20/02/2014
Thứ Năm sau Chúa Nhật
6 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm II) Gc 2, 1-9
"Không
phải Thiên Chúa đã chọn người nghèo đó sao? Thế mà anh em khinh chê người nghèo
khó".
Trích
thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.
Anh
em thân mến, Anh em là những người tin vào Ðức Giêsu Kitô vinh hiển, Chúa chúng
ta, anh em đừng thiên vị. Giả sử trong lúc anh em hội họp, có người đi vào, tay
đeo nhẫn vàng, mình mặc áo sang trọng; lại cũng có người nghèo khó đi vào, áo xống
dơ bẩn; nếu anh em chăm chú nhìn người mặc áo rực rỡ mà nói: "Xin mời ông
ngồi chỗ danh dự này". Còn với người nghèo khó thì anh em lại nói rằng:
"Còn anh, anh đứng đó", hoặc: "Anh hãy ngồi dưới bệ chân
tôi". Ðó không phải là anh em xét xử thiên vị ở giữa anh em và trở nên những
quan xét đầy tà tâm đó sao?
Anh
em thân mến, xin hãy nghe: Không phải Thiên Chúa đã chọn người nghèo trước mắt
thế gian, để nhờ đức tin, họ trở nên giàu có và được thừa hưởng nước Người đã hứa
cho những kẻ yêu mến Người đó sao? Thế mà anh em khinh chê người nghèo khó.
Không phải những người giàu có dùng quyền hành áp bức anh em, và lôi anh em ra
toà án đó sao? Không phải chính họ thoá mạ thánh danh tốt đẹp đã được kêu cầu
trên anh em sao?
Ðã
hẳn, nếu anh em giữ trọn vương đạo như Thánh Kinh dạy, là "Ngươi hãy yêu mến
tha nhân như chính mình", thì anh em làm phải. Nhưng nếu anh em thiên vị,
là anh em phạm tội, bị lề luật lên án như những kẻ lỗi luật.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7
Ðáp: Kìa người đau
khổ cầu cứu và Chúa đã nghe (c. 7a).
Xướng:
1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người.
Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.
2)
Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu
khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ. - Ðáp.
3)
Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người
đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn. -
Ðáp.
Alleluia:
Ga 14, 5
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai
đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.
Phúc
Âm: Mc 8, 27-33
"Thầy
là Ðấng Kitô. Con Người sẽ phải chịu khổ nhiều".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu cùng các môn đệ đi về phía những làng nhỏ miền Cêsarê thuộc quyền
Philipphê. Dọc đường, Người hỏi các ông rằng: "Người ta bảo Thầy là
ai?" Các ông đáp lại rằng: "Thưa là Gioan tẩy giả. Một số bảo là
Êlia, một số khác lại cho là một trong các vị tiên tri". Bấy giờ Người hỏi:
"Còn các con, các con bảo Thầy là ai?" Phêrô lên tiếng đáp: "Thầy
là Ðấng Kitô". Người liền nghiêm cấm các ông không được nói về Người với
ai cả. Và Người bắt đầu dạy các ông biết Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều,
sẽ bị các kỳ lão, các trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau ba
ngày sẽ sống lại. Người công khai tuyên bố các điều đó. Bấy giờ Phêrô kéo Người
lui ra mà can trách Người. Nhưng Người quay lại nhìn các môn đệ và quở trách
Phêrô rằng: "Satan, hãy lui đi, vì ngươi không biết việc Thiên Chúa, mà chỉ
biết việc loài người".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Ngài
là Ðức Kitô
Ðoạn
Tin Mừng hôm nay thường được mệnh danh là cuộc tuyên tín tại địa hạt Cêrarê thuộc
quyền Philip.
Chúa
Giêsu đã làm rất nhiều phép lạ và rao giảng nhiều điều mới mẻ so với các Rabbi
Do thái. Dân chúng đã bắt đầu bàn tán về con người và sứ mệnh của Ngài: người
thì bảo là Gioan Tẩy giả đã sống lại, kẻ thì cho là Êlia hay một Tiên tri nào
đó. Riêng Chúa Giêsu vẫn tiếp tục giữ thinh lặng về con người và sứ mệnh của
Ngài: cứ sau mỗi phép lạ, Ngài thường bảo kẻ được thi ân giữ kín tông tích của
Ngài.
Nhưng
đã đến lúc Chúa Giêsu muốn phá vỡ sự thinh lặng ấy, Ngài đặt câu hỏi một cách
rõ ràng với các môn đệ. Câu trả lời của các ông vừa là phản ánh dư luận của đám
đông, vừa là trắc nghiệm về chính lòng tin của họ. Lời đáp của Phêrô quả là một
lời tuyên xưng: "Ngài là Ðức Kitô", nghĩa là Ðấng Thiên Chúa sai đến
để giải phóng dân tộc. Dĩ nhiên, trong cái nhìn của Phêrô và phù hợp với giấc
mơ của ông, thì Ðức Kitô mà các ông mong đợi là Ðấng sẽ dùng quyền năng của
mình để đánh đuổi ngoại xâm và biến đất nước thành một vương quốc cường thịnh.
Chính vì thế, khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn Ngài phải trải qua, Phêrô
đã can gián Ngài. Tuyên xưng một Ðức Kitô Cứu Thế, nhưng không chấp nhận con đường
Thập giá của Ngài, Chúa Giêsu gọi đó là thái độ của Satan. Ba cám dỗ của Satan
đối với Chúa Giêsu đều qui về một mối là hãy khước từ con đường Thập giá; vì thế,
khi Phêrô vừa can gián Ngài từ bỏ ý định cứu rỗi bằng con đường Thập giá, Chúa
Giêsu đã gọi Phêrô là Satan.
Phêrô
và các môn đệ chỉ hiểu được sứ mệnh của Chúa Giêsu, khi Ngài từ trong cõi chết
sống lại. Ðấng Kitô là một danh hiệu gắn liền với Thập giá. Mang danh hiệu
Kitô, tuyên xưng Chúa Kitô, cũng có nghĩa là chấp nhận đi theo con đường của
Ngài, Phêrô và các môn đệ đã sống đến tận cùng lời tuyên xưng của mình; tất cả
đều lặp lại cái chết khổ hình của Chúa Kitô.
Chúa
Giêsu đã nói: "Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập gía mỗi ngày mà
theo Ta". Cuộc sống hàng ngày, nhất là trong những hoàn cảnh hiện tại, hơn
bao giờ hết là một lời mời gọi tham dự vào cuộc khổ nạn của Ngài. Chúa Giêsu
không bảo chúng ta đi tìm Thập giá, nếu không, đạo Kitô chỉ là một thứ tôn giáo
bệnh hoạn, trong đó con người tự đày ảy mình; nhưng Ngài bảo chúng ta vác lấy
thập giá mình. Mỗi người một thập giá, mỗi ngày một thập giá, Thiên Chúa không
bao giờ đặt một thập giá nặng hơn đôi vai chúng ta.
Có
rất nhiều cách để chúng ta khước từ thập giá: chúng ta từ khước thập giá bằng
cách không tiếp nhận cuộc sống như một ân ban; chúng ta khước từ thập giá khi
chúng ta chỉ nhìn một cách bi quan về các biến cố và con người; khi chúng ta
bán đứng lương tâm vì một chút lợi lộc vật chất; khi chúng ta đóng kín niềm tin
trong các buổi phụng vụ, trong bốn bức tường nhà thờ, mà quên rằng sống đạo là
sống niềm tin Kitô trong từng giây phút của cuộc sống.
Chúng
ta hãy lặp lại lời thánh Phaolô: "Tôi chỉ biết có một Chúa Kitô và là Chúa
Kitô chịu đóng đinh Thập giá". Ước gì niềm tin của chúng ta luôn được soi
sáng bằng mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Chúa Kitô, và được thể hiện bằng một
thái độ chấp nhận thập giá trong từng giây phút cuộc đời.
(Veritas Asia)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Năm Tuần VI TN2
Bài đọc: Jam 2:1-9; Mk
8:27-33.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thánh Giá là dấu hiệu
tình yêu của Thiên Chúa.
Con
người hay quên, nên phải có các biểu tượng để nhắc nhở con người. Mỗi khi nhìn
biểu tượng, con người hồi tưởng lại những gì đã xảy ra. Mục đích của việc hồi
tưởng là giúp cho con người biết ăn ở làm sao để không phải lãnh nhận hậu quả xấu,
hay sống xứng đáng với tình yêu của người đã hy sinh cho họ. Ví dụ, di ảnh người
quá cố, các đài kỷ niệm của các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc …
Trong
các Bài Đọc hôm nay, Thiên Chúa dùng các biểu tượng cụ thể để nhắc nhở con người.
tác giả Thư Giacôbê chú trọng đặc biệt đến cách cư xử của các tín hữu với tha
nhân: Nếu đã tin vào Đức Kitô, họ không thể đối xử thiên vị với người giàu và
khinh thường người nghèo. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ
con đường Thánh Giá mà Ngài sắp phải trải qua. Mỗi lần nhìn Thánh Giá, con người
nhớ lại tội lỗi là nguyên nhân cái chết của con Thiên Chúa, và tình yêu của
Thiên Chúa dành cho con người.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Người nghèo là những chứng nhân của Nước Trời.
1.1/
Phải triệt hạ tính đối xử thiên vị: Thánh Giacôbê khuyên các tín hữu: "Thưa anh em,
anh em đã tin vào Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Chúa vinh quang, thì đừng đối
xử thiên tư."
(1)
Đối xử thiên vị: là
đối xử với hai người cách khác nhau tùy theo lối nhìn hay cách suy nghĩ mà mình
có về người đó; ví dụ, tính thích chơi với người giàu sang hơn là người nghèo
khó, thích làm bạn với người có địa vị hơn là thường dân, thích giao tiếp với
người mỹ trắng hơn người mỹ đen. Đây là cách cư xử của những người không biết
Thiên Chúa; nhưng đối với các tín hữu, những người đã thấm nhuần đạo lý của Đức
Kitô, họ không được đối xử thiên vị, mà phải đối xử theo cách thức Đức Kitô
truyền dạy: Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em trên trời, Ngài cho mặt
trời mọc lên chiếu soi và cho mưa rơi trên người công chính cũng như kẻ tội lỗi.
Hay như thánh Phaolô quả quyết: "Thật vậy, nhờ đức tin, tất cả anh em đều
là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Quả thế, bất cứ ai trong anh em được
thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt
Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ
là một trong Đức Kitô" (Gal 3:26-28).
(2)
Đừng đánh giá tha nhân và đối xử với họ theo dáng vẻ bên ngoài; nhưng phải biết
tôn trọng phẩm giá con người và đối xử với họ theo công bằng và yêu thương.
Thánh Phaolô dẫn chứng một ví dụ cụ thể khi hai người vào hội đường: một ăn mặc
giàu có và một ăn mặc nghèo khó. Các tín hữu không được đối xử với hai người
cách khác nhau; nhưng phải đối xử các đồng đều, vì cả hai đều thuộc về gia đình
của Đức Kitô.
1.2/
Con người trong Kế-hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa: Tất cả của cải vật chất là do
Thiên Chúa ban cho mọi người hưởng dùng; chứ không do con người tạo dựng nên.
Điều quan trọng là phải biết dùng của cải, chứ đừng làm nô lệ cho chúng; nhất
là đừng đặt chúng lên trên phẩm giá của con người.
(1)
Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó: Thực tế cho thấy người nghèo khó là người dễ tin tưởng
và trông cậy vào Thiên Chúa hơn là vào sức lực của mình. Ngược lại, người giàu
có là người cậy vào của cải mình có và dễ bỏ quên Thiên Chúa và những lời dạy dỗ
của Ngài. Đó là lý do người nghèo được chúc phúc; vì thế, khinh dể người nghèo
là coi thường những lời Chúa dạy dỗ. Thánh Giacôbê nhắc nhở các tín hữu:
"Nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ
trở nên người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Người đã hứa cho những ai
yêu mến Người hay sao? Thế mà anh em, anh em lại khinh dể người nghèo!"
(2)
Người giàu là những người hay đối xử bất công với người nghèo: Thánh Giacôbê liệt
kê ba điều xấu của những người giàu: Thứ nhất, tính đối xử bất công với người
nghèo khó, khi họ dùng tiền của để chèn ép người nghèo. Thứ hai, dùng tiền của
để hối lộ quan tòa đứng về phe của họ. Sau cùng, họ là những người khinh thị
các Kitô hữu, vì dại dột tin theo một người nghèo khổ chết trần trụi trên thánh
giá, và khinh thường phú quí của thế gian.
2/
Phúc Âm:
Thánh Giá là giao ước tình yêu giữa Thiên Chúa và con người.
2.1/
Căn tính của Chúa Giêsu: Cuộc
Thương Khó của Chúa Giêsu đã gần kề, Ngài biết trước những gì sẽ xảy ra cho
Ngài và cho các môn đệ. Đã đến lúc Ngài cần biết niềm tin của con người vào
Ngài, nhất là của các môn đệ, sau khi đã mặc khải, dạy dỗ, và biểu tỏ uy quyền.
Trình thuật hôm nay xảy ra trên đường tới các làng xã vùng Caesarea Philipphê,
Banias hiện giờ. Đây là một vùng rất đẹp và linh thiêng, nằm dưới rặng núi
Hermon, và giáp giới nhiều sông từ Syria chảy xuống, nên có rất nhiều nước. Nó
là đầu nguồn của Biển Hồ và sông Jordan, nguồn cung cấp nước duy nhất cho
Palestine. Nơi đây tập trung đền thờ của nhiều thần: Thần Pan của Hy-Lạp,
Hoàng-đế Caesar của Roma, thần của Syria, và thần Baal của Do-thái. Chúa Giêsu
muốn dùng nơi này để giúp các môn đệ nhận ra sự khác biệt giữa Ngài và các thần
của các tôn giáo khác.
Người
hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?" Các ông đáp: "Họ bảo
Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Elijah, kẻ khác lại cho là một
ngôn sứ nào đó." Vua Herode cũng cho Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả mà ông đã
chém đầu nay sống lại. Truyền-thống Do-thái tin Elijah sẽ trở lại trước ngày Đấng
Thiên Sai tới; nhưng tất cả những câu trả lời này không nói đúng căn tính của Đức
Kitô. Chúa Giêsu lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là
ai?" Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Đấng Kitô." Đây là câu trả lời
mà Chúa Giêsu mong mỏi vì đó là căn tính của Ngài, Đấng Thiên Sai, Người được
sai tới từ Thiên Chúa Cha.
2.2/
Cách cứu độ của Đấng Messiah: Phêrô tuy nói đúng căn tính của Chúa Giêsu, nhưng không thể chấp
nhận điều Chúa Giêsu mặc khải về cách cứu độ của Ngài, đó là qua con đường Thập
Giá. Ông cố gắng thuyết phục Chúa Giêsu đi con đường khác, và Chúa Giêsu đã khiển
trách ông nặng nề: "Satan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh
không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Mỗi khi nhìn Thập Giá, chúng ta nhớ lại cái chết tủi nhục của Chúa Giêsu, và tội
lỗi chúng ta là nguyên nhân cái chết của Ngài. Vì yêu thương nhân loại, Chúa Cha
đã ban cho chúng ta Người Con Một của Ngài, sẵn sàng chết thay để chúng ta được
hưởng Ơn Cứu Độ.
-
Chúng ta phải tôn trọng phẩm giá con người vì họ là con Thiên Chúa, anh chị em
của chúng ta, và đã được cứu chuộc bằng Máu Thánh của Đức Kitô. Chúng ta đừng
bao giờ đặt của cải và lợi nhuận vật chất lên trên phẩm giá con người.
Lm.Anthony ĐINH
MINH TIÊN, OP.
HẠT GIỐNG NẢY MẦM
Mc
8,27-33
A.
Hạt giống...
Bài
Tin Mừng hôm nay có hai phần :
a/
Chúa Giêsu dò hỏi các môn đệ xem dư luận nghĩ sao về Ngài. Các môn đệ phản ảnh
: có nhiều dư luận hơi khác nhau, nhưng tựu trung mọi người đều nghĩ Chúa Giêsu
là một ngôn sứ. Phần Phêrô thì lên tiếng nói thay cả Nhóm 12 : "Thầy là Đức
Kitô".
b/
Sau đó Chúa Giêsu tiên báo về cuộc chịu nạn của mình. Phêrô ngăn cản liền bị
Chúa trách nặng nề là Satan.
B....
nẩy mầm.
1.
"Người ta nói thầy là ai ?… Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?" :
Chúa Giêsu muốn những kẻ tin Ngài phải có một suy nghĩ riêng về Ngài. Người ta
nói Ngài là một Đấng hay làm phép lạ, tôi cũng nghĩ theo họ và chạy đến với
Ngài để xin phép lạ. Người ta nói Ngài chỉ biết dạy những điều siêu nhiên xa vời
nhưng không thể làm cho cuộc sống đời này được hạnh phúc, tôi nghe thế và đức
tin bị chao đảo theo. Không, tôi không nên dựa theo dư luận, mà phải có một suy
nghĩ riêng của mình và một lập trường riêng của mình : Theo tôi, Chúa Giêsu là
ai ? Ngài có vai trò nào trong đời tôi ?
2.
"Con Người phải chịu đau khổ nhiều….." : Chúa Giêsu mà tôi tin tưởng
là một Chúa Giêsu đi trên con đường thập giá. Tin Ngài thì tôi cũng phải theo
Ngài trên con đường thập giá ấy.
"Lạy
Chúa, xin cho con bước đi theo Ngài, xin cho con cùng vác với Ngài thập giá
trên đường đời con đi".
3.
Phêrô vừa mới được ơn trên soi sáng cho biết Chúa Giêsu là Đức Kitô, nhưng ông
chưa hiểu rõ Kitô như thế nào, do đó ông lên tiếng ngăn cản Ngài bước vào con
đường thập giá. Điều này có thể thông cảm được. Nhưng tôi đã được biết Đức Kitô
từ lâu, thế mà tôi vẫn không chấp nhận con đường thập giá. Tôi nói tôi tôn thờ
thập giá nhưng tôi than thở khi phải vác thập giá. Tôi nói tôi theo Đức Kitô,
nhưng tôi muốn dừng chân khi Ngài bắt đầu dẫn tôi lên Núi Sọ.
4.
"Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ lão, thượng tế cùng kinh sư
loại bỏ, bị giết chết, và sau 3 ngày sẽ sống lại" (Mc 8,31)
Anh
ấy đến với tôi, ồn ào, kiêu hãnh. Và tôi đã thực sự bị chinh phục bởi sự phong
lưu sang trọng của anh. Chiều thứ bảy, anh đón tôi đi chơi. Ngồi bên nhau trong
quán nước quen thuộc, chúng tôi lặng lẽ ngắm nhìn từng giọt mưa đang rơi nhanh
ngoài phố. Một đứa bé ăn xin rách rưới và ướt sũng đến bên anh, chìa đôi tay
tím ngắt run rẩy ra trước mặt anh. Anh thản nhiên lắc đầu. Nhìn theo dáng đi
xiêu vẹo của đứa bé khuất dần sau làn mưa, tôi chợt nghe như có một cái gì đó
đang đổ vỡ trong tâm hồn mình.
Thiên
Chúa đến với ta, âm thầm, lặng lẽ, nghèo hèn, giản dị, nhưng chan chứa tình
thương. Tôi và các bạn có sẵn sàng đón nhận Người hay còn chờ đợi một Thiên
Chúa khác, oai nghi và quyền quý, để rồi lại chợt thấy ngỡ ngàng và hụt hẫng
như tôi.
Lạy
Chúa, xin cho con hiểu được mầu nhiệm Thánh giá như nhạc sĩ Văn Cao đã hiểu và
nói : "Chúa Giêsu trần trụi trên thập giá. Ngài không có gì nhưng lại có tất
cả" (Epphata).
Lm. Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
20/02/14 THỨ NĂM TUẦN 6 TN
Mc 8,27-33
Mc 8,27-33
THẦY LÀ ĐỨC KITÔ
Đức Giêsu hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai ?”
Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ bảo là ông Êlia, kẻ khác
lại cho Thầy là một ngôn sứ nào đó.” Người lại hỏi các ông: “Còn anh em, anh em
bảo Thầy là ai ?” Ông Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô.” (Mc 8,27-29)
Suy niệm: Khi
thay mặt các tông đồ tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô”, Phêrô đã vượt xa hiểu biết của đại chúng về
con người của Chúa Giêsu. Việc huấn luyện đã có kết quả. Nhờ đồng hành với Chúa
qua vài năm sứ mạng khắp nơi, các tông đồ dần dà đã nhận ra Thầy, nhưng Chúa đã
chẳng khen, lại còn bị “cấm” loan báo việc này với bất cứ ai. Chúa muốn các ông
hiểu xa hơn nữa về chương trình của Thiên Chúa: Ngài phải là người tôi tớ khổ
đau khi vuông tròn sứ mệnh cứu thế. Người môn đệ Chúa hôm nay cũng thế, đừng
bao giờ tự mãn về vốn liếng hiểu biết Đạo của mình. Biết về Chúa không bao giờ
đủ cũng như yêu Ngài chẳng bao giờ cùng.
Mời Bạn: Bạn
hiểu biết về Chúa đủ chưa? Khi đã hiểu biết rồi, bạn có chú tâm biến thành sức
sống, thành lòng mến? Như các tông đồ, tiên vàn, chúng ta tin nhận: “Thầy là Đức Kitô”,
Đấng được sai đến.
Sống Lời Chúa: “Thầy là Đức Kitô”, lời tuyên xưng này sẽ là lời nguyện của chúng
ta hằng ngày, hướng về những người anh em chưa biết Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, điều đáng sợ nhất trong thế giới ngày nay là sự dửng
dưng với tôn giáo. Phải chăng cuộc sống của chúng con không đủ sức thuyết phục
để trả lời cho câu hỏi của những người chưa tin: “Chúa của người Kitô hữu là
ai?” Chúa ơi! Xin nâng đỡ đức tin còn non yếu của chúng con.
Suy
niệm
Nói
và làm
Tôi
nhận thấy rằng tôi cũng giống các môn đệ trong đoạn tin mừng này khi đối diện với
Chúa Giêsu, đối diện với câu hỏi và sứ mạng của Ngài. Chúa Giêsu cũng muốn tôi
nói "Ngài là ai?". Chúa Giêsu là ai trong cuộc đời của tôi? Với
niềm tin và với những gì tôi đã học và biết về Chúa Giêsu, có lẽ bây giờ tôi
cũng trả lời như Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Và
nếu Chúa hỏi tôi có theo Chúa và sống với Ngài trên con đường thập giá chưa?
Khi nghe tôi trả lời thì chắc Chúa cũng nói với tôi như nói với Phêrô: “Satan,
lui lại đằng sau Thầy”.
Thật
vậy, tôi tin Chúa, tôi tuyên xưng Chúa, nhưng tôi chưa thực sự theo Ngài và sống
như Ngài muốn.
-
Bởi vì ngại khó, sợ khổ, ngại dấn thân trong cuộc sống mỗi ngày đã làm cho tôi
không dám bước theo Chúa Giêsu trên đường thập giá.
-
Bởi vì, một đời sống ham danh lợi, ham hưởng thụ, ích kỉ, ngại hy sinh trong bổn
phận hằng ngày làm cho tôi sống xa Chúa.
Lời
Chúa nói với Phêrô trong đoạn tin mừng này là một lời nhắc nhở cho tôi về lý tưởng
cao đẹp và bổn phận của người môn đệ theo Chúa.
Lạy
Chúa, xin ban ơn cho con ơn, để con thực hiện những gì con tuyên xưng và nhất
là dấn thân theo Chúa đến cùng. Amen.
Vị
thánh trong ngày _ 20/2
Thánh
Claude de la Combière
(1641-
1682)
Thánh
Claude sinh năm 1641 gần Lyons, nước Pháp, trong một gia đình đạo đức, giầu có.
Ngài theo học trường của các cha dòng Tên về âm thanh và nghệ thuật.
Sau
đó Claude vào trường đệ tử dòng Tên ở Avignon, là nơi ngài học xong triết học
và bắt đầu dạy về nhân văn. Trong thời gian ngài dạy học ở Avignon là khi đạo
quân của Louis XIV chiếm đóng, dù đó là nơi đức giáo hoàng cư ngụ. Khi hòa bình
trở lại, thành phố Avignon cử mừng lễ Thánh Phanxicô Sales; mặc dù chưa được thụ
phong linh mục, Claude là một trong những người được yêu cầu giảng thuyết. Ðể
hoàn tất chương trình thần học ngài được gửi sang Balê là trung tâm văn hóa của
nước Pháp, ở đó ngài được chọn làm thầy giáo tư cho các con của một bộ trưởng
Pháp, là ông Colbert. Nhưng trong một bài viết, ông Colbert có những lời châm
biếm tôn giáo mà Cha Claude không tán thành với ông bộ trưởng, do đó ngài bị gửi
trả về Avignon và được bổ nhiệm việc thuyết giảng ở một nhà thờ thuộc trường đại
học.
Trong
các bài giảng, ngài thường tố cáo những sai lầm của lạc thuyết Jansen (1) mà
ngài thấy đầy dẫy ở Balê. Cha Claude bài trừ tà thuyết bằng cách giảng dạy về
việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trong một cuộc tĩnh tâm ngài thề tận hiến
cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Hai
tháng sau khi thề hứa, ngài được bổ nhiệm làm bề trên cho một trụ sở nhỏ của
dòng Tên ở Paray. Chính ở đây mà ngài gặp Sơ Margaret Mary Alacoque (2), và là
cha giải tội cho sơ và nhấn mạnh đến việc sùng kính Thánh Tâm Chúa.
Sau
đó Cha Claude được sai đến nước Anh với công việc giải tội cho Nữ Công Tước của
York. Ngài rao giảng không những bằng lời nói mà còn bằng hành động, và đã đưa
nhiều người Tin Lành trở lại đạo. Trong thời gian ở đây, những chống đối người
Công Giáo ngày càng gia tăng. Có tiếng đồn cho rằng người Công Giáo âm mưu giết
vua để tái lập đạo Công Giáo tại Anh. Cha Claude bị bắt và bị cầm tù về tội
tham dự vào âm mưu này trước khi thành công trong việc hoán cải nhà vua. Chính
nhờ vua Louis XIV can thiệp mà Cha Claude không bị xử tử.
Cha
Claude bị trục xuất, nhưng thời gian tù đầy đã ảnh hưởng tệ hại đến sức khỏe của
ngài. Theo lời khuyên của Sơ Margaret Mary, ngài trở về Paray và từ trần tại
đây năm 1682. Một ngày sau khi ngài chết, Sơ Margaret Mary được thị kiến siêu
nhiên, đảm bảo rằng Cha Claude La Colombiere không cần được cầu nguyện, vì ngài
đã ở trên thiên đàng.
Cha
Claude được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 31 tháng Năm 1992.
(1) Cornelius
Jansen - Giám Mục của Yprés - chủ trương rằng bản tính loài người quá hư hỏng
vì tội nguyên tổ nên không có khả năng chống lại sự cám dỗ, không xứng đáng được
rước lễ thường xuyên và Jansen chống lại sự thờ kính nhân tính của Chúa Giêsu
được thể hiện qua việc sùng kính Thánh Tâm.
(2) Thánh Margaret
Mary Alacoque là người đã được Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần và sứ điệp đặc biệt
là sùng kính Thánh Tâm Chúa. Thánh nữ được Chúa Giêsu gọi là "Người môn đệ
yêu dấu của Thánh Tâm Ta."
Chân Phước Jacinta and Francisco Marto
(1910-1920;
1908-1919)
Từ
trái sang phải: Jacinta Marto, Lucia dos Santos, Francisco Marto
Trong
quãng thời gian từ 13 tháng Năm đến 13 tháng Mười 1917, ba trẻ chăn chiên người
Bồ Ðào Nha ở Aljustrel đã được thấy Ðức Bà hiện ra ở Cova da Iria, gần Fatima,
một thành phố cách thủ đô Lisbon 110 dặm về phía bắc. Vào lúc đó, Âu Châu đang
can dự vào một cuộc chiến đẫm máu. Chính Bồ Ðào Nha, sau khi lật đổ chế độ quân
chủ vào năm 1910, cũng đang trong sự rối loạn chính trị; sau đó không lâu nhà cầm
quyền giải tán các tổ chức tôn giáo.
Trong
lần hiện ra đầu tiên, Ðức Maria yêu cầu các trẻ trở lại nơi này vào ngày mười
ba mỗi tháng trong sáu tháng kế tiếp. Ngài cũng yêu cầu các trẻ học hành để biết
đọc biết viết, và lần chuỗi mai khôi "để thế giới được hòa bình và chấm dứt
chiến tranh." Các trẻ cũng được khuyên hãy cầu nguyện cho những người tội
lỗi và xin cho nước Nga được hoán cải, mà lúc bấy giờ Nga Hoàng Nicholas II vừa
mới bị lật đổ và sau đó không lâu nước Nga rơi vào sự thống trị của chế độ cộng
sản. Vào lần thị kiến sau cùng, 13-10-1917, có đến 90,000 người tụ tập tại Cova
da Iria.
Chưa
đầy hai năm sau, Francisco từ trần vì bệnh cúm ở ngay quê nhà. Em được chôn cất
trong nghĩa trang giáo xứ và sau đó được cải táng về vương cung thánh đường
Fatima vào năm 1952. Jacinta cũng chết vì bệnh cúm ở Lisbon sau khi dâng hiến sự
đau khổ của mình để hoán cải người tội lỗi, để xin bình an cho thế giới và cho
Ðức Thánh Cha. Cô được cải táng về vương cung thánh đường Fatima năm 1951. Người
bà con với hai em là Lucia dos Santos, đã trở thành một nữ tu dòng Camêlô và hiện
còn sống khi Jacinta và Francisco được phong chân phước vào năm 2000. Hàng năm,
có đến 20 triệu người đến viếng đền Ðức Mẹ Fatima ở Bồ Ðào Nha.
Lời
Bàn
Giáo
Hội luôn luôn rất thận trọng khi phải chứng thực các việc hiện ra, nhưng Giáo Hội
đã chứng kiến kết quả tốt đẹp của sứ điệp Ðức Bà Fatima khi người ta thay đổi đời
sống. Cầu nguyện cho kẻ tội lỗi, tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Ðức Maria và lần
chuỗi mai khôi--tất cả những điều này đã củng cố Tin Mừng mà Ðức Giêsu rao giảng.
Lời
Trích
Trong
bài giảng lễ phong chân phước, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhắc lại lời của
Jacinta nói với Francisco ngay trước khi em từ trần, "Anh cho em gửi
lời chào Chúa và Ðức Mẹ, và nói với các Ngài rằng em sẵn sàng chịu đựng mọi sự
mà các Ngài muốn để hoán cải kẻ tội lỗi."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét