Ngày 3 tháng 7
Lễ Thánh Tôma Tông Ðồ
Lễ Kính
Bài
Ðọc I: Ep 2, 19-22
"Anh
em được xây dựng trên nền tảng các tông đồ".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh
em thân mến, anh em không còn là khách trọ và khách qua đường nữa, nhưng là người
đồng hương với các Thánh và là người nhà của Thiên Chúa: anh em đã được xây dựng
trên nền tảng các Tông đồ và các Tiên tri, có chính Ðức Giêsu Kitô làm Ðá góc
tường. Trong Người, tất cả toà nhà được xây dựng cao lên thành đền thánh trong
Chúa, trong Người, cả anh em cũng được xây dựng làm một với nhau, để trở thành
nơi Thiên Chúa ngự trong Thánh Thần.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 116, 1. 2
Ðáp: Hãy đi rao giảng
Tin Mừng khắp thế gian (Mc 16, 15).
Xướng:
1) Hỡi muôn dân, hãy ngợi khen Chúa! Hỡi ngàn dân, hãy ca tụng Người. - Ðáp.
2)
Vì lòng từ bi Người vững bền trên chúng ta, và lòng trung kiên Người tồn tại đến
muôn đời. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 20, 29
Alleluia,
alleluia! - Tôma, vì con đã xem thấy Thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai đã
không thấy mà tin. - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 20, 24-29
"Lạy
Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!"
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Bấy
giờ trong Mười Hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Ðiđy-mô, không ở cùng với các
ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng
tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu
tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ
đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi không tin".
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà, và có Tôma ở với các ông.
Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán:
"Bình an cho các con". Ðoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay
vào đây và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy;
chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy
Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã thấy Thầy
nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".
Ðó
là lời Chúa.
Suy niệm : Vị Tiên Tri Cô Ðộc
Người
Ấn Ðộ có kể lại câu chuyện ngụ ngôn sau đây:
"Vì
tội lỗi của loài người, Thượng đế dọa sẽ trừng trị họ bằng một trận động đất. Ðất
sẽ nứt nẻ và nước sẽ rút hết vào trong lòng đất... Một thứ nước độc sẽ tràn ngập
mặt đất. Ai uống vào sẽ trở nên bất bình thường.
Một vị tiên tri nọ đã không xem thường lời đe dọa của Thượng đế. Ông chuẩn bị đương đầu với biến cố bằng cách từng ngày đem nước lên một ngọn núi cao. Số nước dự trữ đủ cho ông sống đến ngày tàn của cuộc đời...
Một vị tiên tri nọ đã không xem thường lời đe dọa của Thượng đế. Ông chuẩn bị đương đầu với biến cố bằng cách từng ngày đem nước lên một ngọn núi cao. Số nước dự trữ đủ cho ông sống đến ngày tàn của cuộc đời...
Ðộng
đất đã xảy đến, bao nhiêu sông nước trên mặt đất đều bốc hơi, một thứ nước khác
được thay thế vào.
Một
tháng sau, vị tiên tri trở lại đất bằng để xem những gì đang xảy ra cho loài
người. Ðúng như lời đe dọa của Thượng đế, mọi người sống trên mặt đất đều hóa
ra điên dại. Nhưng kỳ lạ thay, loài người không ý thức được tình trạng điên dại
của mình. Trái lại, ai cũng muốn ra đường để chế diễu vị tiên tri vì họ cho rằng
ông mới là người điên dại...
uồn
tình, vị tiên tri trở lại chốn núi cao của mình. Ông sung sướng vì nước dự trữ
vẫn còn và ông vẫn là người duy nhất còn có một tâm trí lành mạnh, bình thường...
Nhưng
ngày qua ngày, ông cảm thấy không chịu nổi sự cô đơn của mình. Ông khao khát được
sống một cách bình thường với những người đồng loại. Thế là một lần nữa, ông trở
lại đồng bằng. Và một lần nữa, ông lại bị dân chúng ruồng rẫy, vì họ cho rằng ông
không còn giống họ nữa.
Không
còn chịu được sự hắt hủi của những người đồng loại, vị tiên tri đã đổ hết số nước
dự trữ của mình và ông uống lấy nước mới của người đồng loại để cũng trở nên
điên dại như họ..."
Con
đường dẫn đến chân lý không phải là con đường rộng thênh thang. Người đi tìm
chân lý thường là người cô độc...
Hôm
nay chúng ta kính nhớ thánh tông đồ Toma. Ai cũng biết lời bất hủ của Toma khi
tuyên bố về sự sống lại của Chúa: Nếu tôi không xỏ tay tôi vào lỗ đinh và cạnh
sườn Ngài, tôi không tin... Theo phương pháp khoa học, nhiều người đã lấy câu
nói của Toma làm châm ngôn cho việc đi tìm chân lý. Nghĩa là, nếu tôikhông kiểm
chứng được, nếu tôi không sờ mó được, tôi không chấp nhận điều đó là đúng...
Thái
độ đó chưa hẳn là thái độ thực tiễn trong cuộc sống. Giá trị cao cả nhất trong
cuộc sống: đó là sự tin tưởng, tín nhiệm đối với người khác. Ðau yếu, chúng ta
đi mua thuốc, chúng ta buộc phải tin tưởng ở người bán thuốc. Lạc đường, chúng
ta buộc phải tin tưởng ở lòng thành thật của người chỉ lối...
Thái
độ đó càng đúng hơn trong lĩnh vực Ðức Tin... Chúng ta tin vào sự sống lại của
Chúa Giêsu không phải vì chúng ta đã thấy Người hiện ra, nhưng chỉ vì lời chứng
của các tông đồ, của các tiền nhân... Một thái độ như thế đòi hỏi rất nhiều phấn
đấu của lý trí. Lắm khi, chung ta chỉ là một thiểu số cô độc.
Chúng
ta dễ dàng rơi vào nỗi cô độc của những người đang đi tìm chân lý. Người Kitô
thường phải đi ngược dòng. Ðiều người đời cho là bất bình thường, có lẽ phải là
cái bình thường đối với người Kitô. Ðiều người đời cho là yếu nhược, có khi phải
là sức mạnh của người Kitô. Ðiều người đời cho là điên dại, có khi phải là lẽ
khôn ngoan của người Kitô.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Kinh Thánh Thomas Tông
Đồ.
Bài đọc: Eph 2:19-22; Jn
20:24-29.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phúc cho những ai
tuy không thấy mà tin!
Thánh
Thomas Tông Đồ thường được gọi là "Cha của những kẻ cứng lòng tin;"
nhưng cũng nhờ ngài mà chúng ta có thêm những lời dạy dỗ của Đức Kitô, và mở mắt
cho chúng ta thấy có nhiều cách thức khác để con người phải tin vào Thiên Chúa.
Các
Bài Đọc hôm nay tập trung trong những cách thức khác nhau một người có thể dùng
để tin vào Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, tác giả Thư Ephesô xác tín đức tin của
chúng ta được xây dựng trên Đá Tảng là Đức Kitô, và nền móng là niềm tin của
các tông-đồ và các tiên-tri. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu trách Thomas đã chỉ dựa
vào kinh nghiệm giác quan, mà không chịu tin vào lời Ngài đã loan báo trước Cuộc
Khổ Nạn và lời chứng của các tông-đồ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Đức tin của chúng ta dựa trên niềm tin nền tảng của các Tông-đồ.
1.1/
Vị thế của người Kitô hữu trong gia đình Thiên Chúa: Tác giả Thư Ephesô
xác định: "Anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng
là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên
Chúa." Một sự phân tích của 4 từ ngữ dùng trong câu này, cho chúng ta hiểu
ý của tác giả:
(1)
Người xa lạ (xenos): người ngoại kiều, không có một chút liên hệ nào với người bản xứ,
cũng không được bảo vệ bởi luật pháp bản xứ. Đó là tình trạng của Dân Ngoại,
khi họ chưa biết Đức Kitô.
(2)
Người tạm trú (paroikos): người ngoại kiều được phép trong một quốc gia, nhưng
chỉ tạm thời trong một thời gian. Họ chỉ được hưởng một số những quyền lợi của
người bản xứ, và phải ra khỏi xứ khi thời gian hết hạn.
(3)
Người đồng hương (sumpolithi): người cùng sinh ra trong một làng, một nước; có cùng
chung niềm tin, thói quen, truyền thống, và văn hóa. Những người này có thói
quen lập Hội Ái Hữu để giúp đỡ nhau khi phải di chuyển đi nơi xa hay nơi đất
khách quê người. Ví dụ: Hội Ái Hữu Thức Hóa, qui tụ những đồng hương của làng
Thức Hóa, Bùi Chu, Bắc Việt Nam. Tác giả Thư Ephesô gọi các tín hữu là những
"đồng hương với các người thuộc dân thánh," vì họ có cùng niềm tin
nơi Đức Kitô, và cùng được kêu gọi để trở nên thánh thiện.
(4)
Người nhà (onkeios): người có liên hệ ruột thịt hay hoàn cảnh đặc biệt, liên kết
thành một nhóm rất thân mật, sống chung trong một mái nhà. Những người này được
gọi là những thành viên của một nhà. Họ được chung hưởng mọi quyền lợi và có bổn
phận bảo vệ nhà mình. Tác giả gọi các tín hữu là những "người nhà của
Thiên Chúa;" vì họ cùng được hưởng ơn cứu độ Thiên Chúa đã dọn sẵn. Họ
cùng chung bổn phận làm sao cho mọi người trong nhà đạt được ơn cứu độ.
1.2/
Tòa nhà của Thiên Chúa: được
nhân cách hóa để chỉ vị thế và bổn phận của mỗi thành phần của Dân Chúa. Một
tòa nhà gồm những phần sau đây:
(1)
Đá Tảng góc tường (avkrogwniaios): là chính Đức Giêsu Kitô. Đá Tảng là viên đá góc,
viên đá quan trọng nhất nối hai bức tường của tòa nhà và sàn nhà với nhau,
trong kiến trúc xây nhà của người Do-thái. Nhiều người cho hai bức tường này tượng
trưng một cho Do-thái và một cho Dân Ngoại. Đức Kitô hay niềm tin vào Đức Kitô
là Đá Tảng cho tòa nhà này. Nếu không được xây dựng trên Đá Tảng là Đức Kitô,
tòa nhà của Thiên Chúa sẽ không thành hình được.
(2)
Nền móng (themelios): là các Tông Đồ và ngôn sứ. Cấu trúc quan trọng thứ hai của tòa
nhà là nền móng, trên đó tòa nhà được xây dựng lên. Chúa Giêsu đã từng cho
chúng ta một ví dụ về việc xây nhà trên đá thay vì trên cát. Các ngôn sứ và các
tông-đồ được ví như nền móng của tòa nhà Thiên Chúa, vì đức tin của họ vào
Thiên Chúa. Nhờ những cố gắng rao giảng và máu của họ đổ ra, mà đức tin được
lan tràn ra cho mọi người.
(3)
Các phần khác: là
toàn thể các tín hữu. Có thể ví mỗi tín hữu như một viên gạch được xây trong
tòa nhà của Thiên Chúa; tuy nhỏ bé, nhưng cần thiết để hoàn thành. Trong Đức
Kitô, "toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành
ngôi đền thánh trong Chúa. Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng
với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí."
2/
Phúc Âm:
Phúc thay những người không thấy mà tin!
2.1/
Đức tin dựa trên kinh nghiệm: Có những người chỉ tin khi mắt thấy, tai nghe, và tay sờ mó được.
Thomas là một trong những người này. Vì ông không có mặt khi Chúa Giêsu hiện ra
với các tông-đồ lần thứ nhất, nên họ nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy
Chúa!" Ông Thomas đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu
tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi
chẳng có tin."
2.2/
Đức tin dựa trên các điều khác: Ngoài đức tin dựa trên kinh nghiệm giác quan như
Thomas đòi hỏi, chúng ta còn ít nhất 3 cách khác để tin một điều là sự thật:
(1)
Thế giá của người nói: Đây
là cách mà chúng ta vẫn áp dụng hằng ngày: con cái tin cha mẹ, học sinh tin thầy
cô, nhân viên tin chủ mình ... Chúng ta tin vì chúng ta nghĩ những người này
không thể đánh lừa chúng ta. Tòa án các cấp cũng thường áp dụng điều này khi
đòi phải có hai hoặc ba nhân chứng để xác định một điều xảy ra là sự thật. Chúa
Giêsu trách Thomas cứng lòng tin, vì đã không tin lời của 10 nhân chứng là các
tông-đồ.
(2)
Hậu quả xảy ra: Nguyên
lý nhân quả là nguyên lý mà chúng ta vẫn thường dùng trong cuộc sống hằng ngày.
Ví dụ, khi chúng ta thấy khói bốc lên, chúng ta biết ngay có lửa đang cháy. Tuy
chúng ta không thấy điện chạy, nhưng chúng ta không dám rờ vào ổ điện, vì chúng
ta sợ điện giật. Cũng vậy, tuy chúng ta không thấy Thiên Chúa; nhưng nhìn mọi sự
vật do tay Chúa sáng tạo, chúng ta tin có Thiên Chúa.
(3)
Ghi chép lịch sử:
Khi học lịch sử, chúng ta tin những người ghi chép lại những biến cố lịch sử đã
xảy ra. Nếu có nghi ngờ, chúng ta có thể đối chiếu các nguồn lịch sử khác nhau,
và dùng trí phán đoán để xác định sự trung thực của các biến cố. Khi đọc Kinh
Thánh, chúng ta cũng dựa trên lịch sử để xác định sự trung thực của các biến cố
xảy ra. Chẳng hạn, chúng ta thường gặp những câu trong Tân Ước như: "để ứng
nghiệm lời Kinh Thánh đã nói," hay "để làm tròn lời Kinh Thánh đã
chép" ...
2.3/
Ông Thomas tuyên xưng đức tin: Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả
ông Thomas ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giêsu đến, đứng giữa các
ông và nói: "Bình an cho anh em." Rồi Người bảo ông Thomas: "Đặt
ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy.
Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." Ông Thomas thưa Người: "Lạy Chúa
của con, lạy Thiên Chúa của con!" Đức Giêsu bảo: "Vì đã thấy Thầy,
nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!" Đức tin dựa trên
kinh nghiệm là cách thấp nhất để một người tin, Chúa Giêsu khiển trách Thomas
vì đã không chịu dùng các cách khác nữa. Thánh Thomas, tuy cứng lòng tin; nhưng
một khi đã xác tín niềm tin vào Đức Kitô, ông không bao giờ lui gót nữa. Ông
không chỉ tuyên xưng Đức Kitô là Thầy, mà còn là Thiên Chúa của ông.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta là những viên đá sống động trong Đền Thờ của Thiên Chúa. Bổn phận của
chúng ta là lo sao cho Đền Thờ này luôn sống động và tăng trưởng mỗi ngày.
-
Đức tin của chúng ta không chỉ dựa trên kinh nghiệm của giác quan; nhưng còn dựa
trên Kinh Thánh, lịch sử, hậu quả, và những lời làm chứng của bao nhiêu chứng
nhân trong lịch sử.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
03/07/14 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 13 TN
Th. Tô-ma, tông đồ
Ga 20,24-29
Th. Tô-ma, tông đồ
Ga 20,24-29
Suy niệm: Nhắc đến Tô-ma, lập tức ta nghĩ ngay đến một
người tiêu biểu cho những “kẻ cứng lòng tin.” Và thời đại ngày nay, chúng ta
cũng gán danh hiệu “Tô-ma” cho những ai cứng lòng, không chịu tin vào Chúa.
Nhưng trước khi đưa ra lời trách móc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu chưa tìm hiểu
tại sao họ không tin. Tô-ma không tin vì lời loan báo của các tông đồ bạn không đủ sức thuyết phục: niềm vui Chúa phục sinh chưa đem lại sự thay
đổi nào nơi người đưa tin. Con người ngày nay cũng thực tế như Tô-ma, họ chỉ
tin khi thấy được dấu chứng đức tin của Ki-tô hữu. Dấu chứng đức tin của người
tín hữu là ánh vui tươi luôn rạng rỡ trên gương mặt và chất hiền hậu trong lời
nói của họ, ngay cả khi họ gặp nghịch cảnh.
Mời Bạn: Khi
nhìn thấy tại Việt Nam còn hơn 90% anh chị em chưa nghe loan báo Tin Mừng, bạn
có tự trách mình: bởi vì đời sống của tôi chưa chứng minh tôi gặp Chúa, nên
nhiều người còn chưa biết Chúa? Bạn nghĩ sao khi về câu trả lời của ông Gandhi
khi người ta hỏi tại sao ông không theo Ki-tô giáo: “Tôi sẽ theo, nếu người Ki-tô
hữu biết sống theo Phúc Âm hơn”?
Sống Lời Chúa: Tôi trở
thành dấu chứng niềm tin Phục Sinh qua cách tôi dành ngày Chúa Nhật cho việc
thờ phượng Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con biết sẵn sàng nói về Chúa cho người
khác, không chỉ bằng lời mà bằng cả cuộc sống. Xin biến đổi cuộc đời con thành
dấu chứng niềm tin cho anh chị em con, để họ cũng tin vào Chúa và trở nên con
cái Chúa.
Đừng cứng lòng nữa
Trong tập thể chúng ta đang sống, vẫn có những
Tôma: hoài nghi, bướng bỉnh, đòi hỏi, xa cách với cộng đoàn... Thầy Giêsu dạy
chúng ta bao dung và nhẫn nại, chứ không kết án.
Suy niệm:
Chẳng rõ vì lý do gì mà ông
Tôma đã không ở với nhóm môn đệ
khi Đức Giêsu phục sinh hiện
ra gặp các ông.
Có vẻ có một sự xa cách nào
đó giữa Tôma và mười ông kia.
Chuyện này trở nên rõ hơn
khi ông Tôma từ chối tin vào lời của họ:
“Chúng tôi đã thấy Chúa!” (c. 25).
Ông đòi tự mình kiểm chứng,
thấy tận mắt, sờ tận tay.
Thấy dấu đinh nơi bàn tay
Thầy, xỏ ngón tay mình vào lỗ đinh,
thọc bàn tay vào cạnh sườn
Thầy: đó là những điều kiện ông đòi để tin.
Tôma không đứng dưới chân
thập giá như người môn đệ Chúa yêu,
nhưng ông đã được nghe
chuyện Thầy bị đóng đinh, bị đâm nơi cạnh sườn.
Đối với ông, nếu Thầy thực
sự phục sinh,
thì thân xác Thầy vẫn còn
phải mang những vết thương đó.
Phục sinh không làm mất đi
những vết sẹo của tình yêu cứu độ.
Đấng phục sinh lại có ý
chiều ông, đó mới là chuyện lạ.
Ngài biết óc thực tiễn của
ông, và Ngài không muốn mất ông (Ga 17, 12).
Ngài dám thỏa mãn những đòi
hỏi táo bạo và cụ thể của ông,
để đưa ông về với đức tin,
về với cộng đoàn.
Một tuần sau, cũng vào ngày
thứ nhất trong tuần,
Đức Giêsu phục sinh đến như
thể cho một mình ông thôi,
và mời ông làm những điều
ông đòi hỏi.
Chẳng rõ Tôma có dám thực
hiện hay không,
nhưng chính thái độ bao dung
và yêu thương của Thầy đã chinh phục ông.
Môi ông bật lên lời tuyên
xưng đức tin cao nhất trong Tân Ước:
“Lạy Chúa của tôi; lạy Thiên
Chúa của tôi” (c.28).
Lời tuyên xưng này vượt quá
những gì giác quan ông có thể cảm nhận.
“Vì đã thấy Thầy, nên anh
tin. Phúc thay những ai không thấy mà tin!”
Chúng ta ngày nay tuy không được
hưởng kinh nghiệm như thánh Tôma,
nhưng chúng ta lại được
hưởng một mối phúc mà ngài không có được.
Đó là mối phúc của người
tin, không phải nhờ thấy tận mắt,
mà nhờ nghe lời chứng của
các môn đệ (Ga 17, 20), trong đó có Tôma.
Xin cám ơn sự cứng lòng của
thánh Tôma, cám ơn lời chứng của ngài.
Chính sự cứng cỏi của ngài
làm chúng ta mềm mại hơn để tin,
vì chúng ta biết chuyện Chúa
phục sinh không do một ảo giác tập thể.
Tôma là một người hoàn toàn
tỉnh táo.
Trong tập thể chúng ta đang
sống, vẫn có những Tôma:
hoài nghi, bướng bỉnh, đòi
hỏi, xa cách với cộng đoàn…
Thầy Giêsu dạy chúng ta bao
dung và nhẫn nại, chứ không kết án.
Quanh chúng ta vẫn có nhiều
người chưa biết Chúa,
họ cũng đòi thấy và đụng
chạm đến Thiên Chúa.
Kitô hữu chúng ta phải có
kinh nghiệm sâu xa như các tông đồ xưa,
để làm chứng được rằng:
“Chúng tôi đã thấy Chúa” (c. 25).
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu phục sinh
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên
chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất vả suốt đêm
mà không được gì,
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh,
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
3
THÁNG BẢY
Nguồn
Thiện Hảo Bất Tận Của Thiên Chúa
Vị
Thiên Chúa hằng săn sóc chúng ta ấy là ai vậy? Sách Gióp mô tả Ngài là Đức Chúa
của mọi tạo vật: “Hãy xem: Thiên Chúa cao cả khi bày tỏ quyền năng, tôn sư nào
sánh được với Ngài? … Các giọt nước mưa, Ngài gom góp lại, rồi đem nghiền nát
thành sương mù. Các tầng mây đổ mưa xuống trên phàm nhân hết thảy… Quả thật,
Ngài dùng nước mà nuôi dưỡng chư dân – cho họ có lương thực dồi dào” (G
36,22.27-28.31).
“Ngài
dùng hơi nước tạo thành mây, và từ mây, Ngài làm cho chớp lóe. Mây lang thang
xoay đủ mọi chiều, theo đúng chương trình Ngài hoạch định, để trên toàn cõi đất
chúng thực thi mọi lệnh Ngài truyền” (G 37,11-12).
Sách
Huấn Ca âm vọng lại những lời của Sách Gióp – và nói về Thiên Chúa của tạo vật:
“Ngài ra lệnh truyền, tuyết liền sa xuống. Ngài phóng những tia chớp làm phán
quyết của Ngài” (Hc 43,13). Tác giả Thánh Vịnh cũng tán dương “sức mạnh đáng sợ
của Ngài”, “sự tốt lành vô lượng của Ngài”, “uy phong rạng rỡ của Ngài”, Ngài
là “Đấng thành tín và đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm”. Tác giả Thánh Vịnh
thốt lên: “Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa, và chính Ngài đúng bữa
cho ăn. Khi Ngài rộng mở tay ban, là bao sinh vật muôn vàn thỏa thuê. (Tv
145,6-7.15-16).
Hơn
thế nữa, tác giả Thánh Vịnh nhắc đến tình yêu và sự quan tâm của Thiên Chúa
dành cho tất cả những gì mà Ngài đã dựng nên: “Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống
đàn gia súc, làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng. Từ ruộng đất họ kiếm
ra cơm bánh, chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người, xức dầu thơm cho gương mặt
sáng tuơi, nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ” (Tv 104,14-15).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia
Đình
NGÀY
03-7
Thánh
Tôma Tông Đồ
Ep
2, 19-22; Ga 20, 24-29.
LỜI
SUY NIỆM: “Ông Tôma thưa với
Người: Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con!”
Sau
khi Chúa Phục Sinh, Chúa càng yêu thương con người hơn, Người không muốn một ai
bị hư mất; đặc biệt là với các môn đệ của Chúa. Chúa hiện ra với người lo buồn
đau khổ trong nước mắt như bà Maria Mácđala. Hiện ra với người thất vọng, chán
chường muốn trở về lối sống cũ như hai môn đệ trên đường về Emau; Hiện ra với
các người lo sợ như mười môn đệ trong nhà Tiệc Ly; Hiện ra với người không chịu
tin vào anh em, cần có sự tự kiểm chứng lấy mới tin. Chúa đã đến với Tôma.
Lạy
Chúa Giêsu, Chúa luôn luôn yêu thương chúng con, Chúa luôn hiện diện với chúng
con trong ngày sống của chúng con. Xin Chúa ban cho mọi thành viên trong gia
đình chúng con luôn vững tin, tin những điều các Tông Đồ Chúa làm chứng, Giáo Hội
Chúa đã dạy và truyền lại cho chúng con.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
03-07: THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ
(Thế
kỷ I)
Tôma
là người Do thái, miền Galilê, sống nghề chài lưới, Chúa Giêsu đã chọn Ngài vào
số mười hai tông đồ, và Ngài đã từ bỏ mọi sự để chỉ còn thuộc về thầy chí thánh
mà thôi. Tôma tỏ ra đơn sơ, nhiệt thành và tận tụy. Khi Lazarô chết các tông đồ
run sợ vì thấy Chúa Giêsu về Giêrusalem, nơi các tông đồ biết rõ là bọn biệt
phái đang tìm cách giết Người.
Các
tông đồ ngăn cản: - Thưa Thầy, vừa đây người Do thái tìm cách ném đá Thầy mà Thầy
lại qua đó nữa sao ?
Nhưng
Tôma trung tín và có phần bi quan. Ông góp ý: - Cả chúng ta nữa, hãy đi qua để
chết với Ngài (Ga 11, 8-16)
Trong
cuộc đàm thoại trước khi Chúa chịu tử nạn, Chúa Giêsu tìm cách an ủi các tông đồ.
Ngài nói: - Lòng các con xao xuyến... Ta đi dọn chỗ cho các con, và Ta đi đâu,
các con biết đường rồi.
Tôma
thưa lại với nhiệt tình muốn theo Chúa: - Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy
đi đâu, làm sao mà biết đường ?
Và
Chúa Giêsu đã trả lời ông: - Đường, sự thật và sự sống chính là Ta (Ga 14,1-6)
Rồi
biến cố khổ nạn xảy ra. Đoàn ngũ tông đồ tan tác. Tội nghiệp Tôma: ông đã không
cùng "chết với Ngài" (!). Trái lại, khi Chúa Giêsu sống lại và hiện
ra với các bạn khác, có lẽ Tôma còn đang ôm đầu than khóc cho nỗi cay đắng.
Nghe
các bạn nhiệt thành làm chứng rằng: Chúa đã sống lại, sự cứng tin được biểu lộ
bằng sự bực bội: - Nếu nơi tay Người, tôi không thấy các dấu đinh, và tay tôi
tra vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Người tôi không tin.
Tiếp
sau là một tuần buồn thảm. Đơn độc đối với Tôma trong khi các bạn ông hạnh
phúc. Chỉ có một mình Chúa Giêsu có thể thuyết phục nổi Tôma thôi. Tám ngày sau
lần hiện ra trước, Chúa Giêsu lại đến, lần này có Tôma. Chúa Giêsu thân ái nói
với ông: - Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Ta, hãy đem tay ngươi tra
vào cạnh sườn Ta và đừng ở như người cứng tin, mà là như người thành tín.
Không
cần gì nữa, không còn nghi ngờ được, Tôma lớn tiếng tuyên xưng: - Lạy Chúa tôi
và là Thiên Chúa của tôi.
Chúa
Giêsu trả lời ông: - Bởi thấy ta ngươi đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà
tin (Ga 2,24-29).
Đây
là lời khích lệ dành cho những người biết đón nhận đức tin. Nhưng Chúa Giêsu đã
không bao giờ bảo người ta phải nhắm mắt lại. Thánh Grêgôtiô ghi nhận rằng: sự
nghi ngờ của Tôma giúp ích cho chúng ta hơn là đức tin của những người khác. Đức
tin vượt trên lý trí, nhưng lý trí dẫn tới đức tin.
Sau
ngày lễ hiện xuống, các tông đồ đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng. Theo Eusêbiô,
thánh Tôma đi giảng đạo ở Parthia. Theo một truyền thuyết khác, thánh nhân đã
được gặp các đạo sĩ, đã kính viếng Chúa Hài Đồng thuở trước, và rửa tội cho họ.
Một truyền thống sớm sủa và mạnh mẽ hơn cho rằng Ngài là vị tông đồ của dân An
Độ.
(daminhvn.net)
ĐỌC THÊM :
TÔMA: VỊ TÔNG ĐỒ QUYẾT TÌM CHÂN LÝ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Thánh Tôma là một trong những vị Tông đồ đã trở
nên nguyên cớ cho nhiều vấn đề nan giải. Dù rằng Tin Mừng trực tiếp nói đến
Ngài không nhiều. Tuy nhiên những khi Ngài xuất hiện trong những áng văn Tin
mừng, đặc biệt trong Tin Mừng thứ tư, thì dường như là có sự cố gì đó. Có thể
không đầy đủ và cũng có thể thiếu chính xác nhưng ta thử lần theo những gì Tin
Mừng tường thuật để khám phá chân dung của vị Tông đồ mà bấy lâu nay được hay
bi gán nhãn hiệu như là kẻ cứng lòng tin.
Sau khi hóa bánh ra nhiều cho dân chúng no nê,
Chúa Giêsu đã tự mạc khải căn tính của Người. Người chính là bánh từ trời
xuống, bánh ban sự sống đời đời ( x.Ga 6 ). Trong dip Lễ Lều tiếp đó,Chúa Giêsu
đã tuyên bố Người từ Chúa Cha mà đến và đạo lý của Người là bởi Thiên Chúa.
Người mời gọi mọi người hãy tin vào Người để được sống đời đời ( x.Ga 7 ).
Người tự xưng mình là Đấng Hằng Hữu, một danh xưng mà người Do Thái chỉ dành
riêng nói về Giavê Thiên Chúa. Người còn khẳng định mình có trước Abraham ( x.
Ga 8-9 ). Tiếp đến trong ngày Lễ Cung Hiến Đền Thờ, Chúa Giêsu lại một lần nữa
tuyên bố Người chính là Thiên Chúa. Một chuỗi dài những diễn từ làm chối tai
người Do thái. Họ không chỉ thấy khó chịu và bỏ đi mà còn tức giận tìm cách
giết Chúa Giêsu. “ Chúng tôi ném đá ông không phải vì một việc tốt đẹp, nhưng
vì một lời nói phạm thượng: ông là người phàm mà tự cho mình là Thiên Chúa” (
Ga 10,33 ). Chúa Giêsu đã phải lánh sang bên kia sông Giođan. Thế nhưng khi
nghe tin Lagiarô đau nặng gần chết, thì Người lại cương quyết lên Giêrusalem dù
đã có nhiều người ngăn cản. Khi ấy, Tôma đã nói với anh em: “Cả chúng ta nữa,
chúng ta cũng đi để cùng chết với Thầy” ( Ga 11,16 ). Không biết câu nói của
Tôma là lời giận lẫy hay là lời động viên anh em ? Tin mừng không tường thuật
thái độ của các Tông đồ, nên ta khó mà suy diễn. Tuy nhiên dù là lời giận lẫy
hay là lời động viên anh em, thì qua câu nói ấy ta nhận ra một thái độ “quyết
đi đến cùng” của Tôma.
Trong đêm Tiệc ly, khi Thầy trò hàn huyên tâm sự,
Chúa Giêsu đã tỏ lộ: “ Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở; nếu không Thầy đã nói
với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em…Và Thầy đi đâu, thì anh em biết
đường rồi” ( Ga 14,2-4 ). Tôma lại một lần nữa “đi đến cùng”. Ngài không chịu
dừng lại ở tình trạng nửa vời: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu,
làm sao biết được đường” ( Ga 14,5 ). Xin cám ơn sự quyết tâm đi đến cùng của
thánh Tông đồ. Chính nhờ thái độ “đến cùng” của Ngài trong việc tiếp cận chân
lý mà chúng ta được biết Chúa Giêsu là “ đường, là sự thật và là sự sống” và
“không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Giêsu” ( x.Ga 14,6 ).
Sau khi chịu tử nạn, vào chiều ngày thứ nhất
trong tuần, Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra với các môn đệ mà không có Tôma.
Không biết Ngài vắng mặt vì lý do gì đây. Tuy nhiên ngay sau đó Ngài đã hiện
diện với tập thể các môn đệ. Khi nghe các bạn kể: “Chúng tôi đã được thấy Chúa
! Ông Tôma đáp: “ Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ
ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có
tin.” ( Ga 20,25 ). Chỉ mình Tôma cứng tin chăng ? Xin đừng vội quả quyết. Các
Tin Mừng nhất lãm tường thuật rằng các tông đồ khác khi nghe các bà phụ nữ
thuật lại việc Chúa Phục Sinh hiện ra thì họ cũng chẳng tin (x.Lc 24,8-11). Cả
đến khi Chúa hiện ra cũng có mấy người hoài nghi (x. Mt 28,17 ), đến nỗi Chúa
Giêsu đã khiển trách các Ngài ( x. Mc 16,14 ). Những sự kiện này có thể giúp ta
suy diễn rằng nếu các tông đồ khác ở trong trường hợp vắng mặt khi Chúa Phục
sinh hiện ra, thì cũng sẽ “cứng tin” như Tôma. Tuy nhiên, hình như chỉ mình
Tôma đặt ra điều kiện để rồi mới tin. Thái độ của thánh Tông đồ nói lên một
cách nào đó sự “đến cùng” của Ngài trong việc truy tìm và đón nhận chân lý.
Xin cám ơn Thánh Tông đồ Tôma. Nhờ Ngài mà chúng
ta được Chúa Kitô Phục Sinh mạc khải chân lý này: “Phúc cho ai không thấy mà
tin” ( Ga 20,29 ). Đức tin không hệ tại ở việc “thấy” chân lý cho bằng “cảm
nhận” chân lý. Tôma đã tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa
của con !” ( Ga 20,28 ), là nhờ ông đã cảm nhận được tình yêu của Thầy Chí
Thánh hơn là nhờ thấy thầy. Thầy Chí Thánh sẵn sàng thoả mãn điều kiện của ông
đặt ra, cho dù chỉ đặt ra với các bạn đồng môn. Cảm được tình yêu của Thầy,
Tôma không cần xỏ tay vào lỗ đinh hay thọc bàn tay vào cạnh sườn Thầy để kiểm
chứng. Tình yêu của Thầy đã nói lên tất cả hơn mọi điều ông đang thấy. Quả thật
nếu chỉ dựa vào những gì ta thấy bằng mắt trần hay bằng trí khôn thì thật khó
tiếp cận với Đức tin. Đám lính canh mồ cũng đã thấy các sự kiện lạ, “thấy thiên
thần Chúa từ trời xuống…” và “dù có khiếp sợ, run rẩy chết ngất đi” mà đâu có
niềm tin ( x.Mt 28,2-4 ). Biết bao nhiêu người đã thấy Chúa Giêsu khi sinh thời
và cả khi Ngài phục sinh thế mà đâu phải tất cả đều có niềm tin.
Phúc cho ai không thấy mà tin. Chữ phúc ở đây
không muốn nói lên công trạng của người tin. Cũng như các chữ phúc trong các
mối phúc thật, chữ phúc muốn diễn tả một tình trạng được ưu ái, được thuận lợi.
Người nghèo, người đau khổ… họ có phúc không phải do công lao của họ hay do
chính sự nghèo, sự đau khổ, nhưng vì họ được Chúa đoái thương cách đặc biệt.
Cũng thế, người tuy không thấy nhưng được cảm nghiệm tình yêu của Chúa thì dễ
có đức tin hơn. Đọc Tin mừng chúng ta nhận ra sự thật này. Rất nhiều người
trông thấy Chúa Giêsu cũng như thấy phép lạ Chúa làm, nhưng vẫn thiếu lòng tin.
Còn những ai cảm nhận được cái tình của Chúa thì rất dễ có lòng tin. Nhưng để
cảm nhận được tình yêu của Chúa thì chúng ta cũng cần một thái độ cương quyết
đến cùng một cách nào đó. Giakêu trèo lên cây sung để quyết nhìn cho được
Giêsu. Bà mẹ người Canaan có cô con gái bị bệnh cũng quyết lẽo đẽo theo Thầy
Giêsu…
Tiếp nối theo chân Thánh Tông đồ Tôma, Âugustinô
là một người khát khao tìm chân lý liên lỉ. Ngài dường như đã hoài công với cái
thấy của trí khôn. Nhưng sự kiên trì của Ngài đã có kết quả khi Ngài cảm nhận
“Thiên Chúa ở trong tôi hơn cả tôi. Thiên Chúa biết tôi hơn cả tôi biết tôi”.
Chính cái cảm nghiệm ấy đã giúp Ngài đón nhận đức tin. Dù đức tin đã dẫn Ngài
đến đức ái “ hãy yêu đi, rồi làm gì thì làm”, thì Ngài vẫn không ngừng tìm kiếm
chân lý: “ linh hồn tôi khắc khoải mãi cho đến ngày được nghỉ yên trong Chúa”.
Chúa Thánh Thần được ban tặng cho nhân trần, đặc
biệt cho Hội Thánh Chúa. Một trong những sứ mạng của Người là dẫn Hội Thánh
Chúa đến cùng chân lý mà Đức Giêsu mặc khải “ Khi nào Thần Chân lý đến, Người
sẽ dẫn anh em đến chân lý toàn vẹn” ( Ga 16,13 ). Sứ mạng của Chúa Thánh Thần
vẫn mãi còn tiếp nối theo thời gian cho đến ngày Người cùng với Tân Nương là
Hội Thánh đón chào ngày quang lâm của Đức Kitô (x. Kh 22,17 ).
Nguồn mạc khải đã nên hoàn hảo nơi Đức Giêsu
Kitô. Con Thiên Chúa là Lời tối hậu của Chúa Cha nói với nhân loại; sau Người,
không còn một mặc khải nào khác (x. MK số 4). Nhưng Hội Thánh chưa bao giờ cho
rằng mình đã nắm trọn vẹn chân lý, vì rằng sứ mệnh của Chúa Thánh Thần là dẫn
Hội Thánh Chúa đến sự thật toàn vẹn đang còn đó. Chính vì thế mà theo dòng lịch
sử Hội thánh Chúa luôn mở rộng tâm hồn để cho Thánh Thần tác động. “ Dù Mặc
khải đã hoàn tất, nhưng vẫn chưa được diễn đạt hoàn toàn rõ rệt, nên Hội Thánh
phải không ngừng tìm hiểu một cách tiệm tiến qua dòng thời gian” ( GLCG chung
số 66 ).
Một thánh Tiến sĩ lừng danh như thánh Toma Aquinô
khi gần cuối đời cũng đã muốn đốt đi các tác phẩm thần học cao siêu mà ngay cả
hôm nay Hội Thánh vẫn hưởng dùng. Thái độ của Ngài không chỉ biểu lộ sự khiêm
nhu mà còn xác nhận rằng những tìm tòi, hiểu biết của mình vẫn còn thiếu sót và
còn nhiều hạn chế.
Gần đây, Ủy Ban soạn thảo đề cương cho Thượng Hội
Đồng Giám Mục Á Châu đã đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần qua sự góp ý của
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để rồi nhìn nhận Hội Thánh Chúa “là dấu chỉ Nước
Trời” chứ không phải là chính Nước Trời. Điều này đã được thánh Công đồng
Vaticanô II, một Công đồng được xem như là một lễ hiện xuống mới, minh định.
Hội Thánh Chúa Kitô thiết lập chính là dấu chỉ, là phương thế để Người tiếp tục
công trình cứu độ của Người theo dòng thời gian. Tuy nhiên, ngoài Hội Thánh hữu
hình thì Thiên Chúa vẫn có những đường lối, những phương thế khác mà chỉ mình
Chúa biết, để Người thông ban ơn cứu độ cho con người, nhưng tất cả đều phải
nhờ, phải qua Đức Kitô, Đấng Cứu độ và là Đấng trung gian duy nhất.
Để kết thúc những chia sẻ này, xin mượn lời Thánh
Công đồng Vaticanô II khuyên bảo các nhà đào tạo hàng linh mục tương lai: “
Trong cách thức giảng dạy, phải kích thích nơi chủng sinh lòng hâm mộ quyết
liệt tìm kiếm, khảo sát và minh chứng chân lý, đồng thời cũng chân nhận những
giới hạn của trí óc con người.” ( ĐT số 15 ). Quyết liệt tìm kiếm chân lý là
một động thái bao hàm sự khiêm nhu nhìn nhận mình chưa thấu đạt chân lý. Chân
nhận những giới hạn của trí óc con người cũng là sự khiêm nhu nhìn nhận rằng
chỉ nhờ tác động của Chúa Thánh Thần ta mới có thể tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là
Chúa ( x.1Cr 12,5), một chân lý mang ơn cứu độ cho muôn người. Điều này muốn
nói rằng, chính khi cảm nhận được tình yêu của Chúa thì ta sẽ tiếp cận với chân
lý. Và chân lý sẽ giải thoát chúng ta (x.Ga 8,32 ). Chắc chắn những gì Thánh
Công đồng muốn nơi các chủng sinh, các linh mục tương lai thì cũng muốn cho hết
mọi tín hữu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét