BÀI 2
TÂN
PHÚC ÂM HÓA.
1. Tân Phúc-Âm-hóa là gì?
Tân
Phúc-Âm-hóa là đổi mới việc rao giảng Phúc Âm1,
“mới về lòng nhiệt thành2, mới trong phương
pháp3, và mới trong cách
diễn tả4”..
2. Vì sao cần nỗ lực đổi mới việc rao giảng Phúc Âm?
Vì
con người và thế giới ngày nay đang thay đổi nhanh chóng về nhiều mặt, văn hóa5,
xã hội6 cũng như kỹ
thuật7.
Chú thích
01/ * Từ: “Tân
Phúa-Âm-hóa”:
Năm
1979: ĐTC Gioan Phaolô 2 dùng từ “Tân phúc âm hóa” lần đầu tiên trong cuộc viếng
thăm Balan. Tuy nhiên, ý nghĩa của từ này chưa được khai triển rõ ràng.
Năm 1983: từ “Tân phúc âm
hóa” được ĐTC Gioan Phaolo II dùng trong bài diễn văn cho HĐ các GM châu Mỹ
Latinh (CELAM). Và từ đó, từ Tân Phúc Âm hóa trở thành thông dụng trong ngôn ngữ thần học
và mục vụ. ĐTC nói: “Công cuộc kỷ niệm bán thiên niên việc rao giảng Phúc Âm sẽ
có đầy đủ ý nghĩa nếu chư huynh, là giám mục, cùng với hàng linh mục và giáo
dân, dấn thân không phải trong việc tái Phúc Âm hoá, nhưng trong cuộc tân Phúc
Âm hóa: mới (tân) về lòng nhiệt thành, mới về phương pháp và mới về cách diễn tả”.
Năm
2010: ĐTC Bênêđictô XVI thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng thúc đẩy việc Tân Phúc Âm
Hóa.
Năm
2012: THĐGM khóa 13 với đề tài “Tân Phúc Âm Hóa nhắm đến việc truyền đạt đức
tin” (xem thêm trong bài “Thường Huấn LMGP Xuân Lộc, 15.6.2012” của ĐGM Gs.
Đinh Đức Đạo).
*
“Tân Phúc-Âm-hóa không phải là rao giảng một Phúc Âm mới, vì ‘Đức
Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời’
(Dt 13,8), nhưng là “mới về lòng nhiệt thành, mới trong phương pháp, và mới
trong cách diễn tả” (TC. s. 4).
“Công
cuộc rao giảng Phúc Âm ngày nay phải coi là mới, không phải vì nội dung của
Phúc Âm đã thay đổi, hay vì công việc rao giảng Phúc Âm trước đây là dở, là sai
nên phải bỏ mà làm lại.
Nhưng
lý do là vì đối tượng của việc rao giảng Phúc Âm, tức là người thời đại, đã
thay đổi dưới nhiều khía cạnh... lôi kéo theo những thay đổi dồn dập và sâu xa,
trong tâm hồn và trong cách nhìn các vấn đề của người đương thời.
Ví
dụ việc phá thai. Đây không phải là vấn đề mới. Cái mới là thái độ trước vấn đề.
Trước đây, người ta phá thai, và người ta biết và chấp nhận đó là sai, là tội.
Ngày nay người ta phá thai, nhưng nhiều khi lại viện ra nhiều lý lẽ để biện hộ,
cho đó là việc tốt, hay ít nữa, đó không phải là điều hoàn toàn xấu…” (GM. Gs.
Đinh Đức Đạo. Thường huấn Lm. Gp.X.lộc.15-6-2012).
02/ Mới về lòng nhiệt thành:
-
Như gương nhiệt thành của thánh cai đội Lê Đăng Thị (1825-1860): bất
chấp bao khó khăn tủi nhục của một tù nhân, Ngài đã tìm cách dạy đạo cho một phạm
nhân cùng bị xử. Thế là buổi sáng ra pháp trường, Ngài đã có được một người bạn
đồng hành về hưởng vinh phúc Quê Trời.
-
“Mới về lòng nhiệt thành là làm mới lại tương quan giữa bản thân chúng ta với Đức
Giêsu Kitô, để mối tương quan ấy hướng dẫn toàn bộ đời sống chúng ta”. Đời sống
này phải là đời sống chứng nhân, vì “Người thời nay sẵn sàng nghe theo những chứng
nhân, hơn là nghe theo những thầy dạy, hoặc nếu có nghe theo các thầy dạy,
thì cũng bởi vì các thầy dạy đã là những chứng nhân” (TC. S.4) (Tông huấn
về Giáo Lý, Phaolô VI, 1975).
- Một nhà truyền giáo - một Kitô hữu - mà không
có kinh nghiệm sâu sắc về Thiên Chúa qua kinh nguyện và chiêm
ngưỡng, thì sẽ có ít ảnh hưởng thiêng liêng hay thành công về mặt truyền
giáo (x.
TH. Giáo hội tại Á châu).
Thực
vậy, công tác mục vụ trong một xã hội đang chuyển biến cần có một thế hệ nhân sự
lo việc mục vụ và truyền giáo có nhiều sáng kiến, nhiều khả năng thích ứng, nhất
là có lòng hăng say, phát xuất từ lòng say mến Chúa Giêsu, đến độ
không khó khăn, hay nghịch cảnh nào có thể làm nản chí và chùn bước (GM. Gs. Đinh
Đức Đạo. thường huấn Lm. GP.X.lộc.15-06-2012).
03/ Mới trong phương
pháp “là
biết vận dụng những phương pháp thích hợp, để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của
thời đại về nhiều mặt, văn hóa, xã hội cũng như kỹ thuật” TC. S.4).
Vd.
Phải đổi mới việc dạy giáo lý, cho thích ứng với sư phạm hiện nay, như dùng những
phương tiện kỹ thuật nghe, nhìn, sinh hoạt giáo lý… “Các chương trình đào tạo
bao gồm việc biên tập các bản văn và các sáng kiến, nhằm đào tạo cho các giáo
lý viên không những biết sử dụng các công cụ hiện có hôm nay, mà còn giúp họ hiểu
được đầy đủ bản chất đa diện của sứ mạng họ” (x. Tài liệu về Tân Phúc Âm hóa,
Thượng Hội Đồng GMTG XIII, s.101).
04/ Mới trong cách diễn
tả: “là cố gắng nghiên
cứu và sử dụng những cách diễn tả phù hợp, để con người hôm nay có thể hiểu và
lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm” (TC. S.4).
-
Vd. Phải đổi mới cách diễn tả niềm tin cậy mến của chúng ta trong cách cầu nguyện,
như đổi mới việc đọc kinh gia đình, sao cho thích ứng với giờ giấc, với lối sống,
với cái nhìn hiện nay, cách riêng là của giới trẻ…
-
Một trong những cách diễn tả, giới thiệu sứ điệp Phúc Âm hữu hiệu nhất là sống
yêu thương.
ĐTC
Bênêđíctô XVI viết: “Đức tin "được năng động nhờ đức mến" (Gl 5, 6)
trở thành một tiêu chuẩn mới để hiểu biết và hành động, thay đổi toàn thể cuộc
sống của con người” (x. Rm 12, 2 ; Cl 3,9-10 ; Ep 4, 20-29 ; 2 Cr 5, 17) (Cửa Đức
Tin, s. 6).
ĐTC
Phanxicô viết: "Hơn cả sự sợ hãi bị lầm lạc, tôi hy vọng chúng ta hãy sợ
hãi mình bị giam hãm trong một cấu trúc tạo cho chúng ta một cảm giác an toàn
sai lầm, trong đó: những quy định làm cho chúng ta trở thành những thẩm phán khắc
khe, những thói quen làm cho chúng ta cảm thấy an toàn, trong khi bao người
đang chết đói trước cửa nhà chúng ta, và Chúa Giêsu vẫn không mệt mỏi nhắc nhở
chúng ta: "Chính anh em hãy cho họ ăn đi" (Tông huấn Niềm Vui Phúc
Âm, s.49).
05-06/ Những thay đổi về văn hóa, xã hội:
Văn
hóa-xã hội tại Việt Nam hiện nay đang đổi thay mau chóng vì chịu ảnh
hưởng sâu ẩn, nặng nề:
- bởi
hiện tượng tục hóa: một hiện tượng lịch sử được bắt
đầu từ thế kỷ VIII, khi xã hội Âu Châu bắt đầu tiến trình tách rời ra khỏi Kitô
giáo, để trở nên tự trị, độc lập với Giáo Hội: ban đầu là độc lập
về tài sản vật chất, về quyền hành cai trị…sau đó là tách rời cả với các giới luật tôn giáo cũng như luân lý do Giáo hội đề ra. Tiến trình này kéo dài nhiều thế kỷ, ngày nay càng mạnh hơn (Xem
thêmhttp://tgpsaigon.net/hoi-dap/20090920/2312).
- bởi
ý thức hệ duy vật, vô thần: loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi suy nghĩ, hành động, hy vọng và
đời sống của họ, một đời sống quá bon chen và thực dụng. Do đó,
ta thấy tình trạng sa sút về đạo đức, luân lý lên tới mức độ đáng quan ngại,
như các phương tiện truyền thông đã báo động…
- bởi hiện trạng di dân: hơn
8.000.000 người, cá nhân hoặc cả gia đình phải di chuyển, thường là đến các
thành phố lớn, để học hành làm ăn...gây nên hiện tượng “đánh mất mình” trong
đám đông. Văn hóa gia đình truyền thống bị xáo trộn, tổn thương: 31 đến 41% gia
đình li dị, có cả những gia đình công giáo...nạn lấy chồng nước ngoài, nhiều
khi chỉ vì lý do kinh tế...
- bởi hiện tượng toàn cầu hóa: nhiều
người trẻ xính ngoại (ăn mặc, đầu tóc kiểu Hàn quốc...).
07/ Những thay đổi về kỹ
thuật: như
những máy móc, phương tiện nghe nhìn, thông tin, y khoa, giao thông…
Việt
Nam là nước đang phát triển, áp dụng kỹ thuật từ nước ngoài. Lòng yêu chuộng
khoa học thực nghiệm thôi thúc các bạn trẻ áp dụng những phương tiện kỹ thuật
vào đời sống, nhưng xem ra càng ngày càng bị lệ thuộc vào chúng. 41 triệu người
truy cập mạng internet mỗi ngày, thường chỉ là để giải trí, xem tin tức, hơn là
để nghiên cứu học hỏi…(X. Tài liệu “Phương cách thích hợp để loan báo Tin Mừng
trong bối cảnh văn hóa VN”, Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn. 2013).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét