01/03/2014
Thứ Bảy Tuần VII
Mùa Thường Niên Năm chẵn
BÀI
ĐỌC I: Gc 5, 13-20
"Lời cầu nguyện của người công chính rất linh nghiệm".
Trích
thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh
em thân mến, ai trong anh em buồn sầu, người đó hãy cầu nguyện. Còn ai hân
hoan, người đó hãy ca hát thánh vịnh. Ai trong anh em ốm đau ư? Hãy mời các trưởng
lão giáo hội đến, để các ngài cầu nguyện và nhân danh Chúa xức dầu cho người
đó. Lời cầu nguyện phát xuất tự lòng tin sẽ cứu được bệnh nhân và Chúa sẽ cho
người đó được bình phục; và nếu người đó mắc tội, thì sẽ được tha. Vậy anh em
hãy thú tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để anh em được cứu độ, vì lời cầu
nguyện của người công chính rất linh nghiệm. Elia là con người đau khổ giống
như chúng ta, thế mà ông kiên tâm cầu nguyện để trời đừng có mưa, và trời đã
không mưa trong ba năm sáu tháng. Rồi ông lại cầu nguyện, và trời đổ mưa, đất
trổ sinh hoa quả.
Anh
em thân mến, nếu ai trong anh em lạc đường chân lý, và có kẻ làm cho người đó
trở lại, thì người ấy hãy biết rằng: kẻ làm cho người tội lỗi bỏ đường lầm lạc
mà trở lại, sẽ cứu linh hồn người tội lỗi khỏi chết, và che lấp được nhiều tội
lỗi. Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 140, 1-2. 3 và 8
Đáp:
Xin cho lời con nguyện bay lên Chúa như hương trầm (c. 2a).
Xướng:
1) Lạy Chúa, con kêu lên Chúa, xin mau chóng phù trợ con, nguyện nghe tiếng
con, lúc con kêu cầu Chúa. Xin cho lời con nguyện bay lên Chúa như hương trầm,
tay con giơ lên thành như của lễ lúc chiều hôm. - Đáp.
2)
Lạy Chúa, xin đặt quân gìn giữ miệng và lính canh gác gần cửa môi con. Ôi lạy
Chúa, con mắt con hướng nhìn về Chúa, con tìm nương tựa nơi Ngài, xin đừng huỷ
mạng sống con. - Đáp.
ALLELUIA:
Ga 15, 15b
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy
đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Mc 10, 13-16
"Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước
đó".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng,
nhưng các môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất bình và bảo các ông rằng:
"Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa
là của những người giống như chúng. Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận nước
Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó". Rồi Người ôm chúng, đặt
tay ban phép lành cho chúng. Đó là lời Chúa.
SUY NIỆM : Thương yêu trẻ em
Ðức
Giáo Hoàng Piô X khi nhậm chức Giám mục giáo phận Mantova, Ngài đã nghĩ đến người
mẹ hiền và trở về thăm mẹ như để nói lên lòng biết ơn. Trong câu chuyện thân mật
với mẹ, Ngài vừa nói vừa khoe chiếc nhẫn Giám mục của mình: "Mẹ xem chiếc
nhẫn Giám mục của con có đẹp không?" Người mẹ mỉm cười đưa chiếc nhẫn cũ kỹ
trên bàn tay đầy vết nhăn cho con xem và nói: "Nếu không có chiếc nhẫn
này, thì đâu có chiếc nhẫn Giám mục của con".
Thật
thế, nếu cha mẹ không để tâm giáo dục con cái, làm sao chúng có thể nên người,
nhất là nên người con của Chúa được.
Tin
mừng hôm nay cho chúng ta thấy những cha mẹ tìm cách đem con cái đến với Chúa
Giêsu để xin Ngài đặt tay và chúc lành cho chúng. Chúa Giêsu rất thương mến trẻ
em, Ngài tỏ ra không hài lòng vì các Tông đồ ngăn cản không cho các cha mẹ đem
các trẻ em đến với Ngài. Trái ngược với quan niệm coi khinh trẻ em của các tác
giả đạo đức Do Thái, Chúa Giêsu đề cao trẻ em như kiểu mẫu đón nhận Nước Trời:
"Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được
vào". Nơi khác, Ngài bảo vệ trẻ em một cách quyết liệt: "Ai làm cớ
cho một trong những trẻ nhỏ này sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà
quăng xuống biển còn hơn".
Cha
mẹ là những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh dưỡng và giáo dục con
cái, để chúng được hạnh phúc đời này, nhất là được hạnh phúc đời sau. Tuy
nhiên, có những cha mẹ chỉ lo làm giàu, chứ không quan tâm xây dựng đạo đức cho
con cái, cũng có những cha mẹ khoán trắng việc giáo dục đức tin của con cái cho
các vị lãnh đạo tinh thần và thiêng liêng, mà quên rằng đó là nhiệm vụ trước
tiên của cha mẹ do Bí tích Hôn phối và tình thương yêu đòi buộc. Con cái sống
trong gia đình nhiều hơn các nơi khác, và cha mẹ cũng hiểu biết tính tình con
cái hơn bất cứ ai khác, đó là những thuận lợi để cha mẹ góp phần vào việc giáo
dục con cái.
Nhưng
để có thể giáo dục con cái một cách hiệu quả, cha mẹ phải lo trau dồi kiến thức,
cách riêng về tôn giáo, và sống đạo gương mẫu, sao cho con cái thực sự là nguồn
hạnh phúc của gia đình và là triều thiên của chính cha mẹ.
Xin
Chúa chúc lành cho tất cả các cha mẹ. Xin Ngài soi sáng để các cha mẹ hiểu biết
và yêu mến Chúa nhiều hơn, đồng thời nhiệt tâm giáo dục con cái và dẫn đưa
chúng đến với Chúa.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần 7 TN2, Năm
chẵn
Bài đọc: Jam 5:13-20; Mk
10:13-16.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tin tưởng và phó
thác cuộc đời cho Thiên Chúa.
Chúng
ta lo lắng quá nhiều trong cuộc sống: bệnh tật, việc làm, gia đình, con cái;
nhưng chúng ta có lo lắng cũng chẳng giải quyết được gì cả, vì chúng ở ngoài tầm
tay của chúng ta. Nhiều người lo lắng quá mất ngủ hay sinh bệnh tật; kẻ khác lo
lắng quá nên tối ngày cằn nhằn người phối ngẫu hay con cái, làm mất cả hạnh
phúc gia đình.
Các
bài đọc hôm nay dạy chúng ta tin tưởng và phó thác cuộc đời cho Thiên Chúa như
trẻ thơ tin tưởng và phó thác cuộc đời trong tay cha mẹ của chúng. Trong bài đọc
I, thánh Giacôbê khuyên các tín hữu những điều cần làm trong khi vui cũng như
lúc buồn, khi khỏe mạnh cũng như lúc đau yếu, nhất là biết cộng tác với Thiên
Chúa trong việc đưa những người xa chân lý trở về với Ngài. Trong Phúc Âm, các
môn đệ vì quá lo lắng cho Chúa Giêsu không có giờ nghỉ ngơi, nên xua đuổi các
trẻ khi chúng đến với Chúa Giêsu. Ngài bảo các ông hãy cứ để các trẻ nhỏ đến với
Ngài, vì Nước Trời là của những ai biết cư xử giống như chúng.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa.
1.1/
Những điều quan trọng người tín hữu cần làm: Thánh Giacôbê liệt kê 3 điều quan trọng người tín hữu
cần làm.
(1)
Cầu nguyện khi đau khổ và đau yếu: “Ai trong anh em đau khổ ư? Người ấy hãy cầu nguyện...
Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ
cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa.” Giáo Hội Công Giáo dựa
vào câu này để lập phép Xức Dầu Thánh. Linh mục được mời sẽ xức dầu trên trán
và hai tay của bệnh nhân, và cầu nguyện cho bệnh nhân được phục hồi sức khỏe.
Dĩ nhiên, không phải cứ xức dầu là khỏi bệnh. Bệnh nhân phải biết tuân theo ý
Chúa: nếu Ngài muốn để cho sống, Ngài sẽ cho phục hồi sức khỏe; nếu Ngài muốn cất
về, xin cho được hưởng Nhan Thánh Chúa.
Thánh
Giacôbê nhấn mạnh đến cả bệnh phần xác: “Lời cầu nguyện do lòng tin sẽ cứu người
bệnh; người ấy được Chúa nâng dậy,” và bệnh phần hồn: “Nếu người ấy đã phạm tội,
thì sẽ được Chúa thứ tha.”
(2)
Hát thánh ca khi vui vẻ để tạ ơn Thiên Chúa: Thánh Phaolô cũng khuyên các tín
hữu nên hát thánh ca, thánh thi, cùng thánh vịnh (Eph 5:19; Col 3:16). Mục đích
là để ngợi khen và cảm tạ những ơn lành đã nhận được từ Thiên Chúa.
(3)
Thú tội với nhau: “Anh
em hãy thú tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để được cứu thoát. Vì lời cầu xin
tha thiết của người công chính rất có hiệu lực.” Dòng Đa-minh có giờ các tu sĩ
thú tội và sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ. Nếu được làm đúng cách và với
tinh thần khiêm nhường, việc làm này sẽ giúp thăng tiến bản thân và cộng đoàn.
1.2/
Cộng tác với Thiên Chúa để đưa anh em lạc xa chân lý trở về: Đây có lẽ là điều
quan trọng thứ hai sau việc mưu cầu ơn cứu độ cho chính mình. Thánh Giacôbê cho
chúng ta một phần thưởng quan trọng của việc làm này: “Kẻ nào làm cho một tội
nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn ấy khỏi chết và che lấp
được muôn vàn tội lỗi của mình.” Tội lỗi ai cũng phạm; xưng thú tội lỗi sẽ được
Thiên Chúa tha thứ; nhưng để đền bù các hậu quả của tội, chúng ta cần đưa nhiều
anh/chị/em về với Ngài. Càng giúp đưa các linh hồn trở về với Thiên Chúa càng
nhiều, chúng ta càng được giảm bớt các vạ do tội lỗi của chúng ta mang lại.
2/
Phúc Âm:
Tin tưởng Thiên Chúa như trẻ thơ tin vào cha mẹ chúng.
2.1/
Vấn đề với con trẻ: Không
phải chỉ có các môn đệ ngăn cản trẻ thơ đến với Chúa Giêsu; nhưng có rất nhiều
các cặp vợ chồng ngày nay hay than phiền là không muốn có con, hay chỉ muốn có
2, 3 con. Một số lý do họ nêu ra:
(1)
Sợ con trẻ gây phiền hà: Người
lớn hôm nay sợ trẻ con hàn nhà làm họ phải thu dọn tối ngày, họ sợ con trẻ ồn
ào làm mất sự yên tĩnh, sợ chúng khóc đêm làm mất giấc ngủ, sợ chúng phá phách
làm hư hại đồ dùng trong nhà.
(2)
Sợ phải săn sóc con trẻ: Con
trẻ không tự săn sóc chúng, mà chỉ trông cậy hoàn toàn vào người lớn. Nhiều cặp
vợ chồng sợ phải tốn thời gian để chăm sóc trẻ em sẽ không còn giờ lo cho bản
thân họ.
(3)
Những ngụy biện của con người ngày nay để không có nhiều con trẻ: Sinh nhiều quá lấy
chỗ đâu mà sống; khả năng tài chánh không có để lo cho con; sợ con trẻ hư, nên
thà đừng có tốt cho chúng hơn.
Đàng
sau những lý do này là chủ nghĩa cá nhân và tính ích kỷ. Con người hôm nay sợ
phải tốn thời gian săn sóc và dạy dỗ con trẻ, sẽ không còn giờ để săn sóc mình
và đi đây đó. Họ sợ sinh con vóc dáng sẽ xấu đi. Họ sợ tốn tiền cho con sẽ
không còn thời giờ lo cho mình.
2.2/
Các đức tính của con trẻ: Trước hết, chúng ta thử tìm hiểu những đức tính của trẻ thơ có,
rồi áp dụng chúng vào những người đi tìm Nước Thiên Chúa. Chúng ta chỉ xét tới
trường hợp chung của trẻ thơ, chứ không để ý tới trường hợp những trẻ thơ ngoại
lệ.
(1)
Thành thật: Trẻ
thơ thấy sao nói vậy, chúng không dấu và không sợ ai buồn lòng. Tục ngữ Việt-nam
có câu: “đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.” Câu này có nghĩa khi đi ra đường, một người
cần hỏi kinh nghiệm của người già; nhưng khi về nhà, một người hỏi trẻ em là biết
hết những gì đã xảy ra. Chúa Giêsu cũng dạy chúng ta phải có đức tính này trong
các mối liên hệ: “Có thì nói có, không thì nói không; thêm bớt điều gì là do ác
quỉ gây nên.”
(2)
Khiêm nhường: Trẻ
thơ biết chúng không biết nên rất ham học hỏi tìm tòi. Chúng rất hay hỏi mà
không sợ người khác cười nhạo vì những câu hỏi ngớ ngẩn. Chúng xấu hổ khi người
khác khen ngợi. Chúng rất dễ hòa đồng với người khác và làm bạn mau chóng, chỉ
cần thả chúng xuống nhà ai khoảng thời gian ngắn là chúng có thể chơi chung với
nhau rồi. Người lớn thường đối xử với nhau khác, họ cần phải biết gia thế người
khác và phải mất thời gian khá lâu để trở thành bạn.
(3)
Vâng lời: Trẻ
em rất dễ vâng lời. Cha mẹ, anh chị, các thầy cô, và người lớn nói sao, chúng
làm như vậy. Chúng không tranh luận cãi lại, cũng chẳng tìm hiểu lý do tại sao
phải làm như vậy. Người lớn không hành động như thế, họ luôn tìm hiểu lý do phải
làm, và nhiều khi còn tìm những lý do để không phải làm.
(4)
Tin tưởng: Trẻ
thơ rất tin tưởng nơi cha mẹ, nhưng không dễ tin người ngoài. Đối với chúng,
cha mẹ nói gì, chúng tin là có. Thiên Chúa muốn chúng ta đặt trọn vẹn tin tưởng
nơi Ngài; tất cả những Ngài đã nói, sẽ xảy ra; và những gì Ngài đã hứa, Ngài sẽ
ban cho con người.
(5)
Yêu mến: Trẻ
thơ không biết hận thù, chúng yêu mến cha mẹ và những người làm ơn cho chúng. Nếu
chúng có giận dỗi, chúng sẽ làm hòa mau chóng vì chúng rất dễ quên. Người lớn
không dễ dàng tha thứ. Có những mối hận họ sẽ không bao giờ quên, và để được
tha thứ, họ đòi nhiều điều kiện.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
Tất
cả những đức tính trên đây của trẻ thơ Chúa Giêsu đòi chúng ta cần có trong mối
liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân để được vào Nước Trời. Điều quan trọng
giúp chúng ta có thể làm được là chúng ta phải nhìn ra được tình yêu và sự quan
phòng của Thiên Chúa. Sợ bị thiệt hại và sợ nguy hiểm là những lý do khiến
chúng ta dè dặt trong cách giao tiếp; nhưng một khi chúng ta biết có một Người
luôn quan tâm và bảo vệ, chúng ta sẽ không sợ hãi và tin tưởng hơn trong cách đối
xử với tha nhân.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Mc
10,13-16
A.
Hạt giống...
1.
Lý do khiến người ta đem trẻ nhỏ đến với Chúa Giêsu là để Ngài chúc lành cho
chúng ("đặt tay trên chúng").
2.
Lý do khiến các môn đệ khiển trách họ là vì thời đó người do thái coi khinh trẻ
nhỏ (do chúng chưa biết Luật). Trẻ nhỏ bị coi là hạng còn ở ngoài lề xã hội.
3.
Phản ứng của Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ bài học mở rộng vòng tay đón tiếp tất
cả mọi người, không loại bỏ bất cứ ai.
4.
Chúa còn bảo người lớn phải có tâm thế của trẻ nhỏ thì mới được vào Nước Trời.
B....
nẩy mầm.
1.
"Thấy vậy Ngài bất bình" : Chúa khó chịu và bất bình khi môn đệ Ngài
đuổi xua trẻ nhỏ. Ngày nay Chúa cũng tiếp tục khó chịu và bất bình nếu Ngài thấy
tôi có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử và không rộng tay đón tiếp mọi người.
2.
"Hãy để trẻ nhỏ đến với" : Tôi nên hiểu "trẻ nhỏ" theo
nghĩa rộng. Chúa bảo tôi hãy sống làm sao để tất cả mọi người đều có thể gần
gũi tôi, hơn nữa đều cảm thấy thoải mái khi ở gần bên tôi. Nhất là những người
"nhỏ bé", tức là kém cỏi, vụng về, chậm trí v.v.
3.
"Nước Thiên Chúa là của những người giống như trẻ nhỏ". Trẻ nhỏ hoàn
toàn tin tưởng và phó thác nơi cha mẹ, trẻ nhỏ biết vâng lời cha mẹ không cần
lý luận xem tại sao cha mẹ bảo làm thế, trẻ nhỏ không tính toán lời lỗ thiệt
hơn… Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ là thần tượng, cha mẹ làm gì cũng đúng, nói gì
cũng hay… Tôi đối với Chúa như thế nào ? Có giống những nét trên của trẻ
nhỏ không ?
4.
"Những gì tôi cần biết, tôi đều học được lúc tôi còn ở nhà trẻ", đó là
tựa đề quyển sách của Mục sư Robert Fangum, một quyển sách bán chạy nhất tại
Hoa kỳ trong thời gian gần đây. Tác giả viết "Những bài học chúng ta
học được ở nhà trẻ đều là những điều chúng ta cần biết để sống hạnh phúc
; nếu tất cả chúng ta đều trở lại nhà trẻ thì có lẽ thế giới này không hỗn
loan như hiện nay." Những điều đó là gì ?
-
Hãy chia xẻ mọi sự, hãy chơi đúng luật, đừng làm tổn thương người khác, và nếu
có xúc phạm đến ai thì hãy xin lỗi.
-
Lấy đâu thì trả lại đó, dọn dẹp những gì mình bày ra, và nhất là không lấy những
gì không thuộc về mình.
-
Ra đường phải chú ý đến xe cộ qua lại, phải nắm tay nhau mà đi.
-
Biết ngạc nhiên trước những mầu nhiệm của cuộc sống. (Chờ đợi Chúa)
Lm. Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
01/03/14 THỨ BẢY ĐẦU
THÁNG TUẦN 7 TN
Mc 10,13-16
Mc 10,13-16
TỰA TÂM HỒN TRẺ THƠ
“Ai không đón nhận Nước Thiên
Chúa với tâm hồn một trẻ thơ, thì sẽ chẳng được vào.” (Mc 10,15)
Suy niệm: Nhà
khoa học lừng danh Isaac Newton chia sẻ: "Trong đời mình, tôi nhận
biết được hai sự thật: thứ nhất, tôi là kẻ hèn mọn tội lỗi và thứ hai, Đức
Giêsu Kitô vĩ đại vô cùng là Đấng cứu độ tôi." Đứng trước Thiên Chúa cao cả và Nước Trời cao
quý của Ngài, nhà khoa học, người trí thức hay kẻ ít học đều phải có tâm hồn
của trẻ thơ để có thể đón nhận. Tâm hồn trẻ thơ hay con đường thơ ấu thiêng
liêng theo chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu là cung cách sống như trẻ thơ: ý
thức mình thuộc về Chúa, cần đến Chúa là Cha nhân lành, hoàn toàn tin tưởng và
phó thác vào Ngài, không tính toán lời lỗ thiệt hơn khi làm theo ý Thiên Chúa
hay khi hy sinh từ bỏ để đi theo Ngài.
Mời Bạn: Vào
Nước Trời là mục tiêu cao nhất của đời bạn; có tâm hồn trẻ thơ là khả năng nằm
nơi tầm tay của bạn. Vấn đề còn lại là bạn có muốn đạt mục tiêu và sử dụng
phương cách ấy hay không? Để trả lời cho câu hỏi sinh tử này, bạn cần xác tín
hai điều. Trước hết, bạn thấy mình cần có Chúa, cần Ngài tựa như cần không khí
để thở. Thứ đến, bạn cũng tin rằng Ngài cần bạn vì Ngài là Cha nhân lành, yêu
thương và muốn bạn hạnh phúc.
Sống Lời Chúa: Tôi tập trở nên như tâm hồn trẻ thơ qua việc ý
thức mình lệ thuộc vào Thiên Chúa, cũng như hoàn toàn tin tưởng và phó thác nơi
tình yêu thương, quan phòng của Ngài.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã sống tâm tình trẻ thơ khi tuyệt đối vâng
phục, tín thác vào tình thương của Chúa Cha. Xin cho chúng con biết noi gương
Chúa, luôn cậy trông, tin tưởng vào Thiên Chúa là Cha nhân lành.
Ngài
ôm các trẻ em
Phải học cách đón lấy Nước Trời như trẻ thơ, nghĩa là đón lấy
như một quà tặng mà mình không xứng, đón lấy với sự ngỡ ngàng, ca ngợi, tri ân.
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay kể
chuyện Đức Giêsu với trẻ em.
Chắc các em còn nhỏ nên
cần có người đưa các em đến với Ngài.
Đó có thể là cha mẹ hay
một người trong gia tộc.
Những người đưa các em
đến phải có lòng tin vào Đức Giêsu.
Họ đưa con của họ đến gặp
Đấng mà họ tin là Người của Thiên Chúa.
Họ không mong Thầy Giêsu
chữa bệnh hay cho con mình bánh kẹo.
Điều họ mong là được Ngài
chạm tay vào chúng (c. 13).
Một cái chạm tay rất nhẹ
của Thầy, một cái chạm nhẹ của Thiên Chúa.
Họ mong có sự tiếp xúc
giữa chính tay Thầy với thân xác con cái họ.
Ơn phúc lành đến qua tay,
qua sự tiếp xúc đơn sơ.
Thầy Giêsu rất vui lòng
làm chuyện đó.
Nhưng các môn đệ lại
không nghĩ như vậy.
Họ nghĩ chơi với trẻ em
chỉ tổ mất thì giờ, bị quấy rầy vì ồn ào, lộn xộn.
Vả lại, trẻ em thì đâu có
xứng đáng để được gặp Thầy.
Bởi vậy họ đã ngăn cấm
không cho các em đến với Đức Giêsu.
Nói chung họ vẫn chưa
hiểu ra bài học mới đây của Thầy (Mc 9, 36-37).
Khi thấy các môn đệ ngăn
cản, Thầy Giêsu đã nổi giận thực sự.
Chắc Ngài giận vì không
hiểu được sao các ông vẫn hẹp hòi đến thế,
sao các ông vẫn chưa đổi
được cái nhìn của mình về trẻ em.
“Hãy để trẻ em đến với
Thầy, đừng ngăn cấm chúng” (c. 14).
Đây là một mệnh
lệnh nghiêm chỉnh và có giá trị mãi.
Trẻ em có chỗ trong trái
tim Giêsu.
Thầy Giêsu dù bận bịu
nhưng vẫn có giờ cho các em gặp gỡ.
Ngài không coi chuyện
chơi với các em là phiền phức.
Chúng ta chẳng những
không được ngăn cản,
mà còn phải giúp đưa các
em đến với Thầy Giêsu.
Chúng ta là cha mẹ, là
thầy của các em,
nhưng mặt khác chúng ta
lại là học trò để học hỏi nơi các em.
“Vì Nước Thiên Chúa thuộc
về những ai giống như chúng” (c. 14).
Chúng ta cần học nơi các
em lòng biết ơn, sự cậy dựa và khiêm nhu.
“Ai không đón nhận Nước
Thiên Chúa như một trẻ em,
thì sẽ chẳng được vào”
(c. 15).
Như thế phải học cách đón
lấy Nước Trời như trẻ thơ,
nghĩa là đón lấy như một
quà tặng mà mình không xứng,
đón lấy với sự ngỡ ngàng,
ca ngợi, tri ân.
Hãy nhìn Thầy Giêsu bồng
các em nhỏ trên cánh tay (c. 16; Mc 9, 36).
Hãy nhìn nét mặt hạnh
phúc của Thầy.
Thầy chẳng những chạm đến
các em, mà còn bồng các em.
Thầy còn trịnh trọng chúc
lành bằng cách đặt hai bàn tay trên các em.
Rõ ràng Thầy Giêsu quý
các em, và Ngài không muốn ta làm hư các em.
Thế giới hôm nay có bao
điều ngăn cản không cho trẻ em gặp Chúa.
Bao trẻ thơ đã bị lạm
dụng từ nhỏ, bị ngược đãi, bị bắt làm nô lệ,
bị thất học, bị bỏ rơi,
bị ném vào cuộc đời quá sớm.
Bao trẻ thơ bị suy dinh
dưỡng, bị bệnh tật và chết khi còn trong lòng mẹ.
Bao trẻ thơ thèm được
chút hơi ấm của tình thương gia đình.
Nhất là có những trẻ em
đã sớm mất tuổi thơ
và dính vào thói hư của
người lớn như nghiện ngập, phạm tội hình sự.
Hãy giúp các em làm quen
với Giêsu và đừng làm gương xấu cho các em.
Hãy đón tiếp các em để
gặp được chính Thầy Giêsu
và gặp được chính Thiên
Chúa (Mc 9, 37).
Cầu nguyện:
Lạy Cha nhân ái, từ trời cao,
xin
Cha nhìn xuống
những
gia đình sống trên mặt đất
trong
những khu ổ chuột tồi tàn
hay
biệt thự sang trọng.
Xin thương nhìn đến
những
gia đình thiếu vắng tình yêu
hay
thiếu những điều kiện vật chất tối thiểu,
những
gia đình buồn bã vì vắng tiếng cười trẻ thơ
hay
vất vả âu lo vì đàn con nheo nhóc.
Xin
Cha nâng đỡ những gia đình đã thành hỏa ngục
vì
chứa đầy dối trá, ích kỷ, dửng dưng.
Lạy Cha, xin nhìn đến những trẻ em trên thế giới,
những
trẻ em cần sự chăm sóc và tình thương
những
trẻ em bị lạm dụng, bóc lột, buôn bán,
những
trẻ em lạc lõng bơ vơ, không được đến trường,
những
trẻ em bị đánh cắp tuổi thơ và trở nên hư hỏng.
Xin Cha thương bảo vệ gìn giữ
từng
gia đình là hình ảnh của thánh Gia Thất,
từng
trẻ em là hình ảnh của Con Cha thuở ấu thơ.
Xin
Cha sai Thánh Thần Tình Yêu
đem
đến hạnh phúc cho mỗi gia đình;
nhưng
xin cũng nhắc cho chúng con nhớ
hạnh
phúc luôn ở trong tầm tay
của
từng người chúng con. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Đức
Giêsu đến vùng Giuđê, bên kia sông Giođan, có nhiều người theo Chúa để nghe
Người giảng dạy, người ta cũng đem trẻ em đến để được Chúa chúc phúc. Nhân đó, Chúa
dạy cho các môn đệ bài học: muốn vào nước Thiên Chúa, phải có tinh thần thơ ấu,
đón nhận nước Thiên Chúa với thái độ đơn sơ và chân thành như trẻ nhỏ.
Người
Do thái có thói quen đến với những người có uy tín để được chúc lành. Ở đây
Chúa Giêsu được nhìn nhận như người mang đến sự lành. Vì thế người
ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu để Ngài chúc lành cho các em. Trẻ
em ở đây được hiểu như là những kẻ bé mọn về thể lý: trẻ nhỏ; bé mọn về tinh
thần. Một người có tâm hồn của trẻ nhỏ tức là một người đơn sơ, phó thác sẽ dễ
dàng đón nhận những giáo huấn của Chúa.
Có
lẽ người lớn không có được nhiều niềm vui và an bình như trẻ nhỏ là vì chúng ta
quá tính toán so đo, quá tự mãn cố chấp, quá lo lắng về những thứ của cải
thế gian. Khi chúng ta quá “người lớn” chúng ta sẽ không thể có được sự
bình anh, hạnh phúc đích thực của nước trời. Chúng ta qua tự mãn nghĩ mình có
thể giải quyết được tất cả mà quên một Thiên Chúa quan phong luôn sẵn sàng giúp
đỡ khi chúng ta cần. Hãy học tinh thần đơn sơ và phó thác ở các trẻ nhỏ,
để có thể vào được nước trời và hưởng được bình an và hạnh phúc trong nước ấy.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đón nhận nước Chúa bằng
tinh thần trẻ thơ. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
1
THÁNG BA
Một Hình Bóng Của Đất
Hứa
Trong
Mùa Chay, chúng ta được mời gọi một cách đặc biệt bước vào thực tại vượt qua.
Thực tại này được tìm thấy nơi Đức Kitô. Đồng thời, thực tại này cũng dành cho
chúng ta. Nó phải bao trùm lấy chúng ta, như đám mây đã bao trùm Phê-rô,
Gia-cô-bê và Gio-an trên núi Hiển Dung (Lc 9,34).
Lời
hứa của giao ước mới được hoàn thành xuyên qua mầu nhiệm vượt qua – một mầu nhiệm
chạm đến con người. Trong mầu nhiệm đó, chúng ta nhận thấy lời cam kết của
Thiên Chúa được hoàn thành trọn vẹn: lời cam kết đưa dẫn Abraham và con cháu
ông vào miền Đất Hứa. Trong nhiều thế hệ, miền đất này đã trở thành It-ra-en của
Giao Uớc Cũ. Tuy nhiên, đó chỉ là một bóng hình báo trước miền đất mà Thiên
Chúa đã trao ban cho chúng ta trong Đức Kitô.
Vì
Thiên Chúa của Giao Ước Mới không hạn định lời hứa của Ngài nơi bất cứ một đất
nước riêng rẽ nào hay bất cứ một nơi chốn chất thể nào. Không một nơi chốn nào
trên trần gian có thể chứa đựng được hoạt động cứu độ của Thiên Chúa đối với những
ai qui tụ lại trong Đức Kitô. Về mầu nhiệm này, Thánh Phao-lô viết: “Còn chúng
ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su
Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ
dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác
vinh hiển của Người” (Pl 3,20-21).
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 01-03
Gc 5, 13-20; Mc 10, 13-16.
LỜI SUY NIỆM: “Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người đặt tay trên chúng.
Nhưng các môn đệ rầy la chúng.”
Đối với những người làm hàng rào cho những con người
quan trọng hay có địa vị cao, thường ngăn cấm, xua đuổi trẻ em ra xa, không cho
đến gần sợ làm mất vẻ tôn nghiêm. Nhưng đối với Chúa Giêsu thì lại khác, Chúa
muốn ôm chúng vào lòng và đặt tay chúc lành cho chúng. Điều này Đức Giáo Hoàng
Phanxicô hằng thể hiện hằng ngày trong khi tiếp xúc với đám đông; Cũng như
trong mọi thánh lễ tại Úc, khi hiệp lễ, các cha mẹ đều dẫn theo con trẻ của
mình khi lên rước lễ để được Linh mục chủ tế đặt tay chúc phúc.
Lạy Chúa Giêsu. Chúa yêu thương các trẻ nhỏ, và Chúa
cho biết Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng. Xin Chúa ban cho mọi
người trong gia đình luôn có tâm hồn của trẻ thơ, để được chúc lành và thương
nhiều hơn.
Mạnh
Phương
01
Tháng Ba
Tro Tàn Của Lịch Sử
Một
buổi sáng dạo đầu tháng 8 năm 1990, dân chúng Bulgary bỗng chứng kiến một cảnh
khác thường tại quảng trường chính ở thủ đô Sofia: người ta kéo thi hài của chủ
tịch Georgi Dimitrov ra khỏi lăng tẩm và mang đi hỏa táng. Chỉ có một vài người
thân của ông tham dự nghi lễ hỏa táng. Sau đó, tro tàn của ông được mang đi cải
táng bên cạnh phần mộ của mẹ ông.
Georgi
Dimitrov đã từng được tôn thờ như anh hùng dân tộc vì đã đánh đuổi được Phát
xít và sáng lập Ðảng Cộng Sản Bulgary. Năm 1949, khi ông qua đời, người ta đã ướp
xác ông và đặt vào trong lăng tẩm để dân chúng chiêm ngắm và suy tôn. Nhưng
vinh quang của quá khứ ấy đã không đủ sức để bảo vệ ông khỏi đống tro của lịch
sử...
Người
ra lệnh đưa ông ra khỏi lăng tẩm và hỏa táng không ai khác hơn chính là Ðảng Cộng
Sản Bulgary nay đã đổi tên thành Ðảng Xã Hội...
Georgi
Dimitrov là một trong số các lãnh tụ Cộng Sản như Lênin, Mao Trạch Ðông, Hồ Chí
Minh đã được ướp xác và tôn thờ trong lăng tẩm như các vua chúa Ai Cập thời cổ...
Con
người bởi đâu mà ra? Con người sống để làm gì trong cõi đời này? Con người sẽ
đi về đâu sau cái chết?... Nếu ai cũng nghiêm chỉnh từ đặt ra chi mình những
câu hỏi lớn ấy thì có lẽ không ai còn nhọc công để chạy theo tiền của, danh vọng,
không ai còn nghĩ đến chuyện ướp xác và xây lăng tẩm nữa... Có ai thoát khỏi đống
tro tàn của lịch sử? Hôm nay người ta tôn thờ, ngày mai người ta hạ bệ. Hôm nay
người ta ướp xác, ngày mai người ta lại đưa ra đốt...
Là
người có niềm tin, chúng ta đặt tin tưởng nơi Ðức Kitô. Qua cuộc sống, cái chết
và sự Phục Sinh. Chúa Giêsu đã mang lại giải đáp cho tất cả những câu hỏi lớn của
đời người. Phúc thay cho những ai biết mình từ đâu đến, biết mình sống để làm
gì và biết mình sẽ đi về đâu. Một ý nghĩa, một hướng đi cho cuộc sống: phải
chăng đó không là điều chúng ta đang tìm kiếm?
Tin
Mừng ghi lại phép lạ Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều cho hơn 5 ngàn người ăn. Chỉ
bằng một lời nói, chỉ trong chớp nhoáng, Chúa Giêsu đã có thể nuôi sống hàng
ngàn người đói khát. Với quyền năng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu có thể vung cây
đũa thần để mang lại no cơm, ấm áo cho nhân loại. Nhưng Ngôi Hai Thiên Chúa đã
không làm người vì sứ mệnh ấy. Ngài đến để mang lại một thức ăn khác: một thức
ăn sẽ không làm cho con người phải đói khát, phải chết, phải mai một trong hư
vô của tiền của và danh vọng nữa... Ngài đến để mang lại cho chúng ta Sự Sống
trường sinh... Ðó là lý do đã khiến Chúa Giêsu khước từ không chịu làm vua khi
người ta muốn tôn vinh Ngài. Sau bữa ăn do phép lạ hóa bánh ra nhiều, Ngài mời
gọi con người hãy hướng đến của thức ăn không hư nát, của ăn mang lại sự sống bất
diệt.
(Lẽ
Sống)
1-3
Thánh Ðavít
(c. 589)
Ð
|
avít là thánh quan thầy
của xứ Wales và có lẽ là vị thánh nổi tiếng nhất nước Anh. Nhưng không may,
chúng ta không biết nhiều về ngài.
Ðược biết ngài là một
linh mục, tham dự trong công cuộc truyền giáo và sáng lập nhiều đan viện, kể cả
đan viện chính của ngài ở phía nam xứ Wales. Có nhiều truyền thuyết kể về ngài
và các đan sĩ. Các ngài sống rất khắc khổ. Họ làm việc trong im lặng và cầy cấy
bằng chân tay mà không dùng đến sức loài vật. Thực phẩm của các ngài chỉ giới
hạn trong bánh mì, rau trái và nước lạnh.
Vào khoảng năm 550,
thánh nhân tham dự một thượng hội đồng ở Brevi thuộc Cardiganshire. Sự đóng góp
của ngài trong thượng hội đồng được coi là chủ yếu và các giáo sĩ đã chọn ngài
làm giáo chủ của Giáo Hội Cambrian. Người ta nói ngài được tấn phong tổng giám
mục bởi vị thượng phụ của Giêrusalem trong một chuyến hành hương Ðất Thánh.
Ngài cũng được cho là đã triệu tập một công đồng để chấm dứt vết tích của lạc
giáo Pelagiô (*). Thánh Ðavít từ trần ở tu viện của ngài ở Menevia khoảng 589.
Việc sùng kính ngài được Ðức Giáo Hoàng Callistus II chấp thuận vào năm 1120.
Ngài được tôn kính là vị quan thầy của xứ Wales.
Thánh Ðavít thường được
vẽ đứng trên một gò đất với chim bồ câu ở trên vai. Truyền thuyết nói rằng có
lần ngài đang rao giảng thì một con bồ câu đáp xuống đậu trên vai ngài, và mặt
đất chỗ ngài đứng dâng lên cao để mọi người có thể nghe ngài giảng dạy. Trong
thời kỳ tiền-Cải Cách, trên 50 nhà thờ ở South Wales được xây dựng để kính
ngài.
(*) Pelagiô là một tu sĩ thuộc thế kỷ thứ năm,
chủ trương rằng tự do ý muốn của con người là yếu tố quyết định về sự trọn lành
của mỗi một người, và ông cho rằng con người không cần ơn của Thiên Chúa để
được cứu rỗi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét