29/04/2014
Thứ Ba sau Chúa Nhật II
Phục Sinh
Bài
Ðọc I: Cv 4, 32-37
"Họ
một lòng một ý với nhau".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Bấy
giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất trí. Chẳng ai kể của gì mình
có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các tông đồ dùng quyền năng cao
cả mà làm chứng việc Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta sống lại. Hết thảy đều được
mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai phải túng thiếu. Vì những
người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được bao nhiêu tiền thì đem đặt
dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu của
họ. Ông Giuse, người mà các tông đồ đặt tên là Barnabê (nghĩa là con sự an ủi),
một thầy tư tế, quê ở Cyprô, có một thửa ruộng, ông bán đi và đem tiền đặt dưới
chân các tông đồ.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 92, 1ab. 1c-2. 5
Ðáp: Chúa làm vua,
Ngài đã mặc thiên oai (c. 1a).
Xướng:
1) Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai. Chúa đã vận uy quyền, Ngài đã thắt long
đai. - Ðáp.
2)
Và Ngài giữ vững địa cầu, nó sẽ không còn lung lay. Ngai báu của Ngài thiết lập
từ muôn thuở, tự đời đời vẫn có Chúa. - Ðáp.
3)
Lời chứng bảo của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự thánh thiện là của riêng nhà
Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 14, 18
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với
các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 3, 7-15
"Không
ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thật, Tôi bảo cho ông biết: Ông đừng
ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi
đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi
kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".
Nicôđêmô
hỏi lại rằng: "Việc ấy xảy ra thế nào được?" Chúa Giêsu đáp:
"Ông là bậc thầy trong dân Israel mà ông không biết điều ấy sao? Thật, tôi
bảo thật cho ông biết: Ðiều chúng tôi biết thì chúng tôi nói; điều chúng tôi thấy
thì chúng tôi minh chứng. Nhưng các ông lại không nhận lời chứng của chúng tôi.
Nếu khi Tôi nói về những sự dưới đất mà các ông không tin, khi Tôi nói những sự
trên trời, các ông tin thế nào được? Không ai lên trời được, ngoài người đã từ
trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời. Cũng như Môsê treo con rắn nơi
hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin
vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Chúa
Giảng Dạy Trong Ðền Thờ
Một
tờ báo Công giáo địa phương ở Chicago có đăng trong chương trình "sống đạo"
mẩu chuyện như sau: có đôi vợ chồng chung sống với nhau được ba mặt con. Người
chồng cũng là người Công giáo, nhưng chủ trương cuộc đời chỉ có ba lần đến nhà
thờ: "Rửa tội, lễ cưới và sau khi chết". Ngược lại, người vợ là một
tín đồ ngoan đạo, đêm ngày bà cầu nguyện cho chồng. Lời cầu nguyện của bà hầu
như vô vọng khi người chồng đổi công việc làm ăn ở tiểu bang Texas, miền Nam
Hoa Kỳ.
Suốt
ba tháng trời, bà và các con chẳng được tin tức gì của chồng, nếu có chăng nữa
thì cũng chỉ là những tin buồn do người quen kể lại. Họ nói rằng chồng của bà kể
như hư đốn hoàn toàn. Ông ta đã sa vào cảnh cờ bạc, rượu chè, chẳng còn nhớ đến
ai. Mấy tin tức như thế đã làm cho bà thêm lo lắng xao xuyến. Tuy nhiên, không
vì thế mà bà quên cầu nguyện.
Bỗng
một đêm kia, khi gia đình đã hoàn toàn chìm vào giấc ngủ, bà nhận được một cú
điện thoại từ xa gọi về. Bên kia đầu dây là giọng nói thổn thức của người chồng
từ Texas gọi về cho bà. Ông ta đã nói với bà như sau: "Em yêu dấu! Ðây là
lần đầu tiên trong cuộc đời anh đã thành tâm quì gối cầu nguyện. Anh đã quì gối
không phải trong nhà thờ hoặc một nơi thánh nào đó. Nhưng anh đã quì gối ngay tại
chốn ăn chơi. Các bạn anh cười nhạo tưởng anh đã hóa khùng. Có thể đúng. Anh
đang khùng, khùng vì Ðức Kitô, vì anh đã trở về với Ngài".
Anh
chị em thân mến!
Trong
lúc tưởng chừng như sự việc không còn cách gì để cứu vãn, thì lòng tin bền bỉ của
người đàn bà được Thiên Chúa đáp lời. Một lời đáp thật bất ngờ dưới con mắt người
đời: "Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió nhưng chẳng biết gió
từ đâu mà đến và sẽ đi đâu". Những câu hỏi: nơi nào, khi nào, và thế nào
đã được con người đặt ra cho Thiên Chúa chắc chắn là những câu hỏi chẳng bao giờ
con người được thỏa mãn vì những sự việc dưới đất họ chưa hiểu hết thì làm sao
có thể hiểu được những việc trên trời.
Tuy
nhiên, dù cho đang lần mò trong tăm tối của hiểu biết như thế, con người vẫn
không bị thất vọng, lạc lối, vì luôn luôn Thiên Chúa đã dọn sẵn cho họ một lối
đi dẫn tới vĩnh cửu. Ðường lối ấy do chính Con Một Thiên Chúa từ trời cao xuống
vạch ra cho tất cả loài người. Hết thảy mọi người đều được kêu mời đến.
Như
ngày xưa, Môisen đã treo con rắn đồng trên sa mạc để cho dân được chữa lành thì
hôm nay Con Một Thiên Chúa cũng được treo trên cao để mọi người được cứu thoát.
Ngài được treo trên cao cho hết mọi người nhìn thấy, Ngài mở lối cho tất cả bước
vào nhưng rồi không phải hết thảy đều đạt mục đích.
Một
nhân vật thông thái của hội đường Do Thái là Nicôđêmô đang đứng trước ngưỡng cửa
dẫn vào lối sống, thế mà ông vẫn chưa tìm được lối vào chỉ vì ông thiếu một điều
kiện căn bản: "niềm tin".
Thiếu
"niềm tin" mọi hiểu biết đều dẫn đến sai lạc vì mọi vận hành trong vũ
trụ này không riêng lẻ độc lập nhưng liên hệ với Ðấng đã tạo thành nó. Niềm tin
là chiếc cầu cho phép con người bước từ cõi đất lên cõi trời. Niềm tin là ngọn
đèn soi tỏ ý nghĩa của mọi sự vật và mọi biến cố xảy đến. Mọi sự vật và mọi biến
cố xảy đến không đơn thuần chỉ là những gì con người có thể cảm biết, còn có những
ý nghĩa tàng ẩn đàng sau mà chỉ niềm tin mới vén mở cho con người trọn vẹn ý
nghĩa của chúng.
Lạy
Chúa, xin cho con nhận ra được những thiếu sót trong vốn hiểu biết mà bấy lâu
nay như Nicôđêmô, con vẫn hằng tự mãn bằng lòng. Xin cho con biết rằng chỉ có
niềm tin mới ban cho con một sự hiểu biết trọn vẹn ý nghĩa của con. Một cuộc sống
không hạn hẹp trong cõi đất nhưng được bắt nguồn từ cõi trời. Amen.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần II PS
Bài đọc: Acts 4:32-37; Jn
3:7-15.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thánh Thần hoạt động
trong mỗi cá nhân và trong cộng đoàn.
Khi
con người cùng theo một lý tưởng, một đường hướng, họ dễ hiệp nhất và tương trợ
lẫn nhau như: Hội ái hữu các binh chủng không quân, hải quân; các trường trung
học Trưng Vương, Gia Long; các làng xã Thức Hóa, Bùi Chu, Phát Diệm… Các Kitô hữu
chẳng những có chung một lý tưởng, một đường hướng, mà còn có chung một Thánh
Thần. Ngài vừa họat động trong mỗi cá nhân vừa họat động trong cộng đoàn; để
hòa hợp tất cả mọi người và thúc đẩy tất cả hoạt động cho lý tưởng mà mọi người
đang theo đuổi.
Các
Bài Đọc hôm nay nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Thánh Thần, Đấng mà Chúa
Giêsu đã hứa xin Chúa Cha gởi đến cho các môn đệ của Ngài, sau khi Ngài sống lại.
Trong Bài Đọc I, nhờ sự hoạt động và hướng dẫn của Thánh Thần, các tông đồ đã
can đảm làm chứng cho Đức Kitô, cộng đoàn các tín hữu sơ khởi đã biết dẹp bỏ
toan tính cá nhân để bỏ mọi sự làm của chung theo sự hướng dẫn và sự phân phát
của các tông đồ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố với ông Nicodemus: Chúa
Thánh Thần hoạt động giống như gió, không ai có thể biết trước sức mạnh, đường
hướng, và các hoạt động của Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Sự hiệp nhất trong cộng đòan: mọi người đều đồng một lòng một ý.
1.1/
Sự hiệp nhất biểu lộ qua tất cả đều một lòng một ý: Tục ngữ Việt-nam
nhấn mạnh đến sức mạnh của tình đoàn kết: “Hợp quần gây sức mạnh; đoàn kết thì
sống, chia rẽ thì chết.” Các phần tử của cộng đòan phải đồng một lòng một ý,
thì cộng đoàn mới phát triển mạnh được; nếu không các phần tử trong cộng đòan sẽ
phân tán mỗi người một ngả, không thể làm những chuyện lớn, và khó đạt đích mà
tất cả đang nhắm tới.
Các
cộng đòan sơ khai phải có đặc tính này mới có thể vượt qua được những sợ hãi, kỳ
thị, và bạo lực; và có sức mạnh để rao giảng Tin Mừng đến các dân tộc. Sách
CVTĐ mô tả sự đoàn kết của các cộng đoàn sơ khai như sau: “Các tín hữu thời bấy
giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có
là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung.”
Làm
được những điều này không do sức con người, vì tác giả Sách CVTĐ nói rõ: “Nhờ
quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại.
Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng.”
1.2/
Sự hiệp nhất biểu lộ qua việc đặt “mọi sự làm của chung:” Đây là một mô hình
lý tưởng mà biết bao những chủ thuyết: Hồi-giáo, Cộng sản, nền thần học Giải
Phóng đang nhắm tới. Tác giả Sách CVTĐ mô tả cách tổng quát và cho một ví dụ cá
nhân như sau: “Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người
có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền
ấy được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu. Ông Joseph, người được các
Tông Đồ đặt tên là Barnaba, nghĩa là người có tài yên ủi, có một thửa đất. Ông
là một thầy Lêvi quê quán ở đảo Cyprius. Ông bán đất đi, lấy tiền đem đặt dưới
chân các Tông Đồ.”
Để
có thể đạt được kiểu mẫu lý tưởng này, mọi người trong cộng đoàn cần phải:
(1)
Theo sự hướng dẫn và hoạt động của Thánh Thần: Mỗi người một cá tính khác
nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần Đấng hoạt động trong mọi sự và trong mọi người.
(2)
Theo sự chỉ dẫn của các nhà lãnh đạo khôn ngoan và tốt lành: Các chủ thuyết khác
thất bại vì đã quá tin nơi các nhà lãnh đạo. Không phải nhà lãnh đạo nào cũng
khôn ngoan và “chí công vô tư.” Nếu mọi tài sản của cộng đòan rơi vào tay những
nhà lãnh đạo chỉ biết lo cho mình, cộng đoàn sẽ chết đói!
(3)
Cần tránh những thái độ quá khích và thái độ “mạnh ai người ấy làm:” Thái độ quá khích
và quá lý tưởng sẽ gây bất mãn và chia rẽ trong cộng đoàn, vì không phải ai
cũng có khả năng làm như thế. Thái độ “mạnh ai người ấy làm” sẽ đưa cộng đoàn đến
chỗ mỗi người đi một ngả.
2/
Phúc Âm:
Phải được tái sinh bởi Thánh Thần để hiểu các mầu nhiệm Nước Trời.
2.1/
Phải được tái sinh bởi Thánh Thần:
(1)
Không ai có thể tiên đoán các công việc của Thánh Thần: Chúa Giêsu nói:
“Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi
ơn trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ
đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy."
Gió
có thể đem sự thoải mái cho con người, tạo năng lực thay điện; nhưng gió có thể
tàn phá nặng nề nhà cửa và gây thiệt hại tính mạng cho con người. Không ai có
thể đoán chắc gió từ đâu tới và sẽ đi đâu, vì gió có thể chuyển hướng và tăng tốc
độ bất cứ lúc nào. Tương tự như thế trong cách hoạt động của Thánh Thần nơi con
người: Ngài có thể thay đổi và dẫn một cá nhân hay một cộng đoàn tới một nơi
hay một công việc mà họ không bao giờ dám nghĩ tới.
(2)
Ông Nicodemus hỏi Người: "Làm
sao những chuyện ấy có thể xảy ra được?" Đức Giêsu đáp: "Ông là bậc
thầy trong dân Israel, mà lại không biết những chuyện ấy! Thật, tôi bảo thật
ông: chúng tôi nói những điều chúng tôi biết, chúng tôi làm chứng về những điều
chúng tôi đã thấy, nhưng các ông không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu tôi
nói với các ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin, thì giả như
tôi nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được?"
2.2/
Cần Thánh Thần hướng dẫn để hiểu những Mầu Nhiệm Nước Trời: Con người chỉ có thể
hiểu và tin những gì nằm trong giới hạn con người. Để có thể tin vào Thiên Chúa
và những mầu nhiệm thuộc về Ngài, con người cần được sự trợ giúp của Thiên Chúa
qua việc ban Thánh Thần cho con người. Chúa Giêsu liệt kê hai mầu nhiệm điển
hình cho Nicodemus:
(1)
Mầu nhiệm Nhập Thể: “Không
ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.” Để tin Chúa Giêsu vừa
là Chúa vừa là người cần có sự soi sáng của Thánh Thần.
(2)
Mầu nhiệm Cứu Chuộc qua Cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Chúa Giêsu: “Như ông Moses đã
giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy,
để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” Con người không thể hiểu nổi tại
sao một Thiên Chúa uy quyền lại muốn con mình đi qua con đường Thập Giá để cứu
chuộc con người! Thánh Thần có thể làm cho con người hiểu mầu nhiệm này.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Khi chịu Bí tích Rửa Tội là chúng ta đã được đóng ấn Chúa Thánh Thần. Chúng ta
cần sống theo sự hướng dẫn của Ngài. Ngài sẽ làm cho chúng ta hiểu biết các mầu
nhiệm Nước Trời và hướng dẫn chúng ta tới sự thật toàn vẹn.
-
Những quà tặng Chúa Thánh Thần ban cho mỗi cá nhân là cho sự phát triển của cộng
đoàn; mỗi cá nhân cần sự soi sáng của Chúa Thánh Thần để đóng góp vào việc xây
dựng và phát triển cộng đoàn và mở mang Nước Chúa.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM TUẦN 2 PHỤC SINH
Từ Tuần 2 Phục sinh đến hết Mùa Phục sinh, tất
cả các bài Tin Mừng ngày trong tuần đều được chọn từ Tin Mừng theo thánh Gioan.
Đây là những bài giáo lý dạy cho người tân tòng (vừa mới được Rửa Tội trong Lễ
Vọng Phục sinh) nhằm giúp họ hiểu sâu hơn về các Bí tích căn bản trong đời sống
kitô hữu : Bí tích Rửa Tội, Bí tích Thánh Thể, cuộc sống mới trong Chúa Giêsu
Kitô v.v. Việc suy gẫm những đoạn Tin Mừng này có thể giúp chúng ta làm mới lại
cuộc sống kitô hữu của mình.
Thứ
Ba :
Ga
3,7b-15
A.
Hạt giống...
Chúa
Giêsu tiếp tục cuộc đối thoại với Nicôđêmô về việc tái sinh. Đại ý đoạn Tin Mừng
hôm nay : sinh lại như thế nào.
-
Nicôđêmô hỏi : "Việc ấy xảy ra thế nào được ?"
-
Chúa Giêsu trả lời là nhờ tác động của Thánh Linh ("Gió muốn thổi đâu thì
thổi... mọi kẻ sinh bởi Thánh Linh cũng vậy") và nhờ tin vào Chúa Giêsu
(""Không ai lên trời được ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con
Người vốn ở trên trời").
B....
nẩy mầm.
1.
"Tái sinh là cởi bỏ con người cũ, là trở thành như trẻ thơ, là hoàn toàn
chấp nhận lệ thuộc vào Thiên Chúa, là khước từ ý muốn tự cứu lấy mình bằng những
cố gắng, những lý lẽ và phương tiện riêng của mình" ("Mỗi ngày một
tin vui")
2.
Mục sư Robert Fangum, trong một quyển sách được xếp vào loại best seller (bán
chạy nhất), đã viết "Những gì tôi cần biết, tôi đều học được lúc tôi còn ở
nhà trẻ." Ông kể ra những bài học vỡ lòng quý giá ở nhà trẻ như sau :
-
Hãy chia xẻ mọi sự, hãy chơi đúng luật, đừng làm tổn thương người khác, và nếu
có xúc phạm đến ai thì hãy xin lỗi.
-
Lấy đâu thì trả đó, dọn dẹp những gì mình bày ra, nhất là không lấy những gì
không thưộc về mình.
-
Biết ngạc nhiên trước mầu nhiệm của cuộc sống.
Chính
Chúa Giêsu cũng dạy : "Nếu các con không nên giống như trẻ nhỏ, chúng con
không được vào Nước Trời". (Trích "Chờ đợi Chúa")
3.
Thực ra biết bao lần tôi muốn sinh lại thành con người mới, nhưng lực bất tòng
tâm. Đó bởi vì việc sinh lại không thể chỉ do sức riêng của tôi mà còn phải nhờ
ơn Chúa.
4.
Một bài thơ :
"Cảm
thấy mình hoàn toàn mới
Được
làm mới lại
Như
mùa xuân
Nghị
lực tôi bừng tỉnh dậy
Nhuệ
khí mới hứa hẹn
Tôi
đã ra khỏi mùa đông
Trở
thành trẻ lại
Trở
thành nhỏ lại
Để
có thể lớn lên (,,,)
Trở
thành không không
Để
có thể tái sinh thành người khác.
Nhưng
muốn thế, trước tiên phải chết cho con người cũ
với
những suy nghĩ cũ và những lề thói cũ
Điều
này thật khó khi mình đã già
Nhưng
rất đáng làm
Phải
cởi mở lòng minh cho thứ men mới :
đó
là Thánh Linh Thiên Chúa, nguồn sống thần linh..."
(Se
sentir tout neuf. Etre refait à neuf. C’est comme un printemps. Mes énergies se
réveillent. Des élans nouveaux s’annoncent. Je suis sorti de l’hiver. Redevenir
jeune. Redevenir petit, pour pouvoir grandir, et capable de nouveauté.
Redevenir rien, pour pouvoir naitre à autre chose. Mais alors, il faut d’abord
mourir au viel homme, à ses raisonnements et à ses habitudes. C’est dur quand
on est vieux. Mais ça vaut la peine. Il faut s’ouvrir à un ferment nouveau :
source de vie divine, Esprit de Dieu. De nous-mêmes c’est impossible. Il faut
naitre d’en haut") (Góp nhặt)
5.
"Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, con Người cũng sẽ phải
được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời"
Chuyện
kể về hai cậu bé người Ấn Độ, một theo đạo Hin-đu và một theo đạo Công
giáo. Cậu bé theo đạo Hin-đu thì luôn tìm cách chê bai Thiên Chúa của cậu bé
Công giáo. Một ngày kia, cậu ta lại giở giọng chê bai và nói : "Thiên Chúa
của tôi thì quyền thế, thì mạnh mẽ, thì giàu có, chứ nào đâu lại như Thiên Chúa
của bạn ?"
Cậu
bé Công giáo lắng nghe và ôn tồn đáp lại : "Nhưng Thiên Chúa của bạn thì
không chết cho bạn, còn Thiên Chúa của tôi thì chết cho tôi !".
Lạy
Chúa, Chúa đã chết và sống lại, để từ đây con không còn phải chết vì những lối
sống ích kỷ, kiêu căng thường gây ra chiến tranh. Nhưng được sống dồi dào nhờ
biết cho đi, cảm thông và tha thứ. Lạy Chúa Giê-su, con tin Chúa đã chết và sống
lại vì con. (Epphata)
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
29/04/14 THỨ BA TUẦN 2 PS
Th. Ca-ta-ri-na Xi-ê-na, trinh nữ, tiến sĩ HT
Ga 3,7b-15
Th. Ca-ta-ri-na Xi-ê-na, trinh nữ, tiến sĩ HT
Ga 3,7b-15
SINH RA BỞI THẦN KHÍ
“Gió muốn thổi đâu thì thổi:
ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần
Khí mà sinh ra thì cũng vậy.” (Ga 3,8)
Suy niệm: Mặc cho cái định nghĩa “khô như ngói” của các
nhà khoa học rằng “gió” là hiện tượng chuyển động của không khí trên diện rộng,
gió vẫn còn nguyên sức hấp dẫn huyền bí của nó như J.R.R. Tolkien (Ton-kin),
tác giả cuốn tiểu thuyết thời danh “Chúa Tể những chiếc nhẫn”, đã ca ngợi: “Không tiếng nói, vẫn kêu gào;
không đôi cánh, vẫn bay cao.” Chúa
Giê-su cũng sánh ví hoạt động của Chúa Thánh Thần như ngọn gió thần linh: “Gió muốn thổi đâu thì thổi,
không ai biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu” (x. Ga 3,8). Người ta chỉ nhận ra gió hoạt
động chứ không thấy gió là gì. Cũng thế, Chúa Thánh Thần hoạt động cách âm thầm
nhưng mạnh mẽ, hữu hiệu nơi những người“được sinh bởi Thần Khí”. Các tông đồ là chứng nhân về những điều ấy
cũng được tràn đầy Thánh Thần trong ngọn gió thần linh của ngày lễ Ngũ Tuần để
nhờ đó các ngài đã làm biến đổi thế giới.
Mời Bạn: Giờ
đây, nhờ bí tích Rửa tội, bạn “sinh ra bởi Thần Khí” nên bạn cũng “sống theo Thần Khí”, đó là biết từ bỏ những đam mê xác thịt và làm
trổ sinh những “hoa quả của Thần Khí” để nhờ đó thế giới này được tốt đẹp hơn.
Sống Lời Chúa: Đọc
thư thánh Phao-lô (Rm 8,1-13; Gl 5,16-24) để hiểu bạn phải làm gì để “sống theo Thần Khí”.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin đừng để cho ngày nào qua đi mà chúng con
không kêu cầu Chúa, không cảm tạ Chúa, không thờ lạy Chúa, không mến yêu Chúa,
không sống như những đồ đệ chăm chỉ của Chúa. Chúng con xin Chúa ban ơn ấy cho
chúng con. (Chiara
Lubich)
Ai
tin được sống muôn đời
Chính vì Đức Giêsu bị đóng đinh, được phục sinh
và về trời nên chúng ta được sinh lại từ trên nhờ Thần Khí, được vào Nước Thiên
Chúa và có sự sống vĩnh cửu.
Suy niệm:
Con người hôm nay vừa bị hấp
dẫn bởi cái chết,
vừa bị lôi kéo bởi cuộc sống
đời này.
Cuộc sống hôm nay cho chúng
ta nhiều tiện nghi thoải mái.
Nó mời chúng ta hưởng thụ,
mua sắm, tiêu dùng.
Luôn luôn xuất hiện những
mẫu mã mới hơn, tốt hơn, đẹp hơn.
Con người vất vả làm việc để
có thể mua được món hàng do mình chế tạo.
Cuộc sống vừa dễ chịu hơn,
vừa mệt mỏi hơn bởi vô số những nhu cầu.
Con người hôm nay có hạnh
phúc hơn xưa không?
Những thức ăn trần thế có đủ
làm con người mãn nguyện không?
Người Kitô hữu quý chuộng
cuộc sống ở trần thế này,
nhưng họ hiểu tính chất mau
qua và tương đối của nó.
Như Đức Giêsu, họ cũng phải
đi qua cuộc sống đời này,
nếm đủ mọi mùi vị của phận
người, chịu đựng mọi khó khăn thách đố,
trước khi về với điểm đến
chung cục là cuộc sống đời sau.
Thiên đàng, Nước Thiên Chúa
hay sự sống vĩnh cửu
là những từ diễn tả hạnh
phúc đang chờ đợi người Kitô hữu sau cái chết.
Họ biết mình từ đâu đến và
biết mình sẽ đi đâu.
Họ biết phân biệt những ga
xép với đích đến cuối cùng.
Trong bài Tin Mừng hôm qua,
Đức Giêsu khẳng định
chẳng ai được vào Nước Thiên
Chúa nếu không được sinh ra bởi Thần Khí.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Ngài lại khẳng định:
“Ai tin vào Con Người thì có
sự sống vĩnh cửu” (c.15).
Vào Nước Thiên Chúa đồng
nghĩa với có sự sống vĩnh cửu.
Như Môsê giương cao con rắn
trong sa mạc để ai nhìn lên thì được khỏi,
Con Người cũng phải được
giương cao để ai tin thì được sự sống vĩnh cửu.
Sự sống vĩnh cửu là hoa quả
của mầu nhiệm được giương cao.
Đức Giêsu được giương cao
khi bị treo trên thập giá,
được giương cao khi được Cha
phục sinh,
và được giương cao khi được
Cha đưa về trời.
Chính vì Đức Giêsu bị đóng
đinh, được phục sinh và về trời
nên chúng ta được sinh lại
từ trên nhờ Thần Khí,
được vào Nước Thiên Chúa và
có sự sống vĩnh cửu.
Kitô hữu là người đang trên
đường về quê hương đích thật.
Đấng từ trời xuống nay đã
lên trời (c. 13),
và lôi kéo chúng ta lên với
Ngài (Ga 12, 32).
Làm thế nào chúng ta thoát
khỏi sức kéo xuống của vật chất?
Làm thế nào chúng ta sống
nhẹ nhàng hơn để kéo thế giới quanh ta bay lên?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu phục sinh
Chúa đã sống đến cùng cuộc
Vượt qua của Chúa,
xin cho con biết sống
cuộc Vượt qua mỗi ngày của
con,
Vượt qua sự nhỏ mọn và ích kỷ.
Vượt qua những đam mê đang
kéo ghì con xuống.
Vượt qua nỗi sợ khổ đau và
nhục nhã.
Vượt qua đêm tăm tối cô đơn
của Vườn Dầu.
Vượt qua những khắc khoải
của niềm tin.
Vượt qua những thành kiến
con có về người khác...
Chính vì Chúa đã phục sinh
nên con vui sướng và can đảm
vượt qua,
dù phải chịu mất mát và thua
thiệt.
Ước gì con biết noi gương Chúa phục sinh
gieo rắc khắp nơi bình an và
hy vọng,
tin tưởng và niềm vui.
Ước gì ai gặp con
cũng gặp thấy sự sống mãnh
liệt của Chúa.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Qua cuộc đàm đạo với Nicôđêmô trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho
biết về nguồn gốc và vai trò của Người trong việc cứu độ con người.
Trước hết Chúa Giêsu minh chứng về nguồn gốc của
Người.
Nguồn gốc của Người đến từ trời cao, nên Người biết và thấy hết những điều
kiện cần thiết để được sự sống đời đời. Điều kiện cần thiết ấy chính là “phải
được sinh lại bởi ơn trên”. Bởi vậy
trước khi lên trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các tông đồ đi loan báoTin Mừng và
rửa tội cho muôn dân: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ,
loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép Rửa, sẽ được cứu
độ; còn ai không tin sẽ bị kết án…” (Mc 16,15-16).
Tiếp đến Chúa Giêsu cho biết vai trò của Người
trong việc cứu độ.
Với hình ảnh con rắn đồng được treo trong sa mạc
thời Môsê đã cứu chữa những người bị rắn lửa cắn khỏi chết, nhờ tin nhận và nhìn lên rắn đồng, Chúa Giêsu mời gọi
Nicôđêmô hãy tin vào Ngài để được cứu độ.
Nếu xưa kia nguyên tổ đã nghe lời cám dỗ của ma
quỷ, đưa tay hái trái cấm trên cây mà ăn để rồi nhận lấy án tử, thì nay với cái
chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, Thánh Giá trở thành cây quả phúc, Chúa
Giêsu trở nên trái chín thơm lành, mang lại sự sống trường sinh cho những ai
tin tưởng nhìn lên Ngài và can đảm ăn lấy Ngài.
Tin tưởng nhìn lên Ngài và ăn lấy Ngài, đồng nghĩa
với việc chấp nhận đồng thân, đồng phận, và đồng tử với Chúa Giêsu trên con
đường khổ giá.
Như thế để được sự sống đời đời ngoài điều kiện
được sinh lại bởi ơn trên nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta còn phải
can đảm dấn bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá, qua việc chấp nhận
những thử thách, gian nan, khốn khó ở đời này với lòng tin tưởng vào mầu nhiệm
tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta trong mùa phục sinh
này, biết ý thức sống trọn vẹn ơn tái sinh làm con Chúa, dưới sự tác động của
Chúa Thánh Thần; nhất là luôn can đảm chấp nhận vác thập giá mình, bước theo
Chúa Giêsu trong niềm xác tín: “Nếu chúng ta cùng chết với Ðức Kitô, chúng ta
cũng sẽ cùng sống với Người…” (Rm 6,8).
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
29
THÁNG TƯ
Mối
Quan Tâm Từ Phụ Của Thiên Chúa
Người
Mục Tử Tốt Lành là hình ảnh diễn tả độc đáo nhất về sự quan phòng cứu độ của
Thiên Chúa, về mối quan tâm từ phụ của Ngài đối với con người. Do lòng từ bi của
Ngài, Chúa Cha quyết định rằng Chúa Con phải đến để dẫn dắt đàn chiên của Ngài
đến sự sống sung mãn – một sự sống phong nhiêu như dòng suối mát hay đồng cỏ
xanh. Ngôi Lời đã hủy mình ra không và đã cứu độ chúng ta, làm cho chúng ta nên
giống như Ngài đến nỗi mọi Kitôhữu đều có thể nói như Thánh Phao-lô: “Giờ đây
không còn phải là tôi sống nữa, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).
Tuy
nhiên, chúng ta đừng quên rằng sự hiện diện đầy khích lệ của Đấng Cứu Chuộc
không hề miễn cho chúng ta khỏi gánh vác thập giá. Sự hiện diện ấy là một ơn an
ủi giúp ta kết hiệp với Thiên Chúa, giúp ta sống và chịu đau khổ theo thánh ý
Thiên Chúa và vì ích lợi của anh chị em chúng ta.
Như
vậy, chúng ta thấy rằng Đức Kitô đã triển khai một sứ mạng có tính quan phòng để
phục vụ cho những người mà Chúa Cha đã trao cho Người. Người là Mục Tử Tốt
Lành.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY 29-4
THÁNH CATARINA SIÊNA, TRINH NỮ TIẾN SĨ HỘI
THÁNH
Cv 4, 32-37; Ga 3, 7b-15.
LỜI SUY NIỆM: “Như Môsê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ được
giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống như vậy.”
Chúa Giêsu đưa hình ảnh “Môsê giương cao con rắn trong
sa mạc để ai bị rắn cắn mà nhìn lên nó thì được cứu sống” Để cho Nicôđêmô dễ hiểu
và nhận ra Chúa bị đóng đinh vào Thập Giá và được giương cao trên Núi Sọ sau
này.Chính Thập Giá Đức Kitô sẽ cứu sống đối với bất cứ ai nhìn lên và tin là Đấng
cứu độ của mình thì sẽ được sự sống đời đời.
Lạy Chúa Giêsu. Xin Chúa cho mọi thành viên trong gia
đình chúng con luôn biết nhìn lên Thánh Giá Chúa với cử chỉ ghi dấu Thánh Giá
trên mình trước và sau mọi công việc chúng con làm, để cùng nhau tạ ơn và làm
vinh danh Chúa.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
29-04
Thánh
CATARINA THÀNH SIENA
Đồng
Trinh, Tiến Sĩ Hội Thánh (1347 - 1380)
Cartarina
sinh 1347 tại Siêna, là con út của một gia đình dông đảo, cha Ngài, ông Giacômô
là một thợ nhuộm giàu có, Mẹ Ngài Mônna Lapa là một người quản trị có nhiều khả
năng và giàu nghị lực của gia đình sống động này.
Cartarina
đã trải qua tuổi nhỏ thơ ấu bình thường với tính vui đặc biệt khác hẳn với các
anh chị. Nhưng với tuổi thanh xuân, Ngài đã say mê cầu nguyện trong cô tịch. Bà
Lapa rất bực mình và có thời bà coi Cartarina như một đứa con khó trị, vì cô đã
cưỡng lại sự hướng dẫn của mẹ trong những công việc như ăn mặc và giải trí, chống
đối cả những đề nghị thành hôn và luôn cương quyết trong ý tưởng trở nên một nữ
tu.
Ngay
hồi 7 tuổi, Cartarina đã khấn với Đức Trinh nữ rằng : Chúa Giêsu là vị hôn phu
duy nhất của mình. Lên 12 tuổi, cha mẹ muốn gả chồng cho Cartarina. Nhưng rồi
cha mẹ Ngài đã hiểu rằng: không thể thay đổi ý định của Ngài được. Đàng khác,
sau nhiều thử thách, cha mẹ Ngài phải cảm kích khi thấy Ngài vẫn dịu dàng tuân
phục trong những việc nặng nề và từ đó họ không chống lại tiếng gọi thần linh nữa.
Năm
16 tuổi, Cartarina được mặc áo dòng ba Đaminh. Luật lệ dòng cho phép Ngài mặc
áo đen trắng của dòng mà vẫn ở nhà với cha mẹ. Từ đó, trong 3 năm trời thánh
nhân chỉ rời phòng riêng khi đi lễ và xưng tội. Ngài chỉ nói chuyện với cha giải
tội của Ngài thôi. Sau này vị linh mục tốt lành này thú nhận rằng mình thường cảm
thấy thiếu khả năng để hứơng dẫn Cartarina.
Cũng trong thời gian này có khi thánh nhân chỉ ăn một muỗng cháo và ngủ vài giờ mỗi ngày. Những khó nhọc khổ chế thể xác ấy còn quá nhẹ so với cơn thử thách mà quỷ gây ra trong tâm hồn. Khi hết các thử thách, Chúa Giêsu hiện đến dưới hình dạng bê bết máu trên thánh giá. Thánh nhân trách: - Lạy Chúa, Chúa ở đâu khi con một mình chiến đấu với những dày vò kia ?
Cũng trong thời gian này có khi thánh nhân chỉ ăn một muỗng cháo và ngủ vài giờ mỗi ngày. Những khó nhọc khổ chế thể xác ấy còn quá nhẹ so với cơn thử thách mà quỷ gây ra trong tâm hồn. Khi hết các thử thách, Chúa Giêsu hiện đến dưới hình dạng bê bết máu trên thánh giá. Thánh nhân trách: - Lạy Chúa, Chúa ở đâu khi con một mình chiến đấu với những dày vò kia ?
Chúa
trả lời : - Cha vẫn phải với con.
-
Sao, Chúa ở giữa những tư tưởng kinh tởm làm nhơ nhớp linh hồn con sao ?
-
Nhưng những thử thách ấy đâu có làm cho con phiền muộn quá mức ?
-
Ôi, con kinh sợ và đau buồn quá mức ?
-
Đó, các tư tưởng ấy đã không thể làm nhơ uế hồn con vì con tởm gớm chúng. Chính
cha ngự trong lòng con và đã cho con ơn biết đau buồn vì chúng.
Chúa
Giêsu đã thưởng công cho lòng dũng cảm và trung tín của Cartarina bằng cuộc viếng
thăm này. Thánh nhân xin cho được kết hợp mật thiết với Chúa hơn. Trong một thị
kiến, Đức trinh Nữ đã cầm tay thánh nữ và Con Ngài đã xỏ vào tay thánh nữ một
chiếc nhẫn vàng và chỉ một mình thánh nữ trông thấy. Đây là Lễ Cưới nhiệm mầu.
Sau
biến cố đặc biệt này, thánh nữ bắt đầu chia sẻ mọi việc trong nhà, nuôi dưỡng bệnh
nhân và giúp đỡ những người nghèo. Người ta còn nhắc đến việc Ngài săn sóc cho
một người cùi và một người bị ung thư; để vượt qua sự ngại ngùng, Ngài dám hôn
vết thương tanh hôi của họ. Anh hùng săn sóc cho thể xác, chắc chắn Ngài cũng nhiệt
tình lo lắng cho linh hồn con người . Một phạm nhân cứng lòng đã hối cải sau lời
khuyên của thánh nữ, và lãnh nhận cái chết đạo đức trong tay thánh nữ.
Được
ơn thấu suốt các tâm hồn, thánh nhân đã trở nên nơi tập họp của một lớp người
đông đảo cầu thuộc đủ mọi thành phần. Họ bị lôi kéo bởi sự vui tươi lẫn đời sống
khổ hạnh của Ngài, bởi tính khí bình dân lẫn sự hiểu biết sâu sắc về đường
thiêng liêng, bởi nét đẹp bình dị của Ngài. Người ta gọi nhóm người qui tụ bên
Ngài là "Trường phái thần bí".
Với
ảnh hưởng lớn lao ấy, thánh Cartarina được mệnh danh là "Thiên thần hòa giải"
bởi những mối thù hận giữa gia đình không thể chống lại được ảnh hưởng của
Ngài. Ngài nói : - Ghen ghét người lân cận là chống đối lại Thiên Chúa, là hủy
diệt đối với người nuôi dưỡng nó, bởi vì ai sống trong ghen ghét, họ tự ghét bỏ
mình còn hơn là ghét bỏ thù nghịch nữa.
Trước
uy tín dặc biệt này của thánh nhân Bề trên đã đặt Ngài mang lời Chúa đến cho
dân chúng. Ngài dạy ở Siêng Pisa, Rôma. Mọi người đều ngạc nhiên khi thấy một người
con gái bình thường lại có thể diễn đạt tư tưởng như một nhà thần học và một
nhà triết học.
Trở
về phòng riêng, thánh nữ tiếp tục cuộc rao giảng Tin Mừng, khích lệ và nâng đỡ
các tâm hồn. Ngài viết thư cho các vua chúa và cho cả Đức giáo hoàng, các tu sĩ
vâng phục Ngài, các hiệp sĩ bày tỏ nỗi lòng với Ngài. Những việc hệ trọng nhất
được giao phó cho Ngài, một trật Ngài có thể đọc cho hai hay ba thơ ký viết về
những đề tài khác nhau. Bởi đó, Ngài đã giữ một vai trò lớn lao trong lịch sử,
mang lại an bình cho Giáo hội, ngăn chận cuộc nổi loạn ở Pisa và Tôscane. Ngài
là Thiên thần của Siêna trong cuộc nội chiến và dịch hạch. Nhiều thành phố nổi
dậy chống lại Đức giáo hoàng Gregoriô XI là Đấng rời tòa sang Pháp.
Tháng
5 năm 1376, Ngài sang Avignon nài nỉ Đức giáo hoàng trở về Rôma. Các thư từ của
Ngài thổi vào sự can đảm cần thiết cho cuộc trở về này. Khi cuộc nổi loạn ở
Florence bùng nổ, người ta bỗng thấy thánh Cartarina xuất hiện, quỳ dưới chân
thủ lãnh những người nổi loạn và nói: - Ông muốn tìm Cartarina phải không ? Nó
đây, nhưng xin đừng hại những người này.
Cảm
kích vì lòng gan dạ của thiếu nữ, người đứng đầu chấm dứt âm mưu nổi dậy.
Đức
giáo hoàng Grêgoriô XI bỏ Avignon ngày 13 tháng 9 năm 1376. Khi đức giáo hoàng
Gregoriô qua đời, Cartarina trở về Siena và đọc cho thơ ký viết cuốn: "Đối
thoại về Chúa quan phòng". Nhưng có sự chia rẽ, Ngài đứng về phía Urbanô
VI. Trong những bức thư đầy sinh lực, Ngài kêu gọi các vua Au châu vâng phục Đức
giáo hòang. Bốn trăm bức thư và cuốn sách thánh nhân để lại là một kho tàng lớn
lao trong các tác phẩm thiêng liêng.
Giữa
các hoạt động rực rỡ trên, thánh Cartarina đã phải chịu những đau đớn vô danh.
Chúng ta biết rằng: từ Chúa nhật thứ IV mùa chay năm 1375, Ngài đã được in năm
dấu thánh. Dấu chỉ lộ rõ sau khi Ngài qua đời.
Một
chiều tháng giêng năm1380, thánh nhân đã ngã bệnh trong khi đọc một lá thơ viết
cho đức giáo hoàng Urbanô. Phục hồi một phần, nhưng Ngài vẫn sống trong một cơn
hấp hối nhiệm màu, một chuộc chiến đấu với ma quỉ. Và Ngài ngã bệnh hôn mê lần
thứ hai khi đang cầu nguyện tại đền thờ thánh Phêrô và qua đời ba tuần sau vào
ngày 29 tháng 4 năm 1380.
Ngài
được mai táng dưới chân bàn thờ dòng Đaminh Santa Maria Sopra Minerva, nhưng đầu
Ngài sau này được dời về Siena. Tám mươi mốt năm sau Ngài được phong thánh.
Ngày
04 tháng 10 năm 1970, đức Phaolô VI đã tôn phong Ngài vào hàng tiến sĩ Hội
Thánh.
(daminhvn.net)
29
Tháng Tư
Chúc Lành Của Người
Cha
Ðức
Hồng Y Cardjin, vị sáng lập của phong trào Thanh Lao Công, đã tự thuật như sau:
"Tôi là con của giai cấp công nhân. Nếu tôi đã có thể trở thành linh mục,
là cũng nhờ cha tôi". Cha tôi là một công nhân nghèo. người đã phải hy
sinh để nuôi dưỡng những đứa con mà hẳn người đã hãnh diện. Tôi còn nhớ, khi
lên 13 tuổi, một buổi tối nọ, khi các anh chị của tôi đã lên giường đi ngủ, tôi
rón rén bước xuống nhà bếp. Tôi đến gần cha tôi. Người đang ngồi trầm ngâm với
chiếc ống điếu. Còn mẹ tôi thì đang khâu giày cho chúng tôi. Tôi rụt rè thưa với
cha tôi: "Thưa ba, con có thể tiếp tục học không?". Cha tôi trả lời:
"Con ơi, ở tuổi con ba đã phải đi làm rồi. Nay thì ba đã già và sức ba
cũng đã mòn".
Tôi
lấy hết can đảm để thuyết phục cha tôi: "Ba ơi, con nghĩ là Chúa đã gọi
con, con muốn tở thành linh mục".
Bình
thường cha tôi là một người ít biểu lộ tình cảm. Nhưng tối hôm đó, khi vừa nghe
tôi cho biết ý định làm linh mục, nước mắt người bỗng từ từ lăn trên gò má...
Và đôi tay của mẹ tôi cũng run lên vì xúc động.
Cuối
cùng, khi làm chủ được cơn xúc động, cha tôi mới thốt lên với tất cả cương quyết:
"Ba má đã hy sinh quá nhiều... Nhưng để cho một người con làm linh mục, ba
má nguyện sẽ tiếp tục hy sinh".
Mà
quảthực, cha mẹ tôi đã tiếp tục làm việc nhiều hơn nữa để tôi có thể tiếp tục học.
Vừa mãn trung học, 8 ngày trước khi lãnh thưởng cuối năm, tôi nhận được điện
tín nhắn tin cha tôi đau nặng.
Trên
giường hấp hối, cha tôi nhìn tôi mỉm cười: đó là chúc lành cuối cùng mà người
dành cho tôi. Người cha đáng thương, hy sinh cho đến chết để người con được trở
thành linh mục.
Sau
khi vuốt mắt người, tôi đã thề hứa sẽ hy sinh để trở thành linh mục, nhất là
linh mục cho giới công nhân.
Thiên
Chúa muốn gọi ai tùy Ngài muốn. Nhưng tiếng gọi ấy luôn được ngỏ với con người
trong một khung cảnh sống cụ thể. Khung cảnh ấy có thể là gia đình, là chợ búa,
là trường học, là chỗ làm việc... Có những khung cảnh thuận tiện, mà cũng có những
khung cảnh không thuận tiện. Có những nơi hạt giống ơn gọi được nảy mầm, vun xới.
Có những nơi hạt giống ấy bị bóp nghẹt...
Thiên
Chúa muốn gọi ai tùy Ngài muốn, nhưng kẻ được gọi luôn là người đang sống cùng
và sống với những người khác. Do đó, nếu không có sự nâng đỡ của những người
xung quanh, hạt giống ơn gọi cũng sẽ mai một dễ dàng...
Chúng
ta hãy cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Ý thức đầu tiên của
chúng ta trong ngày hôm nay phải là: ơn gọi là vấn đề của mọi người Kitô. Từ
gia đình, đến trường học, công sở... mọi người chúng ta đều có trách nhiệm nâng
đỡ và bảo vệ hạt giống ơn gọi mà Chúa muốn gieo vào lòng những người anh chị em
của chúng ta.
Thánh
Gioan Bosco đã nói: phần thưởng quan trọng nhất mà Chúa có thể dành cho mọi gia
đình Kitô, đó là kêu gọi một người con làm linh mục. Phần thưởng trọng đại ấy,
Chúa dành cho các gia đình có con cái tận hiến cho Chúa, nhưng Ngài cũng dành
cho tất cả những ai cách này hay cách khác biết cổ vũ, nâng đỡ và giúp phát triển
ơn kêu gọi...
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét