Sơ lược về Mùa Thường Niên trong mùa Đông
Trong khi chúng ta di chuyển từ ngày lễ cuối cùng
của Mùa Giáng Sinh, là Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa, sang Mùa Thường Niên mùa
Đông, chúng ta nhớ rằng cuộc sống trần thế của Chúa bắt đầu vào lúc Chúa chịu
phép rửa. Khác với Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, Mùa Thường
Niên không có tính cách đặc biệt. Nhưng các Chúa Nhật Mùa Thường Niên chú trọng
tới toàn thể mầu nhiệm của Chúa Kitô với tất cả mọi lãnh vực.
Mùa Thường Niên gồm có hai giai đoạn:
Các Chúa Nhật và ngày thường trong tuần sau Lễ Chúa chịu Phép Rửa cho tới ngày thứ ba trước Lễ Tro, và các Chúa Nhật và ngày trong tuần sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cho tới Kinh Chiều I vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng. Năm nay, giai đoạn ngắn hơn của Mùa Thường Niên trong Mùa Đông bao gồm 8 Chúa Nhật và các ngày trong tuần giữa các Chúa Nhật này, tổng cộng là 9 tuần lễ: đây là một giai đoạn dài khác thường trước Mùa Chay! Cùng với các Phúc Âm, phụng vụ của giai đoạn này cung cấp cho chúng ta một cơ hội để học hỏi về đời sống chúng ta như những môn đệ của Chúa Ki-tô, và để nối kết các huấn dụ của Chúa Giê-su về Mười Điều Răn, Tám Mối Phúc Thật, và đời sống luân lý với các giáo huấn của Giáo Hội trong các lãnh vực này. Giai đoạn này được gọi là Mùa Thường Niên vì các Chúa Nhật được tính hay đặt cho có số thứ tự. Mùa này không “bình thường” như ý nghĩa của danh từ này. Các Chúa Nhật cung cấp cho chúng ta một cơ hội lạ lùng để suy niệm và sống chân lý của mầu nhiệm Phục Sinh, các biến cố cứu độ của việc Chúa giáng sinh, hoạt động, chịu tử nạn và Phục Sinh. Trong khi các ngày mùa đông dường như dài lê thê trong thời gian này, phụng vụ của Giáo Hội ban cho chúng ta một ý thức hân hoan vì chúng ta được mời gọi để làm môn đệ của Đấng Cứu Thế.
Bài đọc I
Trong tám Chúa Nhật Mùa Thường Niên trong mùa đông, chúng ta bốn lần được nghe lời tiên tri Isaiah, một lần từ tiên tri Zephaniah, và một lần từ Sách Châm Ngôn và Sách Lêvi. Vào lúc khởi đầu của giai đoạn này của năm phụng vụ, bài đọc 1 tiếp dẫn chủ đề của ánh sáng và sự cứu độ được nêu dấu trong Mùa Giáng Sinh. Trong phần sau của giai đoạn này, bài đọc 1 nói về việc tuân giữ giới răn và sống thánh thiện. Vào cuối Mùa Thường Niên trong mùa đông, với Mùa Chay kế tiếp, các bài đọc chuyển sang các chủ đề về tội lỗi và thống hối.
Đáp Ca
Khởi đầu của Mùa Thường Niên có các đáp ca khác nhau. Thánh Vịnh của Chúa Nhật thứ hai mùa Thường Niên khơi dậy một tâm trạng cho hành trình của chúng ta trong mùa trong khi chúng ta bắt đầu học biết thế nào là một môn đệ của Chúa Ki-tô. Trước hết, chúng ta phải lãnh nhận lời mời gọi của Chúa như các tiên tri Isaiah và các ngôn sứ khác, cũng như người dân Do Thái đã làm. Tin tưởng vào lòng thương xót và từ ái của Thiên Chúa, được phản ảnh trong các Thánh Vịnh khác của mùa Thường Niên, chúng ta được mời gọi để đáp ứng bằng sự dấn thân làm theo Thánh Ý Chúa.
Bài đọc II
Trong giai đoạn dài của Mùa Thường Niên trước Mùa Chay này, bài đọc 2 trích từ thư thứ nhất của thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô. Bắt đầu với phần mở đầu và chào đón dân thành Côrintô vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Thường Niên, có thể hiểu là được gửi gấm cho chính chúng ta ngày nay, bài đọc 2 khuyến khích người dân Côrintô, một dân nước bị phân hóa vì các vấn đề đức tin và luân lý, cũng như việc họ thắc mắc là ai có thể trực thuộc cộng đồng đức tin, để đồng ý liên kết với nhau với cùng một tấm lòng, trong Chúa Ki-tô. Người khỏe mạnh trong cộng đồng phải săn sóc cho người đau yếu. Người khỏe mạnh phải đảm bảo rằng hành động của họ không được gây ảnh hưởng xấu cho đức tin của người đau yếu. Tất cả đều phải là anh chị em trong Chúa Ki-tô.
Phúc Âm
Vào lúc mở đầu của Mùa Thường Niên trong mùa đông, trước hết chúng ta được nghe trình thuật của Phúc Âm Thánh Gioan vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Thường Niên. Bài Phúc Âm này giúp chúng ta chuyển tiếp từ Mùa Giáng Sinh sang Mùa Thường Niên, vì tiếp tục chú trọng vào việc thể hiện căn tính của Chúa Giê-su. Trong bài Phúc Âm năm A, trọng yếu là việc Thánh Gioan tuyên dương Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa. Sau đó, khởi sự với Chúa Nhật thứ ba Mùa Thường Niên mỗi năm, có việc tuyên xưng của Phúc Âm nhất lãm được ấn định cho năm phụng vụ hiện hành. Chúng ta được nghe về việc Chúa Giê-su mời gọi các môn đệ, các huấn dụ của Người về Tám Mối Phúc Thật, chỉ dẫn của Người về việc tuân giữ các giới răn, và chỉ thị của Người là phải toàn hảo như Cha Trên Trời, cách thức Người hướng dẫn về việc không nên lo sợ về đời sống của mỗi người, và tuân theo Thánh Ý Chúa Cha để được vào Thiên Đàng. Qua các đoạn Phúc Âm này, chúng ta học biết làm sao để trở thành các môn đệ trung tín của Chúa theo như lời Người. Các bài Phúc Âm này cho chúng ta một căn bản từ đó chúng ta có thể suy niệm về sự trung thành hay bất trung của chúng ta đối với Chúa và giáo huấn của Người trong Mùa Chay sắp tới.
Mùa Thường Niên gồm có hai giai đoạn:
Các Chúa Nhật và ngày thường trong tuần sau Lễ Chúa chịu Phép Rửa cho tới ngày thứ ba trước Lễ Tro, và các Chúa Nhật và ngày trong tuần sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cho tới Kinh Chiều I vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng. Năm nay, giai đoạn ngắn hơn của Mùa Thường Niên trong Mùa Đông bao gồm 8 Chúa Nhật và các ngày trong tuần giữa các Chúa Nhật này, tổng cộng là 9 tuần lễ: đây là một giai đoạn dài khác thường trước Mùa Chay! Cùng với các Phúc Âm, phụng vụ của giai đoạn này cung cấp cho chúng ta một cơ hội để học hỏi về đời sống chúng ta như những môn đệ của Chúa Ki-tô, và để nối kết các huấn dụ của Chúa Giê-su về Mười Điều Răn, Tám Mối Phúc Thật, và đời sống luân lý với các giáo huấn của Giáo Hội trong các lãnh vực này. Giai đoạn này được gọi là Mùa Thường Niên vì các Chúa Nhật được tính hay đặt cho có số thứ tự. Mùa này không “bình thường” như ý nghĩa của danh từ này. Các Chúa Nhật cung cấp cho chúng ta một cơ hội lạ lùng để suy niệm và sống chân lý của mầu nhiệm Phục Sinh, các biến cố cứu độ của việc Chúa giáng sinh, hoạt động, chịu tử nạn và Phục Sinh. Trong khi các ngày mùa đông dường như dài lê thê trong thời gian này, phụng vụ của Giáo Hội ban cho chúng ta một ý thức hân hoan vì chúng ta được mời gọi để làm môn đệ của Đấng Cứu Thế.
Bài đọc I
Trong tám Chúa Nhật Mùa Thường Niên trong mùa đông, chúng ta bốn lần được nghe lời tiên tri Isaiah, một lần từ tiên tri Zephaniah, và một lần từ Sách Châm Ngôn và Sách Lêvi. Vào lúc khởi đầu của giai đoạn này của năm phụng vụ, bài đọc 1 tiếp dẫn chủ đề của ánh sáng và sự cứu độ được nêu dấu trong Mùa Giáng Sinh. Trong phần sau của giai đoạn này, bài đọc 1 nói về việc tuân giữ giới răn và sống thánh thiện. Vào cuối Mùa Thường Niên trong mùa đông, với Mùa Chay kế tiếp, các bài đọc chuyển sang các chủ đề về tội lỗi và thống hối.
Đáp Ca
Khởi đầu của Mùa Thường Niên có các đáp ca khác nhau. Thánh Vịnh của Chúa Nhật thứ hai mùa Thường Niên khơi dậy một tâm trạng cho hành trình của chúng ta trong mùa trong khi chúng ta bắt đầu học biết thế nào là một môn đệ của Chúa Ki-tô. Trước hết, chúng ta phải lãnh nhận lời mời gọi của Chúa như các tiên tri Isaiah và các ngôn sứ khác, cũng như người dân Do Thái đã làm. Tin tưởng vào lòng thương xót và từ ái của Thiên Chúa, được phản ảnh trong các Thánh Vịnh khác của mùa Thường Niên, chúng ta được mời gọi để đáp ứng bằng sự dấn thân làm theo Thánh Ý Chúa.
Bài đọc II
Trong giai đoạn dài của Mùa Thường Niên trước Mùa Chay này, bài đọc 2 trích từ thư thứ nhất của thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô. Bắt đầu với phần mở đầu và chào đón dân thành Côrintô vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Thường Niên, có thể hiểu là được gửi gấm cho chính chúng ta ngày nay, bài đọc 2 khuyến khích người dân Côrintô, một dân nước bị phân hóa vì các vấn đề đức tin và luân lý, cũng như việc họ thắc mắc là ai có thể trực thuộc cộng đồng đức tin, để đồng ý liên kết với nhau với cùng một tấm lòng, trong Chúa Ki-tô. Người khỏe mạnh trong cộng đồng phải săn sóc cho người đau yếu. Người khỏe mạnh phải đảm bảo rằng hành động của họ không được gây ảnh hưởng xấu cho đức tin của người đau yếu. Tất cả đều phải là anh chị em trong Chúa Ki-tô.
Phúc Âm
Vào lúc mở đầu của Mùa Thường Niên trong mùa đông, trước hết chúng ta được nghe trình thuật của Phúc Âm Thánh Gioan vào Chúa Nhật thứ hai Mùa Thường Niên. Bài Phúc Âm này giúp chúng ta chuyển tiếp từ Mùa Giáng Sinh sang Mùa Thường Niên, vì tiếp tục chú trọng vào việc thể hiện căn tính của Chúa Giê-su. Trong bài Phúc Âm năm A, trọng yếu là việc Thánh Gioan tuyên dương Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa. Sau đó, khởi sự với Chúa Nhật thứ ba Mùa Thường Niên mỗi năm, có việc tuyên xưng của Phúc Âm nhất lãm được ấn định cho năm phụng vụ hiện hành. Chúng ta được nghe về việc Chúa Giê-su mời gọi các môn đệ, các huấn dụ của Người về Tám Mối Phúc Thật, chỉ dẫn của Người về việc tuân giữ các giới răn, và chỉ thị của Người là phải toàn hảo như Cha Trên Trời, cách thức Người hướng dẫn về việc không nên lo sợ về đời sống của mỗi người, và tuân theo Thánh Ý Chúa Cha để được vào Thiên Đàng. Qua các đoạn Phúc Âm này, chúng ta học biết làm sao để trở thành các môn đệ trung tín của Chúa theo như lời Người. Các bài Phúc Âm này cho chúng ta một căn bản từ đó chúng ta có thể suy niệm về sự trung thành hay bất trung của chúng ta đối với Chúa và giáo huấn của Người trong Mùa Chay sắp tới.
Bùi Hữu Thư1/2/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét