23/01/2014
Thứ Năm Tuần II Mùa
Thường Niên Năm chẵn
BÀI
ĐỌC I: 1 Sm 18, 6-9; 19, 1-7
"Thân phụ tôi là Saolê định giết anh".
Trích
sách Samuel quyển thứ nhất.
Trong
những ngày ấy, sau khi hạ sát tên Philitinh, Đavít trở về, các phụ nữ từ mọi
thành phố Israel đều tuôn ra ca hát nhảy múa với đàn địch trống phách, vui vẻ
đón vua Saolê. Các phụ nữ nhảy múa xướng hoạ rằng: "Saolê giết một ngàn,
và Đavít giết mười ngàn". Saolê bực tức lắm, vì lời ca ấy làm phật lòng
ông, ông nói: "Họ tặng Đavít mười ngàn, còn Ta chỉ có một ngàn, như vậy y
chỉ còn thiếu có ngai vàng". Từ ngày đó trở đi, Saolê nhìn Đavít với vẻ mặt
căm tức.
Saolê
bàn với con ông là Gionathan và tất cả những cận thần của ông để sát hại Đavít.
Nhưng Gionathan con của Saolê rất thương mến Đavít, nên tiết lộ cho Đavít rằng:
"Thân phụ tôi là Saolê tìm kế giết anh đấy". Vì thế, tôi xin anh sáng
mai nên thận trọng và tìm nơi kín đáo mà ẩn mình. Tôi sẽ ra đứng gần cha tôi
ngoài đồng nơi anh ẩn trốn, tôi sẽ nói chuyện anh với cha tôi, tôi thấy thế
nào, rồi sẽ báo cho anh biết".
Vậy
Gionathan khen Đavít với cha ông là Saolê, ông nói: "Tâu phụ vương, xin chớ
hãm hại tôi tớ của phụ vương là Đavít, vì anh không có lỗi gì đến phụ vương, và
anh đã lập nhiều công trạng cho phụ vương: Anh đã liều mạng sống và hạ sát nhiều
tên Philitinh; Chúa đã dùng anh mà giải thoát toàn dân Israel. Phụ vương đã mục
kích và đã hân hoan, vậy tại sao phụ vương toan đổ máu người vô tội, khi định
giết Đavít là kẻ không có lỗi gì?" Saolê nghe Gionathan nói như vậy thì
nguôi giận mà thề rằng: "Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, nó sẽ không bị giết".
Gionathan gọi Đavít và thuật lại cho anh nghe tất cả các lời ấy, rồi dẫn
Đavít đến trước Saolê, và anh hầu cận Saolê như trước. Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 55, 2-3. 9-10ab. 10c-11. 12-13
Đáp:
Con tin cậy vào Thiên Chúa, con không kinh hãi (c. 5b).
1)
Ôi Thiên Chúa, xin thương con, vì người ta chà đạp con, người ta luôn luôn đấu
tranh và áp bức con. Những kẻ thù ghét con chà đạp con luôn mọi lúc, vì có nhiều
người chiến đấu phản hại con. - Đáp.
2)
Con đường lưu vong của con, Ngài đã biết, lệ sầu của con đã được chứa trong bầu
da của Ngài, chúng há chẳng được ghi trong sổ sách của Ngài ư? Hễ bao giờ con
kêu cầu Chúa, lúc đó quân thù con sẽ tháo lui. - Đáp.
3)
Con biết chắc điều này là Thiên Chúa phù trợ con. Nhờ ơn Thiên Chúa là Đấng mà
con ca tụng lời hứa, con tin cậy vào Thiên Chúa, con không kinh hãi, con người
phàm kia làm chi hại được con. - Đáp.
4)
Ôi Thiên Chúa, con mắc nợ những điều con khấn cùng Ngài, con sẽ tiến Ngài lễ vật
bằng lời ca tụng. Vì Ngài đã cứu mạng con thoát khỏi tử thần, và cứu chân con
khỏi quỵ ngã, để con được tiến thân trước nhan Thiên Chúa, trong ánh thiều
quang của cõi nhân sinh. - Đáp.
ALLELUIA:
Mt 4, 4b
Alleluia,
alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng
Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Mc 3, 7-12
"Các thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: 'Ngài
là Con Thiên Chúa', nhưng Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui về bờ biển, đám đông từ Galilêa theo Người,
và từ Giuđêa, Giêrusalem, Iđumê, bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđon, nhiều
kẻ đến cùng Người, khi nghe biết tất cả những việc Người đã làm. Vì đông dân
chúng, nên Người bảo các môn đệ liệu cho Người một chiếc thuyền, kẻo họ chen lấn
Người. Vì chưng, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, nên bất cứ ai mắc bệnh tật
gì đều đến gần để động đến Người. Và những thần ô uế vừa thấy Người, liền sụp lạy
và kêu lên rằng: "Ngài là Con Thiên Chúa", nhưng Người nghiêm cấm
chúng không được tiết lộ gì về Người. Đó là lời Chúa.
Suy Niệm : Hiểu biết Chúa Giêsu
Có
một giai thoại về Trang Tử như sau: Một hôm, Trang Tử cùng đệ tử đi chơi núi, một
người thợ rừng hỏi: "Tại sao cây này không dùng được?", Trang tử liền
nói: "Cây này vì bất tài mà được sống lâu". Về đến nhà, nguời thợ bắt
con chim không biết gáy để làm tiệc đãi khách. Hôm sau đệ tử hỏi Trang Tử:
-
Hôm qua, cái cây trên núi vì bất tài mà sống, con chim hồng vì bất tài mà chết;
theo Thầy, Thầy xử trí thế nào?
Trang
Tử cười và nói:
-
Tài và bất tài đều là quấy cả. Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống.
Ðông
Phương đề cao sự khôn ngoan ở đời; Tây Phương chịu ảnh hưởng Hy Lạp cũng dạy:
con người lý tưởng là con người biết nhiều. Nhưng biết không chỉ là biết sự vật,
mà là biết con người, và biết con người không chỉ là một nhận thức suông, mà
thiết yếu là đi vào tri giao mật thiết.
Trong
Tin Mừng hôm nay, dường như tác giả muốn đưa chúng ta vào một sự hiểu biết như
thế. Thánh Marcô trình bày cho chúng ta nhiều phản ứng hay đúng hơn nhiều nhận
thức khác nhau về con người Chúa Giêsu. Trước hết là đám đông từ các nơi tìm đến
với Chúa Giêsu, họ nghe và chứng kiến nhiều phép lạ Ngài thực hiện. Nhưng trong
nhận định của Marcô, đám đông chỉ tìm đến để được ăn no nê, để được chữa trị khỏi
các bệnh tật, chứ không phải để hoán cải; đám đông chỉ thấy cái trước mắt là
phép lạ, mà không đọc ra được ý nghĩa của phép lạ là dấu chỉ của Nước Trời mà
Chúa Giêsu đã loan báo. Nói tắt, đám đông không biết gì về Chúa Giêsu, và đây
là lý do tại sao Chúa Giêsu tỏ ra dè dặt đối với đám đông, Ngài thường lẩn
tránh họ. Duy chỉ có ma quỷ biết Chúa Giêsu là ai, nhưng biết đối với ma quỷ
không đồng nghĩa với tri giao, mà chỉ là thù hận.
Ðặt
vào đúng văn mạch, thì Tin Mừng hôm nay muốn trình bày cho chúng ta nhiều thứ
hiểu biết về Chúa Giêsu: ma quỷ biết Chúa Giêsu, nhưng biết trong thù hận; đám
đông thì tìm đến với Ngài vì mục đích trục lợi; bà con thân thuộc của Ngài chỉ
có về Ngài một sự hiểu biết hời hợt, thiếu chiều sâu; những người Biệt phái thì
hoàn toàn mù tịt về con người Chúa Giêsu; chỉ có Nhóm Mười Hai về sau này mới
có một hiểu biết chính xác về Ngài. Nhưng đối với Chúa Giêsu, biết Ngài không
chỉ là một nhận thức của trí tuệ, mà là đi vào tri giao mật thiết với Ngài, đi
theo Ngài, nên một với Ngài. Ðó là lý do tại sao sau khi Phêrô đại diện Nhóm Mười
Hai tuyên xưng Ngài là Ðức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống, Ngài liền loan báo về
cuộc Tử nạn của Ngài và mời gọi họ vác lấy Thập giá mỗi ngày và đi theo Ngài.
Và đó chính là sự hiểu biết về Ngài mà Chúa Giêsu đang chờ đợi nơi mỗi Kitô hữu.
Biết và tuyên xưng trên môi miệng mà thôi chưa đủ, biết Ngài thật sự là nên một
với Ngài đến độ thốt lên như Thánh Phaolô: "Tôi sống, nhưng không phải tôi
sống, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi".
Ước
gì tâm tình và xác tín của Thánh Phaolô cũng thấm nhập và hướng dẫn chúng ta từng
giây phút của cuộc sống.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm, Tuần II TN
Bài đọc: Heb 7:25-8:6; I Sam
18:6-9, 19:1-7; Mk 3:7-12.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúa Giêsu là sự
toàn hảo của Thiên Chúa.
Trong
cuộc sống, con người phải trải qua nhiều giai đọan thử thách và vấp ngã, trước
khi đạt tới chỗ toàn hảo. Tục ngữ Việt Nam cũng nói lên điều này trong câu: “Thất
bại là mẹ thành công.” Tác giả Thư Do-Thái đề cập đến quan niệm này ngay từ đầu
Thư: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta
qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta
qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng
thừa hưởng muôn vật muôn loài.” Khi cái hoàn hảo tới thì cái tạm thời qua đi.
Điều quan trọng là con người cần nhận ra cái hoàn thiện và tin theo, chứ không
ngoan cố giữ lại cái cũ.
Các
Bài Đọc hôm nay nói lên vai trò quan trọng của Chúa Giêsu trong Mầu Nhiệm Cứu Độ
của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, năm chẵn, vua Saul ghen tị và muốn giết David,
vì David được dân chúng ca ngợi nhiều hơn ông; nhưng Jonathan con ông ngăn cản
ông đừng làm chuyện đó. Trong Phúc Âm, khi nghe những gì Chúa Giêsu đã làm, dân
chúng từ khắp nơi kéo đến để được nghe giảng và chữa lành bởi Chúa Giêsu; ngay
cả các thần ô uế cũng khiếp sợ Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I (năm chẵn):
Sao ngài lại muốn phạm tội đổ máu người vô tội, mà vô cớ giết David?
1.1/
Vua Saul ghen tị với David: Trình thuật hôm nay tiếp theo biến cố David chiến đấu với tên khổng
lồ người Philistine và đã chặt đầu hắn mang về. Khi nghe tin David chiến thắng
trở về, các phụ nữ của Israel vui đùa ca hát rằng: "Vua Saul hạ được hàng
ngàn, ông David hàng vạn." Khi vua Saul nghe những lời ca tụng ấy, vua giận
lắm và nói: "Người ta cho David hàng vạn, còn ta thì họ cho hàng ngàn. Nó
chỉ còn thiếu ngôi vua nữa thôi!" Từ ngày đó, vua Saul nhìn David với con
mắt ghen tị.
Con
người khi quen sống trong cảnh giàu sang, danh vọng, và uy quyền, thường dễ
quên đi quá khứ và lý do mình được hưởng những điều kiện đó. Trường hợp của
Saul cũng thế, ông thuộc chi tộc Benjamin, một trong chi tộc nhỏ bé nhất của 12
chi tộc Israel; nhưng chỉ vì Đức Chúa đoái thương nhìn tới, mà ông được xức dầu
phong vương. Một sự thật nữa ông cần khiêm nhường nhìn nhận là Đức Chúa đã cho
ông cơ hội và ban ơn để ông thi hành sứ vụ; nhưng ông đã không vâng lời Đức
Chúa, nên bị thất sủng trước mặt Đức Chúa.
1.2/
Jonathan lập mưu cứu David khỏi kế hoạch của cha mình: Từ chỗ ghen tị với
David, vua Saul đi tới ý định muốn giết David. Vua Saul nói với ông Jonathan,
con vua, và với toàn thể triều thần về ý định giết ông David. Nhưng ông
Jonathan, con vua Saul, lại rất có cảm tình với ông David. Ông Jonathan báo cho
ông David rằng: "Vua Saul, cha tôi, đang tìm cách giết anh. Vậy sáng mai
anh hãy coi chừng, hãy ở nơi kín đáo và ẩn mình đi. Phần tôi, tôi sẽ đi ra, sẽ
đứng cạnh cha tôi trong cánh đồng, nơi anh đang trốn, tôi sẽ nói với cha tôi về
anh. Thấy thế nào, tôi sẽ báo cho anh."
Jonathan
nhìn ra sự thật mà vua Saul, cha mình không nhìn thấy; ông nói với vua:
"Xin đức vua đừng phạm tội hại tôi tớ ngài là David, vì anh ấy đã không phạm
tội hại ngài, và các hành động của anh là điều rất lợi cho ngài. Anh đã liều mạng
và hạ được tên Philistine, và Đức Chúa đã thắng lớn để bảo vệ toàn thể Israel.
Ngài đã thấy và đã vui mừng. Vậy sao ngài lại phạm tội đổ máu vô tội, mà vô cớ
giết David?" Con người cần biết dẹp bỏ tính tự ái và ích kỷ để hy sinh cho
lợi ích chung. David đã can đảm chiến đấu để giết được tên Philistine, là mối
đe dọa cho nền an ninh của quốc gia, mà vua Saul không làm được. Ngoài ra, vua
Saul phải sáng suốt nhìn nhận, nhà vua không thể làm mọi sự; mỗi thời Đức Chúa
gởi tới một người để lo cho lợi ích chung. Khi mình đã chu toàn sứ vụ, hãy can
đảm để thế hệ trẻ tiếp nối sứ vụ của mình. Người đau khổ, bất an, là người
không biết thời mình đã hết; nhưng cứ ngoan cố bảo vệ và hãnh diện về những gì
mình đã bỏ công xây dựng.
Vua
Saul nghe theo lời ông Jonathan, và vua Saul thề rằng: "Có Đức Chúa hằng sống,
ta thề: nó sẽ không bị giết." Ông Jonathan gọi ông David đến và ông
Jonathan thuật lại tất cả những điều ấy; rồi ông Jonathan dẫn ông David đến với
vua Saul, và ông David lại phục vụ vua như trước.
2/
Phúc Âm:
Mọi người từ khắp nơi kéo đến với Chúa Giêsu.
Bước
đầu trong hành trình rao giảng của Chúa Giêsu thành công tốt đẹp: phần vì những
lời giảng dạy của Ngài, phần vì những phép lạ Ngài làm cho dân chúng. Tiếng
lành đồn xa, nên như trình thuật hôm nay kể, mọi người trong khắp vùng Cận Đông
tuôn đến với Chúa Giêsu: “Đức Giêsu cùng với các môn đệ của Người lánh về phía
Biển Hồ. Từ miền Galilee, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Judah, từ
Jerusalem, từ xứ Idumea, từ vùng bên kia sông Jordan và vùng phụ cận hai thành
Tyre và Sidon, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã
làm.”
(1)
Chúa Giêsu chữa con người khỏi mọi bệnh họan tật nguyền: Điều có sức hấp dẫn
con người nhất là được chữa lành khỏi mọi bệnh họan tật nguyền. Dân chúng kéo đến
với Chúa Giêsu để được chữa bệnh. Ngài có năng lực của Thiên Chúa đến nỗi “ai
có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người.” Nếu cứ để họ chen lấn xô đẩy nhau để
được đến gần và sờ vào Chúa, không khéo sẽ có nhiều tai nạn không may xảy ra.
Hơn nữa, Chúa đến không phải chỉ để chữa bệnh, mà còn giảng dạy và mặc khải về
Thiên Chúa, nên Chúa Giêsu đã khôn ngoan “bảo các môn đệ dành sẵn cho Người một
chiếc thuyền nhỏ.”
(2)
Các thần ô uế biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa: Danh xưng “con Thiên Chúa”
không nhất thiết chỉ bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu, vì danh xưng này được
dùng để chỉ nhiều người như: các thiên thần (Gen 6:2), dân Do-thái là con Thiên
Chúa (Hos 11:1), vua của Do-thái là con Thiên Chúa (II Sam 7:14), người công
chính là con Thiên Chúa (Sir 4:10)… Các thần ô uế có thể nhận thấy một thứ quyền
lực thánh thiện từ Chúa Giêsu đối chọi với sự ô uế của chúng, làm cho chúng
không thể tồn tại, nên hỏang sợ kêu lên: "Ông là Con Thiên Chúa!"
Nhưng Người cấm ngặt chúng không được tiết lộ Người là ai.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúa Giêsu là sự toàn hảo của Thiên Chúa. Chúng ta hãy tin tưởng và học hỏi nơi
Ngài để biết về Thiên Chúa.
-
Vì chúng ta không có thời gian nhiều để học hỏi mọi điều hay trong vũ trụ; điều
quan trọng và cần thiết nhất chúng ta phải học là kiến thức về Thiên Chúa.
-
Chỉ một người duy nhất có thể mang đến cho chúng ta Ơn Cứu Độ là Chúa Giêsu qua
hiến lễ hy sinh của Ngài trên Thập Giá.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẢY MẦM
Mc 3,7-12
A.
Hạt giống...
Trong
đoạn này, Mc ghi tóm lược hoạt động chữa bệnh và trừ tà của Chúa Giêsu :
-
Chữa bệnh : do biết Chúa Giêsu có khả năng chữa bệnh, người ta từ khắp nơi đi
theo Chúa Giêsu rất đông, đến nỗi Ngài phải bảo các môn đệ tìm cho người một
chiếc thuyền nhỏ cho Ngài lên đó "để khỏi bị đám đông xô lấn". Biện
pháp này nhằm làm dịu đi phần nào một niềm tin tưởng có phần vụ lợi và một quan
niệm có phần sai lạc về Đấng Messia.
-
Trừ tà : những tà thần khi bị Ngài trục xuất đã tuyên bố lớn tiếng "Ông là
Con Thiên Chúa". Không phải tà thần tuyên truyền dùm Ngài, thực ra chúng
muốn phá hại hoạt động của Ngài, vì khi làm như thế, chúng khiến dân chúng chỉ
để ý tới khía cạnh quyền phép của Ngài và do đó sẽ không chấp nhận khi Ngài cho
biết Ngài là một Đấng Messia dùng Thập giá để cứu loài người. Bởi đó việc Ngài
"cấm ngặt chúng không được tiết lộ Ngài là ai" cũng là một biện pháp
ngăn chận quan niệm sai lạc ấy.
B....
nẩy mầm.
1.
Khi người ta chạy theo Chúa vì động cơ vụ lợi, và khi ma quỷ muốn làm cho người
ta hiểu Chúa Giêsu là một nguồn lợi vật chất, thì chính Chúa Giêsu phải có biện
pháp lánh xa và ngăn cấm.
2.
Kinh nghiệm dạy cho tôi biết rằng khi ta thực sự đến với Chúa, Ngài không bao
giờ để ta ra về với bàn tay trắng cả, chỉ trừ khi ta đến với Ngài mà lòng đầy
những toan tính vụ lợi. (Phophecy Monthly).
3.
Câu chuyện sau đây do Mục sư H.A. Ironside kể trong một buổi thuyết trình về
Thánh Kinh :
Một
nhóm kitô hữu đang họp trong một ngôi nhà. Trước mặt tiền nhà, họ treo một biểu
ngữ với hàng chữ "Jesus only" (chỉ vì Chúa Giêsu mà thôi). Một cơn
gió mạnh thổi qua làm bay mất 3 mẫu tự đầu. Hàng chữ trở thành "us
only" (chỉ vì chúng ta mà thôi).
Mục
sư kết luận : đối với một số kitô hữu, họ tưởng hàng chữ đầu diễn tả đúng ý hướng
của họ, nhưng thực ra ý hướng của họ là hàng chữ thứ hai. (Sunday School
Times).
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
23/01/14 THỨ NĂM TUẦN 2 TN
Mc 3,7-12
Mc 3,7-12
ĐẾN VỚI CHÚA VỚI CẢ TẤM LÒNG
Người đã chữa lành nhiều bệnh
nhân, khiến tất cả những ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người. Còn các thần
ô uế, hễ thấy Đức Giêsu thì phủ phục trước mặt Người và kêu lên :”Ông là Con
Thiên Chúa.” (Mc 3,10-11)
Suy niệm: Ta hãy mở to mắt để nhìn khung cảnh thật ngoạn mục này: dân chúng từ khắp nơi đổ xô về được nhìn
thấy Chúa, bệnh nhân thì cố gắng đến gần để sờ vào Ngài, còn ma quỷ phủ phục
trước mặt Ngài. Thế nhưng, có vẻ Đức Giêsu không hồ hởi lắm trước thành công
vang dội này: Ngài bảo môn đệ dành sẵn một chiếc thuyền nhỏ để khỏi bị dân
chúng chen lấn; với ma quỷ, Ngài cấm ngặt chúng không được phát ngôn bừa bãi.
Tại sao Đức Giêsu lại không phấn khởi trước những kết quả mỹ mãn như vậy? Chắc
chắn Ngài biết rõ lòng người, họ đổ xô đến với Ngài vì tinh thần vụ lợi; Ngài
cũng biết rõ lòng dạ ma quỷ, chúng làm vậy để lừa bịp Ngài và dân chúng.
Mời Bạn đến
với Chúa, gặp gỡ Ngài không vì một ý hướng vụ lợi, cầu cạnh, thậm chí cũng
chẳng vì lợi ích, thú vui thiêng liêng nào. Bạn hãy đến cùng Chúa với tâm tình
người con thảo cần gặp gỡ người Cha, vị Chúa của mình.
Chia sẻ: Tôi
thường làm các việc đạo đức với ý hướng nào: nhằm xin ơn, vì sốt sắng hay chỉ
vì muốn gặp gỡ, tiếp xúc với Ngài?
Sống Lời Chúa: Kiên
trì đọc Lời Chúa mỗi ngày với ý hướng muốn gặp gỡ Chúa và sống giống Ngài hơn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con không coi Chúa như một công ty
bảo hiểm, một kho tàng chứa ơn lành, mà chỉ biết nhìn Chúa và đến với Chúa với
ý hướng yêu mến của người con thảo hiếu. Xin cho chúng con mỗi ngày nên giống
Chúa hơn. Amen.
Chữa lành nhiều bệnh nhân
Con người hôm nay nhận ra Chúa Giêsu không nhờ sự giới thiệu
của quỷ: “Ông là Con Thiên Chúa”, nhưng nhờ sự phục vụ khiêm hạ của những lương
y sống như Giêsu.
Suy
niệm:
Bài
Tin Mừng hôm nay được coi là một bản tóm lược
những
hoạt động của Đức Giêsu tại vùng phía biển hồ.
Có
vẻ Ngài rút lui về vùng này không phải vì sợ bị hãm hại (Mc 3, 6),
nhưng
để mở rộng phạm vi hoạt động hơn.
Như
trước đây không lâu, mọi người từ vùng Giuđê và Giêrusalem
kéo
tới xin chịu thanh tẩy bởi ông Gioan (Mc 1, 5),
giờ
đây một đám đông lớn hơn từ khắp mọi vùng đổ xô đến với Đức Giêsu.
Có
thể nói cả dân Ítraen hào hứng tụ họp bên ngài (Mc 3, 7-8).
Chưa
bao giờ Đức Giêsu thành công đến thế !
Nhưng
nhiều người trong đám đông khổng lồ này lại là những bệnh nhân.
Họ
theo Đức Giêsu vì họ đã nghe biết những phép lạ chữa bệnh ngài
làm.
Đức
Giêsu xin các môn đệ chuẩn bị một chiếc thuyền
để
nếu bị chen lấn quá trên bờ, ngài còn có thể xuống thuyền mà tránh đám đông.
Những
bệnh nhân tin rằng mình có thể được chữa lành nhờ chạm đến Ngài.
Có
những người chỉ xin chạm vào tua áo choàng của Ngài (Mc 6, 56).
Họ
không chờ Đức Giêsu đến với họ.
Chính
họ chủ động chen lấn để chạm đến Đức Giêsu.
Họ
không cần Ngài phải làm gì hay nói gì,
họ
chỉ cần chạm đến trong lòng tin là mọi bệnh tật được chữa khỏi.
Dù y
khoa đã đạt được những bước tiến đáng kể,
nhưng
ai có thể thống kê hết số bệnh nhân trên thế giới.
Con
người hôm xưa chạy đến với Đức Giêsu để xin được chữa lành
khỏi
ách nặng nề của bệnh tật thân xác và tinh thần.
Con
người hôm nay cũng chạy đến với Giáo Hội để xin được chữa lành.
Mọi
nhà thương, phòng khám bệnh hay phát thuốc của người Công giáo,
đều
là nơi các bệnh nhân gặp được Đức Giêsu.
Nơi
đây họ chạm được vào con người nhân hậu của Ngài,
và
nơi đây Đức Giêsu chạm đến họ qua bàn tay của những y bác sĩ Công giáo.
Con
người hôm nay nhận ra Chúa Giêsu
không
nhờ sự giới thiệu của quỷ: “Ông là Con Thiên Chúa”,
nhưng
nhờ sự phục vụ khiêm hạ của những lương y sống như Giêsu.
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa,
xin
ban cho chúng con ánh sáng đức tin
để
nhận ra Chúa hôm nay và hằng ngày,
nơi
khuôn mặt khốn khổ
của
tất cả những người bị thử thách :
những
kẻ đói, không chỉ vì thiếu của ăn,
nhưng
vì thiếu Lời Chúa;
những
kẻ khát, không chỉ vì thiếu nước,
nhưng
còn vì thiếu bình an, sự thật, công bằng và tình thương;
những
kẻ vô gia cư,
không
chỉ tìm kiếm một mái nhà,
nhưng
còn tìm một con tim hiểu biết, yêu thương;
những
kẻ bệnh hoạn và hấp hối,
không chỉ trong thân xác,
nhưng còn trong tinh thần
nữa,
bằng cách thực thi lời hy
vọng này :
“Điều mà ngươi làm
cho người bé mọn nhất
trong anh em
là
làm cho chính Ta”
(Chân
phước Têrêxa Calcutta)
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Sức hấp dẫn của Chúa
Giêsu thật mãnh liệt. Nơi đâu Ngài xuất hiện là dân chúng tuôn đến với Ngài.
Những tưởng lánh về phía biển Hồ là nơi hoang vắng, dân chúng sẽ không biết
đến. Thế nhưng:“Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền
Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận
hai thành Tia và Xiđôn, người ta lũ lượt đến với Người” (Mc 3, 7b-8).
Tại sao dân chúng tuôn
đến với Đức Giêsu? Thưa bởi vì Thiên tính của Ngài tỏa rạng và nhân cách của
Ngài chói sáng.
Thiên tính tỏa rạng qua
quyền năng của Ngài: “Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến ai
ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người” (Mc 3, 10). Từ nơi Ngài
phát xuất ơn chữa lành. Không cần Ngài chữa, mà chỉ cần chạm đến Ngài cũng có
thể được chữa lành. Quyền năng đó chẳng những con người nhìn thấy, mà cả ma quỷ
cũng biết: “Còn thần ô uế, hễ thấy Đức Giêsu, thì sấp mình dưới chân
Người và kêu lên: “ông là Con Thiên Chúa!” (Mc 3, 11).
Nhân cách chói sáng qua
tình yêu thương, sự quan tâm của Ngài dành cho đám đông dân chúng. Hễ ai đến
với Ngài cũng nhận được sự chia sẻ trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Dù cho đó
là những gánh nặng của bệnh tật, những dằn vặt của đam mê và cả những bóng đen
của tội lỗi. Ngài không loại trừ bất cứ một ai mà dang rộng vòng tay để đón
tiếp họ. Một sự quan tâm tế nhị chứ không phải ràng buộc. Những mối quan hệ tự
do chứ không phải lệ thuộc. Đến với Ngài con người cảm thấy niềm vui dâng trào
lên phơi phới. Đến với Ngài con người biết vươn đến tha nhân để phục vụ…
Là môn đệ của Ngài hôm
nay tôi cũng được mời gọi rạng ngời Thiên tính của Thiên Chúa trong con người
tôi. Dĩ nhiên tôi không có quyền năng chữa lành và sức mạnh xua trừ ma quỷ như
Chúa Giêsu. Nhưng nhờ Chúa tôi có thể xoa dịu nỗi đau của người khác, và trong
Chúa tôi có thể xua đuổi bóng đêm tội lỗi ra khỏi con người tôi.
Là môn đệ của Ngài hôm
nay tôi cũng được mời gọi chói sáng tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ cho
những người xung quanh. Tuy nhiên tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ không
làm cho người khác bị ràng buộc, mất tự do, mà hoàn toàn để cho họ lớn lên và
vươn đến với những người khác. Tôi chỉ là nhịp cầu yêu thương để chuyên chở và
trao gởi tình yêu thương. Tôi không là bến đậu của tình yêu để giữ những người
tôi thương mến.
Lạy Chúa xin cho con biết
gắn bó với Chúa để Thiên tính của Ngài được tỏa rạng nơi bản thân con. Xin cho
con biết yêu thương người khác để làm rạng ngời nhân cách nơi bản thân con. Xin
cho con biết sống vui tươi hài hòa với hết mọi người. Xin đừng để tình yêu
thương nơi con ràng buộc người khác, mà để nó như ngọn gió bay khắp muôn phương
làm mát dịu lòng người.
Lm. Thiện Duy
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
23
THÁNG GIÊNG
Tôn Trọng Nhân Vị
Con Người
Tại Môi Trường Lao
Động
Nhãn
quan Kitô giáo về thực tại tập chú trên con người và phẩm giá của con người xét
như một ngôi vị được tạo thành theo hình ảnh Thiên Chúa. Đó là lý do vì sao tôi
muốn khẳng định mạnh mẽ rằng nhân vị phải luôn luôn là mối ưu tiên đệ nhất
trong lao động. Khẳng định ấy sẽ đưa ta tới một quan điểm hết sức quan trọng về
đạo đức. Đành rằng quả thật con người được gọi và được định liệu để lao động;
song, lao động tiên vàn là cho con người, chứ không phải con người cho lao động.
Nói cho cùng, mọi loại lao động của con người – dù tầm thường hay đơn điệu đến
mấy đi nữa – cũng luôn luôn nhận cứu cánh của nó là chính con người (Laborem
exercens 6).
Toàn
bộ cơ cấu lao động phải vận hành xoay quanh chiếc trục bản lề là chính con người.
Lao động là thực tại cao quí. Nhưng con người còn cao quí hơn muôn muôn triệu lần.
Con người là thiêng thánh. Và tính thiêng thánh này không thể bị xúc phạm. Dứt
khoát phải tôn trọng nhân vị con người trong mọi môi trường lao động.
Tính
thiêng thánh ấy là gốc rễ từ đó bật ra tất cả các quyền đặc biệt của con người.
Bất cứ cảnh vực lao động nào muốn tạo lập một môi trường đạo đức lành mạnh đều
phải tôn trọng nhãn giới ấy về con người.
Thật
vậy, chất lượng luân lý và đạo đức của một doanh nghiệp – và thường kể cả mức
hiệu năng của doanh nghiệp ấy trên thị trường nữa – được đo lường chính nơi
thái độ của doanh nghiệp này đối với con người.
Công
nghệ, tư bản, lợi nhuận, và tất cả những gì góp phần đem lại sự thành công về
tài chánh đều được trân trọng và tưởng thưởng theo mức độ mà chúng tôn trọng phẩm
giá con người trong môi trường lao động. Chúng phải luôn luôn lệ thuộc con người
– và con người phải luôn luôn chiếm được sự quan tâm hàng đầu tại mọi môi trường
lao động.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 23-01
1Sm 18,6-9;19,1-7; Mc 3, 7-12
LỜI SUY NIỆM: “Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giuđê, từ
Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành
Tia và Xiđon, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã
làm”.
Chúa Giêsu xuất hiện ở đâu, thì đám đông dân chúng lũ
lượt đến với Ngài, họ không còn phân biệt nhau về nơi ở của mình. Họ đến để được
nghe điều mới lạ để sống, cũng như được chữa lành. Ngày hôm nay Người Kitô hữu
cũng phải xét mình lại, qua đời sống của mình ở giữa lương dân, chúng ta có cái
gì tốt hơn họ không? Để biết tu sửa đời sống của mình. Bởi mỗi người đều phải
chu toàn bổn phận rao giảng, và làm chứng cho Tin Mừng.
Lạy Chúa Giêsu. Công việc truyền giáo là trách nhiệm của
tất cả mọi người. Xin Chúa cho mỗi thành viên trong gia đình của chúng con biết
cọng tác trong việc truyền giáo bằng cách sống đạo của chúng con.
Mạnh
Phương
23
Tháng Giêng
Chúa Giêsu Ði Xem
Bóng Ðá
Một
linh mục Ấn Ðộ chuyên về huấn luyện tu đức là cha Anthony de Mello đã tưởng tượng
ra một câu chuyện như sau: Chúa Giêsu than phiền là Ngài chưa được một lần tham
dự một trận túc cầu. Chúng tôi bèn đưa Ngài đi xem một trận đấu rất gay go giữa
một đội Tin Lành và một đội Công Giáo. Ðội Công Giáo làm bàn trước một không.
Chúa Giêsu vỗ tay hoan hô và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau, đội Tin Lành lại
làm bàn. Lần này Chúa Giêsu cũng vỗ tay reo hò và tung mũ lên trời.
Một
khán giả ngồi bên cạnh lấy làm khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu. Ông ta lấy
tay đập lên vai Ngài rồi hỏi: "Ê ông bạn, ông bạn ủng hộ bên nào vậy?".
Xem chừng như vẫn còn bị khích động bởi trận đấu, Chúa Giêsu trả lời: "Tôi
hả? Tôi không ủng hộ bên nào cả. Tôi đến đây là chỉ để thưởng thức trận đấu
thôi". Người khán giả khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu, nay lại càng bực
bội hơn. Ông quay sang người bên cạnh và nói nhỏ: "Hắn là một tên vô thần".
Trên
đường trở về nhà, chúng tôi chất vấn Chúa Giêsu về tình hình tôn giáo trên thế
giới. Chúng tôi nói với Ngài: "Thưa Chúa, những con người có tôn giáo thật
là buồn cười. Họ tưởng rằng Chúa Giêsu chỉ đứng riêng về phía họ và nghịch lại
với những người thuộc tôn giáo khác".
Chúa
Giêsu gật đầu tỏ vẻ ưng ý. Ngài nói: "Ðó là lý do tại sao ta không ủng hộ
tôn giáo mà chỉ ủng hộ con người. Con người quan trọng hơn tôn giáo. Con người
trọng hơn ngày Sabbat. Chúng con nên biết là chính những người có tôn giáo đã
treo Ta lên thập giá".
Câu
chuyện tưởng tượng trên đây cho chúng ta thấy rằng một trong những vết thương lớn
nhất của nhân loại trải qua mọi thời đại: đó là thái độ bất khoan dung đưa đến
những cuộc chiến tranh tôn giáo. Con người ai cũng bị cám dỗ nhân danh Thượng Ðế,
thần minh và hệ tư tưởng của mình để triệt hạ, để loại trừ, để bách hại người
khác. Kỳ thực, có tôn giáo nào mà không dạy sự khoan dung, lòng nhân từ đối với
mọi người?
Chúa
Giêsu đến để mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa là Cha của mọi người. Ngài là
Ðấng làm cho mặt trời mọc lên cho người lành cũng như kẻ dữ. Ngài yêu thương những
kẻ nhận biết và yêu mến Ngài cũng như những kẻ chối bỏ và thù ghét Ngài. Ngài
muốn chúng ta yêu thương nhau như anh em cùng một gia đình. Thiên Chúa mà Chúa
Giêsu mạc khải cho chúng ta là Ðấng mà người ta cũng sẽ chối bỏ nếu người ta
khước từ chính anh em đồng loại của mình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải là
Ðấng mà người ta cũng sẽ xúc phạm nếu xúc phạm đến con người.
(Lẽ
Sống)
Thứ Năm 23-1
Tôi Tớ Thiên Chúa
Juan de Padilla
Juan de Padilla
(1492 - 1542)
K
|
hi rao giảng Tin Mừng
của Ðức Kitô, Cha Juan không biết mình sẽ đến đâu, nhưng ngài tin tưởng rằng
Thiên Chúa sẽ ban cho ngài sức mạnh để chu toàn ơn gọi của một nhà thừa sai. Ơn
gọi của ngài đã dẫn đến cái chết vì đạo ở Kansas, là một phần của Tân Thế Giới
được khám phá vào năm ngài chào đời.
Cha Juan xuất thân từ
một thành phố thuộc phía nam Tây Ban Nha, là nơi ngài gia nhập dòng Phanxicô.
Năm 1526, ngài đến Mễ Tây Cơ để hoạt động truyền giáo trong các tiểu bang
Hidalgo và Jalisco. Năm 1540, ngài tháp tùng Coronado trong chuyến thám hiểm
New Mexico. Năm kế đó, ngài đi với đoàn thám hiểm đến Kansas, ở đây ngài gặp gỡ
người thổ dân Quivira. Sau khi đoàn thám hiểm trở về Mễ Tây Cơ, Cha Juan vẫn
tiếp tục ở lại hoạt động. Ngài bị một vài người Quivira giết chết chỉ vì ngài
muốn đến truyền giáo cho người Kaws, là kẻ thù truyền kiếp của người Quivira.
Ngài là người đầu tiên trong số tối thiểu 79 tu sĩ Phanxicô tử vì đạo ở Hoa Kỳ.
Lời Bàn
Suy nghĩ về những người
tử đạo vì đức tin đôi khi làm chúng ta bồn chồn. Làm sao họ có thể làm như vậy
được? Họ có bình thường không? Ao ước loan truyền phúc âm của Cha Juan de
Padilla thì lớn hơn nỗi lo sợ cái chết. Ngài nhắc nhở cho chúng ta biết không
ai có thể lựa chọn cái chết, nhưng chúng ta có thể lựa chọn lối sống của chúng
ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét