Giải đáp phụng vụ: Tại sao trong lời nguyện, đôi
khi "Thánh" (Sanctus) lại gọi là "Chân Phước” (Beatus)?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi đã nhận thấy rằng trong hầu như các lời nguyện của lễ chung các thánh, từ ngữ "Chân phước" được sử dụng thay cho từ ngữ "Thánh". Điều này làm cho tôi hơi bối rối. Thưa cha, liệu có là thích hợp để thay thế chữ “Thánh” bằng chữ “Chân phước” khi cử hành lễ một vị thánh không có phần lễ riêng không? - L. P., Tampa, Florida, Mỹ.
Đáp: Tôi tin rằng các người dịch thuật đã đi theo ở đây một bản dịch sát chữ của văn bản tiếng Latinh, vốn cũng phân biệt “Chân phước” và “Thánh”.
Sự phân biệt giữa một “Chân phước, Á thánh” và một “Thánh” là rất quan trọng trong quá trình phong thánh, và mỗi tình trạng có hệ quả phụng vụ chính xác, bởi vì việc tôn kính phụng vụ đối với một “Chân phước” là rất hạn chế. Tuy nhiên , trong bối cảnh của Sách lễ, các từ ngữ này thường được sử dụng như là đồng nghĩa cho các vị đã đạt đến vinh quang thiên đàng.
Trong khi sự phân biệt giữa “Chân phước” và “Thánh” có thể chưa được cao nhất trong tâm trí của các người dịch, người ta tưởng tượng rằng, một mối quan tâm cho việc làm cho các Lễ chung phù hợp với việc mừng lễ Chân phước và Thánh đóng một vai trò nào đó trong việc chọn lựa từ ngữ.
Chẳng hạn việc các người dịch đã thực hiện một sự lựa chọn khách quan có thể được nhìn thấy trong phần lễ chung của các Tiến Sĩ Giáo Hội. Bởi vì việc phong thánh là thiết yếu cho việc tôn làm Tiến sĩ Giáo Hội, do đó không thể có sự ngờ vực rằng có “Chân phước” trong trường hợp này. Lời nguyện nhập lễ của lễ chung này là:
"Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã ban cho Giáo Hội thánh (beatum) (Giám mục) Tiến sĩ T., xin Chúa ban ơn .... " (bản dịch của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám mục Việt nam).
Đôi khi cả hai từ ngữ được sử dụng trong cùng một lời nguyện. Thí dụ, trong phần lễ chung của một thánh, chúng ta có lời nguyện nhập lễ như sau:
"Lạy Chúa, để dọn đường cứu độ cho phận yếu hèn của chúng con, Chúa đã ban cho chúng con gương lành và sự trợ giúp của các thánh (Sanctis tuis), xin Chúa thương cho chúng con đang kính nhớ ngày sinh nhật trên trời của thánh (beati) T., biết noi gương người mà tiến đến cùng Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, …” (bản dịch, như trên).
Xem xét các thí dụ trên và nhiều thí dụ khác nữa, chúng tôi phải kết luận rằng việc dùng từ ngữ “Chân phước” là cố ý. Có thể là các người dịch cố ý dùng các chữ đồng nghĩa để phù hợp cho mọi trường hợp. Điều này có thể tạo ra sự nhầm lẫn nhỏ lúc này lúc khác, nhưng cũng là dịp tốt để đưa ra lời giải thích các từ ngữ. Cũng cần nhớ rằng đó là văn bản đã được phê duyệt, và do đó sẽ không là chính xác để thay thế từ ngữ “Chân Phước” bằng từ ngữ “Thánh” trong khi đọc lời nguyện.
Tuy nhiên, đáng chú ý là trong phần riêng lịch các thánh, Sách lễ còn có sự tùy chọn khác. Thí dụ, ngày 21-4 chúng ta cử hành lễ thánh An-xen-mô, nếu không trùng vào Tuần Bát Nhật Phục sinh.
Lời nguyện nhập lễ của thánh lễ này là như sau: “Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh (beato) giám mục An-xen-mô được ơn tìm hiểu và giảng dạy lẽ khôn ngoan siêu việt của Chúa" (bản dịch, như trên). Tuy nhiên, trong văn bản Latinh, chúng ta đọc: “Deus, qui Beato Anselmo episcopo".
Điều này thực chất là đúng cho mọi vị thánh trong lịch phổ quát. Chữ “Chân phước” (Blessed, Beatus) luôn được dịch là thánh. Chắc chắn rằng tất cả các vị có tên trong lịch phổ quát là Thánh, và từ ngữ “Chân phước” là không phổ biến trong bản tiếng Anh. Vì lý do này, sự lựa chọn tuân theo một luận lý nào đó.
Một sử dụng gần đây của từ ngữ “Chân Phước” là việc đưa cụm từ "Thánh (Beato) Giuse, bạn trăm năm Đức Trinh Nữ" vào các Kinh nguyện Thánh Thể II - IV. Trong trường hợp này, bản dịch được cung cấp bởi chính Tòa Thánh. Sự lựa chọn từ ngữ Chân phước Giuse thay vì từ ngữ Thánh Giuse trong tiếng Anh chắc chắn là phù hợp với sự lựa chọn trước đó, để nhắc đến các tông đồ là "Chân phước" trong Kinh nguyện Thánh Thể. Cùng một từ ngữ này đã được dịch là "Saint Joseph, Thánh Giuse" trong các bản dịch chính thức bằng tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha và Ba Lan. Tiếng Đức, cũng như tiếng Anh, sử dụng cùng một từ ngữ (seligen) cho Đức Maria và Thánh Giuse .
Cũng hoàn toàn có thể rằng, bất chấp các suy đoán của tôi, sự khác biệt là không quá hai đoạn được thực hiện bởi các người dịch khác nhau, và bạn đọc trên đây của chúng tôi là người đầu tiên nhận thấy sự khác biệt trong sự lựa chọn từ ngữ như vậy. (Zenit.org 15-4-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi đã nhận thấy rằng trong hầu như các lời nguyện của lễ chung các thánh, từ ngữ "Chân phước" được sử dụng thay cho từ ngữ "Thánh". Điều này làm cho tôi hơi bối rối. Thưa cha, liệu có là thích hợp để thay thế chữ “Thánh” bằng chữ “Chân phước” khi cử hành lễ một vị thánh không có phần lễ riêng không? - L. P., Tampa, Florida, Mỹ.
Đáp: Tôi tin rằng các người dịch thuật đã đi theo ở đây một bản dịch sát chữ của văn bản tiếng Latinh, vốn cũng phân biệt “Chân phước” và “Thánh”.
Sự phân biệt giữa một “Chân phước, Á thánh” và một “Thánh” là rất quan trọng trong quá trình phong thánh, và mỗi tình trạng có hệ quả phụng vụ chính xác, bởi vì việc tôn kính phụng vụ đối với một “Chân phước” là rất hạn chế. Tuy nhiên , trong bối cảnh của Sách lễ, các từ ngữ này thường được sử dụng như là đồng nghĩa cho các vị đã đạt đến vinh quang thiên đàng.
Trong khi sự phân biệt giữa “Chân phước” và “Thánh” có thể chưa được cao nhất trong tâm trí của các người dịch, người ta tưởng tượng rằng, một mối quan tâm cho việc làm cho các Lễ chung phù hợp với việc mừng lễ Chân phước và Thánh đóng một vai trò nào đó trong việc chọn lựa từ ngữ.
Chẳng hạn việc các người dịch đã thực hiện một sự lựa chọn khách quan có thể được nhìn thấy trong phần lễ chung của các Tiến Sĩ Giáo Hội. Bởi vì việc phong thánh là thiết yếu cho việc tôn làm Tiến sĩ Giáo Hội, do đó không thể có sự ngờ vực rằng có “Chân phước” trong trường hợp này. Lời nguyện nhập lễ của lễ chung này là:
"Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đã ban cho Giáo Hội thánh (beatum) (Giám mục) Tiến sĩ T., xin Chúa ban ơn .... " (bản dịch của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám mục Việt nam).
Đôi khi cả hai từ ngữ được sử dụng trong cùng một lời nguyện. Thí dụ, trong phần lễ chung của một thánh, chúng ta có lời nguyện nhập lễ như sau:
"Lạy Chúa, để dọn đường cứu độ cho phận yếu hèn của chúng con, Chúa đã ban cho chúng con gương lành và sự trợ giúp của các thánh (Sanctis tuis), xin Chúa thương cho chúng con đang kính nhớ ngày sinh nhật trên trời của thánh (beati) T., biết noi gương người mà tiến đến cùng Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, …” (bản dịch, như trên).
Xem xét các thí dụ trên và nhiều thí dụ khác nữa, chúng tôi phải kết luận rằng việc dùng từ ngữ “Chân phước” là cố ý. Có thể là các người dịch cố ý dùng các chữ đồng nghĩa để phù hợp cho mọi trường hợp. Điều này có thể tạo ra sự nhầm lẫn nhỏ lúc này lúc khác, nhưng cũng là dịp tốt để đưa ra lời giải thích các từ ngữ. Cũng cần nhớ rằng đó là văn bản đã được phê duyệt, và do đó sẽ không là chính xác để thay thế từ ngữ “Chân Phước” bằng từ ngữ “Thánh” trong khi đọc lời nguyện.
Tuy nhiên, đáng chú ý là trong phần riêng lịch các thánh, Sách lễ còn có sự tùy chọn khác. Thí dụ, ngày 21-4 chúng ta cử hành lễ thánh An-xen-mô, nếu không trùng vào Tuần Bát Nhật Phục sinh.
Lời nguyện nhập lễ của thánh lễ này là như sau: “Lạy Chúa, Chúa đã ban cho thánh (beato) giám mục An-xen-mô được ơn tìm hiểu và giảng dạy lẽ khôn ngoan siêu việt của Chúa" (bản dịch, như trên). Tuy nhiên, trong văn bản Latinh, chúng ta đọc: “Deus, qui Beato Anselmo episcopo".
Điều này thực chất là đúng cho mọi vị thánh trong lịch phổ quát. Chữ “Chân phước” (Blessed, Beatus) luôn được dịch là thánh. Chắc chắn rằng tất cả các vị có tên trong lịch phổ quát là Thánh, và từ ngữ “Chân phước” là không phổ biến trong bản tiếng Anh. Vì lý do này, sự lựa chọn tuân theo một luận lý nào đó.
Một sử dụng gần đây của từ ngữ “Chân Phước” là việc đưa cụm từ "Thánh (Beato) Giuse, bạn trăm năm Đức Trinh Nữ" vào các Kinh nguyện Thánh Thể II - IV. Trong trường hợp này, bản dịch được cung cấp bởi chính Tòa Thánh. Sự lựa chọn từ ngữ Chân phước Giuse thay vì từ ngữ Thánh Giuse trong tiếng Anh chắc chắn là phù hợp với sự lựa chọn trước đó, để nhắc đến các tông đồ là "Chân phước" trong Kinh nguyện Thánh Thể. Cùng một từ ngữ này đã được dịch là "Saint Joseph, Thánh Giuse" trong các bản dịch chính thức bằng tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha và Ba Lan. Tiếng Đức, cũng như tiếng Anh, sử dụng cùng một từ ngữ (seligen) cho Đức Maria và Thánh Giuse .
Cũng hoàn toàn có thể rằng, bất chấp các suy đoán của tôi, sự khác biệt là không quá hai đoạn được thực hiện bởi các người dịch khác nhau, và bạn đọc trên đây của chúng tôi là người đầu tiên nhận thấy sự khác biệt trong sự lựa chọn từ ngữ như vậy. (Zenit.org 15-4-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét