Phòng
Tiệc Ly là nơi Giáo Hội khai sinh và từ đó chảy ra con suối bác ái trở thành
dòng sông lớn
Phòng Tiệc Ly là nơi Giáo Hội khai sinh và từ
đó chảy ra con suối bác ái trở thành dòng sông lớn. Nó nhắc nhớ hy lễ, việc phục
vụ, tình bạn, sự chia sẻ, tình huynh đệ,
sự hòa hợp và bình an. Từ Phòng Tiệc Ly Giáo Hội đã khởi hành với Bánh được bẻ ra giữa các bàn tay, với các vết
thương của Chúa Giêsu trong đôi mắt, và Chúa Thánh Thần tình yêu trong con tim.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ đồng tế với các Hồng Y, Thượng Phụ và Giám Mục trong Phòng Tiệc Ly lúc 17 giờ 20 chiều thứ hai 26-5-2014. Đây cũng là Sinh hoạt cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngày thứ ba viếng thăm Thánh Địa.
Sau khi gặp các linh mục tu sĩ nam nữ trong Vương cung thánh đường Giệtsêmani, Đức Thánh Cha đã trồng một cây ô liu bên cạnh cây ô liu Đức Phaolô VI đã trồng cách đây 50 năm trong vườn Cây Dầu. Tiếp đến ngài đã đi xe tới Phòng Tiệc Ly nằm cách đó 2 cây số trong thành cổ Giêrusalem.
Phòng Tiệc Ly là chiếc nôi của Giáo Hội khai sinh, nơi Chúa Giêsu Kitô đã thành lập chức Linh Mục, các Bí tích Thánh Thể và Hòa Giải. Từ ”Coenaculum” tiếng La tinh ám chỉ nơi dùng bữa tối, nhưng nói chung nó ám chỉ tầng trên nơi tiếp khách trong nhà. Sự xác thực của Phòng Tiệc Ly đã rất cổ xưa, từ thế kỷ thứ III. Vào thế kỷ thứ IV có một nhà thờ mới được xây gần Phòng Tiệc Ly gọi là nhà thờ ”Thánh Sion”. Năm 614 nhà thờ này bị người Hồi tàn phá, khi người Hồi xâm lăng Thánh Địa. Nó được tái thiết rồi lại bị người Hồi phá hủy. Khi Đạo Binh Thập Tự tới Thánh Địa, nhà thờ ở trong tình trạng đổ nát, chỉ trừ nhà nguyện nguyện hai tầng của Phòng Tiệc Ly. Đạo Binh Thập Tự Kitô đã xây một vương cung thánh đường ba gian dọc gồm ”Phòng bên trên, tức Nhà nguyện Tiệc Ly, ”nơi Đức Maria ngủ” và một nhà nguyện bên dưới kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ.
Năm 1187 thành Giêrsusalem bị thất thủ và rơi vào tay Saladino. Người Hồi cho phép kitô hữu hành hương thăm viếng và các linh mục có thể cử hành thánh lễ trong Phòng Tiệc Ly. Khi các tu sĩ Phanxicô tới Thánh Địa năm 1335 vương cung thánh đường do Đạo binh Thập tự xây bị bỏ hoang và hầu như bị tàn phá hoàn toàn. Sau nhiều thương thuyết dài và khó khăn với Sultan Ai Cập và trả một số tiền rất lớn, vua Roberto của vương quốc Napoli và hoàng hậu Sancia đã thành công trong việc giao cho các tu sĩ dòng Phanxicô trông coi Nhà Tiệc Ly. Các tu sĩ tái thiết với sự trợ giúp của các nghệ sĩ đảo Chypre, theo mô hình đầu tiên hai tầng. Các tu sĩ cũng xây một tu viện bên cạnh cho các anh em đặc trách quản trị các nơi thánh tại Giêrusalem và Bếtlêhem. Cha bề trên tu viện được nhận chức là ”Người canh giữ Núi Sion”.
Năm 1524 người Hồi chiếm các phòng bên dưới Phòng Tiệc Ly, vì cho đó là ”Mộ của ngôn sứ Đavít”. Tiếp đến đế quốc Ottoman ra sắc lệnh lấy lại cả Phòng Tiệc Ly ở tầng trên, và buộc các tu sĩ Phanxicô phải bỏ cả tu viện bên cạnh. Phòng Tiệc Ly bị biến thành đền thờ Hồi giáo, và chính quyền hồi cấm các kitô hữu lui tới nơi này.
Trong phòng bên dưới có một mộ kỷ niệm không hài cốt gọi là ”Mộ vua Đavít”, là đích điểm hành hương của tín hữu Do thái có khuynh hướng quốc gia, cả khi thiếu nền tảng lịch sử và khảo cổ liên quan tới mộ vua Đavít tại đây. Nhà nguyện phía trước, xưa kia là nhà nguyện ghi nhớ biến cố Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, biến thành hội đường do thái.
Nhà nguyện Tiệc Ly bên trên dài 15,3 mét rộng 9,4 mét được tái thiết theo kiểu Gôtích hồi thế kỷ XIV, có một cầu thang nối liền tầng dưới với tầng trên gồm 8 bậc dẫn lên nhà nguyện kỷ niệm biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống. Người ta cũng thấy cái ”Mihrab” xây năm 1929, khi nhà nguyện bị biến thành đền thờ Hồi giáo, chỉ cho tín hữu Hồi giáo thấy hướng thành phố La Mecca. Đức Phaolô VI đã cầu nguyuện tại đây ngày mùng 5 tháng giêng năm 1964, Đức Gioan Phaolô II đã dâng thánh lễ tại đây ngày 23 tháng 3 năm 2000, và Đức Biển Đức XVI ngày 12 tháng 5 năm 2009.
Hiện nay Phòng Tiệc Ly là sở hữu của chính quyền Israel, nhưng nằm dưới quyền tài phán của Ủy ban hồi quản trị các nơi thánh Hồi giáo của Giordania và chỉ được dùng cho cac lễ nghi tôn giáo, và vua Abdullah II là thủ lãnh tối cao của Ủy ban này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ đồng tế với các Hồng Y, Thượng Phụ và Giám Mục trong Phòng Tiệc Ly lúc 17 giờ 20 chiều thứ hai 26-5-2014. Đây cũng là Sinh hoạt cuối cùng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong ngày thứ ba viếng thăm Thánh Địa.
Sau khi gặp các linh mục tu sĩ nam nữ trong Vương cung thánh đường Giệtsêmani, Đức Thánh Cha đã trồng một cây ô liu bên cạnh cây ô liu Đức Phaolô VI đã trồng cách đây 50 năm trong vườn Cây Dầu. Tiếp đến ngài đã đi xe tới Phòng Tiệc Ly nằm cách đó 2 cây số trong thành cổ Giêrusalem.
Phòng Tiệc Ly là chiếc nôi của Giáo Hội khai sinh, nơi Chúa Giêsu Kitô đã thành lập chức Linh Mục, các Bí tích Thánh Thể và Hòa Giải. Từ ”Coenaculum” tiếng La tinh ám chỉ nơi dùng bữa tối, nhưng nói chung nó ám chỉ tầng trên nơi tiếp khách trong nhà. Sự xác thực của Phòng Tiệc Ly đã rất cổ xưa, từ thế kỷ thứ III. Vào thế kỷ thứ IV có một nhà thờ mới được xây gần Phòng Tiệc Ly gọi là nhà thờ ”Thánh Sion”. Năm 614 nhà thờ này bị người Hồi tàn phá, khi người Hồi xâm lăng Thánh Địa. Nó được tái thiết rồi lại bị người Hồi phá hủy. Khi Đạo Binh Thập Tự tới Thánh Địa, nhà thờ ở trong tình trạng đổ nát, chỉ trừ nhà nguyện nguyện hai tầng của Phòng Tiệc Ly. Đạo Binh Thập Tự Kitô đã xây một vương cung thánh đường ba gian dọc gồm ”Phòng bên trên, tức Nhà nguyện Tiệc Ly, ”nơi Đức Maria ngủ” và một nhà nguyện bên dưới kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ.
Năm 1187 thành Giêrsusalem bị thất thủ và rơi vào tay Saladino. Người Hồi cho phép kitô hữu hành hương thăm viếng và các linh mục có thể cử hành thánh lễ trong Phòng Tiệc Ly. Khi các tu sĩ Phanxicô tới Thánh Địa năm 1335 vương cung thánh đường do Đạo binh Thập tự xây bị bỏ hoang và hầu như bị tàn phá hoàn toàn. Sau nhiều thương thuyết dài và khó khăn với Sultan Ai Cập và trả một số tiền rất lớn, vua Roberto của vương quốc Napoli và hoàng hậu Sancia đã thành công trong việc giao cho các tu sĩ dòng Phanxicô trông coi Nhà Tiệc Ly. Các tu sĩ tái thiết với sự trợ giúp của các nghệ sĩ đảo Chypre, theo mô hình đầu tiên hai tầng. Các tu sĩ cũng xây một tu viện bên cạnh cho các anh em đặc trách quản trị các nơi thánh tại Giêrusalem và Bếtlêhem. Cha bề trên tu viện được nhận chức là ”Người canh giữ Núi Sion”.
Năm 1524 người Hồi chiếm các phòng bên dưới Phòng Tiệc Ly, vì cho đó là ”Mộ của ngôn sứ Đavít”. Tiếp đến đế quốc Ottoman ra sắc lệnh lấy lại cả Phòng Tiệc Ly ở tầng trên, và buộc các tu sĩ Phanxicô phải bỏ cả tu viện bên cạnh. Phòng Tiệc Ly bị biến thành đền thờ Hồi giáo, và chính quyền hồi cấm các kitô hữu lui tới nơi này.
Trong phòng bên dưới có một mộ kỷ niệm không hài cốt gọi là ”Mộ vua Đavít”, là đích điểm hành hương của tín hữu Do thái có khuynh hướng quốc gia, cả khi thiếu nền tảng lịch sử và khảo cổ liên quan tới mộ vua Đavít tại đây. Nhà nguyện phía trước, xưa kia là nhà nguyện ghi nhớ biến cố Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ, biến thành hội đường do thái.
Nhà nguyện Tiệc Ly bên trên dài 15,3 mét rộng 9,4 mét được tái thiết theo kiểu Gôtích hồi thế kỷ XIV, có một cầu thang nối liền tầng dưới với tầng trên gồm 8 bậc dẫn lên nhà nguyện kỷ niệm biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống. Người ta cũng thấy cái ”Mihrab” xây năm 1929, khi nhà nguyện bị biến thành đền thờ Hồi giáo, chỉ cho tín hữu Hồi giáo thấy hướng thành phố La Mecca. Đức Phaolô VI đã cầu nguyuện tại đây ngày mùng 5 tháng giêng năm 1964, Đức Gioan Phaolô II đã dâng thánh lễ tại đây ngày 23 tháng 3 năm 2000, và Đức Biển Đức XVI ngày 12 tháng 5 năm 2009.
Hiện nay Phòng Tiệc Ly là sở hữu của chính quyền Israel, nhưng nằm dưới quyền tài phán của Ủy ban hồi quản trị các nơi thánh Hồi giáo của Giordania và chỉ được dùng cho cac lễ nghi tôn giáo, và vua Abdullah II là thủ lãnh tối cao của Ủy ban này.
Các tu sĩ Phanxicô đã dọn một bàn thờ với các ghế cho các vị đồng tế. Giảng trong thánh lễ kính Chúa Thánh Thần Đức Thánh Cha nói:
Anh em thân mến, thật là một ơn lớn lao Chúa ban cho chúng ta, được tụ họp nhau nơi đây trong Phòng Tiệc Ly để cử hành Bí tích Thánh Thể. Nơi đây Chúa Giêsu đã ăn bữa Tiệc Chiều sau hết với các Tông Đồ; nơi ngài đã hiện ra giữa các vị sau khi sống lại; nơi Chúa Thánh Thần đã hiện xuống với quyền lực trên Mẹ Maria và các môn đệ. Đây là nơi Giáo Hội sinh ra và ra đi. Từ đây Giáo Hội đã khởi hành với Bánh được bẻ ra giữa các bàn tay, với các vết thương của Chúa Giêsu trong đôi mắt, và Chúa Thánh Thần tình yêu trong con tim. Chúa Giêsu phục sinh được Chúa Cha gửi đến trong Phòng Tiệc Ly thông truyển cho các Tông Đồ cùng Thần Khí của Người, và với sức mạnh này Ngài gửi các vị ra đi canh tân gương mặt của trái đất (x. Tv 104,30).
Đi ra, khởi hành không có nghĩa là quên lãng. Giáo Hội đi ra giữ gìn ký ức những điều đã xảy ra; Chúa Thánh Thần nhắc cho Giáo Hội nhớ từng lời nói, từng cử chỉ và vén mở ý nghĩa của chúng. Phòng Tiệc Ly nhắc cho chúng ta biết việc phục vụ và rửa chân mà Chúa Giêsu đã thành toàn, như mẫu gương cho các môn đệ Người. Rửa chân cho nhau có nghĩa là tiếp đón nhau, chấp nhận nhau, yêu thương nhau, phục vụ lẫn nhau. Có nghĩa là phuc vụ người nghèo, người đau yếu, người bị loại trừ. Với Thánh Thể Phòng Tiệc Ly nhắc chúng ta nhớ tới hy lễ. Trong mỗi buổi cử hành Thánh Thể Chúa Giêsu tự hiến cho Thiên Chúa Cha vì chúng ta, để chúng ta cũng có thể hiệp nhất với Người, dâng cuộc sống, công việc làm, các vui buồn khổ đau của chúng ta cho Thiên Chúa, dâng mọi sự như hy lễ tinh thần.
Phòng Tiệc Ly nhắc chúng ta nhớ tới tình bạn. Chúa Giêsu nói với nhóm Mười Hai: ”Thầy không gọi các con là tôi tớ... nhưng là bạn hữu” (Ga 15,15). Chúa làm cho chúng ta trở thành bạn của Người, ký thác cho chúng ta ý muốn của Thiên Chúa Cha và ban chính Người cho chúng ta. Đó là kinh nghiệm đẹp nhất của kitô hữu, và một cách đặc biệt của linh mục: trở thành bạn của Chúa Giêsu.
Tiếp tục bài giảng thánh lễ cử hành trong Phòng Tiệc Ly Đức Thánh Cha nói: Phòng Tiệc Ly nhắc nhớ cuộc từ biệt và lời hứa gặp lại các bạn của Người: ”Khi Thầy sẽ đi rồi.... Thầy sẽ lại đến và đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó” (Ga 14,3). Chúa Giêsu không rời chúng ta, Người không bao giờ bỏ rơi chúng ta, Người đi trước chúng ta trong nhà của Chúa Cha và Người muốn đem chúng ta tới đó. Tuy nhiên Phòng Tiệc Ly cũng nhằc nhớ tới điều tiêu cực, Đức thánh Cha nói:
Nhưng Phòng Tiệc Ly cũng nhắc nhớ sự nhỏ nhen, tính tò mò ”ai là người phản bội?”, sự phản bội. Và mọi người trong chúng ta, chứ không luôn luôn phải là người khác, có thể sống lại các thái độ này, khi chúng ta nhìn người anh em với sự tự mãn, khi chúng ta phán xét họ, khi chúng ta phản hội Chúa Giêsu với các tội lỗi của chúng ta.
Phòng Tiệc Lỵ nhắc nhở sự chia sẻ, tình huynh đệ, sự hòa hợp, sự bình an giữa chúng ta. Đã có biết bao nhiêu tình yêu thương, biết bao nhiêu điều thiện đã nảy sinh từ Phòng Tiệc Ly! Biết bao nhiêu bác ái đã xuất phát từ đây, như một dòng sông chảy từ nguồn, ban đầu chỉ là một con suối nhỏ rồi lan rộng và trở thành con sông lớn... Tất cả các Thánh đã kín múc từ đây; dòng sông lớn sự thánh thiên của Giáo Hội luôn luôn bắt nguồn từ đây, luôn luôn mới mẻ, từ Trái Tim Chúa Kitô, từ Thánh Thể, từ Thần Khí Thánh của Người.
Sau cùng Phòng Tiệc Ly nhắc chúng ta nhớ tới sự khai sinh của gia đình mới, Giáo Hội, do Chúa Giêsu phục sinh thành lập. Một gia đình có một Bà Mẹ là Đức Trinh Nữ Maria. Các gia đình kitô thuộc đại gia đình này, và tìm thấy trong đó ánh sáng và sức mạnh để bước đi và canh tân, qua các nhọc mệt và thử thách của cuộc sống. Tất cả mọi con cái Thiên Chúa thuộc mọi dân tộc và ngôn ngữ đều được mời gọi thuộc gia đình này, tất cả là anh em và là con cái của một Cha duy nhất ở trên trời. Đó là chân trời của Phòng Tiệc Ly: chân trời của Chúa phục sinh và của Giáo Hội.
Từ đây Giáo Hội ra đi, được linh hoạt bởi Thần Khí. Tụ tập cầu nguyện với Mẹ Chúa Giêsu, Giáo Hội luôn sống trở lại sự chờ đợi Thánh Thần được tuôn đổ xuống một lần nữa: Lậy Chúa, xin Thần Khí Chúa xuống và canh tân mặt đầt (c. Tv 104,30).
Sau Thánh Lễ Đức Thánh Cha đã bắt tay chào các tu sĩ nam nữ và giáo dân hiện diện bên ngoài, kể cả mấy cảnh sát. Tiếp đến ngài đi xe đến núi Scopus cách đó 5 cây số để lấy trực thăng bay về phi trường Ben Gourion ở Tel Aviv. Tại đây lễ nghi từ biệt đã diễn ra lúc 8 giờ chiều. Đức Thánh Cha, tổng thống Perez và Thủ tướng Netanyahu đã duyệt hàng chào danh dự. Đức Thánh Cha đã bắt tay từ biệt các giới chức đạo đời và cả các cảnh sát viên và nhân viên phục vụ phi trường.
Tổng thống và Thủ tướng Israel đã tiễn Đức Thánh Cha tới tận chân thang máy bay. Khi bắt tay từ biệt Đức Thánh Cha Thủ tướng Netanyahu đã nói: ”Xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho chúng tôi, và chúng tôi cũng cầu nguyện cho ngài”. Lên tới cửa máy bay Đức Thánh Cha còn quay lại giơ tay chào mọi người. Ngài bắt tay các nhân viên phi hành đoàn trước khi vào ghế ngồi. Trong khi chờ đợi máy bay cất cánh, ống kính đài truyền hình Israel cho thấy Đức Thánh Cha đọc báo. Chiếc máy bay của hãng hàng không El Al B777 của Israel đã rời phi trường Tel Aviv lúc 8 giờ 20 tối thứ hai và đáp xuống phi trường Ciampino lúc 11 giờ đêm. Từ đó Đức Thánh Cha đã đi trực thăng về Vaticăng kết thúc chuyến viếng thăm Thánh Địa ba ngày.
*** Tuy chương trình ba ngày viếng thăm dầy đặc và khá mệt mỏi nhưng trên đường về Roma Đức Thánh Cha cũng đã dành cho các nhà báo một cuộc phỏng vấn đài 50 phút vế tất cả mọi vấn đề. Cha Lombardi Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh đã cám ơn Đức Thánh Cha dành thời giờ cho các nhà báo sau chuyến viếng thăm mệt nhọc này. Chị Cristina Caricato thuộc đài truyền hình 2000 đã hỏi Đức Thánh Cha:
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, trong các ngày qua Đức Thánh Cha có các cử chỉ được chú ý trên toàn thế giới: đặt tay trên bức tường tại Bếtlehem, làm dấu thánh giá, ôm hôn những người do thái sống sót của các trại tập trung tại Yad Vashem, ôm hôn Đức Thượng Phụ Bartolomaios và các vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô khác tại Thánh Mộ. Đức Thánh Cha đã nghĩ trước và muốn có các cử chỉ đó hay sao, và đâu sẽ là các kết qủa của chúng ngoài cử chỉ rất lớn là đã mời hai tổng thổng Perez và Abu Mazen tới Vaticăng?
Đáp: Các cử chỉ chân thực nhất là các cử chỉ không được nghĩ trước, nhưng chúng tới. Tôi đã nghĩ ”Có thể làm một cái gì đó”, nhưng các cử chỉ cụ thể thì không có cử chỉ nào được nghĩ trước cả. Vài cử chỉ như cử chỉ mời hai tổng thống tham dự buổi cầu nguuện chung thì có được nghĩ là làm ở đó, nhưng có biết bao nhiêu vấn đề khung cảnh nơi chốn phải để ý, và không phải là điều dễ. Tôi có nghĩ một chút tới vấn đề này, nhưng sau cùng thì xảy ra điều mà tôi hy vọng là tốt. Nhưng chúng đã không được nghĩ và tính toán trước. Tôi thấy cần phải làm điều gì đó, nhưng nó tự phát, thế thôi. Ít nhất nói thật ra thì tôi nghĩ ”có thể làm một cái gì đó”, nhưng cụ thể thì không. Chẳng hạn tại đài tưởng niệm Yad Vashem, không có gì hết, nhưng rồi nó tới. Và như vậy đó.
Câu thứ hai của anh Frank Rocca, nhà báo hãng tin công giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đại diện nhóm nói tiếng Anh.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha đã có những lời lẽ rất mạnh mẽ chống lại việc lạm dụng tính dục của trẻ em vị thành niên từ phía hàng giáo sĩ, các linh mục. Đức Thánh Cha đã thành lập một Ủy ban đặc biệt để đương đầu với vần đề này trên bình diện Giáo Hội hoàn vũ. Chúng ta biết rằng trên thực tế trong tất cả mọi Giáo Hội địa phương có các điều luật bắt buộc luân lý và pháp luật cộng tác với các chính quyền dân sự cách này hay cách khác. Nhưng nếu có một Giám Mục không tuân hành các đòi buộc này thì Đức Thánh Cha sẽ giải quyết ra sao: bó buộc vị ấy từ nhiệm, hay có các hình phạt khác? Trong cụ thể làm thế nào để có kỷ luật?
Đáp: Bên Argentina chúng tôi thường nói với những người có đặc quyền đặc lợi: ”Người này là một con ông cháu cha đó”. Nhưng trong vấn đề này thì sẽ không có ”con ông cháu cha” đâu. Trong lúc này có ba Giám Muc đang bị điều tra, và một vị đã bị kết án, và người ta đang lượng định hình phạt cần đưa ra. Không có các đặc quyền đặc lợi. Lạm dụng tính dục các trẻ vị thành niên là một tội thật xấu xa hết sức, chúng ta biết đó là một vấn đề nghiêm trọng khắp nơi, nhưng tôi chỉ chú ý tới Giáo Hội. Một linh mục làm điều đó là phản bội Thân Mình của Chúa, bởi vì linh mục ấy phải đưa bé trai, bé gái, thanh niên, thiếu nữ này tới với sự thánh thiện, vì các em tin tưởng vị linh mục. Nhưng thay vì dẫn đưa chúng tới sự thánh thiện thì lại lạm dụng chúng. Đây là điều rất trầm trọng. Cũng y như - tôi chỉ so sánh thôi - cũng y như cử hành một lễ đen vậy, chẳng hạn. Cần phải đưa nó tới sự thánh thiện, thì lại đưa nó tới một vấn đề kéo dài suốt đời. Tuần tới ngày mùng 6 mùng 7 hay ngày mùng 3 tháng 6 sẽ có thánh lễ tại nhà trọ Santa Marta với 6, 7 nạn nhân bị lạm dụng tính dục: hai người từ Đức, hai người từ Anh hay Ai Len tôi không biết rõ, sẽ là 8 người với Đức Hồng Y O'Malley thuộc Ủy ban này: tôi sẽ gặp riêng họ. Liên quan tới điều này phải tiến tới. Và không có sự nhân nhượng.
Câu hỏi thứ ba của anh Eusebio Val phóng viên báo ”LaVanguardia” nhật báo lớn nhất tại Barcelona, đại diện cho nhóm nói tiếng Tây Ban nha.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, ngay từ ngày đầu sứ vụ Đức Thánh Cha đã gióng sứ điệp của một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo, nghèo trong sự đơn sơ và khổ hạnh. Nhưng đôi khi chúng con trông thấy các gương mù gương xấu chẳng hạn như vụ căn hộ của Đức Hồng Y Bertone, hay buổi lễ ngày phong Thánh hoặc trở lại với chuyện liên quan tới Đức Hồng Y Bertone, sự hỗn loạn của Viện giáo vụ hay nhà băng Vaticăng liên quan tới 15 triệu Euros... Đức Thánh Cha nghĩ sao? Phải làm sao để đừng có các mâu thuẫn chống lại sứ điệp của sự khắc khổ?
Đáp: Có một lần Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ Người trong Phúc Âm: ”Không thể tránh được các gương mù gương xấu. Chúng ta là người, tất cả là người tội lỗi. Và sẽ có các gương mù gương xấu. Vấn đề là tránh để đừng xảy ra nhiều gương mù gương xấu hơn. Trong việc quản trị kinh tế cần có sự liêm chính và trong sáng. Hai ủy ban: ủy ban nghiên cứu Viện giáo vụ IOR và Ủy ban nghiên cứu mọi vấn đề của thành Vaticăng đã đưa ra các kết luận và đưa ra các chương trình hành động. Giờ đây với Văn phòng thư ký kinh tế do Đức Hồng Y Pell làm chủ tịch, các cải tổ do hai ủy ban cố vấn sẽ được thực thi. Nhưng có các việc không ăn khớp, và sẽ luôn có các việc không ăn khớp, bởi vì chúng ta là người, nhưng việc cải tổ phải được tiếp tục.
Các Giáo Phụ đã nói: ”Ecclesia semper reformanda” Giáo Hội luôn luôn cải cách. Chúng ta phải chú ý cải tổ Giáo Hội mỗi ngày, bởi vì chúng ta tội lỗi, chúng ta yếu đuối, và sẽ có các vấn đề. Việc quản trị mà Văn phòng thư ký kinh tế đang làm sẽ giúp minh nhiên các gương mù gương xấu, các vấn đề... Chẳng hạn trong Viện giáo vụ tức nhà băng Vaticăng tôi tin là ở thời điểm này chúng đã được đóng lại. Số người không có quyền mở trương mục là 1.600. Tổ chức IOR là để giúp Giáo Hội. Các giám mục giáo phận, các nhân viên Vaticăng và các người chồng hay vợ góa của họ có quyền có trương mục. Những người khác, các tòa đại sứ không có quyền có trương mục. Nhà băng Vaticăng không phải dành cho mọi người. Và đóng trương mục của những người không có quyền là một việc tốt. Liên quan tới vụ 15 triệu Euros thì còn đang được cứu xét. Nó không rõ ràng. Có lẽ nó là sự thật, nhưng trong lúc này thì vấn đề chưa được xác định. Nó đang được cứu xét để công bằng.
Câu hỏi tiếp là của anh Sébastien Maillard, phóng viên của báo La Croix thuộc nhóm nói tiếng Pháp.
Hỏi: Sau vùng Trung Đông giờ đây chúng ta trở về Âu châu. Đức Thánh Cha có lo lắng vì phong trào Duy nhân dân đang gia tăng tại âu châu như được biểu lộ trong cuộc bỏ phiếu Quốc Hội Âu châu ngày hôm qua hay không?
Đáp: Trong những ngày này tôi đã có một ít giờ cầu nguyện với Kinh Lậy Cha, nhưng tôi không có tin tức về cuộc bầu cử, Tôi không có các dữ kiện, ai thắng ai không thăng. Nhưng mà duy nhân dân trong nghĩa nào?
Hỏi: Trong nghĩa ngày nay nhiều người dân Âu châu lo sợ, họ nghĩ rằng trong Âu châu không có tương lai. Có nhiều người thất nghiệp và đảng chống âu châu đã gia tăng mạnh trong lần bầu cử này...
Đáp: Đây là đề tài tôi đã nghe nói liên quan tới Âu châu, tin tưởng hay không tin tưởng nơi Âu châu, liên quan tới cả đồng Euro nữa. Có người muốn trở lại đàng sau... Tôi không hiểu nhiều lắm về các điều này. Nhưng anh đã cho tôi một từ chìa khóa: nạn thất nghiệp. Đây là điều trầm trọng. Điều trầm trọng, bởi vì tôi giải thích nó như thế này. Chúng ta đang sống trong một hệ thống kinh tế thế giới trong đó tiền bạc là trọng tâm, chứ không phải bản vị con người. Trong một hệ thống kinh tế đích thật con người phải là trung tâm. Nhưng ngày nay ở trung tâm có tiền bạc. Để duy trì điều này, để quân bằng thì phải tiến tới với các biện pháp ”loại bỏ”. Và người ta loại bỏ trẻ em. Mức sinh tại Âu châu không cao. Tôi tin rằng ở Italia được 1,2 %, Pháp được 2% hay hơn một chút, Tây Ban Nha còn thấp hơn Italia chỉ được 1%. Người ta loại bỏ các trẻ em, người ta loại bỏ người già: người già không hữu dụng, trong lúc này người ta còn thăm họ, vì họ đã về hưu và họ cần, nhưng là điều thêm vào thôi. Nhưng tại nhiều nước người ta loại bỏ người già cả với các tình trạng lén lút làm cho chết êm dịu nữa. Nghĩa là người ta cho thuốc mem cho tới một thời điểm nào đó thội. Và trong lúc này đây người ta loại bỏ người trẻ, và đây là điều vô cùng trầm trọng, vô cùng trầm trọng. Tại Italia tôi tin rằng số người trẻ thất nghiệp hầu như tới 40%, tôi không chắc; tại Tây Ban Nha tôi chắc chắn là 50%. Và trong vùng Andalusa nam Tây Ban Nha số người trẻ thất nghiệp là 60%. Điều này có nghĩa là cả một thế hệ của ”Không-không”, họ không học hành và không làm việc và đây là điều vô cùng trầm trọng. Người ta loại bỏ cả một thế hệ người trẻ. Đối với tôi nền văn hóa loại bỏ này rất trầm kha. Nhưng đây không phải chỉ là bên Âu châu mà thôi, mà ở khắp nơi, nhưng người ta cảm thấy nhiều hơn bên Âu châu. Nếu so sánh với nền văn hóa thoải mái cách đây 10 năm! Và đây là điều thê thảm. Đây là lúc khó khăn. Một nền kinh tế vô nhân. Tôi đã không sợ hãi viết trong tông huấn ”Niềm vui của Tin Mừng” rằng: hệ thống kinh tế này giết người. Và tôi lập lại điều đó. Tôi không biết tôi đã tới gần nỗi lo lắng cảu anh một chút hay chưa?
Chị Ilze Scamparini, phóng viên đài Rede Globo Brasil, hỏi Đức Thánh Cha.
Hỏi: Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha có đồng ý với việc trả lại thành Giêrusaelm cho người Palestine không? Làm thế nào để giải quyết ”vấn đề của thành Giêrusalem” hầu có được một nền hòa bình ổn định và lâu dài, như Đức Thánh Cha đã nói?
Đáp: Có nhiều đề nghị liên quan tới vấn đề Giêrusalem. Giáo Hội công giáo, Toà Thánh Vaticăng, có lập trường của mình trên bình diện tôn giáo: nó sẽ là thành phố của hòa bình của ba tôn giáo. Đó là trên bình diện tôn giáo. Các biện pháp cụ thể cho hòa bình cần được phát xuất từ việc thương thuyết. Phải thương thuyết. Tôi sẽ đồng ý điều phát xuất từ cuộc thương thuyết giả dụ như nó sẽ là thủ đô của nước này và nước kia. Tôi không nói rằng nó phải như vậy; không, đó là giả thuyết mà họ phải thương thảo. Thật thế tôi không cảm thấy mình là chuyên viên để nói rằng ”phải làm cái này cái nọ” nếu không sẽ thật là điên rồ! Nhưng tôi tin rằng cần phải bước vào cuộc thương thuyết với sự liêm chính, tình huynh đệ, sự tin tưởng lẫn nhau trên con đường thương thảo. Và trong đó cần phải thương lượng tất cả: toàn vùng đất và cả các tương quan với nhau nữa Cần phải có can đảm để làm điều đó. Tôi cầu xin Chúa rất nhiều để cho hai vị lãnh đạo, hai chính quyền có can đảm tiến tới. Đó là con đường duy nhất cho hòa bình. Còn Giêrusaelem thế này thế nọ, tôi chỉ nói điều Giáo Hội phải nói và đã luôn luôn nói: đó là ước gì Giêrusalem được giữ gìn như thủ đô của ba tôn giáo, như điểm quy chiếu, như một thành phố hòa bình - tôi cũng nghĩ tới từ thánh thiêng, nó không đúng - nhưng một thành phố hòa bình và tôn giáo.
Bài phỏng vấn còn các câu hỏi liên quan tới vấn đề linh mục có gia đình, tới chuyến viếng thăm Á châu và tình hình của các Kitô hữu khổ đau trong các nước không có tự do tôn giáo và tự do ngôn luận như Trung Cộng và Bắc Hàn, vấn đề từ nhiệm chức vụ Giáo Hoàng, việc phong chân phước cho Đức Pio XII, khả thể cho các tín hữu ly dị tái hôn rước lễ, và tiến trình cải tổ giáo triều Vaticăng. Chúng tôi sẽ gửi tới qúy vị và các bạn nội dung các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong lần phát tới.
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét