổn phận của chúng ta là phải tuyệt đối tin tưởng vào Thiên Chúa và tuân giữ những
gì Ngài truyền dạy.
-
Vâng lời Thiên Chúa và các nhà lãnh đạo đại diện cho Ngài không phải là hèn kém
hay nô lệ, nhưng chứng tỏ sự khôn ngoan của chúng ta; vì chúng ta biết họ khôn
ngoan và yêu thương chúng ta.
-
Chúng ta được Thiên Chúa bảo vệ và gìn giữ không phải vì danh xưng là những người
Kitô hữu; nhưng vì chúng ta vâng lời và thực hành những gì Ngài truyền dạy
chúng ta.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẢY MẦM
Mc
1,40-45
A.
Hạt giống...
Chúa
Giêsu chữa một người phong cùi :
-
Việc chữa người phong cùi làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia về Đấng Messia, chứng
minh Chúa Giêsu chính là Đấng Messia.
-
Thái độ của người cùi chứng tỏ người này tin Ngài là Messia : anh "sấp mặt
xuống" kêu xin ; anh nói "Nếu ngài muốn, ngài có thể làm cho tôi được
sạch" (thời đó, phong cùi được coi là chứng nan y vô phương chữa trị).
-
Thái độ của Chúa Giêsu biểu lộ một sự ưu ái đặc biệt : "Ngài giơ tay đụng
vào anh" (không ai khác dám đụng người cùi, vì sợ lây bệnh và lây sự ô uế).
-
Lời Ngài bảo anh đi trình diện tư tế và dâng của lễ chứng tỏ Chúa Giêsu tôn trọng
luật lệ đạo do thái.
B....
nẩy mầm.
1.
Chúa Giêsu không chỉ chữa bệnh cho người bị phong cùi, mà còn đưa tay đụng anh,
chứng tỏ Ngài không ghê tởm anh ; Ngài còn dạy anh đi trình diện với tư tế để
được công nhận hết bệnh và nhờ đó được hội nhập vào xã hội. Như thế, người
phong cùi này vừa được chữa bệnh, vừa được phục hồi nhân phẩm. Nói cách khác,
Chúa Giêsu vừa chữa anh khỏi bệnh tật phần xác vừa chữa anh khỏi bệnh tật tâm hồn.
Sự quan tâm của ta với những người nghèo khổ có được toàn diện như thế chưa ?
2.
Cái nghèo cũng là một thứ "tội đầu", vì nghèo nên khổ (như người ta
quen nói "nghèo khổ"), vì nghèo khổ nên bị coi khinh và xua đuổi (như
người ta quen nói "nghèo hèn").
3.
Nạn đói xảy ra trong vùng. Một người ăn xin bên góc đường bước đến bên đại văn
hào Nga, Tolstoy, đang đi ngang qua đó. Tolstoy dừng lại, lấy tiền cho nhưng
không tìm được đồng nào. Ông nói với sự nuối tiếc : " Này người anh em, đừng
giận tôi. Tôi chẳng đem theo gì".
Mặt
người ăn xin sáng lên và nói : "Ông gọi tôi là anh em, đó đã là món quà rất
lớn rồi !" (Góp nhặt).
Việc
giúp đỡ người nghèo khổ chưa chắc có giá trị bằng thái độ tôn trọng của ta đối
với họ.
4.
"Chúa Giêsu chạnh lòng thương xót, giơ tay đụng vào anh và bảo : ‘Ta muốn,
anh sạch đi’. Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh và anh được sạch" (Mc
1,41-42)
Trong
chương trình phóng sự về việc giúp đỡ đồng bào lũ lụt của Đài Truyền hình Thành
phố, có một em bé đã gởi một cái quần kèm theo 5000 đồng trong túi để giúp người
bị nạn. Cô bé đã nói : "Món quà này con tặng cho bạn nào bằng con để đi học".
Chắc rằng hình ảnh của những con người bất hạnh đã tạo cho cô bé một lòng
thương cảm sâu sắc, và hành vi quảng đại ấy đã phần nào làm vơi bớt nỗi khổ của
người bạn chẳng may.
Chúa
Giêsu cũng chạnh lòng thương xót. Nhưng Ngài không chỉ làm vơi đi hoặc xóa đi bất
hạnh của người bệnh bằng cách chữa lành cho anh, nhưng còn cất đi nỗi bất hạnh
lớn lao của cả nhân loại là tội lỗi và cái chết, bằng cái chết trên Thập giá và
sự phục sinh của Ngài.
Lạy
Chúa, xin Ngài đập vỡ quả tim chai đá trong con và đặt trong con quả tim biết
yêu thương. (Epphata)
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
16/01/14 THỨ NĂM TUẦN 1 TN
Mc 1,40-45
Mc 1,40-45
KHI CHÚA MUỐN, MỌI SỰ ĐỀU CÓ
THỂ
Có một người mắc bệnh phong đến
gặp Đức Giêsu, anh ta quỳ xuống van xin rằng :”Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm
cho tôi được sạch!” Chúa Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo :”Tôi
muốn anh hãy được sạch!”
(Mc 1,40-41)
Suy niệm: Khi đến gần Chúa Giêsu, người phong đã bày tỏ
tâm tình gì để xin Ngài chữa lành? - Anh ta đã bày tỏ hai tâm tình: tôn thờ và
tin tưởng. Trước hết, anh quỳ xuống trước Chúa Giêsu. Quỳ xuống là dấu hiệu của
sự tôn thờ. Kitô hữu cũng dùng tư thế này trong suốt lời truyền phép trong cử
hành Thánh Thể, để tỏ lòng tôn sùng thờ phượng, cung kính Đấng Phục Sinh hiện
diện. Thứ đến, anh ta thưa với Chúa: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm
cho tôi được sạch.” Anh
không nói: “Xin Ngài chữa tôi,”nhưng
lại nói: “Nếu Ngài muốn.” Anh nhận ra quyền năng của Chúa Giêsu có thể
chữa lành bệnh của anh, mọi sự tùy thuộc vào Ngài, và chính Ngài cũng muốn cho
anh được sạch. Lạ lùng thay sự nhận biết và tin tưởng của anh vào Chúa Giêsu!
Chúa Giêsu đã làm điều Ngài muốn là chạm đến anh và làm cho anh nên sạch.
Mời Bạn: Hằng ngày, hoặc ít là mỗi tuần bạn có cơ hội
hiện diện trước Thánh Thể. Thái độ của bạn thế nào? Khiêm cung và tin tưởng vào
Chúa Giêsu chứ? Ước gì thái độ của bạn thể hiện được niềm tin tuyệt đối của bạn
vào Chúa Giêsu Thánh Thể.
Sống Lời Chúa: Tôi siêng năng, sốt sắng viếng Chúa Thánh Thể,
bày tỏ tâm tình khiêm tốn phó thác vào Ngài.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con tin Chúa là Đấng Cứu Độ duy nhất của đời con
và của toàn thể nhân loại. Xin hãy làm cho con điều Chúa muốn. Amen.
Chạnh
lòng thương
Giáo hội Công giáo sung sướng được phục vụ người
phong ở khắp nơi, và coi đây như một nét đặc trưng của khuôn mặt Giáo hội.
Suy niệm:
Đây là quy chế người mắc
bệnh phong theo sách Lêvi (13, 45-46).
Người ấy phải mặc quần áo
rách, để tóc bù xù, che môi trên,
phải vừa đi vừa kêu lên :
“Ô uế ! ô uế !” để người ta biết mà tránh xa.
Người phong phải ở một
mình, phải ở một chỗ bên ngoài trại…
Như thế từ xa xưa, người
ta đã biết đến sự dễ lây lan của bệnh phong
và ảnh hưởng nguy hiểm
trên thân xác do chứng bệnh này.
Để được chứng nhận là đã
khỏi bệnh, người phong phải trình tư tế,
phải qua một quá trình
phức tạp để thanh tẩy trong tám ngày,
và phải dâng những con
vật bị sát tế để làm lễ xá tội (Lêvi 14).
Người phong trong bài Tin
Mừng hôm nay đã không giữ Luật Môsê.
Anh dám lại gần Đức
Giêsu, dám tin ngài có khả năng làm anh được sạch,
mặc dù theo truyền thống
Kinh Thánh,
chỉ Thiên Chúa mới làm được
chuyện đó.
Đức Giêsu vì thương anh,
nên cũng đã làm điều không được phép.
Ngài dám đưa bàn tay ra
và đụng đến anh,
đụng đến da thịt nhơ uế
của anh, đến chính phận người hẩm hiu của anh,
dù chỉ một lời của ngài
thôi cũng đủ làm anh khỏi bệnh.
Cái đụng của bàn tay Đức
Giêsu đã không làm ngài bị ô uế.
Trái lại, nó đã đem lại
sự thanh sạch cho anh bị phong.
Để làm phép lạ chữa bệnh
rất lừng lẫy này, Đức Giêsu đã phải trả giá.
Người phong khi được
khỏi, đã không tránh được chuyện rêu rao.
Vì thế người ta đổ xô
nhau tới khiến ngài phải ở ngoài thành.
Khi người khỏi bệnh vào
được thành thì Đức Giêsu lại phải ở hoang địa !
Thái độ chạnh lòng thương
và đụng đến người phong của Đức Giêsu
đã gợi hứng cho nhiều tâm
hồn noi gương bắt chước.
Tại nhiều trại phong ở
Việt Nam, ta thấy bóng dáng của các nữ tu.
Họ ở trại phong Bến Sắn,
Di Linh, Quy Hòa, Văn Môn…
Nhiều nữ tu đã hiến dâng
tuổi trẻ của mình để phục vụ người phong,
đụng đến những vết thương
tàn phế nơi thân xác họ.
Các chủng sinh Miền Bắc
cũng đã quen tiếp xúc với người phong,
ở lại với họ, săn sóc và
chia sẻ thân phận của họ.
Giáo hội Công giáo sung
sướng được phục vụ người phong ở khắp nơi,
và coi đây như một nét
đặc trưng của khuôn mặt Giáo hội.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu thương
mến,
xin ban cho chúng con
tỏa lan hương thơm của
Chúa
đến mọi nơi chúng con đi.
Xin Chúa hãy tràn ngập
tâm hồn chúng con
bằng Thần Khí và sức sống
của Chúa.
Xin Chúa hãy xâm chiếm
toàn thân chúng con
để chúng con chiếu tỏa
sức sống Chúa.
Xin Chúa hãy chiếu sáng
qua chúng con,
để những người chúng con
tiếp xúc
cảm nhận được Chúa đang
hiện diện nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết
rao giảng về Chúa,
không phải bằng lời nói
suông,
nhưng bằng cuộc sống
chứng tá,
và bằng trái tim tràn đầy
tình yêu của Chúa.
(Mẹ Têrêxa Calcutta)
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Tiếp tục ý hướng
của bài Tin Mừng hôm qua, Đức Giêsu chạnh lòng thương, chữa bệnh và cấm không
được thuật chuyện lại cho mọi người. Nhưng hôm nay người được chữa lành không
thể không loan báo được nữa.
Theo luật của Cựu
ước, người mắc bệnh cùi phải ở riêng ngoài trại, không được đến gần ai và cũng
không ai được đến gần họ. Ở đây người cùi bất chấp lề luật đã tiến đến bên Đức
Giêsu và Đức Giêsu thay vì xa lánh người cùi như mọi người kẻo bị ô uế. Người đã
chạm tới anh ta: đối với Đức Giêsu, không có vấn đề kỳ thị chủng tộc, bệnh tật,
cấm kỵ, văn hoá, giàu nghèo. Chúa là tất cả cho mọi người.
Nhận ra tình thương
của Chúa Giêsu, và trước nỗi vui mừng vì được khỏi bệnh, anh thanh niên đã lập
tức chia sẻ niềm vui đó với người khác, và nói cho họ biết về một Giêsu đầy
tình yêu thương.
Chúng ta ngày nay
cũng vậy, mỗi ngày Thiên Chúa ban cho chúng ta biết bao ơn lành, có khi chúng
ta nhận ra, có khi không. Nhưng có lẽ ơn cao trọng nhất là chúng ta được làm
con Chúa, một Thiên Chúa đầy tình yêu thương. Vậy chúng ta có sẵn sàng chia sẻ
niềm vui đó cho người khác không?
Lạy Chúa chúng
con tạ ơn Chúa vì biết bao ơn lành, và tình thương Chúa dành cho chúng con. Xin
cho chúng con cũng biết yêu thương những người anh em chung quanh mình và chia
sẻ về tình thương của Chúa cho họ. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
16
THÁNG GIÊNG
Thờ Ơ Hay Chống Lại
Các Giá Trị Của Gia Đình Là Tự Chuốc Lấy Tai Họa
Quyền
lợi của gia đình, như chúng ta thấy, không phải chỉ là những vấn đề thuần túy
thuộc địa hạt tâm linh tín ngưỡng mà xã hội trần thế có thể phớt lờ không đếm xỉa
đến. Để thực thi sứ mạng của mình, Giáo Hội tích cực cổ võ cho các giá trị nền
tảng của gia đình. Nhưng các nhà cầm quyền dân sự cũng phải đảm nhận trách nhiệm
bảo vệ và đề cao các quyền lợi giúp thăng tiến và nâng đỡ đời sống hôn nhân.
Vận
mệnh của cộng đồng nhân loại gắn kết chặt chẽ với “sức khỏe” của gia đình xét
như một cơ chế trong xã hội. Khi quyền bính trần thế xem thường những giá trị
mà gia đình Kitôhữu đem lại cho xã hội và khi quyền bính trần thế bàng quan đứng
ngoài các giá trị đạo đức ấy, thì điều sẽ xảy ra là gia đình bị sụp đổ trong xã
hội. Đồng thời, một thái độ dễ dãi đối với tình trạng sống chung chạ bên ngoài
mối ràng buộc hôn nhân xem ra có thể là giải pháp cho một số vấn đề nào đó nhất
thời. Song, về lâu về dài, tình trạng này sẽ phá hoại ghê gờm chính bản chất và
phẩm cách của hôn nhân. Một xã hội như thế không thể tránh khỏi các hậu quả cay
đắng.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 16-01
1Sm 4, 1-11; Mc 1, 40-45.
LỜI SUY NIỆM: “Có người mắc bệnh phong đến gặp Người, anh ta quỳ xuống van xin Người rằng:
nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”.
Đối với người mắc bệnh phong, Luật đã ngăn cấm họ
không được tiếp xúc, mua bán và đụng chạm với những con người lành mạnh, cũng
như những ai đụng chạm đến người phong, thì đều trở thành kẻ ô uế. Đặc biệt họ
còn bị tách ra khỏi các nơi Thánh. Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương đã dụng đến
anh, để phục hồi ngôi vị con người cho anh.
Lạy Chúa Giêsu. Xin Chúa cho mọi người trong gia đình
chúng con có được đức tin, khi nhìn vào bất cứ ai, và ý thức chính mình là hình
ảnh của Thiên Chúa, để biết gìn giữ, bảo vệ, yêu thương và tôn trọng.
Mạnh
Phương
16
Tháng Giêng
Giấc Mơ Của Mẹ
Têrêxa Calcutta
Mẹ
Têrêxa Calcutta, người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1979 và là người
sáng lập viện của dòng Nữ Tử thừa sai Bác Aùi chuyên phục vụ người nghèo và hấp
hối, đã kể lại ơn gọi phục vụ của Mẹ trong một lá thư viết từ Calcutta như sau:
"Trong
những ngày đầu khi mới khởi sự làm việc cho những người cùng khổ nhất trong
vùng ngoại ô, tôi bị sốt liệt giường. Trong cơn mê sảng, tôi bỗng thấy mình được
đến trình diện trước mặt thánh Phêrô, người giữ cửa Thiên Ðàng. Nhưng Thánh
Phêrô chận lại không cho tôi vào Thiên Ðàng. Ngài nói như sau: "Không thể
để cho một người thuộc khu ổ chuột được vào Thiên Ðàng. Thiên Ðàng không có nơi
cùng khổ".
Tôi
mới tức giận nói với Ngài như sau: "Thế ư? Vậy thì con sẽ làm mọi cách để
làm cho Thiên Ðàng đầy dẫy dân cư của các khu ổ chuột và lúc đó, Ngài bị bắt buộc
sẽ để cho con vào Thiên Ðàng".
Tội
nghiệp thánh Phêrô. Kể từ sau giấc mơ ấy, Mẹ Têrêxa và các nữ tu của Mẹ đã
không để cho Ngài được ở yên phút nào. Không biết bao nhiêu người cùng khổ và
cô đơn đã qua đời trong vòng tay ôm ấp của Mẹ và các nữ tu. Thiên Ðàng đã trở
thành nơi cư trú của những người cùng khổ.
Giai
thoại trên đây của Mẹ Têrêxa Calcutta như muốn nói lên một chân lý: không ai
nên Thánh một mình, không ai lên Thiên Ðàng một mình.
Ðức
Cha Fulton Sheen, vị diễn giả nổi tiếng trên các đài truyền thanh và truyền
hình tại Hoa Kỳ, đã có lần phát biểu như sau: "Không ai trong chúng ta có
thể vào Thiên Ðàng, nếu ở đó không có ai nói với chúng ta: chính tôi đã giúp đỡ
để bạn được vào Thiên Ðàng".
Ai
cũng có thể là một trợ giúp để đưa chúng ta vào cửa Thiên Ðàng. Họ có thể là những
người cùng khổ mà chúng ta chìa tay để san sẻ, để giúp đỡ. Họ cũng có thể là những
người cách này hay cách khác làm cho chúng ta đau khổ. Nhưng ưu tiên hơn cả vẫn
là những người chúng ta cố gắng làm cho hạnh phúc. Chính những người đó là kẻ
giúp đỡ chúng ta được vào Thiên Ðàng. Nhưng Thiên Ðàng không đợi chờ ở đời sau.
Hạnh phúc cũng không chỉ dành lại cho đời sau: Thiên Ðàng và Hạnh Phúc có thể đến
với chúng ta ngay từ cõi đời này. Và Thiên Ðàng và Hạnh Phúc ấy là gì nếu không
phải là mỗi lần chúng ta cố gắng làm cho người khác được hạnh phúc.
(Lẽ
Sống)
Thứ Năm 16-1
Thánh Berard và Các Bạn
(c. 1220)
R
|
ao giảng Tin Mừng thường
là công việc nguy hiểm. Rời bỏ quê hương và thích ứng với các nền văn hóa mới,
chính phủ mới và ngôn ngữ mới thì đã đủ khó khăn; nhưng đôi khi sự tử đạo còn
vượt quá mọi hy sinh này.
Vào năm 1219 với chúc
lành của Thánh Phanxicô, Cha Berard rời Ý với các tu sĩ Peter, Adjute, Accurs,
Odo và Vitalis để đi rao giảng ở Morocco. Trên đường đến Tây Ban Nha thì Cha
Vitalis bị đau nặng và ngài xin các linh mục khác cứ tiếp tục sứ mệnh truyền
giáo mà đừng bận tâm đến ngài.
Các cha khác cố gắng đi
rao giảng ở Seville nhưng không đạt được kết quả nào. Sau đó họ tiếp tục đến
Morocco là nơi họ rao giảng ngay trên đường phố, trong khu thị tứ. Các ngài bị
nhà cầm quyền Hồi Giáo khiển trách và ra lệnh cho họ phải rời bỏ nơi đó; nhưng
họ từ chối. Khi các ngài lại tiếp tục rao giảng thì vua Thổ Nhĩ Kỳ tức giận đã
ra lệnh xử tử họ. Sau khi bị đánh đập và khước từ những dụ dỗ để chối bỏ đức
tin, các ngài đã bị chém đầu vào ngày 16 tháng Giêng, 1220.
Họ là các tu sĩ Phanxicô
đầu tiên được tử đạo. Khi Thánh Phanxicô nghe tin về cái chết của họ, ngài đã
thốt lên, "Bây giờ tôi có thể thực sự nói rằng tôi có được năm Tu Sĩ
Dòng!" Di hài của họ được đưa về Bồ Ðào Nha, là nơi một giáo sĩ trẻ
của dòng Augustine vì cảm kích trước cái chết anh hùng của họ, đã gia nhập dòng
Phanxicô và sang truyền giáo ở Morocco vào năm kế tiếp. Giáo sĩ trẻ tuổi đó là
Thánh Antôn ở Padua.
Năm vị tử đạo được phong
thánh năm 1481.
Lời Bàn
Cái chết anh hùng của
Thánh Berard và các bạn đã khơi dậy lòng khát khao truyền giáo của Thánh Antôn
Padua và những người khác. Có rất nhiều tu sĩ Phanxicô đã đáp lại lời thách đố
của Cha Thánh Phanxicô. Rao giảng Phúc Âm có thể nguy hại đến tính mạng, nhưng
điều đó không thể ngăn cản các tu sĩ nam nữ của dòng Phanxicô ngày nay liều
mạng sống đi rao giảng ở khắp nơi trên thế giới.
Lời Trích
Trước thời Thánh
Phanxicô, Quy Luật của các dòng không nhắc đến việc rao giảng cho người Hồi
Giáo. Trong Quy Luật năm 1223, Thánh Phanxicô viết: "Các tu sĩ, là
những người được linh ứng để đi rao giảng cho người Saracen (Hồi Giáo và Ả Rập)
và những người ngoại giáo khác, phải xin phép bề trên của họ. Nhưng các bề trên
không được cho phép, trừ khi thấy người ấy thích hợp để được sai đi"
(Chương 12).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét