Ở
lại với Người (kỳ 37): Sứ mạng phục sinh
Các bạn trẻ thân mến,
Hai chữ “ sứ mạng” là hai chữ gắn chặt với cuộc đời của Giêsu và những ai dính líu đến Ngài như hình với bóng. Khi chấp nhận xuống thế làm người, Giêsu đã mang trong mình sứ mạng Cha giao. Khi khởi đầu sứ vụ công khai, Ngài kêu gọi các môn đệ, trước là để ở với Ngài và học hỏi từ Ngài, sau là để tiếp bước theo Ngài cùng thực thi sứ mạng cứu thế. Khi Ngài sống lại và hiện ra với Maria Madalena, Ngài đã sai bà đi loan báo tin vui cho các môn đệ. Khi các môn đệ biết được tin phục sinh, họ tiếp tục làm chứng và không ngừng rao giảng tin vui này cho người khác. Sứ mạng của người môn đệ không là gì khác hơn ra đi khắp nơi khắp chốn để nói về Giêsu, rao truyền tình yêu Chúa, thắp lên giữa lòng muôn dân niềm hy vọng về ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại qua cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu.
Từ khi được ơn Thánh Thần biến đổi, các tông đồ không còn khép mình trong căn phòng kín nữa, nhưng mở toang cánh cửa, bước ra ngoài đường, dõng dạc nói về Giêsu cho người khác. Từ một con người nhút nhát và vô học, Phêrô đã trở thành một nhà giảng thuyết hùng hồn, có cả ngàn người lắng nghe và bị thuyết phục. Các tông đồ khác cũng chẳng ngại gian nan, vượt nghìn trùng sóng gió để đến những biên cương xa xôi đem niềm vui phục sinh đến cho mọi người. Đòn roi, gông cùm, thậm chí cả cái chết cũng không làm cho họ chùn bước. Khi bị những thế lực công ghen ghét, các tông đồ chẳng những không sợ hãi vì bị ruồng rẫy nhưng còn cảm thấy hạnh phúc vì được nên giống Thầy. Niềm vui có được từ sứ mạng không phải là chuyện làm được điều này điều kia, hay được người khác biết đến, nhưng là vui với người vui, khóc với người khóc và mang đến cho họ nguồn bình an mà Đức Giêsu đã mang đến cõi trời. Động lực để thúc bách bước chân người mang sứ mạng không phải là những khả năng lạ thường nhưng là một niềm tin rằng bên mình Chúa vẫn đang cùng nhịp bước.
Các bạn trẻ thân mến,
Khi chuẩn bị về trời, Đức Giêsu đã chính thức ban lệnh truyền cho tất cả các môn đệ cách riêng và cho hết thảy chúng ta nói chung là: hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Sứ mạng mang tin vui phục sinh không chỉ dành riêng cho các linh mục, tu sĩ, hay các nhà truyền giáo, nhưng dành cho hết thảy chúng ta. Ra đi truyền giảng Tin Mừng không hẳn là rời bỏ quê hương, đến những miền xa xăm, lặn lội sương gió dặm trường ở những miền đất lạ nhưng có khi được thực thi ngay nơi mình đang sống. Công bố Tin Mừng phục sinh càng không phải là chuyện lôi kéo người khác bỏ tôn giáo của mình để theo Công Giáo, nhưng cốt yếu là khơi dậy lên trong họ nguồn bình an, niềm hy vọng, là mạnh mẽ nói về tình yêu thương, là khuyến khích nắm chặt bàn tay, cùng nhau xây dựng thế giới đậm tình người.
Tất cả chúng ta đều đã được lãnh nhận sức mạnh của Thánh Thần để ra đi và trở thành chứng nhân tình yêu cho Thiên Chúa. Chúng ta được mời gọi để làm cho mọi người nhận biết Cha là chúa tể của muôn loài, Đấng dựng nên trời đất, hữu hình lẫn vô hình. Cha là Đấng luôn yêu thương con người và kiên nhẫn với con người, bất chấp những bội phản và bất tín của họ. Cha là khởi nguyên và là cùng đích của mọi sự. Chỉ nơi Cha, con người mới có thể có được sự sống đời đời. Chúng ta cũng được mời gọi để nói về Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa, đã vì yêu thương và vâng phục mà chấp nhận xuống thế làm người, sống và chết như một con người thực sự. Giêsu là hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình, đã chịu hiến thân trên thập giá, chịu để máu và nước chảy ra cho nhân thế được hưởng nhờ ơn cứu độ. Nhưng Người đã chiến thắng sự chết và đã sống lại vinh quanh. Chúng ta cũng có sứ mạng tuyên xưng Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa, Đấng luôn hoạt động trong mọi thời khắc lịch sử của dương gian. Người là Đấng thánh hóa mọi loài và làm cho trổ sinh những ân huệ dồi dào của Thiên Chúa nơi lòng thế nhân.
Có lẽ khá nhiều người trong chúng ta đã quên mất đi sứ mạng mà Thầy Giêsu đã ủy thác. Trong quan niệm của chúng ta, sứ mạng xa vời quá. Đó là chuyện của các ông cha bà sơ, những người học thần học hay rảnh rỗi không có chuyện gì để làm. Thực ra, sứ mạng đến với chúng ta không phải như một sự bắt buộc. Nếu ta bắt gặp được một tin vui, ta tự khắc thấy mình được thôi thúc để chia sẻ nó cho người khác. Giống như Maria Madalena hay hai môn đệ Emmaus, khi được niềm vui phục sinh đốt nóng cõi lòng, họ tự thấy biết mình phải làm gì. Họ hăng hái băng qua chặng đường dài để nói cho người. Họ làm điều đó với tất cả niềm vui. Thế nên, nếu ta thấy việc nói về Chúa cho người là chuyện của ai kia, chứ không phải của mình, ấy là do ta chưa cảm nghiệm được niềm vui khi có Chúa.
Ước gì mỗi người chúng ta mỗi ngày lớn lên hơn trong tương quan với Chúa, để có thể được thúc bách ra đi và làm chứng cho Người.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Hai chữ “ sứ mạng” là hai chữ gắn chặt với cuộc đời của Giêsu và những ai dính líu đến Ngài như hình với bóng. Khi chấp nhận xuống thế làm người, Giêsu đã mang trong mình sứ mạng Cha giao. Khi khởi đầu sứ vụ công khai, Ngài kêu gọi các môn đệ, trước là để ở với Ngài và học hỏi từ Ngài, sau là để tiếp bước theo Ngài cùng thực thi sứ mạng cứu thế. Khi Ngài sống lại và hiện ra với Maria Madalena, Ngài đã sai bà đi loan báo tin vui cho các môn đệ. Khi các môn đệ biết được tin phục sinh, họ tiếp tục làm chứng và không ngừng rao giảng tin vui này cho người khác. Sứ mạng của người môn đệ không là gì khác hơn ra đi khắp nơi khắp chốn để nói về Giêsu, rao truyền tình yêu Chúa, thắp lên giữa lòng muôn dân niềm hy vọng về ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại qua cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu.
Từ khi được ơn Thánh Thần biến đổi, các tông đồ không còn khép mình trong căn phòng kín nữa, nhưng mở toang cánh cửa, bước ra ngoài đường, dõng dạc nói về Giêsu cho người khác. Từ một con người nhút nhát và vô học, Phêrô đã trở thành một nhà giảng thuyết hùng hồn, có cả ngàn người lắng nghe và bị thuyết phục. Các tông đồ khác cũng chẳng ngại gian nan, vượt nghìn trùng sóng gió để đến những biên cương xa xôi đem niềm vui phục sinh đến cho mọi người. Đòn roi, gông cùm, thậm chí cả cái chết cũng không làm cho họ chùn bước. Khi bị những thế lực công ghen ghét, các tông đồ chẳng những không sợ hãi vì bị ruồng rẫy nhưng còn cảm thấy hạnh phúc vì được nên giống Thầy. Niềm vui có được từ sứ mạng không phải là chuyện làm được điều này điều kia, hay được người khác biết đến, nhưng là vui với người vui, khóc với người khóc và mang đến cho họ nguồn bình an mà Đức Giêsu đã mang đến cõi trời. Động lực để thúc bách bước chân người mang sứ mạng không phải là những khả năng lạ thường nhưng là một niềm tin rằng bên mình Chúa vẫn đang cùng nhịp bước.
Các bạn trẻ thân mến,
Khi chuẩn bị về trời, Đức Giêsu đã chính thức ban lệnh truyền cho tất cả các môn đệ cách riêng và cho hết thảy chúng ta nói chung là: hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Sứ mạng mang tin vui phục sinh không chỉ dành riêng cho các linh mục, tu sĩ, hay các nhà truyền giáo, nhưng dành cho hết thảy chúng ta. Ra đi truyền giảng Tin Mừng không hẳn là rời bỏ quê hương, đến những miền xa xăm, lặn lội sương gió dặm trường ở những miền đất lạ nhưng có khi được thực thi ngay nơi mình đang sống. Công bố Tin Mừng phục sinh càng không phải là chuyện lôi kéo người khác bỏ tôn giáo của mình để theo Công Giáo, nhưng cốt yếu là khơi dậy lên trong họ nguồn bình an, niềm hy vọng, là mạnh mẽ nói về tình yêu thương, là khuyến khích nắm chặt bàn tay, cùng nhau xây dựng thế giới đậm tình người.
Tất cả chúng ta đều đã được lãnh nhận sức mạnh của Thánh Thần để ra đi và trở thành chứng nhân tình yêu cho Thiên Chúa. Chúng ta được mời gọi để làm cho mọi người nhận biết Cha là chúa tể của muôn loài, Đấng dựng nên trời đất, hữu hình lẫn vô hình. Cha là Đấng luôn yêu thương con người và kiên nhẫn với con người, bất chấp những bội phản và bất tín của họ. Cha là khởi nguyên và là cùng đích của mọi sự. Chỉ nơi Cha, con người mới có thể có được sự sống đời đời. Chúng ta cũng được mời gọi để nói về Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa, đã vì yêu thương và vâng phục mà chấp nhận xuống thế làm người, sống và chết như một con người thực sự. Giêsu là hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình, đã chịu hiến thân trên thập giá, chịu để máu và nước chảy ra cho nhân thế được hưởng nhờ ơn cứu độ. Nhưng Người đã chiến thắng sự chết và đã sống lại vinh quanh. Chúng ta cũng có sứ mạng tuyên xưng Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa, Đấng luôn hoạt động trong mọi thời khắc lịch sử của dương gian. Người là Đấng thánh hóa mọi loài và làm cho trổ sinh những ân huệ dồi dào của Thiên Chúa nơi lòng thế nhân.
Có lẽ khá nhiều người trong chúng ta đã quên mất đi sứ mạng mà Thầy Giêsu đã ủy thác. Trong quan niệm của chúng ta, sứ mạng xa vời quá. Đó là chuyện của các ông cha bà sơ, những người học thần học hay rảnh rỗi không có chuyện gì để làm. Thực ra, sứ mạng đến với chúng ta không phải như một sự bắt buộc. Nếu ta bắt gặp được một tin vui, ta tự khắc thấy mình được thôi thúc để chia sẻ nó cho người khác. Giống như Maria Madalena hay hai môn đệ Emmaus, khi được niềm vui phục sinh đốt nóng cõi lòng, họ tự thấy biết mình phải làm gì. Họ hăng hái băng qua chặng đường dài để nói cho người. Họ làm điều đó với tất cả niềm vui. Thế nên, nếu ta thấy việc nói về Chúa cho người là chuyện của ai kia, chứ không phải của mình, ấy là do ta chưa cảm nghiệm được niềm vui khi có Chúa.
Ước gì mỗi người chúng ta mỗi ngày lớn lên hơn trong tương quan với Chúa, để có thể được thúc bách ra đi và làm chứng cho Người.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét