Tính liên tục giữa Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô
Dù có nhiều dị biệt về phong thái, giữa Đức
Phanxicô và Đức Bênêđíctô vẫn luôn có một sự liên tục rõ rệt. Điều này được hai
tác giả trong tuần qua nhấn mạnh.
Một Giáo Hội nhỏ bé
Tác giả Thomas L. McDonald đề cập tới lời tiên đoán của thần học gia Joseph Ratzinger trong tác phẩm Faith and the Future do Nhà Franciscan Jerald Press ấn hành tại Chicago năm 1970.
“Từ cuộc khủng hoảng hôm nay, Giáo Hội ngày mai sẽ xuất hiện như một Giáo Hội đã mất mát nhiều. Giáo Hội sẽ trở nên bé nhỏ và sẽ phải bắt đầu lại, ít hay nhiều từ đầu. Giáo Hội sẽ không còn khả năng cư ngụ trong nhiều dinh thự được chính mình xây dựng thời thịnh đạt. Cùng với đà suy giảm trong con số tín đồ, Giáo Hội cũng sẽ mất nhiều đặc ân xã hội. Ngược với thời đại trước, Giáo Hội sẽ được nhìn như một hội tự nguyện nhiều hơn, chỉ vào được bằng quyết định tự do.
“Là một xã hội nhỏ, Giáo Hội sẽ đòi hỏi nhiều sáng kiến hơn nơi các hội viên cá thể. Điều chắc chắn là Giáo Hội sẽ khám phá ra nhiều hình thức thừa tác vụ và sẽ phong linh mục cho những Kitô hữu đang theo đuổi các nghề chuyên môn. Trong nhiều cộng đoàn nhỏ hơn hay trong các nhóm xã hội độc lập, chăm sóc mục vụ thông thường sẽ được cung cấp theo cách này. Song song với nó, thừa tác vụ toàn thời gian của chức linh mục vẫn hết sức cần thiết như thuở trước.
“Nhưng trong tất cả các thay đổi mà ta có thể đoán định này, Giáo Hội sẽ thấy yếu tính của mình mới mẻ trở lại và hoàn toàn xác tín vào điều vẫn luôn là tâm điểm của mình: đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, vào sự hiện diện của Chúa Thánh Thần cho tới ngày tận thế. Trong đức tin và lời cầu nguyện, Giáo Hội sẽ tái nhận ra tâm điểm đích thực của mình và tái cảm nghiệm các bí tích như là việc thờ phượng Thiên Chúa chứ không như một chủ đề nghiên cứu bác học về phụng vụ.
“Giáo Hội sẽ là một Giáo Hội tâm linh nhiều hơn, không lạm dụng quyền lực chính trị, ve vãn phe Tả một ít phe Hữu một ít. Nó sẽ là thời khó khăn cho Giáo Hội, vì diễn trình kết tinh và gạn lọc sẽ hao phí nhiều năng lực quí giá của Giáo Hội. Nó sẽ làm Giáo Hội ra nghèo và biến Giáo Hội thành Giáo Hội của người nhu mì.
“Diễn trình trên càng gian khổ hơn vì Giáo Hội phải loại bỏ tâm thức hẹp hòi phe phái cũng như cái óc tự kỷ phô trương. Người ta có thể đoán trước việc này cần nhiều thời gian. Diễn trình này sẽ lâu dài và mệt nhọc giống con đường thoát chủ nghĩa duy tiến (progressivism) sai lầm thời hậu Cách Mạng Pháp, lúc đã có những giám mục nghĩ rằng khôn nhất nên nhạo báng các tín điều, thậm chí còn ngụ ý cho thấy sự hiện hữu của Thiên Chúa không hề là một điều chắc chắn, nếu muốn canh tân thế kỷ 19.
“Nhưng lúc các thử thách của việc gạn lọc này qua đi rồi, một sức mạnh lớn lao sẽ vọt lên từ một Giáo Hội được tâm linh và đơn giản hóa nhiều hơn.
“Con người trong một thế giới hoàn toàn bị kế hoạch hóa sẽ thấy mình cô đơn không bút nào tả xiết. Hoàn toàn không còn thấy Thiên Chúa đâu, họ sẽ cảm nhận được trọn vẹn sự khủng khiếp trong cảnh khốn cùng của mình. Rồi họ sẽ khám phá ra đoàn chiên tín hữu nhỏ bé như một thực tại hoàn toàn mới mẻ. Họ sẽ thấy đoàn chiên này như một niềm hy vọng cố ý để dành cho họ, một giải đáp cho điều bấy lâu nay họ hằng âm thầm tìm kiếm.
“Và do đó, điều xem ra chắc chắn đối với tôi là Giáo Hội sẽ phải đương đầu với những thời điểm khó khăn. Cuộc khủng hoảng thực sự chỉ mới bắt đầu. Chúng ta sẽ còn phải đương đầu với nhiều biến động khủng khiếp. Nhưng tôi cũng chắc chắn không kém về những gì cuối cùng sẽ xẩy ra: không phải một Giáo Hội của tôn sùng chính trị, là thứ Giáo Hội đã cùng chết với Gobel, nhưng là Giáo Hội của đức tin. Rất có thể Giáo Hội này không còn là sức mạnh xã hội trổi vượt nữa theo mức nó vốn là cho tới tận những ngày gần đây; nhưng Giáo Hội này sẽ hưởng được mùa trổ bông mới mẻ và được coi là mái ấm của con người, nơi họ tìm được sự sống và hy vọng quá bên kia sự chết”.
Điều đáng lưu ý: lời tiên đoán trên được đưa ra trong phần sách tựa là “Giáo Hội sẽ ra sao vào năm 2000” và tác giả viết nó vào cuối thập niên 1960, vài năm sau khi Vatican II kết thúc (sách được xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức năm 1970). Chắc chắn, khi lên ngôi Giáo Hoàng, với danh hiệu Bênêđíctô XVI, tác giả của nó hẳn không thể không dùng nó làm cột mốc cho các hành động của mình.
Phải chăng Đức Phanxicô đang xây dựng Giáo Hội của Đức Bênêđíctô?
Đó là tựa đề một bài viết của Timothy Kirchoff. Theo tác giả này, trong Niềm Vui Tin Mừng, các đoạn 93-97, Đức Phanxiocô trình bày hai hình thức của “tính đời tâm linh” (spiritual worldliness). Và nếu so sánh các đoạn này với phần trích dẫn trên đây, ta thấy Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô quả có chung một viễn kiến về điều Giáo Hội cần trở nên trong những năm tới. Các điều gây trở ngại cho Giáo Hội được thần học gia Ratzinger dự ứng cũng chính là những gì được Đức Phanxicô coi là vấn nạn.
Như đã thấy trên đây, Giáo Hội bị tiên đoán là sẽ mất hết tiếng tăm xã hội và rất nhiều định chế của mình. Ta hãy so sánh lời tiên đoán ấy với việc Đức Phanxicô lên án hình thức tính đời tâm linh mà ngài gọi là chủ nghĩa ngộ đạo: “Cái tính đời tâm linh này lấp ló phía sau sự say sưa đối với lợi lộc xã hội và chính trị, hay hãnh diện về khả năng quản trị các vụ việc thực tế, hay bị ám ảnh bởi các chương trình tự giúp và tự thể hiện của mình. Nó cũng có thể được diễn dịch thành nỗi băn khoăn muốn được nhìn thấy, thành một cuộc sống xã hội tràn ngập ra mắt, hội họp, tiệc tùng tiếp tân. Nó cũng có thể dẫn tới não trạng kinh doanh ám ảnh bởi quản trị, thống kê, kế sách và lượng giá mà người thụ hưởng chính không phải là dân Chúa mà là Giáo Hội định chế”.
Ngoài việc coi các điều khoản của đức tin chỉ như “một mớ những ý niệm và tín liệu nhằm khuyến khích và soi sáng”, thứ ngộ đạo Công Giáo này tập chú vào việc duy trì các định chế và chương trình cho có mẽ: nó tìm kiếm chính các đặc ân xã hội và các cơ sở định chế mà thần học gia Ratzinger tiên đoán rằng Giáo Hội sẽ buộc mình phải sẵn sàng từ bỏ.
Trong số những cơ sở chắc chắn sẽ phải từ bỏ hiển nhiên là nhiều trường học, bệnh viện và cơ quan bác ái Công Giáo. Tại các nước Tây Phương, nhiều trường nhà xứ, thậm chí nhiều giáo xứ đã phải đóng cửa trong mấy thập niên qua. Áp lực văn hóa càng ngày càng gia tăng của điều ta vốn gọi là “chăm sóc sinh sản” (ngừa và phá thai) sẽ khiến nhiều bệnh viện Công Giáo phải đóng cửa. Việc thả lỏng các cuộc “hôn nhân” đồng tính từng dẫn tới việc đóng cửa nhiều cơ quan Công Giáo lo việc nhận con nuôi…
Đã đành mất các định chế này làm yếu đi sứ mệnh của ta. Nhưng không thiếu những người Công Giáo chỉ “tranh đấu” cho chúng vì chúng mang tên Công Giáo chứ chả quan tâm gì tới việc chúng có là thành phần yếu tính trong sứ mệnh của ta hay không. Người ta sợ rằng những người này có tính đời tâm linh.
Hình thức tính đời tâm linh thứ hai được Đức Phanxicô gọi là “chủ thuyết tân Pêlagiô chỉ quan tâm tới mình theo kiểu Prômêthê” (self-absorbed promethean neopelagianism), tức nền linh đạo luôn ám ảnh bởi luật lệ hay một số biểu hiện có tính lịch sử đặc thù về căn tính văn hóa và tôn giáo Công Giáo. Nhiều người đã phân tích và mổ xẻ ý nghĩa của kiểu nói này, nhưng thiển nghĩ Đức Phanxicô muốn nhắc lại điều Đức Bênêđíctô gọi là “tâm thức hẹp hòi phe phái cũng như cái óc tự kỷ phô trương cần phải loại bỏ”. Việc ám ảnh bám lấy một “phong cách Công Giáo đặc thù nào đó của quá khứ” và một thứ phân tích kiểu tòa án dị giáo xưa rất ăn khớp với nhãn hiệu "tâm thức hẹp hòi phe phái". Cũng thế, óc tự kỷ phô trương (pompous self-will) khá hiển nhiên trong tâm thức những người được Đức Phanxicô mô tả “muốn làm tướng của đoàn quân bại trận hơn là một binh nhì trong một đơn vị nhất định tiếp tục chiến đấu”.
Như bài “Đức Bênêđíctô bênh vực Đức Phanxicô về thị trường và đạo đức” (Vietcatholic 18/12/2013) đã chứng tỏ, càng so sánh Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô, ta càng dễ thấy có sự liên tục sâu sa giữa hai vị bất kể những dị biệt biểu kiến về phong thái.
Một Giáo Hội nhỏ bé
Tác giả Thomas L. McDonald đề cập tới lời tiên đoán của thần học gia Joseph Ratzinger trong tác phẩm Faith and the Future do Nhà Franciscan Jerald Press ấn hành tại Chicago năm 1970.
“Từ cuộc khủng hoảng hôm nay, Giáo Hội ngày mai sẽ xuất hiện như một Giáo Hội đã mất mát nhiều. Giáo Hội sẽ trở nên bé nhỏ và sẽ phải bắt đầu lại, ít hay nhiều từ đầu. Giáo Hội sẽ không còn khả năng cư ngụ trong nhiều dinh thự được chính mình xây dựng thời thịnh đạt. Cùng với đà suy giảm trong con số tín đồ, Giáo Hội cũng sẽ mất nhiều đặc ân xã hội. Ngược với thời đại trước, Giáo Hội sẽ được nhìn như một hội tự nguyện nhiều hơn, chỉ vào được bằng quyết định tự do.
“Là một xã hội nhỏ, Giáo Hội sẽ đòi hỏi nhiều sáng kiến hơn nơi các hội viên cá thể. Điều chắc chắn là Giáo Hội sẽ khám phá ra nhiều hình thức thừa tác vụ và sẽ phong linh mục cho những Kitô hữu đang theo đuổi các nghề chuyên môn. Trong nhiều cộng đoàn nhỏ hơn hay trong các nhóm xã hội độc lập, chăm sóc mục vụ thông thường sẽ được cung cấp theo cách này. Song song với nó, thừa tác vụ toàn thời gian của chức linh mục vẫn hết sức cần thiết như thuở trước.
“Nhưng trong tất cả các thay đổi mà ta có thể đoán định này, Giáo Hội sẽ thấy yếu tính của mình mới mẻ trở lại và hoàn toàn xác tín vào điều vẫn luôn là tâm điểm của mình: đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, vào sự hiện diện của Chúa Thánh Thần cho tới ngày tận thế. Trong đức tin và lời cầu nguyện, Giáo Hội sẽ tái nhận ra tâm điểm đích thực của mình và tái cảm nghiệm các bí tích như là việc thờ phượng Thiên Chúa chứ không như một chủ đề nghiên cứu bác học về phụng vụ.
“Giáo Hội sẽ là một Giáo Hội tâm linh nhiều hơn, không lạm dụng quyền lực chính trị, ve vãn phe Tả một ít phe Hữu một ít. Nó sẽ là thời khó khăn cho Giáo Hội, vì diễn trình kết tinh và gạn lọc sẽ hao phí nhiều năng lực quí giá của Giáo Hội. Nó sẽ làm Giáo Hội ra nghèo và biến Giáo Hội thành Giáo Hội của người nhu mì.
“Diễn trình trên càng gian khổ hơn vì Giáo Hội phải loại bỏ tâm thức hẹp hòi phe phái cũng như cái óc tự kỷ phô trương. Người ta có thể đoán trước việc này cần nhiều thời gian. Diễn trình này sẽ lâu dài và mệt nhọc giống con đường thoát chủ nghĩa duy tiến (progressivism) sai lầm thời hậu Cách Mạng Pháp, lúc đã có những giám mục nghĩ rằng khôn nhất nên nhạo báng các tín điều, thậm chí còn ngụ ý cho thấy sự hiện hữu của Thiên Chúa không hề là một điều chắc chắn, nếu muốn canh tân thế kỷ 19.
“Nhưng lúc các thử thách của việc gạn lọc này qua đi rồi, một sức mạnh lớn lao sẽ vọt lên từ một Giáo Hội được tâm linh và đơn giản hóa nhiều hơn.
“Con người trong một thế giới hoàn toàn bị kế hoạch hóa sẽ thấy mình cô đơn không bút nào tả xiết. Hoàn toàn không còn thấy Thiên Chúa đâu, họ sẽ cảm nhận được trọn vẹn sự khủng khiếp trong cảnh khốn cùng của mình. Rồi họ sẽ khám phá ra đoàn chiên tín hữu nhỏ bé như một thực tại hoàn toàn mới mẻ. Họ sẽ thấy đoàn chiên này như một niềm hy vọng cố ý để dành cho họ, một giải đáp cho điều bấy lâu nay họ hằng âm thầm tìm kiếm.
“Và do đó, điều xem ra chắc chắn đối với tôi là Giáo Hội sẽ phải đương đầu với những thời điểm khó khăn. Cuộc khủng hoảng thực sự chỉ mới bắt đầu. Chúng ta sẽ còn phải đương đầu với nhiều biến động khủng khiếp. Nhưng tôi cũng chắc chắn không kém về những gì cuối cùng sẽ xẩy ra: không phải một Giáo Hội của tôn sùng chính trị, là thứ Giáo Hội đã cùng chết với Gobel, nhưng là Giáo Hội của đức tin. Rất có thể Giáo Hội này không còn là sức mạnh xã hội trổi vượt nữa theo mức nó vốn là cho tới tận những ngày gần đây; nhưng Giáo Hội này sẽ hưởng được mùa trổ bông mới mẻ và được coi là mái ấm của con người, nơi họ tìm được sự sống và hy vọng quá bên kia sự chết”.
Điều đáng lưu ý: lời tiên đoán trên được đưa ra trong phần sách tựa là “Giáo Hội sẽ ra sao vào năm 2000” và tác giả viết nó vào cuối thập niên 1960, vài năm sau khi Vatican II kết thúc (sách được xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức năm 1970). Chắc chắn, khi lên ngôi Giáo Hoàng, với danh hiệu Bênêđíctô XVI, tác giả của nó hẳn không thể không dùng nó làm cột mốc cho các hành động của mình.
Phải chăng Đức Phanxicô đang xây dựng Giáo Hội của Đức Bênêđíctô?
Đó là tựa đề một bài viết của Timothy Kirchoff. Theo tác giả này, trong Niềm Vui Tin Mừng, các đoạn 93-97, Đức Phanxiocô trình bày hai hình thức của “tính đời tâm linh” (spiritual worldliness). Và nếu so sánh các đoạn này với phần trích dẫn trên đây, ta thấy Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô quả có chung một viễn kiến về điều Giáo Hội cần trở nên trong những năm tới. Các điều gây trở ngại cho Giáo Hội được thần học gia Ratzinger dự ứng cũng chính là những gì được Đức Phanxicô coi là vấn nạn.
Như đã thấy trên đây, Giáo Hội bị tiên đoán là sẽ mất hết tiếng tăm xã hội và rất nhiều định chế của mình. Ta hãy so sánh lời tiên đoán ấy với việc Đức Phanxicô lên án hình thức tính đời tâm linh mà ngài gọi là chủ nghĩa ngộ đạo: “Cái tính đời tâm linh này lấp ló phía sau sự say sưa đối với lợi lộc xã hội và chính trị, hay hãnh diện về khả năng quản trị các vụ việc thực tế, hay bị ám ảnh bởi các chương trình tự giúp và tự thể hiện của mình. Nó cũng có thể được diễn dịch thành nỗi băn khoăn muốn được nhìn thấy, thành một cuộc sống xã hội tràn ngập ra mắt, hội họp, tiệc tùng tiếp tân. Nó cũng có thể dẫn tới não trạng kinh doanh ám ảnh bởi quản trị, thống kê, kế sách và lượng giá mà người thụ hưởng chính không phải là dân Chúa mà là Giáo Hội định chế”.
Ngoài việc coi các điều khoản của đức tin chỉ như “một mớ những ý niệm và tín liệu nhằm khuyến khích và soi sáng”, thứ ngộ đạo Công Giáo này tập chú vào việc duy trì các định chế và chương trình cho có mẽ: nó tìm kiếm chính các đặc ân xã hội và các cơ sở định chế mà thần học gia Ratzinger tiên đoán rằng Giáo Hội sẽ buộc mình phải sẵn sàng từ bỏ.
Trong số những cơ sở chắc chắn sẽ phải từ bỏ hiển nhiên là nhiều trường học, bệnh viện và cơ quan bác ái Công Giáo. Tại các nước Tây Phương, nhiều trường nhà xứ, thậm chí nhiều giáo xứ đã phải đóng cửa trong mấy thập niên qua. Áp lực văn hóa càng ngày càng gia tăng của điều ta vốn gọi là “chăm sóc sinh sản” (ngừa và phá thai) sẽ khiến nhiều bệnh viện Công Giáo phải đóng cửa. Việc thả lỏng các cuộc “hôn nhân” đồng tính từng dẫn tới việc đóng cửa nhiều cơ quan Công Giáo lo việc nhận con nuôi…
Đã đành mất các định chế này làm yếu đi sứ mệnh của ta. Nhưng không thiếu những người Công Giáo chỉ “tranh đấu” cho chúng vì chúng mang tên Công Giáo chứ chả quan tâm gì tới việc chúng có là thành phần yếu tính trong sứ mệnh của ta hay không. Người ta sợ rằng những người này có tính đời tâm linh.
Hình thức tính đời tâm linh thứ hai được Đức Phanxicô gọi là “chủ thuyết tân Pêlagiô chỉ quan tâm tới mình theo kiểu Prômêthê” (self-absorbed promethean neopelagianism), tức nền linh đạo luôn ám ảnh bởi luật lệ hay một số biểu hiện có tính lịch sử đặc thù về căn tính văn hóa và tôn giáo Công Giáo. Nhiều người đã phân tích và mổ xẻ ý nghĩa của kiểu nói này, nhưng thiển nghĩ Đức Phanxicô muốn nhắc lại điều Đức Bênêđíctô gọi là “tâm thức hẹp hòi phe phái cũng như cái óc tự kỷ phô trương cần phải loại bỏ”. Việc ám ảnh bám lấy một “phong cách Công Giáo đặc thù nào đó của quá khứ” và một thứ phân tích kiểu tòa án dị giáo xưa rất ăn khớp với nhãn hiệu "tâm thức hẹp hòi phe phái". Cũng thế, óc tự kỷ phô trương (pompous self-will) khá hiển nhiên trong tâm thức những người được Đức Phanxicô mô tả “muốn làm tướng của đoàn quân bại trận hơn là một binh nhì trong một đơn vị nhất định tiếp tục chiến đấu”.
Như bài “Đức Bênêđíctô bênh vực Đức Phanxicô về thị trường và đạo đức” (Vietcatholic 18/12/2013) đã chứng tỏ, càng so sánh Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô, ta càng dễ thấy có sự liên tục sâu sa giữa hai vị bất kể những dị biệt biểu kiến về phong thái.
Vũ Văn An1/21/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét