Ở
Lại Với Người (kỳ 27): Xin Chọn Ý Cha
Các bạn trẻ thân mến,
Sau khi dùng bữa tối với các môn đệ, chia sẻ với các ông những lời sau hết, Đức Giêsu cùng họ vào vườn Dầu. Các môn đệ, chẳng ai hiểu được nỗi lòng của Chúa. Dưới rừng cây âm u lạnh lẽo, Giêsu quỳ xuống cầu nguyện với Cha, Đấng duy nhất có thể hiểu mình trong lúc này. Một nỗi cô đơn chợt bừng dậy như muốn xé nát con tim. Cả một đời hy sinh phục vụ, làm biết bao việc phúc đức. Đã có thời hàng ngàn hàng vạn người nối gót bước theo Giêsu để nghe người giảng dạy. Ít là có tới hai lần, Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi ăn rất nhiều người. Đã có lúc, người ta túa nhau đến, chen lấn để chỉ mong được chạm vào áo Người, mong được khỏi bệnh. Nhưng giờ đây, trước chén đắng mà Ngài sắp uống, cả những người thân tín nhất của chẳng mảy may để ý đến Ngài. Nỗi đau thập giá hẳn là rất đau, nhưng nỗi đau của cô đơn càng làm cho Ngài thêm tê buốt.
Là một con người, Giêsu sợ khi phải đối diện với những đòn roi kinh khiếp của quân lính, sợ những nhục hình tra tấn của quân đội. Chén mà Giêsu sắp uống chứa đựng hết tất cả những đắng cay của con người từ thuở khai thiên lập địa đến khi mọi sự không còn. Bao nhiêu lỗi tội con người phạm phải, bây giờ dồn hết cho Giêsu đền thay. Nghĩ đến điều ấy, Giêsu cảm thấy chùn chân, muốn lùi bước. Giêsu đã thành thực chia sẻ nỗi lo sợ và đau đớn này với Cha. Nhưng rốt cuộc, Ngài vẫn chấp nhận thánh ý mà Cha dành cho Ngài. Nhưng nỗi sợ ấy quá lớn, một lần cầu nguyện chưa đủ giúp xua tan. Sau khi quay trở lại và thấy các môn đệ vẫn ngủ say sưa. Ngài buồn phiền, rồi tiếp tục cầu nguyện cùng Cha lần nữa, lần này thống thiết hơn, khẩn nài hơn, cũng với một tâm tình như thế. Con rắn năm xưa đã cám dỗ Eva ăn trái cấm cũng xuất hiện và thổi vào tâm trí Giêsu những tư tưởng muốn kháng cự lại mệnh lệnh của Chúa. Tên quỷ lần trước đã thất bại khi đưa ra các cơn cám dỗ với Ngài cũng đến thôi thúc Ngài hãy sử dụng quyền năng của mình để thoát khỏi cảnh khổ này. Bản tính con người trong Ngài thôi thúc Ngài phản kháng, nhưng tận sâu trong lòng, ý Cha vẫn là điều mà Ngài vẫn ưu tiên.
Một cuộc đấu tranh kinh khủng xảy đến trong đầu. Phần muốn tiếp tục tiến, phần muốn thoái lui. Thoái lui thì sẽ được bình an vô sự, còn tiến tới thì đồng nghĩa với đớn đau và cái chết. Hai luồng tư tưởng cứ đan xen. Ơn cứu độ của Thiên Chúa có được mưa xuống cho thụ tạo hay không phụ thuộc vào quyết định trong lúc này của Giêsu. Nỗi cô đơn vẫn dồn dập ập tới. Mồ hôi máu nhỏ ra. Bồi hồi, xúc động, chẳng ai kề bên nâng đỡ. Rừng cây vắng, tiếng côn trùng kêu trong đên đen u ám... như thể càng làm cho cõi lòng thêm cô quạnh, sầu thương. Rốt cuộc, Giêsu chợt thấy mình không thể không làm theo ý Cha. Ý Cha là lương thực, là sức sống của Ngài. Sự an nguy của Ngài có là chi đâu, ý Cha mới là trên hết. Quyết định như thế, Giêsu cam đảm đứng dậy, tiếp tục cuộc hành trình mà bấy lâu Ngài đã bước.
Các bạn trẻ thân mến,
Hẳn là có nhiều lúc các bạn cũng rơi vào trạng thái như Giêsu, phải đấu tranh giữa một bên là xu hướng muốn tìm kiếm an nhàn cho bản thân, và bên kia là thánh ý của Chúa, có chút gì đó khiến mình phải hy sinh, phải chịu thiệt thòi. Nhưng ngược với Giêsu, phần lớn chúng ta thường chọn cho mình con đường thoải mái, chứ không phải thánh ý Cha. Thánh ý Cha không quan trọng đối với chúng ta vì để làm theo thánh ý ấy, ta thấy tương lai mù mịt, hoặc nếu có thấy được điều gì, thì đó chỉ toàn là những chông gai và khổ sở. Ăn trái cấm vẫn thú vị hơn, quay về với thế giới an nhàn của ta vẫn thoải mái hơn. Chuyện cứu độ thế giới, trở thành vị thánh, xin nhường cho người khác, hãy để người khác làm. Để rồi khi bao tai ương xảy đến, khi cuộc đời ta chông chênh, khi tòa lâu đài hư danh ta xây cất sụp đổ, ta quay sang trách Chúa sao vô tình, sao ngoảnh mặt làm ngơ, sao chẳng hề thương đoái.
Thánh ý Chúa có khi đòi buộc ta phải đi con đường nhỏ, phải qua những cánh cửa hẹp, phải đánh đổi nhiều thứ, nhưng đó đích thực là con đường đưa ta đến sự sống. Trước mắt là chông gai, nhưng sau đó là cả một thảo nguyên thơm ngát hương hoa quyến rũ. Thánh ý Chúa thường bao giờ cũng đối nghịch lại với trạng thái u mê, lười nhác của mình. Chính vì ta không muốn biến đổi mình, không muốn được lớn lên nên ta mới ngại thánh ý Chúa. Thánh ý Chúa có khi rất chéo ngoe vì đòi hỏi ta những điều ngược hoàn toàn với sở thích và nguyện vọng của ta nên nhiều khi ta muốn phủi tay, không thèm để ý đến, ví dụ như chuyện phải đi lễ, phải cầu nguyện, phải nhẫn nhịn, phải chia sẻ... Nhưng nếu ta can đảm thực thi thánh ý ấy, ta mới có thể có được sự sống đời đời như Giêsu đã nêu gương trước.
Ý mình và ý Chúa, nếu có thể trùng khớp với nhau thì hay quá. Nhưng tiếc thay, phần lớn trường hợp, chúng trái ngược nhau. Bạn đã có thói quen chọn bên nào? Và giờ đây, qua mẫu gương Giêsu bạn có được thôi thúc để chọn ý Chúa hay không? Hãy nhớ: ý Cha là lương thực và là sự sống của chúng ta.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Sau khi dùng bữa tối với các môn đệ, chia sẻ với các ông những lời sau hết, Đức Giêsu cùng họ vào vườn Dầu. Các môn đệ, chẳng ai hiểu được nỗi lòng của Chúa. Dưới rừng cây âm u lạnh lẽo, Giêsu quỳ xuống cầu nguyện với Cha, Đấng duy nhất có thể hiểu mình trong lúc này. Một nỗi cô đơn chợt bừng dậy như muốn xé nát con tim. Cả một đời hy sinh phục vụ, làm biết bao việc phúc đức. Đã có thời hàng ngàn hàng vạn người nối gót bước theo Giêsu để nghe người giảng dạy. Ít là có tới hai lần, Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi ăn rất nhiều người. Đã có lúc, người ta túa nhau đến, chen lấn để chỉ mong được chạm vào áo Người, mong được khỏi bệnh. Nhưng giờ đây, trước chén đắng mà Ngài sắp uống, cả những người thân tín nhất của chẳng mảy may để ý đến Ngài. Nỗi đau thập giá hẳn là rất đau, nhưng nỗi đau của cô đơn càng làm cho Ngài thêm tê buốt.
Là một con người, Giêsu sợ khi phải đối diện với những đòn roi kinh khiếp của quân lính, sợ những nhục hình tra tấn của quân đội. Chén mà Giêsu sắp uống chứa đựng hết tất cả những đắng cay của con người từ thuở khai thiên lập địa đến khi mọi sự không còn. Bao nhiêu lỗi tội con người phạm phải, bây giờ dồn hết cho Giêsu đền thay. Nghĩ đến điều ấy, Giêsu cảm thấy chùn chân, muốn lùi bước. Giêsu đã thành thực chia sẻ nỗi lo sợ và đau đớn này với Cha. Nhưng rốt cuộc, Ngài vẫn chấp nhận thánh ý mà Cha dành cho Ngài. Nhưng nỗi sợ ấy quá lớn, một lần cầu nguyện chưa đủ giúp xua tan. Sau khi quay trở lại và thấy các môn đệ vẫn ngủ say sưa. Ngài buồn phiền, rồi tiếp tục cầu nguyện cùng Cha lần nữa, lần này thống thiết hơn, khẩn nài hơn, cũng với một tâm tình như thế. Con rắn năm xưa đã cám dỗ Eva ăn trái cấm cũng xuất hiện và thổi vào tâm trí Giêsu những tư tưởng muốn kháng cự lại mệnh lệnh của Chúa. Tên quỷ lần trước đã thất bại khi đưa ra các cơn cám dỗ với Ngài cũng đến thôi thúc Ngài hãy sử dụng quyền năng của mình để thoát khỏi cảnh khổ này. Bản tính con người trong Ngài thôi thúc Ngài phản kháng, nhưng tận sâu trong lòng, ý Cha vẫn là điều mà Ngài vẫn ưu tiên.
Một cuộc đấu tranh kinh khủng xảy đến trong đầu. Phần muốn tiếp tục tiến, phần muốn thoái lui. Thoái lui thì sẽ được bình an vô sự, còn tiến tới thì đồng nghĩa với đớn đau và cái chết. Hai luồng tư tưởng cứ đan xen. Ơn cứu độ của Thiên Chúa có được mưa xuống cho thụ tạo hay không phụ thuộc vào quyết định trong lúc này của Giêsu. Nỗi cô đơn vẫn dồn dập ập tới. Mồ hôi máu nhỏ ra. Bồi hồi, xúc động, chẳng ai kề bên nâng đỡ. Rừng cây vắng, tiếng côn trùng kêu trong đên đen u ám... như thể càng làm cho cõi lòng thêm cô quạnh, sầu thương. Rốt cuộc, Giêsu chợt thấy mình không thể không làm theo ý Cha. Ý Cha là lương thực, là sức sống của Ngài. Sự an nguy của Ngài có là chi đâu, ý Cha mới là trên hết. Quyết định như thế, Giêsu cam đảm đứng dậy, tiếp tục cuộc hành trình mà bấy lâu Ngài đã bước.
Các bạn trẻ thân mến,
Hẳn là có nhiều lúc các bạn cũng rơi vào trạng thái như Giêsu, phải đấu tranh giữa một bên là xu hướng muốn tìm kiếm an nhàn cho bản thân, và bên kia là thánh ý của Chúa, có chút gì đó khiến mình phải hy sinh, phải chịu thiệt thòi. Nhưng ngược với Giêsu, phần lớn chúng ta thường chọn cho mình con đường thoải mái, chứ không phải thánh ý Cha. Thánh ý Cha không quan trọng đối với chúng ta vì để làm theo thánh ý ấy, ta thấy tương lai mù mịt, hoặc nếu có thấy được điều gì, thì đó chỉ toàn là những chông gai và khổ sở. Ăn trái cấm vẫn thú vị hơn, quay về với thế giới an nhàn của ta vẫn thoải mái hơn. Chuyện cứu độ thế giới, trở thành vị thánh, xin nhường cho người khác, hãy để người khác làm. Để rồi khi bao tai ương xảy đến, khi cuộc đời ta chông chênh, khi tòa lâu đài hư danh ta xây cất sụp đổ, ta quay sang trách Chúa sao vô tình, sao ngoảnh mặt làm ngơ, sao chẳng hề thương đoái.
Thánh ý Chúa có khi đòi buộc ta phải đi con đường nhỏ, phải qua những cánh cửa hẹp, phải đánh đổi nhiều thứ, nhưng đó đích thực là con đường đưa ta đến sự sống. Trước mắt là chông gai, nhưng sau đó là cả một thảo nguyên thơm ngát hương hoa quyến rũ. Thánh ý Chúa thường bao giờ cũng đối nghịch lại với trạng thái u mê, lười nhác của mình. Chính vì ta không muốn biến đổi mình, không muốn được lớn lên nên ta mới ngại thánh ý Chúa. Thánh ý Chúa có khi rất chéo ngoe vì đòi hỏi ta những điều ngược hoàn toàn với sở thích và nguyện vọng của ta nên nhiều khi ta muốn phủi tay, không thèm để ý đến, ví dụ như chuyện phải đi lễ, phải cầu nguyện, phải nhẫn nhịn, phải chia sẻ... Nhưng nếu ta can đảm thực thi thánh ý ấy, ta mới có thể có được sự sống đời đời như Giêsu đã nêu gương trước.
Ý mình và ý Chúa, nếu có thể trùng khớp với nhau thì hay quá. Nhưng tiếc thay, phần lớn trường hợp, chúng trái ngược nhau. Bạn đã có thói quen chọn bên nào? Và giờ đây, qua mẫu gương Giêsu bạn có được thôi thúc để chọn ý Chúa hay không? Hãy nhớ: ý Cha là lương thực và là sự sống của chúng ta.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét