Đức Phanxicô khai mạc sáng kiến 24 giờ bằng
việc đi xưng tội công khai
Đức Phanxicô lại một lần nữa gây kinh ngạc lúc
ngài, trước khi giải tội cho tín hữu, đã qùi gối xưng tội trước mặt công chúng,
một việc làm, dường như khó có vị tiền nhiệm nào từng làm.
Sở thông tin của Tòa Thánh ngụ ý cho thấy ngài muốn “chứng tỏ tầm quan trọng ngài dành cho bí tích hòa giải, vốn được gọi là bí tích xưng tội”.
Thực vậy, Sở Thông Tin cho hay sáng ngày 28 tháng Ba, tại Đại Sảnh Chúc Lành, ngài đã gặp 600 tham dự viên khóa hội học thường niên về tòa trong của Bộ Ân Giải Tông Tòa (Apostolic Penitentiary). Trong một phần tư thế kỷ qua, bộ này đã tổ chức khóa hội học này, đặc biệt dành cho các tân linh mục và phó tế, để giúp họ trở thành các vị giải tội tốt.
Xưng tội là một trải nghiệm yêu thương và nhân từ, không phải là tòa kết án
Trong bài diễn văn, Đức Phanxicô khuyến khích các tham dự viên “trân quí kinh nghiệm nhận được bằng một tính sáng tạo khôn ngoan, hòng giúp Giáo Hội và các cha giải tội thi hành thừa tác vụ nhân từ của họ, một thừa tác vụ hết sức quan trọng”. Ngài đưa ra ba điểm quan trọng đề suy niệm về phép xưng tội.
“Trước hết, tác nhân của thừa tác vụ Hòa Giải là Chúa Thánh Thần. Sự tha thứ mà Bí Tích này đem tới là sự sống mới được Chúa Phục Sinh thông ban qua Chúa Thánh Thần… Bởi thế, các con luôn có bổn phận trở thành ‘người của Chúa Thánh Thần’, chứng nhân và người công bố, hân hoan và mạnh mẽ, của Chúa Phục Sinh”.
Giám Mục Rôma khuyến khích họ chào đón hối nhân “không phải với thái độ của một quan tòa, thậm chí cả thái độ của một người chỉ là bạn, nhưng là với tình yêu của Thiên Chúa… Trái tim một linh mục là trái tim có khả năng được đánh động, mủi lòng… Nếu truyền thống đúng khi nói tới vai trò kép làm thầy thuốc và làm quan tòa của các vị giải tội, thì ta không bao giờ được quên rằng thầy thuốc thì chữa bệnh còn quan tòa thì giải án”.
Điều thứ hai được Đức Phanxicô giải thích như sau: “nếu Hòa Giải thông ban sự sống mới của Chúa Phục Sinh và đổi mới ơn phúc rửa tội, thì nhiệm vụ của các con là ban điều này một cách quảng đại cho anh chị em mình. Linh mục nào không lưu tâm tới khía cạnh này của thừa tác vụ… cũng giống như người chăn chiên không lưu tâm tới con chiên lạc của mình… Nhưng lòng xót thương ở ngay chính tâm điểm của Tin Mừng! Tin mừng là Thiên Chúa yêu thương ta, Người luôn yêu thương người tội lỗi, và với tình yêu này, Người lôi kéo con người tới Người và mời gọi họ trở lại. Chúng ta không được quên rằng người tín hữu thường khó khăn lắm mới lãnh nhận được Bí Tích này, cả vì các lý do thực tiễn lẫn nỗi khó khăn tự nhiên là phải xưng thú tội lỗi mình cho một con người khác. Do đó, điều cần là phải cố gắng nhiều về phía chúng ta, về phía nhân tính của ta, để đừng bao giờ là một trở ngại nhưng phải làm dễ phương thức xót thương và tha thứ… Xưng tội không phải là một tòa kết án, mà đúng hơn là một trải nghiệm yêu thương và nhân từ!”
Cuối cùng, Đức Phanxicô nhắc đến các khó khăn thường gặp trong phép xưng tội. “Có nhiều lý do, vừa có tính lịch sử vừa có tính linh đạo. Tuy nhiên, ta biết rằng Chúa muốn hiến cho Giáo Hội ơn phúc mênh mông này, đem đến cho người đã chịu phép rửa niềm chắc chắn được ơn tha thứ của Chúa Cha. Vì lý do này, điều rất quan trọng là cần phải hết sức lưu tâm tới việc cử hành Bí Tích tha thứ và cứu rỗi này tại mọi cộng đồng giáo phận và giáo xứ. Điều chủ yếu là trong mọi giáo xứ, người tín hữu phải biết khi nào họ có thể tìm được các linh mục sẵn sàng: khi nào có tin tưởng, hoa trái sẽ tỏ tường”.
Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt tha thứ cho ta
Cũng ngày 28 tháng Ba, tại Nhà Thánh Mácta, nhân suy niệm bài đọc thứ nhất trích từ Tiên Tri Hôsêa, tức đoạn Thiên Chúa kêu gọi dân Israel trở về để được tha thứ “Hỡi Israel, hãy trở về với Chúa, Thiên Chúa ngươi; ngươi đã ngã quị vì tội lỗi. Hãy mang theo lời và trở về với Chúa”, Đức Phanxicô cho hay: đây là những lời Cha nói với con.
Ngài nói: “Đây là trái tim Cha chúng ta, Thiên Chúa là như thế này: Người không mỏi mệt, Người quả tình không bao giờ mỏi mệt! Hàng bao thế kỷ qua, Người từng hành động như thế này, với biết bao vụ bội giáo, với biết bao vụ bội giáo của con người. Người luôn quay lại, vì Thiên Chúa của ta là Thiên Chúa sẵn sàng chờ đợi. Từ buổi chiều hôm ấy tại Địa Đàng, Adong đã lìa bỏ Địa Đàng này mang theo một hình phạt và một lời hứa. Người luôn trung tín, Chúa luôn trung tín với lời Người hứa, vì Người đâu có thể bác bỏ chính Người. Người luôn trung tín. Nên Người chờ đợi tất cả chúng ta, dọc dài suốt dòng lịch sử. Người là Thiên Chúa sẵn sàng chờ đợi chúng ta, luôn luôn”.
Sau đó, Đức Phanxicô quay sang nhắc tới dụ ngôn đứa con trai hoang đàng, trong đó, người cha, khi thấy đứa con trở về, chạy vội tới ôm chầm lấy nó. So sánh bài đọc thứ nhất với dụ ngôn, Đức Phanxicô nói rằng Thiên Chúa cũng như thế; ngài mời gọi những người hiện diện hãy tự nhận ra tình âu yếm của Thiên Chúa.
Ngài nói: “Thiên Chúa chờ đợi và Thiên Chúa cũng tha thứ nữa. Người là Thiên Chúa xót thương: Người không mỏi mệt tha thứ cho ta. Ta mới là người mỏi mệt trong việc xin tha thứ, còn Người, Người không bao giờ mỏi mệt cả. Bẩy mươi bẩy lần bẩy; luôn tiến trước với lòng tha thứ. Và nếu xét theo quan điểm buôn bán, thì cán cân kể là tiêu cực. Người luôn luôn thua: Người thua trong bàn cân mọi sự, nhưng thắng trong yêu thương”.
Khi làm thế, Thiên Chúa là người đầu tiên thi hành trọn vẹn giới răn yêu thương. Kết luận bài giảng lễ, Đức Phanxicô khuyến khích tín hữu tìm kiếm sự tha thứ của Thiên Chúa, Đấng vốn hân hoan mở tiệc mừng khi có người quay về với Người. Ngài nói: “Người sẽ tổ chức tiệc mừng cho anh chị em. Vẻ sáng lạn của Người sẽ như cây ôliu và hương thơm của Người sẽ như trắc bá Libăng. Cuộc đời mọi người, mọi người nam nữ nào có can đảm tiến gần lại Chúa, sẽ tìm được niềm vui từ tiệc tùng của Người”.
Sáng Kiến 24 giờ
Nên nhớ các hoạt động trên của Đức Phanxicô đã mở đầu cho chiến dịch 24 giờ dành cho việc xưng tội và cầu nguyện mà ngài đã công bố tuần trước. 24 giờ này bắt đầu chiều thứ Sáu tại Rôma và chấm dứt hôm thứ Bẩy.
Các giáo phận khắp thế giới đã đáp ứng lời kêu gọi của Đức Phanxicô bằng cách tổ chức 24 giờ riêng của họ, với các linh mục sẵn sàng ngồi giải tội suốt thời gian này.
Thực thế, theo Sergio Mora của hãng tin Zenit, Đức TGM Salvatore Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, cho hay: “Sáng Kiến 24 Giờ đang được hưởng ứng rầm rộ… Hàng trăm địa điểm đã tường trình cho chúng tôi sự tham gia của họ và chúng tôi biết rằng còn nhiều nơi khác cũng thực hiện sáng kiến này nhưng chưa thông báo cho chúng tôi”.
Ngài có đầy đủ danh sách các nơi tham gia trong tay. Và theo ngài, có một mối liên hệ mật thiết giữa việc tân phúc âm hóa và việc xưng tội, điều mà các nghị phụ của THĐ về Tân Phúc Hóa vốn nhấn mạnh. Trong THĐ này, “nhiều nghị phụ nhấn mạnh rằng bí tích hòa giải phải là bí tích của tân phúc âm hóa”. Các nghị phụ khẩn khoản và đã viết một đề xuất như sau ‘ước ao một điều là tại mỗi giáo phận ít nhất có một nơi được mọi người biết đến tại đó luôn có một linh mục nhiệt thành để tiếp nhận người ta và ban cho họ bí tích hoà giải và là dấu chỉ lòng Chúa thương xót”.
Đức TGM Fisichella còn nói thêm rằng “trong bí tích này, phúc âm hóa có một điềm qui chiếu quan trọng, vì nó là một trợ giúp vươn tới trái tim con người hiện đại, những người được mời gọi suy nghĩ về đời mình, về những hạn chế của họ, về tội lỗi của họ và nhờ thế cảm nhận được nhu cầu trở về khi đối diện với việc công bố Tin Mừng”.
Được hỏi tại sao Đức Phanxicô nhấn mạnh tới việc nay là thời của xót thương, Đức TGM Fisichella trả lời: “nay là thời của xót thương vì nó là thời trong đó có nhiều yếu đuối hơn và người ta ý thức được sự yếu đuối này nhiều hơn. Đó là sự yếu đuối đang trở thành gần như có tính cơ cấu, một yếu đuối trong tư duy được phản ảnh trong sự yếu đuối của tác phong và cả trong khủng hoảng của con người, những con người đang cảm nghiệm một hình thức nghèo nàn chưa từng được biết đến trước đây, xét về trọng lượng và độ rộng dài, nhưng cũng là dấu chỉ sự hiện diện lớn hơn của linh đạo. Nơi nào có yếu đuối, các dấu chỉ hy vọng phải được mang tới và cả việc công bố Tin Mừng, lòng xót thương nữa; vấn đề là như thế”.
Sở thông tin của Tòa Thánh ngụ ý cho thấy ngài muốn “chứng tỏ tầm quan trọng ngài dành cho bí tích hòa giải, vốn được gọi là bí tích xưng tội”.
Thực vậy, Sở Thông Tin cho hay sáng ngày 28 tháng Ba, tại Đại Sảnh Chúc Lành, ngài đã gặp 600 tham dự viên khóa hội học thường niên về tòa trong của Bộ Ân Giải Tông Tòa (Apostolic Penitentiary). Trong một phần tư thế kỷ qua, bộ này đã tổ chức khóa hội học này, đặc biệt dành cho các tân linh mục và phó tế, để giúp họ trở thành các vị giải tội tốt.
Xưng tội là một trải nghiệm yêu thương và nhân từ, không phải là tòa kết án
Trong bài diễn văn, Đức Phanxicô khuyến khích các tham dự viên “trân quí kinh nghiệm nhận được bằng một tính sáng tạo khôn ngoan, hòng giúp Giáo Hội và các cha giải tội thi hành thừa tác vụ nhân từ của họ, một thừa tác vụ hết sức quan trọng”. Ngài đưa ra ba điểm quan trọng đề suy niệm về phép xưng tội.
“Trước hết, tác nhân của thừa tác vụ Hòa Giải là Chúa Thánh Thần. Sự tha thứ mà Bí Tích này đem tới là sự sống mới được Chúa Phục Sinh thông ban qua Chúa Thánh Thần… Bởi thế, các con luôn có bổn phận trở thành ‘người của Chúa Thánh Thần’, chứng nhân và người công bố, hân hoan và mạnh mẽ, của Chúa Phục Sinh”.
Giám Mục Rôma khuyến khích họ chào đón hối nhân “không phải với thái độ của một quan tòa, thậm chí cả thái độ của một người chỉ là bạn, nhưng là với tình yêu của Thiên Chúa… Trái tim một linh mục là trái tim có khả năng được đánh động, mủi lòng… Nếu truyền thống đúng khi nói tới vai trò kép làm thầy thuốc và làm quan tòa của các vị giải tội, thì ta không bao giờ được quên rằng thầy thuốc thì chữa bệnh còn quan tòa thì giải án”.
Điều thứ hai được Đức Phanxicô giải thích như sau: “nếu Hòa Giải thông ban sự sống mới của Chúa Phục Sinh và đổi mới ơn phúc rửa tội, thì nhiệm vụ của các con là ban điều này một cách quảng đại cho anh chị em mình. Linh mục nào không lưu tâm tới khía cạnh này của thừa tác vụ… cũng giống như người chăn chiên không lưu tâm tới con chiên lạc của mình… Nhưng lòng xót thương ở ngay chính tâm điểm của Tin Mừng! Tin mừng là Thiên Chúa yêu thương ta, Người luôn yêu thương người tội lỗi, và với tình yêu này, Người lôi kéo con người tới Người và mời gọi họ trở lại. Chúng ta không được quên rằng người tín hữu thường khó khăn lắm mới lãnh nhận được Bí Tích này, cả vì các lý do thực tiễn lẫn nỗi khó khăn tự nhiên là phải xưng thú tội lỗi mình cho một con người khác. Do đó, điều cần là phải cố gắng nhiều về phía chúng ta, về phía nhân tính của ta, để đừng bao giờ là một trở ngại nhưng phải làm dễ phương thức xót thương và tha thứ… Xưng tội không phải là một tòa kết án, mà đúng hơn là một trải nghiệm yêu thương và nhân từ!”
Cuối cùng, Đức Phanxicô nhắc đến các khó khăn thường gặp trong phép xưng tội. “Có nhiều lý do, vừa có tính lịch sử vừa có tính linh đạo. Tuy nhiên, ta biết rằng Chúa muốn hiến cho Giáo Hội ơn phúc mênh mông này, đem đến cho người đã chịu phép rửa niềm chắc chắn được ơn tha thứ của Chúa Cha. Vì lý do này, điều rất quan trọng là cần phải hết sức lưu tâm tới việc cử hành Bí Tích tha thứ và cứu rỗi này tại mọi cộng đồng giáo phận và giáo xứ. Điều chủ yếu là trong mọi giáo xứ, người tín hữu phải biết khi nào họ có thể tìm được các linh mục sẵn sàng: khi nào có tin tưởng, hoa trái sẽ tỏ tường”.
Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt tha thứ cho ta
Cũng ngày 28 tháng Ba, tại Nhà Thánh Mácta, nhân suy niệm bài đọc thứ nhất trích từ Tiên Tri Hôsêa, tức đoạn Thiên Chúa kêu gọi dân Israel trở về để được tha thứ “Hỡi Israel, hãy trở về với Chúa, Thiên Chúa ngươi; ngươi đã ngã quị vì tội lỗi. Hãy mang theo lời và trở về với Chúa”, Đức Phanxicô cho hay: đây là những lời Cha nói với con.
Ngài nói: “Đây là trái tim Cha chúng ta, Thiên Chúa là như thế này: Người không mỏi mệt, Người quả tình không bao giờ mỏi mệt! Hàng bao thế kỷ qua, Người từng hành động như thế này, với biết bao vụ bội giáo, với biết bao vụ bội giáo của con người. Người luôn quay lại, vì Thiên Chúa của ta là Thiên Chúa sẵn sàng chờ đợi. Từ buổi chiều hôm ấy tại Địa Đàng, Adong đã lìa bỏ Địa Đàng này mang theo một hình phạt và một lời hứa. Người luôn trung tín, Chúa luôn trung tín với lời Người hứa, vì Người đâu có thể bác bỏ chính Người. Người luôn trung tín. Nên Người chờ đợi tất cả chúng ta, dọc dài suốt dòng lịch sử. Người là Thiên Chúa sẵn sàng chờ đợi chúng ta, luôn luôn”.
Sau đó, Đức Phanxicô quay sang nhắc tới dụ ngôn đứa con trai hoang đàng, trong đó, người cha, khi thấy đứa con trở về, chạy vội tới ôm chầm lấy nó. So sánh bài đọc thứ nhất với dụ ngôn, Đức Phanxicô nói rằng Thiên Chúa cũng như thế; ngài mời gọi những người hiện diện hãy tự nhận ra tình âu yếm của Thiên Chúa.
Ngài nói: “Thiên Chúa chờ đợi và Thiên Chúa cũng tha thứ nữa. Người là Thiên Chúa xót thương: Người không mỏi mệt tha thứ cho ta. Ta mới là người mỏi mệt trong việc xin tha thứ, còn Người, Người không bao giờ mỏi mệt cả. Bẩy mươi bẩy lần bẩy; luôn tiến trước với lòng tha thứ. Và nếu xét theo quan điểm buôn bán, thì cán cân kể là tiêu cực. Người luôn luôn thua: Người thua trong bàn cân mọi sự, nhưng thắng trong yêu thương”.
Khi làm thế, Thiên Chúa là người đầu tiên thi hành trọn vẹn giới răn yêu thương. Kết luận bài giảng lễ, Đức Phanxicô khuyến khích tín hữu tìm kiếm sự tha thứ của Thiên Chúa, Đấng vốn hân hoan mở tiệc mừng khi có người quay về với Người. Ngài nói: “Người sẽ tổ chức tiệc mừng cho anh chị em. Vẻ sáng lạn của Người sẽ như cây ôliu và hương thơm của Người sẽ như trắc bá Libăng. Cuộc đời mọi người, mọi người nam nữ nào có can đảm tiến gần lại Chúa, sẽ tìm được niềm vui từ tiệc tùng của Người”.
Sáng Kiến 24 giờ
Nên nhớ các hoạt động trên của Đức Phanxicô đã mở đầu cho chiến dịch 24 giờ dành cho việc xưng tội và cầu nguyện mà ngài đã công bố tuần trước. 24 giờ này bắt đầu chiều thứ Sáu tại Rôma và chấm dứt hôm thứ Bẩy.
Các giáo phận khắp thế giới đã đáp ứng lời kêu gọi của Đức Phanxicô bằng cách tổ chức 24 giờ riêng của họ, với các linh mục sẵn sàng ngồi giải tội suốt thời gian này.
Thực thế, theo Sergio Mora của hãng tin Zenit, Đức TGM Salvatore Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, cho hay: “Sáng Kiến 24 Giờ đang được hưởng ứng rầm rộ… Hàng trăm địa điểm đã tường trình cho chúng tôi sự tham gia của họ và chúng tôi biết rằng còn nhiều nơi khác cũng thực hiện sáng kiến này nhưng chưa thông báo cho chúng tôi”.
Ngài có đầy đủ danh sách các nơi tham gia trong tay. Và theo ngài, có một mối liên hệ mật thiết giữa việc tân phúc âm hóa và việc xưng tội, điều mà các nghị phụ của THĐ về Tân Phúc Hóa vốn nhấn mạnh. Trong THĐ này, “nhiều nghị phụ nhấn mạnh rằng bí tích hòa giải phải là bí tích của tân phúc âm hóa”. Các nghị phụ khẩn khoản và đã viết một đề xuất như sau ‘ước ao một điều là tại mỗi giáo phận ít nhất có một nơi được mọi người biết đến tại đó luôn có một linh mục nhiệt thành để tiếp nhận người ta và ban cho họ bí tích hoà giải và là dấu chỉ lòng Chúa thương xót”.
Đức TGM Fisichella còn nói thêm rằng “trong bí tích này, phúc âm hóa có một điềm qui chiếu quan trọng, vì nó là một trợ giúp vươn tới trái tim con người hiện đại, những người được mời gọi suy nghĩ về đời mình, về những hạn chế của họ, về tội lỗi của họ và nhờ thế cảm nhận được nhu cầu trở về khi đối diện với việc công bố Tin Mừng”.
Được hỏi tại sao Đức Phanxicô nhấn mạnh tới việc nay là thời của xót thương, Đức TGM Fisichella trả lời: “nay là thời của xót thương vì nó là thời trong đó có nhiều yếu đuối hơn và người ta ý thức được sự yếu đuối này nhiều hơn. Đó là sự yếu đuối đang trở thành gần như có tính cơ cấu, một yếu đuối trong tư duy được phản ảnh trong sự yếu đuối của tác phong và cả trong khủng hoảng của con người, những con người đang cảm nghiệm một hình thức nghèo nàn chưa từng được biết đến trước đây, xét về trọng lượng và độ rộng dài, nhưng cũng là dấu chỉ sự hiện diện lớn hơn của linh đạo. Nơi nào có yếu đuối, các dấu chỉ hy vọng phải được mang tới và cả việc công bố Tin Mừng, lòng xót thương nữa; vấn đề là như thế”.
3/28/2014(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét